Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

So sánh quan điểm về mối quan hệ giữa tập tục và luật pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.61 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. Tóm tắt nội dung bài viết: “Tập tục và pháp luật” của tác giả Nguyễn Minh
Đoan (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003)............................................4
II. Sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và
tập quán của TS. Nguyễn Minh Đoan với tác giả Lê Vương Long trong bài
viết: “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” (Tạp chí Luật
học, số 2/2001)..................................................................................................7
III. Mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay....................9
KẾT LUẬN.........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................11

1


ĐỀ BÀI: 08
Thông qua bài viết: “Tập tục và pháp luật” của tác giả Nguyễn Minh Đoan (Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003), em hãy:
1. Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
2. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật
và tập quán của tác giả bài viết trên với tác giả Lê Vương Long trong bài viết:
“Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” (Tạp chí Luật học, số
2/2001).
3. Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay.

2


MỞ ĐẦU


Xã hội có thể tồn tại và phát triển được là dựa trên cơ sở của sự trật tự và ổn
định. Để làm được điều này thì pháp luật giữ vai trò rất quan trọng, nó là chuẩn
mực cho hành vi của con người được quy định thành văn bản. Cùng với pháp
luật, phong tục tập quán cũng là công cụ hữu hiệu, quan trọng trong việc điều
chỉnh, quản lí các hành vi của con người. Hai yếu tố này vừa có điểm khác nhau
những cũng có nhiều điểm giống nhau và chúng có mối quan hệ chặt chẽ, song
song cùng tồn tại đồng thời bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. Vì tầm quan trọng của
pháp luật và tập quán cũng như mong muốn đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ giữa
chúng ở Việt Nam nên em xin phép chọn đề bài số 08 để làm bài tập học kỳ. Do
kiến thức còn hạn chế nên việc sơ sài và thiếu thông tin trong bài làm chắc chắn
sẽ xảy ra. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để em có cái
nhìn sâu sắc hơn về đề tài, và giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần
sau.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn!

3


NỘI DUNG
I. Tóm tắt nội dung bài viết: “Tập tục và pháp lu ật” c ủa tác gi ả
Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003)

TẬP TỤC VỚI PHÁP LUẬT
Nguyễn Minh Đoan
1. Tập tục trong xã hội
Trong đời sống xã hội và trong sách báo ở nước ta có khá nhiều thuật ngữ
để chỉ những cách xử sự được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, được
nhiều người thừa nhận và tuân theo như “tập quán”, “phong tục”, “tập tục”,…
Dưới đây là một số cách hiểu về những thuật ngữ nói trên:
Trước hết tập quán được xem là “những tác phong được lặp lại theo thời

gian ở cá thể hay tập thể”. Tập quán bao hàm những thói quen về sản xuất, sinh
hoạt trong đời sống xã hội. Tập quán có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan tới
nhiều lĩnh vực khác nhau. Tính bắt buộc không cao, nếu ai không làm theo thì
chủ yếu bị dư luận phê phán, dị nghị, tẩy chay…
Còn phong tục được xem là ‘‘thói quen trong xã hội’’. Nhưng phong tục
khác với tập quán ở chỗ phong tục là những khuôn mẫu ứng xử “có tính bắt
buộc đối với mọi thành viên vì chúng được coi là cần thiết cho lợi ích công
cộng”. Như vậy, phong tục bắt nguồn từ tập quán nhưng có mục đích và tính bắt
buộc cao hơn, được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp trừng phạt nghiêm
khắc.
Tập tục được hiểu là cách nói tắt của tập quán và phong tục. Việc sử
dụng từ ghép là cách nói vừa bao quát vừa ngắn gọn. Bởi phong tục được phát
triển từ tập quán, nhưng trong những giai đoạn, điều kiện nhất định thì phong
tục có thể trở lại thành tập quán. Như vậy, giữa phong tục và tập quán có thể
hoán đổi, chuyển hóa cho nhau cho nên việc phân biệt rạch ròi trong một số
4


trường hợp sẽ rất khó khăn. Vì vậy, thuật ngữ tập tục được hiểu là tập quán,
phong tục.
Tập tục ra đời và tồn tại như một tất yếu khách quan, một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống xã hội, nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Hơn
nữa trong quá trình sản xuất, sinh hoạt và trao đổi giữa con người và các cộng
đồng đòi hỏi phải có những quy ước để giải quyết những tranh chấp, xử lí những
hành vi vi phạm quy ước… Tập tục là quy ước của mỗi cộng đồng dân cư nên
mang tính cục bộ, địa phương, mỗi cộng đồng dân cư thường có những tập tục
khác nhau. Hình thức phổ biến là truyền miệng nên tập tục có tính uyển chuyển,
tính xác định không cao, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, tùy tiện.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội vai trò của tâp tục ngày càng
bị thu hẹp lại. Nhà nước, xã hội ngày càng can thiệp nhiều hơn vào các lĩnh vực

tự quản của các cộng đồng. Đây là một nguyên nhân khiến tập tục bị mai một,
một số bị ngăn cấm, một số lạc hậu không còn phù hợp…
Những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, nhiều tập
tục đã được khôi phục. Ở nước ta hiện nay, tập tục đã, đang và sẽ còn thể hiện
vai trò tích cực và những giá trị xã hội của mình trong nhiều lĩnh vực, nhất là ở
các vùng xâu, vùng xa.
2. Những nội dung cơ bản của tập tục và việc áp dụng tập tục
Tập tục thường có phần nội dung đề cập đến những quy tắc cần tuân theo
và phần xác định những hình thức khen thưởng hoặc biện pháp trừng phạt.
Vì chủ yếu liên quan đến đời sống cộng đồng nên nội dung tập tục tập
trung vào các lĩnh vực chính của đời sống xã hội. Những biện pháp trừng phạt
thường rất khắc nghiệt và có tác dụng răn đe rất lớn nên số người vi phạm trên
thực tế là rất ít. Mục đích của hầu hết các tập tục đều hướng thiện tuy nhiên
cũng tồn tại không ít những tập tục có phần phản tiến bộ, có hại cho xã hội, đôi
khi còn cản trở việc thực hiện pháp luật của nhà nước.
5


Tập tục thường được phổ biến cho các thành viên trong cộng đồng thông
qua các hoạt động phân xử của người đứng đầu cộng đồng. Nếu việc phân xử có
phần không công minh, thiên vị thì các thành viên của cộng đồng sẽ phản đói và
không tín nhiệm người đó nữa. Tập tục là do các bậc tiền nhân để lại nên thường
được xem như một thứ cẩm nang đáng được tôn trọng và mọi người có nghĩa vụ
phải tuân theo. Nghĩa vụ chấp hành tập tục không chỉ có tính bắt buộc đối với
những người liên quan trực tiếp mà những người thân trong cộng đồng cũng
phải tham gia như là một loại “trách nhiệm liên đới”.
3. Tập tục trong quan hệ với pháp luật
Có quan niệm cho rằng chỉ có pháp luật được ban hành đầy đủ, công minh
và uy nghiêm mới có khả năng duy trì trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển. Quan
niệm này đã coi nhẹ vai trò và những giá trị của tập tục. Tập tục đã hình thành

và tồn tại trước pháp luật. Khi pháp luật xuất hiện thì tập tục vẫn không mất đi,
pháp luật chỉ thay thế một phần chứ không hoàn toàn thay thế tập tục trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật cũng không phải là công cụ vạn năng giải quyết được mọi vấn
đề và được tất cả mọi người chấp nhận. Do vậy, nên kết hợp hài hòa giữa pháp
luật và tập tục trong giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn nhất là đối với
đồng bào dân tộc ít người.
Tập tục và pháp luật đều là những công cụ điều chỉnh do vậy, chúng có
những chức năng tương tự nhau. Giữa chúng cũng có những sự khác biệt rất lớn.
Quan hệ giữa tập tục với pháp luật thể hiện trên cả ba phương diện là xây dựng
pháp luật, thực hiện pháp luật và hoạt động xét xử.
Trong hoạt động xây dựng pháp luật, một số tập tục có thể được thừa
nhận thành pháp luật.
Trong thực hiện và áp dụng pháp luật một số tập tục có thể được áp dụng
để giải quyết vụ việc.
6


Một số tập tục không liên quan đến lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh.
Pháp luật ngăn cấm, loại bỏ những tập tục trái với pháp luật, có hại cho
xã hội.

4, Một số kiến nghị
Nhà nước nên tiến hành tập hợp những tập tục quan trọng, có giá trị từ đó
chọn lọc để giữ gìn, phát huy những tập tục tối đẹp, loại trừ những tập tục có
hại. Chú trọng đúng mức tới việc xây dựng hương ước mới và nên quy định
những vấn đề cụ thể và mang tính nguyên tắc. Củng cố vị trí, vai trò của những
người đứng đầu cộng đồng. Những người này cần là người có uy tín cao, có
trình độ, đạo đức tốt, đồng thời hiểu biết những đường lối chính sách của Đảng,
nhà nước.


II. Sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp
luật và tập quán của TS. Nguyễn Minh Đoan với tác giả Lê V ương Long
trong bài viết: “Pháp luật và tập quán trong điều ch ỉnh quan hệ xã
hội” (Tạp chí Luật học, số 2/2001)
Sau khi tổng hợp và nghiên cứu hai bài viết của hai tác giả em xin phép
được trình bày một số nội dung có phần giống nhau trong quan điểm của hai tác
giả về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.
Thứ nhất, trong hoạt động xây dựng pháp luật, hai tác giả cùng đồng ý
rằng một số tập tục có thể được nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật.
Ở đây, tác giả Lê Vương Long đã đề cập đến các điều kiện để tập tục có thể
được nâng lên thành pháp luật như tập tục đó phải hữu ích, được sử dụng rộng
rãi trong đời sống, phù hợp với truyền thống dân tộc. Với tác giả Nguyễn Minh
Đoan, trước khi pháp luật xuất hiện thì tập tục là công cụ để điều chỉnh quan hệ
7


xã hội, do đó cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa pháp luật và tập tục trong khi
điều chỉnh quan hệ xã hội.
Thứ hai, trong thực tiễn và áp dụng pháp luật, một số tập tục có thể được
áp dụng. Đó là khi giải quyết các vụ việc trong trường hợp pháp luật không quy
định thì có thể áp dụng tập tục để giải quyết. Hai tác giả đều trích dẫn Điều 14,
Bộ Luật Dân sự để minh chứng cho luận điểm này: “Trong trường hợp pháp
luật không quy định các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán
hoặc quy định tương tự của pháp luật nhưng không được trái với nguyên tắc
quy định trong Bộ luật này”. Việc áp dụng phải đảm bảo tính hợp lý, tiến bộ, vì
lợi ích của nhân dân và phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội.
Thứ ba, trong kiến nghị của hai tác giả, nhà nước nên tiến hành sưu tầm,
tập hợp những tập tục điển hình, tích cực để giữ gìn và phát huy, ngược lại, cần

loại trừ những tập tục lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội. Ngoài ra, hai tác
giả cũng đồng ý với nhau về việc cần phải chú trọng, quan tâm đúng mức đối
với việc xây dựng hương ước mới và chuẩn hóa lệ làng, luật tục trong điều kiện
hiện nay.
Có thể thấy, mặc dù hai tác giả có nhiều chỗ giống nhau tuy nhiên vẫn còn
đó sự khác biệt trong quan điểm của hai người như sau.
Tác giả Lê Vương Long cho rằng dù pháp luật và tập tục đều là công cụ
điều chỉnh quan hệ xã hội nhưng tập tục có phạm vi tác động, tính bắt buộc, các
biện pháp đảm bảo cũng như khả năng linh hoạt trong điều chỉnh thấp hơn. Mặt
khác, tập tục còn mang tính bảo thủ, tồn tại chủ yếu thông qua truyền miệng,
không cụ thể nên quá trình áp dụng còn thụ động và tùy tiện. Do đó nó có thể
cản trở quá trình thi hành pháp luật. Dẫu vậy, tác giả Nguyễn Minh Đoan viết
không chỉ pháp luật mà tập tục cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
điều chỉnh quan hệ xã hội. Bởi tập tục đã hình thành và tồn tại trước pháp luật,
chúng được coi là “luật dân gian” hay “luật tự nhiên”. Và pháp luật chỉ thay
8


thế một phần chứ không thay thế tập tục hoàn toàn trong việc điều chỉnh quan hệ
xã hội.
Tóm lại, mặc dù còn những sự khác biệt nhưng về cơ bản quan điểm về
mối quan hệ giữa tập tục với pháp luật của hai tác giả khá tương đồng. Họ đều
chỉ ra rằng, tập tục có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội
hiện nay và cùng với pháp luật duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội,
hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
III. Mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay .
Pháp luật cùng tập quán ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
chúng tác động qua lại với nhau, bổ sung để hoàn thiện nhau. Điều này được thể
hiện rõ nhất trong chính thực tế ở nước ta.
Năm 2007, nhà nước đã công nhận ngày mùng mười tháng ba âm lịch là

ngày “Quốc giỗ” và khuyến khích xây dựng Đền Hùng trở thành “Di sản văn
hóa thế giới”, việc đó đã góp phần tạo dựng một truyền thống tốt đẹp cho dân
tộc Việt Nam, đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Có rất nhiều tập quán
được nhà nước bổ sung vào văn bản quy phạm pháp luật. Việc thừa nhận tập
quán là một phần của nguồn hình thức pháp luật đã được thể hiện trong một số
luật, bộ luật như Điều 409 Bộ luật Dân sự 2005, Điều 6 Luật Hôn nhân gia đình
2000,… Ngoài ra việc áp dụng tập quán trong pháp luật ở nước ta còn được thể
hiện ở nhiều lĩnh vực khác như trong quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con khi vợ
chồng ly hôn…
Qua đây ta thấy được mối quan hệ và những tác động giữa pháp luật và
tập quán được thể hiện một cách rõ nét qua chính thực tế ở nước ta và cụ thể
trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Hơn thế nữa, những mặt tích cực hay hạn chế
của tập quán trong thời đại mới cũng được pháp luật kế thừa, phát huy hay sửa
đổi sao cho phù hợp với thực tế Việt Nam, điều đó cho thấy vai trò to lớn của
pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội ở Việt Nam.
9


KẾT LUẬN
Trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ở Việt Nam hiện nay,
pháp luật giữ vị trí quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên
một hệ thống pháp luật dù hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể đạt hiệu quả cao
nhất nếu không có niềm tin của đại bộ phận nhân dân. Vì vậy, muốn hoàn thiện
hệ thống pháp luật nhà nước cần biết kết hợp với phong tục tập quán, biết chắt
lọc ưu điểm của nó để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật với nội dung,
bản chất, chức năng của mình chứa đựng những tri thức dân gian, giá trị truyền
thống sẽ giúp nâng cao được đời sống pháp lí, ngăn chặn những hủ tục lạc hậu,
giữ gìn trật tự xã hôi, ngăn chặn văn hóa ngoại lai xâm nhập, bảo vệ thuần
phong mỹ tục của dân tộc.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp
luật, Nxb. Tư pháp, 2016
2. PGS. TS Nguyễn Minh Đoan, Hướng dẫn môn học Lí luận nhà nước và pháp
luật, Nxb. Tư pháp, 2014
3. Nguyễn Thị Hồi, Hướng dẫn ôn tập môn học lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010
4. Tạp chí Luật học
5. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
6. Bộ luật Dân sự 2005
7. Luật Hôn nhân gia đình 2000

11



×