Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thuyết minh khảo sát địa chất Nhà số 1 (17 tầng) được dự kiến xây dựng tại 124 Nguyễn Đức Cảnh,Lê Chân,TP Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.33 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
STT

BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

TRANG

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

2

2

PHẦN II: NỘI DUNG, THIẾT BỊ VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO
SÁT

3

3

2.1 CĂN CỨ THỰC HIỆN

3

2.2 KHỐI LƯỢNG VÀ THIẾT BỊ CÔNG TÁC KHẢO SÁT

4

2.3 CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ CAO ĐỘ LỖ KHOAN



4

2.4 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KHOAN

4

2.5 CÔNG TÁC KHOAN

4

2.6 CÔNG TÁC LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN

5

2.7 CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM XUYÊN TIÊU CHUẨN SPT

5

2.8 CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG

7

2.9 CÔNG TÁC TỔNG HỢP TÀI LIỆU VÀ CHỈNH LÝ VIẾT BÁO CÁO

7

PHẦN III: ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
3.1 SƠ LƯỢC VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH KHU VỰC KHẢO SÁT


9

3.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

9

3.3 SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

16

3.4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

16

3.5 HÌNH TRỤ LỖ KHOAN, BẢN VẼ VÀ BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU
CƠ LÝ

4

9

PHẦN IV: PHỤ LỤC
4.1 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CẮT - NÉN NHANH KHÔNG CỐ KẾT
4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HẠT


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Dự án “Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng giai đoạn II – Hạng mục: Khảo
sát địa chất Nhà số 1 (17 tầng)” được dự kiến xây dựng tại 124 Nguyễn Đức Cảnh –
Lê Chân - TP Hải Phòng.

Để phục vụ cho giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công xây dựng công trình, nay
công tác khảo sát địa chất công trình được tiến hành với mục đích làm sáng tỏ điều
kiện địa chất công trình tại khu vực khảo sát, nhằm cung cấp cho thiết kế những số liệu
chính xác về các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá và đưa ra các dự báo cần thiết về sự
làm việc của đất nền. Trên cơ sở đó, giúp cho Thiết kế chọn giải pháp xử lý nền móng
hợp lý đảm bảo an toàn và kinh tế.
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Tùng Anh đã tiến hành công tác
khảo sát địa chất công trình ngoài hiện trường từ ngày 02/5/2017 đến ngày 13/5/2017
và hoàn thiện lập báo cáo tháng 6 năm 2017.
1. Chủ trì khảo sát:
• Kỹ sư ĐCCT Nguyễn Anh Tuấn
2. Phụ trách hiện trường:
• Kỹ sư ĐCCT Đặng Văn Bình
• Kỹ sư ĐCCT Nguyễn Anh Tuấn
• Kỹ sư ĐCCT Đào Quang Tùng
• Kỹ sư ĐCCT Phạm Thành Trung
3. Công tác tổng hợp viết báo cáo
• Kỹ sư ĐCCT Nguyễn Anh Tuấn
• Kỹ sư ĐCTV-ĐCCT Phạm Văn Quân
• Kỹ sư ĐCTV-ĐCCT Nguyễn Văn Diện
4. Công tác thí nghiệm trong phòng: Các mẫu đất đá lấy nên được chuyển về
phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng (LAS – XD 1292) Trường đại học Hàng Hải thực
hiện.
Kết cấu của báo cáo khảo sát địa chất công trình, bao gồm 04 phần:
• Phần I: Mở đầu
• Phần II: Nội dung, thiết bị và khối lượng công tác khảo sát
• Phần III: Điều kiện địa chất công trình
• Phần IV: Phụ lục

2



PHẦN II
NỘI DUNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT
2.1 Các căn cứ thực hiện
• Hợp đồng kinh tế số 10/2017/HĐ-TVTK ngày 26/4/2014 giữa Công ty Cổ
phần Hàng Kênh với Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Tùng Anh về việc
khảo sát địa chất công trình Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng - giai đoạn II.
• Yêu cầu của Thiết kế và Chủ đầu tư.
• Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành:
ST
T

Tên tiêu chuẩn

Mã hiệu

1

Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản

TCVN 4419 : 1987

2

Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình

TCVN 9437: 2012

3


Khảo sát cho xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà
cao tầng

TCVN 9363 : 2012

4

Khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công
móng cọc

TCXD 160 : 1987

5

Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị
mới và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình

TCXD 112 : 1984

6

Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế

TCXD 205: 1998

7

Đất xây dựng, phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển, bảo
quản mẫu.


TCVN 2683 : 2012

8

Chất lượng đất. Yêu cầu chung

TCVN 5297 : 1995

9

Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng riêng
trong phòng thí nghiệm

TCVN 4195 : 2012

10

Đất xây dựng, phương pháp xác định độ ẩm, độ hút ẩm
trong phòng thí nghiệm

TCVN 4196 :2012

11

Đất xây dựng, phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới
hạn chảy trong phòng thí nghiệm

TCVN 4197 : 2012


12

Đất xây dựng, phương pháp xác định thành phần hạt trong
TCVN 4198 : 2014
phòng thí nghiệm

13

Đất xây dựng, phương pháp xác định sức chống cắt trên
máy cắt phẳng trong phòng thí nghiệm

TCVN 4199 : 1995

14

Đất xây dựng, phương pháp xác định tính nén lún trong
phòng thí nghiệm

TCVN 4200 : 2012

15

Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng thể tích
trong phòng thí nghiệm

TCVN 4202 : 2012

16

Đất xây dựng – phương pháp thí nghiệm hiện trường, thí

nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)

TCVN 9351 : 2012

3


17

Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

TCVN 9362 : 2012

2.2 Khối lượng và thiết bị công tác khảo sát
2.2.1 Khối lượng khảo sát:
Bảng 1:Khối lượng của công tác khảo sát

ST
T

Hố
khoan

m

Chiều
sâu
khoan
vào cấp
đất đá

I-III
m

Độ
sâu

Chiều sâu
khoan vào
cấp đất đá
IV-VI

Mẫu
đất
nguyên
dạng

Mẫu đất
không
nguyên
dạng

Thí
nghiệm
xuyên tiêu
chuẩn SPT

Mẫu
đá

m


mẫu

mẫu

TN

mẫu

1

LK1

65,50

57,50

8,0

21

7

28

4

2

LK2


74,00

68,00

6,0

20

8

28

2

139,50

125,50

14,0

41

15

56

6

Tổng KL


Ghi
chú

2.2.2 Thiết bị khảo sát:
Máy khoan: Sử dụng 01 máy khoan không tự hành XY-1 và các thiết bị kèm
theo như:
+ Cần khoan: Sử dụng loại cần khoan có đường kính 42, chiều dài cần khoan
thay đổi từ 1.00m đến 4.65m.
+ Các dụng cụ khác: Tháp khoan, mũi khoan, ống chống, bộ lấy mẫu nguyên
dạng, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT …
2.3 Công tác xác định vị trí lỗ khoan
Vị trí các lỗ khoan được thể hiện trên bản vẽ mặt bằng vị trí lỗ khoan. Trên c ơ
sở đó bên B tiến hành sử dụng thước dây để xác định vị trí điểm khảo sát so với các
mốc xung quanh khu đất khảo sát.
2.4 Công tác chuẩn bị khoan
Do vị trí các điểm khảo tương đối bằng phẳng, chúng tôi tiến hành lắp ráp thiết bị
và đặt vào đúng vị trí để chuẩn bị tiến hành các công tác tiếp theo.
2.5 Công tác khoan
2.5.1 Mục đích, nhiệm vụ:
Đây là công tác rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công
tác khảo sát địa chất. Công tác này được thực hiện để tiến hành lấy mẫu đất đá, thực
hiện các công tác thí nghiệm hiện trường và phân chia ranh giới các tầng địa chất.
2.5.2 Thiết bị khoan:
Sử dụng 01 máy khoan không tự hành XY-1. Đây là loại máy chuyên dùng cho
khoan khảo sát địa chất công trình, rất thuận tiện và đảm bảo kỹ thuật nhất là các dự án
có mặt bằng khó khăn khó vận chuyển thiết bị máy móc vào trong công trình.
Tính năng của máy:
+ Lực ấn của máy: 15 – 23KN


4


+ Tốc độ quay tối đa: 570vòng/phút
+ Lưu lượng bơm nước rửa: 95 l/phút áp lực từ 0.70-1.30Mpa.
+ Độ sâu khoan đối đa: 100.00m
+ Sử dụng từ 45÷55m cần khoan 42.
+ Chiều dài cần khoan từ 1.00m-4.85m.
+ Ống khoan mở lỗ đường kính: 130mm.
+ Chiều dài ống chống: 5.00m.
+ Mũi khoan: Φ130mm, Φ110mm, Φ89, mmΦ76mm.
2.5.3 Phương pháp khoan:
Dùng phương pháp khoan xoay hiệp ngắn lấy mẫu. Dung dịch sét Bentonit được
dùng liên tục trong quá trình khoan và sử dụng ống chống để phòng ngừa sự sụp lở
thành lỗ khoan.
• Khoan mở lỗ: Sử dụng mũi khoan đường kính khoan Ø130mm, vừa khoan vừa
hạ ống chống Ø 127 mm.
• Khoan vào đất dính: Sử dụng mũi khoan đường kính Ø 110mm.
• Khoan vào đất dời: Sử dụng mũi khoan đường kính Ø 90mm.
• Khoan vào đá: Sử dụng mũi khoan đường kính Ø 76mm.
Trong quá trình khoan kết hợp với công tác lấy mẫu đất, đá thí nghiệm, thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT, lấy mẫu không nguyên dạng trong bộ dụng cụ SPT.
2.6 Công tác lấy mẫu và bảo quản mẫu
2.6.1 Mẫu nguyên dạng: Tại các độ sâu định sẵn trước khi lấy mẫu, tiến hành
dừng khoan và đồng thời thổi sạch đáy lỗ khoan sau đó đưa dụng cụ xuống lấy mẫu
xuống dùng búa đóng hoặc áp lực nén ấn sâu vào trong đất sau đó cắt và lấy mẫu lên.
Mẫu lấy lên được bao bọc kín, ghi thẻ mẫu, cho vào hộp đựng mẫu và bảo quản cẩn
thận rồi chuyển về phòng thí nghiệm.
2.6.2 Mẫu không nguyên dạng: Đây là loại mẫu được lấy trong bộ dụng cụ thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT hoặc được lấy trong ống khoan được thực hiện trong

quá trình chèn mẫu. Các yêu cầu của mẫu cũng được thực hiện như đối với mẫu
nguyên dạng và được gửi về phòng thí nghiệm kịp thời.
2.6.3 Bảo quản mẫu: Tất cả các mẫu được lấy ở trên, đều phải tuân thủ theo
đúng qui trình qui phạm về công tác lấy mẫu và bảo quản mẫu.
2.7 Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
2.7.1 Mục đích thí nghiệm:
Xác định sức kháng xuyên của đất, đánh giá trạng thái, độ chặt của đất thông
qua số búa N30. Ngoài ra, kết quả công tác này kết hợp với kết quả khoan khảo sát, thí
nghiệm trong phòng nhằm phân chia ranh giới địa tầng.
2.7.2 Dụng cụ thí nghiệm:

5


Bộ dụng cụ thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc
tế. Bộ dụng cụ thí nghiệm này được lắp đặt trực tiếp vào cần khoan sau khi đã được
tháo ống mẫu hoặc mũi khoan ra khỏi cần khoan.
Một số đặc tính kỹ thuật cơ bản như sau:
Chiều dài:
75mm
Đường kính trong: 35mm
Bề dày lưỡi cắt:
2.5mm
Góc vát lưỡi cắt:
16 ÷ 23o
Trọng lượng tạ: 63.5kg
Chiều cao rơi tự do: 760mm
2.7.3 Phương pháp thí nghiệm:
a. Đối với đất dính: Thí nghiệm này được tiến hành ngay sau khi công tác lấy
mẫu nguyên dạng được thực hiện với khoảng cách 02m/01 thí nghiệm.

b. Đối với đất rời (cát, sỏi sạn): Sau khi xác định được độ sâu thí nghiệm
(02m/1 thí nghiệm), tiến hành làm sạch đáy lỗ khoan và tiến hành thí nghiệm.
c. Cách ghi số liệu thí nghiệm: Ghi số nhát búa đóng cho từng 15cm một; tổng
số đoạn ghi là 03 đoạn. Tổng số búa của 30cm cuối cùng là trị số xuyên tiêu chuẩn
SPT (N30 - số búa/30cm).
• Đối với đất loại sét:
N ( búa/30cm )

Trạng thái

0-2

Chảy

2-4

dẻo chảy

4-8

dẻo mềm

8 - 15

dẻo cứng

15 - 30

nửa cứng


> 30

cứng

• Đối với đất loại cát:
N ( búa/30cm )

Độ chặt

0-4

rất xốp

4 - 10

xốp

10 - 30

chặt vừa

30 - 50

chặt

> 50

rất chặt

2.8 Công tác thí nghiệm trong phòng

2.8.1 Mục đích, nhiệm vụ: Công tác thí nghiệm trong phòng cung cấp các chỉ
tiêu vật lý, cơ lý của đất ... Là cơ sở quan trọng nhất giúp ta tổng hợp, đánh giá điều

6


kiện địa chất công trình của khu vực khảo sát và có ý nghĩa quyết định khi khảo sát
xây dựng.
2.8.2 Yêu cầu thí nghiệm: Công tác thí nghiệm trong phòng luôn tuân thủ theo
đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và thí nghiệm các chỉ tiêu sau:
• Đối với mẫu đất nguyên dạng: Xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất như:
STT

Các chỉ tiêu

Ký hiệu

STT

Các chỉ tiêu

Ký hiệu

1

Thành phần hạt

P(%)

10


Hệ số rỗng

e

2

Độ ẩm tự nhiên

W(%)

11

Độ lỗ rỗng

n(%)

3

Dung trọng tự nhiên

γ(g/cm3)

12

Độ bão hoà

G(%)

4


Dung trọng khô

γk(g/cm3)

13

Hệ số nén (nén
nhanh)

5

Độ ẩm giới hạn
chảy

LL(%)

14

Góc ma sát

6

Độ ẩm giới hạn dẻo

PL(%)

15

Lực dính


C(kG/cm2)

7

Chỉ số dẻo

PI (%)

16

Môđun biến dạng

Eo(kG/cm2)

8

Độ sệt

LI

17

Áp lực tính toán
quy ước

Ro (kG/cm2)

9


Tỷ trọng

Δ

a1-2(cm2/kG)
φo (độ)

• Đối với mẫu đất không nguyên dạng:
+ Đối với loại đất rời không lấy được mẫu nguyên dạng (đất loại cát). Xác định
một số chỉ tiêu của đất như:
STT

Các chỉ tiêu

1

Thành phần hạt

2

Tỷ trọng

Ký hiệu

STT

Các chỉ tiêu

Ký hiệu


P(%)

3

Góc nghỉ khi khô

(αd)

Δ

4

Góc nghỉ khi ướt

(αw)

+ Đối với đất dính (đất yếu không lấy được mẫu nguyên dạng). Xác định một
số chỉ tiêu vật lý của đất như:
STT

Các chỉ tiêu

Ký hiệu

STT

Các chỉ tiêu

1


Thành phần hạt

P(%)

4

Độ ẩm giới hạn dẻo

2

Độ ẩm tự nhiên

W(%)

5

Tỷ trọng

3

Độ ẩm giới hạn chảy

LL(%)

Ký hiệu
PL(%)
Δ

2.8 Công tác tổng hợp tài liệu và chỉnh lý viết báo cáo
2.9.1 Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình:

Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình được lập theo tiêu chuẩn của Việt
Nam TCVN 9362 : 2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà – công trình, Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2.9.2 Nội dung của báo cáo:

7


• Báo cáo được thể hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản cho một Báo cáo khảo sát
địa chất công trình, bao gồm các phần như sau:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung, thiết bị và khối lượng công tác khảo sát
Phần III: Điều kiện địa chất công trình
Phần IV: Phụ lục
• Số lượng báo cáo: Báo cáo được lập thành 07 bộ tiếng Việt Nam.

8


PHẦN III
ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
3.1 SƠ LƯỢC VỊ TRÍ ĐỊA LÝ , ĐỊA HÌNH KHU VỰC KHẢO SÁT

Dự án “Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng” được dự kiến xây dựng tại 124
Nguyễn Đức Cảnh – Lê Chân - TP Hải Phòng.
Mặt bằng hiện trạng khu vực khảo sát là khu đất trống đã được san lấp tương
đối bằng phẳng, cao độ các điểm khảo sát thay đổi không đáng kể, thuận tiện cho việc
thi công công trình.
Mạng lưới giao thông thuận lợi.
3.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC

3.2.1 CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ

3.2.1.1 Các tiêu chuẩn áp dụng: Đề nghị xem phần II, mục 2.1
3.2.1.2 Mặt cắt địa chất: Thành lập 01 mặt cắt địa chất và vẽ qua tất cả các hố
khoan.
3.2.1.3 Tính toán áp lực quy ước Ro, Môđun biến dạng E của từng lớp
a. Áp lực tính toán quy ước Ro:
Ro của đất được tra theo bảng – “Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình” –
TCVN 9362: 2012 và tính toán theo các chỉ tiêu cơ học của từng lớp đất với giả thiết
bề rộng móng (b) và độ sâu chôn móng (h) đều bằng 1m.
Ro được tính theo công thức sau: Ro = m.γw (A.b + B.h) + C.D
Trong đó:
m - Hệ số điều kiện làm việc của đất nền m = 1.
γw – Dung trọng tự nhiên.
C - Lực dính kết của đất.
A, B, D - Hệ số tra bảng phụ thuộc vào góc ma sát φ của đất.
b, h - Chiều rộng, chiều sâu chôn móng, ở điều kiện tiêu chuẩn b = 1m, h =
1m.
Khi đó: Ro = γw (A + B) + C.D (1)
b. Môđun biến dạng (E):
Môđun biến dạng (E) được tính ứng với hệ số nén lún (a 1-2) ở cấp áp lực P =
1.00 ÷ 2.00 (kG/cm2) theo các chỉ tiêu của từng lớp đất và được tính theo công thức
sau:
E = mk..(1+e1)/a1-2
Trong đó:
E - Môđun biến dạng.

9



e1 - Hệ số rỗng của đất ứng với cấp áp lực P = 1.00 (kG/cm2) .
a1-2 - Hệ số nén lún ứng với cấp áp lực P = 1.00 ÷ 2.00 kG/cm 2.
β - Hệ số phụ thuộc vào hệ số biến dạng ngang lấy theo từng loại đất.
mk - Hệ số chuyển đổi môđun tổng biến dạng trong phòng theo môđun tổng biến
dạng xác định bằng phương pháp nén tải trọng tĩnh ngoài hiện trường (hệ số này được
tra bảng, phụ thuộc vào độ sệt và hệ số rỗng của đất). Trường hợp độ sệt LI < 0.75, tra
theo bảng sau:
Loại đất

mk
e =0.45

e= 0.55

e= 0.65

e= 0.75

e= 0.85

e= 0.95

e= 1.05

Cát pha

4.0

4.0


3.5

3.0

2.0

-

-

Sét pha

5.0

5.0

4.5

4.0

3.0

2.5

2.0

Sét

-


-

6.5

6.0

5.5

5.0

4.5

Trường hợp độ sệt LI > 0.75 lấy mk = 1÷ 1.5
3 2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG KHU VỰC KHẢO SÁT

Qua kết quả khoan khảo sát địa chất công trình, địa tầng khu vực khảo sát được
mô tả chi tiết trong các hình trụ lỗ khoan. Trên mặt cắt địa chất, các lớp được đánh số
theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Tính từ bề mặt địa hình hiện tại của các lỗ khoan khảo sát và lấy theo chiều từ
trên xuống dưới, khu vực khảo sát có các lớp đất chủ yếu như sau:
1. Lớp Đất san lấp: Ký hiệu số 1 trên mặt cắt địa chất
Trong phạm vi chiều sâu khảo sát, đây là lớp phân bố trên cùng. Lớp có bề dày
mỏng: 1.30m (bề dày trung bình). Thành phần của lớp trên cùng là bê tông dày 20cm,
xuống dưới là xỉ than – gạch vỡ - vật liệu xây dựng … Do lớp này có thành phần
không đồng nhất, nguồn gốc nhân tạo, vì vậy chúng tôi không tiến hành lấy mẫu thí
nghiệm trong lớp này.
2. Lớp Bùn sét pha: Ký hiệu số 2 trên mặt cắt địa chất
Kết quả khảo sát bắt gặp lớp 2 phân bố ngay dưới lớp đất san lấp. Lớp có bề dày
thay đổi từ 2.0m (LK1) đến 8.40m (LK2), bề dày trung bình: 5.20m. Thành phần của
lớp là bùn sét cát màu xám, xám đen; trạng thái chảy. Lẫn vỏ sò hến và hợp chất hữu

cơ phân huỷ. Đôi chỗ xen kẹp dải và lớp cát hạt mịn.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho: N30 = 1 ÷ 3 (búa/30cm).
Một số chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng
STT
1
2
3

Chỉ tiêu cơ lý
Dung trọng tự nhiên
Dung trọng khô
Độ ẩm tự nhiên

Ký hiệu

Đơn vị
3

Trung bình

γw

g/cm

1.69

γc

g/cm3


1.198

Wo

%

41.05

10


STT

7

Chỉ tiêu cơ lý
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Độ sệt

8

Tỷ trọng



9

Hệ số rỗng


o

10

Độ rỗng
Độ bão hoà

n

%

55.30

S

%

88.93

a1-2

2

cm /kG

0.076

φ


độ

5o13’

C

kG/cm2

0.056

Ro

kG/cm2

0.44

E

kG/cm2

18.25

4
5
6

11
12
13
14


Ký hiệu

Đơn vị

Trung bình

LL

%

36.01

PL

%

22.15

PI

%

13.86

LI

Thí nghiệm cắt, nén nhanh
không cố kết
Áp lực tính toán quy ước

Môđun biến dạng

1.36
g/cm

3

2.68
1.237

3. Lớp Sét dẻo mềm: Ký hiệu là TK trên mặt cắt địa chất
Kết quả khảo sát chỉ bắt gặp lớp này phân bố cục bộ tại lỗ khoan LK1, lớp phân
bố dưới dạng thấu kính. Thành phần thạch học của lớp là sét màu xám, xám vàng;
trạng thái dẻo mềm. Bề dày của lớp quan sát được tại lỗ khoan LK1 là 4.30m.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho: N30 = 5 ÷ 6 (búa/30cm).
Một số chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng

STT

7

Chỉ tiêu cơ lý
Dung trọng tự nhiên
Dung trọng khô
Độ ẩm tự nhiên
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Độ sệt


8

Tỷ trọng



9

Hệ số rỗng

o

10

Độ rỗng
Độ bão hoà

n

%

52.97

S

%

85.87

a1-2


cm2/kG

0.064

φ

độ

7o24’

C

kG/cm2

0.088

Ro

kG/cm2

0.62

E

kG/cm2

55.70

1

2
3
4
5
6

11
12
13
14

Thí nghiệm cắt, nén
nhanh không cố kết
Áp lực tính toán quy ước
Môđun biến dạng

Ký hiệu

Đơn vị
3

Trung bình

γw

g/cm

γc

g/cm3


1.265

Wo

%

35.96

LL

%

42.17

PL

%

22.12

PI

%

20.05

LI

1.72


0.69
g/cm3

2.69
1.127

11


4. Lớp Sét dẻo chảy: Ký hiệu số 3 trên mặt cắt địa chất
Lớp có bề dày lớn nhất trên mặt cắt địa chất, bề dày trung bình: 14.60m. Đất có
màu xám, xám xanh đến vàng nhạt, xám vàng, xám ghi; trạng thái dẻo chảy, đôi chỗ
chảy. Lẫn vỏ sò hến và hợp chất hữu cơ phân huỷ. Xen kẹp lớp sét pha mỏng (bề dày:
0.05-0.20m).
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho: : N30 = 2 ÷ 5 (búa/30cm).
Một số chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng
STT

7

Chỉ tiêu cơ lý
Dung trọng tự nhiên
Dung trọng khô
Độ ẩm tự nhiên
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Độ sệt


8

Tỷ trọng



9

Hệ số rỗng

o

10

Độ rỗng
Độ bão hoà

n

%

57.21

S

%

95.94

a1-2


2

cm /kG

0.076

φ

độ

5o04’

C

kG/cm2

Ro

2

kG/cm

0.42

E

kG/cm2

12.30


1
2
3
4
5
6

11
12
13
14

Thí nghiệm cắt, nén nhanh
không cố kết
Áp lực tính toán quy ước
Môđun biến dạng

Ký hiệu

Đơn vị

Trung bình

γw

g/cm3

1.70


γc

g/cm3

1.151

Wo

%

47.69

LL

%

46.80

PL

%

24.65

PI

%

22.15


LI

1.04
g/cm3

2.69
1.337

0.050

5. Lớp Sét dẻo mềm: Ký hiệu số 4 trên mặt cắt địa chất
Kết quả khảo sát bắt gặp lớp sét 4 phân bố ngay dưới lớp sét dẻo chảy (3). Lớp
có bề dày xác định được tại lỗ khoan LK1, LK2 lần lượt là 6.0m và 13.0m. Thành
phần thạch học của lớp là sét màu nâu xám, xám ghi; trạng thái dẻo mềm.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho: N30 = 5 ÷ 7 (búa/30cm).
Một số chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng

STT
1
2
3
4
5

Chỉ tiêu cơ lý
Dung trọng tự nhiên
Dung trọng khô
Độ ẩm tự nhiên
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo


Ký hiệu

Đơn vị

Trung bình

g/cm

3

1.79

γc

g/cm

3

1.367

Wo

%

30.92

LL

%


39.14

PL

%

19.17

γw

12


STT
7

Chỉ tiêu cơ lý
Chỉ số dẻo
Độ sệt

8

Tỷ trọng



9

Hệ số rỗng


o

10

Độ rỗng
Độ bão hoà

n

%

49.18

S

%

85.94

a1-2

2

cm /kG

0.059

φ


độ

9o12’

C

kG/cm2

Ro

kG/cm

2

E

kG/cm2

6

11
12
13
14

Thí nghiệm cắt, nén
nhanh không cố kết
Áp lực tính toán quy ước
Môđun biến dạng


Ký hiệu

Đơn vị

Trung bình

PI

%

19.97

LI

0.59
g/cm3

2.69
0.968

0.083
0.66
66.04

6. Lớp Sét dẻo cứng: Ký hiệu số 5 trên mặt cắt địa chất
Kết quả khảo sát bắt gặp lớp này phân bố ngay dưới lớp sét (4). Thành phần
thạch học của lớp là sét màu nâu vàng loang xám xanh, xám ghi; trạng thái dẻo cứng.
Bề dày lớn nhất của lớp quan sát được tại lỗ khoan LK1 là 4.0m, nhỏ nhất tại lỗ khoan
LK2 là 2.50m.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho: N30 = 9 ÷ 14 (búa/30cm).

Một số chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng
STT

7

Chỉ tiêu cơ lý
Dung trọng tự nhiên
Dung trọng khô
Độ ẩm tự nhiên
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Độ sệt

8

Tỷ trọng



9

Hệ số rỗng

o

10

Độ rỗng
Độ bão hoà


n

%

43.15

S

%

91.55

a1-2

cm2/kG

0.035

φ

độ

11o33’

C

kG/cm2

0.119


Ro

kG/cm2

0.93

E

kG/cm2

119.68

1
2
3
4
5
6

11
12
13
14

Thí nghiệm cắt, nén
nhanh không cố kết
Áp lực tính toán quy ước
Môđun biến dạng


Ký hiệu

Đơn vị

Trung bình

γw

g/cm

3

1.93

γc

g/cm3

1.54

Wo

%

25.73

LL

%


35.87

PL

%

18.48

PI

%

17.39

LI

0.42
g/cm

3

2.70
0.760

13


7. Lớp Cát hạt nhỏ, kết cấu chặt vừa: Ký hiệu số 6 trên mặt cắt địa chất
Kết quả khảo sát bắt gặp lớp này ở tất cả các lỗ khoan trên diện rộng, lớp phân bố
ngay dưới lớp sét dẻo cứng (5). Bề dày lớp xác định được tại các lỗ khoan thay đổi từ

4.0m đến 4.50m, bề dày trung bình: 4.25m. Thành phần chủ yếu của lớp là cát hạt nhỏ
màu xám, xám xanh, xám ghi bão hòa nước, kết cấu chặt vừa đến chặt. Đôi chỗ lẫn ít
cát pha với bề dày mỏng.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho: N = 35  46 (búa/30cm).
Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý trung bình được trình bày ở bảng sau:
TT
1
2
3

Các đặc trưng
Ký hiệu
Đơn vị
GT. Trung bình
3
Khối lượng riêng:
g/cm
2.65
s
Góc nghỉ khi khô
độ
31o31’
k
Góc nghỉ khi ướt
độ
28o30’
ư
- Các chỉ tiêu khác đề nghị xem bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý

8. Lớp Cát hạt thô, kết cấu rất chặt: Ký hiệu số 7 trên mặt cắt địa chất

Kết quả khảo sát bắt gặp lớp này phân bố ngay dưới lớp cát hạt nhỏ (6). Thành
phần thạch học của lớp là cát hạt thô màu xám, xám đen, xám trắng lẫn cuội sỏi nhỏ,
bão hòa nước, kết cấu rất chặt. Bề dày lớp quan sát được tại các lỗ khoan thay đổi từ
9.30m (LK1) đến 10.50m (LK2).
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho: N = 52  79 (búa/30cm).
Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý trung bình được trình bày ở bảng sau:
TT
1
2
3

Các đặc trưng
Ký hiệu
Đơn vị
GT. Trung bình
3
Khối lượng riêng:
g/cm
2.65
s
Góc nghỉ khi khô
độ
33o29’
k
Góc nghỉ khi ướt
độ
30o30’
ư
- Các chỉ tiêu khác đề nghị xem bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý


9. Lớp Sét, trạng thái cứng: Ký hiệu số 8 trên mặt cắt địa chất
Kết quả khoan khảo sát bắt gặp lớp 8 phân bố dưới các lớp trên. Bề dày của lớp
quan sát được tại các lỗ khoan biến đổi từ 5.20m tới 5.70m với thành phần thạch học là
sét, sét pha màu tím gan gà lẫn đá phong hóa, trạng thái nửa cứng đến cứng. Đây là lớp
đất có nguồn gốc tàn tích, sản phẩm từ đá sét bột kết phong hóa mạnh thành tạo nên,
lớp này có sức chịu tải tương đối cao.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho: : N30 = 34 ÷ 51 (búa/30cm).
Một số chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng
STT
1
2
3

Chỉ tiêu cơ lý
Dung trọng tự nhiên
Dung trọng khô
Độ ẩm tự nhiên

Ký hiệu

Đơn vị
3

Trung bình

γw

g/cm

2.06


γc

g/cm3

1.410

Wo

%

19.14

14


STT

7

Chỉ tiêu cơ lý
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Độ sệt

8

Tỷ trọng


4
5
6

Ký hiệu

Đơn vị

Trung bình

LL

%

35.93

PL

%

20.01

PI

%

15.92

LI



-0.05
g/cm

3

2.72

10. Lớp đá sét kết phong hóa: Ký hiệu số 9 trên mặt cắt địa chất
Kết quả khoan khảo sát bắt gặp lớp này phân bố ngay dưới lớp sét tàn tích (9). Bề
dày của lớp quan sát được tại các lỗ khoan biến đổi từ 2.0m (LK1) tới 12.30m với
thành phần thạch học là đá sét kết màu tím phong hóa nứt nẻ dập vỡ mạnh, tỷ lệ lấy
mẫu rất thấp. Do lớp này đang trong quá trình phong hóa mạnh nên đôi chỗ lẫn sét
trạng thái cứng.
11. Lớp đá gốc: Ký hiệu số 10 trên mặt cắt địa chất
Trong phạm vi chiều sâu khảo sát đây là lớp phân bố dưới cùng. Thành phần
thạch học của lớp là đá sét bột kết màu tím liền khối, rắn chắc. Bề dày của lớp chưa
xác định do chưa khoan hết chiều sâu đáy lớp.
Một số chỉ tiêu cơ lý trung bình của lớp như sau:
- Độ ẩm tự nhiên: 2.77(%)
- Dung trọng tự nhiên: 2.54 (g/cm3)
- Cường độ kháng nén khi khô: 137.54 (kG/cm2)
- Cường độ kháng nén khi bão hòa: 99.96 (kG/cm2)
3.3 SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN THUỶ VĂN KHU VỰC
Trên mặt cắt địa chất chúng tôi nhận thấy các lớp số 2 (bùn sét pha), lớp số 6 (cát
hạt nhỏ) và lớp số 7 (cát hạt thô) là những lớp có khả năng chứa và lưu thông nước.
Các lớp đất còn lại có khả năng chứa và lưu thông nước kém có thể coi là lớp cách
nước.
3.4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3. 4.1 MỘT VÀI KẾT LUẬN


* Điều kiện địa chất công trình:
Sau khi nghiên cứu từng lớp đất, đá của khu vực khảo sát, chúng tôi có một vài
kết luận như sau:
1. Các lớp đất ký hiệu số 2, TK, 3, 4 - Đây là các lớp đất loại sét, á sét, đất có
các chỉ tiêu φ (độ), C (kG/cm2), N (búa/30cm)… nhỏ, tính nén lún lớn, đất yếu. Đặc
biệt là lớp số 2, 3 - đất rất yếu.

15


2. Lớp đất ký hiệu số 5, 6 - Đây là các lớp đất có khả năng cho cường độ chịu tải
tương đối khá. Tuy nhiên, tính nén lún không đều và tồn tại ở dưới sâu.
3. Lớp đất ký hiệu 7, 8, 9, 10 - Đây là lớp đất có khả năng cho cường độ chịu tải
tương đối cao. Tuy nhiên, tính nén lún không đều. Trị số SPT thay đổi mạnh.
* Điều kiện địa chất thuỷ văn:
Qua kết quả đánh giá ở trên cho thấy, điều kiện địa chất thủy văn trong khu vực
này không có diễn biến phức tạp, không gây ảnh hưởng lớn đến công trình sau này.
3.4.2 - MỘT VÀI KIẾN NGHỊ

1. Khu vực khảo sát có điều kiện địa chất điển hình khu vực đất yếu; đặc biệt, các
lớp đất yếu có bề dày lớn đến khoảng 33m, độ ẩm đất rất cao, đất rất nhão, tính nén
lún rất lớn và không đều. Do đó, khi thiết kế nhất thiết phải gia cố nền trước khi đặt
móng công trình.
2. Đây là khu vực dự kiến xây dựng tòa nhà 17 tầng. Như vậy, với đặc điểm, qui
mô công trình, khi xây dựng có thể phát sinh các vấn đề địa chất công trình sau: Sức
chịu tải của đất nền, vấn đề biến dạng lún, vấn đề nước chảy vào hố móng, lún bề mặt
xung quanh hố đào, chuyển vị tường cừ. Thiết kế đưa ra giải pháp hợp lý đảm bảo an
toàn và kinh tế.
3. Một số giải pháp xử lý nền, theo chúng tôi:

+ Do công trình dự kiến xây dựng 17 tầng, tải trọng lớn. Để công trình ổn định
lâu dài và đảm bảo trong quá trình sử dụng, kiến nghị xử lý nền móng bằng móng cọc
bê tông cốt thép (BTCT); cọc được đặt vào lớp đất có khả năng cho cường độ chịu tải
tốt ở phía dưới như lớp số 7, 8, 9, 10. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tải trọng công trình mà
Tư vấn thiết kế cần tính toán để đưa ra chiều sâu đặt cọc cho phù hợp.
+ Đối với thi công hố móng: Do điều kiện địa chất phía trên là đất yếu (lớp bùn
sét pha có khả năng chứa và lưu thông nước) nên tùy vào chiều sâu hố móng mà Thiết
kế cần phải có biện pháp thi công xử lý thích hợp vấn đề nước chảy vào hố móng để
đảm bảo an toàn và kinh tế.
+ Khi thi công xây dựng công trình, nhất thiết phải tiến hành công tác thí nghiệm
hiện trường như nén tải trọng tĩnh cọc để kiểm tra khả năng chịu tải của cọc, theo đúng
quy trình quy phạm Việt Nam hiện hành.
+ Khi thi công cần phải có công tác quan trắc Địa kỹ thuật như:
- Đối với nhà: Quan trắc độ lún, lún nghiêng, nứt và hư hỏng.
- Đối với hố đào thi công móng: Quan trắc lún bề mặt xung quanh hố đào,
chuyển vị ngang thành hố đào, mực nước ngầm, chuyển vị tường cừ, áp lực đất tác
dụng vào tường cừ, chuyển vị các thanh của hệ thống chống đỡ.
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ
XÂY DỰNG TÙNG ANH

16



×