Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài soạn Dạy học văn theo quan điểm tích hợp ở miền nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.99 KB, 7 trang )

Dạy học văn theo quan điểm tích hợp ở miền
nam (1954 – 1975)
Tích hợp là sự phối hợp các tri thức có quan hệ gần gũi,
mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ tác động
vào nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và
vững chắc. Theo chương trình Ngữ văn, dạy học theo
nguyên tắc tích hợp đã được hầu hết các nước trên thế giới
vận dụng từ lâu và hiệu quả đã được khẳng định. Một minh
chứng hiển nhiên cho điều này chính là ở miền Nam Việt
Nam, giai đoạn 1954 – 1975, chương trình và sách giáo
khoa Quốc văn cũng được biên soạn theo nguyên tắc tích
hợp. Đương nhiên, với rất nhiều những hạn chế chủ quan
và khách quan, sự vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy
học văn ở miền Nam, được cụ thể hóa qua chương trình và
sách giáo khoa, không thể đạt đến trình độ như chương
trình và sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay; nhưng rõ ràng
việc tìm hiểu thấu đáo vấn đề này vẫn có thể góp phần giúp
cho chúng ta giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra
trong thực tiễn dạy học Ngữ văn.
Trước hết, chương trình và sách giáo khoa Quốc văn ở
miền Nam cũng phối kết hợp giữa ba phần Văn học, Làm
văn và Tiếng Việt để chúng tích hợp với nhau trong thực
tiễn dạy học của giáo viên và học sinh. (Chương trình Quốc
văn có tên gọi khác với ba phần này, cụ thể là Giảng văn,
Luận văn và Văn phạm ). Trong ba phần, Luận văn được
đặc biệt đề cao vì các phần khác như Giảng văn, Văn phạm
phải xoay quanh một yếu mục rút trong phần Luận văn.
Chương trình viết: “Hình thức và nội dung của những bài
giảng văn phải phải phù hợp với chương trình Luận văn
đang được giảng dạy: chẳng hạn dạy những bài giảng văn
có tính cách miêu tả trong giai đoạn luận văn về loại miêu


tả, có tính cách thuật sự trong giai đoạn dạy luận văn về
thuật sự…” (1). Rõ ràng, với hình thức biên soạn này, giữa
hai phần Luận văn và Giảng văn sẽ có sự phối hợp, bổ sung
lẫn nhau; vừa tránh được sự trùng lặp, giẫm đạp lên nhau
về kiến thức, lại vừa có thể gia tăng phần thực hành, một
nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả dạy học.
Ngoài ra, phần Văn phạm cũng có sự phối kết hợp mật thiết
với phần giảng văn, cụ thể là các bài tập thực hành về văn
phạm đều lấy ngữ liệu từ bài giảng văn. Đó là chưa nói đến
phần Ngữ vựng, theo quan niệm của những người biên soạn
chương trình, nó sẽ không được học thành một bài biệt lập
mà chỉ học nhân bài giảng văn. Cụ thể là phần chú giải của
bài giảng văn sẽ có tác dụng mở rộng vốn từ cho học sinh.
Ngoài ra, hệ thống câu hỏi học bài của phần Giảng văn có
rất nhiều những câu hỏi về từ ngữ, yêu cầu học sinh phải
cắt nghĩa, lý giải cũng chính là một giải pháp hữu hiệu để
kết hợp dạy ngữ vựng cho người học. Theo các soạn giả,
đây chính là “một lối tránh cho môn Ngữ vựng khỏi giả tạo,
miễn cưỡng” (2). Khảo sát cuốn Quốc văn đệ thất (tương
đương với lớp 6) của nhóm tác giả Vũ Khắc Khoan, Tô
Đáng, Nguyễn Sỹ Tế, chúng tôi thấy các soạn giả thay thế
phần chú giải bằng mục danh từ Hán Việt, nhặt lấy các
danh từ Hán Việt trong bài ra giải nghĩa cho học sinh. Cách
làm này chẳng những có tác dụng mở rộng vốn từ cho học
sinh mà còn có tác dụng củng cố cho bài học Văn phạm,
giúp học sinh nhận biết rõ các từ loại trong hoạt động hành
chức của nó.
Như thế, các soạn giả đã tìm những điểm chung giữa ba
phần Giảng văn, Luận văn, Tiếng Việt để tạo ra sự tích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Quốc văn ở trường

phổ thông.
Xét về việc tổ chức bài học, sắp xếp thứ tự giữa các phần,
có thể nói sách giáo khoa miền Nam đã lựa chọn giải pháp
tích hợp ngang trong cùng một đơn vị bài học, để giữa các
bộ phận kiến thức có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Trật tự
giữa các phần cụ thể như sau:
- Luận văn (lý thuyết)
- Văn phạm (lý thuyết)
- Giảng văn
- Bài tập văn phạm
- Bài tập luận văn
Ở đây, xin lưu ý thêm là, một bài lý thuyết về Luận văn
không phải chỉ có một bài giảng văn tương ứng như sách
giáo khoa Ngữ văn hiện hành mà có thể gồm nhiều bài
giảng văn khác nhau. Ví dụ, bài đầu tiên của sách Quốc
văn lớp 6, đã dẫn, là bài lý thuyết Luận văn: Đại cương về
miêu tả nhân vật, tiếp theo đó là năm bài giảng văn đều có
nội dung là miêu tả nhân vật, bao gồm: Mười thương, Dân
chài, Người lính thời xưa, Người thua bạc, Một bà mối.
Ngoài ra, ở mỗi bài giảng văn đều có các bài tập Luận văn
tương ứng để củng cố lý thuyết; những bài tập đều gắn liền
với nội dung của bài giảng văn. Tương tự, các bài tập văn
phạm, như đã nói, cũng lấy ngữ liệu từ bài khóa được dạy
học cho học sinh. Chúng tôi đơn cử một bài soạn cụ thể từ
sách giáo khoa Quốc văn 6 để làm rõ vấn đề: Bài 1,
Phần lý thuyết Luận văn: Miêu tả nhân vật.
Phần lý thuyết văn phạm: Các âm, gồm nguyên âm và phụ
âm…
Giảng văn: bài Mười thương
Danh từ Hán Việt: Nhặt các danh từ Hán Việt trong bài để

chú giải: duyên, huyền, hữu tình.
Hệ thống câu hỏi học bài
Bài tập văn phạm: gồm các câu hỏi sau;
- D, G, R đọc khác nhau thế nào? Hãy dựa vào thí dụ để
chứng minh.
- S và X đọc giống nhau không?
- Phân biệt nguyên âm và phụ âm trong hai câu đầu của bài
Mười thương.
Bài tập luận văn: gồm các câu hỏi:
- Trong bài Mười thương trên đây, anh (chị) hãy:
+ Kể ra những chi tiết mô tả dung mạo (chân dung ngoài)
của người thiếu nữ.
+ Kể ra những chi tiết tả tính tình (chân dung trong) của
người thiếu nữ.
+ Nói rõ hơn những suy cảm của tác giả đối với người thiếu
nữ.
Đề tài đề nghị: Tả một người phụ nữ kiểu mẫu hiện đại
theo ý anh chị.
Như vậy, mỗi bài giảng văn sẽ có các bài tập văn phạm và
luận văn tương ứng, điều này tạo nên sự tích hợp linh hoạt
giữa ba phần, tăng hiệu quả học tập của học sinh. Một hệ
quả dễ nhận thấy nữa là, chương trình dành ưu tiên cho
hoạt động thực hành của học sinh hơn là học lý thuyết.
Tuy nhiên, ở chương trình Quốc văn miền Nam, phần văn
phạm chỉ được học ở hai lớp đầu cấp là lớp 6 và lớp 7. Mặt
khác theo quan niệm của các soạn giả, thì từ lớp 8 trở đi
“với số kinh nghiệm văn chương đã thu thập được trong
những năm trước, học sinh nên tập luyện cho có đầu óc
quán xuyến, tinh thần tổng hợp, do đó, chương trình không
sắp xếp theo tích hợp ngang trong từng bài mà theo hướng

từ khái quát tới tỉ mỉ, từ cụ thể đến thực hành” (2). Theo
tinh thần nói trên, sự tích hợp trong các lớp sau linh hoạt
hơn hai lớp đầu cấp. Tuy chỉ có sự tích hợp giữa Giảng văn
và Luận văn nhưng chúng cũng không thể phối hợp chặt
chẽ như trước.Theo chương trình, phần Giảng văn được đặt
trước, sau mới đến phần Luận văn và rõ ràng nó đã có một
sự đảo ngược về trật tự so với trước đây. Tuy nhiên, như
chúng ta đã nói, trong phần Luận văn gồm có hai phần là lý
thuyết và thực hành cho nên những soạn giả sách giáo khoa
có thể chọn phương án hợp lý để tích hợp Giảng văn và
Luận văn. Có thể nói phương án phổ biến nhất đấy chính là
gắn chặt phần thực hành Luận văn với Giảng văn, phần lý
thuyết có thể trình bày cuối sách. Trong cuốn Quốc văn 9
của Thế Uyên, ở phần văn xuôi, sau hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học các bài văn nghị luận về các chủ đề như
khái niệm văn chương, thái độ xử thế, vấn đề văn hóa xã
hội của những tác giả nổi tiếng như Phan Châu Trinh, Trần
Trọng Kim, Thạch Lam, Nhất Linh…, soạn giả Thế Uyên
đều soạn ra các đề nghị luận thực tập. Chúng, hoặc là đề
nghị luận văn học, hoặc là đề nghị luận xã hội, nhưng đều
gắn liền với nội dung bài khóa, hoặc nhân gợi ý của bài
khóa mà bàn rộng ra các vấn đề xã hội trước mắt. Ví dụ,
sau bài giảng văn Nghĩa vụ nhà làm báo của Phạm Quỳnh,
Thế Uyên soạn ra những đề luận thực tập sau:
1. Bình giải nhận định sau: Ai nói đến báo là nói đến dư
luận, ai nói đến dư luận là nói đến báo.
2. Trình bày những điểm đúng và sai trong nhận định sau:
Nhà báo nói láo ăn tiền.
3. Bình giải tư tưởng sau: không thể có dân chủ nếu không
có tự do báo chí.

Sự kết hợp này có thể giúp học sinh có thói quen tìm hiểu

×