Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.51 KB, 2 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA LUẬT

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
Học kỳ 1. Năm học 2012 – 2013
(Được sử dụng tài liệu)

Môn: TƯ PHÁP QUỐC TẾ. Thời lượng: 90 phút
Câu 1. (3 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích ngắn gọn tại sao.
a. Nguyên tắc Luật tòa án (Lex fori) dùng để giải quyết xung đột về luật tố tụng áp
dụng cho việc giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
b. Khi áp dụng quy phạm xung đột để chọn luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài thì quy phạm xung đột sẽ dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật quốc gia.
c. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ có yêu cầu công nhận tại Việt
Nam phải làm thủ tục xin công nhận và cho thi hành.
Câu 2. (2 điểm) Trong những tình huống sau đây có những quan hệ nào có yếu tố
nước ngoài đối với Tư pháp quốc tế Việt Nam?
Bà A là công dân Việt Nam, thường xuyên sang Campuchia mua hàng hóa về Việt
Nam bán cho khách hàng Việt Nam. Tại Campuchia bà A có quen biết với ông B cũng là
công dân Việt Nam nhưng đã định cư tại Campuchia. Ông B có vay của bà A 5 tỷ đồng
Việt Nam không có lập hợp đồng. Đến hạn trả nợ ông B không có khả năng thanh toán
cho bà A cả vốn và lãi. Biết ông B có 1 căn nhà dùng chứa hàng hóa tại Q3 – TP. Hồ Chí
Minh, bà A đã chiếm giữ căn nhà của ông B. Sau đó bà A đã khởi kiện tại Tòa án quận 3
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu ông B phải giao căn nhà cho bà.
Câu 3. (5 điểm) Giải quyết tình huống sau đây:
Ông A là công dân Việt Nam thường xuyên qua Campuchia làm việc. Tại Campuchia
ông A quen cô B cũng là công dân Việt Nam sang làm việc tại lãnh sự quán của Việt Nam
ở Campuchia (phục vụ nước uống và dọn dẹp văn phòng làm việc của lãnh sự quán). Hai
bên phát sinh tình cảm dù ông A đã có vợ (bà M) và một con trai 5 tuổi tại Việt Nam. Ông
A đã bỏ tiền mua một căn nhà tại Campuchia làm nơi sống chung với cô B. Căn nhà thuộc
sở hữu của ông K cũng là công dân Việt Nam định cư tại Campuchia. Hai bên lập hợp


đồng mua bán bằng văn bản trong đó thỏa thuận chọn luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng.
Hai bên thống nhất trong hợp đồng rằng quyền sở hữu căn nhà sẽ thuộc về ông A sau khi


ông A đã thanh toán toàn bộ tiền mua nhà cho ông K và nhận căn nhà trên thực tế theo
đúng quy định tại khoản 1 Điều 439 Bộ Luật dân sự năm 2005. Sau thời gian chung sống,
giữa ông A và cô B có một con chung là bé R (1 tuổi, đăng ký khai sinh tại Việt Nam).
Nhận thấy sức khỏe kém, ông B đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của ông bao gồm 1
căn nhà tại Campuchia, 1 căn nhà tại quận 3 – TP. Hồ Chí Minh, một số cổ phiếu tại một
ngân hàng Việt Nam, nhiều tiền mặt trong tài khoản ngân hàng Việt Nam cho bé R (di
chúc được lập tại Việt Nam). Sau khi ông A mất, cô B đã mang di chúc đến cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam để làm thủ tục khai nhận di sản. Vợ ông A không đồng ý nên đã
khởi kiện cô B ra Tòa án Việt Nam yêu cầu tuyên bố quyền thừa kế đối với toàn bộ di sản
phải thuộc về bà và con trai của bà với ông A. Căn cứ vào quy định của pháp luật Việt
Nam hãy cho biết:
a. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này hay không? Tại sao?
b. Nếu Tòa án Việt Nam giải quyết, hãy xác định luật áp dụng để giải quyết tranh
chấp này.
Chú ý:
- Giữa Việt Nam và Campuchia chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề
này.
- Học viên phải dẫn chứng cụ thể cơ sở pháp lý.

HẾT
GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Đã ký)
Bành Quốc Tuấn

2




×