Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tìm hiểu về phép điệp trong các tác phẩm thơ thuộc phân môn tập đọc lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.88 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

CHU THỊ MỸ HẢO

TÌM HIỂU VỀ PHÉP ĐIỆP TRONG
CÁC TÁC PHẨM THƠ THUỘC PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PPDH Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học

ThS. GVC. Lê Bá Miên

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo Trường
Đại học Sư phạm Nội 2, các thầy, cô giáo trong trong khoa Giáo dục Tiểu
học, trường Tiểu học Tích Sơn - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc đã
tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo ThS.
GVC. Lê Bá Miên đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi có thể
hoàn thành tốt khóa luận này. Do hạn chế về thời gian và năng lực bản thân
nên khoá luận của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong


nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện
hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Chu Thị Mỹ Hảo


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Tìm hiểu về phép điệp trong các tác phẩm thơ thuộc phân
môn tập đọc lớp 5” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở
kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác
giả khác, cộng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo
ThS. GVC. Lê Bá Miên.
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này chưa được tác giả nào
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Chu Thị Mỹ Hảo


BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NXBGD

: Nhà xuất bản giáo dục


NXB

: Nhà xuất bản

GDTH

: Giáo dục Tiểu học

Tr.

: Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC .............. 7
TÌM HIỂU PHÉP ĐIỆP TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ ...................... 7
THUỘC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5. ........................................................ 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 7
1.1.1. Những hiểu biết chung về phép điệp ...................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 7
1.1.1.2. Phân loại............................................................................................... 8

1.1.2. Cơ sở tâm lí của học sinh lớp 5............................................................. 13
1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 ............................................. 13
1.1.2.2. Đặc điểm tình cảm của học sinh lớp 5 ............................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
1.2.1. Chương trình phân môn Tập đọc lớp 5 ................................................. 15
1.2.1.1. Vị trí của việc dạy đọc ở Tiểu học ..................................................... 15


1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ở Tiểu học .................................... 17
1.2.2. Thực trạng của việc dạy – học phép điệp ở trường Tiểu học. .............. 19
1.2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................ 19
1.2.2.2. Khó khăn ............................................................................................ 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 20
Chương 2 :....................................................................................................... 21
SỰ THỂ HIỆN CỦA PHÉP ĐIỆP TRONG CÁC BÀI THƠ......................... 21
THUỘC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 ....................................................... 21
2.1. Tiêu chí thống kê...................................................................................... 21
2.2. Miêu tả kết quả thống kê.......................................................................... 21
2.2.1. Điệp vần ................................................................................................ 21
2.2.2. Điệp thanh ............................................................................................. 21
2.2.3. Điệp cách quãng .................................................................................... 22
2.2.4. Điệp vòng tròn....................................................................................... 22
2.2.5. Điệp cú pháp ......................................................................................... 22
2.3. Nhận xét sơ bộ kết quả thống kê, phân loại ............................................ 23
2.4. Tìm hiểu hiệu quả của phép điệp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập
đọc lớp 5.......................................................................................................... 24
2.4.1. Điệp vần ................................................................................................ 24
2.4.2. Điệp thanh ............................................................................................. 26
2.4.3. Điệp cách quãng .................................................................................... 29
2.4.4. Điệp vòng tròn....................................................................................... 31

2.4.5. Điệp cú pháp ......................................................................................... 33


2.5. Một số biện pháp để nâng cao khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng
của phép điệp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp 5 .................... 40
2.5.1. Nâng cao khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của phép điệp thông
qua việc rèn kĩ năng đọc văn bản .................................................................... 40
2.5.2. Nâng cao khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của phép điệp thông
qua kĩ năng dựa vào ngôn ngữ ........................................................................ 40
2.5.3. Nâng cao khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của phép điệp thông
qua các dạng bài tập phù hợp .......................................................................... 41
2.5.4. Một số lưu ý chung ............................................................................... 43
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 48


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là chìa khóa vàng cho mọi dân tộc, mọi quốc gia tiến tới tương
lai. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối chính sách
ưu tiên cho giáo dục phát triển với tinh thần “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất
cho trẻ em”.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nêu mục tiêu của giáo dục là:
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để đáp ứng nền
kinh tế của nước nhà trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục Tiểu học được xem là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc dân, nó đặt nền tảng vững chắc trong việc giáo dục và phát triển toàn
diện nhân cách con người.
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn toán, môn Tiếng Việt có vị

trí rất quan trọng. Nhiệm vụ cơ bản của môn Tiếng Việt là hình thành cho học
sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học
Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung
cấp cho các em những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, những hiểu biết cơ
bản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và
nước ngoài. Đồng thời, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Là một loại hình lấy nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện, văn
chương có khả năng tác động kì diệu đến đời sống tâm hồn con người. Ở Tiểu
học, các biện pháp tu từ được dạy cho học sinh nhằm giúp các em rèn luyện
và nâng cao khả năng cảm thụ văn học, phát hiện cái hay, cái đẹp của tác
phẩm, thêm yêu thích, hứng thú với thơ ca. Trong đó phép điệp góp một phần

1


không nhỏ làm nên điều này. Một mặt, phép điệp có khả năng khắc họa hình
ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt
khác phép điệp còn làm cho lời nói trở nên cụ thể, sinh động, giàu sức biểu
cảm. Phép điệp được dùng trong các bài thơ làm cho thơ trở nên gần gũi, thân
quen, dễ thuộc, dễ nhớ hơn với học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học.
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học,Tập đọc là phân môn có
vị trí, ý nghĩa quan trọng. Là một phân môn thực hành, Tập đọc giúp hình
thành năng lực đọc cho học sinh đồng thời giáo dục cho học sinh lòng ham
đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm
việc với sách, làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được đọc đem lại nhiều
lợi ích với các em.
Từ những đặc điểm trên, tôi thấy rằng việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu

là phép điệp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc ở lớp 5 là cần thiết.
Bên cạnh khẳng định lí thuyết về phép điệp, đề tài còn là một cách tiếp cận
sách giáo khoa chuẩn bị cho việc giảng dạy sau này của bản thân ở trường
Tiểu học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về phép
điệp trong các tác phẩm thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp 5 ” để làm đề tài
nghiên cứu khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu về phép điệp dưới góc nhìn của nhà Phong cách
học Tiếng Việt và Ngữ pháp học văn bản.
Phép điệp là một biện pháp tu từ được nhiều nhà Phong cách học và Ngữ
pháp học văn bản đã quan tâm nghiên cứu.
Nhiều nhà Phong cách học đã nghiên cứu về phép điệp trong những giáo
trình mà họ biên soạn như:
- Đinh Trọng Lạc (1964), “Giáo trình Việt ngữ”, tập III (Tu từ học).


- Võ Bình, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa (1982), Nguyễn Thái Hòa
(1997), “Phong cách học tiếng Việt”, NXBGD .
- Cù Đình Tú (1983), “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”,
NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.
- Đinh Trọng Lạc (1999), “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”,
NXBGD.
Tác giả Đinh Trọng Lạc đã tiếp tục kế thừa và phát triển quan điểm của
mình và các nhà Việt ngữ trước đó. Theo đó, ông đưa điệp đầu câu, điệp cuối
câu vào tiểu loại là điệp cách quãng. Ta có ba loại điệp sau đây:
- Điệp nối tiếp.
- Điệp ngữ cách quãng.
- Điệp ngữ vòng tròn.
[(8), tr. 93- 94]

Bên cạnh đó, các nhà Ngữ pháp học văn bản cũng đã nghiên cứu về phép
điệp trong những giáo trình mà họ biên soạn như:
- Trần Ngọc Thêm (1985), “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”, NXB
đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
- Diệp Quang Ban (2005), “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXBGD.
Trong các tác phẩm trên, phép điệp được nghiên cứu ở các nội dung cơ
bản như:
+ Khái niệm về phép điệp
+ Cách phân loại phép điệp
+ Sơ lược chức năng hoặc tác dụng của phép điệp
2.2. Việc nghiên cứu về phép điệp của sinh viên trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2.
Gần đây, nghiên cứu về phép điệp trong các văn bản nghệ thuật cũng thu
hút nhiều sinh viên khi làm khóa luận tốt nghiệp. Có thể kể ra đây những đề


tài khóa luận và tác giả thực hiện đề tài đó:
- “Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Việt Nam hiện đại”,
Nguyễn Tố Tâm, sinh viên K24B, khoa Ngữ văn, 2002. Qua khóa luận, ta
thấy được hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Việt Nam hiện đại.
- “ Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Nguyễn Bính”, Trần Thị
Thanh Bình, sinh viên K28, khoa Ngữ văn, 2006. Qua khóa luận, ta thấy được
hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Nguyễn Bính.
- “Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ lục bát hiện đại
Đồng Đức Bốn”, Trần Thị Minh Yến, K31, khoa Ngữ văn, 2009. Qua khóa
luận, ta thấy được hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ lục bát hiện đại
Đồng Đức Bốn.
- “ Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc
phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4”, Lưu Thị Kim Nhài, K33,
khoa GDTH, 2011. Khóa luận đã bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp

trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc ở Tiểu học, cụ thể là ở lớp 4.
- “ Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học”, Lê Thị Thúy Ngân, K34A, khoa
GDTH, 2012. Khóa luận đã tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các
văn bản thơ thuộc phân môn Tập đọc, Chính tả của SGK Tiếng Việt lớp 2, 3.
- “ Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi
(cứ liệu khảo sát: SGK “Tiếng Việt” Tiểu học sau năm 2000)”, Hoàng
Phương Thảo, K34B, khoa GDTH, 2012. Khóa luận đã tìm hiểu hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi ở tất cả các lớp 1, 2, 3,
4, 5.
Nhìn chung, phép điệp đã thu hút các bạn sinh viên nghiên cứu. Từ đó cho
thấy đây là vấn đề không còn là đề tài mới mẻ song cũng cho thấy phép điệp


là một biện pháp tu từ rất quan trọng, tạo ra hiệu quả nghệ thuật cho các tác
phẩm, đặc biệt là trong văn thơ.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu về điệp ngữ
xuất hiện khá nhiều ở khoa Ngữ văn, khoa Giáo dục Tiểu học. Nhưng “Tìm
hiểu về phép điệp trong các tác phẩm thơ thuộc phân môn tập đọc lớp 5”
chắc chắn là không cũ vì nó chưa trùng lặp với bất kì một đề tài nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1 Mục đích
Nghiên cứu vấn đề tìm hiểu về phép điệp trong các tác phẩm thơ thuộc
phân môn Tập đọc lớp 5 này, chúng tôi hướng tới hai mục đích:
- Thứ nhất, xem xét hiệu quả của phép điệp trong các tác phẩm thơ của
SGK Tiếng Việt 5.
- Thứ hai là nghiên cứu về hiệu quả của phép điệp, từ đó góp phần giúp
người giáo viên đưa ra các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hứng thú và
kết quả học tập về phép điệp cho học sinh, rèn luyện tư duy hình tượng, nâng
cao năng lực cảm thụ về văn học cho trẻ .

3.2 Nhiệm vụ
Khóa luận này chúng tôi đi giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các vấn đề lí thuyết có liên quan về phép điệp.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét hiệu quả các phép điệp trong một
số tác phẩm thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp 5.
- Tổ chức dạy học, khảo sát thực tế để tìm hiểu khả năng phát hiện ra phép
điệp trong các bài thơ ở SGK Tiếng Việt lớp 5 của học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về phép điệp trong một số tác phẩm thơ thuộc phân môn Tập
đọc lớp 5.


5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phép điệp trong các tác phẩm thơ thuộc
phân môn Tập đọc lớp 5.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân loại.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp miêu tả.
Đề tài được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu, tìm hiểu và đọc các tài liệu liên quan
đến đề tài.
Bước 2: Khảo sát, thực nghiệm ở trường Tiểu học, tiến hành thu thập và
xử lý số liệu, viết đề tài, chỉnh sửa đề tài.
Bước 3: Hoàn chỉnh đề tài, đóng quyển, nộp văn bản.
7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tìm hiểu phép điệp
trong một số tác phẩm thơ thuộc phân môn tập đọc lớp 5.
Chương 2: Sự thể hiện của phép điệp trong một số bài thơ thuộc phân
môn Tập đọc lớp 5.


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
TÌM HIỂU PHÉP ĐIỆP TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ
THUỘC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5.
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Những hiểu biết chung về phép điệp
1.1.1.1. Khái niệm
Trong văn chương, điệp là một trong những phương tiện tu từ ngữ nghĩa
cơ bản. Khi bàn về vấn đề này các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khác
nhau và chưa có một định nghĩa chung nhất, mang tính khái quát về phép
điệp.
Trong cuốn “Giáo trình Việt ngữ”, tập III (Tu từ học), tác giả Đinh Trọng
Lạc đã phát hiện:
“ Trong giao tiếp, không phải do cẩu thả mà chính do một dụng ý, tác
giả muốn nhấn mạnh vào những từ ngữ cần thiết, để cho tư tưởng, tình cảm
biểu hiện trở nên mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Trong trường
hợp này, chúng ta có điệp ngữ”.
[(8), tr.237- 238]
Sau này, ở giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Thái
Hòa lại cho rằng:
“Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ... nhằm
mục đích mở rộng ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm

trong lòng người đọc, người nghe”.


Trong các định nghĩa được các nhà nghiên cứu trình bày, chúng tôi chọn
định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “ 99 phương tiện và biện
pháp tu từ ”, NXBGD, 1999 :
Điệp ngữ (còn gọi: lặp) là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích
nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm
trong lòng người đọc, người nghe.
1.1.1.2. Phân loại
a, Xét theo phương tiện tu từ cú pháp
Căn cứ vào tính chất của tổ chức cấu trúc, điệp ngữ được chia thành:
 Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp lại
trực tiếp đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến.
Ví dụ:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
 Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ cách quãng là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp
lại đứng cách xa nhau nhằm gây một ấn tượng nổi bật và có tác dụng âm nhạc
rất cao.
Ví dụ:
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng.
(Thế Lữ)



 Điệp ngữ vòng tròn
Điệp ngữ vòng tròn là một dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn. Chữ
cuối câu trước được láy lại thành chữ cuối câu sau và cứ thế, làm cho câu thơ
liền nhau như đợt sóng. Người ta thường dùng nó trong thơ trữ tình để diễn tả
một cảm giác triền miên.
Ví dụ:
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri.
(Đồng dao)
 Điệp cú pháp
Để phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin
đưa thêm một kiểu điệp, đó là điệp cú pháp.
Điệp cú pháp là lặp lại cấu trúc của một từ, một câu, một nhóm câu
nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, âm hưởng cho
câu văn, câu thơ.
Cần phân biệt điệp cú pháp có dụng ý tu từ với hiện tượng trùng lặp cấu
trúc ngẫu nhiên trong một đoạn văn. Dấu hiệu để nhận ra phép điệp cú pháp là
ở chỗ, ngoài phần có chung về cấu trúc, còn có chung một chủ đề, và láy lại
một số từ nhất định.
Ví dụ 1:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(Quê hương, Đỗ Trung Quân)



10


Ví dụ 2 :
Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai
thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn
trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ẩm âm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b, Xét theo biện pháp tu từ ngữ âm, văn tự
Căn cứ vào phương thức cấu tạo, có thể chia các biện pháp tu từ ngữ âm
thành 2 nhóm trong đó có nhóm điệp các yếu tố, bao gồm 3 biện pháp (điệp
phụ âm, điệp vần và điệp thanh).
 Điệp phụ âm đầu
Điệp phụ âm đầu là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo
ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại phụ âm đầu, nhằm mục đích
tăng tính tạo hình và diễn cảm cho những câu thơ.
Ví dụ 1:
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
(Nguyễn Khuyến)
Ví dụ 2:
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
(Tố Hữu)
 Điệp vần


11


Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng
điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm
mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.
Ví dụ 1:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
(Tố Hữu)
Ví dụ 2:
Bác đi di chúc giục lòng ta
Á Âu đâu cũng lòng trong đục.
(Tố Hữu)
 Điệp thanh
Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự
trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại thanh điệu, thường là cùng thuộc
nhóm bằng hay cùng thuộc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng tính tạo hình và
diễn cảm của câu thơ.
Ví dụ 1:
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Tản Đà)
Ví dụ 2:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
(Xuân Diệu)



1.1.2. Cơ sở tâm lí của học sinh lớp 5
Học sinh lớp 5 thường có độ tuổi là 11 tuổi. Là học sinh lớp cuối cấp, các
em có đặc điểm tâm lí rất khác so với học sinh ở các lớp đầu tiểu học. Chúng
ta có thể chỉ ra đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 ở các phương diện sau:
1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5
a, Đặc điểm tư duy của học sinh lớp 5
Tư duy là quá trình nhận thức giúp học sinh tiếp thu, phản ánh được bản
chất của đối tượng học tập mà trước đó được học.
Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học thể hiện rõ ở từng độ tuổi
gắn với từng lớp học. Ở giai đoạn đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3) tư duy của các
em là tư duy cụ thể dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng. Ở giai
đoạn sau (lớp 4, 5), tư duy cụ thể của các em vẫn phát triển, nhưng tư duy
trừu tượng dần chiếm ưu thế. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành
cấu trúc tương đối hoàn chỉnh. Học sinh đã bước đầu biết khái quát hóa đối
tượng, biết phán đoán và suy luận; biết tiến hành so sánh, biết đi tìm sự giống
và khác nhau của đối tượng, song còn ở mức độ đơn giản.
b, Đặc điểm tri giác của học sinh lớp 5
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh trọn vẹn thuộc tính bề ngoài của
đối tượng. Tri giác là mức độ phát triển cao của sự quan sát. Nhờ tri giác mà
học sinh không những nhận biết được các đối tượng, sự vật của các môn học
mà nó cung cấp số liệu, dữ kiện để học sinh tư duy, từ đó mà phát hiện bản
chất của đối tượng.
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính không chủ định và thường tập
trung vào một vài chi tiết nào đấy và đó thường là tất cả. Khả năng tri giác
của các em phụ thuộc vào đặc điểm của chính đối tượng. Năng lực tri giác của
các em ngày càng phát triển thông qua quá trình học tập và theo hướng ngày
càng chính xác, đầy đủ và chọn lọc hơn. Các loại tri giác phát triển mạnh, vì


vậy học sinh càng ngày càng có khả năng quan sát tinh tế hơn để tìm ra dấu

hiệu đặc trưng của đối tượng, biết phân tích, tổng hợp và tìm được mối liên hệ
giữa chúng. Tri giác đã có mục đích, phương hướng rõ ràng.
c, Khả năng tưởng tượng của học sinh lớp 5
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có.
Khả năng tưởng tượng được hình thành và phát triển qua các hoạt động học
tập và các hoạt động khác của học sinh. Tưởng tượng ở các em phát triển theo
khuynh hướng là dần tiến đến phản ánh đúng đắn, đầy đủ hiện thực trên cơ sở
những tri thức tương ứng. Hình ảnh của tưởng tượng dần trở nên chính xác, rõ
ràng, hoàn chỉnh hơn về logic và kết cấu; các chi tiết thừa trong hình ảnh càng
giảm và được gọt giũa hơn, tinh giản hơn, mạch lạc, sát thực hơn. Tính trực
quan trong hình ảnh tưởng tượng không cao như ở giai đoạn đầu Tiểu học, tức
là hình ảnh tưởng tượng không cần xây dựng trên những đối tượng cụ thể.
Tưởng tượng của các em được phát triển và phong phú hơn và có sự hòa
quyện chặt chẽ giữa tưởng tượng phóng khoáng và hiện thực.
d, Đặc điểm chú ý của học sinh lớp 5
Chú ý là trạng thái tâm lí của học sinh giúp các em tập trung vào một hoặc
một số đối tượng để các đối tượng này được phản ánh tốt nhất. Chú ý không
phải là một quá trình nhận thức, không tồn tại độc lập mà nó đi kèm với các
quá trình nhận thức.
Ở các em, chú ý không chủ định vẫn tiếp tục phát triển, chú ý có chủ định
bắt đầu bền vững ở giai đoạn này. Khối lượng chú ý của các em tăng lên, hình
thành kĩ năng phân phối chú ý và biết chú ý vào nội dung cơ bản của bài học.
Chú ý hướng ra bên ngoài chiếm ưu thế, chú ý hướng vào bên trong còn non
yếu.


e, Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 5
Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và

từ vựng. Do được học nhiều môn và phạm vi tiếp xúc được mở rộng vì vậy
vốn từ của các em đã tăng lên một cách đáng kể. Khả năng hiểu nghĩa của từ
cũng phát triển: từ chỗ hiểu một cách cụ thể, cảm tính các em đã hiểu nghĩa
của từ một cách khái quát, trừu tượng hơn. Trẻ thường hiểu nghĩa của từ gắn
với nội dung cụ thể của bài khóa và việc hiểu nghĩa bóng của từ còn gặp
nhiều khó khăn với trẻ. Ngôn ngữ viết được hình thành, phát triển mạnh
nhưng vẫn nghèo hơn so với ngôn ngữ nói.
Trên những cơ sở của sự phát triển đó, kĩ năng đọc của trẻ dần được hoàn
thiện. Tuy vậy, trẻ vẫn gặp khó khăn khi đọc hiểu do không có sự hỗ trợ của
các biểu hiện bên ngoài của ngôn ngữ, chưa hiểu được các thủ thuật,...
1.1.2.2. Đặc điểm tình cảm của học sinh lớp 5
Tình cảm là một mặt rất quan trọng của đời sống tâm lí con người. Đối với
học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu quan trọng gắn liền
nhận thức và hoạt động của các em. Tình cảm tích cực thúc đẩy các hoạt
động, kích thích các em nhận thức. Tình cảm không tự nhiên mà có, nó
thường bộ lộ ra trong những hoàn cảnh “có vấn đề”.
Ở độ tuổi này, tình cảm của các em thường gắn bó với những sự vật, hiện
tượng cụ thể, sinh động, gần gũi, thân quen. Các em rất dễ xúc động, khó kìm
hãm được tình cảm của mình song nó chưa sâu sắc và rất dễ biến đổi. Các em
cần có sự bồi đắp về tình cảm để tình cảm trở nên bền vững hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chương trình phân môn Tập đọc lớp 5
1.2.1.1. Vị trí của việc dạy đọc ở Tiểu học


Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư
tưởng, tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn
đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể
tiếp thụ nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình
thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết

đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, biết tìm hiểu, đánh
giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc,
con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ
giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm
của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không
chỉ được thức tỉnh nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước
mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi
dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ
sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách
toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng
quan trọng, vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là
học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
Vì những lẽ trên, dạy học có một ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành
một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Trước hết là trẻ phải
học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một ngôn
ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập những môn
khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện học tập để học
sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đó là một khả năng
không thể thiếu được của mỗi con người trong thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ
cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn,
bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em suy nghĩ


một cách tích cực, logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có
một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển
1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ở Tiểu học
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình
thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng

cũng là bốn yêu cầu của về chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý
thức và đọc diễn cảm.
Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành
phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học
sinh. Làm cho sách được tôn kính trong trường học, đó là một trong những
điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác,
thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả
năng đọc là có lợi ích với các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một con
đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
1.2.1.3. Nội dung chương trình Tập đọc lớp 5
a, Chương trình dạy học Tập đọc
Từ năm học 2000 – 2003, chương trình Tiếng Việt 2000 (còn gọi là
chương trình 175 tuần) không kể những tuần ôn tập dành cho 5 lớp Tiểu học
bao gồm 42 bài Tập đọc ở lớp 1và 365,5 tiết Tập đọc ở lớp 2, 3, 4, 5.
Phân môn Tập đọc ở lớp 5 gồm 66 tiết/năm, mỗi tuần có 2 tiết, có 40 bài
văn xuôi và 18 bài thơ, 2 vở kịch (trích).
b, Sách giáo khoa Tập đọc lớp 5


Các tác phẩm thơ tập một

- Chủ đề Việt Nam – Tổ quốc em:
+ Sắc màu em yêu - Theo Phạm Đình Ân
- Chủ đề Cánh chim hòa bình:


+ Bài ca về trái đất – Theo Định Hải
+ Ê-mi-li, con... - Theo Tố Hữu
- Chủ đề Con người với thiên nhiên:
+ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà – Theo Quang Huy

+ Trước cổng trời – Theo Nguyễn Đình Ảnh
- Chủ đề Giữ lấy màu xanh:
+ Tiếng vọng – Theo Nguyễn Quang Thiều
+ Hành trình của bầy ong – Theo Nguyễn Đức Mậu
- Chủ đề Vì hạnh phúc con người:
+ Hạt gạo làng ta – Theo Trần Đăng Khoa
+ Về ngôi nhà đang xây – Theo Đồng Xuân Lan
+ Ca dao về lao động sản xuất – Ca dao
 Các tác phẩm thơ tập hai
- Chủ đề Vì cuộc sống thanh bình:
+ Cao Bằng – Theo Trúc Thông
+ Chú đi tuần - Theo Trần Ngọc
- Chủ đề Nhớ nguồn:
+ Cửa sông – Theo Quang Huy
+ Đất nước – Theo Nguyễn Đình Thi
- Chủ đề Nam và nữ:
+ Bầm ơi – Theo Tố Hữu
- Chủ đề Những chủ nhân tương lai của đất nước:
+ Những cánh buồm – Theo Hoàng Trung Thông
+ Sang năm con lên bảy – Theo Vũ Đình Minh
+ Nếu trái đất thiếu trẻ con – Theo Đỗ Trung Lai


×