Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bài Luận môn Tố TỤng HÌNH SỰ về THỦ tục tố TỤNG với NGƯỜI bị BUỘC tội dưới 18 TUỔI và đề XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.96 KB, 30 trang )

THỦ TỤC TỐ TỤNG VỚI NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI DƯỚI 18 TUỔI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
MỞ ĐẦU
Thời gian qua, tình trạng người chưa thành niên phạm tội
đã gióng lên hồi chuông đáng báo động với nhiều loại tội phạm
nguy hiểm như cướp giật, lừa đảo, tội phạm về tệ nạn ma túy,
thậm chí là giết người… Vấn đề này không chỉ tạo ra mối lo cho
toàn xã hội mà đòi hỏi các cơ quan, ban, ngành chức năng cần
có nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Trong đó, sửa đổi
quy định của pháp luật, siết chặt chế tài xử lý người dưới 18 tuổi
phạm tội đảm bảo yêu cầu giáo dục, răn đe là một bước phát
triển quan trọng. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự cho
thấy, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về
thể chất và tâm sinh lý, là những đối tượng dễ bị tổn thương,
đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết
các vụ án, do đó tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu
cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ theo đúng quy định của
pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự. Chính từ ý nghĩa nhân
văn, nhân đạo ấy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS)
và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đều giành hẳn một
chương với tên gọi “Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành
niên” hay “Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi” nằm
trong phần thứ bảy “Thủ tục đặc biệt”. Tuy nhiên, vẫn còn một
số điểm cần làm rõ về thủ tục tố tụng với những vụ án do người
dưới 18 tuổi thực hiện cũng như việc áp dụng những quy định
đó trong quá trình giải quyết vụ án. Do vậy, nghiên cứu về “Thủ
tục tố tụng với người bị buộc tội dưới 18 tuổi và đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả, hoàn thiện pháp luật” là
vô cùng cần thiết.
1



NỘI DUNG
Chương I. Một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật
về thủ tục tố tụng với người bị buộc tội dưới 18 tuổi
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thủ tục tố tụng
Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết vụ án
hình sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự, bao gồm
toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan nhà nước
khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo
quy định của luật tố tụng hình sự.
Theo nghĩa thông thường, thủ tục là phương thức, cách
thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ
thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau
nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Trong khoa học pháp lý, chưa có quy định cụ thể về khái
niệm thủ tục tố tụng hình sự. Tuy nhiên có thể hiểu: Thủ tục tố
tụng hình sự bao gồm: trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và
nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ
chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Trong
đó:
Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp.

2



Người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án
Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
Người tham gia tố tụng bao gồm: Người bị tạm giữ, Bị can,
bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bào
chữa, người giám định, người phiên dịch, người bảo vệ quyền và
lợi ích cho đương sự.
1.1.2. Người bị buộc tội dưới 18 tuổi
Ở Việt Nam thuật ngữ “người chưa thành niên” được quy
định nhiều trong các văn bản khác nhau, Điều 90 BLHS 2015
sửa đổi bổ sung 2017 “Người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương
này theo những quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật
không trái với những quy định của Chương này”. Điều 20 và 21
Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Người thành niên là người từ đủ
18 tuổi trở lên; Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”
Điều 161 luật Lao động năm 2013 quy định: “người lao động
chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”. Như vậy, hệ thống pháp
luật nước ta có sự thống nhất về khái niệm người chưa thành
niên. Để thống nhất trong hoạt động tố tụng cũng như phù hợp
với các quy định của Công ước quốc tế, luật pháp của các nước
tiên tiến trên thế giới, Điểm d khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015 quy
định: “Người bị buộc tội là người bị bắt, người bị tam giữ, bị can,
bị cáo”. Người bị buội tội là người dưới 18 tuổi tại thời điểm họ
bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự vì có căn cứ xác

3



định người đó đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm theo
quy định pháp luật.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm nnguoiwf
bị buộc tội dưới 18 tuổi như sau: “Người bị buộc tội dưới 18 tuổi
là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm
giữ, bị can, bị cáo và người bị kết án có độ tuổi từ 14 đến dưới
18 tuổi”.
Người bị buộc tội dưới 18 tuổi có một số đặc điểm cụ thể
đó là người dưới 18 tuổi khi phạm tội có những hạn chế về nhận
thức, về mặt tâm sinh lý cũng chưa phát triển hoàn thiện ổn
định, họ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật về hành vi phạm
tội của mình nhưng cũng cần có những quy định khác với người
đã thành niên phạm tội để họ được dễ hòa nhập cộng đồng sau
khi bị kết án về hành vi họ gây ra khi dưới 18 tuổi. Để thục hiện
công ước quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em đồng thời
tiến hành tố tụng đúng mục đích xét xử đúng người đúng tội,
không bỏ lọt tội phạm, do đó pháp luật nước ta đã quy định về
thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi trong 1 chương cụ thể của
BLTTHS 2015.
1.2. Quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng với
người dưới 18 tuổi
Về thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi, BLTTHS năm
2015 quy định nhiều nội dung mới theo hướng cụ thể hóa, bảo
đảm phù hợp với người dưới 18 tuổi và thống nhất với quy định
của Luật Tổ chức TAND năm 2014. l
1.2.1. Căn cứ xác định tuổi của người bị buộc tội là người
dưới 18 tuổi
4



Để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là
người dưới 18 tuổi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần
phải áp dụng mọi biện pháp để xác định chính xác ngày, tháng,
năm sinh của họ, căn cứ vào các giấy tờ hợp pháp như giấy khai
sinh, sổ hộ khẩu gia đình, các giấy tờ, tài liệu khác. Các tài liệu
đó phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập
theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã
áp dụng mọi biện pháp mà vẫn không xác định được chính xác
thì ngày, tháng, năm sinh của người bị buộc tội và người bị hại
được xác định trong 5 trường hợp sau:
+ Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định
được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
+ Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định
được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng
trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
+ Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không
xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng
cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
+ Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định
được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng
trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
1.2.2. Chủ thể tiến hành tô tụng
Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCABTP-BLĐTBXH quy định về phối hợp thực hiện thủ tục tố tụng
với người dưới 18 tuổi có 19 Điều quy định việc phối hợp giữa
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm
5



quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
có liên quan trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS
về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người dưới
18 tuổi.
Việc xét xử vụ án có bị cáo, người bị hại là người dưới 18
tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và người chưa thành
niên (Tòa GĐVNCTN) được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông


số

02/2018/TT-TANDTC ngày

21/9/2018

của

Chánh

án

TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người dưới
18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa GĐVNCTN.
Đối tượng áp dụng theo Thông tư liên tịch số06/2018 gồm:
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người
bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi; cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia hoạt động tố tụng
theo quy định của BLTTHS.

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án
hình sự có người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng dưới
18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, bảo đảm
thực hiện đúng quy định tại Chương XXVIII và các quy định khác
của BLTTHS về thủ tục tố tụng thân thiện đối với người tham gia
tố tụng là người dưới 18 tuổi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của họ.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp
những thông tin cần thiết về quá trình tố tụng, về việc thực hiện
6


quyền, nghĩa vụ cho người tham gia tố tụng là người dưới 18
tuổi và người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của họ, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân
tham gia tố tụng, bảo vệ lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán
khi được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án có người
tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải là người có kinh
nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến
người dưới 18 tuổi; đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ
năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là
người dưới 18 tuổi; đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về
tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Hội
thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án có người tham
gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có người là giáo viên, cán
bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh

nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi. Người có kinh
nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi là người có thâm
niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về
giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có
kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Thông tư liên tịch số 06/2018 cũng quy định chi tiết việc
thông báo về hoạt động tố tụng; phối hợp trong cử người để
tham gia tố tụng; bảo đảm việc tham gia tố tụng của người đại
diện, nhà trường, Đoàn thanh niên, cơ quan, tổ chức khác; phối
hợp thực hiện việc giám sát đối với người bị buộc tội dưới 18
tuổi; áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải.
1.2.3. Nguyên tắc tố tụng
7


Để đảm bảo nguyên tắc tranh trụng trong TTHS, Điều 414Bộ luật TTHS Quy định cụ thể trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị
cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét
xử kín; bổ sung những người bắt buộc phải có mặt tham gia
phiên tòa để trợ giúp tốt nhất cho bị cáo là người dưới 18 tuổi,
bao gồm: người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ
chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người
này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do
trở ngại khách quan.
Quy định rõ việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm
chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải được tiến hành
phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ; phòng xử án
được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi, bảo đảm
đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực quốc tế đặt ra.
Ngoài ra còn một số quy định khác như: Tôn trọng quyền

được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm
quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18
tuổi; Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội,..để đảm bảo giải quyết vụ án hình
sự một cách công bằng, minh bạch, bảo đảm quyền con người
của TTHS
1.2.4. Thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất với người dưới
18 tuổi
Kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003, pháp điển hóa
các văn bản hướng dẫn thi hành, BLTTHS năm 2015 quy định
chặt chẽ, cụ thể hơn về thủ tục lấy lời khai người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị
hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất là người dưới 18
8


tuổi; sửa đổi, bổ sung theo hướng tối thiểu hóa việc lấy lời khai,
hỏi cung và đối chất đối với người dưới 18 tuổi, nhằm bảo đảm
các hoạt động tố tụng được thực hiện phù hợp tâm lý, lứa tuổi,
mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18
tuổi, bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất đối với họ, phù hợp
với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Cụ thể:
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo
trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào
chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ. luật sư bào chữa, luat su bao chua
Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào
chữa hoặc người đại diện của họ. luật sư thừa
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có

người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
họ tham dự. luật sư đất đai
Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người
bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên,
Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người
có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể
hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị
tạm giữ, bị can.
Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần
trong 1 ngày và mỗi lần không quá 2 giờ, trừ trường hợp vụ án
có nhiều tình tiết phức tạp. Thời gian hỏi cung bị can là người
dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 1 ngày và mỗi lần không
9


quá 2 giờ, trừ các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Để truy bắt
người phạm tội khác đang bỏ trốn; Ngăn chặn người khác phạm
tội; Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng
khác của vụ án; hoặc vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với
bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường
hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
1.2.5. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Theo quy định tại Điều 429 -BLTTHS 2015 thì chỉ áp dụng
biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội
là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.
- Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị
buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp
dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác
không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là

người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với
người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn
căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền
phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy
định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy
định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ
khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.

10


- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm
trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng
nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm
a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
- Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội
ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02
năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm
tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc
quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông
báo cho người đại diện của họ biếtt
1.2.6. Quy định về bào chữa cho người bị buộc tội dưới 18
tuổi
BLTTHS năm 2015 quy định rõ về quyền bào chữa và cơ

chế bảo đảm quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi (Điều 422).
Theo đó, khẳng định rõ hơn quyền bào chữa của người dưới 18
tuổi: “Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”, thay vì quy định tùy nghi
“có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa…” như
BLTTHS năm 2003 (khoản 1, Điều 305).Trường hợp người bị buộc
tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người
đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều

11


tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy
định tại Điều 76 của BLTTHS.
1.2.7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải
tại cộng đồng
Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại
cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa
giải tại cộng đồng. Quyết định này phải được giao cho người
dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người
bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm
nhất là 3 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.
Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc
Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và
phải lập biên bản hòa giải. Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại

biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người
yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung
đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận
yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được
giao ngay cho những người tham gia hòa giải
1.2.8. Quy định về miễn trách nhiệm hình sự cho người bị buộc
tội dưới 18 tuổi
12


Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người phạm tội dưới 18
tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có nhiều tình tiết
giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và thuộc một
trong các trường hợp quy định tại điểm a,b,c khoản 1, Điều 91
Bộ luật hình sự. Về điều kiện, tính chất áp dụng chế định này
đối với họ, Bộ luật hình sự quy định chỉ miễn trách nhiệm hình
sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng
hoặc biện pháp giáo dục tại phường xã, phường, thị trấn, nếu
người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của
họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này; điều
kiện, thời hạn, đối tượng áp dụng và nghĩa vụ của đối tượng bị
áp dụng được quy định tại các điều từ 92 – 95 Bộ luật hình sự.
Trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015
bổ sung các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng
các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội, theo đó: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án
có thẩm quyền áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo
dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bao gồm: khiển trách,
hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều

426).
-Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn: Khi miễn trách nhiệm hình sự cho
người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định
của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử
quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
13


đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình
thụ lý, giải quyết.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án phải giao quyết định cho người bị áp dụng
biện pháp này, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và chính
quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú.
-Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo
dục tại trường giáo dưỡng. Để bảo đảm thống nhất với quy định
của Bộ luật hình sự, Điều 430 BLTTHS năm 2015 quy định trong
trường hợp nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt
đối bị cáo, thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng.
So với biện pháp giám sát, giáo dục khác đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
chỉ áp dụng trong trường hợp xét thấy không cần thiết phải
quyết định hình phạt đối với họ và thẩm quyền quyết định thuộc
về Hội đồng xét xử. Quyết định này phải được giao ngay cho
người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ

và trường giáo dưỡng nơi giáo dục họ để thực hiện.
-Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khiển
trách (Điều 427): Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới
18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp
khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng,
Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng
Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp
14


khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do
cơ quan mình thụ lý, giải quyết và phải giao ngay quyết định
này cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của
họ.
Chương II. Thực tiễn việc áp dụng quy định của pháp
luật về thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi và một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
2.1. Thực trạng vụ án do người dưới 18 tuổi thực
hiện những năm gần đây
Theo số liệu thống kê của phòng thống kê số liệu đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố, truy tố.
Năm 2016, có 172 người dưới 18 tuổi bị khởi tố bị
can, chiếm 9,3% trên tổng số 1858 bị can. Trong đó:
- Nhóm tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có 17 bị can bị khởi
tố về các tội phạm khác nhau (trong đó, nhóm trị an 8 bị can;
nhóm

kinh

tế


09

bị

can).

- Nhóm tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có 155 bị can bị khởi tố
về các tội phạm (trong đó, tôi phạm ma túy 4; nhóm trị an 63 bị
can;

nhóm

kinh

tế

98

bị

can).

Đã truy tố:
- 19 bị can về các nhóm tội (Trị an: 9; Kinh tế 10) từ đủ 14
đến

dưới

16


tuổi

- 192 bị can về các nhóm tội (Trị an: 79; Kinh tế 113) từ đủ 16
đến dưới 18 tuổi. (Tính cả số bị can khởi tố 2015 chuyển sang
truy tố 2016)
15


Năm 2017, có 202 người dưới 18 tuổi bị khởi tố bị
can, chiếm 13,4% trên tổng số 1502 bị can. Trong đó:
- Nhóm tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có 15 bị can bị khởi
tố về các tội phạm khác nhau (trong đó, nhóm trị an 7 bị can;
nhóm

kinh

tế

8

bị

can).

- Nhóm tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có 187 bị can bị khởi tố
về các tội phạm (trong đó, tôi phạm ma túy 2; nhóm trị an 61 bị
can; nhóm kinh tế 123 bị can; nhóm xâm phạm hoạt động tư
pháp 01).
Đã truy tố: - 16 bị can về các nhóm tội (Trị an: 7; Kinh tế

9) từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.(Có 1 bị can từ 2016 chuyển sang)
- 129 bị can về các nhóm tội (Ma Túy: 1; Trị an: 41; Kinh tế:
86; Tư pháp:1 ) Tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
6 tháng đầu năm 2018, có 109 người dưới 18 tuổi bị
khởi tố bị can, chiếm 13,9% trên tổng số 786 bị can.
Trong đó:
- Nhóm tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có 02 bị can bị khởi
tố về các tội phạm khác nhau (trong đó, nhóm trị an 1 bị can;
nhóm

kinh

tế

1

bị

can).

- Nhóm tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có 107 bị can bị khởi tố
về các tội phạm (trong đó, tội phạm ma túy 3; nhóm trị an 42 bị
can;

nhóm

kinh

tế


62

bị

can).

Đã truy tố:
- 01 bị can về nhóm tội xâm phạm trật tự trị an từ đủ 14
đến

dưới

16
16

tuổi.


- 97 bị can về các nhóm tội (Ma Túy: 1; Trị an: 38; Kinh tế: 58)
Tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
Theo thống kê gần nhất của Bộ Công an, tỷ lệ gây án theo
lứa tuổi ở tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với
người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Từ đánh giá
tổng thể có thể thấy, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật do
trẻ vị thành niên gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp với tính
chất, mức độ phạm tội nguy hiểm hơn, gây hậu quả nghiêm
trọng. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, tỉ lệ trẻ vị thành niên vi
phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều
hướng tăng nhanh hơn. Chính vì vậy, việc siết chặt cũng như nới

lỏng chính sách xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
một cách phù hợp, đủ sức răn đe, giáo dục là hết sức cần thiết,
vừa đáp ứng yêu cầu kéo giảm tội phạm, vừa phù hợp với quan
điểm chung của cộng đồng quốc tế.
2.2. Thực trạng giải quyết án có người bị buộc tội là
người dưới 18 tuổi
2.2.1. Ưu điểm:
- Trong công tác tiếp nhận, quản lý tin báo
Công tác tiếp nhận, quản lý tin báo tội phạm có liên quan
đến người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi luôn được Lãnh
đạo Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra hai cấp quan tâm chỉ đạo,
bên cạnh sự phối hợp trong việc tiếp nhận, thông báo việc thụ
lý tin báo đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư
17


liên tịch số 06/2013ngày 02/8/2013 nay quy định tại Thông tư
01/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017của
Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý người phạm tội là
người dưới 18 tuổi; Đồng thời cũng bảo vệ tốt quyền và lợi ích
hợp pháp của người tham gia tố tụng là người bị hại dưới 18
tuổi; Cơ quan điều tra hai cấp đã có sự phối hợp chặt chẽ và chú
trọng vai trò của Viện Kiểm sát, tạo điều kiện để Kiểm sát viên
thực hiện tốt nhiệm vụ trong kiểm sát việc tiếp nhận, thụ lý, giải
quyết tin báo nói chung, tin báo về tội phạm có người tham gia
tố tụng là người dưới 18 tuổi nói riêng.
Qua đó, Kiểm sát viên kịp thời đề ra các yêu cầu để Cơ
quan điều tra, Điều tra viên thu thập đầy đủ, đúng quy định các

tài liệu, chứng cứ liên quan phục vụ công tác giải quyết vụ việc
đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, việc thu thập các tài liệu liên
quan đến việc xác định tuổi của người tham gia tố tụng là người
dưới 18 tuổi được quan tâm chú trọng từ khi thụ lý, giải quyết
tin báo, điều này có ý nghĩa đảm bảo quyền và lợi ích của người
dưới 18 tuổi cũng như có ý nghĩa chứng minh có tội phạm hay
không và làm cơ sở tiền đề cho việc khởi tố vụ án, bị can hay
không khởi tố vụ án, bị can sau này. Do vậy, các vụ án có liên
quan đến người phạm tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi xảy
ra trên địa bàn đều được thụ lý, xác minh giải quyết kịp thời,
đảm bảo đúng quy định pháp luật.
- Trong Công tác kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử
các

vụ

án

Quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến người phạm tội,
18


người bị hại là người dưới 18 tuổi, Cơ quan tiến hành tố tụng hai
cấp đã có sự phối hợp chặt chẽ trong điều tra, ưu tiên giải quyết
nhanh chóng, chính xác, kịp thời; đồng thời cũng thực hiện đầy
đủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các quyền và lợi
ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại là người dưới 18
tuổi, như: Quyền được có người bào chữa, quyền có người đại
diện cho người dưới 18 tuổi trong suốt quá trình tố tụng; Quyền
được xét xử kín khi cần thiết . . . v.v.

Trong hoạt động điều tra, ngoài việc thu thập đầy đủ các
tài liệu dùng làm căn cứ xác định tuổi của bị can, bị cáo hoặc
người bị hại các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp đã thận trọng
trong việc so sánh, đối chiếu những mâu thuẫn trong các tài liệu
đã thu thập để quyết định việc trưng cầu cơ quan có thẩm
quyền giám định tuổi của bị can, bị cáo và người bị hại là người
dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo việc xử lý đúng quy định pháp luật.
Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người
tham gia tố tụng là bị can, bị cáo, bị hại dưới 18 tuổi được các
cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp quan tâm, phân công Điều tra
viên, Kiểm sát viên, thẩm phán đã được đào tạo hoặc có kinh
nghiệm trong điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành
niên hoặc có hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết về tâm, sinh lý
cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên
quan đến người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
2.2.2. Một số điểm hạn chế và vi phạm
Vẫn còn điểm vướng mắc mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 mặc dù đã quy định thành 1 chương riêng về thủ tục tố
19


tụng vơi người dưới 18 tuổi, tuy nhiên chưa giải quyết được, cụ
thể:
-Trong giai đoạn điều tra vụ án, truy tố
+ Thứ nhất, về người tiến hành tố tụng: Điều 415 Bộ luật
Tố tụng năm 2015 quy định, người tiến hành tố tụng phải có
hiểu biết cần thiết về người dưới 18 tuổi. Trên thực tế, việc phân
công Điều tra viên điều tra vụ án của cơ quan điều tra chưa có
sự phân biệt giữa vụ án có người bị buộc tội là người dưới 18
tuổi với người đã đủ 18 tuổi. Do đó, quá trình điều tra, điều tra

viên thường chỉ tập trung làm rõ hành vi phạm tội mà chưa chú
trọng việc điều tra về nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, điều
kiện sinh sống và giáo dục.
Thực tế đó đòi hỏi cần có quy định cụ thể về tiêu chuẩn
của điều tra viên khi tiến hành tố tụng với người dưới 18 tuổi,
bao gồm cả chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức tâm lý, khoa
học giáo dục với người dưới 18 tuổi.
+ Thứ hai, về bắt quả tang người dưới 18 tuổi phạm tội:
Quy định như khoản 2, 3 Điều 419 Bộ luật Tố tụng 2015, rất khó
thực hiện trên thực tế. Bởi người có thẩm quyền bắt người phạm
tội quả tang rất khó để xác định tuổi cũng như loại tội phạm tại
thời điểm bắt người. Nếu phải chờ có đủ các căn cứ quy định tại
khoản 2, 3 Điều 419 thì quy định về việc bắt người dưới 18 tội
phạm tội quả tang sẽ mất đi ý nghĩa
+ Thứ ba, về lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi: Tại
khoản 2 Điều 421 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Việc
20


lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt,
bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc
người đại diện của họ”. Tuy nhiên, nếu chưa có người bào chưa,
người đại diện ở xa hoặc người bào chữa, người đại diện đã
được thông báo nhưng vẫn vắng mặt thì cơ quan tiến hành tố
tụng có dừng việc lấy lời khai, hỏi cung đối với người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can hay
không.
Về thời hạn điều tra vụ án có bị can là người dưới 18
tuổi, Theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 thấy mức độ trách nhiệm hình sự mà người dưới

18 tuổi phải chịu thấp hơn nhiều so với người đã đủ 18 tuổi
nhưng thời hạn điều tra vụ án thì vẫn áp dụng như đối với người
đủ 18 tuổi. Quy đinh về thời hạn tạm giam đối với người bị buộc
tội là người dưới 18 tuổi chỉ bằng hai phần ba thời hạn đối với
người đã đủ 18 tuổi. Điều này cũng gặp khó khăn khi vụ án có
nhiều bị can, trong đó có bị can là người dưới 18 tuổi phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng.
-Trong giai đoạn xét xử
+ Thứ nhất, về thành phần hội đồng xét xử sơ
thẩm: Khoản 1 Điều 423 Bộ luậ tố tụng hình sự quy định:
“Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm phải có một hội thẩm là
giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên hoặc người có kinh
nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi”. Theo hướng dẫn
tại Thông tư 01/2011 thì chỉ cần hội thẩm đó đang hoặc đã từng
là giáo viên, cán bộ Đoàn.Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự lại
chưa có hướng dẫn cụ thể tại thời điểm thành lập hội đồng xét
21


xử hay tại thời điểm xét xử có bắt buộc hội thẩm là giáo viên
hay cán bộ Đoàn hay không.
Thực tế cho thấy khi tham gia Hội đồng xét xử, Hội thẩm
thường nghiên cứu hồ sơ rất muộn, và thường bị động khi tham
gia xét xử vụ án có bị cáo hoặc người bị hại là người dưới 18
tuổi. Đa số các hội thẩm đều kiêm nhiệm những vị trí khác trong
cơ quan nhà nước, họ không thực sự có chuyên môn về pháp
luật và cũng chưa được đào tạo chuyên môn về tâm sinh lý trẻ
em nên rất khó đưa ra được ý kiến độc lập nên chưa thể hiện
được đúng vai trò của mình.
Đối với Thẩm phán, là người có vai trò quan trọng trong

phiên xét xử, phong cách làm việc của thẩm phán trước toà
cũng có tác động rất lớn đến bị cáo là người dưới 18 tuổi. Thực
tế, phần lớn thẩm phán khi tiến hành xét xử những vụ án mà bị
cáo là người dưới 18 tuổi không khác gì so với xét xử người đã
đủ 18 tuổi, còn sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn thiếu gần
gũi, không giải thích cho bị cáo hiểu dẫn đến bị cáo cảm thấy sợ
sệt không khai báo hoặc có những phản ứng tiêu cực khác ảnh
hưởng đến việc xác minh sự thật của vụ án.
Quy định tại khoản 1 Điều 423 Bộ luật tố tụng hình sự là
rất phù hợp nhưng thực tế Hội thẩm là giáo viên, cán bộ đoàn
số lượng rất hạn chế và thường là kiêm nhiệm dẫn đến một số
phiên tòa xét xử có bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi không bố
trí được Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ đoàn nên phải mời
các Hội thẩm nguyên là giáo viên hay cán bộ đoàn phần nào
ảnh hưởng đến chất lượng việc xét xử, chưa đảm bảo quyền lợi
của.
22


+ Thứ hai, quy định về trường hợp được xét xử kín: Theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự “Trong trường hợp đặc biệt
cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Toà án có thể
quyết định xét xử kín”. Toà án có quyền xét xử kín nhưng chưa
có hướng dẫn cụ thể dẫn đến thực tế việc xét xử kín bị cáo là
người dưới 18 tuổi được áp dụng không thống nhất, các phiên
xét xử của toà án hầu hết là công khai, nhiều vụ án còn được xử
lưu động. Người dân và phóng viên báo chí được tự do vào dự,
viết bào đưa tin về nội dung vụ án, nêu rõ danh tính bị cáo, kể
cả một số vụ án xâm hại tình dục mà bị báo, bị hại đều là người
dưới 18 tuổi. Điều này để lại tác động rất xấu đến sự phát triển

sau này của họ, khiến họ mang nặng cảm giác xấu hổ và bị kì
thị.
+ Thứ ba, việc bố trí trong phòng xử án đối với bị cáo là
người dưới 18 tuổi: Bị cáo vẫn phải đứng trước bục khai báo, đối
diện với hội đồng xét xử khiến tâm lý bị căng thẳng, lo lắng.
Nhằm hướng đến mục đích giải quyết được triệt để các vụ án có
liên quan đến người dưới 18 tuổi, nhất là khi họ tham gia tố
tụng với tư cách là bị can, bị cáo nhưng mục đích cuối cùng
không phải nhằm trừng trị họ mà nhằm giáo dục, cải tạo họ trở
thành công dân có ích cho xã hội và giảm số lượng vụ án mà
người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì việc bố trí lại phòng
xử án cũng như cần thành lập Tòa án đối với người dưới 18 tuổi
là hết sức cần thiết.
- Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xác định
tuổi của người tham gia tố tụng

23


Các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới
18 tuổi xảy ra tại các vùng dân cư có điều kiện kinh tế, văn hóa
xã hội phát triển thì công tác xác định tuổi của người tham gia
tố tụng là bị can, bị cáo, người bị hại cơ bản thuận lợi. Để xác
định tuổi của bị can, bị cáo hoặc tuổi của bị hại, các cơ quan tố
tụng khi điều tra, truy tố, xét xử các vụ án này chỉ cần thu thập
các tài liệu như: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng
minh nhân dân đã đảm bảo căn cứ theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự.
Tuy nhiên, đối với người tham gia tố tụng lại là người đồng
bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh

tế, văn hóa – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì
việc xác định tuổi của người tham gia tố tụng nói chung, người
tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi gặp nhiều khó khăn, bởi
các nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất, đăng ký khai sinh không đúng với ngày
tháng, năm sinh, giấy khai sinh bị tẩy xóa, mâu thuẫn
với

các

giấy

tờ

tài

liệu



liên

quan.

Điển hình vụ: Ngày 15/4/2017 tại Làng Mít Jep, xã Ia O, huyện Ia
Grai khi được Puih Thức rủ ra ngã ba đường Làng để chặn đánh
thanh niên làng Lân giải quyết mâu thuẫn cá nhân, A Quốc đã
tham gia cùng 29 đối tượng rủ nhau mang theo hung khí chặn
đường phục đánh. Khi phát hiện thấy ánh đèn xe môt tô, tưởng
là thanh niên làng Lân nên A Quốc đã hô hào và chủ động ném

đá vào xe mô tô đang chạy đến, nghe tiếng A Quốc hô nhóm 09
đối tượng đứng cùng phía với Quốc đồng loạt ném đá, cây gậy
về phía xe mô tô. Hậu quả, làm một người chết và một người bị
thương. Căn cứ tài liệu xác minh ban đầu xác định A Quốc sinh
24


ngày 10/02/2003 tại Ngọc Hồi – Kon Tum, tính đến ngày phạm
tội A Quốc đủ 14 năm 02 tháng 05 ngày tuổi. Xét tính chất hành
vi phạm tội của A Quốc, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Gia Lai đã khởi
tố bị can đối với A Quốc và 09 đồng phạm khác về tội “Giết
người”

để

xử

lý.

Qua kiểm sát điều tra, thấy giữa Giấy khai sinh của bị can với
tài liệu xác minh tại Ban tư pháp về việc đăng ký khai sinh của
A Quốc thuộc trường hợp đăng ký quá hạn. Viện kiểm sát đã
yêu cầu Cơ quan điều tra đã trưng cầu việc giám định tuổi đối
với A Quốc. Kết quả giám định xác định tuổi của A Quốc là từ 13
năm 09 tháng đến 14 năm. Áp dụng nguyên tắc có lợi thì A
Quốc chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, Cơ quan
điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định đình chỉ điều tra
bị can đối với A Quốc về tội “Giết người”.
+ Thứ hai, không đăng ký khai sinh, hộ khẩu; Người
đại diện của bị hại có biểu hiện bao che cho người phạm

tội
+ Thứ ba, đăng ký khai sinh nhiều lần; đăng ký khai
sinh

quá

hạn

Trong một số vụ án hình sự đã khởi tố điều tra, truy tố, xét xử có
liên quan đến người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được
cấp giấy khai sinh nhiều lần hoặc giấy khai sinh đăng ký quá
hạn nhiều năm gây khó khăn cho công tác phân loại, xử lý.
Như vậy có thể thấy, vẫn còn tồn tại cơ chế quản lý lỏng
lẻo của các cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể là Ủy ban nhân
dân các cấp chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra công tác
quản lý hộ tịch, hộ khẩu; việc cấp giấy khai sinh còn lỏng lẻo
25


×