Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Lũ quét – Thiệt hại và biện pháp phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.05 KB, 19 trang )

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa : Tài nguyên – Môi trường
TIỂU LUẬN
ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG
Đề tài :
Lũ quét – Thiệt hại và biện pháp phòng tránh
Nhóm 5 – MTC
Nhóm SV thực hiện:
1. Nguyễn Thị Hào MSSV : 532406
2. Vũ Thị Tuyết Chính MSSV : 532386
3. Lê Thị Thu Hiền MSSV : 532
4. Lê Thị Nga MSSV : 532
5. Nguyễn Thị Thanh MSSV : 532
6. Đoàn Thị Thanh Thủy MSSV : 532
GVHD : Cao Việt Hà
1
I. Đặt vấn đề
Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm
trong vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão.
Những nơi thường bị lũ quét nhiều nhất là: miền Nam nước Pháp, Bắc Ý, sườn núi
Andes, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Nepan, Indonesia, Malaysia,
Nhật Bản, lưu vực sông quanh vùng núi San – Gabriel (bang Califonia – Mỹ), Chilê, Peru,
Colombia…. Lũ lụt, thiên tai nói chung và lũ quét nói riêng ở các nước có khí hậu gió mùa
và xoáy thuận nhiệt đới châu Á ngày càng gia tăng cả về tần suất và cường độ.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện tượng lũ lớn, lũ bất ngờ, cường độ lên
nhanh, biên độ lũ cao có sức tàn phá lớn thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ và vừa ở miền
núi được gọi là lũ quét. Có thể thấy hầu như năm nào cũng xảy ra hàng chục trận lũ quét ở
các vùng núi nước ta. Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét dồn dập và có
sức tàn phá lớn.
I. Nội dung
I.1. Khái niệm cơ bản về lũ quét


I.1.1. Định nghĩa lũ quét
Định nghĩa: Lũ quét thường là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại trong một thời
gian ngắn (lên nhanh, xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức
tàn phá lớn.
Hình 1: Lũ quét tại các tỉnh phía Bắc năm 2008
2
Lũ quét là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Mưa với cường
suất lớn trên địa hình đặc biệt; Nơi có độ dốc lưu vực trên 20% - 30%; Nhất là nơi có độ
che phủ của thực vật thưa do lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh, độ ổn định của lớp đất mặt
lưu vực kém, tạo điều kiện tập trung hình thành dòng chảy dồn vào các sông suối thuận lợi,
làm cho lượng nước tích tụ ngày càng nhanh và tạo ra thế năng rất lớn.
Sự xuất hiện của lũ quét thường chỉ trong vài ba giờ sau khi có mưa với cường độ lớn.
Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết với cường độ mưa, điều kiện khí hậu, đặc
điểm địa hình, các hoạt động của con người cũng như điều kiện tiêu thoát lũ của lưu vực.
I.1.2. Phân biệt lũ quét và lũ thông thường
Lũ quét Lũ thông thường
Lũ quét là một dạng lũ lớn chứa nhiều
vật chất rắn, xảy ra bất ngờ trong một thời
gian ngắn trên các lưu vực nhỏ, địa hình
dốc, lưu tốc cao.
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao
trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó
giảm dần.
Lũ quét chuyển động rất nhanh, tập
trung gần như tức thời, đỉnh lũ thường xuất
hiện chỉ từ 3h đến 4h sau khi bắt đầu mưa,
thường chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 thời gian
truyền lũ thông thường.
Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và
thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài.

I.1.3. Đặc điểm của lũ quét
 Là những trận lũ bất ngờ,duy trì trong một thời gian ngắn (khoảng vài ba giờ hoặc
chưa đến 1 ngày) và có sức công phá lớn.
 Có sự tham gia của nước chảy tràn cùng các vật liệu tảng,cuội,bùn cát,cây cối lẫn
lộn trong nước.
 Lượng vật liệu rắn trong dòng nước lũ từ 10% đến 60%.
 Lưu lượng từ 500-2500 m3/s.
 Tốc độ dòng nước rất lớn,kèm theo những đợt sóng tràn.
 Lũ quét thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
I.1.4. Các dạng lũ quét
3
Lũ quét là loại hình thiên tai xảy ra từ lâu trên thế giới. Dựa vào hình thức, quy mô
phát triển và các vật chất mang theo trong dòng chảy lũ mà lũ quét được phân ra các lọai
chính sau:
• Lũ quét sườn dốc (Sweeping flood, flash flood) : mưa lớn đột ngột xuất hiện trên
lưu vực có sườn dốc cao, độ dốc lớn và hình dạng thích hợp cho mạng sông suối tập trung
nước nhanh. Lũ xảy ra trong thời gian ngắn (thường vào đêm và sáng), có tốc độ lớn, quét
đi mọi chướng ngại vật trên đường nó đi qua.
• Lũ bùn đá (Mudflow) : lũ có mang nhiều bùn, đá trong dòng lũ. Hầu hết những
dòng bùn đá thường bắt nguồn từ sự trượt lở đất gây ra bởi nhiều nhân tố như nước mưa,
động đất, xói mòn, trượt ngầm, nước ngầm,... những mảnh vụn (đất, đá) do trượt đất cuốn
đi hoà với nước sông, suối trở thành dòng bùn.
• Lũ nghẽn dòng (Debris flood) : Lũ mang nhiều rác, cành cây, đất đá, cuội sỏi.
• Sự cố hồ chứa nước nhân tạo : Khi đập của hồ chứa nước bị vỡ, sóng lũ sẽ gây ra
lũ quét tương tự như lũ quét nghẽn dòng.
Các dạng lũ quét thường gây thiệt hại ở nước ta là lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá và lũ
nghẽn dòng.
I.2. Nguyên nhân hình thành lũ quét
I.2.1. Những điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện lũ quét ở Việt Nam
- Lưu vực là điều kiện đủ để hình thành dòng chảy lũ nhưng lưu vực thường chịu tác

động của con người như việc khai thác gỗ củi, đốt, phá rừng làm nương rẫy, khai thác
khoáng sản vô tổ chức dẫn đến bề mặt lưu vực bị rửa trôi mạnh mẽ, tập trung dòng chảy
nhanh.
- Đặc điểm địa hình chia cắt, các dẫy núi cao thường có hướng Tây Bắc - Đông Nam
gần như vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc - Tây Nam. Các dãy núi này tựa như bức
tưòng thành chặn giữ các dải hội tụ, tạo ra các tâm mưa lớn. Các sông suối có diện tích lưu
vực nhỏ (nhỏ hơn 500 km2) nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông, đặc biệt là đối với
những vùng gần các tâm mưa lớn.
- Sườn lưu vực có độ dốc cao từ 15% đến trên 30%, làm cho cường độ dòng chảy
mặt lớn và tạo điều kiện cho việc xuất hiện dòng chảy vượt thấm.
I.2.2. Những giai đoạn chính hình thành lũ quét
- Mưa lớn hình thành dòng lũ mặt lớn và đặc biệt lớn tràn ngập trên mặt lưu vực nhỏ
của vùng núi dốc, nơi có độ che phủ thảm thực vật nhỏ do bị khai thác mạnh mẽ.
- Nước mưa hình thành dòng chảy mặt xói mòn và rửa trôi bề mặt lưu vực làm tăng
đáng kể lượng bùn, cát, rác trong dòng nước lũ.
- Nước lũ tập trung hầu như đồng thời, đổ về rất nhanh từ các sườn dốc lưu vực
(thường có độ dốc trên 20-30%) đổ vào lòng dẫn (thời gian tập trung chỉ 1-3 giờ cho đến
dưới 6 giờ). Dòng lũ có tốc độ xói mạnh, tàn phá mọi vật cản trên đường chuyển động, có
4
thể tạo ra lòng dẫn mới, bồi lấp lòng dẫn cũ, làm cho tốc độ truyền lũ về phía hạ du nhanh
hơn.
- Dòng lũ xói sâu ở những khu vực cao, bồi lắng bùn, cát, đá, rác ở các vùng trũng
dọc đường đi như các bãi lầy, đồng ruộng, vườn tược, thậm chí cả những khu dân cư.
Như vậy, lũ quét là một hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở những lưu vực nhỏ (diện tích
không quá 300-400 km2) ở miền núi nơi có độ dốc lớn (trên 15-30%), mức độ khai thác
lưu vực lớn chỉ còn lớp phủ thực vật không đáng kể (dưới 10-15%).
I.2.3. Các nhân tố hình thành lũ quét
Lũ quét xảy ra do ảnh hưởng của tổ hợp các điều kiện tự nhiên và các hoạt động của
con người trên lưu vực.
2.2.3.1. Mưa

Trong cùng một lưu vực hoặc một miền, vùng núi thường có lượng mưa lớn hơn vùng
đồng bằng, do đặc điểm địa hình có sườn núi chắn gió và các thung lũng có tác dụng hút
luồng không khí ẩm từ biển vào. Các tâm mưa lớn của nước ta hầu hết đều tập trung ở các
vùng núi có điều kiện địa hình như vậy.

Mưa là nhân tố quyết định gây ra lũ quét, thường tập trung trong vài giờ với cường độ
rất lớn trên diện tích hẹp từ vài chục đến vài trăm km2. Điều đó giải thích lý do tại sao
nhiều khi lũ quét xảy ra trên một số khu vực lại không đồng bộ với lũ trên sông lớn.
Lũ quét
Mưa
Biến đổi
khí hậu và
các hiện
tượng khí
hậu cực
đoan
Địa hình
Mạng lưới
sông suối
Rừng và
thảm phủ
thực vật
Tác động
của con
người
5
Mưa gây ra lũ quét thường tập trung với cường độ lớn hiếm thấy trong 1giờ hoặc 2 giờ.
Mưa với cường suất lớn có ý nghĩa quyết định trong sự hình thành lũ quét. Mưa lớn còn là
động lực chủ yếu gây ra xói mòn, sụt lở tạo thành phần rắn của dòng lũ quét.
Bảng 1: Các ngưỡng mưa sinh lũ quét

Thời điểm(giờ) 1 3 6 12 24
Ngưỡng mưa(mm) 100 120 140 180 220
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương
2.2.3.2. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan
Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, có khoảng
70% số thiên tai là do các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan gây ra. Biến đổi khí
hậu là nhân tố biến đổi chậm. Nhiều đáng giá cho rằng con người đã đóng góp đáng kể vào
quá trình biến đổi này mà nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng phá rừng và làm hủy hoại
môi trường.
Mức độ suy thoái môi trường hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đã đến mức báo động.Những hậu quả của suy thóai môi trường có những biểu hiện đáng
chú ý là:
- Số trận bão ảnh hưởng tới Việt Nam tăng lên, nhất là đối với vùng Trung Bộ.
- Tiết mùa khí hậu thay đổi, mưa lũ dị thường đã xảy ra ở một số nơi. Một số vùng
bị hạn hán nghiêm trọng đã làm cho nhiều dòng sông bị cạn kiệt, thiếu nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp, có nơi không đủ nước cho con người sinh hoạt và gia súc.
- Mưa, đặc biệt là mưa có cường suất lơn trong một thời gian ngắn tăng lên.Các
tháng đầu và cuối mùa mưa có lượng mưa tăng lên. Đợt mưa đặc biệt lớn ở các tỉnh Miền
Trung trong những ngày đầu tháng 11 năm 1999 đã chứng tỏ điều đó : Từ ngày 1 tháng 11
đến 4 tháng 11 do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh kết hợp với hoạt động của dải
hội tụ nhiệt đới, tiếp sau đó từ ngày 5 tháng 11 đến 6 tháng 11 năm 1999 lại bị ảnh hưởng
trực tiếp của áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa to đến rất to trên diện rộng. Đặc biệt ở một số
địa phương có cường suất rất lớn như:
+ Tỉnh Quảng Trị trong 5 ngày có lượng mưa trung bình 800 – 1.000 mm, riêng Thạch
Hãn có lượng mưa gần 1.500 mm.
+ Tỉnh Thừa Thiên – Huế trong 7 ngày (từ 1/11 đến 6/11/1999) nhiều nơi mưa trên
1.000 mm, một số nơi có lượng mưa trên 2.000 mm, đặc biệt tại A Lưới mưa 2.271 mm,
Huế mưa 2.288 mm. Lượng mưa trong 24h (từ 7h ngày 2 đến 7h ngày 3/11/1999) đo được
là 1.384 mm.
+ Thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày mưa (từ 1/11 đến 5/11/1999) có lượng mưa là trên

dưới 1.000 mm.
+ Tỉnh Quảng Nam trong 5 ngày mưa có lượng mưa đo được là 1.000 mm; riêng Hội
An là 1.183 mm, Ái Nghĩa là 1.881 mm.
6
2.2.3.3. Địa hình
Địa hình vùng núi Việt nam nói chung rất dốc, do đó độ dốc lòng sông lớn, đó là một
trong những điều kiện thuận lợi để phát sinh lũ quét.
Ở những nơi có địa hình núi cao thường là nơi có lượng mưa lớn và phân hoá rất mạnh.
Các lưu vực đã xảy ra lũ quét thường ở nơi có dạng đường cong lõm, địa hình bị chia cắt
dữ dội, sườn núi rất dốc (>30%). Độ dốc lòng sông ở phần đầu nguồn rất lớn, tạo điều kiện
thuận lợi hình thành lũ quét. Mặt cắt dọc sông nhiều nơi có điểm gãy mà sau điểm này là
vùng thường bị lũ quét ác liệt. Sườn núi dốc chuyển đột ngột sang các mặt bằng bồn địa là
đặc trưng của địa hình miền Trung.
Các lưu vực sinh lũ quét thường nhỏ (diện tích <500 km2), sông suối bắt nguồn từ các
đỉnh núi cao (khoảng 1000 - 2000m). Lưu vực có hình rẻ quạt hoặc tròn, xung quanh có
núi cao bao bọc, có hướng thuận lợi đón gió ẩm hình thành những tâm mưa. Sườn dốc
được phủ bởi lớp đất đá có độ liên kết kém, dễ xói mòn, sụt lở. Khi có mưa lớn, lũ quét
kéo theo nhiều vật rắn: đá, cát, sỏi, cây cối.
Hình 2: Địa hình dốc dễ xảy ra lũ quét
7

×