Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 2 qua dạy học phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.29 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

PHÙNG THỊ HUYỀN

BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
DẤU CÂU CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA
DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên
ngành: Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu
học
Người hướng dẫn khoa học

TS. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo – Tiến sĩ Hoàng
Thị Thanh Huyền đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình hoàn
thành khoá luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong khoa Giáo dục Tiểu học,
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình học tập và làm khoá luận.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô cùng toàn thể các em học
sinh Trường Tiểu học Khai Quang – thành phố Vĩnh Yên đã tạo giúp đỡ em
trong quá trình tìm hiểu cơ sở thực tiễn của nhà trường.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và năng lực hạn chế. Khoá luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của


quý thầy, cô và các bạn để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Phùng Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản khoá luận này là công trình do chính tôi nghiên cứu và
soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà
không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kì một sự vi phạm nào tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Phùng Thị Huyền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 4
8. Cấu trúc khoá luận ...................................................................................................... 5
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 6
Chương 1 ......................................................................................................................... 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 6
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học .............................................................................................. 6
1.1.2. Cơ sở tâm lí học .................................................................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 22
1.2.1. Nội dung bài học về dấu câu ở lớp 2 và trong chương trình Tiểu học ............... 22
1.2.2. Nội dung chương trình rèn kĩ năng sử dụng dấu câu ......................................... 23
1.2.3. Thực trạng việc dạy và học dấu câu tiếng Việt tại Trường Tiểu học Khai
Quang – thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................ 25
Tiểu kết ......................................................................................................................... 28
Chương 2: XÂY DỰNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC DẤU CÂU CHO HỌC SINH
LỚP 2 QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU.......................................................... 29
2.1. Cơ sở xây dựng biện pháp...................................................................................... 29
2.1.1. Đảm bảo phù hợp với học sinh Tiểu học ............................................................ 29
2.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng dạy học dấu câu ở Tiểu học............................ 29
2.1.3. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục Tiểu học............................................. 30
2.2. Biện pháp cung cấp lí thuyết sử dụng dấu câu cho học sinh. ................................ 30


2.3. Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu thông qua hệ thống bài tập Luyện từ và
câu. ................................................................................................................................ 32
2.3.1. Bài tập về từng loại dấu câu ............................................................................... 32
2.3.2.Bài tập phân biệt các nhóm dấu câu.................................................................... 36
2.3.3.Bài tập luyện tập tổng hợp về dấu trong câu ....................................................... 38
2.4. Biện pháp sử dụng trò chơi học tập........................................................................ 40
2.5. Biện pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.......................................... 42
Tiểu kết.......................................................................................................................... 44
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................................... 45
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................... 45
3.2. Đối tượng và cách thức thực nghiệm ..................................................................... 45

3.3. Nội dung thực nghiệm............................................................................................ 46
3.4. Giáo án thực nghiệm .............................................................................................. 47
3.5.Thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................... 56
3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm ............................................................................... 59
Tiểu kết.......................................................................................................................... 59
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 61


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tên gọi và cách viết của các dấu câu Tiếng ViệtError! Bookmark not defined.
Bảng 1.2. Bảng phân loại và cách dùng của các dấu câu Tiếng Việt ........................... 17
Bảng 1.3. Dấu câu và vị trí các dấu câu ........................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.4. Mức độ số lần sử dụng các dấu câu .............. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1.Thông tin về 2 lớp thực nghiệm và đối chứngError! Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả thực hành làm bài tập nhận diện dấu cấu và tìm
dấu câu........................................................................... ../dinh dang/_Toc513621461

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực hành làm bài tập sử dụng dấu câuError! Bookm
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực hành làm bài tập sáng tạo khi dùng
dấu câu........................................................................... ../dinh dang/_Toc513621463


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cấp Tiểu học là nền tảng xây dựng văn hoá cho loài người, nó cung cấp cho
con người từ những kiến thức căn bản nhất như: kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ
năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kĩ năng tính toán đến những hiểu biết về môi
trường, thế giới xung quanh. Những kĩ năng này được hình thành thông qua các
môn học ở trường Tiểu học như môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – xã hội,…

Trong đó, tiếng Việt là môn học giữ vai trò rất quan trọng. Qua các phân môn,
các bài học, các bài tập cụ thể học sinh được rèn các kĩ năng sử dụng ngôn từ một
cách chuẩn xác. Ngoài ra, tiếng Việt còn là công cụ, phương tiện giúp các em học
tốt các môn học khác và cũng là tiền đề để các em chuyển tiếp lên giai đoạn trung
học cơ sở.
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp hệ thống từ ngữ, cấu tạo câu,… qua các
bài luyện tập rèn cho học sinh kĩ năng viết câu phát triển khả năng ngôn ngữ. Dạng
bài tập xuyên suốt Luyện từ và câu lớp 2 đó là các bài tập về dấu câu. Trong các
câu, văn bản không thể thiếu dấu câu vì có thể dẫn đến việc hiểu sai hoặc nhầm lẫn
về nội dung thông báo của câu hoặc nội dung của cả văn bản.
Ở trường Tiểu học, việc dạy dấu câu được đưa vào chương trình học trong bộ
môn tiếng Việt từ rất sớm tuy nhiên nó chưa được nghiên cứu sâu và chưa thực sự
được chú trọng. Do vậy, việc truyền tải kiến thức về dấu câu của giáo viên cho học
sinh còn theo một cách dập khuôn chủ yếu dựa theo sách tham khảo hoặc sách thiết
kế. Bản thân học sinh cũng chưa hiểu hết được chức năng, tầm quan trọng của dấu
câu chưa biết đây là kiến thức quan trọng cần lĩnh hội. Từ đó, dẫn đến giáo viên
chưa thực sự đầu tư cho tiết dạy về dấu câu giờ học chưa gây được hứng thú cho
học sinh nên hiệu quả giờ học chưa cao. Hiện nay, tuỳ vào kinh nghiệm của từng
giáo viên mà việc dạy dấu câu chưa được khái quát thành quy trình rõ ràng và bài
bản.
Từ những nguyên nhân trên đặt ra yêu cầu phải tìm ra giải pháp để khắc phục
tình trạng dạy học về dấu câu ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Học

1


tốt về dấu câu là công cụ, phương tiện để các em học tốt các phân môn khác (biết
cách ngắt nghỉ câu đúng, hiểu đúng nội dung thông báo của câu, hiểu đúng nội dung
văn bản). Hơn nữa, nắm vững kiến thức về dấu câu giúp các em không chỉ linh
động trong giao tiếp mà còn dễ dàng thể hiện tâm tư, tình cảm của mình thông qua

văn viết.
Trên thực tế, cũng đã có các công trình nghiên cứu về việc dạy học dấu câu và
việc sử dụng dấu câu của học sinh tuy nhiên chưa có hướng đi nào là nghiên cứu
chuyên sâu về biện pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 2. Vì vậy,
chúng tôi lựa chọn đề tài Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 2
qua dạy học phân môn Luyện từ và câu để tìm ra các biệp pháp dạy học về dấu câu
hiệu quả hơn giúp các em thuần thục trong sử dụng và vận dụng dấu câu đúng các
tình huống.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có rất nhiều công trình quan tâm và nghiên
cứu về dấu câu. Có thể kể đến một số tác giả như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm
Duy Khiêm viết cuốn Việt Nam văn phạm đó là những cuốn sách đầu tiên đề cập
đến vấn đề về dấu câu.
Đến những năm 60 đã có một số công trình nghiên cứu sâu hơn về dấu câu.
Chúng tôi xin kể đến cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt, (1964), tập 2 của tác giả Nguyễn
Kim Thản, phần trình bày về dấu câu của ông đã có cái nhìn bao quát và toàn diện
và đi sâu hơn. Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt đều có bàn đến việc sử dụng dấu câu, có thể kể đến cuốn 99 biện pháp tu từ
tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc), Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học (Lê Phương Nga),Tiếng
Việt thực hành (Lê A, Đinh Thanh Huệ),… Một số các tài liệu đã thiết kế các dạng
bài tập dấu câu như: Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh
tiểu học (Trần Thị Hiền Lương), hay cuốn 700 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 2
(Nguyễn Thị Kim Dung, Hồ Thị Vân Anh),… .
Về phía góc độ ngữ pháp tiếng Việt, một số cuốn đề cập đến chức năng ngữ
pháp của 10 loại dấu câu như Tiếng Việt hiện đại, (1976), Nguyễn Hữu Quỳnh,…


Về chức năng của dấu câu đã có khá nhiều tài liệu đã đưa ra được những quy tắc sử
dụng dấu câu một cách cụ thể, bài bản hơn, hướng đến sự thống nhất và chuẩn hoá
kiến thức về chức năng dấu câu tiếng Việt. Đối với đề tài khoá luận, việc nghiên

cứu chức năng dấu câu giúp tôi có những căn cứ khoa học để để đánh giá tính chính
xác, độ tin cậy của nội dung dạy học dấu câu trong trường Tiểu học và đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
Ngoài việc nghiên cứu về chức năng, công dụng của dấu câu có một số tài
liệu còn nghiên cứu về cơ sở của dấu câu hay cơ sở công dụng của dấu câu. Bàn về
việc sử dụng dấu câu đã có một số tài liệu chỉ ra nguyên nhân, biện pháp sửa lỗi.
Những tài liệu này chính là căn cứ để chúng ta tìm ra phương pháp dạy về dấu câu
cho học sinh một cách tốt nhất thông qua hệ thống bài tập. Bộ sách giáo khoa tiếng
Việt nói chung và bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 đã chú trọng về nội dung bài
tập dạy học dấu câu, các dạng bài tập khá đa dạng thông qua các chủ điểm của từng
tuần.
Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu về dấu câu mà chúng tôi được biết đều
nhắc đến cơ sở sử dụng dấu câu, chức năng, công dụng, nội dung dạy học dấu câu,
các loại lỗi về sử dụng dấu câu, giới thiệu các bài tập về thực hành dấu câu,… Tuy
nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về các biện pháp chữa lỗi sử dụng dấu câu
cho học sinh lớp 2. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn xây dựng đề tài Biện pháp rèn kĩ
năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 2 qua phân môn Luyện từ và câu để tìm
ra các biện pháp giúp học sinh sử dụng dấu câu một cách hiệu quả hơn, góp phần
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học trong môn tiếng Việt nói chung và phân
môn Luyện từ và câu nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra những biệp
pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 2. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng
dạy học dấu câu từ đó tìm ra biện pháp giúp học sinh sử dụng đúng dấu câu thông
qua dạy học phân môn Luyện từ và câu, từ đó xây dựng một số biện pháp nhằm
nâng cao khả năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 2.


4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài: Chúng tôi tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng dạy

và học dấu câu trong phân môn Luyện từ và câu từ đó xây dựng các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài Biện pháp rèn kĩ năng sử
dụng dấu câu cho học sinh lớp 2 qua dạy học phân môn Luyện từ và câu.
- Khảo sát thực trạng dạy và học về dấu câu qua phân môn Luyện từ và câu
cho học sinh lớp 2.
- Đề xuất biện pháp dạy học về dấu câu cho học sinh lớp 2.
- Thực nghiệm sư phạm.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu tìm ra giải
pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học dấu câu qua phân môn Luyện từ và câu cho
học sinh lớp 2.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
+ Đề tài được tiến hành khảo sát thực trạng đối với giáo viên và học sinh lớp 2
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Địa bàn thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại
Trường Tiểu học Khai Quang_ Lớp 2A5, 2A6.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích tổng hợp các công trình nghiên
cứu liên quan đã có nhằm thăm quan vấn đề nghiên cứu và xây dựng khâu lí thuyết
cho đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát:
Đối với giáo viên: quan sát có mục đích quá trình dạy học như dự giờ, thăm
dò giáo viên cùng dự giờ.


Đối với học sinh: quan sát câu trả lời của học sinh theo câu hỏi, nghiên cứu

các bài làm, bài tập của học sinh.
+ Phương pháp điều tra: khảo sát giáo viên và học sinh về thực trạng dạy học
dấu câu trong môn Luyện từ và câu ( lớp 2) hiện nay.
+ Phương pháp phỏng vấn: nhằm tham khảo ý kiến của các giáo viên dạy học
Luyện từ và câu trên cơ sở góp ý kinh nghiệm.
+ Nghiên cứu thực nghiệm: tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả
thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất bằng những phép đo kết quả ở những
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (có giáo án thực nghiệm)
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên ra từ đó tìm ra các
giải pháp dạy học Luyện từ và câu cụ thể dạy học sử dụng dấu câu khả thi.
- Phương pháp xử lí số liệu: tổng hợp số liệu bằng phương pháp thống kê.
8. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài nghiên cứu được cấu trúc thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài biện pháp rèn kĩ năng sử
dụng dấu câu cho học sinh lớp 2 qua dạy học phân môn Luyện từ và câu.
Chương 2: Xây dựng biện pháp dạy học về sử dụng dấu câu cho học sinh lớp
2 thông qua phân môn Luyện từ và câu.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1.Khái niệm dấu câu
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về dấu câu. Nhắc đến dấu câu, theo tác giả
Lê A và Đinh Thanh Huệ dấu câu có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cấu trúc
ngữ pháp của câu: “Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho

ngữ điệu khi nói). Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc
chiết, ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu” [1]. Hay theo tác giả Nguyễn
Như Ý cho rằng: “Dấu câu là khái niệm dùng trong văn viết. Dấu câu là phương
tiện dùng để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn. Chúng
được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, các thành phần trong câu, giữa các thành
tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ” [18, tr.1040].
Trong khoá luận này chúng tôi chia sẻ quan niệm về dấu câu của nhóm tác
giả trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt do Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam biên soạn:
“Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ
trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa
các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ liên
hợp. Nói chung nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên có trường
hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu
thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về tình cảm, thái độ của
người viết”. [30, tr.225]
1.1.1.2.Phân loại dấu câu
a. Cơ sở phân loại
Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu diễn lời muốn nói một cách rõ ràng,
mạch lạc, chính xác thì ngoài việc dùng từ, đặt câu chính xác, người nói cần biết


ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp với nội dung muốn diễn đạt. Trong văn bản viết thì
yêu cầu trên sẽ được người viết thể hiện qua việc dùng dấu câu.
Dấu câu được sử dụng trong văn bản viết khá đa dạng: dấu chấm, dấu phẩy,
dấu chấm than, dấu hỏi, dấu chấm hỏi, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm
lửng, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm,…. Mỗi một dấu lại có vai trò
và chức năng biểu đạt riêng trong câu.Ví dụ:
+ Dấu chấm: dùng để đặt cuối cấu trần thuật.
+ Dấu phẩy: dùng để ngăn cách các vế trong câu.
+ Dấu hỏi chấm: dùng để đặt cuối câu hỏi.

+ Dấu chấm than: dùng để đặt cuối câu cảm.
+ Dấu hai chấm: dùng để đánh dấu phần bổ sung,giải thích, thuyết minh cho một
phần trước đó hoặc đánh dấu lời dẫn trực tiếphay lời đối thoại.
+Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
Với từng vị trí thì mỗi dấu câu có chức năng và công dụng khác nhau, do vậy
trong văn bản viết cần đặt dấu câu đúng chỗ và đúng mục đích để nó biểu đạt đúng
nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Khi đó, câu văn sẽ được diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
và trong sáng hơn tới người nghe, người đọc. Một văn bản nếu thiếu đi dấu câu thì
sẽ không thể biểu đạt đúng nội dung đến người nghe người đọc bởi họ không phân
biệt được các vế câu, các thành phần câu, các mối quan hệ ngữ pháp trong câu dẫn
đến hiểu sai, hiểu không đúng nội dung văn bản cần thông báo. Ví dụ đoạn văn sau
đã được lược bỏ đi các dấu câu:
Mùa thu đã chớm nhưng nước đã trong vắt trông thấy cả hòn cuội trắng tinh
nằm dưới đáy nhìn hai bên bờ sông cỏ cây và những làng gần núi xa luôn luôn mới
những anh gọng vó đen sạm gầy và cao nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy
bái phục nhìn theo chúng tôi …
Đoạn văn đúng sẽ là:
Mùa thu đã chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng
tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn


luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng
trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.
[Trên chiếc bè – Theo Tô Hoài, Tiếng Việt 2, tập 1]
Việc lược bỏ dấu câu như trên khiến người đọc khó hiểu, khó tiếp nhận, ý nọ
tràn ý kia, không có ngữ điệu, không phân tách được ý. Khi chúng ta sử dụng dấu
câu giúp cho nội dung của văn bản rõ ràng, trong sáng và mạch lạc hơn giúp người
đọc ngắt nghỉ đúng biết lên, xuống giọng, thể hiện đúng cảm xúc, lời thoại của nhân
vật; giúp việc truyền tải nội dung đến người nghe chính xác hơn, đầy đủ hơn.
b. Các loại dấu câu:

Trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học có giới thiệu đến 10 loại dấu câu
cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Tên gọi và cách viết của các dấu câu tiếng Việt
Tên

Dấu

Dấu

Dấu

Dấu

gọi

chấm chấm chấm phẩy

chấm

hai

phẩy

chấm

đơn

;

:


()

Cách

.

Dấu

Dấu

hỏi

than

?

!

,

Dấu

Dấu

Dấu

Dấu

gạch


chấm

kép

ngang

lửng

“”

-



ngoặc ngoặc

viết
Kết hợp với ngôn từ cùng các dấu câu này giúp người viết trình bày một cách
mạch lạc, rõ ràng mọi suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng chữ viết.
1.1.1.3. Vai trò của dấu câu
* Dấu câu và mục đích nói của câu
Để thực hiện một mục đích nói, người ta thường dùng một cấu trúc ngữ pháp
đặc trưng cùng với những phương tiện ngôn ngữ riêng biệt: như tiểu từ, phụ từ, trật
tự từ, ngữ điệu,…. Nghĩa là có một mối tương quan chặt chẽ giữa hình thức của câu
và mục đích sử dụng. Trong nhiều ngôn ngữ có hiện tượng một hình thức câu được
sử dụng nhằm thực hiện mục đích phát ngôn khác nhau và mục đích phát ngôn có
thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức câu khác nhau.Ví dụ: cùng là một cấu
trúc câu "Bố về" nhưng có thể nói theo những mục đích khác nhau và khi thể hiện



trên chữ viết ta phải sử dụng những dấu câu khác nhau để biểu thị cho mục đích nói
đó:
- Bộc lộ sự vui mừng: Bố về!
- Câu mang nội dung thông báo: Bố về.
- Câu thể hiện sư nghi ngờ: Bố về?
Khi nói, người nghe có thể nhận biết sự khác nhau về mục đích nói, về nội
dung thông báo thông qua ngữ điệu, cử chỉ hay điệu bộ của người nói. Tuy nhiên,
khi viết người ta chỉ có thể nhận thấy sự khác nhau của ba câu nói trên thông qua
các dấu câu. Các dấu câu đều đứng ở cuối câu nhưng theo quy ước trong tiếng Việt
thì dấu chấm (.) đặt cuối câu kể, dấu chấm than (!) đặt cuối câu cảm và câu cầu
khiến, dấu chấm hỏi (?) đặt cuối câu hỏi. Như vậy, tuỳ thuộc vào mục đích nói của
câu mà đặt dấu câu sao cho phù hợp, tránh nhầm lẫn dấu câu dẫn đến thông báo sai
nội dung của câu, văn bản.
Thực tế, khá nhiều học sinh sử dụng sai dấu câu, một phần là do các em chưa
hiểu hết được vai trò và chức năng của dấu câu, chưa xác định chính xác mục đích
nói của câu dẫn đến hiện tượng dùng sai dấu câu. Ví dụ khi viết câu có mục đích
cầu khiến như :
- Bác mở giúp cháu cánh cửa kia được không ạ.
Các em hay nhầm lẫn đây là câu hỏi và sẽ viết câu này theo nhiều kiểu khác
nhau. Ví dụ:
- Bác làm ơn mở giúp cháu cánh cửa kia được không ạ?
- Cậu lấy cho tớ cây bút bi kia được không?
- Mày hỏi xem lớp mình có liên hoan không?
Để giúp các em hiểu rõ hơn về việc sử dụng dấu câu cho phù hợp thì việc
dạy học dấu câu phải căn cứ vào mục đích nói của câu.
* Dấu câu và ngữ điệu của câu
Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau, và chính những
ngữ điệu này lại thể hiện những quan hệ ngữ pháp, mục đích nói của câu khác nhau.
Trong văn viết hay trong giao tiếp dấu câu giúp cho người đọc, người nói làm nổi



bật rõ nghĩa về ngữ pháp về nội dung câu thông báo. Dấu câu còn là phương tiện để
ghi lại ngữ điệu, nhịp điệu giúp người đọc thay đổi được cao độ, trường độ, nhịp độ
của các câu trong một đoạn hay trong một tác phẩm văn học.
Mỗi một dấu câu lại có quy luật ngắt nghỉ, biểu cảm khác nhau. Ví dụ, khi
đọc cần chú ý sau mỗi dấu phẩy chúng ta cần ngắt hơi, sau mỗi dấu chấm cần nghỉ
hơi. Các câu có sử dụng dấu chấm than, dấu hỏi tuỳ thuộc vào nội dung, ngữ cảnh
mà chúng ta cần nhấn giọng, biểu cảm sắc thái sao cho phù hợp thể hiện được nội
dung của câu. Để đạt được điều đó dấu câu đóng vai trò không nhỏ, chúng ta cần
tuân thủ nghiêm chỉnh những quy tắc sử dụng dấu câu để dấu câu có thể phát huy
hết chức năng, vai trò của nó.
Để truyền tải từ văn viết sang văn nói và ngược lại thì người giáo viên cần có
các kĩ năng, kĩ xảo và một vốn từ phong phú. Trong các câu dưới đây, nó có sự
tương ứng hoà hợp giữa ngữ điệu của câu với dấu câu:
- Mai ơi đi học.
- Mai ơi, đi học!
- Mai ơi! đi học đi.
Tuy là 3 câu tách biệt nhưng về chữ và về nội dung là giống nhau chỉ có khác
về dấu câu. Và chính sự khác biệt đó dẫn đến sự khác nhau về ngữ pháp và người
đọc có thể điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp. Do vậy khi dạy học về chữ viết cần
chú ý để học sinh nắm được âm vị, ngữ điệu với những dấu hiệu, biểu hiện khác bao
gồm cả dấu câu.
* Dấu câu và kết cấu ngữ pháp của câu
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Nó thể hiện ngữ điệu
lên trên câu văn, câu thơ. Dấu câu không phải chỉ là phương tiện ngữ pháp mà còn
là phương tiện biểu thị sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, tình cảm và cả
thái độ của người viết. Khi nói về cơ sở của việc dùng dấu câu, dấu phẩy được nêu
với 3 chức năng như sau:
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.


- Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Cấu tạo cú pháp chính của câu là cơ sở để sử dụng dấu câu trong tạo lập văn
bản. Đối với học sinh lớp đầu cấp tiểu học thì việc để dạy và yêu cầu các em hiểu về
cấu tạo cú pháp là điều không dễ dàng. Các em có thể viết cả một đoạn văn mà
không dùng dấu câu và các em vẫn có thể đọc tốt đoạn văn của mình, nhưng khi cho
các em đọc bài văn của người khác viết thì các em lại lúng túng, không biết nên
ngừng nên nghỉ ở đâu vì các em không hiểu được ngữ pháp của câu .
Giáo viên cần dạy cho học sinh cách sử dụng dấu câu: dấu chấm, dấu chấm
hỏi, dấu chấm than tương ứng với các câu kể, câu cảm thán, câu hỏi. Dạy trẻ cách
ngắt lời, cách sử dụng dấu gạch đầu dòng thể hiện cho lời thoại. Việc giúp các em
hiểu được điều đó thì giáo viên nên chú ý đến cách truyền đạt, đồ dùng, phương tiện
dạy học. Cách tối ưu nhất là sử dụng phương tiện trực quan, học đi đôi với hành kết
hợp giữa những vật thật những đoạn văn, những mẩu chuyện nhỏ. Giáo viên cho
các em thực hành vừa được viết vừa được nói như vậy sẽ giúp các em tiếp thu bài
nhanh và nhớ lâu hơn. Qua đây, ta thấy việc dạy học dấu câu phải gắn liền với dạy
ngữ pháp, dạy lí thuyết gắn liền với dạy thực hành.
* Dấu câu và ngữ nghĩa của câu
Thực tế, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt, có thể sử dụng dấu câu theo lối
thông thường, cũng có khi sử dụng dấu câu theo lối đặc biệt là kết hợp một số dấu
câu tạo thành những dạng đặc biệt như…!!!; …? Trong những trường hợp này thì
dấu câu không chỉ có tác dụng ngắt câu, ngắt đoạn mà nó còn có tác dụng biểu thị
những trạng thái tình cảm khác nhau như chê bai, nghi ngờ,… một cách tinh tế và
hay hơn rất nhiều. Khi chúng ta thay đổi vị trí một số dấu câu trong văn bản cũng
như thay đổi cách ngắt nghỉ câu khi đọc, khi nói thì nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn
nội dung thông tin, thông báo ban đầu của văn bản.
Ví dụ:
- Đêm hôm qua, bão đến!

- Đêm hôm, qua bão đến!


Có thể thấy rằng chỉ cần thay đổi vị trí dấu câu thì nội dung thông báo của
câu thay đổi theo. Do vậy, khi muốn biểu đạt lời muốn nói qua văn viết cần chú ý
đến việc lựa chọn, sử dụng dấu câu sao cho phù hợp để đạt được mục đích nói. Dựa
vào quan hệ các thành phần trong câu, mục đích diễn đạt sẽ giúp cho phần lựa chọn
dấu câu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nội dung của câu vẫn là cơ sở quan trọng để xác
định và dạy về dấu câu. Thông qua cách diễn đạt chúng ta đoán được khả năng sử
dụng dấu câu của trẻ.
Qua khảo sát bài làm văn của một số học sinh, chúng tôi nhận ra rằng đa số
các em làm bài điểm dưới trung bình là do các em mắc lỗi về dấu câu, sử dụng dấu
câu sai dẫn đến nội dung không lôgic, không chặt chẽ, diễn đạt lủng củng, ý không
rõ ràng. Do vậy, để các em có thể sử djng đúng dấu câu thì việc trước tiên là dạy
cho các em biết trình bày lưu loát những suy nghĩ, tình cảm của mình sau đó mới
dạy đến việc viết hay. Việc dạy học về dấu câu liên quan mật thiết đến việc dạy giải
nghĩa từ, mở rộng vốn từ, dạy cách đặt câu,… nâng cao khả năng diễn đạt, nâng cao
khả năng tư duy chính là giúp nâng cao khả năng sử dụng dấu câu của các em.
* Dấu câu và các phương tiện, biện pháp tu từ
Dấu câu là một trong những phương tiện hữu ích giúp người viết biểu đạt
điều muốn nói một cách mạch lạc, chính xác nhất. Việc sử dụng đúng dấu câu, vận
dụng đa dạng sáng tạo, độc đáo để biểu thị tình cảm góp phần đem lại giá trị tươi
mới cho mỗi một loại dấu câu.Với từng công dụng và chức năng riêng cần sử dụng
dấu câu đúng vị trí, đúng mục đích để đảm bảo nội dung văn bản cần thông báo.
Việc dùng dấu câu vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Các
quy tắc sử dụng dấu câu giúp người viết xác định được vị trí đặt dấu câu và lựa
chọn dấu câu cho phù hợp với nội dung và ngữ cảnh của câu văn, câu thơ. Thực tế,
trong các tác phẩm văn chương một số tác giả tạo ra những cách dùng dấu câu mang
tính chất riêng biệt, như …!!!, …!, …?, !?!, v.v… Trong mỗi trường hợp này, dấu
câu không chỉ mang công dụng là ngắt đoạn lời nói mà nó còn biểu thị những trạng

thái, tình cảm, cảm xúc phong phú, đa dạng nữa: như sự đánh giá, cổ vũ, khuyến
khích, chê bai, đồng tình, phản đối,… đôi khi là biểu thị đồng thời những cảm xúc


này. Có nhiều trường hợp nhờ việc sử dụng dấu câu đa dạng nên tác giả đã có thể
cùng lúc truyền tải đến người nghe, người đọc một lượng thông tin lớn qua những
ngôn từ đơn giản, hạn hẹp mang lại giá trị nghệ thuật riêng cho văn bản.
Nhờ sự vận dụng linh hoạt các dấu câu này mà nó như là cầu nối giữa tác giả
với người nghe, người đọc. Nó vừa giúp tác giả thể hiện rõ những tình cảm, cũng
giúp người nghe, người đọc hiểu được tâm tư của tác giả. Với cách sử dụng những
dấu câu táo bạo, sáng tạo giúp tác giả tạo nên những câu văn đặc sắc, những tác
phẩm nghệ thuật hay. Để cảm nhận được điều đó, người nghe, người viết phải ý
thức được việc sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ.
Từ việc đi tìm hiểu trên chúng tôi có những căn cứ để đánh giá việc dạy học
dấu câu hiện nay trong nhà trường, từ đó tìm ra được nguyên nhân của việc sử dụng
sai dấu câu. Là căn cứ để chúng tôi đề ra biện pháp khắc phục.
1.1.1.4. Việc dạy học dấu câu ở trường Tiểu học
a. Phân bố thời lượng
Với phân môn luyện từ và câu, ở lớp 2, 3 thời lượng dành cho phân môn này
là 1tiết trên 1 tuần, còn ở lớp 4, 5 có 2 tiết trên một tuần trải dài từ tuần thứ nhất cho
đến tuần thứ 35. Mỗi tiết từ 35- 40 phút. Trong chương trình Tiểu học, học sinh đã
được học kiến thức dấu câu theo trình tự
*Lớp 1: chưa có tiết Luyện từ và câu. Các em được làm quen với dấu câu
qua các phân môn của môn tiếng Việt như chính tả, tập đọc, kể chuyện,… .
* Lớp 2: dành 12 tuần để học các dấu:
+ Dấu chấm hỏi (?): 2 tiết (tuần 2, 10)
+ Dấu phẩy (,): 8 tiết (tuần 8, 12, 22, 24, 26, 28, 31, 32)
+ Dấu chấm (.): 8 tiết (tuần 10, 14, 20, 22, 24, 28, 31, 32)
+ Dấu chấm than (!) : 1 tiết ( tuần 20)
* Lớp 3: dành 12 tuần để học các dấu:

+ Dấu chấm (.): 5 tiết (tuần 3, 10, 22, 32, 34)
+ Dấu phẩy (,): 6 tiết (tuần 6, 16, 17, 22, 24, 34)
+ Dấu chấm hỏi (?): 3 tiết (tuần 13, 22, 28)


+ Dấu chấm than (!): 2 tiết (tuần 13, 28)
+ Dấu hai chấm (:) : 2 tiết (tuần 30, 32)
* Lớp 4: từ tiết 10 đến tiết 14, ôn lại các dấu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu
chấm than trong mối quan hệ với: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm. Ngoài
ra, các em còn được học thêm 2 dấu câu mới là dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang
(học trong một tiết)
* Lớp 5: từ tiết 22 đến tiết 23 học các dấu câu mới:
+ Dấu chấm phẩy, dấu hai chấm (1 tiết )
+ Dấu ngoặc đơn (1 tiết)
Từ tiết 24 đến tiết 25 ôn lại tất cả 9 dấu câu đã học: dấu chấm, dấu chấm hỏi,
dấu chấm tham, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu
ngoặc kép và dấu ngoặc đơn.
Qua thống kê, chúng ta thấy học sinh Tiểu học được học dấu câu từ rất sớm
và số tiết dành cho học về dấu câu là khá nhiều. Việc dạy học về dấu câu từ sớm và
đặc biệt các em lớp 2 đang là giai đoạn đầu cấp nó giúp các em làm giàu vốn từ, có
kiến thức để tiếp nhận và tạo lập văn bản.
b. Nội dung chương trình
Mỗi dấu câu được cấu trúc gồm 3 phần:
- Đưa ra ví dụ về loại dấu câu đó
- Nêu công dụng, cách đọc khi gặp loại dấu câu đó
- Rút ra kết luận, hay ghi nhớ (để trong khung) cho học sinh dễ nhớ.
Qua tìm hiểu nội dung dạy học về dấu câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt
hiện hành, chúng tôi nhận thấy dấu câu được dạy qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu
(lớp 1, 2, 3) dấu câu được dạy thông qua các bài tập thực hành. Giai đoạn sau (lớp
4, 5), dấu câu có bài học riêng với yêu cầu cao hơn, học sinh phải biết khái quát hoá

về chức năng, công dụng của các dấu câu từ các ví dụ và bài tập cụ thể.
Trong giai đoạn đầu dấu câu được dạy cho các em chủ yếu thông qua các bài
tập, dù chưa nêu ra công dụng chức năng của dấu câu nhưng các em đã có thể biết
đặt dấu câu đúng chỗ, đúng vị trí. Ví dụ đối với dấu phẩy, dấu chấm sách lớp 2 đã


yêu cầu các em điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào câu văn, đoạn văn. Rèn cho các
en kĩ năng lựa chọn, sử dụng dấu câu cho phù hợp.
Ví dụ: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?
Từ sáng sớm □ Khánh và Giang đã háo hức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn
thú □ Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang □ Ngoài đường □
người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú □trẻ em chạy nhảy tung tăng.
[ BT 3, Tiếng Việt 2, tập 2, tr 55]
Ở giai đoạn sau, thì dấu câu đã có bài học riêng ở phân môn Luyện từ và câu.
Lúc này các chức năng, công dụng của mỗi dấu câu đã được phát biểu thành lời .
Cách trình bày bài học về dấu câu trong sách giáo khoa tiếng việt đã có sự
thay đổi mới, tạo điều kiện cho học sinh tích cực chủ động, sáng tạo trong việc tiếp
thu và lĩnh hội tri thức mới. Nếu như trước đây là đưa ra khái niệm về dấu câu sau
đó mới đi thực hành thì bây giờ trước khi đưa ra các khái niệm thì học sinh sẽ được
quan sát và thực hành với các ví dụ cụ thể về việc sử dụng dấu câu sau đó mới đi
đến kết luận, ghi nhớ.
c. Hình thức làm bài tập rèn luyện
Có 2 hình thức bài tập được rèn luyện thường xuyên :
Một là, cho bài hoặc đoạn bài không có dấu câu: yêu cầu học sinh điền dấu
câu thích hợp vào chỗ trống hoặc ba chấm để diễn đạt đúng ý nghĩa và ngữ pháp.
Ví dụ: Em hãy chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?
Bé nói với mẹ :
- Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà □
Mẹ ngạc nhiên :
- Nhưng con đã biết viết đâu □

Bé đáp :
- Không sao, mẹ ạ ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc □
[Theo Tiếng Cười Tuổi Học Trò, BT 3, Tiếng Việc 2, tập 1, tr 116]
Hai là, cho bài hoặc đoạn bài đã có dấu câu: yêu cầu học sinh nhận ra dấu
câu sai và chữa lại cho đúng. Đây là những dạng bài tập có tính thực hành cao. Sách


Tiếng Việt có rất nhiều bài tập, những mẩu chuyện vui, tạo sự hứng thú cho học
sinh. Thông qua những bài tập đó để giúp học sinh nhận ra vai trò quan trọng của
dấu câu trong việc tiếp nhận và tạo lập văn bản.
Ví dụ: Đoạn văn sử dụng sai dấu câu, hãy sửa lại và trình bày lại cho đúng:
Sông nằm uốn khúc giữa làng. Rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh
chạy dọc theo bờ sông chiều chiều. Khi ánh hoàng hôn buông xuống. Em lại ra
sông hóng mát , trong sự yên tĩnh của dòng sông. Em nghe rõ cả tiếng thì thào của
hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
Tuy nhiên, ở lớp 2 mức độ bài tập thực hành vẫn ở mức đơn giản, chủ yếu
yêu cầu các em sử dụng được các dấu câu đơn giản. Nhiều bài tập có tính lặp lại rất
phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh lớp 2, giúp các em dễ ghi nhớ cách sử
dụng của các dấu câu được học .
Ví dụ: Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a) Chăn màn quần áo được sắp xếp gọn gàng.
b) Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn gọn gàng
c) Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.
[BT 4, Tiếng Việt 2, tập 1, tr 100]
Càng về giai đoạn sau yêu cầu về dấu câu đối với các em cao hơn. Nhiều
bài tập về dấu câu yêu cầu đòi hỏi các em sử dụng nhiều dấu câu hơn và sáng
tạo hơn và phải hiểu được nội dung cũng như ngữ pháp chứ không đơn thuần
chỉ là sử dụng những dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy hay dấu chấm hỏi.
Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây:
Đêm trăng biển yên tĩnh một số chiến sĩ thả câu một số khác quây quần trên

boong tàu ca hát thổi sáo bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đó đang tập
bơi một người kêu lên cá heo anh em ùa ra vỗ tay hoan hô.
d. Nhận xét
Về số lượng, trong chương trình Tiểu học đã đề cập đến 10 loại dấu câu.
Tuy nhiên dấu chấm xuống hàng (.) cũng chỉ là một hình thái của dấu chấm. Do
đó, thực chất học sinh được học kiến thức của chín loại dấu câu. Riêng dấu


chấm lửng (…) ở cấp tiểu học chưa được dạy. Việc dạy tất cả các dấu câu cho
học sinh ngay từ cấp tiểu học giúp các em có điều kiện vận dụng linh hoạt trong
quá trình viết văn. Chính điều này đã giúp học sinh hạn chế trong việc viết câu
sai, hiểu sai nghĩa của câu. Hơn nữa, việc dạy học tất cả các dấu câu với mục
đích tu từ ngay trong các bài tập làm văn của mình giúp các em diễn tả được
tình cảm của mình qua văn viết.
Về mặt thời lượng, dấu câu được dạy và luyện tập rất nhiều ở tiểu học (21
tiết). Ở tiểu học, ngoài những tiết học chính còn có 3 tiết ôn lại toàn bộ dấu câu
đã học (tiết 26, 27 và 33). Chính vì vậy, các em học sinh có điều kiện luyện tập
và thực hành về dấu câu nhiều hơn. Do đó, công dụng của từng loại dấu câu
được vận dụng thuần thục và linh hoạt hơn.
1.1.1.5.Tóm lược kiến thức chung về dấu câu
a. Những dấu câu tiếng Việt được dạy trong phân môn Luyện từ và câu
Trong chương trình Tiểu học các em được làm quen với 10 loại dấu câu.
Riêng chương trình lớp 2, giới thiệu đến các em 4 loại dấu câu : dấu chấm, dấu
phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than.
b. Bảng phân loại và cách dùng các dấu câu
Bảng 1.2. Bảng phân loại và cách dùng của các dấu câu tiếng Việt
STT

Tên gọi


Cách

Cách dùng

Ví dụ

viết

1

Dấu

.

chấm

Đặt cuối câu kể: Giới thiệu

- Hoa là học sinh

về người, vật, việc

giỏi lớp tôi.

- Miêu tả đặc điểm
- Nêu ý kiến, nhận xét
2

Dấu
chấm hỏi


?

Đặt cuối câu hỏi
- Bày tỏ những điều chưa
biết, chưa rõ muốn được trả
lời. Dùng với mục đích
khẳng định, nghi vấn.

- Bao giờ Hoa thi?


STT

Tên gọi

Cách

Cách dùng

Ví dụ

viết
3

Dấu

!

-Dùng để kết thúc cầu - Ngon quá!


chấm

khiến và câu cảm thán

- Con chó này, đẹp

than

- Bộc lộ trạng thái cảm xúc. quá!
- Biểu thị lời hô, lời gọi
- Nêu ý đề nghị, yêu cầu,
khuyên bảo.

4

Dấu phẩy

,

Đặt ở giữa câu để:

- Hằng năm cứ đến

- Ngăn cách các thành mùng 10 tháng 3,
phần, các vế của câu.

người ta lại nô nức

- Tách thành phần trạng về với Đất tổ linh

ngữ với nòng cốt câu.

thiêng.

- Tách biệt phần chú thích,
chuyển tiếp, hô ngữ.
5

Dấu

;

- Dùng để ngăn cách các vế - Những cảnh đẹp

chấm

trong một câu ghép phức của đồng quê dần

phẩy

tạp hay các bộ phận trong dần hiện ra : cánh
một phép liệt kê phức tạp.

đồng bát ngát lúa
chín; những chú
trâu thong dong
gặm cỏ; những đàn
cò bay về tổ ấm.

6


Dấu hai
chấm

:

- Ngăn cách, báo trước

Chồn hỏi Gà Rừng:

thành phần chú thích, giải

- Cậu có bao nhiêu

thích, thuyết minh, bổ

trí khôn?

sung. Đánh dấu lời dẫn trực - Mình chỉ có một
tiếp, đối thoại.

18

thôi.


STT

Tên gọi


Cách

Cách dùng

Ví dụ

viết
7

Dấu

()

- Đánh dấu phần chú thích

ngoặc

- Đi cùng dấu hỏi chấm, địa lý), hầu hết các

đơn

dấu chấm than (thể hiện sự con vật đều có bộ
nghi ngờ, mỉa mai).

8

Bắc Cực (cực Bắc

Dấu


“”

lông trắng.

- Đánh dấu từ ngữ, câu, - Những tiếng reo

ngoặc

đoạn dẫn trực tiếp; từ ngữ vui, bình phẩm nổi

kép

có ý châm biếm, mải mai; lên: “A, núi Hồng!
tên các tác phẩm, tờ báo Kìa, chú La, đúng
được trích dẫn.

không? Chú La trẻ
quá!”
(Tiếng Việt 2, tập
2)

9

Dấu gạch

-

ngang

- Đánh dấu bộ phận chú


“ Không! - Vua

thích, giải thích trong câu.

phán - Trẫm dùng

Đánh dấu lời dẫn trực tiếp,

cả chứ!”

biểu diễn sự liệt kê.

(Tiếng Việt 2, tập
2)

10

Dấu



- Thể hiện còn nhiều sự - Dùng xẻng lấy đi

chấm

vật, hiện tượng chưa liệt kê cát, đất, xỏi đá,…

lửng


hết
- Thể hiện lời nói nửa vời,
ngắt quãng. Làm giãn đoạn
nhịp của câu văn.

19


×