Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÀI CHUẨN bị THỰC tập BỆNH ký SINH TRÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.85 KB, 22 trang )

BÀI CHUẨN BỊ THỰC TẬP BỆNH KÝ SINH TRÙNG
BÀI 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM PHÂN
TÌM TRỨNG VÀ ẤU TRÙNG GIUN SÁN
Nội dung
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp dội rửa nhiều lần (gạn rửa sa lắng)
Phương pháp Füllerborn
Phương pháp Darling
Phương pháp Cherbovich
Phương pháp Nổi lắng cặn
Phương pháp Baerman
Phương pháp Vaid
Phương pháp đếm trứng Stole
Phương pháp đếm trứng Mc Master.
Phương pháp nuôi ấu trùng.
Yêu cầu chung
 Nắm vững nguyên lý, cách tiến hành, phạm vi ứng dụng của từng
phương pháp
 Bước đầu phân biệt trứng giun sán với một số dị vật trong phân
 Bước đầu phân biệt trứng sán lá, sán dây, giun tròn
Cách lấy phân
 Lấy phân tươi
 Phân đã thải ra ngoài:
như trên hình vẽ.
 Mẫu ghi đầy đủ các thông tin: loài vật, địa điểm, ngày lấy mẫu…bảo quản lạnh
trong quá trình vận chuyển hoặc giữ mẫu.
I.

Phương pháp trực tiếp



1,2 giọt Glyxerin 50%
 Tiến hành:
Dùng pince hoặc đũa
thủy tinh lấy 1 mẫu phân
to bằng hạt đỗ đặt lên
1 phiến kính sạch.

Mẫu phân dàn mỏng

Nhỏ vào đó 1-2 giọt Glyxerin 50%, để giữ tiêu bản lâu khô và dễ nhìn. (Nếu
không có Glyxerin có thể dùng nước sạch để thay thế). Dầm nát phân và gạt cặn bã ra
hai đầu phiến kính. Dung dịch phân bên trong được dàn mỏng.
Những tiêu bản này được đặt lên kính hiển vi để tìm trứng giun sán.
Tiêu bản đạt yêu cầu khi
Giữa dung dịch phân và mép của phiến kính tạo thành một hành lang sạch sẽ.
Dung dịch phân được dàn mỏng đến mức ánh sáng có thể qua được và không
tràn ra mép phiến kính.
 Ứng dụng: có thể tìm được trứng sán lá, trứng sán dây, trứng giun tròn, đốt sán
dây, noãn nang đơn bào
 Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: đơn giản, dễ làm nên dễ áp dụng, cho kết quả nhanh

-

Nhược điểm: Độ chính xác không cao.

-

II.


Phương pháp gạn rửa sa lắng (dội rửa nhiều lần)

1. Nguyên lý
Phương pháp này dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa tỷ trọng của nước và tỷ
trọng trứng giun sán để phân ly trứng ra khỏi phân. Trứng giun sán có tỷ trọng nặng
hơn sẽ lắng xuống dưới.
2. Cách tiến hành
Ước lượng một khối lượng phân khoảng bằng quả táo (định tính) hoặc cân chính
xác một khối lượng phân (5-10 gam phân – định lượng) của đối tượng cần xét
nghiệm cho vào một giá lọc. Đặt giá lọc và mẫu phân vào cối sứ. Đổ vào đó một
lượng nước bằng 2/3 thể tích cối sứ. Dùng cháy sứ rửa mẫu phân nhiều lần
trong cối sứ và giá lọc. Loại bỏ cặn bã lớn trong giá lọc, giữ lại dung dịch lọc.


Chuyển dung dịch lọc sang một cốc sạch. Bổ sung thêm nước cách miệng cốc
khoảng 2cm. Để yên tĩnh khoảng 10 phút. Gạn bỏ lớp nước phía trên giữ lại
phần cặn ở đáy. Sau đó lại tiếp tục dội mạnh nước sạch vào cặn lắng. Lặp lại
thao tác này khoảng 3-5 lần đến khi cặn đã trở nên sạch. Cuối cùng gạn lớp
nước trong bên trên, giữ lại cặn. Cặn được đổ ra đĩa petri và đặt dưới kính hiển
vi soi nổi để tìm trứng giun sán.
 Lưu ý:
-

Nên dùng loại cốc có đáy hẹp.

-

Lượng cặn đổ ra hộp lồng sao cho có thể soi được dưới kính hiển
vi soi nổi để tìm trứng giun sán. Nếu quá đặc, chỉ lấy một lượng nhỏ rồi pha
loãng.

Trong trường hợp định lượng yêu cầu phải kiểm tra toàn bộ phần

-

cặn bã thu được. Đếm và phân loại trứng giun sán.
3. Phạm vi ứng dụng, ưu nhược điểm của phương pháp
Phương pháp này được ứng dụng để tìm trứng sán lá (trừ sán lá

-

sinh sản gia cầm), đốt sán dây.
Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, có thể thực hiện tại phòng thí nghiệm

-

hoặc tại cơ sở sản xuất
Nhược điểm: không tìm được trứng giun tròn và noãn nang của

-

đơn bào
III.

Phương pháp phù nổi

1. Nguyên lý
Dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa trứng giun sán và một số dung dịch có tỷ
trọng nặng hơn (dung dịch muối, dung dịch đường) để phân ly trứng ra khỏi phân.
Những trứng giun sán có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của các dung dịch này sẽ nổi
lên trên

2. Phương pháp Fülleborn
-

Dung dịch làm nổi trứng giun sán: dung dịch muối NaCl bão hòa
Tiến hành thí nghiệm
+ Dùng pince hoặc đũa, thìa lấy một lượng phân khoảng 3-5gr của đối tượng

cần xét nghiệm để vào một giá lọc.


+ Đặt giá lọc và mẫu phân vào cối sứ, đổ vào đó một lượng nước muối bão hòa
gấp khoảng 5 lần khối lượng phân.
+ Dùng chày sứ rửa mẫu phân nhiều lần trong nước muối. Loại bỏ cặn bã trên
giá lọc.
+ Chuyển dung dịch phân sang lọ tiêu bản. Điều chỉnh lượng dung dịch bằng
cách cho thêm dung dịch nước muối bão hòa đến phần có tiết diện nhỏ nhất của
lọ
+ Để yên tĩnh trong 15-20 phút, để trứng nổi lên.
+ Dùng vòng vớt bằng thép nhỏ có đường kính 0,5mm để vớt lớp váng trên bề
mặt và đặt lên phiến kính.
+ Kiểm tra tiêu bản trên kính hiển vi ở vật kính 10x hoặc 40x để tìm trứng giun
sán.
 Lưu ý: Trong trường hợp định lượng cần cân chính xác một khối lượng phân
và đong chính xác lượng dung dịch muối bão hòa để xác định cường độ nhiễm.
Khi đó nên dùng các ống nghiệm có chia vạch (ống 15ml) để chứa dung dịch
phân sau khi được lọc. Sau đó bổ sung thêm dung dịch muối bão hòa đến phần
miệng ống nghiệm. Đặt lamen lên trên miệng ống sao cho lamen vừa chạm vào
bề mặt dung dịch phân. Để yên tĩnh trong thời gian 15-20 phút để trứng/noãn
nang nổi lên. Cuối cùng, chuyển lamen sang phiến kính và kiểm tra dưới kính
hiển vi ở vật kính 10x hoặc 40x để tìm trứng giun sán/noãn nang đơn bào.

Phạm vi ứng dụng
Ứng dụng ở cơ sở sản xuất và phòng thí nghiệm.
Ưu điểm
Tìm được tất cả các loại trứng giun tròn. Ngoài ra có thể tìm thấy trứng sán lá
sinh sản gia cầm (Prosthogonimus spp.).
Nhược điểm
Phương pháp này khó phát hiện những trứng giun sán có tỷ trọng cao, những
trứng có kích thước lớn hoặc trứng có chứa ấu trùng.
3. Phương pháp Darling
-

Dung dịch làm nổi trứng giun sán/noãn nang đơn bào: NaCl bão hòa


Sau khi lọc, chuyển dung dịch phân sang ống ly tâm hoặc ống nghiệm 15 ml.

-

Ly tâm với tốc độ 1500 vòng/ phút trong vòng 15 phút.
-

Lấy ống lý tâm ra, bổ sung thêm NaCl bão hòa đến miệng ống

-

Đặt lamen lên bề mặt ống nghiệm, để yên tĩnh trong 15 phút để trứng/noãn
nang nổi lên
Chuyển lamen sang phiến kính, đặt phiến kính dưới KHV, tìm trứng/noãn

-


nang ở vật kính 10x hoặc 40x.
Sử dụng ly tâm có thể làm tăng độ nhạy của phương pháp.
4. Phương pháp Cherbovich
Dung dịch làm nổi trứng giun sán: đường có tỷ trọng 1.2 hoặc

-

1.27. Một số dung dịch muối sulphate: Na2SO4, MgSO4, ZnSO4.
Ứng dụng: tìm trứng giun tròn có tỷ trọng lớn: trứng có chứa ấu

-

trùng (trứng giun phổi ở lợn, trứng giun lươn…)
 Chú ý: Một số dung dịch muối có thể sử dụng để làm nổi trứng giun sán hoặc
noãn nang đơn bào
-

Magnesium sulfate: (MgSO4; SG 1.20): 450 g MgSO4 1,000 ml nước

-

Zinc Sulfate (ZnSO4; SG 1.18–1.20): 331 g ZnSO4 1,000 ml nước ấm

-

Sodium Nitrate (NaNO3; SG 1.18–1.20): 338g NaNO3 1,000 ml nước

-


Saturated Salt (NaCl; SG 1.18–1.20) 350 g NaCl 1,000 ml nước

-

Modified Sheather’s Solution (SG 1.27): 454 g granulated sugar + 355 ml
nước + 6 ml formaldehyde. Hòa tan đường trong nước ấm, nếu dung dịch đục
có thể lọc.

IV.

Phương pháp nổi lắng cặn

Nguyên lý
Kết hợp giữa phương pháp Fülleborn và phương pháp gạn rửa sa lắng.
Sau khi dùng dung dịch muối NaCl bão hòa để tìm các trứng có tỷ trọng nhỏ bằng
phương pháp Fülleborn. Chuyển dung dịch còn lại sang một cốc nhựa, bổ sung
thêm nước để sa lắng các trứng có tỷ trọng lớn, rồi tiến hành tương tự như phương
pháp gạn rửa sa lắng.
Ưu điểm: tìm được tất cả trứng sán lá, trứng sán dây, trứng giun tròn và noãn nang
đơn bào.


V. Phương pháp đếm trứng Stole
1. Phương pháp đếm trứng Stole
Mục đích: xác định được mức độ nhiễm trứng giun sán ở vật nuôi
Vật liệu và dụng cụ
- Phân gia súc cần xét nghiệm: 4 g; NaOH 0.1N
- Đũa thủy tinh, pipete
- Bình chia độ, loại 60 ml hoặc 100ml
- Bi sắt, hoặc sỏi: 2 – 3 viên

- Phiến kính, lam kính
- KHV có vật kính 10x hoặc 40x.
Các tiến hành
- Đổ 56ml NaOH 0.1N vào bình chia độ.
- Từ từ đưa phân gia súc vào bình sao cho mực dung dịch trong bình đạt 60ml
thì dừng lại.
- Dùng đũa thủy tinh dầm nát phân trong dung dịch.
- Thêm vào bình 2-3 viên bi sắt hoặc sỏi.
- Lắc đều bình chia độ để dung dịch phân và NaOH đồng nhất tại mọi vị trí.
- Dừng lại đột ngột, dùng pipete lấy 0.15 ml dung dịch phân, đưa lên phiến kính,
quan sát trên kính hiển vi, đếm trứng giun, sán.
Gọi a là số trứng đếm được trong 0.15 ml dung dịch phân
X là số trứng có trong 1 ml dung dịch phân (tương đương với 1g phân)
X = a x 100
Ưu điểm:
- Bằng phương pháp đếm trứng Stole, có thể tìm được trứng của sán lá, sán dây,
giun tròn và noãn nang đơn bào
- Xác định được cường độ nhiễm sán trên gia súc
- Đánh giá được hiệu quả thuốc tẩy giun, sán
Nhược điểm:
Độ chính xác không cao
VI.

Phương pháp đếm trứng McMaster


Mục đích: xác định mức độ nhiễm trứng giun sán hoặc noãn nang đơn bào.
Dụng cụ: buồng đếm McMaster
Hóa chất: dung dịch muối NaCl bão hòa
Tiến hành:

- Cân chính xác 2gram phân của đối tượng cần xét nghiệm
- Đong chính xác 58 ml dung dịch muối NaCl bão hòa
- Cho phân và dung dịch muối vào giá lọc và cối sứ
- Rửa và lọc dung dịch phân
- Dùng pipette hút dung dịch phân chuyển vào 2 buồng đếm
- Để yên tĩnh 15 phút để trứng giun sán/noãn nang nổi lên
- Đặt buồng đếm dưới KHV để tìm trứng giun sán
Lưu ý: tìm, phân loại và đếm tất cả trứng/noãn nang có trong mẫu phân
Gọi n là số trứng đếm được trong 2 buồng đếm
X là số trứng có trong 1 gram phân
X = n x 100
VII. Phương pháp tìm ấu trùng
 Nguyên lý: - Một số giun tròn không thải trứng mà thải ấu trùng ra ngoài môi
trường hoặc thải trứng nhưng khi trứng đến trực tràng thì nở thành ấu trùng.
- Lợi dụng tính ưa hoạt động của ấu trùng giun tròn ở điều kiện
nhiệt độ 37⁰C để phân ly ấu trùng ra khỏi phân gia súc.
1. Phương pháp Baermann
- Dụng cụ: + Hệ thống Baerman bao gồm: 1 phễu thủy tinh (hoặc phễu nhựa) nối
với 1 ống nghiệm thông qua 1 ống cao su; toàn bộ hệ thống được đỡ trên 1 giá
đỡ.
+ Nhiệt kế, nước ấm 37oC, lưới lọc, bông, đĩa lồng, kính hiển vi.
- Cách tiến hành:
+ Cho 1 lượng nhỏ bông vào đáy phễu nhựa của hệ thống Baermann để tạo
thành màng lọc mỏng.
+ Đổ vào phễu 1 lượng nước ấm 37⁰C sao cho lượng phân ngập hoàn toàn
trong nước ấm.
+ Cân hoặc ước lượng phân gia súc cần xét nghiệm cho vào giá lọc và đặt lên
phễu nhựa.
+ Để yên tĩnh khoảng 30 – 45 phút.
+ Nhẹ nhàng đưa giá lọc có chứa phân ra khỏi phễu nhựa.

+ Gạn bỏ lớp nước phía trên hệ thống, giữ lại phần cặn ở đáy ống nghiệm.


+ Đổ toàn bộ phần cặn vào đĩa lồng, đưa lên KHV soi nổi để tìm ấu trùng giun
tròn.
- Phạm vi ứng dụng: Dùng để xét nghiệm phân các loài đại gia súc có lượng
phân lớn và nhão (trâu, bò)
Ứng dụng tìm ấu trùng giun phổi ở động vật nhai lại, giun lươn ở chó

-

-

(Strongyloides steracolis)
2. Phương pháp Vaid
Dụng cụ: đĩa petri, pince, nhiệt kế, nước ấm 37oC
Tiến hành:
+ Đổ nước ấm 37oC vào trong đĩa petri
+ Dùng pince gắp phân của đối tượng cần xét nghiệm cho vào đĩa petri
+ Để đĩa petri yên tĩnh trong khoảng 30 phút đến 2 giờ
+ Dùng pince gắp mẫu phân ra khỏi đĩa petri
+ Gạn bớt lớp nước trong ở phía trên, giữ lại cặn
+ Đặt đĩa petri lên KHV soi để tìm ấu trùng giun tròn.
Ứng dụng: mẫu phân của gia súc hình viên (dê, cừu) tìm ấu trùng của giun phổi
3. Phương pháp nuôi ấu trùng
Mục đích: trứng của nhiều loài giun tròn khi theo phân ra ngoài không phân
biệt được bằng hình thái. Để xác định giống (hoặc loài) giun tròn này cần phải
dựa vào hình thái của ấu trùng

I. Nguyên lý

Kỹ thuật nuôi cấy ấu trùng trong ống nghiệm sử dụng giấy lọc được Harada
và Mori giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1955, sau đó được cải tiến bởi một số tác
giả khác (H. C. Hsieh, 1962; M. S. Sasa, 1958).
Phương pháp được tiến hành dựa trên nguyên lý: mẫu phân được dàn mỏng
lên một tấm giấy lọc, rồi được đặt vào một ống nghiệm (ống falcon 15 hoặc
50ml). Nước được bổ sung vào đáy ống nghiệm và thấm vào giấy lọc theo
nguyên tắc thẩm thấu để cung cấp độ ẩm trong quá trình nuôi. Cần nuôi mẫu phân
trong điều kiện thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng hoặc cho ấu trùng thoát
vỏ.
Yêu cầu: mẫu phân tươi và không được bảo quản lạnh.
II.Nguyên liệu
1. Pipet
2. Phiến kính
3. Lamen
4. Giấy lọc
5. Que xiên tre
6. Ống nghiệm 15 hoặc 50 ml
7. Pinces
III. Tiến hành
1. Chuẩn bị một mảnh giấy lọc có kích thước 15 x 1.5 cm, một đầu cắt
nhọn dạng hình nón. Trên tờ giấy lọc đánh dấu 2 điểm: điểm 1 cách đầu hình
nón 4 cm, điểm 2 cách điểm thứ nhất 8 cm.


2. Chuẩn bị mẫu phân: 0.5 – 1g phân được dầm nát trong cốc hoặc cối
sứ (nếu phân khô thì bổ sung thêm nước).
3. Dàn mỏng mẫu phân trên mảnh giấy lọc trong khoảng đã được đánh
dấu.
4. Thêm 3 – 4 ml vào ống nghiệm 15ml.
5. Đặt tấm giấy lọc vào trong ống nghiệm theo chiều đầu nhọn hướng

xuống đáy ống. Mực nước trong ống nghiệm cách mẫu phân khoảng 1.5 cm.
Có thể dùng nút bằng cotton đậy nên miệng ống nghiệm.
6. Giữ ống nghiệm theo chiều thẳng đứng ở 25 – 28oC. Bổ sung thêm
nước đến mức quy định trong 2 ngày đầu do nước bị bốc hơi.
7. Giữ ống nghiệm trong 10 ngày, kiểm tra hàng ngày bằng cách dùng
pipet hút một lượng nhỏ nước ở đáy ống nghiệm đưa lên phiến kính, đậy
lamen và kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phóng đại 10x.
8. Kiểm tra sự chuyển động và các đặc điểm hình thái để nhận dạng ấu
trùng.
IV. Ứng dụng
- Tìm ấu trùng của giun tròn
V. Ưu, nhược điểm
- Kỹ thuật này có thể phát hiện được ấu trùng của cả giun tròn sống ký
sinh và sống tự do. Cần phải phân biệt hai dạng này bằng cách dùng acid
hydrochloric. Thêm 0.3 ml acid HCl vào 10 ml dung dịch chứa ấu trùng sao
cho tỷ lệ pha loãng acid đạt 1 : 30. Các loài giun tròn sống tự do sẽ bị giết,
trong khi các loài giun tròn sống ký sinh có thể sống được 24 giờ.
- Tốn kém thời gian, không thích hợp trong chẩn đoán lâm sàng. Tuy
nhiên, có thể ứng dụng kỹ thuật này cho các hoạt động điều tra.


4.
BÀI 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP MỔ KHÁM TÌM GIUN SÁN
Mục đích
V. Đây là phương pháp chính xác nhất giúp ta tìm được
mọi loài giun sán ở các giai đoạn phát triển khác nhau,
ký sinh ở các vị trí khác nhau trong cơ thể ký chủ.
VI. Biết cách thu lượm bảo quản và phân loại giun sán
trưởng thành.
VII. Cho biết chính xác số lượng giun sán ký sinh trong ký

chủ.
VIII. Quan sát được biến đổi bệnh lý do giun sán gây ra với
ký chủ.
I. Phương pháp mổ khám toàn diện của K.I.Skrjabin
Mục đích
Tìm được mọi loài giun sán ký sinh ở các khí quan.
Nội dung
Qua 5 bước:
Bước 1:

Kiểm tra bên ngoài xác chết để tìm ký sinh trùng. Dùng kính lúp
soi ở những vùng da mỏng, các điểm nghi ngờ có ký sinh trùng và
các lỗ tự nhiên.

Bước 2:

Lột da tìm ký sinh trùng dưới da.
Dưới da thường có ấu trùng sán dây
Thực hiện: Trâu, bò, gia cầm.
Đối với Lợn không thực hiện bước này, vì hiện nay chưa có tài
liệu nào dẫn chứng có ký sinh trùng ký sinh dưới da Lợn.

Bước 3:

Mổ khám các xoang tìm ký sinh trùng.
Ví dụ: Xoang mắt, xoang miệng, xoang mũi.
Trên gia cầm ở xoang mắt thường có giun xoăn mắt gà
Trên trâu bò ở xoang bụng có giun chỉ



Bước 4:

Mổ khám phân lập các khí quan riêng rẽ.
Tách các khí quan để vào các dụng cụ đựng mẫu riêng rẽ.
Để tránh nhầm lẫn giữa các mẫu cần viết nhãn tạm thời.

MẪU NHÃN TẠM THỜI
Loài gia súc
Số hiệu
Tính biệt
Khí quan

Bước 5:

Dùng các phương pháp thích hợp để xử lý đối với từng khí

quan.
Có 3 cách:


Cách 1: Đối với chất chứa của các khí quan hình ống (Dạ dày,

ruột non, ruột già…)
Lấy toàn bộ chất chứa xét nghiệm bằng phương pháp gạn rửa sa lắng.
Lưu ý:
Không sử dụng đũa thuỷ tinh khuấy mạnh như trong phương pháp gạn rửa sa
lắng đối với phân gia súc để tránh tình trạng làm tổn thương đến ký sinh trùng
(Trường hợp các đốt sán dây bị đứt…). Chỉ dùng lực của dòng nước.



Cách 2: Đối với niêm mạc, các khí quan hình ống, dùng

phương pháp Nạo vét ép soi.
Dùng vật cứng (phiến kính, chuôi dao mổ) nạo niêm mạc rồi ép lên giữa hai
phiến kính soi lên kính hiển vi với độ phóng đại 7x10 và 7x15.
 Cách 3: Đối với các khí quan là thực thể như gan, thận, tim, phổi, cơ dùng
phương pháp Cắt lát ép soi.
Dùng kéo cong cắt thành các lát mỏng ép giữa 2 phiến kính
lớn.
Chú ý: Khi xử lý đối với từng khí quan:
Phổi: dùng kéo cắt đến tận cuống các phế nang.
Dạ dày kép (4 túi): Xử lý từng túi riêng rẽ.


Dạ dày đơn: Cắt theo đường cong lớn.
Gia cầm: Phân tách dạ dày cơ riêng và dạ dày tuyến riêng.
Ruột: Dùng kéo cắt theo đường cong lớn đối diện với màng treo ruột.
Thận: Bổ đôi thận để tìm giun sán trong bể thận.
II. Phương pháp mổ khám toàn diện ở 1 khí quan
Mục đích:
Tìm mọi loài giun sán ở một khí quan nhất định.
III. Phương pháp mổ khám không toàn diện
Mục đích:
Tìm 1 loài giun sán nào đó từ nhiều khí quan trong cơ thể.
Phương pháp này thường áp dụng trong công tác kiểm soát giết mổ, ví dụ;
bệnh giun bao, bệnh gạo lợn.
IV. Phương pháp thu giữ và bảo quản mẫu vật.
Thực hiện các bước sau:
- Nhẹ nhàng tách giun sán ra khỏi các khí quan. (Có thể dùng pince)
- Để giun sán chết tự nhiên trong nước lã

- Bảo quản giun sán trong các dung dịch thích hợp.
- Đối với sán lá sán dây, giun đầu gai, bảo quản trong dung dịch cồn 70°
- Đối với giun tròn, bảo quản trong dung dịch Barbagallo
- Cách pha dung dịch Barbagallo: NaCl 7,5gr
Formol 30ml (38-40%)
Nước cất: 1000ml
Khi bảo quản phải để từng khí quan riêng rẽ và viết nhãn cố định đi kèm theo
mẫu. Nhãn được viết bằng bút chì cứng trên giấy can. Nhãn có 2 mặt:


MẪU NHÃN CỐ ĐỊNH
MẶT TRƯỚC
Loài mổ khám
Số hiệu
Lứa tuổi
Tính biệt
Khí quan có KST
Lớp
Số lượng

MẶT SAU
Ngày tháng năm
Địa điểm
Tên người mổ khám

Nhãn được đặt trong lọ tiêu bản, mục đích của viết nhãn là để gửi đi phân loại giun
sán và ghi vào sổ mổ khám.
Phân loại:
Cách phân loại các loài giun sán khác nhau tuỳ thuộc vào loài.
Đối với lớp sán lá sán dây, ép giữa 2 phiến kính và nhuộm bằng phương pháp nhuộm

Carmin đối với giun tròn và giun đầu gai, làm trong suốt bằng dung dịch Glyxerin +
Ac. Lactic tỷ lể 1:1.


BÀI 3. QUAN SÁT HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ
LOÀI SÁN LÁ, SÁN DÂY KÝ SINH Ở GIA SÚC, GIA CẦM
(Dùng cho cả Ký sinh trùng 1 và Ký sinh trùng 2)
Mục đích
Nắm vững các đặc điểm hình thái cơ bản của các loài sán lá sán dây ký sinh ở
gia súc gia cầm.
Phân biệt được các loài sán lá, sán dây.

A. SÁN LÁ
Giới thiệu chung
Sán lá thuộc lớp Trematoda ngành Nemathelmilthe
Hình thái
Hình lá dẹt theo hướng lưng bụng, có khi có hình chóp, hình lòng máng,
hình trụ. Màu hồng, xám hoặc màu trắng ngà.
Cấu tạo
Có 2 giác bám. Có 2 manh tràng nằm dọc hai bên cơ thể. Cơ thể lưỡng tính.
Vòng đời
Vòng đời phát triển gián tiếp, bắt buộc phải qua vật chủ trung gian.
I. Sán lá gan lớn ký sinh ở loài nhai lại.
Có 2 loài ký sinh là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica
Hình thái
Hình lá, dẹt theo hướng lưng bụng, màu hồng.
Cấu tạo
Hai manh tràng phân nhánh mạnh, hai tuyến noãn hoàng phân nhánh
hai bên thân. Hai tinh hoàn xếp trên dưới nhau ở khoảng giữa thân và
phân nhánh. Buồng trứng phân nhánh hình cành cây.

Trứng: có kích thước lớn, phình rộng ở giữa, thon dần 2 đầu. Đầu nhỏ
có nắp. Trứng có màu vàng tranh.
Vòng đời phát triển
Phát triển gián tiếp qua ốc nước ngọt (chỉ dẫn cụ thể theo hình).
II. Sán lá ruột lợn
Do loài Fasciolopsis buski gây ra


Hình thái
Hình lá, màu hồng đỏ, cơ thể phình rộng phía sau.
Cấu tạo
Có 2 giác bám gần nhau nằm phía trước cơ thể.
Hai tinh hoàn phân nhánh mạnh, xếp trên dưới nhau nằm phía sau than
sán.
Buồng trứng phân nhánh nằm phía trước tinh hoàn và hơi lệch bên trái.
Trứng: màu vàng chanh, vỏ mỏng, phình rộng ở giữa và thon dần đều về
phía hai đầu. Ở đầu hơi nhỏ có nắp. Phôi bào phân bố đều, xếp kín vỏ
trứng, ranh giới giữa các phôi bào không rõ.
III. Sán lá sinh sản gia cầm
Do nhiều loài thuộc họ Prothogonimus gây ra.
Hình thái
Hình quả lê, thon ở phía trước phình rộng ở phía sau, có gai nhỏ phủ lên
bề mạnh thân.
Cấu tạo
Có 2 giác bám, hầu nhỏ, thực quản ngắn. Tinh hoàn hình tròn. Xếp đối
xứng 2 bên than sán. Buồng trứng phân thuỳ hình hoa nằm ngay sau giác
bụng. Tuyến noãn hoàng hình chùm, phân bố 2 bên than sán từ ngay
mép trước giác bụng đến mép sau tinh hoàn.
Nơi ký sinh
Các loài thuộc họ Prothogonimus ký sinh ở túi fabricius hoặc ống dẫn

trứng

B. SÁN DÂY
Hình thái
Thân sán dài, dẹp, màu trắng nhạt, nhiều hình dạng chủ yếu là hình dải băng,
hình thắt lưng, cơ thể chia 3 phần: Đầu, cổ và than. Có nhiều đốt. Trong mỗi
đốt có cấu tạo của một cơ thể hoàn chỉnh, cấu tạo lưỡng tính. Đầu có 4 giám
bám, có loài có them móc bám.


I. Sán dây ký sinh ở loài nhai lại
Nguyên nhân gây bệnh
Do loài Moniezia expansa và M.benedeni gây ra.
Hình thái
Hình dải băng, màu trắng, có đầu, cổ và than. Dài 1-5m, đầu có 4 giác
bám.
Phân biệt giữa 2 loài là sự sắp xếp của tuyến giữa đốt. M.expansa hình
hạt, M.benedeni tuyến giữa đốt hình dải băng có nhiều điểm lấm tấm,
tập trung ở giữa hoặc một bên đốt sán.
Cấu tạo
Cấu tạo cơ quan sinh dục kép, lỗ sinh dục nằm 2 bên đốt sán. Phần thân
có cấu tạo tương tự như đối với lớp sán dây. Có đốt sán chưa thành thục
trong đốt sán chỉ thấy cơ quan sinh sản đực. Đốt thành thục có cơ quan
sinh dục đực và cơ quan sinh sản cái, trong đốt sán già cơ quan sinh dục
đực tiêu giảm chỉ còn tử cung chứa đầy trứng sán.
Vòng đời
Qua vật chủ trung gian là nhện đất (Oribatidae)
II. Sán dây gia cầm
Nguyên nhân
Chủ yếu do loài Raillietina spp gây ra.

Hình thái
Hình dải băng.
Cấu tạo
Có 4 giác bám hình tròn, trên giác bám có nhiều móc nhỏ, số lượng móc
tuỳ loài. Vd: Raillietina echinobothrida trên giác bám có 8-10 hàng móc
nhỏ, đỉnh đầu có 200 móc xếp 2 hàng, lỗ sinh dục ở bên đốt sán.
R.tetragona trên giác bám có 8-12 hàng móc, đỉnh đầu có 90-130 móc
xếp thành 2 hàng. Raillietina cesticillus trên giác bám không có móc,
trên đỉnh đầu có nhiều móc (100-500 móc). Cotugnia digonopora trên
mõm hút có móc, trên giác bám không có móc.


Vòng đời
Vòng đời phát triển đi qua vật chủ trung gian là kiến, ruồi và bọ hung.
III. Ấu trùng sán dây
Gạo lợn
Ấu trùng Cysticercus cellulosae thường ký sinh ở cơ lưỡi cơ mông, cơ cổ…Ấu
trùng là bọc màu trắng, đường kính 8-10mm có hình hạt gạo, bên trong chứa
dịch thể trong suốt và 1 đầu sán lộn ngược. Vỏ bọc bên ngoài là lớp mô lien
kết. Đầu sán trong bọc có cấu tạo là 1 đầu sán trưởng thành.
Sán trưởng thành có tên khoa học là Taenia solium ký sinh ở ruột non người.
Đặc điểm cấu tạo của loài sán này là có 4 móc bám, trên đỉnh đầu có 2hàng
móc gồm 22 – 32 móc. Cơ thể dài 2-7m, có 700-1000 đốt sán.
Gạo bò
Ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở cơ tim, cơ lưỡ, cơ đùi…có hình bọc nhỏ,
hơi tròn, màu trắng trong, dài 5-9mm, rộng 3-6mm, trong bọc chứa dịch thể
trong suốt và một đầu sán lộ ngược ra phía ngoài.
Sán trưởng thành là Taeniarhynchus saginatus ký sinh ở ruột non người, dài 412m, gồm 1000-2000 đốt sán. Đầu sán tròn có 4 giác bám to, không đỉnh đầu,
không có móc.



C. GIUN TRÒN
Mục đích
VIII.1.1 Nắm được một số đặc điểm hình thái cấu tạo
cở bản và vòng đời của một số loài giun tròn.
Nội dung
1. Giun đũa lợn
Do Ascaris suum gây ra.
- Hình thái : Màu trắng sữa, hình ống, 2 đầu thót nhọn.
- Cấu tạo: Đầu có 3 lá môi rất phát triển ( 1 lưng, 2 bên).
Con đực: 10,5 - 22cm
Lỗ sinh dục đực ở cuối cơ thể, đuôi cong, mang đôi gai giao cấu dài bằng
nhau.
Con cái: 23 – 30cm
Lỗ sinh dục nằm ở 1/3 phía trước cơ thể, đuôi thẳng.
Vòng đời: Phát triển trực tiếp.
Trứng: 4 lớp vỏ dày, lớp ngoài cùng xù sì gợn sóng.
2. Giun đũa bê nghé
Do loài Neoascaris vitulorum gây ra
- Hình thái: Hình ống, hai đầu thon nhỏ dần, có màu vàng nhạt
- Cấu tạo: Đầu có 3 lá môi, chân lá môi rộng.
Con đực: dài 11 – 13cm, có 28 đôi núm gai thịt trước hậu môn và 7 đôi sau hậu
môn. Có đôi gai giao cấu dài bằng nhau.
Con cái: 14- 30cm, Lỗ sinh dục cái nằm 1/8 phía trước cơ thể, trên mặt bụng.
Vòng đời phát triển:
+ Phát triển trực tiếp: Bê nghé nuốt phải trứng gây nhiễm, ấu trùng vào ruột di
hành, phát triển thành giun trưởng thành sau 43 ngày.
+ Qua bào thai: Bò chửa trước khi đẻ nuốt phải trứng gây nhiễm, ấu trùn giải
phóng ở ruột, rồi di hành theo đường tuần hoàn vào thai và phát triển. Nghé
sau khi đẻ ra 17-24 ngày đã có trứng giun đũa trong phân.

3. Giun đũa gà
Do loài Ascaridia galli


- Hình thái: Giun có màu trắng vàng.
- Cấu tạo: Miệng có 3 lá môi, trên môi có răng. Đây là loài giun tròn có kính
thước lớn nhất ký sinh ở gia cầm.
+ Giun đực: dài 26 – 70mm, hai gai giao cấu dài bằng nhau. Đuôi có cánh và
có 10 đôi núm gai thịt.
+ Giun cái: dài 65- 110mm Đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở 1/ 2 phía trước thân.
- Trứng: hình bầu dục, 2 cạnh bên song song, vỏ nhẵn.
- Vòng đời: phát triển trực tiếp. Ấu trùng không di hành, mà chui lên tuyến
ruột, biến thái ở tuyến ruột 19 ngày.
4. Giun thận Lợn
Do loài Stephanurus dentatus gây ra
- Hình thái: Giun màu trắng đục,.
- Cấu tạo: xoang miệng lớn hình cốc, thành dày có răng ở đáy túi
+ Con đực: dài 20-30mm, túi đuôi nhỏ, sườn ngắn, 2 gai giao cấu dài bằng
nhau.
+ Con cái: dài 30 - 45mmLỗ sinh dục cái nằm cạnh hậu môn, cuối cơ thể.
VIII.1.2 Trứng: Hình bầu dục, vỏ mỏng, chứa 32 -64 phôi bào
VIII.1.3 Vòng đời phát triển: Ấu trùng A3 xâm nhập vào cơ thể theo
3 cách : + Xâm nhạp theo thức ăn nước uống
+ Qua da
+ Ấu trùng tập trung ở giun đất.
5. Giun phổi lợn
Do loài Metastrongylus elongates, M.salmi, M.pudendotectus gây ra
Hình thái: Hình sợi, màu tráng hoặc màu vàng nhạt.
Cấu tạo: Miệng có 2 lá môi, mỗi môi chia làm 3 thùy.
Con đực: 12-25mm.Có hệ thống túi đuôi và sườn đuôi phát triển.

Con cái: 19-37mmCó lỗ sinh dục cuối cơ thể, có nắp đậy
Vòng đời: vòng đời phát triển gián tiếp qua vật chủ trung gian là giun đất.
6. Giun phổi loài gia súc nhai lại
Do loài Dyctyocaulus viviparus, D.filaria


Hình thái: Hình sợi, màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa
Cấu tạo: Miệng có 2 lá môi.
Giun đực: dài 4-5,5cm, hệ thống túi đuôi và sườn đuôi khá phát triển
2 gai giao cấu dài bằng nhau.
Giun cái: dài 6-8cm, lỗ sinh dục cái có van và nắp đậy
Vòng đời: Phát triển gián tiếp.
Lưu ý: Ấu trùng giun nở ra ở trực tràng rồi theo phân ra ngoài môi trường vì
vậy khi xét nghiệm phân tìm giun phổi loài nhai lại chỉ áp dụng phương pháp
xét nghiệm tìm ấu trùng.
7. Giun xoắn
Căn bệnh: Trichinella spiralis
Hình thái: nhỏ, cơ thể chia làm 2 phần: phần trước nhỏ, chứa thực quản; phần
sau to hơn chứa ruột và hệ sinh dục.
Giun đực: dài 1,4-1,6mm, không có gai giao cấu.(cuối đuôi có 2 mảnh phụ sinh
dục).
Giun cái: dài 3-4mm, lỗ sinh dục cái nằm ở vùng phía giữa thực quản.
Vòng đời: Trực tiếp, Ký sinh trên: người, lợn, chuột...
Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non, sau giao phối, giun cái đẻ ấu trùng. Ấu
trùng vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể. Ở cơ ấu trùng phát triển thành dạng gây
nhiễm và có thể tồn tại ở đó trong thời gian dài.
Động vật nhiễm giun xoắn vừa là VCTG vừa là VCCC.
8. Giun tóc
Căn bệnh: là giun Trichocephalus, ký sinh ở ruột già, manh tràng của lợn.
Hình thái : có dạng hình roi ngựa hoặc sợi tóc, màu trắng.

Cấu tạo: Cơ thể chia làm 2 phần rõ, thực quản dài 2/3 cơ thể. Phần sau chứa hệ
tiêu hóa và hệ sinh dục.
Giun đực: dài 2- 5cm, đuôi tù, cong, chứa bao gai giao cấu và 1 gai giao cấu.
Giun cái: dài 4-5cm, đuôi thẳng. Lỗ sinh sản cái ở cuối thực quản.
Trứng hình hạt chanh, màu vàng nhạt, 2 đầu chiết quang.
Vòng đời: Trực tiếp


D. TIẾT TÚC
8. Ve cứng Ixodidae
Cấu tạo: Bên ngoài được bao phủ bởi 1 lớp kitin rất cứng.
Cơ thể chia làm 2 phần chính:
Đầu giả: có 2 càng, hạ khẩu.
Thân: Có mặt lưng và mặt bụng. Mặt
bụng có lỗ sinh dục, lỗ hậu môn và có 4 đôi chân.
Tác hại: Truyền bệnh lê dạng trùng theo phương thức sinh học và phương thức
di truyền.
9. Ghẻ ngầm Sarcoptes scabiei
Khác hẳn với ve là ghẻ ngầm ký sinh sâu trên cơ thể gia súc.
Cấu tạo: Cơ thể được cấu tạo bao phủ bên ngoài là lớp kitin rất cứng, tạo thành
vẩy hình tam giác nên ghẻ luôn luôn đào hang tiến về phía trước. Ghẻ có vòi
hút ngắn, có 4 đôi chân, mỗi chân có 5 đốt. Cuối bàn chân có giác tròn hình
bầu dục hoặc hình chuông, đây là đặc điểm giúp phân biệt đực, cái (đực: giác ở
đôi 124, cái: giác ở đôi 1 và 2).


E. ĐƠN BÀO KÝ SINH
Cấu tạo chung
Cơ thể cấu tạo đơn giản: Màng, nguyên sinh chất và nhân.
10.Tiên mao trùng

Do loài Trypanosoma evansi gây ra.
Nơi ký sinh: Đây là kst đường máu, ký sinh ở ngoài hồng cầu.
Hình thái: là hình thoi
Cấu tạo: Màng, nguyên sinh chất và 2 nhân. Nhân phụ nằm ở phía đầu, nối với
1 tiên mao vòng về phía sau thân. Đoạn tận cùng của tiên mao này tự do giúp
cho TMT chuyển động trong huyết tương.
Động vật gieo truyền của TMT là ruồi và mòng.
Tác hại: Bệnh tiên mao trùng làm chết hàng loạt gia súc (Bệnh ngã nước)
11.Cầu trùng
Nơi ký sinh: Tế bào niêm mạc ruột.
Đặc điểm: Có hình tròn hoặc hình bầu dục giống trứng giun sán (gọi là noãn
nang) nhưng nhỏ hơn nhiều lần.
Tác hại: Gây bệnh cấp tính với tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao.
Thực hành về cầu trùng: Lấy phân gia súc xét nghiệm bằng phương pháp
Fulleborn.



×