Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Giải pháp tăng cường công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 116 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng học viên. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Việc tham khảo các nguồn tài
liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy
định.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Trang

i


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, học viên đã nhận được nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết
cho học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Thị Thanh
Vân - người hướng dẫn Khoa học đã tận tình giúp đỡ học viên về kiến thức chuyên
môn cũng như phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình triển khai và hoàn
thành luận văn này.
Học viên cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè - những người luôn
thường xuyên hỏi thăm, động viên, là động lực tinh thần cho học viên trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Có được kết quả nghiên cứu này học viên đã nhận được những ý kiến đóng góp vô
cùng quý báu của các thầy cô giáo trong trường Đại học Thủy lợi, sự tận tình cung cấp
thông tin, số liệu để hoàn chỉnh luận văn của bạn bè, đồng nghiệp hiện đang làm việc
tại Sở Tài chính Lạng Sơn, phòng Kinh tế đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng
Sơn. Học viên xin được ghi nhận và cảm ơn những sự giúp đỡ này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng để thực hiện đề tài được hoàn chỉnh nhất, nhưng luận
văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, học viên rất mong nhận được sự chỉ
dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè.


Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Trang

2

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .......................................................................5
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân, hình thức, nhân tố ảnh hưởng và xu
hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................5
1.1.2 Đặc điểm và vai trò thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................22
1.2 Nội dung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .........................................................29
1.2.1 Xác định mục tiêu thu hút của địa phương..................................................30
1.2.2 Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư của địa phương..................30
1.2.3 Xây dựng danh mục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................30
1.2.4 Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................31
1.2.5 Tạo lập môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư ..............................................31
1.2.6 Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ........................................................32
1.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................32
1.3.1 Vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện..............................................................32
1.3.2 Đối tác đầu tư...............................................................................................33
1.3.3 Công nghệ ....................................................................................................34
1.3.4 Lĩnh vực đầu tư và hình thức đầu tư............................................................34
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ..............................35

1.4.1 Tình hình chính trị .......................................................................................35
1.4.2 Chính sách - pháp luật .................................................................................36
1.4.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................36
1.4.4 Trình độ phát triển của nền kinh tế ..............................................................37
1.4.5 Đặc điểm phát triển văn hóa - xã hội...........................................................37
1.4.6 Quy mô thị trường .......................................................................................38
1.5 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một số tỉnh và bài học cho tỉnh
Lạng Sơn........................................................................................................................38
1.5.1 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh ..............................................................38

3

3


1.5.2 Kinh nghiệm của Bắc Ninh..........................................................................39

4

4


1.5.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của Hà Nội .........................................................41
1.5.4 Bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn.................................................................43
1.6 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................46
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA TỈNH LẠNG SƠN .................................................................................47
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ...........................................................................47
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................47

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................51
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Lạng Sơn ...........................54
2.2 Thực trạng công tác thu hút FDI ở tỉnh Lạng Sơn ..................................................56
2.2.1 Kết quả công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Lạng Sơn..........56
2.2.2 Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư ...........................................63
2.2.3 Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư ...................................................65
2.2.4 Phát triển nguồn nhân lực ở địa phương......................................................65
2.2.5 Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi............................................................70
2.2.6 Vận động, xúc tiến đầu tư............................................................................70
2.3 Đánh giá chung........................................................................................................72
2.3.1 Thành công ..................................................................................................72
2.3.2 Những hạn chế.............................................................................................73
2.3.3 Nguyên nhân................................................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................79
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU HÚT ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH LẠNG SƠN ..........................................81
3.1 Mục tiêu, định hướng công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Lạng
Sơn.................................................................................................................................81
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020......................................81
3.1.2 Định hướng công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Lạng Sơn
..............................................................................................................................82

5

5


3.2 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Lạng Sơn.......................................................................................85

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng ....................................85
3.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư .............................90
3.2.3 Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh ........................................................................................................92
3.2.4 Cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư..........................................93
3.2.5 Giải pháp về tăng khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất .................94
3.2.6 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ...............................................................95
3.2.7 Giải pháp hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư..................................................97
3.2.8 Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.........................99
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................104

6

6


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn ....................................................................47
Hình 2.2 Số dự án FDI trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 1987 đến nay....................57
Hình 2.3 Tỷ lệ số dự án theo ngành kinh tế tại Lạng Sơn đến tháng 7 năm 2017 ........59
Hình 2.4 Tỷ trọng số dự án theo địa bàn tại tỉnh Lạng Sơn đến tháng 7 năm 2017 .....61

7

7



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2016-2017 ..............15
Bảng 1.2 Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài - nước tiếp nhận đầu tư ..................18
Bảng 1.3 Tổng FDI của thế giới liên tục tăng ...............................................................19
Bảng 2.1 Một số vùng cây tập trung trên địa bàn tỉnh ..................................................50
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng Sơn ..............................................52
Bảng 2.3 Lực lượng lao động Lạng Sơn phân theo loại hình kinh tế ...........................53
Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng Sơn ..............................................56
Bảng 2.5 Cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế đến hết tháng 7 năm 2017.....................58
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn FDI theo đối tác đầu tư năm 2014 ..............................................60
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư năm 2014..........................................61

8

8


DM
AỤ
NC
HC
Á
CK
AFTA
h
H
ASEAN
i

H

BCC

H
BOT

p
BTH

H
BTO

p
CĐT
đ

C
CPI
h
C
CCN

DADT
m
EUL
i
Đ
FDI

K
FTA

h
GCNĐT
u
T
GDP

G
GTGT
i
H
HĐND

Q
IMF
u
K
KCN
h
K
KKT
h
K
KKTCK
h
K
u
C
MNC
ô
NĐT

n
g
t


NĐTNN

Nhà đầu tư nước ngoài

NGO

Vốn phi chính phủ nước ngoài (Non-Governmental Organization)

NICs

Các nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Countries)

ODA

Viện trợ phát triển chính thức (Offical Development Assistance)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Co-operation and Development)

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
(Organization of Petroleum Exporting Countries)


PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index)

R&D

Đầu tư nghiên cứu và phát triển (Research & Development)

TNCs

Tập đoàn đa quốc gia (Transational Corporations)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

MTV
UBND

Ủy ban nhân dân

UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

(United Nations Conference on Trade and Development)

USD

Đô la Mĩ (United State Dollar)

VAT

Thuế giá trị gia tăng (Value-added Tax)

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(Vietnam Chamber of Commerce and Industry)

VNCI

Dự án sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam
(Vietnam Competitiveness Initiative)

WEF

Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum)

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Oganization)

XTĐT


Xúc tiến đầu tư

9



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội (KTXH), đầu tư trực tiếp nước
ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều
kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao
năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều
việc làm. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đón nhận nhiều làn sóng đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore… Chính nguồn vốn này đã tác động rất tích cực lên nhiều khía cạnh khác
nhau của đời sống KTXH của Việt Nam. Lạng Sơn cũng không nằm ngoài xu thế này.
Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ra, Lạng Sơn còn đón nhận những nguồn
vốn khác như ngân sách nhà nước, vốn phi chính phủ nước ngoài (NGO), hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn tư nhân. Trong những nguồn vốn này, nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn, vì vậy cần khuyến khích, tăng cường
công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lạng Sơn, góp phần tác động lên
sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Tuy là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của đất nước Việt Nam nhưng Lạng
Sơn lại có một vị thế chiến lược quan trọng, hội tụ nhiều tiềm năng và điều kiện thuận
lợi cho phát triển KTXH. Lạng Sơn có hệ thống giao thông thuận lợi với đường biên
giới đất liền dài 253 km, tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc, có 02 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu chính, 09 cửa khẩu phụ và 07 cặp
chợ đường biên. Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội 154
km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 165 km, cách cảng biển 114 km, nằm cạnh tam giác

kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt
rất thuận lợi, bao gồm 7 đoạn quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 544 km
như: là đầu mối tuyến Quốc lộ 1A; nơi bắt nguồn của con đường 4B ra Trà Cổ, vịnh
Hạ Long - Quảng Ninh; đường 4A lên Pắc Bó - Cao Bằng; đường 1B sang Thái
Nguyên; đường 3B sang Na Rì - Bắc Kạn; tuyến 31, 279 và tuyến đường sắt liên vận
quốc tế Việt Nam - Trung Quốc vươn tới các nước Đông Á dài 80 km. Điều đó đã tạo
1

1


điều kiện rất thuận lợi để Lạng Sơn trở thành đầu mối giao lưu kinh tế, thuận lợi cho
phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc và
ngược lại, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chung toàn tỉnh.
Với những tiềm năng, lợi thế nổi bật trên, kết quả của công tác thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài chưa thật sự tương xứng với các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, đóng góp
vào ngân sách nhà nước chưa lớn, nhưng đã có xu thế tăng dần qua các năm, các thời
kỳ, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần tạo ra một số sản
phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên nhân hạn chế do công tác quy
hoạch còn nhiều bất cập, một số khu, cụm công nghiệp (CCN) chưa đáp ứng được yêu
cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), mặt bằng sạch
sẵn sàng để tiếp nhận các dự án đầu tư (DAĐT) còn hạn chế; Nguồn nhân lực có chất
lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công việc không nhiều; Công tác xúc tiến đầu tư
(XTĐT) chưa phát huy được công tác quảng bá hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư,
chưa phát huy được các lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh dẫn đến hiệu quả thu hút vốn
đầu tư chưa cao; Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn đối với một số ngành,
lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ;
định hướng thu hút chưa rõ ràng, chưa chú trọng đến chất lượng dự án.
Trong tình hình mới, năm 2014 Quốc hội khóa 13 đã ban hành Luật Đầu tư số

67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015; cả nước đang
thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về hạn chế đầu tư công; ngày
09/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 454/QĐ-TTg về Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, nhằm góp phần thực
hiện các mục tiêu trong Quyết định, tranh thủ đầu tư công theo hướng giảm dần đầu tư
ngân sách và tăng tính hiệu quả, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài được xem là giải
pháp mang tính hiệu quả nhất, cấp bách nhất nhằm huy động được vốn, công nghệ và
kinh nghiệm quản lý phục vụ mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh.
Với lý do nêu trên, học viên mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn
tốt nghiệp của mình.
2

2


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các giải pháp, đưa ra các phương hướng, mục
tiêu nhằm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Lạng Sơn.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích định tính, định lượng – tổng hợp;
- Phương pháp kế thừa và sử dụng có chọn lọc những đề xuất cũng như các số liệu
trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác có nội dung liên quan, và
trong một số văn bản, báo cáo chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đài
báo, báo cáo, sách, tạp chí có liên quan đến chủ đề nghiên cứu cũng như một số
phương pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung của đề tài là công tác thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bao gồm việc ban hành và thực thi các cơ
chế chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thu hút FDI tại tỉnh Lạng Sơn từ khi có Luật Đầu tư nước
ngoài đến năm 2017, đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động này đến năm 2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa có chọn lọc để làm rõ các vấn đề lý
luận cơ bản về công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng kết kinh nghiệm, đề
xuất giải pháp, kế hoạch hành động để tăng cường công tác thu hút đầu tư trực tiếp
3

3


nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho UBND tỉnh Lạng Sơn, các cơ
quan, chính quyền cấp tỉnh cũng như các doanh nghiệp có liên quan, có giá trị gợi mở
để góp phần đẩy mạnh công tác thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Kết quả dự kiến đạt được bao gồm:
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, các tiêu chí đánh giá kết quả thu hút, những kinh nghiệm thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian vừa qua, đưa ra những đánh giá chung về tổng thể:
những thành công, hạn chế và một số nguyên nhân đang gặp phải.

- Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác thu hút FDI tại tỉnh
Lạng Sơn để giải quyết những tồn tại, khó khăn và phát huy những kết quả đã có.
7. Nội dung của luận văn
Luận văn ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục còn có 3 Chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại tỉnh Lạng Sơn

4

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THU
HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân, hình thức, nhân tố ảnh hưởng và xu
hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế được hiểu theo nhiều góc
độ khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào được coi là hoàn chỉnh.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra khái niệm năm 1977: FDI là việc đầu tư được thực
hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế
khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành
được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau: Đầu tư trực tiếp
nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư ((CĐT)) có được
tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.

Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong
phần lớn trường hợp, cả NĐT lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ
sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công
ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo luật FDI tại Việt Nam ban hành năm 1987 và hoàn thiện bổ sung sau 4 lần sửa
đổi (1989, 1992, 1996, 2000): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá
nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào
được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc
thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Một doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân,
trong đó nhà đầu tư sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết.
Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty.”

5

5


Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
một hình thức đầu tư quốc tế, đó là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân hay
công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Sự ra đời
của FDI là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế.
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu thực hiện bằng nguồn vốn tư nhân, CĐT chịu
trách nhiệm về quản lý kinh doanh, lỗ, lãi. Đây là hình thức có tính khả thi và tính hiệu
quả cao, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
- Các CĐT phải đóng góp một số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của từng quốc gia để
có quyền trực tiếp quản lý điều hành DAĐT.

- FDI bao gồm không chỉ sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theo công nghệ,
kiến thức kinh doanh và gắn với mạng lưới phân phối rộng lớn trên phạm vi toàn cầu.
Vì thế, đối với các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển thì hình thức
đầu tư này tỏ ra có nhiều ưu thế hơn.
- Hoạt động FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại
toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động ở các nước nhận đầu tư hoặc sáp
nhập các doanh nghiệp với nhau.
- Các CĐT thực hiện hoạt động đầu tư phải tuân theo quy định pháp luật của nước
nhận đầu tư.
- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nước nhận đầu tư, CĐT có quyền chuyển số lợi
nhuận hợp pháp thu được về nước hoặc tiếp tục tái đầu tư. Tỷ lệ góp vốn là cơ sở để
phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên.
- Hoạt động FDI phần lớn vì mục đích lợi nhuận nên chủ yếu tập trung vào các lĩnh
vực, các vùng miền có điều kiện thuận lợi mang lại lợi nhuận cao cho NĐT.
- FDI là dự án mang tính chất lâu dài, gắn liền với việc xây dựng các cơ sở, chi nhánh
sản xuất, kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư. Nói cách khác, vốn trong FDI có tính

6

6


chất “bén rễ” ở nước sở tại nên không thể rút đi trong một thời gian ngắn.
- FDI có sự tham gia quản lý của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), quyền quản lý này
phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của CĐT trong vốn pháp định của dự án. Doanh nghiệp có
100% vốn góp nước ngoài sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sở hữu của NĐTNN và do họ
sở hữu toàn bộ. Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia
cho các bên theo tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và
trả lợi tức cổ phần nếu có. Tỷ lệ vốn góp của NĐTNN vào vốn pháp định của dự án
đạt mức tối thiểu theo Luật đầu tư của từng nước quy định. Ví dụ, ở Mỹ quy định tỷ lệ

này là 10%, ở một số nước khác là 20-25%, các nước kinh tế thị trường ở phương Tây
quy định chung tỷ lệ này là trên 10%, ở Việt Nam là 30%.
- Đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu), chuyển
giao công nghệ, di chuyển lao động quốc tế. Trong đó di chuyển lao động quốc tế góp
phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.
- FDI là hình thức kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và
“nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật”. Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại có một
số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải
lựa chọn FDI như là một sự lựa chọn cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngoài ra,
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công
nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ chấp nhận ở nước có trình độ thấp hơn và góp
phần kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
- FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của NĐT và nước tiếp nhận đầu tư.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc
gia thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư.
1.1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
a) Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
Lý thuyết này giải thích nguyên nhân nhà sản xuất chuyển hướng hoạt động kinh
doanh từ xuất khẩu hàng hóa sang thực hiện hoạt động FDI.

7

7


Lý thuyết cho rằng, đầu tiên nhà sản xuất giành được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ
vào việc sản xuất những sản phẩm mới hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản
xuất dành riêng cho thị trường nước họ. Trong thời kỳ đầu vòng đời sản phẩm, sản
xuất vẫn tiếp tục được thực hiện ở chính quốc, ngay cả khi chi phí sản xuất tại nước
ngoài có thể thấp hơn. Trong thời kỳ này, nhà sản xuất thực hiện thâm nhập thị trường

nước ngoài thông qua việc xuất khẩu hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu chuẩn hóa
trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm
tận dụng chi phí sản xuất thấp và quan trọng là ngăn chặn khả năng để rơi thị trường
vào tay nhà sản xuất địa phương.
b) Lý thuyết về quyền lực thị trường
Lý thuyết cho rằng FDI tồn tại do những hành vi đặc biệt của độc quyền nhóm trên
phạm vi quốc tế nhằm hạn chế cạnh tranh, mở rộng thị trường và ngăn chặn không cho
đối thủ khác thâm nhập vào ngành như phản ứng độc quyền nhóm.
FDI theo chiều dọc tồn tại khi các công ty thâm nhập vào thị trường nước khác và sản
xuất ra các sản phẩm trung gian, sau đó các sản phẩm này được xuất khẩu ngược trở
lại với tư cách là đầu vào cho sản xuất của nước chủ nhà, hay tiêu thụ những sản phẩm
đã hoàn thành cho người tiêu thụ cuối cùng.
Theo lý thuyết này, các công ty thực hiện FDI vì một số lý do nhất định sau:
Thứ nhất, do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm, các công ty địa
phương không đủ khả năng thăm dò khai thác, do vậy các Công ty đa quốc gia (MNC)
tranh thủ lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khai thác nguyên liệu địa phương. Điều đó giải
thích tại sao FDI được thực hiện ở các nước đang phát triển.
Thứ hai, thông qua liên kết FDI dọc, các công ty độc quyền nhóm lập nên các hàng rào
không cho các công ty khác tiếp cận nguồn nguyên liệu của mình.
Thứ ba, FDI theo chiều dọc còn tạo ra lợi thế về chi phí thông qua việc cải tiến kỹ
thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển giao công sản phẩm giữa các công đoạn
khác nhau của quá trình sản xuất.

8

8


c) Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường
Thị trường hoàn hảo là thị trường có khả năng đáp ứng đầy đủ và thuận lợi nhu cầu

của người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất có thể. Song hầu hết trên thực tế không tồn
tại vì nhiều yếu tố. Chúng ngăn cản quá trình hoạt động có hiệu quả của ngành công
nghiệp. Các yếu tố này được gọi là các nhân tố không hoàn hảo của thị trường.
Lý thuyết các yếu tố không hoàn hảo của thị trường cho rằng khi thị trường xuất hiện
các yếu tố không hoàn hảo sẽ làm cản trở quá trình kinh doanh của công ty. Lúc này,
các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm vượt qua các yếu tố không hoàn
hảo này. Có hai yếu tố không hoàn hảo của thị trường là:
Các rào cản thương mại: Thuế và hạn ngạch, các quy định đối với hàng hóa (kiểm
dịch hàng hóa, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, thuế chống bán phá giá, nguồn gốc xuất xứ
của sản phẩm,…) là những rào cản trong thương mại quốc tế. Các rào cản này được sử
dụng ngày một nhiều để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Việc NĐT tiến hành đầu tư
trực tiếp vào các nước này là một biện pháp tốt nhất để tránh được những rào cản đó.
Kiến thức đặc biệt là chuyên môn kỹ thuật của các kỹ sư hay những khả năng tiếp thị
đặc biệt của nhà quản lý… Những kiến thức này tạo nên thế mạnh cạnh tranh khác
thường của một công ty so với các công ty khác trên thị trường. Nếu những kiến thức
này chỉ là những kiến thức chuyên môn kỹ thuật thì các công ty có thể bán cho công ty
nước ngoài với giá nhất định để họ sản xuất sản phẩm còn mình thì thu được một
khoản lợi. Nhưng kiến thức đó lại nằm trong con người, nên giải pháp duy nhất để sử
dụng tốt cơ hội thị trường tại nước ngoài là thực hiện FDI. Mặt khác, nếu các công ty
bán các kiến thức đặc biệt cho người nước ngoài thì có thể vô hình chung đã tạo ra đối
thủ trong tương lai. Do đó, kiến thức đặc biệt là một dạng của yếu tố không hoàn hảo
của thị trường dẫn đến việc khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
d) Lý thuyết triết trung
Lý thuyết triết trung giải thích nguyên nhân NĐT thực hiện FDI khi hội tụ đủ ba yếu
tố: lợi thế về sở hữu, lợi thế về địa điểm, lợi thế về nội vi hóa.
Lợi thế về sở hữu: NĐT muốn tiến hành đầu tư phải sở hữu một tài sản nhất định, nhất
9

9



là tài sản vô hình như ý tưởng, bí quyết kinh doanh, kiến thức kỹ thuật, nhãn hiệu sản
phẩm…
Lợi thế về địa điểm: Đây là việc NĐT lựa chọn địa điểm thuận lợi cho hoạt động đầu
tư như gần thị trường, gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động rẻ, thuận tiện cho vận
tải, bến bãi...
Lợi thế nội vi hóa: Ưu thế đạt được do nội hóa hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó
đến một thị trường kém hiệu quả hơn là khai thác quan hệ thuộc nội bộ các MNC, tiết
kiệm được chi phí giao dịch, tránh được hàng rào thuế quan, hạn chế sự kiểm soát của
chính phủ.
Lý thuyết này giải thích nguyên nhân thực hiện FDI của MNC với tiềm lực về vốn,
công nghệ, kinh nghiệm quản lý, uy tín... tức là có đủ ba yếu tố trên.
e) Ngoài ra, ngày nay các nhà kinh tế học đã tìm ra nhiều cách lý giải khác về đầu
tư trực tiếp nước ngoài như sau:
- Nền kinh tế tư bản có tính chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ kinh tế, nền kinh tế các nước công
nghiệp rơi vào khủng hoảng. Để vượt qua giai đoạn này và tiếp tục phát triển, họ phải
đổi mới tư bản cố định. Ngày nay, chu kỳ kinh tế ngày một ngắn đi, do đó yêu cầu đổi
mới công nghệ trở nên rất cấp bách. Đầu tư ra nước ngoài là giải pháp tốt nhất để các
nước công nghiệp phát triển có thể chuyển máy móc và thiết bị cần thay thế sang các
nước kém phát triển và thu hồi chi phí không nhỏ bù đắp cho mua sắm máy móc mới.
- Sự quốc tế hóa kinh tế toàn cầu gia tăng dẫn đến sự hợp tác phân công lao động khu
vực và quốc tế phát triển theo hướng mới, các nước đi trước như Mỹ, Nhật Bản, EU
phải chuyển dịch cơ cấu lao động lên cao hơn và những lợi thế cũ để phát triển ngành
dệt, lắp ráp, chế biến… được chuyển sang Hàn Quốc, Singapore… sau đó là Thái
Lan, Philipines và hiện nay là Việt Nam. Chính sự thay đổi trong phân công lao động
này là động lực kích thích hoạt động FDI ra nước ngoài để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh mới.

10


10


1.1.1.4 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xét về hình thức sở hữu: Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam 2005, các hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:
a) Hình thức 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise): Doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do CĐT nước ngoài bỏ 100% vốn tại nước sở
tại, và có quyền điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy định, pháp
luật của nước sở tại.
b) Doanh nghiệp liên doanh: được thành lập do các CĐT nước ngoài góp vốn với
doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia điều hành
doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn
điều lệ. Phần góp vốn của bên nước ngoài không được ít hơn 30% vốn pháp định.
c) Các hình thức hợp đồng khác
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business co-operation) sau đây gọi tắt là
BCC: là hình thức đầu tư được ký giữa các NĐT nhằm hợp tác kinh doanh phân chia
lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. NĐT được ký kết hợp
đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình
thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh,
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và các tổ
chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hợp tác BCC thường hình
thành trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác.
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building Operate Transfer) sau đây
gọi tắt là BOT: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và
NĐT để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định,
hết thời hạn, NĐT chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Building Transfer Operate) sau đây
gọi tắt là BTO: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và
NĐT để xây dựng kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong NĐT chuyển giao công trình

đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho NĐT quyền kinh doanh công trình
11

11


đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building Transfer) sau đây gọi tắt là BT: là hình
thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và NĐT để xây dựng kết
cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước
Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho NĐT thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu
tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho NĐT theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
d) Đầu tư phát triển kinh doanh: NĐT phát triển kinh doanh thông qua các hình
thức sau đây:
- Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường;
e) Mua cổ phần hay vốn góp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
NĐT được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Tỷ lệ góp
vốn, mua cổ phần của NĐTNN đối với một số lĩnh vực, ngành nghề do Chính phủ Việt
Nam quy định.
f) Đầu tư thực hiện việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật đầu tư ban
hành năm 2005 của Việt Nam, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
g) Các hình thức FDI hợp pháp khác
- Phân loại theo mục đích đầu tư:
FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI): là việc một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành sản xuất mà họ đang có khả năng cạnh tranh ở một loại sản
phẩm nào đó. Với lợi thế này, họ muốn mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài.
Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật Bản đang dẫn đầu.

FDI theo chiều dọc (Vertical FDI): là hình thức đầu tư với mục đích khai thác nguồn
tài nguyên thiên nhiên và yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai ở nước tiếp nhận đầu
12

12


tư. Do NĐT thường chú ý khai thác lợi thế cạnh tranh của yếu tố đầu vào giữa các
khâu trong một quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc
tế nên các sản phẩm thường được hoàn thiện qua lắp ráp ở nước tiếp nhận đầu tư. Sau
đó sản phẩm này được nhập khẩu về nước đầu tư hay qua xuất khẩu sang nước khác.
Đây là hoạt động FDI khá phổ biến tại các nước đang phát triển.
- Phân loại theo địa điểm đầu tư:
Đầu tư vào khu công nghiệp (Industrial Zone): Khu công nghiệp (KCN) là khu chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định và được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Đầu tư vào khu chế xuất (Export Processing Zone) là KCN chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có
ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Đầu tư vào khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công
nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản
xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo quy định của Chính phủ.
Đầu tư vào khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu
tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các NĐT, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.
1.1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới FDI
Các nhân tố tác động tới hoạt động FDI đề cập sau đây tổng hợp theo báo cáo kinh tế
Thế giới của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) năm 1998
bao gồm các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút FDI ở cấp độ quốc gia:

Điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động FDI tại nước tiếp nhận đầu
tư do nhiều nhà kinh tế học thừa nhận rộng rãi, bao gồm: Doanh nghiệp nước ngoài sở
hữu lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư; được ưu đãi và
có điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư, có lợi thế về đầu tư lớn hơn so với các

13

13


doanh nghiệp nước đầu tư.
- Về lợi thế cạnh tranh, đây là lợi thế mà công ty nước ngoài có (vốn, công nghệ, trình
độ quản lý) nhằm bù đắp lại những chi phí bổ sung cho việc thành lập doanh nghiệp tại
nước tiếp nhận vốn đầu tư.
- Về những ưu đãi và điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư, bao gồm: chính
sách ưu đã đối với FDI về thuế, thủ tục thành lập, thị trường lớn, chi phí sản xuất thấp,
có tài nguyên thiên nhiên, có cơ sở hạ tầng thuận lợi...
- Về lợi ích đầu tư, khi kết hợp lợi thế của mình và lợi thế tại nước tiếp nhận vốn đầu
tư, doanh nghiệp FDI sẽ có lợi ích đầu tư lớn hơn so với doanh nghiệp nước tiếp nhận
đầu tư.
Sau đây là những lý luận cơ bản về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.
a) Khái niệm môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quan điểm của UNCTAD: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể các
yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu
tư nước ngoài, định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp FDI đầu tư, kinh
doanh có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất; có thể thay đổi và chịu sự chi
phối của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư; thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư ký kết
hoặc gia nhập Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa
phương.
Ngày nay, môi trường đầu tư nước ngoài tốt phải bao gồm các yếu tố: Thuận lợi, thông

thoáng, ổn định, hấp dẫn, bình đẳng, cạnh tranh, hiệu quả. Một môi trường đầu tư tốt
có hiệu quả thu hút đầu tư cao, là tiền đề cho năng lực cạnh tranh cao về thu hút FDI.
Đã có nhiều cuộc diễn đàn khác nhau đánh giá về môi trường đầu tư nói chung và môi
trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng ở cả hai góc độ: Quốc gia và địa phương.
Diễn đàn kinh tế toàn cầu (WEF) là diễn đàn báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
hàng năm dựa trên các tiêu chí: Thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục
tiểu học, đào tạo và giáo dục bậc cao, hiệu quả thị trường, trình độ kỹ thuật, mức độ

14

14


×