Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Các phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong truyện ngắn của nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.13 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ TÚ NGA

CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT
THỂ HIỆN PHÉP NỐI TRONG
TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn
cô giáo T.S Hoàng Thị Thanh Huyền đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ, các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, cùng toàn thể các bạn sinh
viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Tú Nga



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này của tôi được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn trực tiếp
của cô giáo T.S Hoàng Thị Thanh Huyền. Tôi xin cam đoan rằng:
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tôi có tham khảo một số tài
liệu nhưng khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi.
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Tú Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................6
NỘI DUNG .................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................7
1.1. Khái quát về liên kết ............................................................................................7
1.1.1. Quan niệm về liên kết .......................................................................................7
1.1.2. Những phương diện biểu hiện của tính liên kết ................................................9
1.2. Vấn đề mạch lạc .................................................................................................15
1.2.1. Quan niệm về mạch lạc ..................................................................................15
1.2.2. Những biểu hiện của mạch lạc ........................................................................16
1.2.3. Quan hệ giữa mạch lạc và liên kết ..................................................................21

1.3. Giản yếu về phép nối..........................................................................................25
1.3.1. Quan niệm về phép nối ...................................................................................25
1.3.2. Các phương tiện liên kết bằng phép nối..........................................................27
1.4. Những nét chính về tác giả Nguyễn Công Hoan ...............................................29
1.4.1. Cuộc đời ..........................................................................................................29
1.4.2. Sự nghiệp.........................................................................................................30
1.4.3. Phong cách truyện ngắn ..................................................................................30
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT THỂ HIỆN PHÉP
NỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN...........................33
2.1. Kết quả thống kê ................................................................................................33


2.2. Phân loại.............................................................................................................33
2.2.1. Nối bằng quan hệ từ ........................................................................................33
2.2.2. Nối bằng từ ngữ chuyển tiếp ...........................................................................34
2.3. Phân tích kết quả thống kê .................................................................................34
2.3.1. Hiệu quả của việc sử dụng phép nối có phương tiện nối là các quan hệ từ ...34
2.3.2. Hiệu quả của việc sử dụng phép nối có phương tiện nối là từ hoặc cụm từ làm
thành phần chuyển tiếp..............................................................................................46
2.4. Vai trò của liên kết bằng phép nối trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 50
2.4.1. Thực hiện chức năng liên kết ..........................................................................50
2.4.2. Khả năng tạo giá trị diễn đạt ...........................................................................52
2.4.3. Khả năng phát triển câu, đoạn văn trong văn bản...........................................53
KẾT LUẬN ...............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi đoạn văn là một chỉnh thể thống nhất nhỏ, nằm trong chỉnh thể thống nhất

lớn là văn bản. Tính chỉnh thể thống nhất đó được tạo thành nhờ sự sắp xếp các
ngôn từ và hơn nữa là qua các phương tiện liên kết câu trong mỗi đoạn văn. Liên
kết câu làm cho đoạn văn không phải là một phép cộng đơn thuần giữa các câu, mà
là một chỉnh thể có tổ chức. Để tạo lập được một đoạn văn hay một văn bản có tính
thống nhất, có tính chỉnh thể thì không thể thiếu yếu tố liên kết.
Liên kết câu trong đoạn văn gồm hai phương diện là: liên kết nội dung và liên
kết hình thức. Trong đó, phép nối là một trong những phương tiện liên kết câu nằm
trong phương diện liên kết hình thức.
Nguyễn Công Hoan là một trong những cây bút hết sức độc đáo ở vị trí hàng đầu
của văn xuôi Việt Nam. Nhiều tác phẩm của ông được các nhà văn, nhà lí luận, phê
bình văn học, các thế hệ giáo viên và học sinh tìm tòi nghiên cứu. Tác phẩm của
Nguyễn Công Hoan được bạn đọc chú ý tới không chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn
bởi nghệ thuật được ông sử dụng thật tài tình, thật tinh tế, phản ánh chân thực hơi
thở của cuộc sống. Trong những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi nhận
thấy việc ông dùng các phương tiện liên kết đã thành quen thuộc và độc đáo với bạn
đọc. Để thấy cụ thể hơn thành công về nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan nói
chung và phương tiện liên kết câu (hình thức) trong tác phẩm của ông nói riêng. Đề
tài của chúng tôi tập trung tìm hiểu các phương tiện liên kết hình thức trong truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan. Qua đề tài này, chúng tôi mong tìm được phong cách
riêng, độc đáo trong sáng tác của nhà văn. Đồng thời tìm hiểu phép liên kết về hình
thức qua truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Từ đó giúp chúng tôi tích lũy cho
mình tư liệu, chuẩn bị tốt hành trang để có thể vững vàng giảng dạy Ngữ văn ở
trường Trung học phổ thông theo tinh thần đổi mới.
Quá trình thực hiện đề tài này sẽ là quá trình mà chúng tôi được làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học để bồi dưỡng năng lực tư duy, để trang bị phương

1


pháp nghiên cứu nhằm hoàn thiện bản thân theo yêu cầu đổi mới giáo dục của nước

nhà.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “các phương tiện liên kết
thể hiện phép nối trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về liên kết trong tiếng Việt
Phép nối là một trong bốn phép liên kết văn bản được các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ quan tâm. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau lại có những quan niệm về liên
kết và phép nối khác nhau.
- Quan niệm thứ nhất phổ biến ở giai đoạn “các ngữ pháp văn bản”coi liên kết
thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Ở nước ta, người đi theo quan điểm thứ
nhất là tác giả Trần Ngọc Thêm, đã được ông trình bày chi tiết và cụ thể trong “Hệ
thống liên kết văn bản tiếng Việt” (nhà xuất bản giáo dục, H,1999). Theo ông các
phép liên kết văn bản được chia làm ba loại:
+ Loại thứ nhất: Các phép liên kết chung cho ba loại phát ngôn. Bao gồm: phép
lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính.
+ Loại thứ hai: Các phép liên kết hợp nghĩa. Bao gồm: phép thế đại từ, phép nối
lỏng, phép tỉnh lược yếu.
+ Loại thứ ba: Các phép liên kết trực thuộc. Bao gồm: phép nối chặt, phép tỉnh
lược mạnh.
Xét riêng về phép nối, tác giả Trần Ngọc Thêm đã chia ra làm phép nối chặt và
phép nối lỏng. Ông nghiên cứu khá kỹ về vấn đề này và chỉ ra rằng liên kết văn bản
thuộc về cấu trức chứ không thuộc về hệ thống.
- Quan niệm thứ hai phổ biến vào khoảng giữa những năm 70 của thế kỷ XX và
ngày càng được phổ biến rộng rãi. Những người đi theo quan niệm này là các nhà
ngôn ngữ học chức năng như Halliday và Hasan. Khác với quan niệm thứ nhất, hai
tác giả đã trình bày cách hiểu và quan niệm liên kết văn bản thuộc về hệ thống. Hai
tác giả đã coi hệ thống là phạm trù trung tâm của lý thuyết. Theo Halliday thì phép


nối là phương thức liên kết có tác dụng báo hiệu các quan hệ có khả năng nhận biết

đầy đủ bằng cách tham khảo những phần khác nhau của toàn bộ văn bản.
Ở nước ta, đi theo quan điểm thứ hai và có nhiều ứng dụng vào trong tiếng Việt
là tác giả Diệp Quang Ban. Ông trình bày cách hiểu, cách phân tích về phép liên kết
khá chi tiết trong nhiều bài viết ở tạp chí ngôn ngữ hay sách của ông viết. Ở mỗi bài
viết, ông dành khá nhiều thời gian và công sức cho việc phân tích và nghiên cứu
phép nối.
Bên cạnh đó, tác giả Lương Đình Dũng cũng tiến hành nghiên cứu về phép
nối:
Lương Đình Dũng, Phép nối và một vài suy nghĩ về phương pháp dạy phép nối
trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ số 6, 2005, tr.38-47.
Ở tạp chí này, Lương Đình Dũng đã đưa ra các quan niệm về liên kết và phép
nối. Đó là các quan niệm về phép nối của Trần Ngọc Thêm, Halliday, Hassan, Diệp
Quang Ban. Để rồi từ đó đưa ra một vài suy nghĩ về phương pháp dạy phép nối cho
học sinh.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về những vấn
đề lý luận chung của phép nối.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Công Hoan ở góc độ ngôn ngữ
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán
Việt Nam. Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào
phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ,
cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng
lưu giàu có và quan lại, cường hào. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất
ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương
tâm đau xót.
Ngoài sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được đánh
giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học Việt Nam.Ông
từng có mặt trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ thập niên 1960. Ông


để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều

tiểu luận văn học.
Xét riêng ở lĩnh vực ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều công trình
nghiên cứu, bài viết suất sắc về ngôn ngữ của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Có
thể kể đến một số công trình, bài viết tiêu biểu dưới đây :
-

Nguyễn Thị Linh Anh, Thành ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Hà Nội 2, 2017.

Khóa luận này đề cập đến các vấn đề lý thuyết về thành ngữ cũng như là khảo
sát, phân tích đặc điểm cấu tạo của thành ngữ, mục đích sử dụng thành ngữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và nét độc đáo trong việc sử dụng thành ngữ
của ông.
-

Nguyễn Văn Hương, Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong
ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh,1997.
Luận văn này đề cập đến vai trò của hư từ ở phương diện ngữ dụng học, với các

vấn đề: hàm ngôn, tiền giả định, hàm ý, vai trò thứ tự và điểm nhấn liên quan đến
hư từ đặt trước và sau từ “nhưng” được sử dụng trong ngôn ngữ của Nguyễn Công
Hoan.
-

Thành Đức Bảo Thắng, Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng Nguyễn Công
Hoan, chí khoa học số 22,Tháng 12/2012.
Trong báo cáo khoa học này đã đi phân tích ngôn ngữ đối thoại và giọng điệu

trào phúng trong một vài tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan

Trong thực tiễn, cũng có một số công trình, một số bài báo nghiên cứu về phương
tiện kiên kết nhưng còn ít và lẻ tẻ. Đáng kể đến là công trình nghiên cứu của tác giả
Trần Ngọc Thêm trong cuốn: “ Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”. Ở đây ông đã
có một cái nhìn khá hệ thống về các phương tiện liên kết văn bản và tiếng Việt.
Nhưng, nghiên cứu về phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong sáng tác của một
nhà văn nào đó thì chỉ mới có một công trình nghiên cứu có tên: “Khảo sát phương


tiện liên kết thể hiện phép nối trong một số tác phẩm của Nam Cao”, ( Lê Thị Ngọc
Bính, K29G văn).
Còn về truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi chưa thấy công trình
nghiên cứu nào về phương tiện liên kết bằng phép nối. Bởi vậy, phép liên kết mà
Nguyễn Công Hoan sử dụng trong truyện ngắn của ông vẫn là vấn đề còn đang bỏ
ngỏ và khóa luận này sẽ đi sâu hơn về tính liên kết trong tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan và cụ thể là phương tiện thể hiện phép nối.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát các phương tiện thể hiện phép nối có trong truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan, khóa luận này nhằm làm sáng tỏ giá trị, cũng như vai trò
của các phương tiện liên kết thuộc phép nối qua truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan. Đồng thời, mở ra một hướng tiếp cận mới cho truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phương tiện liên kết thể hiện phép nối qua truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp cơ sở lý thuyết có liên quan đến phép nối
- Khảo sát các phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan
- Làm sáng tỏ vai trò của các phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Dựa vào những cơ sở lý thuyết về phép nối, chúng tôi tiến hành khảo sát, rồi
thống kê các phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan. Sau đó chúng tôi phân loại theo từng dạng nhỏ dựa trên các tiêu chí
nhất định.


6.2. Phương pháp phân tích
Phân tích hiệu quả của các phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan và phân tích vai trò của các phương tiện liên kết thể
hiện phép nối đó.
6.3. Phương pháp so sánh
So sánh giữa Nguyễn Công Hoan và các tác giả cùng thời trong việc sử dụng các
phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong tác phẩm của mình để từ đó thấy được
Nguyễn Công Hoan đã rất khéo léo sử dụng các phương tiện nối để tạo liên kết.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có bố cục hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Vai trò của các phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về liên kết
1.1.1. Quan niệm về liên kết
Liên kết là một hiện tượng dễ nhận biết, nhưng hiểu biết về liên kết giữa các nhà
nghiên cứu lại không hề giống nhau.
Ở giai đoạn đầu, liên kết được giới hạn chủ yếu ở những biểu hiện hình thức.
Nhưng quan niệm này có ngoại diên quá rộng và không có khả năng đóng vai trò

nhân tố quyết định trong việc phân biệt văn bản với phi văn bản. Bởi lẽ, dễ dàng có
thể tạo ra những chuỗi câu được xem là văn bản
Ví dụ:
“(1) Cắm bơi một mình trong đêm.(2) Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt
đường.(3) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm.(4) Khung cửa xe phía cô
gái ngồi lồng đầy bóng trăng.(5) Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy núi Hồng Pú. (6)
Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc ở nước ta.(7) Nước ta
bây giờ của ta rồi, cuộc đời bắt đầu hửng sáng.”
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt)
Nhìn tổng thể, ta có thể thấy đoạn văn trên liên kết với nhau về mặt hình thức nhờ
có sự lặp lại của một chuỗi từ giữa các câu: Cắm – đêm – đường – xe – trăng – núi
– gió mùa – nước ta - cuộc đời. Nhưng xét chi tiết từng câu, ta thấy các câu không
phối hợp logic với nhau, không bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung.
Câu 1: Hành động của nhân vật Cắm.
Câu 2: Đặc điểm của đêm tối.
Câu 3: Hành động của “xe”.
Câu 4: Cô gái đặt trong sự so sánh với trăng.
Câu 5: Đặc trưng của trăng ở Hồng Pú.
Câu 6: Vai trò của dãy núi ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.
Câu 7: Niềm vui của nhân dân ta khi giành độc lập.
Ta thấy mỗi câu hướng vào giải thích và làm rõ một chủ đề khác nhau.


Vậy nên, cách hiểu một chuỗi câu có sự liên kết với nhau về mặt hình thức nhưng
không cùng diễn đạt một nội dung nào đó mà vẫn được xem là văn bản thì không
thể thuyết phục được.
Ở giai đoạn 2, khi đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng của văn bản,
các nhà nghiên cứu ngày càng chú ý đến vai trò của liên kết ngữ nghĩa. Tuy nhiên,
nếu tách biệt liên kết ngữ nghĩa với liên kết nội dung thì sẽ dẫn đến sự tách rời hoàn
toàn hình thức khỏi nội dung. Điều này khiến cho nhiều cái gọi là “phi văn bản”

cũng sẽ trở thành văn bản.
Ví dụ:
“ Phải loại bỏ tính tùy tiện, phải đấu tranh thay đổi những nguyên tắc lỗi thời.
Có thể sẽ bị thất bại, nói bao giờ cũng giỏi hơn làm. Làm có khi thành khi bại, tốt
hơn không làm. Chúng ta phải tìm ra cách làm tốt nhất, không thất bại.”
Các câu trong ví dụ trên, ta dễ nhận thấy là có liên kết với nhau về mặt nội dung
là cùng diễn đạt: cần thay đổi loại bỏ tính tùy tiện trong công việc. Nhưng cũng khó
để ta có thể chấp nhận đó là một văn bản hoàn chỉnh. Nhưng nếu ta thay vào đó các
phương tiên liên kết về hình thức thì chúng sẽ rõ ràng, chính xác, chăt chẽ và thuyết
phục hơn nhiều.
Ví dụ:
“Phải loại bỏ cảm tính tùy tiện, cùng với đó phải đấu tranh thay đổi những
nguyên tắc lỗi thời. Có thể sẽ còn thất bại, vì nói bao giờ cũng giỏi hơn làm.
Nhưng, làm có khi thành khi bại, tốt hơn không làm. Vậy nên, chúng ta phải tìm ra
cách làm tốt nhất,để không thất bại.”
Ta thấy một văn bản hoàn chỉnh không chỉ là phép cộng đơn giản của những câu
riêng biệt hay cô lập. Đó cũng không phải những câu cùng hướng đến giải thích một
nội dung cụ thể nhưng lại rời rạc nhau thiếu liên kết. Một văn bản hoàn chỉnh phải
được tạo nên bởi mối quan hệ giữa các câu với nhau để hình thành nên cấu trúc
phức hợp của văn bản. Cấu trúc này chính là mạng lưới liên kết các yếu tố trong văn
bản.


Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về liên kết mà cụ thể là liên
kết trong văn bản như sau: “Liên kết được hiểu một cách chung nhất là mạng lưới
các mối quan hệ. Liên kết trong văn bản được hiểu là mạng lưới các mối quan hệ
ngữ nghĩa, ngữ pháp logic và ngữ dụng.” [2,12]
1.1.2. Những phương diện biểu hiện của tính liên kết
Văn bản là một tổ chức rất phức tạp bao gồm nhiều bình diện khác nhau. Trong
cuốn Hế thống liên kết văn bản tiếng Việt, tác giả Trần Ngọc Thêm đã viết: “ Tính

liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành
văn bản.” [12,32] Tính liên kết của văn bản được biểu hiện ở hai phương diện: liên
kết hình thức và liên kết nội dung. Giữa hai phương diện này có mối quan hệ biện
chứng chặt chẽ với nhau: liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các phép
liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu để diễn đạt sự liên kết nội dung.
Điều này không có nghĩa là giữa hai mặt này có sự tương ứng tuyệt đối theo kiểu
một đối một. Mà chính mối quan hệ biện chứng này cũng nó lên được sự linh hoạt
đó.
1.1.2.1. Liên kết nội dung
Liên kết nội dung là một khái niệm khó định nghĩa. Liên kết nội dung được giải
thuyết là tất cả các câu trong đó đều phối hợp với nhau một cách hài hòa, bổ sung
cho nhau để cùng thực hiện một nội dung. Và khái niệm liên kết nội dung rộng hơn
khái niệm “liên kết ngữ nghĩa”, nó nhấn mạnh nhiều đến nhân tố ngoài ngôn ngữ.
Liên kết nội dung chỉ được nhận ra khi đặt trong mối quan hệ với liên kết hình thức.
Chúng ta sẽ đi xem xét kỹ hai bình diện là: liên kết chủ đề và liên kết logic để
nhận biết rõ hơn liên kết nội dung.
a. Liên kết chủ đề
Văn bản do các câu, các mục, các chương, các phần,… tạo nên. Mỗi đơn vị của
văn bản đều chứa một nội dung. Nói một cách khái quát, nội dung của mỗi đơn vị
đều có thể trả lời được hai câu hỏi: nội dung nói đến điều gì? Và nói đến nội dung
đó như thế nào? Câu hỏi nói đến điều gì đề cập đến hiện thực được nói đến trong
văn bản hay của một bộ phận nào đó cấu thành toàn bộ hiện thực được nói tới của


văn bản. Đây chính là chủ đề của văn bản. Vậy nên, chủ đề ở liên kết chủ đề được
hiểu như vật, việc, đề tài được nói đến. Chúng ta có thể hình dung liên kết chủ đề
tựa như sợi dây liên kết hợp lí giữa những vật, việc được nói đến trong các câu có
liên kết với nhau. Nói khác đi, liên kết chủ đề chính là các câu trong văn bản phải
xoay quanh một chủ đề nhất định.
Có thể thực hiện liên kết chủ đề theo hai cách sau:

-

Duy trì chủ đề: là việc nhắc lại một việc, một vật nào đó trong các câu có sự
liên kết với nhau.

Ví dụ:
Con cóc trong hang.
Con cóc nhảy ra.
Con cóc ngồi đấy.
Con cóc nhảy đi.
Phương thức dùng để duy trì chủ đề là lặp từ vựng để các câu thơ đều nói về con
cóc.
-

Triển khai chủ đề: Hiểu đơn giản là cùng với một hay một vài chủ đề đã cho,
cho thêm vào một hay những chủ đề khác nhau, có liên quan với chủ đề ban
đầu đã cho, theo tiêu chuẩn cần và đủ của logic, để đảm bảo cho các câu
chứa chúng liên kết với nhau.

Ví dụ:
Ruộng rẫy là chiến trường
Cày cuốc là vũ khí
Nhà nông là chiến sỹ
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)
Bài thơ có sự phát triển do có nhiều chủ đề khác nhau như:
-

Chủ đề nông nghiệp: ruộng rẫy, cày cuốc, nhà nông


-

Chủ đề quân sự: chiến trường, vũ khí, chiến sỹ, hậu phương, tiền phương

Phương thức dùng để triển khai chủ đề ở ví dụ trên là liên tưởng.


b. Liên kết logic
Liên kết logic là sự tổ chức, sắp xếp nội dung của các thành tố, các câu trong văn
bản sao cho phù hợp nhận thức của con người và thực tế khách quan.
Liên kết logic có thể được xem xét ở hai phạm vi khác nhau:
+ Bên trong một câu
Ví dụ
:
Chiếc áo này đẹp lại rẻ nên tôi sẽ mua.
+ Giữa câu với câu ( Hoặc giữa cụm câu này với cụm câu khác, giữa phần này của
văn bản với phần kia của văn bản)
Ví dụ :
Phương học rất giỏi. Cô ấy đã thi đỗ vào trường đại học mà cô ấy mơ ước.
Tóm lại, ta có thể hiểu, liên kết logic là sợi dây kết nối hợp lí giữa vật, việc với
đặc trưng của chúng trong một câu và giữa đặc trưng này với đặc trưng kia ở những
câu có liên kết với nhau.
1.1.2.2. Liên kết hình thức
a. Phân biệt phương tiện liên kết và phép liên kết
• Phép liên kết (phương thức liên kết)
Phép liên kết hay còn được gọi là phương thức liên kết. Trong khóa luận này,
chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ phép liên kết để tạo được sự đồng nhất trong toàn
khóa luận.
Phép liên kết là việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ vào nhiệm vụ liên kết câu với
câu, do đó các phép liên kết góp phần lộc bộ (chứ không quyết định) các kiểu câu

được phân loại căn cứ vào tính hoàn chỉnh về nghĩa đã nêu.
Phép liên kết có thể hiểu là những cách thức, biện pháp chung trong việc sử dụng
các yếu tố ngôn ngữ nhằm tạo ra sự liên kết cho văn bản.
Có thể kể đến những phép liên kết sau:
Phép lặp, phép liên tưởng, phép tỉnh lược, phép nối, phép tuyến tính, phép đối, phép
thế.
Ví dụ 1: Phép liên tưởng


“ Xóm nhà mẹ Lân bị ném bom, điều ấy không hiểu sao vẫn nằm ngoài dự đoán
của tôi.(…) Nhà mẹ Lân đã cháy sạch.”
( Người mẹ xóm nhà thờ, Nguyễn Minh Châu)
Đây là phép liên tưởng theo quan hệ nhân quả. Đó là kiểu liên tưởng giữa nguyên
nhân ở câu trước với kết quả được tạo ra ở những câu sau:
+ Nguyên nhân: do Mĩ ném bom
+ Kết quả: Nhà mẹ Lân cháy sạch
Ví dụ 2: Phép nối
“ Người con gái thời ấy mặt phải tròn, mắt phải dài, răng đen hạt na, lông mày kẻ
nhỏ. Và phải có da có thịt.”
( Má hồng, Nguyễn Khải)
Ở ví dụ trên, quan hệ từ “và” có tác dụng kết nối giữa hai câu với nhau, bổ sung
thêm thông tin cho phát ngôn đi trước, liên kết giữa phát ngôn đi trước và phát ngôn
chứa nó. Về mặt hình thức, quan hệ từ “và” không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của
câu cũng như đoạn văn. Về mặt nội dung, quan hệ từ “và” có tác dụng nhấn mạnh
ngữ nghĩa của đoạn là: Người con gái thời ấy phải có da có thịt.
Ví dụ 3: Phép thế
“ Người nhà lý trưởng (1) hươ gậy trực đánh chị Dậu (2). Nhanh như cắt, chị nắm
lấy cây gậy của hắn. Kết cục anh chàng hầu cận ông lí (1’) yếu hơn chị chàng con
mọn (2’). Hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.”
(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

Ở ví dụ trên có sự thay thế của các từ có ý nghĩa tương đương nhau ở câu trước và
câu sau:
- “Anh chàng hầu cận ông lí” thay thế cho “người nhà lí trưởng”
- “Chị chàng con mọn” thay thế cho “chị Dậu”
Phép thế chính là sự lặp lại các từ khác nhau nhưng có cùng một ý nghĩa. Nó giúp
cho đoạn văn tránh được hiện tượng lặp từ, mà hơn hết, nó có tác dụng giúp các câu
liên kết với nhau và tạo nên giá trị nghệ thuật cao.


Phương tiện liên kết


Phương tiện liên kết được hiểu là những yếu tố ngôn ngữ cụ thể được sử dụng
làm công cụ, phương tiện để tạo sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn trong cùng
văn bản. Đây chính là sự cụ thể hóa các phép liên kết bằng các yếu tố từ ngữ.
Ví dụ 1:
“Từ ngày thằng Mĩ – Diệm tới rừng núi này, không bữa nào nó không đi lùng,
không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng. Nhưng dân
làng Xô Man vẫn tự hào: năm năm, chưa hề có một các bộ bị giặc bắt hay giết
trong rừng làng này.”
( Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
Phương tiện liên kết là quan hệ từ “ nhưng”, có tác dụng nối hai câu với nhau, tạo
nên mối quan hệ giữa chúng. Quan hệ từ “nhưng” là một trong những phương tiện
từ ngữ thể hiện phép nối.
Ví dụ 2:
“ Theo với mùa lúa, tùng đàn chim ri bay về mọi cánh đồng. Và hai con chim ri đá
kia thơ thẩn vào trong vườn này. Đó là một đôi vợ chồng. Chàng và nàng.”
(Đôi ri đá, Tô Hoài)
Phương tiện liên kết là đại từ “đó” và quan hệ từ “và”.
Cần thấy rằng, một phép liên kết có thể sử dụng nhiều phương tiện liên kết. Và

một phương tiện liên kết cũng có thể được sử dụng cho nhiều phép liên kết khác
nhau.
Ví dụ:
“ Cũng phải nói thật, những lời ấy, nhất là đấy lại là lời một người đàn bà khốn
khổ, không phải dễ nghe đối với chúng tôi. Dầu mặt hãy còn trẻ, Đẩu cũng là một
chánh án huyện. Còn tôi, một người đáng lẽ mụ phải biết ơn.”
( Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu)
Ví dụ trên sử dụng phương tiện liên kết thể hiện cho phép nối: Dầu
Ví dụ:
Một phương tiện liên kết có thể sử dụng cho nhiều phép liên kết
“ Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.


Chị Dậu nghiến hai hàm hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn díu ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy
không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng kèo quèo trên
mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”
(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
Đoạn văn trên trên có sử dụng hai phép liên kết:
-

Phép lặp: “chị”, “hắn”.

-

Phép thế:

+ Các từ “hắn”, “anh chàng nghiện” thay thế cho “cai lệ”.
+ Các từ “chị”, “người đàn bà lực điền” thay thế cho “chị Dậu”.

b. Các phép liên kết
Mỗi ý tạo nên văn bản được biểu thị bằng một đơn vị ngôn ngữ nhất định, nhỏ
nhất là câu, lớn hơn nữa là đoạn, tiểu mục, chương, phần, và bao trùm lên tất cả là
toàn bộ văn bản. Mạch lạc giữa các ý được biểu hiện ra bên ngoài bằng hình thức
ngôn ngữ. Qua hình thức ngôn ngữ này, người đọc, người nghe văn bản nhận ra
được mạch lạc của văn bản, nhận ra liên kết chủ đề, liên kết logic giữa các câu, các
đoạn. Đây được gọi là liên kết hình thức của văn bản.
Ta có thể định nghĩa liên kết hình thức như sau: Liên kết hình thức là sự nối kết
các hình thức ngôn ngữ thể hiện mạch lạc của văn bản.
Nội dung câu là đơn vị nhỏ nhất của văn bản và hình thức câu là đơn vị hình thức
nhỏ nhất của văn bản nên liên kết hình thức của văn bản thể hiện ở liên kết hình
thức giữa các câu. Trong hai câu liên kết với nhau, có một câu sẽ làm chỗ dựa được
gọi là câu chủ ngôn và một câu nối kết với nó, được gọi là câu kết ngôn. Câu chủ
ngôn và câu kết ngôn thường có những dấu hiệu hình thức nối kết với nhau. Và dấu
hiệu này thể hiện các quan hệ nội dung giữa chúng. Vậy nên, việc nghiên cứu liên
kết hình thức của văn bản thường được bắt đầu bằng liên kết hình thức giữa các câu,
mà trước hết là giữa câu chủ ngôn và câu kết ngôn.


Các câu trong văn bản liên kết hình thức với nhau thông qua các phép liên kết.
Phép liên kết là việc sử dụng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ vào thực hiện
nhiệm vụ liên kết các câu với nhau. Nhờ vậy mà các phép liên kết này góp phần bộc
lộ các kiểu câu được phân loại căn căn vào tính hoàn chỉnh về nghĩa. Theo hướng
nghiên cứu này, Trần Ngọc Thêm trong cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
đã chia các phép liên kết thành ba nhóm chính sau:
Các

phép

liên


kết Các phép liên kết hợp Các phép liên kết trực

chung

nghĩa

thuộc

1. Phép đối

1. Phép đối

1. Phép nối chặt

2. Phép lặp

2. Phép lặp

2. Phép tỉnh lược mạnh

3. Phép liên tưởng

3. Phép nối lỏng

3. Phép nối lỏng

4. Phép tuyến tính

4. Phép tỉnh lược yếu


4. Phép tỉnh lược yếu

5. Phép thế đồng nghĩa

5. Phép thế đại từ

5. Phép thế đại từ

6. Phép tuyến tính

6. Phép tuyến tính

7. Phép liên tưởng

7. Phép liên tưởng

8. Phép thế đồng nghĩa

8. Phép thế đồng nghĩa
9. Phép đối
10. Phép lặp

1.2. Vấn đề mạch lạc
1.2.1. Quan niệm về mạch lạc
Theo tác giả Diệp Quang Ban cho rằng, mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí
về mặt nghĩa và mặt chức năng được trình bày trong quá trình triển khai một văn
bản nào đó (Ví như một cuộc thoại, một truyện kể, một bài viết hay bài nói,…)
nhằm tạo ra các sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu.
Trong khái niệm trên tác giả Diệp Quang Ban đã chỉ ra những điểm cần chú ý

sau:


- Tác giả dùng “sự nối kết” nhằm tránh sự trùng lặp tên gọi có tính chất thuật ngữ
là “liên kết”. Bởi lẽ, liên kết là đối tượng nghiên cứu có tính chất riêng biệt của
ngôn ngữ học văn bản.
- “Có tính chất hợp lí” tức là có tính chất logic. Hiểu rộng ra không chỉ liên quan
đến logic một cách chặt chẽ, mà đó là tính chất đúng sai nói chung, kể cả xét theo
tập tục, thói quen và những kiểu quan hệ như không gian, thời gian.
- “Nghĩa” ở đây, có thể là nghĩa chỉ “sự việc”, có thể là về sự đánh giá của người
nói đối với sự việc được nói đến trong câu hay quan hệ của người nói đối với người
nghe.
- “Mặt chức năng” có thể hiểu là chức năng của lời nói khi sử dụng để thực hiện
những hành động như: xin lỗi, cảm ơn, kính thưa, chào,…
- “Các sự kiện kết nối với nhau” hiểu là sự quan hệ của các sự việc, phân biệt với
sự liên kết giữa câu với câu. Bởi vì sự liên kết giữa câu với câu chưa hẳn đã tạo nên
được những sự kiện nối kết với nhau.
Như vậy, ta có thể thấy trong bản thân định nghĩa về mạch lạc đã phần nào nêu
lên đặc trưng vốn có của mach lạc về mặt nghĩa cũng như về mặt chức năng của nó
đối với việc hình thành văn bản.
1.2.2. Những biểu hiện của mạch lạc
Theo tác giả Diệp Quang Ban cho rằng mạch lạc trong văn bản đã được nhắc đến
từ lâu dưới hình thức tiền khái niệm. Nhiều người có thể nhận ra được một văn bản
mạch lạc, nhưng lại không thể chỉ ra được mạch lạc của văn bản là gì. Vì vậy, mạch
lạc là một hiện tượng có thực nhưng lại rất mơ hồ và nó còn là một hiện tượng có
mức độ.
Do đó, ta thấy theo quan điểm trên thì thì mạch lạc có thể được hiểu là quan hệ
ngữ nghĩa mà cũng có thể là quan hệ chức năng giữa các hành động nói trong tương
tác. Dưới đây là những biểu hiện thực tế cụ thể của mạch lạc mà ta dễ dàng nhận
biết được:

- Mạch lạc được biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong cùng một câu


+ Mạch lạc được biểu hiện trong quan hệ giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc
trưng ở vị ngữ.
Ví dụ: Cái ghế vuông này hình chữ nhật.
Xét về mặt ngữ pháp thì câu này có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ như
một câu đơn hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp. Cũng giống như câu “cái ghế nhỏ này
hình chữ nhật”. Nhưng về nghĩa logic thì lại không thể chấp nhận được bởi nó có
sự mâu thuẫn giữa đặc điểm ở chủ ngữ và vị ngữ: đã “vuông” rồi còn “hình chữ
nhật”. Vì „vuông” là đặc điểm của cái bàn được quy định ở chủ ngữ nên đặc trưng
“hình chữ nhật” ở vị ngữ không thể dung hợp được với nhau.
+ Mạch lạc được biểu hiện trong quan hệ cú pháp giữa động từ và bổ ngữ
Ví dụ:
a. Học sinh trong lớp rất tự hào và quý mến về cô giáo ấy.
b. Học sinh trong lớp rất tự hào và quý mến cô giáo ấy.
Trong hai ví dụ trên, từ “tự hào” và “quý mến” có sự chi phối khác nhau đối với
cụm từ cô giáo ấy. Từ “tự hào” đứng trực tiếp trước “cô giáo ấy”. Còn từ “ quý
mến” có sử dụng quan hệ từ “về” đứng trước “cô giáo ấy”.
-

Mạch lạc được biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài – chủ đề của các câu.
+ Duy trì đề tài

Duy trì chủ đề, đề tài trong trường hợp một vật, việc, hiện tượng nào đó được nhắc
đi nhắc lại trong các câu khác nhau với tư cách đề tài của các câu đó.
Sự duy trì đề tài được thực hiện bằng cách sử dụng các phương tiện liên kết thuộc
các phép liên kết như phép lặp từ ngữ, phép tỉnh lược, phép thế,..
Ví dụ:
“ Từ hôm sau, xe ô tô của ông Chánh lại được ra vào nơi ăn chốn nằm cũ. Ngày

ngày, nó lại được một quý nhân thẻ bài trước ngực, ngồi nhấp nhổm ở đệm sau. Nó
lại chạy hộc khói ra, kêu phành phạch rầm trời, tung bụi đường lên như mây, và
quát tháo bằng những hồi còi hồng hộc như tiếng thú dữ.”
(Cái nạn ô tô (II), Nguyễn Công Hoan,)


Trong ví dụ trên, “ xe ô tô của ông Chánh” được thay thế bằng từ “nó” cho nên chủ
đề của đoạn văn được duy trì bằng phép thế.
+ Triển khai chủ đề (bằng phép so sánh và phép phối hợp từ ngữ)
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.”
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
Trong các câu thơ trên ta thấy, phép liên tưởng mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã
vận dụng là liên tưởng đặc trưng. Đối tượng cụ thể ở đây là “mùa thu” kèm theo
những những dấu hiệu đặc trưng của nó như: sáng mát trong, gió thổi, hương cốm
mới. Kiểu liên tưởng thứ hai trong đoạn thơ là liên tưởng nhân quả. Những dấu hiệu
trên là những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu trong hiện tại. Đây chính là nguyên
nhân khiến cho tác giả nhớ về những ngày thu đã xa.
-

Mạch lạc được biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những
câu có quan hệ nghĩa với nhau.

Ví dụ:
“ (1) Nga và Phương là sinh viên khóa Ngữ Văn.(2) Nga học lớp K40B.(3) Phương
quê ở Hà Nội.”
Trong ví dụ trên, đặc trưng đã nêu ở câu (1) có thể dung hợp với đặc trưng nêu ở
câu (2). Sau câu (2) người ta chờ đợi một câu nói về địa chỉ của sinh viên Nga, tuy
nhiên Phương lại được nêu đặc trưng quê ở Hà Nội. Điều này không được chờ đợi

khi nói về các sinh viên. Vì vậy câu (3) trở nên lạc lõng, không có sự liên kết và
mạch lạc với hai câu trước.
Qua đó ta thấy được mạch lạc chính là yếu tố quyết định một chuỗi câu trở thành
văn bản. Liên kết bằng từ ngữ chỉ tạo ra được mạch lạc giữa các câu vốn có mạch
lạc với nhau, và không phải cứ có từ ngữ liên kết là sẽ có mạch lạc.
-

Mạch lạc được thể hiện trong trật tự hợp lý giữa các câu, các mệnh đề

+ Trật tự các câu diễn đạt trong quan hệ thời gian
Ví dụ:


“Bác bảo vệ đóng cổng trường lại, sau khi học sinh đã vào trường hết.”
Ở ví dụ trên, các sự việc nằm trong quan hệ thời gian được diễn đạt bằng các câu
được hiển thị bằng từ ngữ “sau khi”.
+ Trật tự các câu diễn đạt trong quan hệ nguyên nhân
Ví dụ:
“(1) Trời mưa.(2) Cho nên đường trơn.”
Trong ví dụ trên, sự việc được nêu ở câu (1) thỏa mãn các điều kiện, làm nguyên
nhân cho sự việc và hệ quả được nêu ở câu (2). Câu chỉ nguyên nhân đặt trước và
câu chỉ hệ quả được đặt sau, trật tự này đã đủ sức diễn đạt cho quan hệ nguyên
nhân.
-

Mạch lạc được thể hiện theo kiểu suy luận quy kết

Ví dụ:
“Tùng bước vào quán cà phê, rồi gọi người phục vụ đến. Trời hôm nay mưa lất
phất.”

Ta thấy rằng trong ví dụ trên không nói đến việc ai nhận ra hiện tượng “trời
mưa lất phất”, nhưng khi phát ngôn này được người đọc tiếp nhận thì đa phần họ
đều dùng cách suy luận theo lối quy kết. Họ gán việc này cho chủ thể của đề tài văn
bản là Tùng, mà không làm việc đó với nhân vật cũng xuất hiện trong phát ngôn ở
đây là người phục vụ. Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng những chủ thể làm đề tài của
văn bản chính là những tiêu điểm được chú ý đến đó.
-

Mạch lạc được biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu

+ Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu và tác dụng của nó đối với việc
hiểu văn bản.
Ví dụ:
“Nhớ đừng kể chuyện ấy cho nó nhé.”
Xét trong ví dụ trên, thực ra chỉ những người trong cuộc trò chuyện đó mới hiểu
được. Người đọc, người nghe không hiểu “chuyện ấy” là chuyện gì và “nó” là ai.
Muốn biết “nó” là ai thì cần phải quy chiếu từ “nó” đến người đang được nhắc đến


bên ngoài lời nói. Với “chuyện gì” cũng tương tự như vậy. Đây chính là trường hợp
từ ngữ trong văn bản có quan hệ với vật nằm ngoài văn bản.
+ Sự chỉ thị trong quan hệ ngoại chiếu
Ví dụ:
Nga: Tối nay chúng mình đi xem phim đi?
Phương: Mình phải làm bài tập rồi.
Nga: Thế thôi vậy.
Trong ví dụ trên, chúng ta thấy về mặt từ ngữ thì ba phát ngôn trên có vẻ không
ăn nhập với nhau. Tuy nhiên, đây lại là một hiện tượng dễ gặp trong nhiều ngôn ngữ
thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau. Câu nói của Nga với hàm ý là một lời mời và
trước tình huống đó có hai cách xử sự: nhận lời hoặc từ chối. Đối với lời mời nói

chung thì sẽ đem lại lợi ích cho người nghe, nhưng nếu người nghe không chấp
nhận thì phải xin lỗi người mời.
Qua đó, những phát ngôn trong cuộc phát ngôn trên là có thể chấp nhận được bởi
vì chúng mạch lạc với nhau và người giao tiếp hiểu được đúng thông tin trong phát
ngôn đó.
-

Mạch lạc được biểu hiện trong quan hệ lập luận

+ Hai kiểu lập luận khái quát có thể thường gặp
+ Lập luận, các bộ phận trong quan hệ lập luận
+ Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa các luận cứ với kết luận
+ Mạng lập luận
Chúng ta sẽ xét các ví dụ sau:
“Cái váy này đẹp nhưng không nên mua.”
Trong lập luận trên, luận cứ “cái váy này đẹp” lẽ ra phải đi đến kết luận “nên
mua” nhưng lại kết luận là “không nên mua”. Trước lập luận này thường dẫn đến
câu hỏi “tại sao?”. Câu trả lời có thể là do “quá đắt”. Đây là luận cứ thứ hai và
chính luận cứ này đi đến kết luận là “không nên mua.”
Trong một lập luận, các luận cứ có mối quan hệ với nhau và có quan hệ với kết
luận.


×