Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tăng cường hứng thú học lập trình cho học sinh với microsoft makecode cho BBC microbit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THỊ CHÂM

TĂNG CƢỜNG HỨNG THÚ
HỌC LẬP TRÌNH CHO HỌC SINH
VỚI MICROSOFT MAKECODE CHO
BBC MICRO:BIT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm tin học

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THỊ CHÂM

TĂNG CƢỜNG HỨNG THÚ
HỌC LẬP TRÌNH CHO HỌC SINH
VỚI MICROSOFT MAKECODE
CHO BBC MICRO:BIT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm tin học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Th.S Cao Hồng Huệ



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, cố gắng để học tập và làm việc một cách
nghiêm túc, em đã hoàn thành khóa luận với đề tài “Tăng cƣờng hứng thú
học lập trình cho học sinh với Microsoft MakeCode cho BBC Micro:bit”.
Ngoài sự cố gắng của bản thân, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người
đã giúp đỡ, bên cạnh em suốt thời gian qua.
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của
mình tới cô giáo ThS. Cao Hồng Huệ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ
bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường
THPT Tiên Du số 1 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực
nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo
Viện CNTT trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, mặc
dù em đã rất cố gắng nhưng khóa luận vẫn khó tránh khỏi sai sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Châm


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan, dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.S Cao Hồng
Huệ, khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm Tin học với đề tài
“Tăng cƣờng hứng thú học lập trình cho học sinh với Microsoft
MakeCode cho BBC Micro:bit” được hoàn thành bởi nhận thức của bản
thân em, không trùng khớp với bất kì công trình khoa học nào khác.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận này, em đã kế thừa
những thành tựu của các nhà khoa học với lòng biết ơn trân trọng.

Vĩnh Phúc, tháng 04 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Châm


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ vi t tắt

Chữ vi t ầy ủ

CNTT

Công nghệ thông tin

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


KHMT

Khoa học máy tính

NCKH

Nghiên cứu khoa học

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 4

6. Giả thuy t khoa học ................................................................................. 4
7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................5
1.1. Lí luận về hứng thú học tập .................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm hứng thú học tập .....................................................................5
1.1.2. Tầm quan trọng của hứng thú học tập đối với các hoạt động sống
và hoạt động học tập ..........................................................................................5
1.1.3. Một số biểu hiện của hứng thú học tập ....................................................5
1.1.4. Các loại hứng thú học tập ........................................................................6
1.1.5. Những thành tố cấu thành tâm lý hứng thú học tập .................................6
1.2. Microsoft MakeCode và BBC Micro:bit ................................................ 6
1.2.1. Giới thiệu về Microsoft MakeCode ..........................................................6
1.2.2. BBC Micro:bit là gì? ................................................................................8
1.3. Điều tra thực trạng tổ chức hoạt động dạy học lập trình ở trường
THCS ............................................................................................................. 9
1.3.1. Mục đích điều tra......................................................................................9
1.3.2. Đối tượng điều tra ....................................................................................9


1.3.3. Mô tả phiếu điều tra ...............................................................................10
1.3.4. Kế hoạch điều tra ...................................................................................10
1.3.5. Kết quả điều tra ......................................................................................10
Tiểu kết chương 1.............................................................................................13
Chƣơng 2. TĂNG CƢỜNG HỨNG THÚ HỌC LẬP TRÌNH VỚI
MICROSOFT MAKECODE CHO BBC MICRO:BIT .............................14
2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 14
2.2. Một số nội dung dạy học lập trình với Microsoft MakeCode cho
BBC Micro:bit ............................................................................................. 14
2.2.1. Bài 1: Làm quen với mạch lập trình Micro:bit ......................................15
2.2.2. Bài 2: Cấu trúc điều kiện .......................................................................31

Tiểu kết chương 2.............................................................................................40
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................41
3.1. Mục tiêu, đối tượng và thời gian triển khai thực nghiệm sư phạm ....... 41
3.1.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm........................................................41
3.1.2. Đối tượng dự kiến thực nghiệm sư phạm ...............................................41
3.1.3. Thời gian triển khai thực nghiệm sư phạm ............................................41
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................... 41
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................. 42
KẾT LUẬN .....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................1
PHỤ LỤC ............................................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát hoạt động dạy học Tin học................................... 10
Bảng 2.1. Ý nghĩa của các câu lệnh hiển thị ................................................... 18
Bảng 2.2. Ý nghĩa của các hành vi khác ......................................................... 22
Bảng 2.3. Ý nghĩa của các câu lệnh sử dụng âm thanh .................................. 25
Bảng 2.4. Các tiêu chí đánh giá Máy đếm bước chân .................................... 30
Bảng 2.5. Một số câu điều kiện ....................................................................... 32
Bảng 2.6 Các tiêu chí đánh giá trò chơi .......................................................... 38
Bảng 3.1. Dự kiến kế hoạch dạy học .............................................................. 41
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm sư phạm ................................... 42


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 0.1. Thang do nhận thức của Bloom ........................................................ 2
Hình 1.1. Giao diện của Microsoft MakeCode ................................................. 8
Hình 2.1. Các bộ phân của BBC Micro:bit ..................................................... 17
Hình 2.2. Màn hình hiển thị với 25 đèn LED ................................................. 17

Hình 2.3. Hai nút nhấn A và B trên BBC Micro:bit ....................................... 19
Hình 2.4. Các câu lệnh thuộc nhóm Input để điều khiển nút nhấn ................. 19
Hình 2.5. Chương trình kiểm tra giá trị cảm biến ánh sáng ............................ 20
Hình 2.6. Chương trình kiểm tra giá trị cảm biến nhiệt độ ............................. 20
Hình 2.7. Chương trình kiểm tra cảm biến la bàn........................................... 20
Hình 2.8. Các câu lệnh phát hiện hành vi ....................................................... 21
Hình 2.9. Chương trình thử nghiệm sự kiện on shake .................................... 21
Hình 2.10. Kết nối máy tính với BBC Micro:bit thông qua dây USB............ 23
Hình 2.11. Trang chủ trang web lập trình trực tuyến Microsoft MakeCode .. 23
Hình 2.12. Chương trình đơn giản tương tác với nút nhấn ............................. 25
Hình 2.13. Chương trình ví dụ Micro:Fidget .................................................. 26
Hình 2.14. Khởi tạo biến step ......................................................................... 28
Hình 2.15. Chương trình tính tổng .................................................................. 29
Hình 2.16. Chương trình gợi ý máy đếm bước chân ...................................... 29
Hình 2.17. Chương trình ví dụ ........................................................................ 32
Hình 2.18. Chương trình gợi ý ........................................................................ 34
Hình 2.19. Trò chơi Kéo búa bao .................................................................... 36
Hình 2.20. Trò chơi “Tiến tới sao Hỏa”.......................................................... 37


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp 4.0, thời đại phát triển
rực rỡ của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các
dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với
nhau. Tác động của CNTT đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó
không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự
biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của
con người. Trong nền kinh tế tri thức, các quy trình sản xuất đều được tự
động hoá. Máy móc không chỉ thay thế con người những công việc nặng

nhọc, mà thay thế con người ở những khâu phức tạp của sản xuất và quản lý,
không chỉ thay thế thao tác lao động của con người mà cả thao tác tư duy.
Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của internet, thương mại điện
tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các
ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với
các nước đang phát triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và
các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. CNTT là chiếc chìa khoá
để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, vị trí, vai trò của môn Tin
học có nhiều thay đổi. Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị
cho HS năng lực tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời
đại thông tin, kết nối và toàn cầu hóa, hỗ trợ đắc lực HS tự học tập và nghiên
cứu. Môn Tin học sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc sử dụng CNTT vào học
tập, làm việc.
Tuy nhiên, HS hiện nay vẫn chưa coi trọng môn Tin học. Để thay đổi
điều này, dưới sự định hướng của giáo viên hướng dẫn em đã tìm hiểu và
nhận thấy rằng: Dạy học với BBC Micro:bit giúp cho HS có thể đạt cấp độ
nhận thức cao nhất trong thang đo nhận thức của Bloom. Khi đó, HS được
xây dựng, sáng tạo và thực hành dựa trên các tài liệu học tập. Không chỉ vậy,
[15] đã chỉ ra rằng: “90% HS cho biết BBC Micro:bit cho họ thấy rằng bất cứ
ai cũng có thể lập trình; 86% học sinh cho biết BBC Micro:bit làm khoa học

1


máy tính thú vị hơn; 70% nữ sinh nói rằng họ sẽ chọn Tin học như một môn
học sau khi sử dụng BBC Micro:bit”.

Hình 0.1. Thang do nhận thức của Bloom
Xuất phát từ những ý nghĩa trên cùng với yêu cầu của việc dạy học lập

trình cho HS trong dạy học Tin học, em lựa chọn đề tài: “Tăng cƣờng hứng
thú học lập trình cho học sinh với Microsoft Makecode cho BBC
Micro:bit” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn ề
Hứng thú học tập thúc đẩy HS tích cực học tập, tìm tòi và sáng tạo. Để
tăng cường hứng thú học tập cho HS, thầy cô của các bộ môn, từ tiểu học đến
THPT đã chia sẻ rất nhiều cách hay. Ví dụ như SKKN “Nâng cao hứng thú
học tập môn Địa lí lớp 5 thông qua việc sử dụng CNTT trong bài giảng điện
tử tại lớp 5A trường tiểu học Xuân Phương” hay “Một số biện pháp gây hứng
thú trong dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông” – Luận văn Thạc sĩ
Khoa học giáo dục của cô Nguyễn Thị Lê và còn rất nhiều SKKN, luận văn,
chuyên đề và những cách khác. Không chỉ vậy, để HS yêu thích môn Tin học
hơn, tổ Tin học trường THPT Trường Chinh đã xây dựng chuyên đề “Tạo
hứng thú học tin 11 với hệ thống bài tập tích hợp liên môn Toán - Tin” để các
em nhìn thấy sự vận dụng đơn giản, cụ thể, gần gũi, thiết thực của lập trình
trong việc giải các bài tập môn toán đơn giản trong chương trình học. Ngoài
ra còn nhiều SKKN – đề tài NCKH khác như “Đổi mới phương pháp dạy học

2


môn Tin học lớp 11 nội dung Chương trình con nhằm gây hứng thú và nâng
cao kết quả học tập môn tin học”, “Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học
Tin học lớp 11 nhằm thúc đẩy động cơ và hứng thú học tập cho HS”,…
Năm 2015, British Broadcasting Corporation công bố bản thiết kế cuối
cùng của BBC Micro:bit. BBC Micro:bit là một máy tính có kích thước bỏ túi
cho phép người học sáng tạo với công nghệ đã được sử dụng để giảng dạy lập
trình ở Anh, Mỹ, Canada, Hồng Kông, Thái Lan… Để lập trình cho BBC
Micro:bit người ta có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong đó,
Microsoft MakeCode là một lựa chọn tốt bởi nó cung cấp môi trường lập trình

kéo thả giúp cho việc học lập trình trở nên đơn giản và thú vị hơn rất nhiều.
Một số sách hướng dẫn lập trình cho BBC Micro:bit như:
 "The Official BBC Micro:bit User Guide" - Gareth Halfacree (2017).
 "Micro:bit in Wonderland: Coding & Craft with the BBC Micro:bit"
- Tracy Gardner and Elbrie de Kock (2018).
 "Getting Started with the BBC Micro:bit" - Mike Tooley (2017).
 "Micro:bit – A Quick Start Guide for Teachers" - Ray Chambers (2015).
3. Mục ích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu: Thiết kế các hoạt động dạy học lập trình với
Microsoft Makecode cho BBC Micro:bit nhằm tăng cường hứng thú học tập
trình cho học sinh.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Điều tra thực trạng của việc gây hứng thú trong dạy học Tin học của
trường THPT Tiên Du số 1.
 Tìm hiểu về mức độ hứng thú của HS khi học lập trình
 Tìm hiểu về BBC Micro:bit
 Tìm hiểu về Microsoft Makecode cho BBC Micro:bit.
 Thiết kế các hoạt động dạy học lập trình thông qua Microsoft
MakeCode cho BBC Micro:bit.
Triển khai thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.

3


4. Đối tƣợng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Việc gây hứng thú học tập lập trình cho HS.
 Phạm vi nghiên cứu: Việc gây hứng thú học tập lập trình cho HS với
Microsoft MakeCode cho BBC Micro:bit áp dụng cho HS lớp 11.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lý luận

 Điều tra thực trạng
 Thống kê: Xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát.
 Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả
của nghiên cứu.
6. Giả thuy t khoa học
Nếu tăng cường hứng thú học lập trình cho HS với lập trình trên
Microsoft MakeCode cho BBC Micro:bit, HS sẽ chủ động, tích cực hơn trong
việc học tập Tin học nói chung và trong lập trình nói riêng. Không chỉ vậy,
HS còn được rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn
đề.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục thì
nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Dạy học lập trình với MakeCode cho BBC Micro:bit
Chƣơng 3: Thực nghiệm sự phạm.

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lí luận về hứng thú học tập
1.1.1. Khái niệm hứng thú học tập
Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của
hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó
trong đời sống cá nhân.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội
dung hoạt động. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu
quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc [9].

1.1.2. Tầm quan trọng của hứng thú học tập đối với các hoạt động sống và
hoạt động học tập
Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của
chủ thể hoạt động đối với hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con
người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó.
Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có
cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia
tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú,
dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Nhất là đối với các
hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ
làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm
xúc tiêu cực [9].
1.1.3. Một số biểu hiện của hứng thú học tập
- Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, hấp dẫn bởi nội
dung hoạt động ở bề rộng và bề sâu của sự hứng thú.
- Chăm chỉ nghe giảng, xây dựng bài học, hăng hái phát biểu ý kiến.
- Ngoài giờ học: Các em tìm đọc thêm các sách về Tin học, tìm cách
các kiến thức đã học vào đời sống…

5


1.1.4. Các loại hứng thú học tập
Hứng thú học tập được chia làm hai loại: hứng thú trực tiếp và hứng
thú gián tiếp. Hứng thú trực tiếp có ý nghĩa là chủ thể tích cực tham gia trực
tiếp vào hoạt động sáng tạo. Hứng thú gián tiếp là chủ thể thưởng thức kết
quả của hoạt động [8].
Khó có thể nói rằng loại hứng thú nào mãnh liệt hơn. Tuy nhiên hứng
thú trực tiếp đòi hỏi hoạt động sáng tạo phải có sự kiên trì, sáng tạo.
1.1.5. Những thành tố cấu thành tâm lý hứng thú học tập

Hứng thú của cá nhân được hình thành trong quá trình nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Hứng thú tạo nên ở cá nhân những khát vọng tiếp cận và
đi sâu vào đối tượng. Khát vọng này được biểu hiện ở chỗ:
- Chủ thể tập trung chú ý cao độ vào “đối tượng” tạo hứng thú.
- Chủ thể hướng dẫn và điều chỉnh hành vi để chinh phục “đối tượng”.
- Hành vi tích cực của chủ thể trong hoạt động dù phải vượt qua muôn
ngàn khó khăn.
Người có hứng thú với công việc hoàn toàn khác với người làm việc
tùy hứng, thiếu hứng thú với công việc [12].
1.2. Microsoft MakeCode và BBC Micro:bit
1.2.1. Giới thiệu về Microsoft MakeCode
Như chúng ta đã biết, máy tính chỉ có thể hiểu được ngôn ngữ máy chính là các chuỗi số dạng nhị phân. Điều này khiến cho việc giao tiếp giữa
con người với máy tính trở nên khó khăn, bởi các chuỗi nhị phân thì không dễ
nhớ chút nào. Vì thế nên người ta đã tạo ra những ngôn ngữ khác gần gũi với
con người hơn mà bằng cách nào đó, máy tính vẫn có thể hiểu được. Những
ngôn ngữ như vậy gọi là ngôn ngữ lập trình. Hiện nay, trên thế giới có rất
nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, một số ngôn ngữ phổ biến có thể kể đến
như là C, C++, C#, Java, JavaScript, PHP, Python,... Mỗi ngôn ngữ lập trình
đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong từng lĩnh vực cụ thể mà nó
được ứng dụng.

6


Ứng dụng chung của tất cả các ngôn ngữ lập trình chính là để viết
chương trình. Khi muốn ra lệnh cho máy tính, ta sẽ viết các lệnh đó bằng
ngôn ngữ lập trình. Sau đó máy tính sử dụng một chương trình gọi là trình
biên dịch để chuyển các lệnh đó sang ngôn ngữ máy, nhờ vậy máy tính có thể
hiểu được các câu lệnh và thực hiện chúng.
Tuy nhiên, các em HS có thể chưa từng tiếp xúc với việc lập trình do ở

cấp tiểu học và THCS, Tin học chỉ là môn học tự chọn. Không chỉ vậy, một
bộ phận không nhỏ các em HS trường THPT sau khi học ngôn ngữ lập trình
Pascal vẫn bối rối, không hiểu.
Nhằm mục đích giúp cho HS dễ dàng hơn trong những bước đầu học
tập, lập trình khối (Blockly) ra đời. Blockly là một trong nhiều những môi
trường lập trình theo kiểu mô hình đang rất phát triển hiện nay. Lập trình
Blockly được hiểu là một dạng lập trình bằng cách "kéo, thả". Đây là một
công cụ cực kì hữu ích, giúp cho việc lập trình trở nên đơn giản hơn bao giờ
hết. Để có thể viết ra một chương trình, tất cả những gì chúng ta phải làm đó
là chọn các khối lệnh phù hợp và kéo, thả mà thôi. Với những khối màu sắc
bắt mắt, việc lập trình sẽ trở nên thật thú vị. Qua đó kích thích khả năng tư
duy và sáng tạo của người học. Microsoft MakeCode1 chính là một môi
trường lập trình như thế.
Không chỉ vậy, một lợi thế rất lớn mà MakeCode có được là việc mô
phỏng chương trình trước khi nạp trực tiếp vào mạch BBC Micro:bit. Chức
năng này sẽ tiết kiệm nhiều thời gian cho việc kiểm tra chương trình.
Giao diện của Microsoft MakeCode có các phần sau đây:
• Không gian làm việc ở nằm bên phải để lập trình. Không gian làm

việc được hiển thị dưới hai dạng: Blocks và JavaScript.
• Trình mô phỏng nằm ở bên trái không gian làm việc, có thể hiển thị
trình mô phỏng hoặc không. Nhờ chức năng mô phỏng này, chúng ta có thể
viết và kiểm tra sơ bộ chương trình trước khi nạp vào mạch BBC Micro:bit.
Bên cạnh đó, HS có thể tự viết những chương trình ở nhà, không cần mạch
BBC Micro:bit, mà vẫn có thể thấy được kết quả của mình.
1

/>
7



• Ở giữa không gian làm việc và trình mô phỏng chính là các khối lệnh

được sắp xếp và chia thành từng nhóm để sử dụng khi lập trình.

Hình 1.1. Giao diện của Microsoft MakeCode
Các bước thực hiện lập trình với Microsoft Make Code:
1) Kéo các khối lệnh trong các nhóm lệnh ở giữa vào không gian lập
trình phía bên phải.
2) Quan sát sự thay đổi trên mạch BBC Micro:bit ở trình mô phỏng bên
trái màn hình.
Để quan sát kết quả ngay khi lập trình xong qua trình mô phỏng, ta có
thể hiển thị kết quả ra màn hình hiển thị.
1.2.2. BBC Micro:bit là gì?
Ý tưởng phát minh ra BBC Micro:bit là để khuyến khích trẻ em tìm
hiểu cách thức vận hành của máy tính, và giúp trẻ em làm quen với nguyên lý
lập trình và kỹ thuật máy tính.
BBC Micro:bit là kết quả của quá trình hợp tác giữa ARM, Barclays,
element14, Freescale, Đại học Lancaster, Microsoft, Nordic Semiconductor,
Samsung và Wellcome Trust. Vào năm 2015, chiếc máy tính BBC Micro:bit
được giới thiệu lần đầu tiên ở Anh và không lâu sau đó, hàng triệu HS nước
Anh đã được sử dụng miễn phí sản phẩm này. Hiện tại BBC Micro:bit được
8


sử dụng trong trường học ở các nước trên thế giới như Phần Lan, Iceland hay
Singapore khá rộng rãi và trở nên rất phổ biến.
Về bản chất, BBC Micro:bit là một máy tính có khả năng mã hóa, cho
phép trẻ em được thỏa sức sáng tạo với công nghệ. Nó có kích thước 5cm4cm và có nhiều màu khác nhau.
Về mặt kỹ thuật, BBC Micro:bit bao gồm:

• Một CPU M0 Cortex ARM 32-bit
• Màn hình hiển thị gồm 25 đèn LED đỏ nhằm giúp trẻ em sẽ nhận











được kết quả ngay lập tức khi tương tác với máy tính
Cổng USB Micro, thông qua đó nó có thể được cung cấp năng lượng
Radio cho phép kết nối không dây
Ba chân pin 0, 1 và 2 là đầu vào-đầu ra chính của BBC Micro:bit
Một chân 3V để cấp nguồn cho các thiết bị bên ngoài
Một chân GND kết nối với mặt đất để hoàn thành mạch kín.
BBC micro: bit có thêm 20 chân nhỏ hơn được sử dụng cho các dự
án phức tạp hơn.
Hai nút nhấn trên BBC Micro:bit là đầu vào chính của BBC micro:bit,
nó giúp cho micro:bit có thể hoạt động như một bộ điều khiển.
Đầu nối pin cho phép BBC Micro:bit có thể mang đi.
Một gia tốc kế.
Một la bàn.

1.3. Điều tra thực trạng tổ chức hoạt ộng dạy học lập trình ở trƣờng
THCS
1.3.1. Mục đích điều tra

 Tìm hiểu thực trạng dạy và học Tin học ở trường THPT.
 Tìm hiểu hứng thú của HS đối với bộ môn Tin học.
 Rút ra những kết luận cần thiết và xây dựng các hoạt động học tập
nhằm tạo hứng thú học tập lập trình cho HS.
1.3.2. Đối tượng điều tra
 HS lớp 11A3 trường THPT Tiên Du số 1 – Tiên Du – Bắc Ninh.

9


1.3.3. Mô tả phiếu điều tra
- Ứng dụng MS Forms1 vào việc tạo phiếu điều tra và thu kết quả, trong
phiếu điều tra có phân nhánh.
- Phiếu điều tra: Khảo sát trước khi áp dụng nội dung dạy học và điều
tra kết quả đạt được sau quá trình dạy học (được trình bày ở Phụ lục 2).
1.3.4. Kế hoạch điều tra
- Gửi liên kết của biểu mẫu tới HS sau đó tổng hợp, phân tích kết quả.
- Việc lập phiếu điều tra dựa trên những thắc mắc cần làm rõ như: HS
có thích học Tin học không? Vì sao HS thích hoặc không thích môn học này?
Đối với HS thì việc học tập Tin học là dễ hay khó? Phương pháp học tập của
các em như thế nào?
1.3.5. Kết quả điều tra
Có 36 phản hồi phiếu thăm dò ý kiến.
Nhận xét chung: Khi trả lời các câu hỏi trong phiếu thăm dò ý kiến, HS
đã thể hiện được ý thức xây dựng, trả lời nghiêm túc và đầy đủ những câu hỏi
đã được đặt ra.
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát hoạt động dạy học Tin học

Câu hỏi


Đáp án lựa chọn

Rất thích
Câu 1: Sự hứng
thú học môn Tin Thích
học của các em ở Bình thường
mức độ nào sau Ghét
đây?
Rất ghét
Câu 2: Em thích Bài HS động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu
học môn Tin học Kiến thức dễ nắm bắt
1

MS Forms: Microsoft Forms.

10

K t
quả

Tỷ lệ
(%)

2

5.6

9

25.0


15

41.7

7

19.4

3

8.3

4

36.3

2

18.2


vì:

Liên hệ thực tế nhiều

3

27.3


Ý kiến khác

2

18.2

Môn Tin rất khó hiểu, rắc rối, khó nhớ

2

20.0

2

20.0

4

40.0

2

20.0

1

2.8

5


13.8

22

61.1

6

16.7

Rất dễ

2

5.6

Tập trung nghe giảng và phát biểu ý kiến

8

22.2

15

41.7

11

30.5


2

5.6

7

19.4

15

41.7

11

30.6

3

8.3

1

2.8

6

16.7

14


38.9

10

27.8

5

13.8

Câu 3: Em không
Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học nhàm chán
thích học môn
Môn Tin không giúp ích gì cho cuộc sống
Tin học vì:
Ý kiến khác
Rất khó
Câu 4: Theo em Khó
môn Tin dễ hay Bình thường
khó?
Dễ

Câu 5: Trong giờ
Nghe giảng một cách thụ động
Tin
học,
em
Không tập trung
thường:
Ý kiến khác

Thường xuyên
Câu
6:
Em
Khi nào có giờ Tin
thường học môn
Khi sắp thi
Tin khi nào?
Khi có hứng thú
Rất thích
Câu 7: Em có yêu Thích
thích việc lập Bình thường
trình?
Ghét
Rất ghét

11


Vì học lập trình vui

2

28.6

3

42.8

Ý kiến khác


2

28.6

Lập trình rất khó hiểu, rắc rối, khó nhớ

7

46.7

Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học nhàm chán

2

13.3

3

20.0

Ý kiến khác

3

20.0

Rất khó

20


55.6

11

30.5

3

8.3

2

5.6

0

0

Câu 8: Em thích Vì muốn tạo ra ứng dụng hữu ích cho
học lập trình vì:
cuộc sống

Câu 9: Em không
Việc lập trình không giúp ích gì cho cuộc
thích lập trình vì:
sống

Câu 10: Theo em, Khó
lập trình dễ hay Bình thường

khó?
Dễ
Rất dễ

Nhận xét: Dựa vào kết quả khảo sát ở trên, em nhận thấy có 41.6% HS
không thích học tập lập trình, 86.1% HS cho rằng lập trình khó. Trong số các
HS không thích học lập trình thì có đến 46.7% cho rằng lập trình khó hiểu, rắc
rối và 20.0% HS nghĩ rằng lập trình không giúp ích gì cho cuộc sống. Điều
này gây nhiều trở ngại cho việc dạy và học khoa học máy tính, cụ thể là việc
dạy và học lập trình của HS. Bước vào những năm đầu của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, việc trang bị kiến thức khoa học máy tính và bắt đầu bằng
việc tiếp xúc với lập trình là rất quan trọng. Nên việc gây hứng thú học tập
Tin học nói chung và học lập trình nói riêng là rất cấp thiết.

12


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, em đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
bao gồm:
Cơ sở lý luận về hứng thú học tập: Khái niệm, biểu hiện, tầm quan
trọng, phân loại, và những thành tố cấu thành tâm lý hứng thú học tập.
Thực trạng của việc gây hứng thú trong quá trình dạy học Tin học ở
trường THPT.
Tất cả những vấn đề trên gợi nên nhu cầu tìm hiểu và đưa ra một nội
dung dạy học nhằm tăng cường hứng thú học tập cho HS và áp dụng nó trong
quá trình dạy học – thể hiện ở chương 2.

13



CHƢƠNG 2
TĂNG CƢỜNG HỨNG THÚ HỌC LẬP TRÌNH VỚI MICROSOFT
MAKECODE CHO BBC MICRO:BIT
2.1. Mục tiêu
- HS hiểu, nắm bắt được các nguyên lý cơ bản trong việc thiết lập các
bo mạch kinh điển, thông dụng bằng lập trình BBC Micro:bit, từ đó phát huy
tư duy sáng tạo.
- HS hiểu và vận dụng được kiến thức lập trình cơ bản vào việc giải
quyết vấn đề.
- HS ứng dụng được cách tương tác giữa phần mềm lập trình đối với
phần cứng bo mạch, bước đầu tiến đến kỷ nguyên Công nghệ 4.0.
- HS yêu thích việc học lập trình.
2.2. Một số nội dung dạy học lập trình với Microsoft MakeCode cho
BBC Micro:bit
Trong khuôn khổ khóa luận em đề xuất hai nội dung dạy học lập trình
với Microsoft MakeCode cho BBC Micro:bit
Bài 1: Làm quen với mạch lập trình Micro:bit
Bài 2: Cấu trúc điều kiện
Trong mỗi bài học đều bao gồm các phần:
1) Giới thiệu
2) Hoạt động thực hiện trên BBC Micro:bit. Hoạt động này dạy HS
những kiến thức sẽ được học trong bài học.
3) Dự án: HS sẽ tạo ra một sản phẩm từ BBC Micro:bit để thể hiện sự
hiểu biết của mình về các khái niệm và kiến thức được đề cập trong
bài học.
4) Mở rộng dự án: Phát triển và hoàn thiện dự án hơn.
5) Đánh giá dự án.

14



2.2.1. Bài 1: Làm quen với mạch lập trình Micro:bit
1) Giới thiệu
Hoạt ộng 1.1: Tình huống thực t
GV hỏi: Các em có biết điện thoại có thể điều khiển độ sáng màn hình
tự động cho thiết bị nghĩa là khi ở trong phòng tối, độ sáng sẽ được giảm
xuống để chúng ta không bị nhức mắt, khi ở ngoài trời nắng thì độ sáng được
đẩy lên cao nhằm đảm bảo hình ảnh vẫn rõ ràng dưới nguồn sáng mạnh? Để
thực hiện được điều này người dùng phải bật tính năng nào của điện thoại?
HS thảo luận cặp đôi và đưa ra câu trả lời: Điều này chính là nhờ tính
năng cảm biến ánh sáng. Dựa vào nó, hệ điều hành hoặc một phần mềm nào
đó sẽ tinh chỉnh lại độ sáng màn hình cho phù hợp.
GV hỏi: Smartphone có thể xoay ngang máy để giao diện xoay theo
không? Có một số game sẽ yêu cầu người chơi nghiêng máy sang trái, phải,
lên, xuống để điều khiển việc di chuyển của nhân vật trong trò chơi. Các em
có biết nhờ vào đâu mà smartphone có thể làm được như vậy không?
HS thảo luận cặp đôi và đưa ra câu trả lời: Đó chính là nhờ vào gia tốc
kế (accelerometer). Nó dùng để ghi nhận chuyển động của thiết bị cũng như
góc nghiêng so với phương ngang. Khi có sự thay đổi về phương hướng, cảm
biến sẽ chuyển thông tin đến smartphone để bảo nó đưa ra những phản hồi
tương ứng.
GV hỏi: Khi đi dã ngoại trong rừng, nếu bị lạc em sẽ làm gì?
HS thảo luận cặp đôi và đưa ra câu trả lời: Lúc này, con người luôn đi
thành những vòng tròn xoắn ốc theo một chiều hoặc chiều ngược lại khi
không có những mốc đánh dấu. Khi đó, chúng ta cần có những phương tiện
định vị, ví dụ như la bàn. Không phải tất cả chúng ta đều có thói quen mang
theo la bàn, nhưng đa số chúng ta đều mang theo smartphone. Khi đó các em
có thể sử dụng tính năng la bàn số trên smartphone để xác định phương
hướng.

Những loại cảm biến được nêu ở trên rất cần thiết và trợ giúp người
dùng rất nhiều trong cuộc sống. Mạch lập trình BBC Micro:bit có tích hợp tất

15


cả các cảm biến này. Điều này cho phép người học có thể sáng tạo ra những
sản phẩm thú vị tạo hứng thú học lập tình cho HS.
BBC micro:bit có cấu tạo như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu thông qua
các nội dung bên dưới.
Hoạt ộng 1.2: Giới thiệu BBC Micro:bit
BBC Micro:bit là bo mạch in (printed circuit board (PCB) - đôi khi gọi
tắt là mạch in, là bo mạch điện dùng phương pháp in để tạo hình các đường
mạch dẫn điện và điểm nối linh kiện trên tấm nền cách điện) có chứa vi điều
khiển mà trên đó HS có thể chạy chương trình của mình và kết nối với phần
cứng khác.
Về mặt cấu tạo, Micro:bit được thiết kế thành hai mặt, mặt trước và mặt
sau. Mặt trước của BBC Micro:bit gồm các bộ phận:
• Màn hình hiển thị gồm 25 đèn LED đỏ nhằm giúp trẻ em sẽ nhận






được kết quả ngay lập tức khi tương tác với máy tính.
Hai nút nhấn trên BBC Micro:bit là đầu vào chính của BBC micro:bit,
nó giúp cho micro:bit có thể hoạt động như một bộ điều khiển.
Ba chân pin 0, 1 và 2 là đầu vào-đầu ra chính của BBC Micro:bit.
Một chân 3V để cấp nguồn cho các thiết bị bên ngoài.

Một chân GND kết nối với mặt đất để hoàn thành mạch kín.
BBC micro: bit có thêm 20 chân nhỏ hơn được sử dụng cho các dự
án phức tạp hơn.

Mặt sau của BBC Micro:bit gồm các bộ phận:
• Một CPU M0 Cortex ARM 32-bit.
• Cổng USB Micro, thông qua đó nó có thể được cung cấp năng lượng.
• Radio cho phép kết nối không dây.
• Đầu nối pin cho phép BBC Micro:bit có thể mang đi.
• Một gia tốc kế.
• Một la bàn.

16


×