Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ki năng làm việc nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.31 KB, 6 trang )

Trong cuộc sống hiện nay, làm việc nhóm không chỉ là một kỹ năng mà còn là một công
cụ để giúp chúng ta thành công. Để đạt được điều đó thì mỗi người cần phải tự đánh giá
kỹ năng làm việc nhóm của mình hiệu quả đến đâu và có thể đóng góp gì cho công việc
chung. CareerLink.vn sẽ chỉ ra cho bạn các tiêu chí để đánh giá kỹ năng làm việc nhóm
hiệu quả.

Lắng nghe và thấu hiểu

Lắng nghe là kỹ năng đầu tiên được chú trọng khi bạn hòa mình làm việc ở môi trường
tập thể. Điều này phản ánh sự tôn trọng giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe
không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận
theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng. Vì thế bạn hãy rèn luyện cho
mình khả năng lắng nghe và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà bạn thu
được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm bắt thông tin và giải quyết được vấn
đề.

Khả năng thuyết phục

Trong làm việc nhóm, điều tất yếu là sẽ có những ý kiến trái chiều, phản đối ý kiến của
bạn. Thay vì cả nể, nhún nhường, bạn cần phải biết cách bảo vệ và thuyết phục người
khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, bạn phải dựa vào chính những ý
kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá
nhân. Làm như vật bạn sẽ nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm.

Sự tin tưởng

Làm việc trong cùng một nhóm đồng nghĩa với việc các thành viên phải tin tưởng lẫn
nhau để gặt hái kết quả tốt nhất. Bởi nếu không tin tưởng lẫn nhau, bạn sẽ không thể
giải quyết các khó khăn, các mâu thuẫn nội bộ và đặc biệt là không biết cách tư duy,
làm việc sáng tạo. Chính vì vậy, niềm tin chính là một trong những nhân tố quan trọng
nhất quyết định thành công của cả nhóm. Các nhóm có thể xây dựng lòng tin bằng cách


nói chuyện cởi mở với nhau không chỉ về vấn đề công việc mà còn về sở thích, những
câu chuyện hài hước hay trong cuộc sống hằng ngày.

Khả năng làm việc dưới áp lực


Khi làm việc nhóm, nhất là những lúc cao điểm, hầu hết thành viên đều cảm thấy mệt
mỏi vì khối lượng công việc quá lớn, lịch làm việc lại quá dài hay thời gian nghỉ ngơi bị
rút ngắn. Chính vì vậy, để trở thành một thành viên tích cực trong nhóm, bạn phải rèn
luyện cho mình khả năng làm việc dưới áp lực cao, sẵn sàng trước những deadline
chẳng chịt và những mệnh lệnh của cấp trên. Nếu làm được điều này, bạn sẽ thấy mình
trưởng thành và bản lĩnh thế nào.

Bình tĩnh

Trong cuộc sống hay làm việc, có những tình huống đẩy chúng ta vào thế bị động, thậm
chí tiến thoái lưỡng nan. Khi ấy, áp lực, mâu thuẫn sẽ khiến bạn cảm thấy mất bình tĩnh
và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Bởi vậy bạn nên cố gắng giữ cho mình sự bình
tĩnh và cư xử nhã nhặn với mọi người ngay cả khi bạn cảm thấy khó chịu. Đối diện với
áp lực một cách bình tĩnh, bạn sẽ biết rằng mọi việc không quá khó khăn như mình nghĩ.
Sau khi suy xét và nhìn nhận tình hình, bạn sẽ thấy bình tĩnh và giải quyết công việc dễ
dàng hơn.

Tôn trọng đồng nghiệp

Làm việc nhóm cũng đòi hỏi bạn phải tôn trọng những đồng nghiệp thân thiết của mình,
thậm chí ngay cả những lúc họ lơ là trách nhiệm hoặc bất đồng quan điểm với bạn. Mỗi
thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc
động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên trong
nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành

công của nhóm.

Khả năng hợp tác

Làm việc nhóm không chỉ là mọi người cùng làm việc chung với nhau trong một nhóm
mà còn phải phối hợp ăn ý, tạo ra một dây chuyền vận hành tốt nhất, để tương trợ lẫn
nhau cùng phát triển và hướng đến mục tiêu chung. Bởi lẽ không một ai trong chúng ta
có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại. Nếu phát huy tốt tinh thần làm việc nhóm thì
bạn có thể thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành
viên, tạo ra những giải pháp sáng tạo, hiệu quả cho mọi vấn đề khó khăn.


Khả năng tổ chức công việc

Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức. Khi nắm rõ
được công việc, trưởng nhóm cần phân công chi tiết công việc cho từng thành viên để
tránh công việc chồng chéo lên nhau, đồng thời phát huy năng lực và sở trường của họ,
đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian.

Kỹ năng giao tiếp

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng giao tiếp của từng thành viên trong nhóm như tuổi tác, giới
tính, ngôn ngữ, văn hóa và cá tính. Nếu bạn thực sự nắm được những kỹ năng giao tiếp
hiệu quả trong làm việc nhóm, bạn sẽ ngạc nhiên với những bước tiến mà bạn đạt được
trong công việc. Để trở thành một người giao tiếp giỏi trong nhóm đòi hỏi bạn phải biết
lắng nghe ý kiến, quan điểm và mối quan tâm của các thành viên khác. Bạn không nên
đón nhận sự chỉ trích bằng việc bảo thủ, chống đối, mà nên bày tỏ suy nghĩ và quan
điểm của mình bằng tinh thần xây dựng và tôn trọng.

Khả năng kiểm soát tình huống


Khi gặp những tình huống bất ngờ phát sinh thì việc giải quyết vấn đề hiệu quả là một
phần của làm việc nhóm. Bạn sẽ xác định được mấu chốt của chúng bằng những cuộc
thảo luận mở, cũng như hợp tác với các thành viên để đề ra phương án giải quyết hiệu
quả. Bên cạnh đó, việc giải quyết các mâu thuẫn nội bộ cũng là một cách để duy trì sự
kết hợp chặt chẽ của nhóm vì đã hợp thành một nhóm có nghĩa là phải biết cách chấp
nhận từng cá nhân và làm chủ bản thân.

Tinh thần lạc quan

Sự hăng say, nhiệt tình của bạn có thể sẽ là chất xúc tác giúp tăng hiệu quả làm việc
của các thành viên khác. Bạn cần nhận ra điêu này và nắm bắt để khuấy động sự hăng
hái, nhiệt tình trong quá trình làm việc cho cả nhóm. Những câu chuyện hài hước, một
nụ cười vào sáng sớm có thể khiến đồng nghiệp của bạn vui trong cả ngày.

Tinh thần trách nhiệm


Dù là làm việc theo nhóm hay một mình, bạn cũng cần luyện cho mình một tinh thần
tận tâm, trách nhiệm với công việc. Đừng nghĩ rằng mình không làm tốt thì sẽ có những
thành viên khác gánh vác hộ. Với suy nghĩ đó, bạn đã bỏ lỡ cơ hội trở thành một thành
viên được đánh giá cao. Vì vậy, hãy chủ động làm tốt công việc của mình, đồng thời
quan tâm đến công việc của đồng nghiệp, bạn sẽ thấy công việc chung hiệu quả vầ hiệu
suất đến thế nào.

Lòng kiên trì

Khi bắt đầu bất cứ một công việc gì, chắc chắn bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn khiến
bạn thất bại và nản lòng, nhưng mọi việc luôn luôn và thực sự dẫn đến điều thành công
nếu bạn có một cái nhìn rõ ràng và kiên trì với mục tiêu. Đừng để những người suy nghĩ

tiêu cực hay khó khăn phá hỏng kế hoạch tiến tới thành công của bạn. Khi gặp trở ngại,
bạn hãy dừng lại, bắt đầu lại từ đầu với những cách nghĩ và hành động mới. Bạn không
những cải thiện được bản thân mà còn có thể giúp những người khác cũng như chính
nhóm của mình tiến lên phía trước.

Sự quyết tâm

Tinh thần quyết tâm tạo ra năng lượng, sức mạnh và niềm tin cho toàn bộ thành viên
trong nhóm. Mọi khó khăn đều được vượt qua, khả năng của mỗi cá nhân sẽ được ghi
nhận nếu cả nhóm có tinh thần quyết tâm cao và sẵn sàng đi đến cùng. Dù chỉ là một
thành viên trong nhóm hay nhóm trưởng, hãy cố gắng truyền đi thông điệp, tầm nhìn
của bạn. Điều đó sẽ nâng cao tinh thần quyết tâm cho toàn bộ các thành viên, đồng thời
giúp mọi người phát huy thế mạnh của từng cá nhân để đóng góp hiệu quả nhất cho
công việc chung.

Nhạy bén

Khi làm việc trong một nhóm, bạn thường xuyên phải linh hoạt thời khóa biểu, kế hoạch
hay công việc của mình để đảm bảo cả nhóm có thời gian thảo luận khi cần thiết, đồng
thời giải quyết những tình huống khác nhau trong công việc. Việc thích nghi với những
thay đổi là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn chủ động trước mọi sự việc bất ngờ
gây ảnh hưởng đến công việc chung.


Cộng tác trong học tập
Cộng tác trong học tập là một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên
đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Lớp học
chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm
mà sẽ rất cần cho bạn trong cuộc sống sau này.
Cộng tác trong học tập là hoạt động tương tác, là một thành viên

của nhóm, bạn sẽ có trách nhiệm:

Phát triển và cùng chia sẻ một mục đích chung

Đóng góp ý kiến vào việc giải quyết vấn đề, đặt ra các câu hỏi hay tìm
giải pháp

Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác,
cũng như ý kiến của họ.
Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến,
phát biểu và đóng góp.

Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối
với bạn

Quyền lợi và nghĩa vụ gắn liến chặt chẽ với mọi người và ngược lại
Điều gì tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả?

Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm quen, và
hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm.
Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho
thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với
những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau.

Nhóm gồm 3 đến 5 người.
nếu nhóm có đông người hơn thì sẽ khó quản lý và giao công việc

Các nhóm dưới chỉ định của giáo viên thì sẽ hiệu quả hơn nhóm tự chỉ
định lẫn nhau


Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm

Mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội

Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở
trường của mình mà còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu
thêm về lĩnh vực đó.

Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm
việc trong nhóm nên được các thành viên khác động viên, giúp đỡ.

Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích
cực đến việc học.
tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề
tăng thêm chi tiết để cân nhắc

Đóng góp của mỗi người cho công việc phải được thống nhất.

Các nhận xét nội bộ nên được giữ kín, và đó là cách khác tốt để
đánh giá ai đang đóng góp hoặc không đóng góp.


Nhóm có quyền “sa thải” các cá nhân không tích cực đóng góp
nếu sau khi mọi biện pháp khuyên can đều không thành.
(cá nhân đó hoàn toàn có quyền xin vào một nhóm khác nếu nhóm
đó nhận)

Một thành viên cũng có quyền bỏ nhóm nếu như họ cảm thấy họ
làm phần lớn công việc trong khi người khác không làm hoặc không
giúp đỡ.

(Người này sẽ dễ dàng tìm được nhóm khác hoan nghênh đóng góp
của họ)

Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm, nguyên
tắc làm việc. Điều đó bao gồm:
1. Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp, và phải đến đúng
giờ
2. Tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề
và tránh việc chỉ trích cá nhân.
3. Có trách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng thời
hạn.
Và đôi khi, bạn cũng cần phải làm những công việc mà bạn có ít kinh
nghiệm, cảm thấy chưa chuẩn bị đầy đù hay thậm chí còn có người
trong nhóm có khả năng làm tốt hơn bạn. Hãy chấp nhận thử thách đó,
nhưng cũng đừng ngại để cho mọi người trong nhóm biết là bạn cần sự
giúp đỡ, huấn luyện, hay thôi không làm được mà xin làm việc khác.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×