Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH, THIỆT HẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE (ORT) TRÊN GÀ TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.09 KB, 5 trang )

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH, THIỆT HẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH
ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE (ORT) TRÊN GÀ TẠI CÁC TỈNH
PHÍA NAM VIỆT NAM
Surveying the disease situation, economic loss, prevention and treatment regimen for
Ornithobacterium rhinotracheale (ort) in chickens in the south of Vietnam
Võ Chí Nhân*, Đinh Thùy Phương Thảo*, Bùi Hữu Dũng, Cao Phước Uyên Trân, Nguyễn Mạnh
Hổ, Quách Tuyết Anh và Lê Thanh Hiền.
BM Giống Động Vật, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM

THÔNG TIN
Từ khóa
Khảo sát ORT
Vắc-xin ORT
Thiệt hại kinh tế
Điều trị ORT
Keywords
Survey ORT
Vaccine ORT
Economic loss
Treatment ORT
Tác giả liên hệ:
Võ Chí Nhân

du.vn
Đinh Thùy Phương
Thảo

du.vn

TÓM TẮT
Điều tra được tiến hành trên 863 trại gà thịt và gà đẻ thuộc địa


bàn 5 tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng
Tàu (BRVT) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng
câu hỏi được thiết kế sẵn. Điều tra nhằm đánh giá tổng thể thực trạng
bệnh ORT, các thiệt hại của bệnh, cũng như ghi nhận các biện pháp
phòng trị ORT mà các trại đang áp dụng. Kết quả ghi nhận từ các câu
trả lời của trại cho thấy bệnh ORT đang được quan tâm rất nhiều hiện
nay, có tới 80,76% biết về bệnh và 64,19% trại đã từng có bệnh. Trong
đó, Đồng Nai và Tiền Giang có tỷ lệ bệnh ORT cao nhất. Số trại trả lời
bệnh xuất hiện quanh năm là cao nhất (41,4%). Có 34% trại có câu trả
lời tỉ lệ bệnh lên tới 100% gà trong đàn. Khi bệnh xảy ra, cần mất
nhiều thời gian để điều trị: thời gian điều trị trên 7 ngày chiếm 40%,
từ 3-7 ngày chiếm 45%. Chi phí điều trị dao động từ 1.307 - 4.071
đồng/gà tùy vào lứa tuổi của gà và trung bình để điều trị cho 1 gà là
2.460 đồng. Ngoài ra, mặc dù có can thiệp điều trị nhưng vẫn có tỉ lệ
chết sau điều trị. Các trại vẫn sử dụng thuốc kháng sinh để phòng và
điều trị bệnh ORT là chủ yếu (69,96%) dẫn tới việc dễ dàng đề kháng
kháng sinh.
ABSTRACT
The survey was conducted on 863 layer and broiler chicken farms
in 5 provinces including Tien Giang, Long An, Ben Tre, Dong Nai and
Ba Ria Vung Tau (BRVT) by directly interviewing farmers using
dedicated questionnaires. The aims of the survey were to overall
evaluate the current ORT epidemiology and losses caused by this
disease, as well as ORT treatment regimens applied. Results from the
farm's answers showed that currently, ORT disease was known
in 80.76% of the farms and outbreaks were reported in
64.19% of the farms. Dong Nai and Tien Giang provinces
had particularly high rates of ORT disease. The disease
outbreaks all year long in 41,4% of the farms and 34%
of farms reported morbidity rate of up to 100%. When the

disease occurs, it took long time to treat this disease. The duration
of treatment ranged from 3-7 days in 45% of the farms
to over 7 days in 40%. Treatment costs ranged from VND 1,307 4,071 per chicken depending on the age of the chickens and the
average expense treatment for one chicken was VND 2,460. In
addition, despite treatment interventions, birds continued to
suffer and die causing heavy loss to the farms. In 69.96%
of the farms, preventive treatment still mainly based on antibiotics and
thus creating high chance of antibiotic resistant development.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở các tỉnh phía nam như Tiền Giang, Long
An, Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu (BRVT) và Đồng
Nai là nơi có tổng đàn gà lớn nhất của khu vực
miền Nam. Các vấn đề dịch bệnh, đặc biệt là
bệnh trên đường hô hấp luôn là vấn đề nhức nhối
trong chăn nuôi gà hiện nay. Nguyên nhân gây
bệnh hô hấp trên gia cầm rất đa dạng, có thể là
các tác nhân vi sinh vật như virus, vi khuẩn, nấm
hoặc do vấn đề quản lý trong trại chăn nuôi.
Trong đó, vi khuẩn Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT) đóng vai trò quan trọng
trong việc gây các hội chứng phức hợp ở đường
hô hấp, tỉ lệ tử vong và thiệt hại kinh tế lớn cho
ngành chăn nuôi gia cầm thế giới (Umali và cs,
2018).
Cho tới nay ở Việt Nam, chỉ có vài công
trình nghiên cứu về bệnh ORT như Nguyễn Thị
Bích Liên và cs. (2014), Nguyễn Thị Lan và cs.,
(2016, 2017) và vẫn chưa có nghiên cứu nào về

sự lưu hành của vi khuẩn ORT trên gà ở các tỉnh
miền nam Việt Nam được công bố chính thức.
Trước thực trạng trên, việc khảo sát, đánh
giá về tình hình bệnh, thiệt hại cũng như khả năng
phòng và trị bệnh do vi khuẩn ORT trên đàn gà là
cần thiết. Đề tài cũng nhằm xây dựng cơ sở dữ
liệu cho việc phân tích, chẩn đoán bệnh nhằm
phục vụ quá trình phòng và trị bệnh ORT tốt hơn.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Các trại gà có quy mô đàn từ 500 con trở
lên tại một số huyện thuộc 5 tỉnh Tiền Giang,
Long An, Bến Tre, Đồng Nai và BRVT được tiến
hành phỏng vấn tại trại bằng bảng câu hỏi.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng câu hỏi
điều tra được chuẩn bị sẵn để ghi nhận và đánh
giá tình hình bệnh ORT, ghi nhận các tổn thất do
bệnh gây ra và các biện pháp phòng trị ORT ở
863 trại chăn nuôi gà trên địa bàn 5 tỉnh Tiền
Giang, Long An, Bến Tre, BRVT và Đồng Nai.

Phương pháp xử lí số liệu
Sau khi có thông tin từ bảng câu hỏi điều
tra, dữ liệu được số hóa sau đó được trích xuất,
phân tích xử lý theo phương pháp thống kê mô tả
bằng phần mềm Excel 2010 và phần mềm
Minitab 16.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Tình hình bệnh ORT ở các địa bàn khảo sát
1.1 Mức độ quan tâm, biết về bệnh ORT
Bảng 1. Mức độ quan tâm, biết về bệnh ORT
N = 863
Bệnh ORT
Tỷ lệ (%)

Biết
697
80,76

Không biết

Tổng
863
100

166
19,23

Qua Bảng 1 cho thấy: tỷ lệ trại được khảo
sát đang quan tâm, biết về ORT chiếm tỷ lệ rất
cao với 697/863 trại (80,76%). Trong khi đó, chỉ
có 19,23% không biết bệnh này. Rõ ràng ORT đã
và đang là một trong những vấn đề được quan
tâm rất lớn của các trại chăn nuôi gà tại các khu
vực được khảo sát.
1.2 Tình hình bệnh ORT tại các tỉnh
Bảng 2. Số trại có triệu chứng lâm sàng nghi
ORT tại các tỉnh

Tỉnh
Bến Tre
BRVT
Đồng Nai
Long An
Tiền Giang
Tổng

Tổng
111
25
322
78
327
863

Bệnh
Số trại
34
8
262
32
218
554

Tỷ lệ
30,63
32,00
81,37
41,03

66,67
64,19

Có 554/863 trại chiếm 64,19% trại đã
từng xảy ra bệnh ORT. Như vậy, ORT đã và đang
xảy ra hầu như khá phổ biến trên các địa bàn
được khảo sát. So sánh tỷ lệ bệnh ORT giữa các
tỉnh, cho thấy: có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ
bệnh ORT giữa 5 tỉnh khảo sát với P<0,001.
Trong đó, Đồng Nai và Tiền Giang có tỷ lệ bệnh
ORT cao nhất, lần lượt là 81,37% và 66,67%.


câu trả lời chết từ 5% - 10%, 13% trại có câu trả
lời chết trong khoảng 10% - 15%.

1.3 Tình hình bệnh ORT theo mùa
Trong số các trại bị bệnh ORT thì có 544
trại có câu trả lời về mùa xảy ra bệnh, trong khi
đó có 10 trại không thu thập được câu trả lời rõ
ràng nên các trại này được bỏ qua. Kết quả được
thể hiện qua Bảng 3. Ta thấy có sự khác nhau rõ
rệt về khả năng bị ORT giữa các thời điểm trong
năm. Bệnh xảy ra quanh năm chiếm tỷ lệ cao nhất
với 41,36%. Theo Lopes và cs., (2002), ORT
thường xảy ra vào mùa đông, mùa xuân và thời
điểm giao mùa trong năm khi nền nhiệt có sự
biến đổi nhiều. Tuy nhiên, với phương thức chăn
nuôi gà công nghiệp tập trung với mật độ cao
nhưng chưa đảm bảo được an toàn sinh học như

một số nơi hiện nay thì bệnh ORT có thể xảy ra
bất cứ thời điểm nào trong năm.
Bảng 3. Tình hình bệnh ORT tại các thời điểm
trong năm
Thời điểm
Không rõ mùa bị bệnh
Giao mùa
Mùa khô
Mùa mưa
Quanh năm
Tổng

Số trại
130
51
56
82
225
544

Tỉ lệ %
23,89
9,37
10,29
15,07
41,36
100

Theo Goovaerts và cs. (1998), tỷ lệ chết do
ORT có thể lên tới 20%. Còn theo Van Veen và

cs. (2000), các tổn thương do ORT có thể làm tỷ
lệ chết tăng cao tới 50% hoặc cao hơn.
Biểu đồ 2. Tỷ lệ gà chết
2.3 Thời gian điều trị bệnh ORT
Biểu đồ 3. Thời gian điều trị bệnh ORT
Tổng 467 trại bị bệnh ORT có câu trả lời cụ
thể thời gian cho một liệu trình điều trị ca bệnh
ORT có hiệu quả. Ta thấy thời gian để điều trị ca
bệnh trên 7 ngày chiếm 40%, điều trị từ 3-7 ngày
chiếm 45% (Biểu đồ 3). Như vậy, ORT cần phải
điều trị lâu dài mới thấy được kết quả.
2.4 Chi phí điều trị bệnh ORT
Bảng 4. Chi phí điều trị bệnh ORT
Lứa tuổi

Số trại

Tổng gà
điều trị

Chi phí bình
quân/gà (đồng)

2. Thiệt hại do ORT trên các trại khảo sát

< 3 tuần
3-6 tuần
7-10 tuần

41

96
164

186.8
278.4
479.4

1.568
2.154
2.885

2.1Tỷ lệ bệnh

11-15 tuần

49

144.9

4.071

16-20 tuần

12

36

1.238

21-50 tuần


12

123.1

1.307

374

1.248.600

2.460

Biểu đồ 1. Tỉ lệ bệnh ORT ở các trại
Khi được hỏi với câu hỏi mở về tỷ lệ bệnh
khi bị bệnh ORT, thì 34% trong tổng số 98 trại có
câu trả lời có tỷ lệ bệnh là 100% gà trong đàn,
tiếp theo sau là tỷ lệ bệnh 50% đàn chiếm 15%
trại có câu trả lời, còn lại là các câu trả lời khác
được thể hiện trên Biểu đồ 1. Qua đó ta thấy khi
đàn bị bệnh ORT thì nguy cơ lây cho toàn đàn gà
là rất cao.
2.2 Tỷ lệ chết khi có can thiệp điều trị ORT
Khi có biểu hiện bệnh ORT, các trại đã tiến
hành chẩn đoán và đưa các phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ chết trong đàn, được ghi
nhận qua Biểu đồ 2. Trong 119 câu trả lời khi
được hỏi câu hỏi mở về tỷ lệ chết khi bị bệnh
ORT thì có 55% câu trả lời là chết dưới 5%, 16%


(tuần tuổi)

Tổng

(*): nghìn đồng
Trong 374 trại bị bệnh và có ghi nhận
thông tin về chi phí điều trị ORT theo từng nhóm
tuổi được thể hiện qua Bảng 4. Qua kết quả trên
có thể thấy, nhóm tuổi bệnh có chi phí điều trị cao
nhất là 11 - 15 tuần tuổi, tới 4.071 đồng/con. Tiếp
theo là giai đoạn từ 7 - 10 tuần tuổi với chi phí
trung bình là 2.885 đồng/con. Tính trung bình
trong 374 trại bị bệnh ORT với tổng đàn gà bị
bệnh là 1.248.600 con, tốn hết 3.071.495.000
đồng thì chi phí điều trị cho 1 con gà là 2.460
đồng/con.


3. Khảo sát phương pháp phòng trị bệnh ORT
trên các trại khảo sát
3.1 Phương pháp phòng bệnh ORT
Có 90/863 trại có áp dụng các biện pháp để
phòng bệnh ORT trong chăn nuôi, chỉ chiếm
10,43% trong tổng số trại được phỏng vấn. Ghi
nhận từ các câu trả lời của trại thì phương pháp
thường được sử dụng để phòng ORT phổ biến
nhất là kháng sinh với 76,67%, những phương
pháp còn lại như thuốc hỗ trợ, kết hợp vắc-xin
ILT+ kháng sinh, hay kháng sinh + thuốc hỗ trợ
chiếm rất ít. Trình bày trong Bảng 5.

Bảng 5. Phương pháp phòng bệnh ORT
Số Trại
Tỉ lệ %

ILT

KS

HT

KS+ILT

9

69
76,6
7

3

4

KS +
HT
5

3,33

4,44


5,56

10

Tổng
90
100

(*) Ghi chú: ILT (vắc-xin viêm thanh khí quản), KS (Kháng
sinh), HT (hỗ trợ), ST (Sát trùng)

Qua thực tế khảo sát, chúng tôi đánh giá
rằng: việc phòng bệnh bằng kháng sinh mang
nhiều mối nguy và vẫn đang mất dần hiệu quả
nên đây cũng không phải là giải pháp lâu dài và
không phải tối ưu nhất. Theo Devriese và cs.
(2001), các chủng của vi khuẩn ORT đã đề kháng
từ 80% đến 100% các kháng sinh thường dùng
trong điều trị bệnh ở gia cầm như ampicillin,
ceftiofur, tylosin, spiramycin, lincomycin,
tilmicosin,
flumequine,
enrofloxacin

doxycycline.
3.2 Phương pháp điều trị bệnh ORT
Phương pháp điều trị ảnh hưởng trực tiếp
kết quả điều trị cũng như hiệu quả của sản xuất.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi
cần phải sử dụng phù hợp và tiết kiệm chi phí sản

xuất trong đó có chi phí điều trị.
Bảng 6. Phương pháp điều trị ORT

Số
Trại
%

ILT

KS

KS
+HT

KS
+S
T

KS+HT
+ST

KS+ND/
IB/ILT

3

156

49


6

5

4

1,3
5

69,96

21,97

2,6
9

2,24

0,45

(*) Ghi chú: ILT (vắc-xin viêm thanh khí quản), IB (vắc-xin
viêm phế quản) ND (vắc-xin Newcastle), KS (Kháng sinh),
HT (hỗ trợ), ST (Sát trùng).

Có 223 trại có câu trả lời về việc áp dụng
các phương pháp cụ thể để trị bệnh ORT qua
Bảng 6. Trong đó, số trại sử dụng kháng sinh phổ
biến nhất, chiếm tới 69,96%. Ngược lại, cũng có
một số trại sử dụng kháng sinh, thuốc hỗ trợ kết
hợp với các vắc-xin IB, ND và ILT khi có bệnh

xảy ra. Tuy nhiên, theo van Empel và Hafez
(2010), độ nhạy của ORT với kháng sinh rất khác
nhau, phụ thuộc vào từng chủng mà gà bị nhiễm.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Bệnh ORT xảy ra khá phổ biến ở tất cả các
tỉnh khảo sát (64,19%). Bệnh thường xảy ra
quanh năm với tỉ lệ bệnh cao, dễ lây lan trong
đàn. Thiệt hại do ORT chủ yếu đến từ chi phí điều
trị bệnh, thời gian điều trị kéo dài và tỉ lệ chết
cũng như sức khỏe đàn gà mặc dù đã có can thiệp
điều trị. Hơn nữa việc phòng và trị bệnh chủ yếu
phụ thuộc vào kháng sinh; điều này chứa nhiều
nguy cơ về đề kháng kháng sinh và tồn dư kháng
sinh trong thực phẩm.
Nên có những nghiên cứu kỹ hơn về tỷ lệ
lưu hành của bệnh ORT thông qua kiểm tra huyết
thanh học ở các trại và xác định các chủng ORT
phổ biến ở Việt Nam để sử dụng các loại vắc-xin
phù hợp giúp phòng bệnh ORT hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Devriese, L.A., De Herdt, P., & Haesebrouck,
F. (2001). Antibiotic sensitivity and
resistance
in
Ornithobacterium
rhinotracheale strains from Belgian broiler
chickens. Avian Pathology 30: 197-200.
[2] Goovaerts, D., Vrijenhoek, M. & van Empel,
P.C.M. (1998). Immuno-histochemical and
bacteriological

investigation
of
the
pathogenesis
of
Ornithobacterium
rhinotracheale infection in South Africa in
chickens with osteitis and encephalitis
syndrome. In Proceedings of the 16th
meeting of the European Society of
Veterinary Pathology, Lillehammer, pp.81.
[3] Lopes, V.C., Back, A., Shin, H.J., Halvorson,
D.A., Nagaraja, K.V. (2002). Development,
Characterization, and Preliminary Evaluation
of a Temperature-Sensitive Mutant of


[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

[9]

Ornithobacterium

rhinotracheale
for
Potential Use as a Live Vaccine in Turkeys.
Avian Diseases 46: 162-168.
Nguyễn Thị Bích Liên, Võ Thị Trà An, Trần
Thị Ngọc Hân, Hồ Quang Dũng, Niwwat
Chansiripornchai (2014). Nhận dạng, phân
lập và xác định mức độ mẫn cảm kháng sinh
của
vi
khuẩn
Orninobacterium
rhinotracheale ở gà. Tạp chí Khoa học Kỹ
thuật Nông lâm nghiệp, 4: 23-25.
Nguyễn Thị Lan, Chu Đức Thắng, Nguyễn
Bá Hiên, Phạm Hồng Ngân, Lê văn Hùng,
Nguyễn Thị Yến (2016). Đặc điểm của vi
khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale
(ORT) phân lập từ đàn gà nuôi tại một số tỉnh
phía bắc Việt Nam. Tạp chí KH Nông nghiệp
Việt Nam 14(11): 1734-1740.
Nguyễn Thị Lan, Chu Đức Thắng, Nguyễn
Hữu Nam, Lê Văn Hùng (2017). Nghiên cứu
lựa chọn phương pháp chẩn đoán bệnh do
Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên
gà. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 24(5):
69-74.
Umali, D.V., Shirota, K., Sasai, K., Katoh, H.
(2018).
Characterization

of
Ornithobacterium
rhinotracheale
from
commercial layer chickens in eastern Japan.
Poultry Science 97: 24-29.
van Empel, P.C.M and Hafez, H.M. (2010).
Ornithobacteriumrhinotracheale: A review,
Avian Pathology, 28(3): 217-227.
Van Veen, L., Gruys, E., Frik, K., van Empel,
P. (2000). Increased condemnation of broilers
associated
with
Ornithobacterium
rhinotracheale, Vet Rec. 147(15): 422-3.



×