Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Dạy học bài “tóm tắt văn bản thuyết minh”(ngữ văn 10) theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.84 KB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA NGỮ
VĂN
**************

TRẦN KIỀU
LINH

DẠY HỌC BÀI “TÓM TẮT VĂN BẢN
THUYẾT MINH” (NGỮ VĂN 10) THEO
QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ
văn


HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA NGỮ
VĂN
**************

TRẦN KIỀU
LINH

DẠY HỌC BÀI “TÓM TẮT VĂN BẢN


THUYẾT MINH” (NGỮ VĂN 10) THEO
QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ
văn
Người hướng dẫn khoa
học

TS. PHẠM KIỀU
ANH


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất với TS.Phạm
Kiều Anh, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình em
nghiên cứu thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các thầy
cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn – Khoa Ngữ Văn - Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em mong quý thầy cô và
các bạn đóng góp ý kiến, tiếp tục xây dựng đề tài để đề tài em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Kiều Linh



LỜI CAM
ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Dạy học bài“Tóm tắt văn bản
thuyết minh”(Ngữ văn 10) theo quan đi ểm tích hợp được hoàn thành dưới sự
hướng dẫn của TS.Phạm Kiều Anh. Tôi xin cam đoan khóa luận này là sản
phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng công bố. Nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Kiều Linh


DANH MỤC VIẾT TẮT
BT

Bài tập

CH

Câu hỏi

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


NXB

Nhà xuất bản

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................

1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề....................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu............................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
............................................................ 4
5. Phương pháp nghiên
cứu......................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận
.......................................................................... 5
7. Cấu trúc của khóa luận
............................................................................ 5
NỘI DUNG ................................................................................................
7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC
TIỄN................................ 7
1.1. Cơ sở lí luận về dạy học quan điểm tích
hợp.......................................... 7
1.1.1. Quan niệm về tích
hợp....................................................................... 7
1.1.2. Các hình thức của dạy học tích
hợp.................................................... 9
1.1.3. Ý nghĩa dạy học tích hợp .................................................................
10
1.1.3.1. Phát huy tính tích cực của người học .............................................
10
1.1.3.2. Nội dung bài học và kĩ năng thực hiện theo hệ
thống...................... 11
1.1.3.3. Tiết kiệm thời gian, hình thành đa dạng các kĩ năng

....................... 12


1.2.Văn bản thuyết minh và tóm tắt văn bản thuyết minh............................
14
1.2.1.Giới thiệu chung về “văn bản thuyết minh” .......................................
14
1.2.1.1.Khái niệm “văn bản thuyết minh” ..................................................
14
1.2.1.2.Đặc điểm cơ bản của văn bản thuyết minh ......................................
14
1.2.2.Cách thức tóm tắt một văn bản thuyết minh .......................................
15
1.2.3. Những yêu cầu chung để tóm tắt văn bản thuyết minh.......................
16
1.3. Cơ sở thực tiễn dạy học bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” theo quan
điểm tích hợp ở THPT ..............................................................................
16
1.3.1. Thực trạng dạy bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” ...........................
16


1.3.1.1. Thuận lợi......................................................................................
16
1.3.1.2. Khó khăn .....................................................................................
17
1.3.2. Thực trạng học................................................................................
18
1.3.3. Nhận xét chung ...............................................................................
18

Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP DẠY HỌC BÀI “TÓM
TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH” (SGK NGỮ VĂN 10).........................
19
2.1. Mục tiêu dạy học bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh”...........................
19
2.1.1. Về kiến thức....................................................................................
19
2.1.2. Về kĩ năng ......................................................................................
19
2.1.3. Về thái độ .......................................................................................
19
2.1.4. Về năng lực cần hình thành cho HS..................................................
19
2.2. Nội dung dạy học bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” trong SGK Ngữ
văn 10 ......................................................................................................
20
2.2.1.Mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản thuyết minh ...........................
20
2.2.2. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh .............................................
20
2.2.3. Luyện tập........................................................................................
21
2.3. Cách thức dạy học “Tóm tắt văn bản thuyết minh” theo quan điểm
tích hợp
.......................................................................................................... 21
2.3.1. Tích hợp qua hoạt động tạo tâm thế..................................................
21
2.3.2. Tích hợp khi hướng dẫn HS xác định mục đích, yêu cầu khi tóm tắt
một



văn bản thuyết minh..................................................................................
22
2.3.2.1. Tích hợp để kiểm tra kiến thức văn bản thuyết minh ......................
22
2.3.2.2. Tích hợp khi kiểm tra kĩ năng tóm tắt văn bản đã học.....................
22
2.3.3. Tích hợp khi hướng dẫn HS cách tóm tắt văn bản thuyết minh ..........
24
2.3.3.1. Tích hợp đối với đọc hiểu văn bản thuyết minh..............................
24
2.3.3.2. Tích hợp trong hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài .................................
26
2.3.4. Tích hợp trong nội dung tiểu kết từng phần hay tổng kết sau giờ học
. 26
2.4. Xác định một số phương pháp sử dụng khi dạy học bài “Tóm tắt văn
bản thuyết minh” theo quan điểm tích hợp
....................................................... 28


2.4.1. Phương pháp vấn đáp ......................................................................
28
2.4.2. Phương pháp thảo luận nhóm...........................................................
29
2.4.3. Phương pháp dự án..........................................................................
30
2.4.4. Phương pháp giao tiếp ....................................................................
31
2.5. Định hướng dạy học bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” theo quan
điểm tích

hợp.................................................................................................... 32
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................
35
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ..........................................................
35
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ......................................................
35
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm....................................................................
35
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm .......................................................................
35
3.3. Kế hoạch thực nghiệm........................................................................
35
3.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................
36
3.5. Cách thức tiến hành thực nghiệm ........................................................
45
3.6. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................
45
KẾT LUẬN..............................................................................................
47
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM
KHẢO PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề
tài


1


1.1. Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại trong giáo dục hiện nay.
Nó ra đời trước một thực tế về sự mâu thuẫn giữa kiến thức khoa học và thời
gian học tập. Tháng 9 –1968, Hội đồng liên quốc gia vềgiảng dạy khoa học,
với sự bảo trợ của UNESCO đã tổ chức tại Varna (Bungari) “Hội nghị tích hợp
việc giảng dạy các khoa học”. Hội nghị này đặtra hai vấn đề: “Vì sao phải dạy
học tích hợp các khoa học?” và “dạy học tíchhợp các khoa học là gì?”. Đến
năm 1972, Hội nghị phối hợp với chươngtrình giáo dục của UNESCO họp tại
Paris đã đưa ra định nghĩa dạy học tíchhợp các khoa học.Cũng từ đó, tích hợp
trở thành xu thế giáo dục toàn cầu. Nó vẫn tiếp tục phát huy tính ưu việt trong
dạy học. Dạy và học trong nhà trường đang đứng trước thách thức đổi mới từ
mục tiêu, nội dung và đặc biệt là phương pháp dạy học (PPDH) ở mọi cấp
học.Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam về
chương trình giáo dục phổ thông 20 nước cho thấy 100% các nước đều xây dựng
chương trình theo hướng tích hợp.Tiêu biểu như Hàn Quốc, Singapore,
Malaysia, Úc, Pháp, Anh, Hoa Kì, Canada, Philippines…
Cũng theo hướng tích hợp các khoa học với công nghệ, gắn học với
hành, Xavier Roegiers (Phó Giám đốc văn phòng Công nghệ Giáo dục và
Đào tạo của Liên minh Châu Âu) cho rằng: “giáo dục nhà trường phải chuyển
từ đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở HS các năng lực hành động, xem
năng lực (compétence) là khái niệm “cơ sở” của khoa sư phạm tích hợp
(pédagogie de l'intégration)”. Theo đó, ở Việt Nam việc chỉ đạo xây dựng
chương trình cũng nhấn mạnh:“Thay cho việc dạy học đang được thực hiện
theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn
căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để
xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy
học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.” (Công văn số:
5555/BGDĐT-GDTrH, Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và

kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường
trung học/trung tâm GDTX qua mạng).Có thể nói, quan điểm tích hợp trong
giáo

2


dục đã và đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước chú trọng, ngày càng phát
triển một cách toàn diện.
1.2. Dạy học tích hợp trên thế giới đã có từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam mới
xuất hiện từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Đặc biệt, đến năm 2000,
quan điểm tích hợp trở thành quan điểm chỉ đạoviệc biên soạn chương trình,
SGK và các hoạt động dạy học ở bậc phổ thông. Việc chuyển đổi SGK ở
trường phổ thông theo hướng tíchhợp là một yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng
yêu cầu của xã hội, bắt nhịp với xu thế giáo dục toàn cầu.Không là ngoài lệ,
Ngữ văn là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục từ THCS đến
THPT. Việc xây dựng và biên soạn nội dung chương trình cũng được thực
hiện theo quan điểm đó.
1.3. Làm văn nói chung và bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” nói riêng
tiềm
ẩn nhiều yếu tố có thể tích hợp. Phần Làm văn ở cấp THPT có khá nhiều nội
dung tích hợp liên quan đến tóm tắt văn bản thuyết minh như: Tính chuẩn xác,
hấp dẫn của văn bản thuyết minh; Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh; Viết
một số bài văn thuyết minh;… Điều đó thể hiện rõ quan điểm tích hợp trong
chương trình SGK mà Bộ đưa ra. Những yếu tố đó không chỉ quan trọng giúp
người học có thể tạo lập văn bản mà còn tiếp nhận văn bản một cách chính
xác, đa dạng; không chỉ tích hợp trong Làm văn mà còn có thể tích hợp cả
sang Đọc – hiểu và Tiếng Việt.
Xuất phát từ tất cả vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề
tài: Dạy học bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” (Ngữ văn 10)theo quan

điểm tích hợp
2. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề
Nhà nghiên cứu Xavier Roegiers trong cuốn “Khoa sư phạm tích hợp hay
làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường”(Đào Trọng Quang và
Nguyễn Ngọc Nhị dịch (1996)) đã đưa ra cái nhìn tổng quan về dạy học tích
hợp. Trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra định nghĩa và mục tiêu của khoa sư
phạm tích hợp; ảnh hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với chương trình; ảnh
3


hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với việc đánh giá những kiến thức HS đã
lĩnh hội và ảnh hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với việc biên soạn sách
giáo khoa.

4


Ở Việt Nam, cho đến nay cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn
đề tích hợpvà tích hợp trong môn Ngữ văn.Tác giả Trương Dĩnh trong cuốn
“Thiết kế dạy học Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp”đã nêu lên những
phương diện tích hợp trong dạy học Ngữ văn THCS; năng lực tích hợp, kiểu
văn bản tích hợp, PP (phương pháp) tích hợp; mối quan hệ giữa tích hợp và tích
cực; tích hợp và hiệu quả dạy học tích hợp; tích hợp gắn liền với đời sống xã
hội và cách triển khai các bài dạy cụ thể trong chương trình THCS theo định
hướng tích hợp,...
Cũng bàn về vấn đề tích hợp,GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong bài “Tích
hợp trong dạy học Ngữ văn” đăng trên tạp chí “Nghiên cứu giáo dục” (số 6,
tháng 3 năm 2006) đã chỉ ra bản chất của tích hợp là “Phương hướng phối hợp
(Integrate) một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học cũng

như các phân môn Văn, TiếngViệt, Làm văn trong một môn Ngữ văn”. Trên cơ
sở đó, tác giả chỉ ra ý nghĩa của tích hợp “Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp
HS học tập thông minh, biết vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương
pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hoà (Harnonie), hợp lý (Algebra)
trong tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại” [5, tr.15].
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã đưa ra một hệ thống quan điểm về tích hợp và
việc dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp, giúp người đọc hiểu rõ “Việc lấy
tên chung của cuốn sách là Ngữ văn không chỉ đơn thuần là dồn ba phân môn
lại thành một cuốn sách theo kiểu gộp lại (Combination) mà chúng được xây
dựng theo tinh thần tích hợp (Integration)”. Trong bài viết “Dạy học môn Ngữ
văn theo nguyên tắc tích hợp”, tác giả chỉ ra biểu hiện của tích hợp là “Trong
cuốn sách cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn cùng dựa trên một
văn bản chung để khai thác, hình thành, rèn luyện các kiến thức và kỹ năng của
mỗi phân môn”. Từ đó, tác giả chỉ ra ưu điểm của nguyên tắc dạy họctích hợp
“Tích hợp thể hiện trong việc xây dựng cấu trúc SGK, trong quátrình tổ chức
giờ dạy học, thay đổi cách soạn giáo án, cách kiểm tra đánh giáchất lượng học
tập của HS” [tr.23].

5


TS. Nguyễn Văn Đường trong bài“Tích hợp trong dạy học Ngữ văn
bậc
THCS”(Tạp chí Giáo dục, 2002) cũng cung cấp đến một số cơ sở lý luận và
thực

6


tiễn, bản chất của tích hợp và đề ra những phương hướng thực hiện tích hợp

trong dạy học Ngữ văn, song mới chỉ dừng lại ở phạm vi ứng dụng cho THCS.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau song vẫn chưa có công trình
nào bàn về việc dạy học bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh”(Ngữ văn 10) theo
quan điểm tích hợp. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài trên nhằm một số mục đích như sau:
- Xác lập những yêu cầu cần thiết khi tổ chức dạy học một bài Làm văn
theo quan điểm tích hợp và những nội dung kiến thức có thể tích hợp khi dạy
Làm văn.
- Xác định được những nội dung có thể tích hợp khi tìm hiểu yêu cầu, mục
đích
và cách thức tóm tắt văn bản thuyết
minh.
- Thiết kế bài dạy “Tóm tắt văn bản thuyết minh” (Ngữ văn 10)theo quan
điểm tích hợp. Từ đó tìm ra những kiến thức tóm tắt văn bản thuyết minh để
hoạt động dạy học đạt hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi hướng tới các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận khi giải quyết
đề

7


tài.
- Xác định những yêu cầu cơ bản, những nội dung kiến thức và cách thức
tích
hợp trong dạy học Làm văn qua bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh”.

- Đề xuất cách tổ chức dạy học bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh”theo
quan
điểm tích hợp.
- Thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của những đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm tích hợp trong giáo dục và trong dạy học Ngữ văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

8


Trong phạm vi khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi chỉ đi vào xem
xét và vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài “Tóm tắt văn bản
thuyết minh” trong SGK Ngữ văn 10, tập 2.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống hóa tài liệu
PP được sử dụng nhằm hệ thống hóa các kiến thức lý luận về tích hợp, về
văn
bản thuyết minh và tóm tắt văn thuyết minh.
5.2. Phương pháp khảo sát thực nghiệm
Chúng tôi khảo sát thực tế dạy làm văn bằng cách phát phiếu khảo sát thăm
dò ý kiến của GV và HS, thống kê những số liệu và thông tin cần thiết về tình
hình dạy làm văn nói chung và dạy bài“Tóm tắt văn bản thuyết minh” nói
riêng.
5.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
PP này sẽ được vận dụng để so sánh các ngữ liệu trong quá trình đối chiếu
giữa việc dạy làm văn theo phương pháp truyền thống với dạy học theo quan
điểm tích hợp để thấy ưu, nhược của các PP. Trong thực nghiệm, chúng tôi
cũng so sánh kết quả thu được ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng để đánh giá

tính khả thi của giáo án thiết kế theo hướng tích hợp.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đóng góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học Làm
văn nói chung và dạy bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” nói riêng để quá
trình dạy học Làm văn đạt hiệu quả nhất định.
7. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận có kết cấu gồm ba phần:
Mở đầu: Phần này trình bày những vấn đề khái quát về đề tài nghiên cứu, lí
do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,…
Nội dung: đây là trọng tâm của khóa luận. Phần này được triển khai thành ba
chương


l
Ch
ươn
g 1:
Nh
ững

sở

luậ
n


sở
thự
c
tiễn

của
dạy
học
tích
hợp


Chương 2: Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài “Tóm tắt văn
bản thuyết minh” trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 2
Chương 3: Thực nghiệm
Kết luận
Trong phần kết luận chúng tôi tình bày những đóng góp c ủa khóa luận về
mặt lí luận, thực tiễn và nêu những hướng triển khai tiếp của đề tài.


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC
TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận về dạy học quan điểm tích hợp
Đổi mới PPDH đã và đang là vấn đề bức thiết của giáo dục hiện nay. Tại Đại
hội XII, Đảng chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đảng đưa ra
nhiệm vụ: “Chương trình mới chuyển sang cách tiếp cận năng lực, chú trọng
đến mục tiêu phát triển các phẩm chất của học sinh; không chỉ đòi hỏi học sinh
nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn chú trọng yêu cầu vận
dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành, giải quyết các tình huống trong học
tập và cuộc sống”. Chủ trương này đã thể hiện sự chỉ đạo của Đảng phải sử
dụngquan điểm tích hợp vào hoạt động dạy học. Theo GS Đinh Quang Báo:
“Khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, xu hướng chung của các
nước trên thế giới hiện nay là tăng cường tích hợp, đặc biệt ở cấp tiểu học và
THCS”.Trong cuốn Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ giáo dục

và Đào tạo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ
chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp
giảng dạy”;“Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học,
từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình
dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp
trongchương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học
của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách
đọc thêm, tham khảo” [1, tr.7].Với quan điểm chỉ đạo như trên, tích hợp là một
trong những quan điểm giáo dục được áp dụng vào hoạt động dạy học ở tất cả các
cấp học, bậc học của giáo dục phổ thông.
1.1.1. Quan niệm về tích hợp
Tích hợp là một trong những quan điểm đã và đang được vận dụng khi
xây dựng chương trình, SGK, SGV và dạy học hiện nay tại giáo dục nước ta.
Nhắc đến quan điểm tích hợp thì không ít nhà nghiên c ứu đã đưa ra các cách
hiểu khác nhau.


Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc
Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự
phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ
thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống
ấy.Còn theoTừ điển Tiếng Việt thì“Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp” [5, tr.92].
Từ điển Giáo dục học lại xác định: “Tích hợp là hành động liên kết các
đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [3, tr.233].
Như vậy, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học

khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn
học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Theo đó, năm 2002, Bộ GD&ĐT khẳng
định: “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong
thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo
nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (1, tr. 27). Nhấn mạnh hơn
tác dụng của quan điểm này, GS. Nguyễn Khắc Phi (Tổng Chủ biên) nêu ra
quan niệm về tích hợp như sau: “Tích hợp là một phương pháp hướng tới phối
hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học khác nhau
theo những hình thức mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục
tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau” [10, tr.47].
Các khái niệm, quan điểm trên đều nêu rõ mục đích tích hợp dạy học
tích hợp là hình thành và phát triển năng lực của người học. Đồng thời cũng
xác định rõ, các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố
của quá trình dạy học.
Quan điểm dạy học tích hợp kiến thức đã được nhiều nhà giáo dục ở
nước ta nghiên cứu và nhận thấy ý nghĩa thiết thực của nó trong xã hội học


×