Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Diễn ngôn về người mẹ cách mạng trong hai tác phẩm người mẹ cầm súng của nguyễn thi và người mẹ của m gorki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.96 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ MỸ LINH

DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI MẸ
CÁCH MẠNG TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI
MẸ CẦM SÚNG CỦA NGUYỄN THI VÀ
NGƯỜI MẸ CỦA M.GORKI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------------

TRẦN THỊ MỸ LINH

DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI MẸ
CÁCH MẠNG TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI
MẸ CẦM SÚNG CỦA NGUYỄN THI VÀ
NGƯỜI MẸ CỦA M.GORKI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2,
đã tạo điều kiện để em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Vân Anh đã tận tình hướng
dẫn em để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong
Thầy, Cô bỏ qua. Bên cạnh đó trình độ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn
của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không khỏi những thiếu sót, em
mong được nhận những sự góp ý quý báu của quý Thầy, Cô. Đó là hành trang
quý báu giúp em tự hoàn thiện bản thân mình sau này.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, tạo động lực để
em hoàn thành tốt khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018.
Sinh viên

Trần Thị Mỹ Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các dẫn chứng và kết quả trong đề tài nghiên cứu đều chính xác. Đề tài
nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu
nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Sinh viên


Trần Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
7. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ SO SÁNH DIỄN NGÔN 7
1.1. Khái quát về diễn ngôn ......................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn.............................................................................. 7
1.1.2. Mục đích diễn ngôn ............................................................................. 10
1.1.3. Chiến lược diễn ngôn........................................................................... 11
1.2. So sánh diễn ngôn - một chủ đề của văn học so sánh ......................... 12
Chương 2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG PHƯƠNG THỨC
KIẾN TẠO DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI MẸ CÁCH MẠNG ..................... 15
2.1. Sự tương đồng về đặc điểm của đối tượng miêu tả............................. 15
2.1.1. Người phụ nữ bất hạnh được cách mạng cứu rỗi.............................. 15
2.1.2. Người mẹ “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” .................. 24
2.2. Sự tương đồng về mục đích diễn ngôn: kiến tạo những tấm gương
nhằm mục đích tuyên truyền và giác ngộ bài học cách mạng .................. 31
2.3. Sự tương đồng về chiến lược diễn ngôn: tạo dựng những bức tượng
đài hoành tráng bằng thủ pháp huyền thoại hóa. ...................................... 34



Chương 3. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG LỐI KIẾN TẠO DIỄN
NGÔN VỀ NGƯỜI MẸ CÁCH MẠNG ..................................................... 38
3.1. Thân thế và vai trò trong sự nghiệp cách mạng.................................. 38
3.1.1. Về thân thế............................................................................................ 38
3.1.2. Về vai trò trong sự nghiệp cách mạng ................................................ 40
3.2. Sự khác biệt về tâm hồn, tính cách....................................................... 43
3.2.1. Mỗi người là một cá tính riêng biệt..................................................... 43
3.2.2. Sự khác nhau trong cách thể hiện tình mẫu tử.................................. 46
3.3. Sự khác biệt trong phương thức kiến tạo nhân vật ............................ 49
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với một tác phẩm văn học có nhiều cách thức để tiếp cận. Mỗi cách
tiếp cận đều giúp ta tìm ra được cái hay, cái mới mẻ của tác phẩm đó. Trong
số các cách thức, tiếp cận diễn ngôn là một cách thức rất hiệu quả. Khi tiếp
cận từ lí thuyết diễn ngôn ta không chỉ tiếp cận về mặt ngôn từ mà còn đi sâu
vào việc tìm hiểu các qui tắc xã hội sâu xa đã chi phối quá trình sáng tạo của
nhà văn. Lí thuyết diễn ngôn ra đời tạo ra một cách tiếp cận mới nhưng cũng
tạo ra không ít tranh cãi, là một vấn đề hết sức hấp dẫn nhưng cũng hết sức
phức tạp. Việc so sánh diễn ngôn cũng là một điều rất hấp dẫn và thú vị, qua
việc so sánh chúng ta có thể thấy được những nét đặc sắc của các diễn ngôn.
Dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là một trong những dòng văn
học có nhiều đóng góp trong tiến trình văn học của nhân loại. Ban đầu khái
niệm “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” được coi như là một phương
pháp sáng tác của nền văn học cách mạng đã tồn tại trước đó, nó được tính từ

tiểu thuyết Người mẹ của M.Gorki ra đời năm 1906. Sau này phương pháp
này đã trở thành một trào lưu văn học rầm rộ đóng vai trò chủ chốt cho nền
văn học của các nước xã hội chủ nghĩa một thời. Dòng văn học này tập trung
miêu tả hiện thực chiến đấu và xây dựng chế độ mới, xây dựng những con
người có phẩm chất tích cực, hình tượng những con người tầm vóc có khả
năng cải tạo cuộc sống, những người chiến sĩ chiến đấu hết mình cho lí tưởng
cách mạng, diễn đạt đường lối chính trị của đảng cộng sản cầm quyền đây
được xem là nội dung chủ yếu nó. Liên Xô và Việt Nam là hai nước có nhiều
thành công trong dòng văn học này. Ở nước Nga một đất nước đứng đầu các
nước theo xã hội chủ nghĩa cũng có nhiều đóng góp lớn trong việc xây dựng
nền văn học này và chúng ta không thể không kể đến đại diện tiêu biểu:
M.Gorki. Ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm tiêu biểu nhất là tác phẩm
Người mẹ (1906) được đánh giá là một trong những cái mốc khởi đầu và mẫu
1


mực đầu tiên của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đây là một tác phẩm
kinh điển của văn học cách mạng Liên Xô thời bây giờ. Đồng thời tác phẩm
cũng được V.I.Lenin đánh giá rất cao trong công cuộc cách mạng ở nước này.
Nó tái hiện xã hội Nga trong những năm đầu của thế kỉ XX, khi giai cấp vô
sản Nga chuẩn bị cho cuộc cách mạng lần thứ nhất. Ở Việt Nam dòng văn học
này một thời cũng rất phát triển và có nhiều đóng góp với nhiều tác phẩm tiêu
biểu. Nguyễn Thi là một nhà văn tiêu biểu của văn học cách mạng với nhiều
sáng tác theo phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong đó tác
phẩm Người mẹ cầm súng là một tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn chống Mĩ
cứu nước. Tác phẩm tái hiện một thời kì con người Việt Nam phải gồng mình
lên để bảo vệ sự sống còn của đất nước qua hình tượng Út Tịch. Cả hai tác
phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi và Người mẹ của M.Gorki đều ca
ngợi hình tượng người phụ nữ sống và chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng. Họ
là những người phụ nữ họ tượng trưng cho cái đẹp, là người sinh ra dành cho

gia đình, người bà, người vợ, người mẹ… Trong gian khó họ đã đứng lên
chống chọi với số phận nghiệt ngã, hướng về lí tưởng của mình, sẵn sàng hi
sinh hạnh phúc cá nhân để vì cộng đồng. Với hai tác phẩm Người mẹ cầm
súng của Nguyễn Thi và Người Mẹ của Maxim Gorki là hai tác phẩm ca ngợi
hai người mẹ dũng cảm không chỉ với vai trò là những người hậu phương mà
còn trực tiếp tham gia cách mạng. Hai bà mẹ là hai tượng đài về sự hi sinh và
quả cảm. Người mẹ của M.Gorki là tác phẩm đặt nền móng đầu tiên cho
phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Thi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học cách mạng.
Tuy ra đời trong hai bối cảnh xã hội, văn hóa, nhưng hai tác phẩm có những
điểm chung và điểm riêng khá thú vị dưới sự chi phối của diễn ngôn văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cả hai tác phẩm đều làm tốt sứ mệnh lịch sử và
nghệ thuật của mình.


Tất cả những lí do đó thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: “Diễn ngôn về
người mẹ cách mạng trong hai tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi
và Người mẹ của M. Gorki”.
2. Lịch sử vấn đề
Người mẹ-M.Gorki và Người mẹ cầm súng- Nguyễn Thi là hai tác phẩm
rất đặc sắc về nội dung và tư tưởng. Nó lôi cuốn người đọc đương thời không
chỉ ở tính nghệ thuật mà còn cả ở tính chiến đấu rất cao. Ngay khi vừa ra đời
cả hai tác phẩm đều được bạn đọc đón nhận, vì vậy đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về hai tác phẩm này. Người mẹ được các nước mến mộ đặt mua
với số lượng hơn 30 vạn bản nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của
M.Gorki. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này của
các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên… các trường Đại học như:
Nguyễn Hải Hà và Đỗ Xuân Hà với công trình Văn học Xô viết - NXB
Giáo dục - năm 1987; Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiển, Huy Liên với
lịch sử văn học Xô Viết, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, năm

1982.
Các tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà,
Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên trong công trình, Lịch sử
văn học Nga- NXB Giáo dục - năm 1997 đã có nhận xét về tiểu thuyết Người
mẹ như sau: “…đặc điểm sử thi của thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa cùng
cảm hứng khẳng định cái mới đã được biểu hiện sinh động trong kết cấu của
tiểu thuyết Người mẹ. Chương mở đầu đưa chúng ta vào cảnh xóm thợ chìm
ngập trong cuộc sống tăm tối, khổ nhục, trong chương 2 tác giả dựng lên “cận
cảnh” cuộc đời của người thợ già đã sống và chết trong, căm uất, tủi nhục…
Phần chương 3, tiến trình hành động của tác phẩm tưởng chừng như vẫn
chuyển động cũ: Paven có nguy cơ trượt dài theo con đường đen tối của bố.
Nhưng không! Tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại đã vượt qua mọi trở
ngại khắc nghiệt…” [8, tr544].


“Tiểu thuyết Người mẹ là một tác phẩm hết sức thú vị, nếu như hiểu
được sự sâu sắc của những vấn đề được đặt ra trong đó. Có thể dễ dàng viết
tiểu thuyết về tình yêu của một tiểu thư và học sinh trung học. Còn về nhà
cách mạng thì…Hơn nữa lại về mẹ của một nhà cách mạng…” bài viết của
Pavel Baisinky trên trang web Những
công trình trên đã đi vào nghiên cứu các vấn đề chung mang tính khái quát và
nói đến phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, đề câp đến phần nghệ thuật
của tác phẩm.
Tác phẩm Người mẹ cầm súng được viết ngay trong những ngày chiến
đấu ác liệt khi tác giả công tác với tư cách là một nhà văn chiến sĩ ở Tạp chí
Văn nghệ Quân giải phóng năm 1965. Sau được in trong Truyện và kí NXB
Văn nghệ Giải phóng, 1965. Một số công trình nghiên cứu về tác phẩm
Người mẹ cầm súng như: Bài viết “Hình tượng nhân vật nữ trong văn học
Việt Nam giai đoạn 1945-1975” và “Diễn ngôn nữ quyền trong văn học Việt
Nam1945-1975, nhìn từ trường hợp Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi” của

tác giả Nguyễn Thị Vân Anh. Luận văn với đề tài “Quan niệm nghệ thuật về
con người trong văn học Việt Nam từ tháng 8/1945 đến nay”… Các bài viết
đó đã nghiên cứu tác phẩm Người mẹ cầm súng trong tổng thể các tác phẩm
tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Do khả năng bao quát
khảo sát còn có nhiều hạn chế nên chúng tôi chưa thể tìm hiểu hết các công
trình nghiên về hai tác phẩm này. Nhưng có thể khẳng định đề tài mà chúng
tôi nghiên cứu là một vấn đề mới mẻ trong nghiên cứu văn học cần được
khám phá, tìm tòi. Các công trình trên nghiên cứu các tác phẩm trên đây tuy
vẫn còn riêng lẻ, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho chúng tôi triển khai đề tài
“Diễn ngôn về người mẹ cách mạng trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Thi và Người mẹ của M.Gorki”. Ở đây người viết đã tiếp thu các
công trình nghiên cứu đó để nghiên cứu song song hai tác phẩm trong vấn đề
so sánh diễn ngôn.


Qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, các công trình nghiên cứu của hai
tác phẩm này, chúng tôi đã lựa chọn hướng nghiên cứu cho riêng mình. Đó là
hướng tiếp cận từ lí thuyết diễn ngôn kết hợp với lí thuyết của văn học so
sánh. Từ đó hướng đến một khía cạnh tiếp nhận mới cho người đọc đến hai
tác phẩm này. Có một cái nhìn tổng quát hơn về hai tác phẩm này. Với việc
lựa chọn cách thức và hướng nghiên cứu như vậy chúng tôi tin tưởng rằng
hướng tiếp cận đó có thể đem lại nhiều kết quả trong việc phát hiện và tìm tòi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Diễn ngôn về người mẹ cách mạng trong tác phẩm Người mẹ cầm súng
của Nguyễn Thi và Người mẹ của M.Gorki.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ và thời gian của đề tài không nhiều, khóa luận giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong cuốn: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi và
Người mẹ của M. Gorki.

4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định rõ một số mục đích như sau:
- Khẳng định và củng cố một số vấn đề về lí thuyết diễn ngôn.
- Khẳng định vẻ đẹp lí tưởng của những người mẹ cách mạng.
- Thấy được màu sắc siêng trong màu sắc chung của hai diễn ngôn chính
thống.
- Thấy được hiệu quả của diễn so sánh diễn ngôn trong việc tiếp cận tác
phẩm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác định một số nhiệm vụ như sau:
- Tập hợp một số lý thuyết có liên quan đến đề tài.
- Tìm các tài liệu phục vụ việc nghiên cứu.
- Phân tích, so sánh, đánh giá nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện khách
quan.


6. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, khóa luận này sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp hệ thống.
- Các nguyên tác phương pháp luận của lí thuyết văn học so sánh như:
nguyên tắc chính danh; nguyên tắc khách quan phi định kiến; nguyên tắc so
sánh tổng hợp và liên ngành; nguyên tắc tôn trọng đặc thù của văn học…
- Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết diễn ngôn.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không sử dụng riêng
lẻ, tách rời các phương pháp nghiên cứu mà có sự phối hợp bổ sung để đạt
được kết quả tốt nhất và giải quyết được các yêu cầu đặt ra.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa

luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Khái quát về diễn ngôn và so sánh diễn ngôn.
Chương 2: Những điểm tương đồng trong phương thức kiến tạo diễn
ngôn về người mẹ cách mạng.
Chương 3: Những điểm khác biệt trong lối kiến tạo diễn ngôn về người
mẹ cách mạng.


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ SO SÁNH DIỄN NGÔN
1.1. Khái quát về diễn ngôn
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn
Khái niệm diễn ngôn ra đời vào những năm sáu mươi của thế kỉ XX ở
phương Tây. Nghiên cứu về diễn ngôn trở thành một xu hướng nghiên cứu
mới mẻ và nó trở thành khái niệm trung tâm trong khoa học xã hội và nhân
văn. Có rất nhiều định nghĩa về diễn ngôn, một thực tế là rất khó để thâu tóm
khái niệm này, bởi nó là khái niệm đa ngành, liên ngành. Ở mỗi lĩnh vực đều
có diễn ngôn cho ngành của mình như: giáo dục, tâm lí học, nghiên cứu văn
học, kinh tế, chính trị… Đây là lí do khó để đi đến một thống nhất về một
khái niệm diễn ngôn. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, diễn
ngôn liên tục được dùng trong nhiều bối cảnh mới và được trau dồi thêm
những nét nghĩa mới. Nguyên nhân của việc thay đổi diễn ngôn là do các
trạng thái tri thức, các nhân tố ý thức hệ và hệ thống quyền lực, dù ngữ pháp
và từ vựng không hề thay đổi. Sự vận động của diễn ngôn đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự vận động của văn học, tạo nên một diện mạo mới cho văn
học từng giai đoạn. Mặc dù là một khái niệm đa ngành, liên ngành nhưng các
nhà nghiên cứu thống kê được ba khuynh hướng diễn ngôn dưới các góc nhìn
khác nhau như: ngôn ngữ học, xã hội học và lí luận văn học. Mỗi khuynh
hướng đều có các đại diện tiêu biểu: ngôn ngữ học – F.de Saussure, xã hội

học – M. Foucauld, lí luận văn học – Bakhtin.
Hướng tiếp cận ngôn ngữ học, người đặt những viên gạch đầu tiên cho
diễn ngôn chính là F.de Saussure trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại
cương. Nhưng ông chỉ quan tâm đến ngôn ngữ thuần túy còn lời nói thì bị bỏ
ngỏ. Trong công trình này ông phân biệt lời nói và ngôn ngữ. F.de Saussure


đã chỉ ra đối tượng của ngôn ngữ học là ngôn ngữ chứ không phải lời nói.
Hướng tiếp cận này được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ học nên nó đặc biệt
chú trọng đến phương diện cấu trúc và nỗ lực kiếm tìm những mô hình ngôn
ngữ mang tính chất tiềm ẩn của tổ chức ngôn từ trong văn bản cũng như diễn
ngôn. Hướng tiếp cận xã hội học do M.Foucault đứng đầu và các lí thuyết về
diễn ngôn của ông có ảnh hưởng rất lớn đến nghiên cứu diễn ngôn về sau.
Ông đưa ra ba định nghĩa về diễn ngôn: diễn ngôn là tập hợp các nhận định
nói chung, diễn ngôn như là một nhóm các nhận định được cá thế hóa, diễn
ngôn như là một thực tiễn tạo ra vô số các nhân định nói chung [20]. Còn
Bakhtin, ông được coi là “người khởi nguồn cho một truyền thống mới trong
nghiên cứu diễn ngôn”. Ông đánh dấu bước ngoặt chuyển diễn ngôn của ngôn
ngữ học cấu trúc sang diễn ngôn của các trường phái lí luận hậu hiện đại.
Bakhin đã dùng thuật ngữ thay thế cho diễn ngôn là thể loại lời nói, nó có các
thể loại lời nói vô cùng đa dạng và phong phú. Đồng thời phê phán sự hàn
lâm của ngôn ngữ học không chú ý đến ngôn ngữ đời sống, trong giao tiếp.
Sau này tư tưởng của Bakhtin được các nhà nghiên cứu Nga và V.I. Chiupa
phát triển thành một phạm trù của thi pháp học và tu từ học hiện đại. Trong đó
không thể không kể đến đóng góp lớn của V.I. Chiupa, ông đưa ra các lí
thuyết về diễn ngôn, thẩm quyền diễn ngôn (thẩm quyền của cái được biểu
đạt, thẩm quyền sáng tạo), hình thái diễn ngôn (hình thái diễn ngôn vị thếbầy đàn; hình thái diễn ngôn vai – qui phạm; hình thái diễn ngôn đối nghịch chủ động; hình thái diễn ngôn hội tụ - chủ động). Ba hướng tiếp cận này đã
cung cấp các định nghĩa khác nhau về diễn ngôn. Ba hướng này nảy sinh trên
những nền tảng khác nhau những cách cắt nghĩa khác nhau về bản chất, vai
trò của ngôn ngữ. F.de Saussure đại diện cho hướng tiếp cận từ ngôn ngữ học

nhấn mạnh dến tính chất khép kín, tĩnh tại và hệ thống của diễn ngôn. Các nhà
tư tưởng như M.Bakhtin và Foucatl lại khẳng định tính chất đa dạng, sinh


thành, năng sản của diễn ngôn. Ba hướng tiếp cận đã có ảnh hưởng lớn gần
như toàn bộ lí thuyết văn học và ngôn ngữ ở thế kỉ XX.
Mỗi nhà nghiên cứu có một quan điểm riêng của mình nên nội hàm định
nghĩa diễn ngôn cũng rất đa dạng và phức tạp. Sau đây người viết xin dẫn ra
một vài khái niệm sau:
Foucault: “Tôi cho rằng, trong bất cứ xã hội nào, việc sản xuất ra diễn
ngôn đều phải kinh qua kiểm soát, lựa chọn, tổ chức và phải được cân nhắc
qua trình tự nhiều lần nhằm tập trung lập hóa sự toàn trị của quyền lực và các
nguy hiểm gắn liền với nó, thức tỉnh những điều chưa dự kiến trước về sự kiện
phát ngôn, nhằm tránh tính vật chất của quyền lực và sự uy hiếp ấy” [28].
“Diễn ngôn là hình thức tồn tại của một cái tưởng tượng, gắn liền với sức
mạnh của cái tưởng tượng và sự biểu nghĩa”- R. Barthes [28]
“Diễn ngôn là kết quả của thao tác có tính chất quyền năng, nhằm xác lập
địa vị đứng đầu về chính trị, đạo đức trí tuệ trong xã hội”- Jakob Torfing [28]
V.I. Chiupa lại có những quan điểm của riêng ông, coi diễn ngôn (tiếng Pháp:
discours nghĩa là lời nói) - là phát ngôn, hành động lời nói tạo sinh văn bản
gồm người nghe và người nói bình đẳng vói nhau, đây được coi là “sự kiện
giao tiếp tương tác văn hóa xã hội” giữ chủ thể, khách thể và người tiếp nhận.
Nguồn gốc chữ “diễn ngôn” từ tiếng La Tinh, có nghĩa là” chạy tới chạy lui
khắp tứ phía”
GS. Trần Đình Sử: “Diễn ngôn là hệ thống cơ chế biểu đạt của ngôn
ngữ chịu sự chi phối của một mô hình tư duy, một kiểu giải thích, một qui tắc
rằng buộc nhất định” [27, tr172].
Như vậy, đối với các nhà ngôn ngữ học họ coi diễn ngôn là khái niệm
chỉ cấu trúc, liên kết của đơn vị ngôn ngữ ở câu, muốn hiểu được lí do và ý
nghĩa của nó phải phân tích liên kết, mạch lạc và ngữ cảnh. Đối với các nhà

xã hội học họ tìm hiểu các yếu tố tiềm ẩn, những hạn chế của lời nói trong


giao tiếp. Còn với hướng tiếp cận từ góc độ lí luận văn học diễn ngôn là chiến
lược phát ngôn nghệ thuật.
Từ việc tiếp thu những quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước,
chúng tôi xin rút ra quan điểm của riêng mình như sau: “Diễn ngôn là cơ chế
dùng ngôn ngữ để kiến tạo thế giới hiện thực, nó chịu sự chi phối của các hình
thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và quyền lực xã hội”.
1.1.2. Mục đích diễn ngôn
Một diễn ngôn bao giờ cũng có chủ đích của người nói. Người nói luôn
hướng người đọc đến một cái đích nào đó với những mục đích khác nhau
như: phê phán, ca ngợi, giáo dục, kêu gọi, hiệu triệu… Đích mà các diễn ngôn
hướng tới có thể giống hoặc khác nhau. Ở khóa luận này chúng tôi xin đề cập
đến mục đích kêu gọi của diễn ngôn. Tức là khi viết về một vấn đề xã hội nào
đó người nói luôn mong muốn người nghe học tập, tán đồng với ý kiến của
mình hoặc làm theo vấn đề đó. Đối với mảng truyện cười hay ca dao hài hước
người viết chỉ ra những hành động gây cười của nhân vật. Từ đó mong muốn
người đọc nhìn nhận ra vấn đề gây cười là xấu, không tốt mà không hành
động theo các nhân vật trong đó. Với mảng văn học hiện thực phê phán cũng
vậy người viết khi xây dựng các nhân vật với những đặc điểm, tính cách xấu,
rởm đời với thái độ phê phán, lên án. Qua đó mong muốn người đọc không
như các nhân vật bị phê phán. Văn học xã hội chủ nghĩa coi văn học là tấm
gương phản chiếu, qua văn học mà hiện thực đời sống được hiện lên một cách
sinh động và chân thực. Ngược lại, khi đọc những tác phẩm đó soi mình vào
tấm gương mà các nhà văn xây dựng nên để học tập và noi theo. Vì vậy nhân
vật trong văn học xã hội chủ nghĩa thường được xây dựng như một tượng đài
đại diện những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng. Với cách kiến tạo tạo thành
các vai gắn liền với những chức năng cụ thể như trên thì văn học hiện thực xã
hội chủ nghĩa với mục đích của mình là tuyên truyền và nêu gương cho cách



mạng, cổ vũ nhân dân chiến đấu. Chiến công và sức mạnh của họ là chiến
công của cả một thời đại một thế hệ. Văn học mỗi thời đại đều có những cái
đích hướng tới khác nhau. Chính sự khác biệt về mục đích mà diễn ngôn mỗi
thời mỗi khác mặc dù hiện thực khách quan đôi khi vẫn như vậy. Sự khác biệt
về mục đích diễn ngôn cũng tạo ra nhiều sự mới mẻ trong cách thể hiện. Từ
đó hướng người đọc đến những tư tưởng nhân văn mới mẻ của thời đại. Nếu
một diễn ngôn được hình thành mà không có một mục đích, chủ đích nào thì
đó là một diễn tồn tại mà không có ý nghĩa gì.
Mục đích diễn ngôn sẽ là vấn đề mà chúng tôi tập trung khai thác khi
thực thiện đề tài của mình. Qua việc nghiên cứu mục đích diễn ngôn chúng ta
sẽ thấy được tư tưởng và thái độ của nhà văn với hiện thực được nói đến trong
tác phẩm. Đồng thời lí giải được các nguyên nhân khi nhà văn hướng ngòi bút
của mình đến cái đích diễn ngôn đó.
1.1.3. Chiến lược diễn ngôn
Chiến lược là tổ hợp các biện pháp, cách thức, con đường hay chương
trình hành động, kế hoạch được thiết kế để đạt được mục tiêu nào đó. Chiến
lược diễn ngôn cũng vậy, đó là cách thức, biện pháp mà nhà văn sử dụng để
đạt được mục đích diễn ngôn. Khi tạo lập diễn ngôn muốn thuyết phục người
nghe, người đọc đồng ý, chấp nhận thì phải có chiến lược. Chiến lược diễn
ngôn rất đa dạng và phong phú tùy vào cách thức của mỗi người. Hướng tiếp
cận diễn ngôn từ góc độ lí luận văn học coi diễn ngôn là một chiến lược phát
ngôn nghệ thuật, thể hiện trong các nguyên tắc xây dựng nhân vật, cấu tứ, sử
dụng ngôn ngữ mới, giọng điệu, thái độ… để thể hiện tư tưởng mới trong
sáng tác. Chiến lược diễn ngôn là cách thức người tạo lập diễn ngôn sáng tạo
ra để đạt được những mục đích nhất định. Chiến lược diễn ngôn luôn có mối
quan hệ biện chứng với mục đích diễn ngôn. Nhiều khi mục đích diễn ngôn
như vậy thì chiến lược diễn ngôn phải làm sao để cái đích ấy đạt đến những gì



mà nhà văn mong muốn. Có khi đích của các diễn ngôn là giống nhau, những
mỗi người lại có những chiến lược khác nhau để đi tới cái đích đó. Cùng nói
về sự gian khó của người lính nhưng Đồng chí của Chính Hữu sử dụng các
thành ngữ, tục ngữ, các hình ảnh giản dị, chân chất. Nhưng Tây Tiến của
Quang Dũng lại sử dụng một loạt các địa danh mang màu sắc dân tộc để thể
hiện sự gian khó trên bước đường hành quân của họ. Các địa danh như
Mường Lát, Pha Luông, Mai Châu, Sầm Nứa… nó không chỉ gợi màu sắc dân
tộc, mà còn thể hiện sự xa ngái hoang sơ, địa hình hiểm trở của miền núi.
Chiến lược diễn ngôn cũng phụ thuộc rất nhiều vào cá tính của mỗi người.
Văn học là một hình thức giao tiếp, mà trong hình thức ấy bao giờ người ta
cũng lựa chọn một chiến lược diễn ngôn. Văn học thể hiện bằng thể loại nên
lựa chọn chiến lược diễn ngôn thực chất là đi chọn thể loại lời nói trong giao
tiếp. Mỗi thể loại đều có những mục đích giao tiếp khác nhau nên có những
cấp độ khác nhau để tạo nên các chiến lược diễn ngôn. Lã Nguyên đã có bài
nghiên cứu “Truyền thuyết và chiến lược diễn ngôn trong thơ Tố Hữu” và ông
khẳng định rằng truyền thuyết là chiến lược của thơ Tố Hữu.
Như vậy chiến lược diễn ngôn là một yếu tố rất quan trong trong việc
hình thành diễn ngôn. Qua việc sử dụng chiến lược diễn ngôn ta thấy được cá
tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Từ đó mà cái đích diễn ngôn đạt được những
kết quả như mong muốn của nhà văn.
1.2. So sánh diễn ngôn - một chủ đề của văn học so sánh
Henry H.H Remark đã đưa ra nhận định: “Văn học so sánh là sự nghiên
cứu văn chương bên ngoài giới hạn của một xứ sở riêng biệt và là sự nghiên
cứu mối liên hệ giữa văn chương một bên với các lĩnh vực tri thức và tín
ngưỡng khác, như nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc), triết
học, lịch sử, các khoa học xã hội (chính trị, xã hội học, kinh tế học), các khoa
học, tôn giáo… một bên khác. Tóm lại đây là sự so sánh một nền văn chương



với một hay nhiều nền văn chương khác và sự so sánh văn chương với các
lĩnh vực biểu đạt khác của con người”. Văn học so sánh với những chức năng
to lớn của mình đã góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu khoa học. Chức
năng của nó là làm rõ cái quốc tế và đặc thù dân tộc, tìm ra tính chất và qui
luật phát triển chung của văn chương ở phạm vi dân tộc và cả thế giới. Đó là
chức năng cơ bản nhất của Văn học so sánh. Bên cạnh đó Văn học so sánh có
nhiều phương pháp để thực hiện sứ mệnh của mình, đó là các phương pháp:
thực chứng, loại hình, cấu trúc, kí hiệu học, hệ thống, xã hội học, tâm lí
học.Văn học so sánh cũng đã hình thành nhiều trường phái lớn có tầm ảnh
hưởng đến giới nghiên cứu.
Trong phạm vi khóa luận này chúng tôi xin đề cập đến vấn đề so sánh
diễn ngôn- một chủ đề của so sánh văn học. Việc xem xét nghiên cứu ảnh
hưởng về diễn ngôn giữa các nước với nhau đã có có từ rất lâu. Kết quả của
việc nghiên cứu này cũng đã góp phần rất nhiều trong việc tiếp cận tác phẩm,
giúp người đọc có những vốn hiểu biết rộng mở hơn. Đồng thời cũng thấy
được vốn văn hóa cũng như nét ưu việt của từng diễn ngôn khi cùng một đề
tài. Một số công trình đã so sánh các tác phẩm với nhau khi viết chung một đề
tài. Bài nghiên cứu của tác giả Âu Sĩ Khánh trong cuốn Văn học so sánh và
triển vọng có bài viết “Biểu tượng hòn Vọng Phu trong văn học Việt Nam và
Hàn Quốc”. Hay bài “So sánh văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn và Nam Cao” của
Lư Cẩm Anh. Bài “So sánh truyện Kim Vân Kiều truyện Trung Quốc và Việt
Nam”… Các đề tài trên đều chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong
diễn ngôn của hai nền văn học khác nhau. Từ đó mà thấy được tính dân tộc
tính cá biệt của các tác phẩm của mỗi nước. Nghiên cứu này làm sáng tỏ ảnh
hưởng của nền văn học này đối với nền văn học của các dân tộc khác. Văn
học so sánh nói chung và so sánh diễn ngôn nói riêng đã xác định được nhiệm
vụ cơ bản là xác định tính khái quát của văn học nhân loại và tính đặc thù của


văn học dân tộc. Nhưng cao hơn cả là nó khẳng định cái chung trong mối

quan hệ tương tác giữa các cái riêng. Trong lí thuyết văn học so sánh có nói
rằng điều kiện nảy sinh ảnh hưởng bao gồm: vật gây ảnh hưởng, vật chịu ảnh
hưởng. Trong đó vật gây ảnh hưởng phải có sức lan tỏa, sự phù hợp hoặc phải
có tính chất dẫn đầu. Vật chịu ảnh hưởng là hoàn cảnh xã hội nước tiếp nhận,
truyền thống nghệ thuật, thói quen thưởng thức, và điều kiện các nhân nội tại.
Kế thừa những lí thuyết đó chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tai của mình
trên những cơ sở lí luận đó. Đề tài chúng tôi đang hướng đến việc nghiên cứu
hai nền văn học xã hội chủ nghĩa đó là nền văn học Nga và Việt Nam. Cụ thể
trong hai tác phẩm Người mẹ của M.Gorki và Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Thi. Bởi giữa hai tác phẩm này có một sự tương đồng trong việc xây
dựng hình tượng người mẹ. Liệu hình ảnh người mẹ trong Người mẹ cầm
súng có chịu ảnh hưởng từ hình ảnh Người mẹ của M.Gorki? Ảnh hưởng này
là ảnh hưởng vô thức hay chịu ảnh hưởng có ý thức? Đây cũng là vấn đề mà
người viết thắc mắc khi thực hiện đề tài này.


Chương 2
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO
DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI MẸ CÁCH MẠNG
2.1. Sự tương đồng về đặc điểm của đối tượng miêu tả
2.1.1. Người phụ nữ bất hạnh được cách mạng cứu rỗi
Họ là những con người đều xuất thân nô lệ, nạn nhân của chế độ nam
quyền. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thường miêu tả số phận nhân vật
theo hai chặng đường trước và sau khi đến với cách mạng. Trước khi đến với
cách mạng họ thường là những con người có cuộc sống cơ cực, bị áp bức, đàn
áp, bất hạnh… Xuất thân con ở, tôi đòi, nạn nhân của hủ tục phong kiến, nam
quyền… đã khiến họ gặp nhiều khó khăn vất vả trong cuộc sống. Cuộc sống
đó khiến họ phải cắn răng chịu đựng mà sống, hầu như ít ai trong số họ dám
mơ về một cuộc sống tươi đẹp. Người mẹ trong tác phẩm Người mẹ cầm súng
của Nguyễn Thi là một người mẹ có tên tuổi quê quán. Người mẹ này có tên

là Út Tịch, quê ở Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có chồng là anh
Tịch và sáu đứa con. Cuộc đời của nhân vật là cuộc đời của một con người có
thật trong cuộc chiến đấu chống Mĩ. Người mẹ trong tác phẩm của M.Gorki là
bà Pêlagâya Nilôpna, chồng bà mất vì bệnh thoát vị, bà ở với đứa con trai là
Pave. Trước khi đến với cách mạng họ là những người khốn khổ, nghèo khó.
Với thân phận là đàn bà không có tiếng nói trong gia đình và xã hội, phải
sống một cuộc sống lầm lũi dưới con mắt khinh rẻ của người đời. Chị Út tịch
có một tuổi thơ đầy cơ cực và thiếu thốn, đi làm thuê ở mướn hết nhà này
sang nhà khác. Chị Út Tịch ngay từ nhỏ đã đi làm thuê trèo cau, leo dừa khiến
hai bên hông sần sượng, đi ở cho người ta cũng hứng chịu đủ đòn roi của địa
chủ. Chỉ vì nhỡ ăn một miếng cá, miếng thịt mà bị đánh đập, chửi bới không
ra gì. Chỉ vì nhà nghèo nợ địa chủ mấy đồng bạc mà phải làm trâu làm ngựa
cho chúng hết ngày qua tháng. Giá trị của con người chỉ là vài đồng bạc ít ỏi,


nhưng chị cũng không thể thoát ra được cái vòng con ở, tôi đòi đó được. Nhân
vật chính trong tác phẩm Người mẹ: bà mẹ Pêlagâya Nilôpna, bóng dáng bà
bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Bà mẹ Pêlagâya sống một cuộc sống của
những người công nhân lao động đầy ảm đạm và bức bối. Bà mẹ Pêlagâya
luôn bị chồng đánh đập hành hạ, chửi rủa của một người chồng nghiện rượu,
tính tình thô bỉ hung ác. Cuộc sống của bà chìm trong đau đớn về cả tinh thần
và thể xác. Suốt mấy chục năm bà nhẫn nhục, chịu đựng người chồng vũ phu
đó mà không hé răng lấy nửa lời. Ngoại hình của bà cũng chịu ảnh hưởng
không ít từ cuộc sống tăm tối đó: “Bà cao lớn và lưng hơi còng; vì suốt ngày
làm lụng vất vả lại thường bị chồng đánh đập hành hạ, nên bà đi lại lặng lẽ,
người hơi né sang một bên, như sợ chạm phải vật gì. Trên khuôn mặt còn
chằng chịt vết nhăn và hơi sưng; ánh lên đôi mắt âm u, buồn nản và lo âu như
hầu hết những người đàn bà vùng ngoại ô. Một cái sẹo sâu hoắm làm cho lông
mày bên phải hơi xếch lên, và tai bên phải giương cao hơn tai bên trái: hình
như lúc nào cũng sợ sệt lắng nghe. Trên mái tóc đen dày, ánh lên những cum

hoa râm. Bà là sự hiện thân của sự dịu dàng, buồn bã nhẫn nhục…” [14, tr15].
Chính ngoại hình là minh chứng rõ ràng nhất cho sự khốn khổ cùng cực của
mỗi con người, người mẹ này cũng vậy. Chân dung đó làm người đọc thấm
thía được cảnh sống đầy tủi nhục, hy sinh của mẹ. Dáng vẻ đó được miêu tả
thống qua cái nhìn, thái độ của những người xung quanh bà. Bà luôn phải
sống trong nỗi sợ hãi và lo lắng mà không biết nguyên nhân là gì. Trong hoàn
cảnh đó những người phụ nữ luôn là người chịu nhiều thiệt thòi và bất hạnh.
Viết về hoàn cảnh của họ cả hai nhà văn đều bày tỏ thái độ trân trọng, đồng
cảm với họ. Cuộc sống khốn khổ càng khiến những họ luôn khát khao một
cuộc sống tươi đẹp.
Chị Út Tịch và bà mẹ Pêlagâya đều là những nạn nhân của chế độ phong
kiến tàn dư. Họ đều là những nạn nhân bất hạnh dưới những sự áp bức tàn
bạo, dã man. Cả hai đều sống một cuộc đời cơ cực, nguyên nhân của sự giống


nhau này là do hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm này có những nét giống
nhau. Cả hai nhân vật đều sống trong xã hội mà chế độ phong kiến còn tàn
dư, chưa thực sự triệt để. Bà mẹ sống ở nước Nga lúc này còn có Sa hoàng,
quân đội lúc này phục vụ cho quyền lợi Sa hoàng chính vì vậy cuộc sống trở
nên bế tắc, mà không một ai dám đứng lên chống lại. Nó kìm kẹp và biến
cuộc sống của nhân dân như một vũng lầy mà họ không biết thoát ra bằng
cách nào. Đó cũng là nguyên nhân vì sao bà phải chịu những trận đòn vô cớ
từ người chồng, bởi lão cũng đang sống trong vũng lầy đó. Chị Út Tịch sống
trong xã hội Việt Nam vẫn còn tàn dư của xã hội phong kiến thể hiện đó là sự
có mặt của địa chủ nổi tiếng giàu có. Sự chênh lệch giàu nghèo này chính là
nguyên nhân gây ra những trận đòn nhừ tử của chị. Như vậy, có thể thấy hai
nhân vật được hai nhà văn khắc họa và đặt trong một hoàn cảnh đặc biệt. Từ
hoàn cảnh đó mà tính cách nhân vật được thể hiện một cách sinh động, chân
thật nhất
Nhờ có cách mạng đưa đường đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng

mình. Có thể nói sự xuất hiện của cách mạng đã là một bước ngoạt quan trọng
trong hành trình thay đổi, giải phóng bản thân của con người trong thời kì
này. Trước khi cách mạng đến với họ cuộc đời họ tăm tối, khổ sở bao nhiêu
thì sau khi được cách mạng giác ngộ họ lại có nhiều thay đổi tích cực bấy
nhiêu. Người mẹ trong tác phẩm cùng tên và chị Út Tịch đều là kiểu hình
tượng con người đa khổ đa nạn được cứu rỗi như trong các truyện cổ tích thần
kì. Nhưng đấng cứu rỗi họ không phải là những ông bụt, bà tiên mà là cách
mạng. Trước khi đến với cách mạng như đã nói ở trên họ là những con người
có số phận khổ đau,bất hạnh, xuất thân con ở tôi đòi, nạn nhân của xã hội mà
họ đang sống. Từ những con người cần lao bị áp bức nhưng kể từ khi đến với
cách mạng, được Đảng giác ngộ thì số phận và nhận thức hai người mẹ đã
từng bước rẽ sang một con đường mới của cuộc đời mình. Cuộc đời của họ có
những sự chuyển biến thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Ban đầu cả


hai nhân vật chưa hiểu gì về cách mạng, chưa hiểu được ý nghĩa thực sự của
nó. Bởi lẽ họ đã bị giam cầm trong cuộc sống tối tăm, mong muốn đổi đời với
họ tưởng chùng như chỉ là ước mơ mà thôi. Họ tham gia chỉ với những suy
nghĩ đơn giản nhất về cách mạng, chưa hiểu thế nào là cách mạng, mặt chữ
còn chưa thông thạo, sự hiểu biết vẫn còn nông cạn, mơ hồ. Sự nhiệt tình,
khát khao của họ được các cán bộ cách mạng dìu dắt tận tình cuối cùng họ đã
được đổi đời. Chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi từ một
cô bé ở đợ được giác ngộ cách mạng và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ
du kích dày dặn kinh nghiệm. Chị tham gia cách mạng khá sớm là lúc chị còn
ở độ tuổi mười tám đôi mươi, thấm thía được cảnh đi ở bị bốc lột, áp bức, cực
khổ đủ bề. Năm 13 tuổi được sự ủng hộ của các cán bộ Việt Minh, Chị được
chuộc ra khỏi nhà địa chủ thoát khỏi cảnh nô lệ, áp bức. Ý nghĩ đầu tiên mà
chị xin đi theo các anh bộ đội theo cách mạng rất đơn giản, rất Út Tịch “Nó
đánh mình, mình đánh lại nó mới sướng chớ. Em ở đợ, chủ nó đánh em, em
phải chạy” [24, tr18]. Rồi chị giúp đỡ các anh bộ đội với mong muốn các anh

sẽ cho chị đi đánh giặc. Chị quí mến các cán bộ cách mạng ngay từ khi rất
nhỏ mặc dù chưa hiểu hết công việc mà các anh làm. Cuối cùng chị được
chính thức tham gia cách mạng, niềm vui nhân đôi khi cách mạng đã cho chị
một mái ấm mới bên anh bộ đội Cụ Hồ. Hành trình chi đến với cách mạng
được tác giả miêu tả một cách tỉ mỉ và tràn ngập cảm hứng ngợi ca. Ý thức
đấu tranh của chị thực sự tự giác khi những cán bộ cách mạng như Chín
Luông, Hai Tấn… giác ngộ. Lúc đầu chị vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa sâu xa của
hai từ “cách mạng”, nghe anh Hai nói “Cách Mạng không ở đâu xa, ở ngay
trong lòng mình” chị cũng tự tâm đắc như vậy [24, tr30]. Khi thực sự dấn
thân vào con đường này đối mặt với bao gian khổ thử thách chị đã hiểu hết
thế nào là cách mạng. Chị tham gia cách mạng vì tổ quốc nhưng cũng vì
những đứa con yêu dấu của mình. Chị nghĩ rằng chị chịu khổ để mai kia các


con của mình được sống sung sướng ấm no. Nói về sự thay đổi trong cuộc đời
chị có câu hò rằng:
“Ai đi chiến dịch Cầu Kè
Về giồng Tam Ngãi, giang ghe xóm chùa
Hỏi thăm cô Út ngây thơ
Ngày xưa khổ cực, bây giờ thì sao?”
Bà mẹ Pêlagâya Nilôpna nhân vật chính trong tác phẩm Người mẹ là
hiện thân của quá trình giác ngộ cách mạng trong nhân dân. Từ một người đàn
bà nhẫn nhục, đau khổ, một người vợ luôn sợ chồng, một người mẹ hiền lành,
nhu nhược, hết lòng yêu thương con. Bà đến với cách mạng từ tấm lòng của
một bà mẹ yêu con vô bờ bến. Sự thay đổi khác thường của đứa con không
thể che được con mắt của một bà mẹ luôn quan tâm con mình. Khi Pa-ve nói
với mẹ là mình đang đọc những sách cấm và có thể bị bắt nếu ai đó phát hiện.
Bà mẹ rất bối rối và lo sợ nhưng và cũng rất tự hào khi con trai bà nói những
điều đúng về cuộc đời bà và thương bà. Nhận thấy sự thay đổi trong ý nghĩ và
hành động của con bà đã rất lo lắng, nhưng bà vẫn ủng hộ, tin tưởng con của

mình. Lúc đầu khi Pa-ve nói về các đồng chí của mình (những người cán bộ
cách mạng) bà rất lo sợ và nghĩ rằng họ là những người ghê gớm, những
người phản động, nhưng khi tiếp cận với họ bà lại có cách nghĩ khác. Bà thấy
họ đều là những người giản dị, tốt bụng và đồng cảm với hoàn cảnh của họ.
Lúc đầu bà cảm thấy khó hiểu về những câu chuyện của con bà với các đồng
chí, bà thấy thật khó hiểu và lạ lẫm. Một thời gian sống chung với những
người đồng chí của con mình, những con người hi sinh cả tuổi thanh xuân
thậm chí cả hạnh phúc và gia đình vì lí tưởng cách mạng, bà đã có nhiều thay
đổi. Bà cảm thấy sống có ích hơn không còn cảm giác như người thừa, người
kém hiểu biết trong các cuộc nói chuyện. Đến ngày Một tháng Năm bà cùng
các con chuẩn bị những thứ cần thiết cho buổi lễ, bà đã bình tĩnh đối diện


×