Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Dạy học từ loại tiếng việt cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.88 KB, 123 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======
PHẠM THỊ PHƯƠNG TRANG

DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
Tiếng Việt, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học, Ban giám hiệu trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học
tập nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy cô giáo và các
em học sinh của trường Tiểu học Liên Hà (huyện Đan Phượng - thành phố Hà
Nội) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình điều tra khảo sát và
thực nghiệm thực tế để hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Lê Thị Lan
Anh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2018


Người thực hiện

Phạm Thị Phương Trang


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của
TS. Lê Thị Lan Anh và sự cố gắng của bản thân tôi. Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong khi nghiên cứu tôi đã kế thừa
thành quả của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu.
Các số liệu, căn cứ, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực. Đề tài
chưa được công bố trong bất kì một công trình khoa học nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với sự cam đoan này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Phạm Thị Phương Trang


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BT

:

bài tập

DT

:


danh từ

ĐT

:

động từ

GV

:

giáo viên

HS

:

học sinh

ND

:

nội dung

SGK

:


sách giáo khoa

TT

:

tính từ

VD

:

ví dụ

YC

:

yêu cầu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5

7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY
HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4 ................................. 7
1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học từ loại tiếng Việt cho học sinh lớp 4 ........ 7
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................ 7
1.1.1.1. Khái niệm từ loại.................................................................................. 7
1.1.1.2. Sự phân định từ loại tiếng Việt ............................................................ 8
1.1.1.3. Kết quả phân định từ loại tiếng Việt .................................................. 10
1.1.1.4. Sự chuyển hóa từ loại tiếng Việt........................................................ 20
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học ................................................. 23
1.1.2.1.Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học....................................................... 23
1.1.2.2. Đặc điểm sinh lí học sinh tiểu học ..................................................... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học từ loại tiếng Việt cho học sinh lớp 4 .. 26
1.2.1.Sự cần thiết của việc dạy học từ loại cho học sinh tiểu học .................. 26
1.2.2. Nội dung chương trình dạy học về từ loại tiếng Việt trong sách giáo
khoa Tiếng Việt lớp 4...................................................................................... 27
1.2.3. Thực trạng khả năng phân định và sử dụng từ loại Tiếng Việt của học
sinh lớp 4 ......................................................................................................... 31
1.2.3.1. Mục đích khảo sát .............................................................................. 31
1.2.3.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát .......................................................... 31


1.2.3.3. Cách thức và nội dung khảo sát ......................................................... 31
1.2.3.4. Kết quả khảo sát ................................................................................. 32
1.2.3.5. Nhận xét kết quả khảo sát .................................................................. 32
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO
HỌC SINH LỚP 4 .......................................................................................... 39
2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp dạy học về từ loại tiếng Việt cho học
sinh lớp 4 ......................................................................................................... 39

2.2. Các biện pháp nâng cao năng lực hiểu biết về từ loại cho giáo viên và học
sinh .................................................................................................................. 40
2.2.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về từ loại cho giáo viên tiểu học ............. 40
2.2.2. Biện pháp để học sinh lớp 4 nắm vững ý nghĩa về từ loại.................... 41
2.2.3. Biện pháp để học sinh phân biệt từ loại khi gặp hiện tượng chuyển loại
từ...................................................................................................................... 48
2.2.4. Vận dụng sáng tạo quy trình dạy học Luyện từ và câu kiểu bài hình
thành khái niệm ở lớp 4................................................................................... 51
2.3. Các biện pháp dạy học thực hành về từ loại cho học sinh lớp 4.............. 54
2.3.1. Rèn kĩ năng sử dụng từ loại cho học sinh lớp 4 thông qua xây dựng hệ
thống các dạng bài tập về từ loại..................................................................... 54
2.3.2. Rèn kĩ năng sử dụng từ loại cho học sinh lớp 4 thông qua các trò chơi
học tập ............................................................................................................. 62
2.3.3. Rèn kĩ năng sử dụng từ loại cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn
Tập làm văn..................................................................................................... 68
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 73
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 74
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 74
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................. 74
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 74
3.4. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 75


3.5. Cách tiến hành thực nghiệm..................................................................... 75
3.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................... 75
3.5.2. Tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng. ..................................... 75
3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 76
3.6. Giáo án thực nghiệm ............................................................................... 76
3.7. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 76
3.8. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm....................................................... 91

Kết luận chương 3 ........................................................................................... 92
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là cấp học nền tảng của chương trình giáo dục phổ thông và
các cấp học trên, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân
cách con người. Cùng với các môn học khác thì môn Tiếng Việt trong chương
trình bậc tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó là một môn học công
cụ, hình thành cho học sinh vốn ngôn ngữ chuẩn. Việc dạy học Tiếng Việt
trong nhà trường tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ
năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong
các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Qua đó, học sinh rèn luyện các thao
tác tư duy. Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức về tiếng Việt, về tự nhiên,
xã hội, về con người, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và
thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt cho mỗi học sinh.
Môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn độc lập và có vị trí
ngang hàng nhau. Trong số đó, phân môn Luyện từ và câu chiếm thời lượng
khá lớn. Nhiệm vụ của nó là giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và
trang bị cho học sinh một số hiểu biết về từ và câu. Bên cạnh đó, phân môn
này còn rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu trong cả hoạt động nói và
hoạt động viết cho học sinh. Để thực hiện nhiệm vụ trên thì các kiến thức về
từ loại trong phân môn Luyện từ và câu góp phần đóng một vai trò rất lớn.
Trong chương trình Tiếng Việt ở phổ thông nói chung và chương trình Tiếng
Việt ở tiểu học nói riêng thì dạy học từ loại là hoạt động không thể thiếu. Nếu
học sinh không có những hiểu biết rõ ràng về từ loại tiếng Việt, các em sẽ
lúng túng, nhầm lẫn trong các hoạt động sử dụng ngôn ngữ. Ngược lại, một

khi học sinh nắm vững được các kiến thức về từ loại thì việc các em nói hay
viết tiếng Việt sẽ chính xác, chuẩn ngữ pháp và hình thành ở các em năng lực
hoạt động ngôn ngữ.

1


Từ loại tiếng Việt có thể được chia thành hai nhóm chính là thực từ và
hư từ. Thực từ bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ. Còn hư từ
gồm có: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ. Học sinh tiểu học được tiếp
xúc, làm quen với các từ loại ngay từ những lớp đầu cấp nhưng chính thức
được học về khái niệm từ loại ở lớp 4. Ở lớp 4, học sinh ban đầu được cung
cấp các kiến thức về từ loại là danh từ, động từ, tính từ - ba loại từ cơ bản
trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Chính vì vậy, đây là một mảng kiến thức
khá rộng và tương đối phức tạp. Việc nhận diện và phân biệt danh từ, động từ,
tính từ nhiều khi không hề đơn giản với học sinh. Trong thực tế khi học đến
từ loại này thì nhiều em còn lúng túng và bộc lộ không ít hạn chế, các em hay
bị nhầm lẫn khi xác định ba từ loại này và càng khó khăn hơn trước những từ
loại có hiện tượng chuyển loại từ. Để việc dạy học từ loại đạt hiệu quả thì
người dạy trước hết cần nắm rõ thực trạng đó. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để
học sinh nắm chắc kiến thức, phân biệt đúng các từ loại. Có biết, có hiểu thì
các em mới có khả năng xác định, sử dụng từ loại đúng mục đích và hiệu quả
trong quá trình giao tiếp bằng văn bản nói, văn bản viết. Là một giáo viên tiểu
học trong tương lai, sau này sẽ trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt ở các
trường tiểu học thì câu hỏi đó là điều khiến tôi trăn trở. Không chỉ có ý nghĩa
thiết thực với công việc giảng dạy của tôi sau này mà đây có thể là nguồn tài
liệu giúp những giáo viên dạy ở các trường tiểu học tham khảo về nội dung,
phương pháp dạy học từ loại nhằm bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt cho học
sinh.
Chính vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Dạy học từ loại

tiếng Việt cho học sinh lớp 4 làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt
nghiệp của mình.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề về từ loại tiếng Việt đã được không ít các nhà ngữ pháp học,
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng như
nhiều người học tập, nghiên cứu về ngôn ngữ đưa ra tìm hiểu, bàn luận và
nghiên cứu từ đầu thế kỉ XX cho đến nay. Sau đây chúng tôi xin sơ lược qua
một số tài liệu viết về vấn đề này:
Năm 1986, trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt (Từ loại), tác giả Đinh Văn
Đức đã thể hiện các nội dung:
1. Bản chất và đặc trưng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại.
2. Hệ thống các từ loại tiếng Việt.
3. Từ loại là các phạm trù của tư duy.
Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại đã
quan tâm đến các vấn đề như khái niệm về từ loại, đối tượng, tiêu chí, mục
đích phân định từ loại. Tác giả còn tập trung nghiên cứu hệ thống từ loại cơ
bản, ranh giới giữa các từ loại cơ bản và không cơ bản.
Năm 2003, cuốn Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học) của tác giả Nguyễn
Văn Thành đã phân tích khá kĩ về từ loại và phân loại từ loại tiếng Việt thành
các nhóm nhỏ.
Cũng liên quan đến vấn đề phân loại từ loại tiếng Việt, Diệp Quang
Ban trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt (2004) đã đưa ra ba tiêu chuẩn để phân
định từ loại tiếng Việt dựa vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức
vụ cú pháp của từ. Qua đó, tác giả đã chia từ loại tiếng Việt thành hai lớp lớn:
thực từ và hư từ. Ngoài ra, tác giả đi sâu nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực
từ là danh từ, động từ, tính từ.
Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt (2007) của nhóm tác giả Bùi Minh
Toán - Nguyễn Thị Lương đã cung cấp khá đầy đủ các kiến thức về ngữ pháp,



đặc biệt là về từ loại. Đây là cơ sở quan trọng trong việc dạy học từ loại ở
Tiểu học.
Năm 2008, trong cuốn Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 4 do tác giả
Nguyễn Minh Thuyết chủ biên trong phần Hỏi - đáp về phân môn Luyện từ
và câu, tác giả có nói về danh từ riêng cụ thể là về tên riêng Việt Nam, tên
riêng nước ngoài và cách viết tên riêng. Tác giả còn nêu lên sự phân biệt giữa
động từ và tính từ dựa trên ba tiêu chí: ý nghĩa khái quát của từ, khả năng kết
hợp của từ, khả năng làm thành phần câu. Ngoài ra ông cũng nói một số nét
về hiện tượng chuyển loại từ đặc biệt với ba loại từ ở lớp 4 là danh từ, động
từ, tính từ với những ví dụ minh họa kèm theo.
Giáo trình Tiếng Việt 3 (2010) - Lê A (chủ biên) là một cuốn sách viết
đầy đủ về ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có phần nói về từ loại tiếng Việt khá
chi tiết. Những nội dung này đều nằm trong chương trình tiểu học và có thể
áp dụng vào thực tiễn dạy học.
Có thể thấy rằng những công trình nghiên cứu trên chủ yếu viết về mặt
lí thuyết của từ loại trong tiếng Việt mà chưa đào sâu nghiên cứu về việc dạy
học từ loại trong nhà trường tiểu học. Việc dạy và học từ loại tiếng Việt là
một nhiệm vụ khó khăn và cũng chỉ có một số công trình nghiên cứu. Đầu
tiên là phải kể đến cuốn sách Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học
(2000) của tác giả Lê Phương Nga. Cuốn sách chỉ ra những khó khăn mà học
sinh mắc phải khi xác định từ loại và cung cấp một số dạng bài tập từ loại cho
học sinh tiểu học. Tiếp đến trong cuốn Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học
(2007), tác giả Chu Thị Thủy An đề cập đến khái niệm từ loại, một số phương
pháp dạy học từ loại ở Tiểu học và đưa ra nhiều dạng bài tập từ loại cùng gợi
ý cụ thể tương ứng. Ngoài ra trong các khóa luận tốt nghiệp Đại học và sau
Đại học, chúng tôi cũng tìm thấy một số công trình bàn đến việc dạy học từ
loại ở Tiểu học. Tuy nhiên các công trình này mới nói về phương pháp dạy



học từ loại nói chung chứ chưa đi vào đối tượng học sinh cụ thể hoặc có đi
sâu nhưng cũng chỉ nói về một kĩ năng, khía cạnh của của việc dạy học từ
loại.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trên, tôi tìm
hiểu và thực hiện nghiên cứu đề tài Dạy học từ loại tiếng Việt cho học sinh
lớp 4.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong tìm ra các biện pháp nhằm nâng
cao khả năng nắm vững kiến thức từ loại và kĩ năng sử dụng các từ loại này
cho học sinh lớp 4. Nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học từ loại
trong phân môn Luyện từ và câu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Có 3 nhiệm vụ chính:
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận của việc dạy học từ loại
tiếng Việt cho học sinh lớp 4.
- Đề xuất các biện pháp dạy học từ loại tiếng Việt cho học sinh lớp 4.
- Thực nghiệm sư phạm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các biện pháp dạy học từ loại
tiếng Việt cho học sinh lớp 4.
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chỉ nghiên cứu việc dạy học từ loại
tiếng Việt cho học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Liên Hà, huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thống kê



- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khóa luận gồm 3
chương :
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học từ loại tiếng Việt
cho học sinh lớp 4
Chương 2. Các biện pháp dạy học từ loại tiếng Việt cho học sinh lớp 4
Chương 3.Thực nghiệm sư phạm


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4
1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học từ loại tiếng Việt cho học sinh lớp 4
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1. Khái niệm từ loại
Khái niệm về từ loại đã được nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp bàn luận
và đưa ra. Song vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về từ loại cho đến
nay. Một số quan niệm của một vài tác giả về từ loại có thể kể đến đó là:
Đinh Văn Đức [6,23] có đề cập rằng: Từ loại là những lớp từ có cùng
bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với
các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất
định trong câu. Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp
một ngôn ngữ nhất định.
Lê Biên [4,8] khẳng định rằng: Chỉ sự phân loại từ nào nhằm mục đích
ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp mới được gọi là từ loại.
Diệp Quang Ban [3] cũng cho rằng: Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn
từ trên bình diện ngữ pháp, đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp,
được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp
và quy loại.

Lê A [1,22] đã chỉ ra: Từ loại là lớp các từ có sự giống nhau về đặc
điểm ngữ pháp.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ loại, nhưng
nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều có chung quan điểm: Từ loại là kết
quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp, là lớp từ có sự giống nhau về
đặc điểm ngữ pháp.


1.1.1.2. Sự phân định từ loại tiếng Việt
a. Mục đích phân loại
Mục đích đầu tiên để phân định từ loại tiếng Việt là xây dựng được một
danh sách các từ loại của tiếng Việt.
Mục đích sâu xa của việc phân định từ loại là nhằm phát hiện bản chất
ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp
từ loại trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản của ngôn ngữ: làm
công cụ để giao tiếp, để tư duy trừu tượng. Từ đó có thể sử dụng các lớp từ
cho đúng quy tắc, hợp với phong cách và chuẩn của tiếng Việt hiện đại.
b. Tiêu chí phân loại
Trong tiếng Việt, việc lựa chọn tiêu chí, tiến hành phân tích phân định
từ loại phải xuất phát từ thực tiễn tiếng Việt, xuất phát từ đặc trưng của từ
tiếng Việt. Cụ thể, người ta dựa vào ba tiêu chí sau đây:
b1. Ý nghĩa khái quát của từ
Ý nghĩa khái quát của từ là ý nghĩa phạm trù có tính chất khái quát hóa
cao, nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa nghĩa của hàng loạt cái cụ thể.
Ví dụ: Các từ hoa, quả, nhà, núi, sông có ý nghĩa khái quát là từ chỉ sự vật,
các từ chạy, nhảy, ăn, vẽ, ngồi có ý nghĩa khái quát là các từ chỉ hoạt động,
các từ đẹp, xấu, chăm chỉ, cao có ý nghĩa khái quát là chỉ tính chất, đặc điểm.
Trong một phạm trù ý nghĩa lại có các ý nghĩa khái quát ở mức độ thấp
hơn. Các ý nghĩa khái quát thấp hơn này là tiêu chí để phân chia một từ loại
thành các tiểu loại. Ví dụ:

Trong phạm trù ý nghĩa sự vật (của danh từ) có thể phân biệt:
+ Nghĩa sự vật đơn thể: là ý nghĩa khái quát chung của những từ gọi tên
các sự vật tồn tại dưới dạng cá thể: bàn, ghế, xe, học sinh, trâu, lợn,…
+ Nghĩa sự vật tổng thể: là ý nghĩa khái quát chung của những từ gọi
tên tổng thể nhiều sự vật cùng loại: bàn ghế, xe cộ, quần áo, máy móc,…


Ý nghĩa khái quát là một tiêu chí quan trọng có tác dụng vạch ra thế đối
lập giữa các lớp từ và đóng vai trò chi phối những đặc điểm trong hoạt động
ngữ pháp của từ.
b2. Khả năng kết hợp của từ
Khả năng kết hợp của từ là sự phân bố các lớp từ trong một đơn vị cấu
trúc (lớn hơn từ) trong tiếng Việt. Các từ được phân bố cùng một vị trí, trong
một hoàn cảnh giống nhau có thể được tập hợp thành một từ loại, ví dụ như:
+ Danh từ có khả năng kết hợp với các từ các, tất cả, mọi, những,…,
các từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ này, kia, ấy, nọ, đó,… ở phía sau
(Ví dụ: ngày đó, những bông hoa này, một người…).
+ Động từ có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ ở phía
trước xong, rồi,… ở phía sau ( Ví dụ: đừng hỏi, hãy nói, đã đi, làm xong, ...)
+ Tính từ có khả năng kết hợp với các từ hơi, rất, quá, lắm,…( Ví dụ:
rất cao, hơi thấp, đẹp lắm…)
Có thể thấy, khả năng kết hợp của từ nghĩa là xem xét từ đó có khả
năng kết hợp được với những từ nào, đặc biệt là khả năng kết hợp với các hư
từ. Khả năng kết hợp với các hư từ chuyên dùng để xác định từ loại cho từ
đang được xét. Ngoài ra, nó còn có nghĩa xem xét xem từ đó đang đóng vai
trò là thành tố chính hay phụ trong cụm từ chính phụ.
Đặc trưng về khả năng kết hợp của các lớp từ là dấu hiệu chủ yếu về
ngữ pháp, có tác dụng quyết định trong việc phân định, quy loại các lớp từ
tiếng Việt về mặt từ loại.
b3. Chức năng ngữ pháp của từ

Trong hoạt động ngôn ngữ, ở cấu trúc câu, trong mỗi phát ngôn, các từ
thường đảm nhận những chức vụ ngữ pháp cụ thể. Tiêu chí này giúp ta xem
xét xem một từ nào đó có khả năng giữ chức vụ cú pháp gì ở trong câu. Căn
cứ vào tiêu chí này có thể xác định được bản chất từ loại, bởi lẽ các từ có


cùng bản chất từ loại thường giữ chức vụ cú pháp giống nhau. Chẳng hạn
những từ có thể đảm nhiệm vai trò các thành phần chính chủ ngữ, vị ngữ
(danh từ, động từ, tính từ, đại từ) và các từ chỉ đảm nhiệm được vai trò các
thành phần phụ, đi kèm với danh từ, động từ, tính từ (phụ từ, số từ), hoặc chỉ
đảm nhiệm vai trò kết nối các thành câu (quan hệ từ). Ngoài ra, còn có những
từ không đảm nhiệm vai trò cấu tạo một phần nào trong cấu trúc ngữ pháp của
câu, mà chỉ thể hiện ý nghĩa tình thái của câu (tình thái từ, trợ từ, thán từ).
1.1.1.3. Kết quả phân định từ loại tiếng Việt
Dựa theo ba tiêu chí trên, các nhà nghiên cứu thường chia từ loại tiếng
Việt thành hai nhóm lớn là thực từ và hư từ. Theo Lê Biên [4] thì từ loại tiếng
Việt có thể phân loại theo sơ đồ sau:
Từ loại tiếng Việt

Hư từ

Thực từ

Danh từ (1) Động Từ (2) Tính từ (3)
Số từ (4)

Phụ từ (6) Quan hệ từ (7) Tình thái

Đại từ (5)


Thán từ (9)

từ (8)

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt

Ngoài ra, cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng còn có một nhóm từ
nữa, gọi là nhóm từ trung gian. Tuy nhiên, trong phạm vi khóa luận, chúng tôi
chỉ xét ba lớp lớn trong nhóm thực từ là danh từ, động từ và tính từ.
a. Danh từ
Danh từ là một trong những từ loại cơ bản của thực từ.
- Về mặt ý nghĩa: Danh từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ
sự vật và các khái niệm trừu tượng [13,55].


- Về khả năng kết hợp: Danh từ là từ có khả năng kết hợp trực tiếp hoặc
gián tiếp với số từ ở trước (hay những từ chỉ lượng: những, các , mọi , mỗi,
mấy,… hay những đại từ chỉ lượng: bao nhiêu, bấy nhiêu,…) và với từ chỉ
định (này, kia, ấy, đó,…) ở phía sau [10].
- Về chức vụ cú pháp: Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu. Ngoài
ra, nó có thể làm bổ ngữ trong câu hoặc vị ngữ trong câu, không cần phụ từ.
Khi làm vị ngữ, danh từ đứng sau từ “là”.
Danh từ là một lớp từ lớn đa dạng về ý nghĩa, khả năng kết hợp, nên có
thể được phân thành nhiều lớp nhỏ theo những tiêu chí khác nhau, cụ thể là:
a1. Danh từ riêng và danh từ chung
Sự phân biệt DT riêng với DT chung dựa vào cách gọi tên của chúng.
a) Danh từ riêng là những từ gọi tên của từng người, từng sự vật cụ
thể… Danh từ riêng được viết hoa theo những quy định chung của chữ viết
tiếng Việt hiện nay và ít được dùng kèm với số từ. Bao gồm:
- Danh từ riêng chỉ người: Trần Quốc Tuấn, Hồ Chí Minh,…

Danh từ riêng chỉ tên người thường đi sau danh từ chỉ chức vụ theo hệ
thống đồng vị tố. Ví dụ: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
- Danh từ riêng chỉ sự vật :
+ Danh từ riêng chỉ sự vật là tên gọi của một con vật cụ thể.
Ví dụ: Ông già hỏi trong lúc ngước cổ lên trạm đèn và con Mi Mi tru
tréo vang dậy.

( Nguyễn Thi)

+ Danh từ riêng chỉ sự vật là tên gọi một đồ vật cụ thể.
Ví dụ: Trong tất cả các tiểu thuyết Đông Tây, có hai quyển tôi mê nhất
là Tam quốc và Đông chu liệt quốc.

( Nam Cao)

+ Danh từ riêng chỉ sự vật là tên gọi một tổ chức xã hội, chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục…Ví dụ: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...


+ Danh từ riêng chỉ sự vật là tên địa danh.
Ví dụ: đảo Phú Quốc, Hòn Tre, Sa Pa, Hà Nội,…
Danh từ riêng không mang nghĩa, chúng là tên gọi của từng người, tên
sách báo, tên miền đất,…Đây là mối quan hệ tương ứng giữa tên gọi và vật
được gọi tên. Yêu cầu của việc đặt tên riêng là phân biệt được từng vật cụ thể.
Trong việc xét nghĩa của câu, danh từ riêng thuộc kiểu nghĩa kinh nghiệm.
Danh từ riêng có loại thuần Việt và Hán Việt, có loại phiên âm từ tiếng
nước ngoài. Ví dụ: Ê-đi-xơn, Mạc Tư Khoa, Hi Mã Lạp Sơn,…
b) Danh từ chung chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính khái
quát, trừu tượng, không có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể

được gọi tên. Lớp danh từ chung rất lớn, bao gồm tất cả những lớp từ còn lại
trong danh từ. Dựa trên sự thể hiện và phân bố ý nghĩa khái quát về sự vật,
Diệp Quang Ban [3] đã tách danh từ chung thành danh từ tổng hợp và danh từ
không tổng hợp. Dựa vào khả năng kết số đếm ở phía trước, danh từ chung có
thể chia thành danh từ đếm được và danh từ không đếm được.
a2. Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp
a) Danh từ tổng hợp: bao gồm các từ có ý nghĩa tổng hợp, hiểu là gộp
thành một khối những sự vật khác nhau nhưng gần gũi với nhau. Về cấu tạo,
chúng là những từ ghép đẳng lập. DT tổng hợp có khả năng kết hợp như sau:
- Không kết hợp trực tiếp với số đếm. Ta chỉ nói bàn ghế, xe cộ,... chứ
không nói một bàn ghế, hai xe cộ,… Khi kết hợp với số đếm cần DT chỉ đơn
vị đi kèm. Ví dụ: một bộ quần áo, hai cặp vợ chồng, ba bộ ấm chén,…
- Danh từ chỉ đơn vị đi kèm là các từ chỉ đơn vị tập thể (bọn, đoàn, bộ,
đôi,…) và các phụ từ chỉ tổng thể (tất cả, toàn bộ, toàn thể, cả,…) .
b) Danh từ không tổng hợp: là các danh từ biểu thị tập hợp các sự vật,
hiện tượng cùng loại (ý nghĩa tổng loại), gồm các tiểu loại sau:


- Danh từ chỉ đơn vị: là danh từ chỉ các đơn vị sự vật. Chúng kết hợp
với các số từ. Danh từ chỉ đơn vị bao gồm:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: các danh từ này chỉ rõ loại sự vật nên
còn gọi là danh từ chỉ loại hay loại từ: cái, cây, tấm, hòn, sợi, trận, pho,…
Ví dụ:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

( Ca dao)


Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

( Tục ngữ )

+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: là các danh từ được quy ước để đo đếm
các loại nguyên vật liệu. Có thể là danh từ đo lường quy ước khoa học như:
mét, cân, mét vuông, mẫu, sào, héc ta, dặm,…hoặc là danh từ đo lường quy
ước dân gian bằng cách gọi tên các vật chứa hay các hành động tạo lượng
dùng làm đơn vị đo đếm như: thùng, bát, thìa, thúng, rổ, mâm, ngụm, hớp,
sải, đốt ngón tay,… Ví dụ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
+ Danh từ chỉ các đơn vị tập thể: là tên gọi của từng tập hợp sự vật, mối
tập hợp đó làm thành một khối có thể đếm được, chúng thường được kết hợp
với danh từ tổng hợp. Các từ đó là: bộ, đàn, bọn, cặp, đôi,…
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, phút, tháng, năm, buổi, thế kỉ,…
+ Danh từ chỉ đơn vị sự việc như: lần, chuyến, lượt, hiệp, keo,…
+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính nghề nghiệp như: làng, xã, huyện,
tỉnh, tổ, lớp, khối, ngành, môn, ban, tiểu đội, đại đội,…
- Danh từ chỉ vật thể: Các danh từ này chiếm một số lượng lớn .Về mặt
ý nghĩa, chúng có thể gồm 4 lớp con:
+ Danh từ chỉ người: học sinh, sinh viên, công nhân,…
+ Danh từ chỉ động vật: chó, mèo, gà, bò,…
+ Danh từ chỉ thực vật: bàng, khế, nhãn, mít,…
+ Danh từ chỉ đồ vật: bát, đũa, nhà, bàn, ghế,…


Về khả năng kết hợp, chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh
từ chỉ đơn vị tự nhiên.
- Danh từ chỉ chất liệu (chất thể): Các danh từ này chỉ sự tồn tại dưới
dạng các chất thuộc cả ba thể: thể rắn, thể lỏng, thể khí như: đá, xăng, đất,

sắt, thép, khói, hơi,…Chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh từ chỉ
đơn vị đo lường. Chẳng hạn: hai tấn sắt, ba lít xăng, một cân muối,…
Thực tế, một danh từ có thể được dùng khi thì với tư cách danh từ chỉ
vật thể (một giọt dầu), khi thì với tư cách danh từ chỉ chất liệu (một lít dầu), ở
mỗi trường hợp chúng được dùng với một danh từ chỉ đơn vị thích hợp.
- Danh từ có ý nghĩa trừu tượng: gồm các danh tử chỉ các vật thể tưởng
tượng: bụt, tiên, ma, quỷ, thần, thánh,...hay các danh từ chỉ khái niệm trừu
tượng: trí tuệ, lí luận, tư tưởng,…Thông thường, chúng ít kết hợp trực tiếp với
các số từ, nhưng cũng có trường hợp dùng với từ chỉ đơn vị.
- Danh từ chỉ hiện tượng thời tiết: có khả năng kết hợp với một số loại
từ riêng như: cơn bão, cơn mưa, ánh chớp, tia sét, tiếng sấm,…
a3. Danh từ đếm được và danh từ không đếm được
a) Danh từ đếm được là những danh từ có khả năng kết hợp trực tiếp
với số từ số đếm ở phía trước, gồm hai nhóm con:
- Danh từ đếm được tuyệt đối: là các danh từ dễ dàng xuất hiện trực
tiếp sau số từ chính xác, gồm có:
+ Danh từ chỉ đơn vị đại lượng quy ước khoa học: lít, mét, mẫu, sào,…
+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức xã hội và đơn vị nghề nghiệp:
nước, tỉnh, xã, đoàn, đội, nghề, môn,…
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: chốc, giây, phút, dạo, khi,…
+ Danh từ chỉ đơn vị không gian: xứ, vùng, miền, chốn, nơi,…
+ Danh từ chỉ lần của sự việc: trận, lần, phen, chuyến,..
+ Danh từ chỉ màu sắc, mùi vị, âm thanh: tiếng, màu, mùi,…


+ Danh từ chỉ chức vụ : nhà văn, nghệ sĩ, giám đốc,…
+ Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng: tài năng, lí lẽ, trí tuệ,…
- Danh từ đếm được không tuyệt đối: là những danh từ vốn không đếm
được, nhưng trong một số trường hợp sử dụng khá quen thuộc chúng có thể
xuất hiện trực tiếp sau số từ chính xác.

Ví dụ: Làng tôi ở có năm ao tròn, ba giếng cổ.
b) Danh từ không đếm được là những danh từ không kết hợp trực tiếp
với số đếm, khi kết hợp cần có danh từ chỉ đơn vị đi kèm, gồm:
- Danh từ chất thể: đường, muối, sữa, dầu, nước,…
- Danh từ tổng hợp: nhà cửa, ruộng vườn, quần áo, xe cộ,…
Như vậy, căn cứ vào mỗi tiêu chí khác nhau mà sự phân chia danh từ
cũng có sự khác biệt.
b. Động từ
Động từ cũng là một trong những từ loại cơ bản của thực từ.
- Về mặt ý nghĩa: Động từ là những từ chỉ các hành động, trạng thái,
các quan hệ dưới dạng tiến trình có mối quan hệ với chủ thể và diễn ra trong
thời gian nào đó.
- Về khả năng kết hợp: động từ thường có các phụ từ đi kèm: đã, sẽ,
đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ….. Khả năng kết hợp với “ hãy, đừng, chớ”
có tác dụng quy loại động từ vì tính từ và danh từ không có khả năng này.
Động từ còn kết hợp với các thực từ (danh từ) nhằm phản ánh các quan hệ
trong nội dung vận động trong quá trình.
- Về chức vụ cú pháp: động từ có khả năng đảm nhận nhiều chức vụ cú
pháp ở trong câu nhưng phổ biến và quan trọng nhất là làm vị ngữ. Khi làm vị
ngữ, nó đứng trực tiếp ngay sau chủ ngữ. Nhờ chức năng này mà tạo thành
một tiêu chuẩn đối lập giữa động từ và danh từ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất
khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ,…


Động từ được chia thành hai lớp con là động từ không độc lập và động
từ độc lập.
b1. Động từ không độc lập
Động từ không độc lập là những động từ có ý nghĩa biểu thị quá trình
chưa đầy đủ chưa trọn vẹn, chúng chỉ trạng thái vận động ở lúc bắt đầu hay
kết thúc quá trình, hoặc ý nghĩa quá trình không trực tiếp gắn với hành động

hay trạng thái cụ thể (“trống” nghĩa). Lớp động từ này thường không đứng
một mình khi đảm nhiệm vai trò ngữ pháp trong câu mà thường đòi hỏi kết
hợp với một từ khác hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ để khỏi “trống”
nghĩa. Tuy nhiên tính chất không độc lập của các động từ nhóm này chỉ mang
tính tương đối. Lớp động từ không độc lập được chia thành các nhóm sau đây:
a) Nhóm động từ tình thái
Động từ tình thái thường biểu thị các ý nghĩa tình thái, đó là:
- Ý nghĩa tình thái về sự cần thiết: nên, cần, phải, cần phải,…
- Chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, dám, nỡ, ...
- Chỉ ý nghĩa tình thái về khả năng: không thể, có thể, chưa thể, ...
- Chỉ ý nghĩa tình thái nguyện vọng, mong muốn: ước, mong, muốn,
mong muốn, mong ước, ước muốn...
- Chỉ ý nghĩa tình thái đánh giá, nhận định: xem, cho, thấy,…
- Chỉ ý nghĩa tình thái tiếp thụ, chịu đựng: được, bị, mắc, phải, ...
b) Nhóm động từ quan hệ
Động từ trong nhóm này biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các thực thể,
quá trình hay đặc trưng:
- Động từ chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm.
- Động từ chỉ quan hệ tồn tại (xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến): có, còn,
biến, mất, sinh (ra),…
- Động từ chỉ quan hệ sở hữu: có, gồm, thuộc, thuộc về, bao gồm,…


- Động từ chỉ quan hệ biến hóa: thành, hóa, hóa thành, trở thành,...
- Động từ chỉ quan hệ diễn biến thời gian: bắt đầu, tiếp tục, kết thúc,…
- Động từ chỉ quan hệ so sánh, đối chiếu: giống, khác, như, tựa, y hệt,...
- Động từ chỉ quan hệ diễn biến trong không gian: gần, xa,...
b2. Động từ độc lập
Động từ độc lập là những từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành động hoặc
trạng thái). Động từ độc lập có thể dùng được một mình khi đảm nhiệm các

chức năng ngữ pháp trong câu. Loại động từ này có số lượng lớn và gồm
nhiều tiểu loại. Kế thừa kết quả nghiên cứu của tác giả Lê A [1,33] thì theo ý
nghĩa khái quát và khả năng chi phối thành tố phụ, động từ độc lập được chia
thành hai nhóm sau:
a) Nội động từ
- Về ý nghĩa: chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không tác động tới đối
tượng bên ngoài.
- Về khả năng kết hợp với thành tố phụ: các động từ này không thể có
thành tố phụ (trực tiếp) chỉ đối tượng tác động.
Nội động từ có các nhóm nhỏ tiêu biểu:
- Nhóm động từ chỉ tư thế: đứng, ngồi, nằm, quỳ,...
- Nhóm động từ chỉ sự tự di chuyển: đi, chạy, nhảy, lên, xuống,...
- Nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí: băn khoăn, lo sợ,…
- Nhóm chỉ trạng thái tồn tại: có, còn, hết, mất, lặn, tàn, tan tác,...
b) Ngoại động từ
- Về ý nghĩa: chỉ những hoạt động có chuyển đến, tác động đến một đối
tượng nào đó.
- Về khả năng kết hợp với thành tố phụ: các động từ ngoại động thường
đòi hỏi thành tố phụ sau (trực tiếp) chỉ đối tượng tác động. Ví dụ: đẩy xe,
đánh giặc, viết thư, đọc truyện,…


Căn cứ vào ý nghĩa tiểu phạm trù và khả năng chi phối các thành tố phụ
sau, có thể chia động từ thành một số nhóm nhỏ:
- Nhóm động từ tác động: chỉ hành động tác động vào đối tượng làm
hình thành hay hủy diệt đối tượng, hoặc làm biến đổi đối tượng.
Ví dụ: đóng vở, xé giấy, nấu cơm, phá nhà,…
- Nhóm động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian.
Ví dụ: kéo thuyền, ném đá, lôi thùng hàng,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động phát nhận. Ví dụ: tặng bạn cái nón, trả

tiền cho khách hàng, vay tiền của doanh nghiệp, mượn sách của thư viện,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động kết nối các đối tượng: buộc, nối, hòa,
trộn, pha, kết hợp,… Ví dụ: buộc con trâu vào gốc cây, trộn vôi với cát,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động cầu khiến, gây khiến: bắt, nhờ, sai,
khiến, đề nghị, yêu cầu,… Ví dụ: nhờ bạn chép bài, mời khách dùng cơm,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động đánh giá đói tượng: gọi, lấy, coi, bầu,
cử, chọn,.. Ví dụ: bầu anh Việt làm bí thư, lấy dân làm gốc,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, nói năng:
biết, nghĩ, nói, thấy,… Ví dụ: thấy mọi người cười, biết anh ấy nói đúng,…
Ranh giới các tiểu nhóm động từ như vừa nêu cũng chỉ mang tính chất
tương đối. Trong hoạt động, động từ có thể chuyển tiểu loại, chuyển nhóm.
Khi đó, ý nghĩa và khả năng chi phối thành tố phụ của động từ cũng thay đổi.
Ví dụ: + Anh ta phóng mũi lao xa ba mươi mét. ( phóng: ngoại động từ)
+ Chiếc xe phóng đi trong màn đêm. ( phóng: nội động tử)
c. Tính từ
Tính từ cũng là một trong những từ loại cơ bản của thực từ.
- Về mặt ý nghĩa: tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng
của sự vật, thực thể hoặc của vận động, quá trình, hoạt động.


×