Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nhóm phụ từ chỉ thời gian trong tiếng việt xét trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.32 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

NGUYỄN THỊ QUỲNH

NHÓM PHỤ TỪ CHỈ THỜI GIAN
TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BA
BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA
VÀ NGỮ DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

NGUYỄN THỊ QUỲNH

NHÓM PHỤ TỪ CHỈ THỜI GIAN
TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BA
BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA
VÀ NGỮ DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học


TS. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Thanh
Huyền - giảng viên tổ Ngôn ngữ, người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình, chu
đáo để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong
khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
4 năm học tập cũng như khi tôi làm khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện
giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng song khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của quý thầy cô và
các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của giảng viên – TS. Hoàng Thị Thanh Huyền. Khóa luận tiếp thu
và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những người đi trước, song
không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài
.........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu
.....................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu............................................................................8
4. Đối tượng nghiên
cứu.................................................................................................9
5. Phạm vi nghiên
cứu....................................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu
...........................................................................................9
7. Bố cục của khóa
luận................................................................................................10
NỘI DUNG..................................................................................................................12
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
...................................................................................12
1.1. Khái quát ba bình diện trong ngôn ngữ
học.........................................................12
1.1.1. Bình diện kết
học................................................................................................12
1.1.2. Bình diện nghĩa
học............................................................................................14

1.1.3. Bình diện dụng học
............................................................................................15
1.2. Phạm trù ngữ pháp
................................................................................................17
1.2.1. Khái
niệm............................................................................................................17
1.2.2. Điều kiện hình thành
..........................................................................................18
1.2.3. Một số phạm trù ngữ pháp thường
gặp.............................................................18


1.2.4. Phạm trù thời và ý nghĩa thời gian
....................................................................19
1.2.5. Vấn đề “thời” trong tiếng
Việt...........................................................................23
1.3. Hư từ.......................................................................................................................25
1.3.1. Khái
niệm............................................................................................................25
1.3.2. Chức
năng...........................................................................................................26
1.4. Phụ từ .....................................................................................................................27
1.4.1. Khái
niệm............................................................................................................27
1.4.2. Đặc điểm.............................................................................................................27


1.4.3. Phân
loại..............................................................................................................27
1.4.4. Phụ từ chỉ thời

gian.............................................................................................28
Chương 2: CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG
CỦA NHÓM PHỤ TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG TIẾNG
VIỆT............................30
2.1. Phụ từ chỉ thời gian xét trên bình diện ngữ
pháp.................................................33
2.1.1. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho thực từ
..............................................................33
2.1.2. Đánh dấu chức năng cú pháp và đặc điểm từ loại của từ
................................41
2.2. Phụ từ chỉ thời gian xét trên bình diện ngữ
nghĩa................................................45
2.2.1. Biểu thị ý nghĩa miêu tả
.....................................................................................46
2.2.2. Biểu thị ý nghĩa tình
thái....................................................................................48
2.3. Phụ từ chỉ thời gian xét trên bình diện ngữ dụng
................................................50
2.3.1. Vai trò trong cấu trúc tin
....................................................................................51
2.3.2. Vai trò chỉ báo hành động ngôn
ngữ.................................................................53
2.3.3. Vai trò làm dấu hiệu cho nghĩa hàm ẩn
............................................................54
KẾT LUẬN .................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Ngữ pháp học là bộ môn ra đời sớm nhất trong các bộ môn của ngôn
ngữ học. Trong ngữ pháp học, cùng với vấn đề từ loại, các thành phần câu thì
phạm trù thời, các từ chỉ thời gian là một trong những nội dung được đề cập
từ rất sớm.
Trong ngôn ngữ Ấn Âu, phạm trù thời là nội dung phổ biến. Nhưng đối
với tiếng Việt – loại ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái, vấn đề thời
vẫn còn gây nhiều tranh luận. Từ đó, vấn đề được đặt ra là “Có hay không sự
tồn tại của phạm trù thời?”. Việc nghiên cứu về vấn đề này được đặt ra từ khi
xuất hiện cuốn từ điển đầu tiên của Việt Nam vào năm 1961. Ba thế kỉ nay,
người ta đã và đang nói về vấn đề này từ nhiều quan điểm, góc nhìn khác
nhau. Những năm gần đây, vấn đề thời lại càng được quan tâm, do nhu cầu
của việc học ngoại ngữ, nhu cầu nghiên cứu tiếng Việt một cách sâu sắc và
độc lập. Chính vì vậy, đến thế kỉ XXI, vấn đề này vẫn còn giữ nguyên tính
thời sự của nó.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã công nhận rằng các phụ từ như:
sắp, sẽ, đang, vừa, mới, từng, đã,… chính là những phương tiện cơ bản để
biểu thị phạm trù thời trong quá khứ, thời hiện tại và thời tương lai.
Khi nghiên cứu nhóm phụ từ chỉ thời gian này, người ta chỉ xem xét
chúng ở góc độ từ loại và ngữ pháp. Nhưng ít công trình nào nghiên cứu các
từ đó trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Vì vậy, chúng tôi
nhận thấy rằng, việc áp dụng lí thuyết ba bình diện vào nghiên cứu nhóm phụ
từ chỉ thời gian: sắp, sẽ, đang, vừa, mới, từng, đã,… trong tiếng Việt là một
vấn đề khá mới mẻ và thú vị.

1


Với những lí do đó, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Nhóm phụ từ chỉ thời
gian trong tiếng Việt xét trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về phạm trù thời – thể đã là một vấn đề xa xưa bậc nhất, có
một lịch sử lâu dài trong ngành ngôn ngữ học. Ngay từ thời Arixtot, ông đã
cho rằng: “Động từ phải có đặc điểm thời gian”. [26, tr. 174 – 175] Nhà ngôn
ngữ học A. Mây - ê cho rằng: “Sự tiến bộ của nền văn minh nêu bật phạm trù
thời và hướng về chỗ xóa bỏ những phạm trù có giá trị cụ thể và gợi cảm dành
cho những phạm trù trừu tượng một tầm quan trọng ngày càng to lớn”. [26, tr.
174 – 175]
Việc nghiên cứu phạm trù thời trong tiếng Việt cũng được bắt đầu từ
năm 1651 khi cuốn từ điển đầu tiên ở Việt Nam ra đời có tên là Từ điển An
Nam - Lusitan – La-tin của Alexandre de Rhodes, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn chưa có một ý kiến thống nhất. Mọi
tranh luận về cơ bản xoay quanh hai luồng ý kiến: một là khẳng định tiếng
Việt có phạm trù thời, hai là phủ định sự tồn tại của phạm trù ngữ pháp trên
trong tiếng Việt.
2.1. Quan niệm khẳng định sự tồn tại của phạm trù thời trong tiếng
Việt
Ban đầu, do không xuất phát từ đặc trưng của ngôn ngữ tiếng Việt mà
mô phỏng theo ngôn ngữ Ấn – Âu nên một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã
khẳng định sự tồn tại của thời và thể trong tiếng Việt. Nhưng ý kiến khẳng
định này cũng có sự khác nhau.
* Các quan niệm cho rằng tiếng Việt có 3 thời: quá khứ, hiện tại và
tương lai

2


Theo G. Aubaret (1864) đưa ra ý kiến: “Động từ tiếng Việt không có
hình thức biến ngôi […]. Song một số từ hay hư từ đặt trước động từ dùng để
xác định thời quá khứ, tương lai và mệnh lệnh”. Thời hiện tại không được

biểu hiện bằng bất cứ hư từ nào, nếu muốn chỉ tính hiện tại của động tác
người ta dùng phó từ đang ở trước động từ. Thường thường khi người ta
muốn nói đến sự hoàn thành của động tác, thời quá khứ được bổ sung bằng
cách thêm hư từ rồi, thời tương lai biểu thị bằng cách đặt hư từ sẽ trước động
từ. Người ta chỉ dùng hư từ ấy trong trường hợp muốn chỉ chắc chắn về hành
động gần như dùng từ shall trong tiếng Anh. [36, tr. 39- 41]
Trương Vĩnh Kí (1883) thì cho rằng thời và thể của động từ tiếng Việt
được biểu thị bằng các phụ tố, hư từ hay ngữ cú. Ông phân biệt hai loại thời là
các thời cơ bản và các thời phái sinh.
- Các thời cơ bản bao gồm: thời quá khứ, biểu thị bằng đã; thời hiện tại,
biểu thị bằng đang; thời tương lai, biểu thị bằng sẽ.
- Các thời phái sinh, bao gồm:
+ Thời phi hoàn thành, biểu thị bằng khi ấy
+ Thời quá khứ không xác định, biểu thị bằng có
+ Thời tiền quá khứ xác định, biểu thị bằng vừa khi, rồi, đoạn,…
+ Thời hoàn thành sớm, biểu thị bằng thì đã…trước, đi, rồi
+ Thời tiền tương lai, biểu thị bằng sẽ, đã
+ Thời điều kiện hiện tại, biểu thị bằng sẽ
+ Thời điều kiện quá khứ, biểu thị bằng sẽ, thì, đã [20, tr.32]
Hướng nghiên cứu của Bùi Đức Tịnh (1952) thì cho rằng: “Động từ ở
nguyên thức hay phối thức (có chủ ngữ hay không có chủ ngữ) đều có thể
biểu diễn ý nghĩa của các thời” [20, tr.32]. Theo đó, hệ thống các từ chỉ thời
là:
- Đang, còn, vẫn, còn đang, hãy còn, vẫn còn chỉ hiện tại.


- Vừa, vừa…xong, mới, có, đã, đã…xong, đã…rồi, đã…xong rồi chỉ
quá khứ.
- Sắp, sắp sửa, sẽ chỉ vị lai.
Nguyễn Văn Thành (2003) với cuốn sách Tiếng Việt hiện đại, lại đưa ra

quan điểm đã, đang, sẽ không phải là các trạng từ và tác giả tách riêng chúng
ra thành một loại từ gọi là thời – thể từ. Tác giả quan niệm: Các từ đã, đang,
sẽ, xong, được, hết, nổi là những từ trợ nghĩa ngữ pháp. Và nếu căn cứ vào
một hệ thống các ý nghĩa ngữ pháp đối lập mà các từ này cùng động từ
thường xuyên diễn đạt, thì có thể xác định một phạm trù ngữ pháp về thời –
thể của động từ theo một kiểu riêng của ngôn ngữ đơn lập. Trong khi kết hợp
với động từ, các thời – thể từ có thể độc lập diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp
như: ý nghĩa thời quá khứ, thời hiện tại, thời tương lai. Đồng thời, tác giả
nhấn mạnh các từ đã, đang, sẽ, xong, được, hết, nổi để diễn đạt một hệ thống
các ý nghĩa ngữ pháp đối lập tạo thành một nội dung thông báo nhất quán và
thường xuyên ở cả ba bình diện thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), đó là
các ý nghĩa thời gian và thể cách của động từ, gọi tắt là các ý nghĩa ngữ pháp
về thời – thể của động từ. [20, tr.39]
* Các quan niệm cho rằng tiếng Việt có hai thời: tương lai và phi tương
lai
Về quan niệm này, tiêu biểu phải kể đến V. Panfilov – nhà Việt ngữ
học người Nga trong một số công trình và bài nghiên cứu về phạm trù thời –
thể trong tiếng Việt. Sớm nhất là bài viết Các cấp thể và các chỉ tố tình thái –
thể trong tiếng Việt (Tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1979). Đặc biệt, trong bài viết
Một lần nữa về phạm trù thì trong tiếng Việt đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số
7, năm 2002, tác giả đã khẳng định: “Tiếng Việt có phạm trù thì, các từ đã,
đang, sẽ là ba chỉ tố thì”. Panfilov đã khảo sát về ý nghĩa của các từ đã, đang,
sẽ trong các kết hợp với các tiểu loại vị từ và tác giả nhận xét: thời tương lai
có ở tất cả các tiểu loại vị từ - động từ có giới hạn, động từ không có giới hạn,


động từ không hành động, tính từ và điều này đủ để bác bỏ hoài nghi đối với
phạm trù thì trong tiếng Việt, bởi vì ít nhất thì sự đối lập giữa thời tương lai
và phi thực tương lai ở ngôn ngữ này cũng hoàn toàn rõ ràng” [40]. Ông còn
nói thêm rằng: “Tiếng Việt có phạm trù thời bởi tiếng Việt có sự đối lập giữa

thời tương lai và thời phi tương lai nhờ từ sẽ. Thời tương lai được áp dụng
cho tất cả các loại vị từ - động từ giới hạn, không giới hạn, động từ phi hành
động, tính từ - và từ điều này đã hoàn toàn đủ để phủ định thái độ hoài nghi
đối với phạm trù thời trong tiếng Việt”. [40]
Nguyễn Minh Thuyết (1995) trong bài viết của mình Các tiền phó từ
chỉ thời, thể trong tiếng Việt cũng bàn về các hư từ chuyên đứng trước thuật
ngữ để biểu thị đồng thời các ý nghĩa thời, thể. Tác giả gọi chúng là các tiền
phó từ và khẳng định rằng: “Thời và thể là hai phạm trù thực sự trong tiếng
Việt vì chúng bao gồm những ý nghĩa bộ phận đối lập nhau; mỗi ý nghĩa bộ
phận như trên được diễn đạt bằng một tiền phó từ nhất định tạo thành một hệ
thống”. [34, tr.9] Ông cũng cho rằng đã, đang, sẽ là các tiền phó từ biểu thị ý
nghĩa thời – thể ấy. Tác giả cũng có những nghiên cứu sơ bộ về các tiền phó
từ: đã, đang, sẽ, từng, còn, chưa, vừa, mới. Nguyễn Minh Thuyết nhận định
ba tiền phó từ cơ bản có thể dùng trong mọi thời điểm của quá khứ, hiện tại,
tương lai. Nghĩa là đã cũng có thể dùng trong hiện tại và tương lai; đang có
thể dùng trong quá khứ và tương lai; sẽ có thể dùng trong quá khứ và hiện tại.
Hơn nữa, chúng còn biểu hiện ý nghĩa kết quả - hoàn thành: đã biểu thị ý
nghĩa hoàn thành; đang biểu hiện ý nghĩa phi hoàn thành tiếp diễn, sẽ biểu
hiện ý nghĩa phi hoàn thành… và một số ý nghĩa tình thái khác.
2.2. Quan niệm phủ định sự tồn tại của phạm trù thời trong tiếng
Việt
Bên cạnh các quan niệm khẳng định tiếng Việt có phạm trù thời thì
trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học còn tồn tại quan niệm đối lập hoàn toàn


khi phủ nhận sự tồn tại của phạm trù ngữ pháp này trong tiếng Việt. Từ những
ý kiến đầu tiên của các tác giả M. Grammông và Lê Quang Trinh (1911),
Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (1940), M. B. Emeneau (1951),
Nguyễn Lân (1956), R. B. Johnes và Huỳnh Sanh Thông (1960)… cho đến
các ý kiến sau này của những tác giả như Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu,

Nguyễn Đức Dân (1996) và đặc biệt phải kể đến Cao Xuân Hạo (1998), hay
như Nguyễn Ngọc Thanh (2000), Phan Thị Minh Thúy (2002), Phạm Quang
Trường (2003)… trên cơ sở căn cứ vào những đặc điểm riêng của tiếng Việt,
các tác giả này đi tới xu hướng khẳng định: động từ trong tiếng Việt không có
phạm trù thời. Chính sự bất đồng ý kiến này đã dẫn đến cuộc bút chiến căng
thẳng giữa Cao Xuân Hạo và Panfilov trên tạp chí Ngôn ngữ.
Theo Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (1940), tiếng động tự
cũng như các tự loại khác không biến đổi hình. Bởi vậy, khi dùng một mình
thì nó chỉ biểu diễn cái ý nói về cái dụng mà thôi. Trong tiếng Việt, vì vậy
không có phạm trù thời. Khi muốn diễn đạt một sự việc đã hoàn thành, người
ta dùng đã trước động từ và rồi, xong sau động từ. Khi muốn diễn đạt một sự
việc đang tiếp diễn (kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai), thì người ta
dùng các phó từ đang hay đương đặt trước động từ. Các tác giả không công
nhận tác dụng của những từ đã, đang, sẽ trong việc biểu thị ý nghĩa thời. [20,
tr.34]
R. B. Rones & Huỳnh Sanh Thông (1960) trong cuốn sách Introduction
to Spoken Vietnamese khẳng định: “Phần lớn động từ tiếng Việt không có
phạm trù thời, nhưng có hai cách thể hiện thời khi cần thiết là: 1) Sử dụng trật
tự các mệnh đề; và (2) Sử dụng các trợ động từ như sẽ chỉ thời gian tương lai
và có để chỉ thời quá khứ”. [20, tr.35]
Nguyễn Kim Thản thì lại khẳng định: “Động từ tiếng Việt không có
phạm trù thời, không nên cho rằng các phó từ đã, đang, sẽ…biểu thị phạm trù
thời của


động từ và phạm trù thời không phải là phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động
từ tiếng Việt. Đã, đang, vừa, mới, từng, sắp, sẽ… là những từ chỉ thể - thời, tức
chỉ sự tiến hành hay hoàn thành trong thời gian và việc sử dụng những phó từ
chỉ thể
- thời ở bộ phận vị ngữ thuộc phạm vi cấu trúc của câu”

[26]
Nguyễn Đức Dân viết: “Trong tiếng Việt không có một lớp từ riêng
biệt, chuyên thể hiện thời gian như một phạm trù ngữ pháp. Nói cách khác,
trong tiếng Việt không có phạm trù thì. Nói rằng các từ đã, đang, sẽ để trỏ các
thì quá khứ, hiện tại, tương lai của sự kiện là không thỏa đáng. Đã, đang, sẽ
đánh dấu các sự kiện xảy ra trong quá khứ, hiện tại, tương lai theo quan điểm
của người nói. Thông thường nó trùng với logic thời gian của sự kiện.” [5,
tr.5]
Đỗ Hữu Châu khi nghiên cứu về Cấu trúc hình thức của biểu thức chỉ
xuất thời gian trong tiếng Việt cho rằng: “Tiếng Hán, tiếng Việt và nhiều
ngôn ngữ trên thế giới không biến đổi hình thái học của động từ, cũng không
có những hư từ lập thành một hệ thống bắt buộc đi kèm với các động từ nên
không có phạm trù thời; ba phó từ đã, đang, sẽ không phải là các phó từ biểu
hiện ý nghĩa quá khứ, hiện tại, tương lai mà biểu thị ba hướng đi trước, trùng
hợp và đi sau của sự kiện được chỉ xuất E đối với thời điểm chiếu vật R. Ba từ
đã, đang, sẽ của tiếng Việt chỉ có ý nghĩa quá khứ, hiện tại tiếp diễn, tương lai
khi R trùng với S (S: thời điểm nói)”. [1] Như vậy, ta có thể nhận ra rằng
quan điểm về thời của Đỗ Hữu Châu là quan niệm về thời theo nghĩa hẹp và
tác giả chỉ công nhận thời tuyệt đối.
Đại diện tiêu biểu khi kiên quyết phủ định phạm trù thời trong tiếng
Việt là Cao Xuân Hạo. Tác giả đã bày tỏ quan điểm của mình trong bài viết
Về ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt. Ông khẳng định: “Trong tiếng Việt
không có phạm trù thời, các từ đã, đang, sẽ không phải là công cụ biểu thị ý


nghĩa thời”. [12] Tác giả chỉ thừa nhận ý nghĩa tình thái của chúng và gọi đó
là những vị từ tình thái. Nhưng tác giả vẫn công nhận ý nghĩa thời của phụ từ


sẽ, cho đây là vị từ tình thái có ý nghĩa thời gian duy nhất. Đồng thời, nhà

nghiên cứu đã chứng minh rằng đã, đang, sẽ, đứng độc lập với nhau thì chúng
không có ý nghĩa thời nhưng khi chúng kết hợp với nhau thì chúng lại biểu thị
ý nghĩa thời gian thuần túy. Quan niệm của Cao Xuân Hạo như trên cũng là
quan niệm thời theo nghĩa hẹp.
Tóm lại, khi nghiên cứu về phạm trù thời trong tiếng Việt và ý nghĩa
các phụ từ thời gian như: đã, sẽ, đang, vừa, mới, từng, sắp…có hai xu hướng
đối lập nhau. Sở dĩ có những quan điểm khác nhau như trên là do các nhà
nghiên cứu đã dựa trên các căn cứ khác nhau (quan niệm thời theo nghĩa hẹp
và quan niệm thời theo nghĩa rộng; hoặc chỉ chấp nhận thời tuyệt đối hoặc
chấp nhận có cả thời tuyệt đối và thời tương đối) và từ đó đưa ra những ý kiến
khác nhau để khẳng định cho quan điểm của mình.
Song chúng ta cần thấy rằng, tiếng Việt là loại ngôn ngữ không biến
đổi hình thái, nó khác với ngôn ngữ Ấn – Âu. Việc xem xét sự tồn tại của một
phạm trù ngữ pháp nào đó phải căn cứ vào đặc điểm riêng của ngôn ngữ tiếng
Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhóm phụ từ chỉ thời gian trong tiếng Việt xét trên ba bình
diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng nhằm cung cấp một cái nhìn vừa tổng
thể vừa chi tiết về đặc điểm, chức năng của nhóm từ này trên từng bình diện
cụ thể. Từ đó, ta có thể phân biệt được nhóm phụ từ chỉ thời gian với các từ
đồng âm của chúng và đặc biệt là thấy được vai trò quan trọng của nhóm phụ
từ chỉ thời gian ở các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng khi đặt
trong câu.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết chung nhất về phạm trù ngữ pháp,
phạm trù thời và ý nghĩa thời gian, vấn đề “thời” trong tiếng Việt, hư từ,
nhóm phụ từ; đặc biệt là đi sâu nghiên cứu nhóm phụ từ chỉ thời gian trong

tiếng Việt để làm rõ tương quan vị trí, đặc điểm, vai trò và chức năng của nó
trong hệ thống ngôn ngữ; nghiên cứu ba bình diện ngôn ngữ là ngữ pháp, ngữ
nghĩa và ngữ dụng để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích các phụ từ chỉ thời gian trong
các sáng tác của Nam Cao để thấy được chức năng của nhóm phụ từ chỉ thời
gian trong tiếng Việt xét trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng
được coi là nhiệm vụ trọng tâm của khóa luận.
4. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu nhóm phụ từ chỉ thời gian trong tiếng
Việt xét trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này, để tìm ra những dẫn chứng xác đáng nhằm chứng
minh cho những kết quả đạt được, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát
nhóm phụ từ chỉ thời gian trong tiếng Việt: sắp, sẽ, đang, vừa, mới, từng,
đã,… trong Tuyển tập Nam Cao tập 1 (2005), Nxb Văn học và các ví dụ tiêu
biểu trong thực tế giao tiếp hằng ngày.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích miêu tả ngôn ngữ: phương pháp này được sử
dụng nhằm phân tích những ngữ liệu mà chúng tôi thống kê để hiểu những
khía cạnh khác nhau của vấn đề. Đồng thời, đây là phương pháp hữu hiệu có
tác dụng giải thích, tường minh hóa chức năng của bình diện ngữ pháp, ngữ
nghĩa và ngữ dụng trong quá trình nghiên cứu.


- Phương pháp phân tích diễn ngôn: khi nghiên cứu nhóm phụ từ chỉ
thời gian: sắp, sẽ, đang, vừa, mới, từng, đã,…trong tiếng Việt, chúng tôi luôn
đặt trong ngữ cảnh nhất định, trong đơn vị của diễn ngôn (câu). Chính ngữ
cảnh sẽ chi phối chức năng của nhóm phụ từ này. Do đó, chúng tôi sử dụng
phương pháp phân tích diễn ngôn để làm rõ từng chức năng ngữ pháp, ngữ
nghĩa và ngữ dụng của nhóm phụ từ chỉ thời gian trong tiếng Việt.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp như sau:
- Thủ pháp thống kê, phân loại: thống kê các ngữ liệu có sử dụng phụ
từ chỉ thời gian: sắp, sẽ, đang, vừa, mới, từng, đã,…, sau đó chúng tôi tiến
hành xử lí, phân loại các phụ từ này theo những dạng thức khác nhau.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu cách biểu thị thời gian
trong ngôn ngữ có thời (tiếng Anh) với cách biểu thị ý nghĩa thời gian của
tiếng Việt.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nguồn ngữ liệu, nội
dung chính của khóa luận được trình bày trong hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Ở chương này, chúng tôi trình bày về những vấn đề lí thuyết chung
nhất về phạm trù ngữ pháp, phạm trù thời và ý nghĩa thời gian, vấn đề “thời”
trong tiếng Việt, hư từ, nhóm phụ từ, phụ từ chỉ thời gian; lí thuyết ba bình
diện.
Đó là tiền đề, cơ sở lí luận để chúng tôi khảo sát, phân loại đưa ra kết
quả ở chương 2.
Chương 2: Chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của nhóm
phụ từ chỉ thời gian trong tiếng Việt
Trong phần này, chúng tôi đưa ra bảng khảo sát nhóm phụ từ chỉ thời
gian xuất hiện trong Tuyển tập Nam Cao, tập 1 (2005), Nxb Văn học; những


dẫn chứng, ví dụ cụ thể; sau đó sẽ đi vào phân tích nhằm chứng minh chức
năng của nhóm phụ từ chỉ thời gian trong tiếng Việt xét trên ba bình diện ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Từ đó, chúng tôi đưa ra kết luận về vấn đề này
để có thể thuyết phục tối đa độc giả.


NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát ba bình diện trong ngôn ngữ học
Lí thuyết ba bình diện của tín hiệu còn được gọi là lí thuyết tam diện.
Bản chất của ngôn ngữ học là tín hiệu. F. De. Saussure là người đầu tiên nhận
ra và phát biểu về ngôn ngữ con người như một hệ thống tín hiệu. Ngôn ngữ
tự nhiên chỉ là một trong số các hệ thống tín hiệu với những mức độ phức tạp
khác nhau như: hệ thống tín hiệu giao thông, ngôn ngữ nhân tạo logic, ngôn
ngữ toán học, tin học, lập trình, ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật, hệ
thống tín hiệu giao tiếp của động vật. Khoa học nghiên cứu về các hệ thống
tín hiệu được gọi là tín hiệu học. Mục đích của tín hiệu học là hình thành lí
thuyết đại cương về tín hiệu trong các hình thức thể hiện khác nhau của
chúng. Sau này, Charles Sanders Peirce là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tín
hiệu học và xác định các nguyên tắc chính của tín hiệu học. Tuy nhiên, việc
hệ thông hóa các cơ sở lí thuyết và phương pháp của tín hiệu học lại là nhà
khoa học người Mĩ, Charles William Morris vào đầu thế kỉ XX.
Quá trình tín hiệu hóa ở các trường hợp cụ thể rất đa dạng nhưng có
chung một cấu trúc gồm 3 phần:
+ Cái biểu đạt: sự vật hoặc hiện tượng có tư cách tín hiệu.
+ Cái được biểu đạt: cái được tín hiệu chỉ ra hoặc biểu thị.
+ Người tạo lập hoặc người sử dụng: người dùng tín hiệu.
Từ nhận định trên, tín hiệu học được phân thành ba bình diện: kết học,
nghĩa học và dụng học.
1.1.1. Bình diện kết học
Kết học (syntax) là bình diện của quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu, của
các quy tắc hình thức liên kết các tín hiệu thành một thông điệp. Chúng ta biết
rằng trong một hệ thống tín hiệu (từ tín hiệu đèn xanh đến tín hiệu đèn đỏ),


các tín hiệu liên kết với nhau theo bất kì quy tắc nào nhưng không phải lúc
nào cũng cho ta một thông điệp có thể lĩnh hội, hiểu được. Kết học là lĩnh vực

của các quy tắc hình thức kết hợp với tín hiệu thành một thông điệp (có thể là
quy tắc tuyến tính hay quy tắc đồng thời tùy theo thể chất của từng hệ thống
tín hiệu). Như vậy, kết học là lĩnh vực nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với
tín hiệu trong thông điệp. Ngoài ra, kết học còn nghiên cứu quan hệ giữa tín
hiệu với tín hiệu trong cấu tạo của tín hiệu phức tạp (ví dụ: quan hệ giữa các
hoạt động trong một buổi lễ bế giảng, lễ tốt nghiệp, lễ cưới, lễ đính hôn…)
Theo Charles William Morris, cấu trúc kết học tổ chức ba loại tín hiệu
phân loại theo sự tương ứng của chúng với sự vật đó là:
+ Các chỉ hiệu quy chiếu (sở chỉ) một sự vật duy nhất.
+ Các định hiệu chỉ đa số các sự vật và có thể kết hợp với các tín hiệu
có dụng tường minh hóa hoặc hạn chế cách sử dụng chúng.
+ Các tín hiệu phổ quát, đây là những tín hiệu chỉ tất cả mọi thứ và có
thể đi vào quan hệ với tất cả các tín hiệu khác. Đây là các từ chỉ các phạm trù,
quan hệ khái quát, thuộc logic, thường dùng để giải nghĩa các từ, câu… Ví dụ:
sự vật, tính chất, trạng thái, vận động, tập hợp, quan hệ… Những từ này tuy
hình thức ngữ âm khác nhau trong ngôn ngữ nhưng cái được biểu thị thì đồng
nhất với mọi ngôn ngữ. [1, tr 52]
Morris đã dành khá nhiều trang cho sự phân tích chiều kết học của
ngôn ngữ xét theo quan niệm tín hiệu học. Theo quan điểm này thì các câu
đều gồm một tín hiệu chế ngự và những tín hiệu loại biệt hóa. Mọi sự trình
bày lại một sự vật hay một sự kiện đều đòi hỏi hai việc: thứ nhất là sự định vị,
thứ hai là việc dẫn ra các đặc tính quan yếu của chúng. Hai việc này phải
được thực hiện song song, cùng lúc với nhau. Ta có thể nhận thấy rằng,
những kết hợp đi sau là một lời tuyên bố hay một niềm tin ở những mức độ
vững chắc khác nhau.


Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu, chỗ ngừng, trọng âm đảm nhiệm chức
năng này và chỉ ra cách xác định quan hệ giữa các tín hiệu là quan hệ gì.
Morris bước đầu đã nhận ra các yếu tố có tính ngữ dụng ngay trong lĩnh vực

kết học.
1.1.2. Bình diện nghĩa học
Nghĩa học (semantics) là bình diện của mối quan hệ giữa tín hiệu và đối
tượng trong hiện thực được biểu hiện. Cũng không nên đồng nhất nghĩa học
của tín hiệu học với ngữ nghĩa học thông thường vì đối tượng của ngữ nghĩa
học, ngữ nghĩa được hiểu rộng rãi và khá mơ hồ thì nghĩa học của tín hiệu học
chỉ quan tâm tới những nội dung miêu tả nào đánh giá được tiêu chuẩn đúng,
sai của logic học. Cho ví dụ sau:
Trời mưa (i)
Trời cứ mưa (ii)
Trong hai ví dụ này thì nghĩa học chỉ quan tâm đến nội dung miêu tả
của câu (ii) vì chúng ta có thể kết luận được nó đúng hay sai. Khi nói (ngoài
trời đang mưa thì (ii) đúng, trời đang nắng hoặc đang mưa thì (ii) sai) mà
không quan tâm tới tình trạng “mưa cứ tiếp tục bất chấp sự cứ bực dọc, khó
chịu vì nó của người nói” do từ cứ diễn đạt. Ngữ nghĩa học trái lại không chỉ
nghiên cứu nghĩa miêu tả của (ii) mà còn nghiên cứu nghĩa “tình thái” của từ
nói ở trên. [2, tr.10]
Nghĩa học là lĩnh vực của thông tin miêu tả, thông tin sự vật, của những
mối quan hệ giữa tín hiệu với cái được biểu thị và cái được sở chỉ. Morris
phân biệt giữa nghĩa học thuần túy với nghĩa học miêu tả. Nghĩa học thuần
túy quan tâm đến các khái niệm và các lí thuyết cần thiết để có thể xử lí chiều
nghĩa học trong quá trình tín hiệu hóa. Nghĩa học miêu tả nghiên cứu nghĩa
học trong những ngôn ngữ cụ thể mà nghĩa học trong ngôn ngữ đó có thể xem
như một trường hợp xuất hiện của nghĩa học khái quát. Nghĩa học vừa phải


làm thế nào để nói đến các ngôn ngữ, đối tượng của một thứ nghĩa học siêu
ngôn ngữ, vừa có thể xử lí mối quan hệ giữ tín hiệu cụ thể với sự vật, đối
tượng của chúng.
Những quy tắc nghĩa học liên kết tín hiệu với các tình huống được tín

hiệu đó biểu thị. Quy tắc nghĩa học có dạng tổng quát như sau: “x” biểu thị
những điều kiện a, b, c, theo những điều kiện đó, nó có thể được vận dụng.
Nêu ra các điều kiện cho ta quy tắc nghĩa học của “x”. Tất cả các sự vật hay
tình huống thỏa mãn các điều kiện đó đều được sở chỉ bởi “x”. Thí dụ: điều
kiện a, b, c lần lượt là “vận động”, “tác động đến sự vật nặng”, “làm cho nó
dời chỗ theo đường thẳng trên mặt nền”, “bằng cách đặt tay vào vật và dùng
sức của bản thân chủ thể vận động tác động vào vật theo phương nằm ngang
song song với mặt nền” [1, tr. 54]. Chúng ta nhận ngay ra rằng đó là nghĩa
của tín hiệu “đẩy” trong tiếng Việt.
1.1.3. Bình diện dụng học
Theo Morris định nghĩa thì dụng học (pragmatics) nghiên cứu mối quan
hệ giữa tín hiệu với người dùng, người lí giải chúng. Nhà ngôn ngữ chỉ ra
rằng cần phải biết quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu và quan hệ giữa tín hiệu
với sự vật thì mới có thể xem xét quan hệ giữa tín hiệu với người lí giải được.
Quan niệm đó được hiểu là kết học, nghĩa học và dụng học là ba lĩnh vực tách
rời nhau, dụng học chỉ bước cuối cùng sau khi đã có kết quả của kết học và
nghĩa học. Hơn thế nữa, ông cũng phân biệt dụng học thuần túy và dụng học
miêu tả; trong đó dụng học thuần túy hướng đến xây dựng một “ngôn ngữ” có
thể dùng để nói về chiều dụng học của tín hiệu hóa. Những khái niệm cơ bản
mà dụng học thuần túy phải bàn đến là các khái niệm như: người lí giải, cái lí
giải, quy ước, đảm nhiệm, kiểm chứng, hiểu.
Ta cần làm rõ hơn khái niệm “người dùng”. Đó là thuật ngữ không chỉ
một con người trừu tượng, cô lập. Trong một hoạt động giao tiếp, “người


dùng” vừa là “người phát” vừa là người nhận tín hiệu, chúng có quan hệ với
nhau, thường xuyên tác động qua lại với nhau trong một ngữ cảnh nhất định.
Những điều này khiến cho khái niệm “người dùng” trở nên phức tạp; vì vậy
định nghĩa “dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người dùng”
trở nên chưa đầy đủ. Sau đó, chính Morris đã sửa lại định nghĩa trở nên toàn

diện hơn “Dụng học là bộ phận của tín hiệu học nghiên cứu nguồn gốc, cách
dùng và tác dụng của tín hiệu trong khuôn khổ của hành vi, nghĩa học nghiên
cứu ý nghĩa của tín hiệu xét theo mọi góc độ của nó, kết học nghiên cứu sự tổ
hợp các tín hiệu mà không quan tâm tới ý nghĩa riêng biệt hay quan hệ của
chúng với hành vi trong đó chúng xuất hiện”. [2, tr.11]
F. Armengaud cho rằng: Dụng học là một môn học trẻ, là điểm quy tụ
của nhiều khoa học xã hội với đường ranh giới mơ hồ…Điều này nhằm trả lời
cho các câu hỏi đại loại như: Chúng ta làm gì khi chúng ta nói? Chúng ta thực
sự nói gì khi chúng ta nói? Tại sao chúng ta lại hỏi người bạn cùng bàn ăn với
mình rằng anh (chị) ta có thể lấy giúp ta khăn giấy không trong khi hiển nhiên
họ hoàn toàn có thể làm điều đó? Ai nói với ai? Ai nói và nói cho ai? Chúng ta
cần biết những gì để cho câu nói này hay câu nói khác không còn mơ hồ nữa?
Người ta có thể nói một điều khác với điều người ta muốn nói thế nào? Người
ta có thể tin vào nghĩa câu chữ của lời nói được không? Những công dụng của
ngôn ngữ là gì? Trong chừng mực nào hiện thực của con người được xác định
bởi năng lực ngôn ngữ của con người? [2, tr.12]
Có thể nói, những câu hỏi của F. Armengaud tuy chưa nêu được đầy
đủ những vấn đề cốt lõi, chủ yếu của ngữ dụng học hiện nay nhưng phần nào
đã giúp chúng ta hình dung được một cách cụ thể thế nào là dụng học và cảm
nhận được sự húng thú của bộ môn học mới này. Trả lời được những câu hỏi
này, ngôn ngữ học dần bước ra khỏi cấu trúc luận nội tại do F. De. Sausure
khởi xướng.


1.2. Phạm trù ngữ pháp
1.2.1. Khái niệm
Ngôn ngữ là một hệ thống, trong đó các yếu tố không tồn tại rời rạc,
biệt lập mà có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy định sự tồn tại và giá trị của
nhau. Phạm trù ngữ pháp có ý nghĩa, đặt trong mối thống nhất mà đối lập với
nhau. Các ý nghĩa của ngữ pháp có quy định quan hệ lẫn nhau. Vì vậy tuy có

đối lập nhưng lại thống nhất với nhau. Loại ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm
lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau, như vậy chính là phạm
trù ngữ pháp.
V. B. Kasevich (1977) quan niệm: “Phạm trù ngữ pháp kể cả phạm trù
phân loại lẫn phạm trù cấu tạo hình thái – đều là thể thống nhất của nội dung
ngữ pháp và sự biểu hiện ngữ pháp”. [20, tr.10]
Theo Bùi Minh Toán: “Phạm trù ngữ pháp là một thể thống nhất giữa ý
nghĩa ngữ pháp và các hình thức biểu hiện nó”. [2, tr.75]
Còn theo Nguyễn Thiện Giáp: “Phạm trù ngữ pháp là lớp của những ý
nghĩa ngữ pháp liên hợp lại với nhau trong hệ thống những vế đối lập. Lớp
của những ý nghĩa này bao gồm những đơn vị hình thức khác nhau hoặc về
mặt phương thức ngữ pháp, hoặc về mặt khả năng kết hợp có tác dụng phân
loại”. [9]
Mỗi ý nghĩa ngữ pháp tạo cơ sở cho việc hình thành một phạm trù ngữ
pháp. Tất nhiên những ý nghĩa ngữ pháp này phải được biểu hiện bằng hình
thức ngữ pháp thuộc về những phương thức ngữ pháp nhất định.
Ví dụ:
Trong tiếng Việt, tất cả các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái
niệm… tạo thành phạm trù danh từ trên cơ sở có cùng một ý nghĩa ngữ pháp
(ý nghĩa sự vật và hình thức ngữ pháp thống nhất ở khả năng kết hợp với các
từ mang ý nghĩa chỉ số lượng và khả năng làm vị ngữ với từ là).


×