Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

DÒNG HỌ PHÁP LUẬT HỒI GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.92 KB, 10 trang )

1

Chương 5
DÒNG HỌ PHÁP LUẬT HỒI GIÁO
(5 tiết giảng và thảo luận)
I. LUẬT HỒI GIÁO
1. Khái niệm, sự hình thành và phát triển của Luật Hồi giáo.
a. Khái niệm và sự ra đời của Luật Hồi giáo.
- Khái niệm Luật hồi giáo: Luật Hồi giáo nhóm các nguyên tắc thánh truyền mà
tín đồ Hồi giáo phải tuân thủ.
Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật mà chỉ là một phần
Shariah. Các quy định của luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi
phối của Nhà nước, không quyền lực nào có thể thay đổi Luật Hồi giáo. Luật
Hồi giáo không phải là hệ thống các quy phạm pháp luật theo đúng nghĩa của
thuật ngữ này. Luật Hồi giáo xa lạ với cách tiếp cận lịch sử coi pháp luật là hiện
tượng được sinh ra và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Luật
Hồi giáo được coi là Thượng đế đặt ra một lần và không thay đổi, xã hội cần
phải tuân theo luật của thượng đế chứ không phải ngược lại.
- Sự ra đời của Luật Hồi giáo: Luật Hồi giáo như một phần của giới luật đạo
Hồi, có mối liên hệ chặt chẽ với Hồi giáo và văn minh Hồi giáo nên sự hình
thành và phát triển của luật Hồi giáo gắn với sự hình thành và phát triển của đạo
Hồi. Tín đồ Hồi giáo tin rằng tôn giáo của họ dựa trên những thần khải từ
thượng đế được thượng đế qua các nhà tiên tri và những thần khải qua nhà tiên
tri Mohamed là những tuyên ngôn đầy đủ nhất, cuối cùng và tối cao của thượng
đế.
+ Mohamed sinh năm 570 tại thành phố Mecca trong một gia đình thương
nhân nghèo. Ông mồ côi mẹ và được chú nuôi nấng. Đến năm Mohamed hai
mươi lăm tuổi, ông vào làm việc cho Khadija – một khóa phụ giàu có lớn hơn
ông 15 tuổi. Bà sinh cho ông cô con gái Fatima trước khi ông lấy bà làm vợ. Từ
đó, Mohamed có cuộc sống dễ chịu hơn và ông có điều kiện để suy nghĩ nhiều



2

hơn về các vấn đề của dân tộc ông. Năm 611, khi đang một mình cô độc suy
ngẫm trong hang trên núi thì Mohamed thấy như mình được thượng đế triệu gọi
để trở thành tiên tri của Ngài. Thiên thần Gabriel hiện lên trước mặt ông, ra lệnh
cho ông phải nói lạ những lời của thượng đế, đọc cho ông nghe những lời lẽ mà
ông vẫn nhớ rõ ràng trong đầu. Trong vài năm sau lần khải thị đầu tiên,
Mohamed vẫn chưa công khai nói về tôn giáo mới của mình mà chỉ truyền lại
cho người thân và bạn bè ông. Nhưng khi ông bắt đầu thuyết giảng trước công
chúng thì một số người đã tin theo. Ông rao giảng những tư tưởng về sự bình
đẳng và lòng nhân từ, phê phán việc thời phụng đa thần. Ông cũng phát biểu
chống lại việc cho vay nặng lãi đối với những người nghèo khó, hoạn nạn. Từ
năm 611 đến 621, Mohamed đã kêu gọi người dân thành Mecca nghe theo lời
thượng đế chấp nhận một thượng đế độc tôn nhưng không thành. Ông bị những
họ hành giầu có từ chối làm ăn, thậm chí còn tìm cách sát hại ông. Trong lúc
này, hai bộ tộc chính ở Medina đã thù địch và kình chống nhau nhiều năm nay.
Một số người của hai bộ tộc này thấy ông có thể là người hòa giải những bất
đồng giữa họ. Một cuộc dàn xếp bí mật để những người tin theo Mohamed rời
Mecca và Mohamed cũng trốn đến Medina năm 622. Ở Medina, ông chuyên hòa
giải xung đột giữa các bộ lạc; ông liên minh với những bộ lạc láng giềng để đem
đến sự ổn định cho vùng này. Dần dần ông thành lập nên cộng đồng Hồi giáo
với hệ thống chính quyền, luật pháp và các thể chế riêng. Chính trong thời gian
đó, Mohamed còn được thượng đế khải thần thêm nhiều lần nữa để nói về những
luật lệ tổ chức xã hội của người Hồi giáo. Mohamed trở thành lãnh tụ tôn giáo
và chính trị. Năm 630, Mohamed cùng các tín đồ hành quân tiến chiếm Mecca.
Những người Mecca cuối cùng cũng chấp nhận đạo Hồi. Mohamed tiến hành
công cuộc chinh phục các bộ tộc Ả rập. Chẳng bao lâu sau các bộ tộc chính
trong thế giới Ả rập đã cải theo đạo Hồi và lần đầu tiên trong lịch sử, các bộ tộc
Ả rập liên kết lại với nhau cùng một bổn phận với một tôn giáo và một thượng

đế.


3

+ Sau khi Mohamed qua đời năm 632, những người kế vị chỉ trong vòng một
thế kỉ đã chinh phục đất đai và bành trướng đạo Hồi bằng lưỡi gươm và tạo nên
đế quốc lớn nhất bấy giờ, trải dài từ biên giới Ấn Độ tới bờ biển Đại Tây
Dương. Sau các cuộc thập tự chinh, triều đại của các caliph sụp đổ, đế chế Hồi
giáo chia ra thành nhiều nhóm các quốc gia Hồi giáo nhỏ hơn. Từ thế kỉ XVI,
thế giới Hồi giáo bắt đầu trì trệ và trở thành mục tiêu của các cuộc xâm lược
thuộc địa châu Âu. Đến thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Hồi giáo đều nằm
trong vòng ảnh hưởng của châu Âu hay là thuộc địa. Trong xã hội Hồi giáo
không có sự phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo với chính trị và luật pháp. Những
khải thị trong Kinh Koran trong thời kì Medina rõ ràng để đáp ứng cho những
yêu cầu về tổ chức xã hội và chính quyền của nhà tiên tri ở đây. Vì vậy Kinh
Koran cung cấp bộ khung luật pháp cho việc tổ chức chính quyền chính trị và
xác định các bổn phận, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các công dân tín đồ
trong xã hội Hồi giáo.
b. Đặc điểm của Luật Hồi giáo.
- Ổn định và có tính mềm dẻo
Luật Hồi giáo ổn định, không thay đổi vì đây được coi là sản phẩm của Thánh
thần (Mohamed nói ta chỉ là sứ giả, tuyên đọc lại ý nguyện của Thánh Alla).
Các chế định pháp luật trong Luật Hồi giáo mang tính cổ xưa, quan điểm rất độc
đáo không tìm thấy trong các dòng họ pháp luật như common law, civil law…
Đồng thời các giáo sư Luật Hồi giáo cho rằng: Con người không sáng tạo ra luật
mà con người tìm ra các quy phạm pháp luật được Thánh Alla ban cho trong
Kinh Koran, nếu mà tìm chưa thấy thì tiếp tục tìm ra. Luật Hồi giáo mang tính
mềm dẻo vì để thích ứng với xã hội hiện đại.
- Luật Hồi giáo mang tính độc đáo, khác với Luật thế tục và luật tôn giáo khác.

+ Với pháp luật của nhà nước. Hay còn gọi là luật thế tục, do Nhà nước hoặc
thẩm phán ban hành ra. Còn Luật Hồi giáo là do Thánh Alla ban cho.
+ Với pháp luật của các tôn giáo khác (ví dụ như Luật giáo hội)


4

Thứ nhất, luật giáo hội do các giáo sĩ Cơ đốc giáo soạn thảo ra nên không có
nguồn gốc thần thánh. Luật giáo hội còn được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn
nhưng Luật Hồi giáo thì không được sửa đổi, mang tính ổn định. Thứ hai, Luật
giáo hội chỉ điều chỉnh một số lĩnh vực như quan hệ gia đình, giữa các tín đồ
đạo Cơ đốc. Đồng thời Luật giáo hội không thay thế mà tồn tại bên trong luật
thế tục. Trong khi đó, Luật Hồi giáo có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và Luật Hồi
giáo có hiệu lực cao nhất, ở nhiều quốc gia Hiến pháp phải phù hợp với Luật
Hồi giáo. Thứ ba, sự tác động tới đời sống xã hội của tín đồ là khác nhau Luật
Hồi giáo cho rằng vi phạm trong kiếp này sẽ bị trừng phạt ở kiếp khác. Còn Luật
giáo hội không cho rằng có sự trừng phạt ở kiếp khác, không có sức ép tâm linh,
không phải chịu hậu quả nếu vi phạm.
- Phạm vi điều chỉnh rộng
Luật Hồi giáo can thiệp cả vào những vấn đề mà các hệ thống pháp luật khác xét
thấy không cần điều chỉnh bằng pháp luật. Ví dụ Luật Hồi giáo quy định chi tiết
cả việc tẩy uế trước khi cầu nguyện, tín đồ phải thể hiện lòng xót thương đối với
người tàn phế bên đường…Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh các lĩnh vực pháp luật truyền thống như hôn nhân – gia đình, thừa kế, hình
sự. Còn trong các lĩnh vực pháp luật khác như hợp đồng, sở hữu thì sự ảnh
hưởng của luật Hồi giáo có phần yếu hơn.
c. Phạm vi ảnh hưởng của luật Hồi giáo.
Sự mở rộng của luật Hồi giáo bằng các con đường khác nhau là truyền đạo,
chiến tranh và thương mại. Trong đó chủ yếu thông qua truyền bá đạo Hồi.
2. Nguồn của luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo có hệ thống nguồn luật như sau: nguồn cơ bản bao gồm Kinh
Koran và Sunna; nguồn phát sinh bao gồm: Ijma và Quias.
2.1 Kinh Thánh Koran:
Kinh Koran là cuốn Kinh thánh được viết bằng tiếng Ả rập. Kinh Koran
được hình thành từ những gì mà Mohammed hay những lời mà thượng đế thần


5

khải qua ông khi thuyết giảng. Những lời tuyên đọc này được tập hợp thành sách
hai mươi năm sau khi Mohamed qua đời. Kinh Koran gồm 114 chương, chia
thành các tiết với 6.237 đoạn thơ. Kinh Koran quy định một phạm vi rất rộng, từ
những quy tắc ứng xử cá nhân, quan hệ trong gia đình, với láng giềng, với cộng
đồng cho đến đời sống kinh tế và chính trị quốc gia, từ hôn nhân, bố thí cho đến
quan hệ với những người không theo đạo Hồi và trừng phạt tội lỗi. Trong Kinh
Koran có rất ít đoạn có thể áp dụng như những quy phạm pháp luật. Những đoạn
này thường không đủ độ chính xác và cụ thể như những quy phạm pháp luật và
điều chỉnh nhiều vấn đề như: nhân thân (70 đoạn), quyền dân sự (70 đoạn), hình
sự (30 đoạn), thủ tục tư pháp (13 đoạn), hiến pháp (10 đoạn), kinh tế và tài chính
(10 đoạn), luật quốc tế (25 đoạn). Ví dụ về nguồn luật được thể hiện trong Kinh
Koran như sau: “Khi vay nợ nhau trong thời hạn xác định, cần viết thành văn tự.
Phải nên có văn tự cụ thể giữa hai bên…Hãy để người vay nợ xác nhận rõ…
Đừng ngại ngần viết ra dù nợ lớn hay nhỏ và hạn cũng ghi rõ trên đó. Việc ấy sẽ
hữu hiệu hơn như Thánh Allah nhận thấy, để thời được chắc chắn hơn về sau, và
là cách tốt nhất để các bên khỏi nghi ngại nhau…(Koran, 2:282). “Thượng đế
cho rằng việc buôn bán là hợp luật, còn vay lấy lãi là không hợp luật” (Koran,
2:282).
Những đoạn mang nội dung pháp lí trong Kinh Koran giống như những
quyết định Mohamed tuyên đọc với tư cách là quan tòa và thiên sứ của thượng
đế. Trong đó, Mohamed luôn vận dụng những tập quán phổ biến của các bộ tộc

Ả rập.
2.2.

Sunna

Sunna có nghĩa là “con đường quen đi” là lối sống, cách hàng xử trong cuộc đời
nhà tiên tri Mohamed. Sunna bao gồm những hành xử cụ thể, những lời khuyên
dạy hoặc cấm đoán xuất phát trực tiếp từ Mohamed. Sunna là nguồn luật quan
trọng của Islam sau kinh Koran.


6

Sunna đưa ra những quy định mà trong Kinh Koran không có. Chẳng hạn: Kinh
Koran cấm uống rượu nhưng lại không có quy định nào về hình phạt, điều này
có thể tìm thấy trong Sunna – đoạn kể lại chuyện Mohamed đã nói gì khi có
người uống rượu và chính nhà tiên tri đã thực hiện việc đánh roi. Trong tố tụng
tư pháp ở các nước Hồi giáo, lời thề có tầm quan trọng rất lớn và điều này được
quy định trong Sunna.
2.3 Ijima
Ijma được sử dụng để giải thích các loại nguồn cơ bản. Thực chất, nó là các
quan điểm chung, các giải pháp pháp lí cho những tình huống mới do các học
giả Hồi giáo đưa ra, trên cơ sở các nguyên tắc chung của các nguồn luật cơ bản,
được những người có thẩm quyền chấp nhận. Thông thường đây là những giải
pháp cho những tình huống mới nhưng vẫn gắn bó mật thiết với các nguyên tắc
chung của các nguồn luật cơ bản (Koran và Sunna). Một ví dụ về Ijma là trong
Luật Hồi giáo quy định phụ nữ không được làm thẩm phán. Quy định này không
có trong Kinh Koran và Sunna nhưng đây là cách giải thích theo quan điểm
thống nhất của các học giả pháp luật Hồi giáo.
Ngày nay, chỉ có một số nhà bác học lớn nghiên cứu trực tiếp hai loại nguồn cơ

bản. Còn lại đại đa số các luật gia Hồi giáo phải sử dụng Ijma để đưa ra các giải
pháp cho các vấn đề của cuộc sống hiện nay. Chẳng hạn vấn đề sinh đẻ bằng con
đường thụ tinh nhân tạo, cấy ghép các bộ phận cơ thể con người. Do đó, Ijma có
tầm quan trọng đặc biệt trong thực tiễn. Thẩm phán không chỉ tìm kiếm các cơ
sở cho các quyết định của mình trong Kinh Koran hay Sunna mà còn trong các
cuốn sách trình bày về những quyết định do Ijma định hướng. Chỉ sau khi được
chép trong các cuốn sách này, các quy phạm pháp luật mới được áp dụng mà
không phụ thuộc vào xuất xứ của chúng.
2.4 Qias:
Thực chất là phương pháp suy luận để giải thích luật. Bằng phương pháp này,
các luật gia có thể “kết hợp ý chí của thần thánh với lí trí của con người”. Việc


7

suy luận theo sự việc tương tự chỉ được xem như phương thức giải thích và áp
dụng pháp luật do luật Hồi giáo được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc uy tín. Ví
dụ của việc sử dụng Quias là Kinh Koran cấm uống rượu, Quias có thể suy luận
theo cách: quy định này cũng đồng thời cấm sử dụng chất có cồn, cấm sử dụng
chất ma túy. Quias còn được sử dụng để xây dựng các quy định đối với các
trường hợp chưa biết đến hoặc chưa từng tồn tại trước đó.
Lưu ý:
-Các dòng họ pháp luật khác cần xem thứ tự các nguồn luật, còn trong các
nguồn của luật Hồi giáo thì ko xảy ra điều đó vì nó bổ sung cho nhau.
- Nguồn luật của một quốc gia Hồi giáo thì bao gồm nhiều nguồn: Luật Hồi
giáo, luật thành văn của nhà nước.
3. Sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại.
- Lí do của việc làm cho luật Hồi giáo thích ứng với xã hội hiện đại.
+ Thứ nhất là do Luật Hồi giáo được hình thành từ thế kỉ thứ VII và gần như
bất di bất dịch, không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên các quốc

gia Hồi giáo vẫn áp dụng Luật Hồi giáo rộng rãi với hơn 1,3 tỉ người Hồi giáo.
Vì vậy, nhiều quốc gia Hồi giáo vấn tiếp tục khẳng định gắn bó với các nguyên
tắc của đạo Hồi, mặt khác tìm cách thích nghi với với pháp luật của thế giới.
+ Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc giao lưu thương mại giữa các quốc gia
diễn ra thường xuyên và nhiều vấn đề như tội phạm, môi trường là trách nhiệm
của mọi quốc gia. Vì vậy, các quốc gia Hồi giáo cũng tìm cách để thích nghi với
pháp luật của thế giới.
- Các giải pháp làm cho luật Hồi giáo thích ứng với thế giới hiện đại
+ Sử dụng tập quán pháp
Theo luật Hồi giáo, tập quán không phải là nguồn luật nhưng các luật có thể áp
dụng tập quán để lấp chỗ trống trong luật Hồi giáo. Thông thường, đó là những
tập quán liên quan đến cách tính giá trị hoặc cách thức thanh toán của hồi môn,


8

việc sử dụng nguồn nước giữa hai chủ sở hữu đất, hoặc tập quán trong lĩnh vực
thương mại. Tuy nhiên, tập quán đó phải phù hợp với luật Hồi giáo.
+ Sử dụng hợp đồng
Ví dụ 1: Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng cho vay lãi. Nhưng người
ta có thể lẩn tránh điều cấm này bằng cách đưa cho chủ nợ hưởng một sản phẩm
từ thu nhập – với danh nghĩa vật bảo đảm hoặc thỏa thuận phân chia lợi nhuận,
bán trả chậm theo cách nào đó. Mặt khác cũng có thể quan niệm rằng, việc cấm
cho vay lãi chỉ liên quan đến thể nhân, và thể nhân này là người có tội. Còn pháp
nhân (ngân hàng, quỹ tiết kiệm, công ty) có thể không bị ràng buộc bởi quy
phạm này. Ví dụ 2: Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng thuê đất . Nhưng người
ta có thể giao kết hợp đồng sử dụng chung đất đai để thay thế hợp đồng cho thuê
đất.
+ Sử dụng thủ thuật pháp lý
Để thích nghi với cuộc sống hiện đại, các luật gia có thể tăng cường sử

dụng các thỏa thuận giữa tư nhân để lẩn tránh những quy định pháp luật không
còn phù hợp. Ví dụ 1: Luật Hồi giáo chỉ trao quyền li hôn cho người chồng, mà
không cho người vợ. Quy định này có thể sửa chữa bằng cách: khi kết hôn, vợ
chồng có thể thỏa thuận trao cho người vợ quyền được li hôn thay mặt chồng. Ví
dụ 2: luật Hồi giáo cho phép chế độ đa thê và người chồng có quyền bỏ rơi
người vợ. Để hạn chế tình trạng trên, khi kết hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận
“chung sống tạm thời trong thời gian 70 năm”. Hoặc quy định bằng văn bản
pháp luật theo đó cho người vợ được hưởng khoản bồi thường rất lớn nếu người
vợ bị người chồng bỏ rơi một cách bất công hoăc người chồng đối xử với những
người vợ của mình một cách không bình đẳng.
+ Sử dụng sự can thiệp của nhà nước.
Theo đạo Hồi, nhà Vua không phải là ông chủ mà là đầy tớ của pháp luật.
Do đó nhà vua không thể làm ra luật. Tuy nhiên, nhà vua quản lí đất nước nên
Luật Hồi giáo thừa nhận tính hợp pháp của các văn bản pháp luật do nhà vua và


9

những người có thẩm quyền ban hành (các quyết định hành chính, các văn bản
pháp luật của các bộ...)
II. PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO
1. Khái quát về pháp luật các quốc gia chịu ảnh hưởng của Đạo Hồi
Kể từ sau khi chống lại ách thực dân giành độc lập dân tộc thì đã hình
thành nên hơn 40 quốc gia Hồi giáo riêng biệt. Các quốc gia Hồi giáo ngày nay
có những sự khác biệt chia rẽ họ với nhau nhưng vẫn có chung di sản và sự ràng
buộc mạnh mẽ qua tôn giáo của mình. Nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng đặc biệt
sâu sắc của Hồi giáo, tiếp tục tuyên bố trong những đạo luật về hiến pháp về sự
gắn bó với những nguyên tắc của Hồi giáo. Việc tuân thủ các nguyên tắc Hồi
giáo được quy định trong hiến pháp của Marocco, Tunice, Angiery, Iran,
Pakistan. Các luật như Bộ luật dân sự Ai Cập, Bộ luật dân sự Iraq, Bộ luật dân

sự Angiery quy định các thẩm phán tuân theo các nguyên tắc Hồi giáo khi trong
luật có những khoảng trống. Tuy nhiên hầu như không quốc gia nào chịu sự ảnh
hưởng hoàn toàn của luật Hồi giáo. Ở các quốc gia Hồi giáo, Luật Hồi giáo vẫn
được giữ nguyên nhưng Nhà nước tiến hành những cải cách đáng kể trong luật
thành văn. Việc bên cạnh Luật Hồi giáo còn hệ thống pháp luật thực định của
quốc gia không gây tranh cãi gì vì đạo Hồi công nhận rằng lí thuyết Nhà nước
được trao thẩm quyền điều chỉnh cuộc sống bên ngoài cộng đồng Hồi giáo.
2. Hệ thống pháp luật của các quốc gia chịu ảnh hưởng của Đạo Hồi
- Các nước XHCN
Các nước đã từng là nước CHXHCN: Albania, Kazakhstan,
Turkmenistan, Ouzbekistan, Tadjikistan, Kirghizstan). Các nước này có thời kì
dài tiến hành xấy dựng CNXH theo học thuyết Mác –Lênin nên đạo Hồi không
được khuyến khích phát triển. Tuy vậy, Hồi giáo vẫn tồn tại song ảnh hưởng của
nó rất hạn chế.


10

- Bán đảo Ả rập, Apganistan và Pakistan: Pháp luật các quốc gia này thừa nhận
tính tối cao của luật Hồi giáo. Nhà nước chỉ là thứ cấp bên cạnh tôn giáo và đơn
giản chỉ là công cụ để thực hiện các quy định tôn giáo.
- Các nước mà Luật Hồi giáo bị pha trộn:
+ Các nước tiếp nhận Common law gồm Bengale, Malaysia, Bắc Nigeria.
+ Các nước tiếp nhận Civil law gồm các nước châu Phi nói tiếng Pháp, các nước
nói tiếng Ả rập, Iran, Indonexia.



×