Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TÔ MINH HIỀN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TÔ MINH HIỀN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN THANH HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: TÔ MINH HIỀN
Sinh ngày 06 tháng 03 năm 1975
Quê quán: huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi
Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Chi nhánh Tỉnh Bến Tre
Là học viên cao học Khóa XVII - Lớp 17B1, niên khóa (2015 - 2017) của
trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Cam đoan đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre
Mã số: 60.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.; TS. ĐOÀN THANH HÀ
Luận văn đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

TP.HCM, ngày 06 tháng 3 năm 2018
Tác giả
TÔ MINH HIỀN


2

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
thầy PGS.TS.Đoàn Thanh Hà đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập để tôi có
nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn và ứng dụng trong quá trình công tác
của mình.
Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi
để tôi làm việc, học tập và hoàn thành tốt luận văn.
Cuối cùng, xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre luôn dồi
dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt đƣợc nhiều thành công trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Tô Minh Hiền


3

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. 2
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 8
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 9
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................... 10
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 11
1.

Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 11

2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 12

2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 12
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 12
3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 12

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 13

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 13

6.


Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................... 14

7.

Bố cục đề tài ..................................................................................................... 14

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................ 16
1.1 HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................... 16
1.1.1 Khái niệm huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại ........................................ 16
1.1.2 Vai trò của huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại ....................................... 17
1.1.3 Các hình thức huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại................................... 18
1.1.3.1

Nhận tiền gửi của khách hàng.................................................................... 18

1.1.3.2

Phát hành giấy tờ có giá ............................................................................. 19

1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........... 20


4

1.2.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại ......................... 20
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại ............... 20
1.2.2.1


Mức độ tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn huy động.............................. 20

1.2.2.2

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động so với nhu cầu sử dụng vốn ....... 21

1.2.2.3

Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào ............................................................ 22

1.2.2.4

Sự đa dạng hóa các hình thức huy động vốn ............................................. 23

1.2.2.5

Quản lý rủi ro liên quan đến huy động vốn ............................................... 23

1.2.2.6 Mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động huy động vốn tại ngân
hàng thƣơng mại ........................................................................................................ 23
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN ĐẾN
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................ 25
1.3.1 Yếu tố khách quan ............................................................................................ 25
1.3.1.1

Sự phát triển của nền kinh tế ..................................................................... 25

1.3.1.2

Hành lang pháp lý ...................................................................................... 25


1.3.1.3

Mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng ............................................................. 26

1.3.1.4

Tình hình chính trị ..................................................................................... 26

1.3.1.5

Yếu tố văn hóa - xã hội .............................................................................. 26

1.3.1.6

Yếu tố dân cƣ ............................................................................................. 27

1.3.2 Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 27
1.3.2.1

Uy tín của ngân hàng ................................................................................. 27

1.3.2.2

Mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng ................................... 28

1.3.2.3

Khả năng cân đối nguồn vốn ..................................................................... 28


1.3.2.4

Lãi suất huy động ....................................................................................... 29

1.3.2.5

Sản phẩm huy động.................................................................................... 29

1.3.2.6

Hoạt động marketing ................................................................................. 30

1.3.2.7

Chất lƣợng của đội ngũ nhân viên ............................................................. 30

1.3.2.8

Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin .................................................... 30

1.4 KINH NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Ở MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG


5

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN
TRE
.................................................................................................................... 31
1.4.1 Kinh nghiệm về hiệu quả huy động vốn ở một số nƣớc trên thế giới .............. 31

1.4.1.1

Indonesia .................................................................................................... 31

1.4.1.2

Thái Lan ..................................................................................................... 32

1.4.2 Bài học kinh nghiệm về hiệu quả huy động vốn đối với Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre......................... 33
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
TỈNH BẾN TRE ........................................................................................................ 36
2.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
TỈNH BẾN TRE ........................................................................................................ 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre .......................................................... 36
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Chi nhánh Tỉnh Bến Tre ............................................................................................ 38
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017 .............................. 40
2.1.3.1

Hoạt động huy động vốn ............................................................................ 40

2.1.3.2

Hoạt động cấp tín dụng .............................................................................. 41


2.1.3.3

Hoạt động dịch vụ ...................................................................................... 45

2.1.3.4

Kết quả tài chính của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017 .............. 47

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN
TRE
.................................................................................................................... 48
2.2.1 Môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm
2012 – 2017 ............................................................................................................... 48
2.2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2012 - 2017 .............. 51
2.2.2.1

Các hình thức huy động vốn đa dạng tại Chi nhánh .................................. 51


6

2.2.2.2

Mức độ tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn huy động.............................. 57

2.2.2.3


Quy mô nguồn vốn huy động so với nhu cầu sử dụng vốn ....................... 61

2.2.2.4

Cơ cấu nguồn vốn huy động so với nhu cầu sử dụng vốn ......................... 62

2.2.2.5

Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào ............................................................ 72

2.2.2.6

Quản lý rủi ro liên quan đến huy động vốn ............................................... 73

2.2.3 Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre ...... 75
2.2.3.1

Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 75

2.2.3.2

Kết quả khảo sát ......................................................................................... 76

2.2.3.3

Phân tích kết quả khảo sát.......................................................................... 79

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN

TRE
.................................................................................................................... 81
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc............................................................................................... 81
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................. 83
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ................................................................................ 86
3.1 ĐỊNH HƢỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020 ....................................................................................................... 86
3.1.1 Định hƣớng nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank đến năm 2020 ... 86
3.1.2 Định hƣớng nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank Bến Tre giai đoạn
2017 – 2020 ............................................................................................................... 87
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH TỈNH BẾN TRE ........................................................................................ 89
3.2.1 Giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động theo hƣớng có quy mô và cơ cấu vốn
hợp lý .................................................................................................................... 89
3.2.1.1

Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng ......................................................... 90

3.2.1.2

Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn .............................................................. 91


7

3.2.2 Giải pháp xây dựng chiến lƣợc huy động vốn phù hợp đảm bảo khả năng cạnh

tranh
.................................................................................................................... 92
3.2.2.1

Đa dạng hóa sản phẩm huy động ............................................................... 92

3.2.2.2

Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất ............................................................. 94

3.2.2.3 Có chiến lƣợc huy động vốn và chính sách ƣu đãi phù hợp đối với từng
đối tƣợng khách hàng ................................................................................................ 95
3.2.3 Các giải pháp bổ trợ khác ................................................................................. 96
3.2.3.1

Hiện đại hóa công nghệ thông tin .............................................................. 96

3.2.3.2

Đẩy mạnh các hoạt động marketing trên thị trƣờng .................................. 96

3.3 KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 98
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
.................................................................................................................... 98
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ........................................ 101
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 105
PHỤ LỤC 01 PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................... 108
PHỤ LỤC 02 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................................... 111



8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Deveplopment
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Agribank Bến Tre

Chi nhánh Tỉnh Bến Tre
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Deveplopment Ben Tre Branch

ATM

Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine)

CBVC

Cán bộ viên chức

KBNN

Kho bạc Nhà nƣớc
Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng

IPCAS


The modernization of Interbank Payment and Customer
Accounting System

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

POS

Điểm chấp nhận thẻ (Point of Sale)
Mạng thanh toán tài chính liên ngân hàng toàn cầu

SWIFT

(Society

for

Worldwide

Telecommunications)

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSC

Trụ sở chính

Interbank

Financial


9

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH

TÊN BẢNG

MỤC
2.1

2.2
2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

2.8

2.9

2.10

2.11

Bảng 2.1: Nguồn thu nhập của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 –
2017
Bảng 2.2: Kết quả tài chính của Agribank Bến Tre
giai đoạn 2012 – 2017
Bảng 2.3: Danh mục sản phẩm tiền gửi của Agribank Bến Tre
Bảng 2.4: Danh mục sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của Agribank Bến
Tre
Bảng 2.5: Mức tăng trƣởng và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn
giai đoạn 2012-2017 của Agribank Bến Tre
Bảng 2.6: Quy mô nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn
của Agribank Bến Tre
Bảng 2.7: Quy mô nguồn vốn huy động trên dƣ nợ
của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ
của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017
Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng
của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng
về hoạt động huy động vốn tại Agribank Bến Tre

TRANG

44

47
51
53

57

61

62

63

66

70

77



10

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

DANH
MỤC
Hình 2.1
Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.4

Biểu đồ 2.5

Biểu đồ 2.6

TÊN HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank Bến Tre
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của Agribank Bến Tre
giai đoạn 2012 – 2017
Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ tín dụng của Agribank Bến Tre
giai đoạn 2012 - 2017
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Bến Tre
giai đoạn 2012 – 2017
Biểu đồ 2.4: Thu từ dịch vụ của Agribank Bến Tre
giai đoạn 2012 – 2017

Biểu đồ 2.5: Thị phần huy động vốn của Agribank Bến Tre
giai đoạn 2012 - 2017
Biểu đồ 2.6: Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào
của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

TRANG
39

40

42

43

46

59

72


11

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh
Bến Tre là chi nhánh loại I trực thuộc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 39/NH-TCCB ngày 26/03/1988 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Ngay từ buổi đầu thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre chỉ có 01 Hội sở tỉnh và 07 chi nhánh Huyện là
Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày, Thạnh Phú và Chợ Lách.
Nguồn vốn huy động lúc bấy giờ chỉ đạt 3,1 tỷ đồng. Dƣ nợ chỉ đạt 15,0 tỷ đồng,
đồng thời nợ xấu có lúc lên đến 50 - 60% trên tổng dƣ nợ.
Tuân thủ phƣơng châm chỉ đạo chiến lƣợc hoạt động, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre đã thực hiện tốt
công tác huy động nguồn vốn từ dân cƣ, năm 2012 là năm đầu tiên chi nhánh có
nguồn vốn huy động cao hơn dƣ nợ. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt
5.377 tỷ đồng, trong khi đó dƣ nợ cho vay đạt 5.296 tỷ đồng. Nợ xấu chiếm tỷ lệ
0,5% trên tổng dƣ nợ. Từ năm 2012 đến năm 2017, nguồn vốn huy động của Chi
nhánh liên tục tăng trƣởng và hoàn thành vƣợt chỉ tiêu kế hoạch Trụ sở chính giao,
đáp ứng 95,8% nguồn vốn cho vay, giảm thấp tỷ lệ sử dụng vốn Trụ sở chính chỉ
còn 4,2%. Nguồn vốn huy động từ dân cƣ tăng trƣởng tốt và ổn định, chiếm tỷ trọng
94,0% trên tổng nguồn vốn huy động.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong thực tế, hoạt động huy
động vốn tại Chi nhánh Tỉnh Bến Tre vẫn còn gặp một số khó khăn và hạn chế.
Chính vì vậy, nghiên cứu về nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre để tìm ra những
điểm hạn chế, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn hạn chế góp phần
nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh là hết sức cần thiết, có ý nghĩa về


12

thực tiễn trong việc đẩy mạnh tăng trƣởng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Tỉnh
Bến Tre.
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn
đối với hoạt động kinh doanh và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre và thực tiễn hoạt động của đơn
vị, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến
Tre” để thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng huy động vốn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn tại ngân
hàng thƣơng mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre.

3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre nhƣ thế nào?
- Hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre là gì?


13

- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu
Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến
Tre.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy động
vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh
Bến Tre trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích diễn dịch, quy nạp trong quá trình phân tích cơ sở
lý thuyết cũng nhƣ thực trạng và giải pháp trong đề tài.
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh theo chiều dọc, chiều ngang
trong việc phân tích số liệu nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động huy động
vốn của Agribank Bến Tre. Nguồn số liệu sử dụng để phân tích là nguồn số liệu thứ
cấp đƣợc tổng hợp từ nội bộ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi
nhánh Tỉnh Bến Tre. Các số liệu vĩ mô đƣợc thu thập từ báo cáo của Tổng cục
thống kê, Ngân hàng Nhà nƣớc…


14

6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Trong những năm gần đây, lĩnh vực hiệu quả huy động vốn đã đƣợc nhiều
tác giả quan tâm, nghiên cứu. Hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này
nhƣ sau:

- Tác giả Thái Mai Oanh với đề tài “Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Biên Hòa”, Luận văn Thạc
sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng.
- Tác giả Lê Thị Thanh Quyền với đề tài “Hiệu quả hoạt động huy động
vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh
Đồng Nai”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng.
Ngoài ra, đã có một số công trình và bài báo nghiên cứu về lĩnh vực hiệu
quả huy động vốn nhƣ:
- Tác giả Nguyễn Tiến Đông với công trình nghiên cứu về “Giải pháp mở
rộng huy động vốn và tăng trƣởng tín dụng có hiệu quả của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hà Tây” đƣợc đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 3, năm 2000.
- Tác giả Hồ Hữu Tiến với công trình nghiên cứu về “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả huy động vốn của các Ngân hàng trên địa bàn thành Phố Đà
Nẵng” đƣợc đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 4 năm 2004.
- Tác giả Hữu Hạnh và thạc sĩ Nguyễn Duy Phƣơng với công trình nghiên
cứu về “Huy động và sử dụng hiệu quả đồng vốn cho đầu tư phát triển” đƣợc đăng
trên Tạp chí Ngân hàng số 15 tháng 8 năm 2009.
Tuy nhiên, các đề tài và công trình này đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ,
khía cạnh và thời gian khác nhau. Do vậy, đề tài này hoàn toàn không trùng lắp với
các đề tài đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó và đây cũng là đề tài đƣợc tiếp cận lần đầu
tiên, hiện chƣa có đề tài, công trình nào nghiên cứu.

7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận, nội
dung của luận văn bao gồm ba chƣơng:


15

Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng

mại
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre


16

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1

Khái niệm huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện cho ngân hàng ra đời

và phát triển nhanh chóng và tác động ngày càng mạnh mẽ đến nền kinh tế. Do sự
phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ cũng nhƣ đặc điểm kinh tế
tài chính của mỗi quốc gia mà có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thƣơng
mại.
Theo Peter S.Rose, ngân hàng thƣơng mại có thể đƣợc định nghĩa là “loại
hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất,
đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng
tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp năm 1941 cho rằng ngân hàng
thƣơng mại có thể hiểu là những cơ sở mà thực hiện nghiệp vụ thƣờng xuyên là
nhận tiền bạc của công chúng dƣới hình thức ký thác, hoặc các hình thức khác và sử
dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài

chính.
Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày
16/06/2010 của Quốc hội quy định: “Ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng
đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận". Trong đó, hoạt động ngân
hàng bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng.


17

Từ những khái niệm này có thể thấy, ngân hàng thƣơng mại là một loại hình
doanh nghiệp đặc biệt, có đối tƣợng kinh doanh là tiền tệ và các sản phẩm dịch vụ
tài chính với mục tiêu lợi nhuận.
Cũng nhƣ các doanh nghiệp khác, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: vốn huy
động, vốn vay, vốn chủ sở hữu và vốn khác. Để có đƣợc nguồn vốn hoạt động, ngân
hàng phải thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Nghiệp vụ huy động vốn đƣợc hiểu
theo nghĩa rộng là tất cả những hoạt động của ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn
nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động kinh doanh.
Có nhiều hình thức khác nhau để ngân hàng thƣơng mại thu hút, tập trung các
nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho ngân
hàng. Từ đó, ngân hàng cung cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác nhằm tạo
ra lợi nhuận. Trong đề tài nghiên cứu, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đƣợc
hiểu là việc ngân hàng thƣơng mại tạo nguồn vốn thông qua các hình thức nhận tiền
gửi, phát hành các loại giấy tờ có giá, vay vốn từ các tổ chức tín dụng và vay vốn từ
ngân hàng trung ƣơng. Cách hiểu này phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín
dụng Việt Nam 2010, ngân hàng thƣơng mại đƣợc huy động vốn dƣới các hình thức
gồm: nhận tiền gửi từ các thành phần trong nền kinh tế, phát hành các loại giấy tờ
có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc và vay vốn từ ngân

hàng nhà nƣớc.
1.1.2

Vai trò của huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại
Đối với ngân hàng thƣơng mại, mặc dù không mang lại lợi nhuận trực tiếp

nhƣng hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ đầu vào quan trọng của ngân hàng. Với
bản chất là trung gian tài chính, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của
ngân hàng thƣơng mại, thƣờng chỉ đủ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định, cơ sở hạ
tầng. Do đó, muốn thực hiện các hoạt động khác nhằm tạo ra lợi nhuận, ngân hàng
cần phải huy động từ các thành phần trong nền kinh tế. Nói cách khác, huy động
vốn là hoạt động tạo ra nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu, quan trọng bậc


18

nhất, quyết định lớn đến quy mô hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, thông qua
nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng có thể xác định đƣợc mức độ tín nhiệm, uy tín
của mình trên thị trƣờng, giúp ngân hàng sớm có những biện pháp phù hợp để
không ngừng phát triển trên thị trƣờng.
Đối với khách hàng, huy động vốn của ngân hàng giúp cho khách hàng có
một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy tiền nhàn rỗi. Đây cũng có thể là kênh đầu tƣ
sinh lời cho khách hàng để gia tăng giá trị tài sản trong tƣơng lai. Ngoài ra, khách
hàng còn đƣợc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và những dịch vụ
khác mà ngân hàng cung cấp khi tham gia vào nghiệp vụ huy động vốn của ngân
hàng. Với khách hàng vay, thông qua huy động vốn mà ngân hàng có thể tạo ra
đƣợc nguồn vốn lớn có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn để sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng.
Đối với nền kinh tế, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế,
thông qua hoạt động huy động vốn, đƣợc tập trung lại nhằm tạo ra nguồn quỹ lớn có

thể đáp ứng các nhu cầu thiếu hụt vốn đa dạng trong nền kinh tế. Vì là đầu vào nên
nếu nghiệp vụ huy động vốn thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động
tín dụng, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế.
1.1.3

Các hình thức huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại

1.1.3.1 Nhận tiền gửi của khách hàng
Nhận tiền gửi của khách hàng là hoạt động ngân hàng nhận tiền gửi của cá
nhân, pháp nhân trong nền kinh tế dƣới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết
kiệm theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho ngƣời gửi tiền theo thỏa
thuận. Đây là hoạt động huy động vốn diễn ra thƣờng xuyên, liên tục của ngân
hàng. Trong đó:
Tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với
mục đích sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua
ngân hàng. Khi ngân hàng nhận tiền gửi thanh toán là hình thái của tiền sẽ thay đổi


19

từ tiền mặt thành tiền ghi sổ. Trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng gửi
tiền gửi thanh toán, ngân hàng chỉ là ngƣời đƣợc khách hàng – chủ sở hữu trao
quyền chiếm giữ nên ngân hàng có nghĩa vụ hoàn lại tiền hoặc thực hiện các yêu
cầu của khách hàng bất kỳ lúc nào. Và đổi lại, ngân hàng đƣợc thu phí từ những
dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng. Do mục đích gửi tiền thanh toán là để hƣởng
các dịch vụ ngân hàng nên lãi suất đối với các khoản tiền gửi này rất thấp.
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng mục
đích sinh lời với cam kết hoàn trả gốc và lãi cho chủ sở hữu khi đến hạn từ ngân
hàng. Tiền gửi tiết kiệm có nhiều kỳ hạn khác nhau từ không kỳ hạn, 1 tháng, 2

tháng, ..., 24 tháng, 36 tháng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời rút tiền. Đây là
nguồn vốn ổn định để ngân hàng có thể chủ động sử dụng để cấp tín dụng, đầu tƣ
nhằm tạo ra lợi nhuận. Do đó, ngân hàng phải trả khoản lãi cao nhằm đảm bảo khả
năng sinh lời cho ngƣời gửi và tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Mặc dù kỳ hạn gửi
tiền đƣợc xác định khi khách hàng gửi tại ngân hàng nhƣng khách hàng có quyền
rút trƣớc hạn. Khi khách hàng rút trƣớc hạn sẽ chịu lãi suất thấp hơn so với khi rút
vào thời điểm đến hạn.
1.1.3.2 Phát hành giấy tờ có giá
Bên cạnh hoạt động nhận tiền gửi, ngân hàng thƣơng mại còn có thể huy
động vốn thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá nhƣ tín phiếu, kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng. Ngân hàng thƣơng mại sử dụng hình thức
này nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn vốn, đặc
biệt là nguồn vốn trung dài hạn nhằm thực hiện kế hoạch sử dụng vốn của mình.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng thƣơng mại muốn phát
hành giấy tờ có giá phải đƣợc sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.
Đây là hình thức huy động vốn thƣờng chỉ đƣợc sử dụng bởi các ngân hàng lớn, có
uy tín cao trong nền kinh tế. Các ngân hàng nhỏ muốn phát hành giấy tờ có giá
thƣờng phải thông qua ngân hàng đại lý hoặc đƣợc bảo lãnh.


20

1.2

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.1

Khái niệm hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại
Hiệu quả là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí


bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Hiệu quả của một hoạt động có thể đƣợc đo lƣờng
dƣới dạng số tuyệt đối hoặc số tƣơng đối. Mỗi cách đo lƣờng sẽ phản ánh ý nghĩa
nhất định liên quan đến hoạt động đó. Để một hoạt động đƣợc đánh giá là hiệu quả
thì hoạt động đó cần đạt đƣợc kết quả cao hơn so với chi phí bỏ ra hoặc đáp ứng
đƣợc mục tiêu đề ra.
Hoạt động huy động vốn là hoạt động đầu vào quan trọng của các ngân hàng
thƣơng mại, là nguồn chủ yếu để ngân hàng thƣơng mại thực hiện các hoạt động
kinh doanh của mình nhằm tạo ra lợi nhuận. Do đó, hiệu quả huy động của ngân
hàng thƣơng mại đƣợc thể hiện ở kết quả huy động vốn thông qua quy mô, chất
lƣợng có đáp ứng đƣợc kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng với chi
phí hợp lý.
1.2.2

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.2.1 Mức độ tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn huy động
Một ngân hàng đƣợc đánh giá là hoạt động tốt khi quy mô tài sản không
ngừng tăng lên. Nguồn vốn huy động ngày càng cao, tăng trƣởng ổn định theo thời
gian và không ngừng tăng lên sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc phát triển
mở rộng hoạt động. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn huy động không ngừng gia tăng
còn là yếu tố tác động đến uy tín, vị thế, sức mạnh thƣơng hiệu của ngân hàng trên
thị trƣờng. Nguồn vốn huy động đảm bảo tăng trƣởng ổn định còn quyết định mức
độ an toàn trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Đây cũng là cơ sở để ngân
hàng xác định mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh cụ thể của mình.
Chỉ tiêu dùng để đánh giá tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động đƣợc xác
định bằng tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động, thƣờng đƣợc tính theo tỷ lệ phần
trăm giữa nguồn vốn huy động năm sau và nguồn vốn huy động năm trƣớc. Khi so



21

sánh chỉ tiêu này theo thời gian cho thấy xu hƣớng tăng trƣởng nguồn vốn huy động
của ngân hàng. Trong khi đó, nếu dùng chỉ tiêu này để so sánh với các ngân hàng
khác sẽ phản ánh phần nào vị thế, khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trƣờng trong hoạt động huy động vốn. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm chỉ tiêu thị
phần vốn huy động trên thị trƣờng để thấy rõ hơn vị thế cũng nhƣ khả năng cạnh
tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác trên thị trƣờng. Kết quả của việc
đánh giá thị phần sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả huy
động vốn của ngân hàng. Từ đó, đƣa ra những chính sách, chiến lƣợc cụ thể trong
việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động trong thời gian tiếp theo.
1.2.2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động so với nhu cầu sử dụng vốn
Ngoài việc xem xét tốc độ tăng trƣởng vốn huy động để thấy đƣợc quy mô
ngày càng mở rộng, cần phải xem xét mối tƣơng quan giữa quy mô vốn huy động
với tổng vốn của ngân hàng cũng nhƣ nhu cầu sử dụng vốn. Trong đó, các chỉ tiêu
phản ánh mối quan hệ giữa vốn huy động và nguồn vốn, vốn huy động và tổng
nguồn vốn cho thấy vai trò của hoạt động huy động vốn trong nguồn vốn của ngân
hàng. Chỉ tiêu vốn huy động trên dƣ nợ cho vay phản ánh khả năng huy động vốn
của ngân hàng có đủ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
không. Với nguồn vốn huy động, trên thực tế, các ngân hàng không thể sử dụng hết
nguồn vốn này để kinh doanh mà cần phải giữ lại một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo
an toàn thanh khoản của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này là quá nhỏ cho thấy nguồn vốn
huy động của ngân hàng đó chƣa đủ đáp ứng hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
khả năng huy động vốn và chủ động về vốn của ngân hàng chƣa thực sự tốt. Tuy
nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy
động còn hạn chế.
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn đầu vào kinh doanh quan trọng của ngân
hàng. Do đó, để xác định hiệu quả của hoạt động huy động vốn còn cần đánh giá cơ
cấu nguồn vốn huy động nhằm xác định mức độ ổn định, cũng nhƣ tính phù hợp với
hoạt động kinh doanh đầu ra. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn (ngắn



22

hạn, trung hạn, dài hạn), theo đối tƣợng khách hàng trên nguồn vốn huy động cho
thấy chất lƣợng của nguồn vốn huy động, ảnh hƣởng không nhỏ đến cơ cấu sử dụng
vốn của ngân hàng. Trong đó, cần chú trọng phân tích cơ cấu vốn theo kỳ hạn vì khi
ngân hàng sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn sẽ dễ
dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng trong quá trình hoạt động.
1.2.2.3 Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào
Là một trung gian tài chính, ngân hàng tạo ra lợi nhuận nhờ việc hƣởng
chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào trong quá trình kinh doanh. Do đó, chênh lệch
lãi suất đầu ra đầu vào là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
huy động vốn của ngân hàng. Khi ngân hàng có chi phí đầu vào thấp, trong khi có
thể cấp tín dụng với lãi suất cao hơn sẽ giúp ngân hàng không chỉ bù đắp đƣợc các
chi phí hoạt động khác mà còn tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó, chi phí lãi
suất đầu vào thấp cũng góp phần giúp ngân hàng xây dựng chính sách lãi suất đầu
ra cạnh tranh từ đó thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến vay vốn hơn, chất lƣợng
khách hàng đến giao dịch cũng tốt hơn. Nói cách khác, chi phí lãi suất đầu vào thấp
sẽ là cơ sở để các ngân hàng thƣơng mại tăng khả năng sinh lời, khả năng cạnh
tranh cũng nhƣ kiểm soát đƣợc rủi ro trong hoạt động kinh doanh tốt hơn. Vì đây là
yếu tố quan trọng để ngân hàng xác định chi phí cấp tín dụng, tỷ suất sinh lời kỳ
vọng khi thực hiện đầu tƣ. Mặc dù biểu lãi suất giống nhau nhƣng tùy thuộc vào cơ
cấu nguồn vốn huy động mà lãi suất huy động bình quân giữa các ngân hàng thƣơng
mại khác nhau. Vì vậy, các ngân hàng luôn phấn đấu đạt đƣợc chi phí huy động vốn
thấp nhất có thể để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh sinh lời của ngân
hàng.
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn, cần tiến hành đánh giá chênh lệch lãi
suất đầu ra đầu vào của chi nhánh để thấy rõ hơn khả năng sinh lời từ nguồn vốn
huy động đầu vào của ngân hàng. Bên cạnh đó, điều này giúp ngân hàng xây dựng

lại chính sách lãi suất phù hợp.


23

1.2.2.4 Sự đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
Đánh giá mức độ đa dạng của các hình thức huy động vốn mà ngân hàng
đang triển khai cho thấy khả năng thu hút khách hàng gửi tiền của ngân hàng. Danh
mục sản phẩm, hình thức huy động vốn càng đa dạng, phong phú thì khả năng đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trƣờng ngày càng cao.
Sự đa dạng trong hình thức huy động vốn đƣợc thể hiện qua số lƣợng sản
phẩm tiền gửi mà ngân hàng cung ứng. Đồng thời xem xét cơ cấu nguồn vốn huy
động theo sản phẩm cũng giúp đánh giá đƣợc mức độ thu hút khách hàng của từng
sản phẩm. Từ đó, đƣa ra đƣợc định hƣớng phát triển sản phẩm hoặc điều chỉnh sản
phẩm sao cho phù hợp hơn nữa với nhu cầu của khách hàng.
1.2.2.5 Quản lý rủi ro liên quan đến huy động vốn
Quản lý rủi ro là nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng thƣơng mại trong quá
trình hoạt động. Hoạt động huy động vốn liên quan đến rủi ro thanh khoản của ngân
hàng. Do đó, vấn đề quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn cần đƣợc
chú trọng. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không đảm bảo đƣợc lƣợng
ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhằm đáp ứng nhu cầu của
ngƣời gửi tiền và ngƣời vay tiền. Hoạt động huy động vốn đƣợc xem là hiệu quả khi
ngân hàng đảm bảo đƣợc thanh khoản hoặc có thể nhanh chóng tìm kiếm nguồn vốn
bù đắp thiếu hụt với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Để hạn chế rủi ro
thanh khoản, các ngân hàng phải có cơ chế quản trị thanh khoản tốt. Đồng thời cũng
phụ thuộc vào thị trƣờng nợ của mỗi quốc gia và việc điều hành chính sách tiền tệ
của ngân hàng trung ƣơng. Sự phát triển các công cụ nợ sẽ cho phép ngân hàng đa
dạng hóa nguồn vốn huy động cũng nhƣ chủ động hơn trong việc quản trị thanh
khoản của mình.
1.2.2.6 Mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động huy động vốn tại

ngân hàng thƣơng mại
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
luôn giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh


×