Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.56 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

HỘI THOẠI TRỰC TIẾP
TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN CÔNG HOAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh
Huyền, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi


dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Huyền cùng các thầy giáo,
cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Tất cả các
nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ, nội dung của khóa luận là trung thực.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 7
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT ........................................................................ 8
1.1. Lí thuyết về hội thoại ................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 8
1.1.2. Cấu trúc hội thoại .................................................................................... 9
1.1.3. Đích của hội thoại ................................................................................... 9
1.1.4. Các quy tắc hội thoại............................................................................. 10
1.1.5. Hội thoại đời thường và hội thoại trong tác phẩm văn học .................. 13
1.1.6. Hành vi ngôn ngữ.................................................................................. 14
1.1.7. Các phạm trù định vị ............................................................................. 15
1.2. Các thành phần của một cuộc hội thoại trực tiếp..................................... 16
1.2.1. Lời dẫn .................................................................................................. 17

1.2.2. Lời được dẫn ......................................................................................... 17
1.3. Vài nét về tác giả Nguyễn Công Hoan và tác phẩm ................................ 17
1.3.1. Tác giả ................................................................................................... 17
1.3.2. Tác phẩm ............................................................................................... 19
Tiểu kết............................................................................................................ 21


Chương 2 CÁC HÌNH THỨC HỘI THOẠI TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN .................................................................. 22
2.1. Cách thức dẫn thoại.................................................................................. 22
2.1.1. Cách thức dẫn trực tiếp ......................................................................... 22
2.1.2. Cách thức dẫn trực tiếp tự do ................................................................ 24
2.1.3. Cách thức dẫn pha trộn ......................................................................... 24
2.2. Lời dẫn trực tiếp ....................................................................................... 27
2.2.1.Vị trí của lời dẫn trực tiếp ...................................................................... 27
2.2.2. Cấu trúc cú pháp trong lời dẫn trực tiếp ............................................... 29
2.2.3. Các thành phần ngữ pháp trong lời dẫn trực tiếp.................................. 34
2.3. Lời được dẫn trực tiếp.............................................................................. 47
2.3.1. Các đơn vị hội thoại được dẫn .............................................................. 47
2.3.2. Các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong lời được dẫn trực tiếp .............. 52
Tiểu kết............................................................................................................ 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là hoạt động bình thường của con
người. Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn(chiếm đến
khoảng 70 -80% thời gian con người sử dụng ngôn ngữ trong một ngày). Kinh

nghiệm tham gia hội thoại của mỗi người cũng quyết định sự thành công hay
thất bại trong nhiều công việc. Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong hội
thoại. Tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Hội thoại là hình thức giao tiếp
thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi
hoạt động ngôn ngữ khác...” [1, 201]. Trong văn chương, hội thoại cũng
chiếm vị trí quan trọng. Các nhân vật trò chuyện, trao đổi với nhau tạo nên
nhiều cuộc hội thoại khác nhau trong dòng diễn biến của cốt truyện. Các cuộc
hội thoại góp phần khắc họa tính cách nhân vật, bộc lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sự
phát triển của tình tiết truyện, của các tính cách nhân vật. Hội thoại có vị trí
quan trọng như thế trong đời sống và trong văn học.
1.2. Nguyễn Công Hoan là tác giả có đóng góp quan trọng cho nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại. “Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến
một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một "bách khoa thư", một
"tấn trò đời" mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa
đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện
cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng
tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu
xa vào dĩ vãng... Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã
nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp...
Chúng ta có quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy
truyện ngắn... Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường

1


cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại... Nguyễn
Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp
nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực. Giới
nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn

học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan,
người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại”
[18]. Một trong điểm gây ấn tượng mạnh ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
là ngôn ngữ đối thoại chiếm số lượng khá lớn và nổi bật là kết cấu song thoại
vì vậy nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ góc độ ngôn ngữ góp
phần rất lớn cho việc giảng dạy các tác phẩm của ông ở trường phổ thông.
1.3. Ở Việt Nam việc vận dụng xem xét sự sử dụng ngôn ngữ trong các
tác phẩm văn học từ góc độ Ngữ dụng học đã khá phổ biến tuy nhiên, cho đến
nay chưa có công trình nào nghiên cứu đấy đủ và sâu sắc về hội thoại trực tiếp
trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan dưới cái nhìn của ngữ dụng học.
Vấn đề này mới chỉ nghiên cứu ở những phương diện cụ thể một cách khái
quát nhất.
Trên đây là những lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Hội
thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
2. Lịch sử vấn đề
Hội thoại được dùng thường xuyên trong tác phẩm và được xem là một
kĩ thuật quan trọng để đặc tả nhân vật. Nếu trong một tác phẩm truyện hay
tiểu thuyết mà không có hội thoại tức là giao tiếp không tồn tại, cũng có nghĩa
là không có “truyện”, tác phẩm sẽ trở thành một thể loại văn học khác (kí, tin
tức,...). Ở trong tác phẩm văn học, việc sử dụng các dạng lời thoại khác nhau
trong tác phẩm hoàn toàn theo ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ở đây, lời tác giả,
lời của người kể chuyện, người tường thuật, người thuyết minh đối lập với lời
của các nhân vật. Những lời thoại, những câu chuyện mà họ trao đổi trong


cuộc sống ở tác phẩm nghệ thuật là do tác giả tưởng tượng ra. Tuy nhiên,
những lời thoại mà tác giả tưởng tượng ấy vẫn dựa trên hình thức tự nhiên
vốn có của lời thoại trong đời sống và việc dẫn những lời thoại này vẫn phải
tuân theo quy tắc hội thoại nhất định. So với hội thoại trong thực tế đời sống,
hội thoại trong tác phẩm văn học thể hiện sự phức tạp hơn rất nhiều bởi nó

không chỉ đơn giản là dẫn lại trực tiếp hay gián tiếp. Theo tác giả Đỗ Hữu
Châu, hội thoại trong tác phẩm văn học đặc biệt là vai trò của nó trong cấu
trúc kĩ thuật của tác phẩm được chia như sau:
Hội thoại trong tác phẩm văn học

Hội thoại hiện

Hội thoại ngầm

Độc thoại
nội tâm

Đối thoại
nội tâm

Hội thoại
trực tiếp

Hội thoại
gián tiếp

Hội thoại
nửa trực
tiếp

Nhận thấy tầm quan trọng của hội thoại trong tác phẩm văn học, đã có
không ít những công trình nghiên cứu về nó, xem xét ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Ví dụ: Tác giả Mai Thị Hảo Yến đi sâu vào miêu tả cấu trúc của các
hình thức thoại dẫn (thoại dẫn trực tiếp và thoại dẫn gián tiếp) trong truyện
ngắn của Nam Cao [17]; tác giả Phạm Văn Khanh trong công trình nghiên

cứu của mình đã đặc biệt tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ hội thoại với


hình tượng nhân vật qua đó để thấy được đặc điểm nhân vật và ý đồ nghệ
thuật trong sáng tác của Nam Cao thời kì trước cách mạng [10]. Ngoài ra còn
rất nhiều các công trình nghiên cứu khác về hội thoại trong các tác phẩm văn
chương như luận văn thạc sĩ của tác giả Giáp Thị Thủy [15], khóa luận tốt
nghiệp đại học của tác giả Nguyễn Thị Huyền [8], khóa luận tốt nghiệp đại
học của tác giả Phạm Thị Mận [13],...Ở Việt Nam Nguyễn Công Hoan là tác
giả nổi tiếng, cùng với những tác phẩm của mình ông được nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình chú ý. Trước cách mạng có thể kể đến các tác giả như Trần Hạc
Đình, Hải Triều, Thiếu Sơn, Nguyễn Trác...Đặc biệt Vũ Ngọc Phan được xem
là một trong những nhà nghiên cứu trước cách mạng có cái nhìn tinh tế và
thấu đáo về ngòi bút Nguyễn Công Hoan. Trong tác phẩm Nhà văn hiện đại
Vũ Ngọc Phan viết: “Ông tả đủ hạng người trong xã hội nhưng ít khi ông tả
những ý nghĩ của họ nhất là những điều u uẩn của họ thì không bao giờ ông
đả động đến. Bao giờ ông cũng đặt họ vào những khuôn riêng, đó là khuôn lễ
giáo hay phong tục mà họ đã ra trò với những bộ mặt phường tuồng của họ” .
Tác giả còn đưa ra nhận xét rất sâu sắc và xác đáng về cây bút Nguyễn Công
Hoan ở hai thể loại: “Người ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan sở trường về
truyện ngắn hơn truyện dài. Trong các truyện dài nhiều chỗ lúng túng rồi ông
kết thúc giản dị quá, không xứng với một truyện to tát ông dựng. Trái lại ở
truyện ngắn ông tỏ ra là một người kể truyện có duyên. Phần nhiều truyện
ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá
vô cùng. Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ
văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mòn người ta
chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi.”[15]
Sau cách mạng có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu chuyên
sâu về Nguyễn Công Hoan được công bố. Đặc biệt trong đó phải kể đến tác
giả Lê Thị Đức Hạnh, bà là người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về



Nguyễn Công Hoan và đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn
Công Hoan ví dụ như tác phẩm Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan .[5]
Trong tác phẩm này, tác giả đi vào tìm hiểu quá trình viết truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan, cách miêu tả và xây dựng nhân vật trong sáng tác của
nhà văn này và đưa ra nhận định rằng với Nguyễn Công Hoan thì chỗ mạnh
nhất của ông là miêu tả nhân vật phản diện, tức bọn quan lại, địa chủ, cường
hào với bao điều xấu xa, dơ dáng của xã hội cũ. Cách miêu tả nhân vật là
miêu tả trong sự đối lập giữa hai sự vật, bản chất khác nhau, giữa bản chất hiện tượng, giữa nội dung - hình thức. Bên cạnh đó có nhiều công trình
nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Công Hoan ở các góc độ tiếp cận khác
nhau của các tác giả khác nhau như: tác giả Nguyễn Thị Huyền trong khóa
luận tốt nghiệp của mình hướng tới mục đích chính là chỉ ra được các kiểu ý
nghĩa hàm ẩn hội thoại, tìm hiểu cơ chế tạo lập hàm ẩn hội thoại và hiệu quả
sử dụng chúng trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan [8];
hay tác giả Hà Thị Mỹ Hạnh đi vào tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan để tìm ra phong cách tự sự độc đáo của tác giả này.
[6]
Nhìn một cách tổng quát có thể thấy những nhà nghiên cứu chủ yếu tìm
hiểu Nguyễn Công Hoan ở góc độ văn học, ở góc độ ngôn ngữ cũng đã được
tiếp cận nhưng chưa nhiều. Từ đây, chúng tôi muốn đưa ra một quan điểm,
một cách nhìn hướng đến một khía cạnh cụ thể từ góc độ ngôn ngữ học đối
với các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, đó là vấn đề hội thoại
trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan, khóa luận nhằm chỉ ra đặc điểm, vai trò của hội thoại trực tiếp



trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan dưới cái nhìn của Ngữ dụng học, từ đó
góp phần khẳng định những đặc sắc về ngôn ngữ trong nghệ thuật viết truyện
ngắn của tác giả này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Vận dụng lí thuyết hội thoại thống kê, phân loại được các hình thức hội

thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
-

Phát hiện, phân tích và miêu tả những biểu hiện cụ thể của hội thoại

trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan để thấy được phong cách
nghệ thuật độc đáo của tác giả.
-

Vận dụng vào việc nhận diện, phân tích lời thoại của nhân vật trong tác

phẩm và lời dẫn của tác giả ở trong tác phẩm văn học cụ thể.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp đại học, chúng tôi tiến hành
khảo sát 66 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan,
Nxb Hà Nội, 1993.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu là hội thoại trực tiếp trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ( chủ yếu đi vào khảo sát, thống kê, phân
loại, miêu tả hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan).
5. Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ:
Với phương pháp này, chúng tôi đi vào phân tích lời dẫn (lời của tác giả)
ở phương diện cấu trúc cú pháp: kiểu câu được sử dụng, các thành phần ngữ
pháp được sử dụng. Tìm hiểu cách dùng từ loại trong lời dẫn và lời được dẫn
để thấy được cách nhìn của tác giả đối với sự việc và những hành động, cử


chỉ, tính cách, thái độ của từng nhân vật trong tác phẩm.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn:
Vận dụng phương pháp phân tích diễn ngôn, chúng tôi nhằm phân tích
hội thoại, các quy tắc thoại và các vấn đề có liên quan, phân tích các đơn vị
hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
- Phương pháp thống kê phân loại:
Phương pháp này được vận dụng để tính đếm tần số xuất hiện và phân
loại cấu trúc hội thoại (cách thức dẫn thoại, cấu trúc cú pháp trong lời dẫn
trực tiếp, các loại hành vi ngôn ngữ được dẫn trong lời được dẫn trực tiếp...)
làm cơ sở phân tích, nhận xét các đặc điểm của hội thoại trực tiếp trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Về mặt lí thuyết
- Khóa luận là một minh chứng cho việc vận dụng lí thuyết hội thoại để
nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học.
- Từ việc phân tích, khảo sát, chỉ ra được vai trò của hội thoại trực tiếp
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan góp phần nhận thấy được tài năng
trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của khóa luận hướng tới khả năng tiếp cận các sáng tác của
Nguyễn Công Hoan hiệu quả hơn, từ đó độc giả hiểu sâu sắc hơn về tài năng
nghệ thuật của tác giả; đồng thời cũng phục vụ cho việc dạy và học ngôn ngữ

văn học nói chung và ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan nói riêng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo là phần nội dung
gồm 62 trang, được triển khai thành hai chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Các hình thức hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lí thuyết về hội thoại
1.1.1. Khái niệm
Trong giới Việt ngữ học hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
hội thoại (conversation). Hầu hết các tác giả đều định nghĩa về hội thoại một
cách sơ bộ, có tính chất giả thiết để làm việc, chủ yếu tìm thấy ở các sách nêu
vấn đề có tính chất đại cương hay một số chuyên luận.
Tác giả Hồ Lê đưa ra quan niệm hội thoại gắn với hành vi phát ngôn
như sau: ″Phát ngôn hội thoại là kết quả của một hành vi phát ngôn được kích
thích bởi một sự kiện hiện thực kể cả hội thoại hoặc một xung đột tâm lí của
người phát ngôn, có liên quan đến những người có khả năng trực tiếp tham
gia hội thoại, nó tác động vào anh ta khiến anh ta phải dùng lời nói của mình
để phản ứng lại và hướng lời nói của mình vào những người có khả năng trực
tiếp tham gia hội thoại ấy, trên cơ sở của một kiến thức về cấu trúc câu và về
cách xử lý mối quan hệ giữa người phát ngôn và ngữ huống và của một dự
cảm về hiệu quả lời nói ấy đối với người thụ ngôn hội thoại trực tiếp.″
[12, 180]
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường
xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động

ngôn ngữ khác.”
[1, 201]
Tác giả Nguyễn Đức Dân đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn: “Trong
giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó, vai
trò của hai bên thay đổi. Bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở
thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến và căn bản nhất


của con người là hội thoại…”
[3, 76]
1.1.2. Cấu trúc hội thoại
Có ba trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại đó là
trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ (conversation analysis), thứ hai là trường
phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis) ở Anh và thứ ba là trường phái
lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ (Gene`ve) và Pháp. Nhìn chung, các trường phái
đều nhận thấy rằng các cuộc hội thoại tuy đa dạng và phức tạp nhưng vẫn có
những điểm tương đồng nhất định về cấu trúc. Các đơn vị cấu trúc của hội
thoại gồm: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại và hành vi ngôn ngữ.
- Cuộc thoại: là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Dựa vào các tiêu chí
nhân vật hội thoại, tính thống nhất về thời gian và địa điểm, tính thống nhất
về đề tài diễn ngôn và tiêu chí về các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại để
xác định một cuộc thoại.
- Đoạn thoại: về nguyên tắc có thể định nghĩa đoạn thoại là một mảng
diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa
hoặc về ngữ dụng.
- Cặp thoại: là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu.
- Tham thoại: là đơn vị cơ sở tạo nên cặp thoại, cặp thoại liên kết với
nhau thành đoạn thoại.
- Hành vi ngôn ngữ: là đơn vị nhỏ nhất của “ngữ pháp hội thoại”.
1.1.3. Đích của hội thoại

1.1.3.1. Đề tài của phát ngôn và đề tài diễn ngôn
Bất cứ một lượt lời nào cũng phải nói đến một vấn đề (một việc, một
người, một hành động trong thực tế hay một hành vi ngôn ngữ), đó là đề tài
của phát ngôn. Khi có sự thảo luận trao đổi về nó, tức là có sự hưởng ứng,
tham gia để phát triển qua một số lượt lời, một số tham thoại của người tham


gia hội thoại thì nó được nâng lên trở thành đề tài của diễn ngôn.
Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để nói về
một một vấn đề. Vấn đề được nói tới là hiện thực, đề tài của diễn ngôn. [1]
Hiện thực - đề tài của diễn ngôn: đề tài diễn ngôn là một mảng trong
hiện thực ngoài diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp (người nói, người
nghe) thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó.[1]
1.1.3.2. Đích của hội thoại
Đề tài là một hiện thực, một hành động hay một hành vi ngôn ngữ nào
đó được nêu ra trong hội thoại. Còn hướng phát triển, sự hứng thú, quan tâm
các kết luận mà nhân vật hội thoại nhằm đi tới đối với đề tài là chủ đề. Một đề
tài trong hội thoại nếu không có chủ đề - tức không có đích cũng không trở
thành đề tài của diễn ngôn.
Nói đến đích của hội thoại cũng là nói đến đặc tính nội dung của cuộc
hội thoại. Đích của hội thoại cũng là căn cứ quan trọng giúp chúng ta xác định
các hành vi ngôn ngữ được thể hiện trong hội thoại.
1.1.4. Các quy tắc hội thoại
1.1.4.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Theo Đỗ Hữu Châu, trong [1], quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
gồm:
- Vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) trong một cuộc thoại.
- Mỗi lần chỉ có một người nói.
- Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về đọ dài do đó cần có những
biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.

- Vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không
bao giờ kéo dài.
- Thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn
ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.


- Trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố định, trái lại
luôn thay đổi. Do đó một số phương tiện được dùng để chỉ định và phân phối
lượt lời là cần thiết.
Tóm lại, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời giúp ta có thể hiểu thêm
cuộc thoại rất nhiều, đặc biệt là tâm lí, tính cách của nhân vật giao tiếp.
1.1.4.2. Quy tắc điều hành nội dung của cuộc thoại
Một cuộc thoại còn cần đến quy tắc điều hành nội dung của nó và khi
giao tiếp ta cũng cần chú ý đến những quy tắc ấy.
“Nội dung của diễn ngôn, của hội thoại không chỉ gồm nội dung miêu tả,
nội dung thông tin mà còn gồm những nội dung liên cá nhân, nội dung ngữ
dụng cho nên các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại điều hành cả nội
dung miêu tả và nội dung liên cá nhân, ngữ dụng của nó.”[1, 229]
Thuộc các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại gồm hai nguyên tắc
là nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu.
a. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
H.P Grice là tác giả của nguyên tắc này. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
có dạng tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị ( vào
cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn ( của cuộc hội thoại) mà
nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh
chị đã chấp nhận tham gia vào.”
Theo Grice nguyên tắc này gồm bốn phạm trù và mỗi phạm trù ứng với
một “tiểu nguyên tắc” mà Grice gọi là phương châm, đó là:
- Phương châm về chất
- Phương châm về lượng

- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
b. Nguyên tắc quan yếu


Theo Đỗ Hữu Châu, nguyên tắc quan yếu của Wilson và Sperber là một
cơ chế khái quát hóa nhằm giải thích cơ chế tri nhận làm cơ sở cho hoạt động
giao tiếp.
Wilson và Sperber cho rằng hoạt động thuyết giải các phát ngôn của
chúng ta gồm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giải mã phát ngôn
để rút ra hình thức logic của phát ngôn đó, cái hình thức logic này sẽ đảm
nhiệm vai trò làm đầu vào cho giai đoạn thứ hai: giai đoạn suy ý. Suy ý là giai
đoạn trung tâm của hoạt động thuyết giải. [1, 244]
Cả Wilson và Sperber đều cho rằng “Một phát ngôn chỉ quan yếu khi nó
có hiệu lực nào đó với ngữ cảnh” [1, 247]
Còn C.K. Orecchioni thì cho rằng một phát ngôn có thể quan yếu về
phương diện: ngữ dụng, lập luận, hứng thú, đề tài.
Lí thuyết quan yếu sẽ giúp cho các nhân vật giao tiếp thông hiểu được
nội dung thông tin muốn truyền đạt cho nhau qua các cuộc thoại.
1.1.4.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự
Đỗ Hữu Châu đã nêu lên khái niệm quan hệ vai giao tiếp như sau: “Quan
hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát,
nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương
quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.”[1, 17]
Quan hệ liên cá nhân bao gồm quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo
chiều dọc giữa các vai giao tiếp. Đỗ Hữu Châu đã gọi mối quan hệ theo chiều
ngang là trục khoảng cách (hay trục thân mật) và mối quan hệ giữa các nhân
vật giao tiếp theo chiều dọc là trục quyền uy.
Liên quan trực tiếp tới quan hệ liên cá nhân là vấn đề lịch sự trong giao
tiếp. Theo cách định nghĩa thông thường, “lịch sự” là cách giao tiếp, cách cư

xử khiến cho người khác vui lòng. Tuy nhiên ở góc độ ngữ dụng học, khái
niệm “lịch sự” không chỉ hiểu đơn giản như vậy, mà phải được đưa ra trên


khái niệm “thể diện” mới đảm bảo được tính toàn vẹ và đầy đủ. Theo C.K.
Orecchioni, đây là một khái niệm bao trùm tất cả mọi phương diện cảu diễn
ngôn, bị chi phối bởi các quy tắc có vai trò giữ gìn sự hài hòa của quan hệ liên
cá nhân. Còn theo George Yule, bên trong một cuộc tương tác, lịch sự được
xem như phương tiện dùng thể hiện sự nhận thức được thể diện của người
khác. Do vậy lịch sự có thể được thể hiện trong những tình huống có khoảng
cách xã hội xa hay gần. Khi ấy người nói phải có cách thức sử dụng ngôn ngữ
thích hợp cốt để đảm bảo được thể diện của người thứ hai cùng tham gia giao
tiếp (sp2), bày tỏ được sự kính trọng, tôn trọng (hoặc ngược lại) với sp2 trong
hội thoại. Tóm lại lịch sự trong giao tiếp là vấn đề ứng xử giữa người nói và
người nghe, nhờ đó quan hệ liên cá nhân được tạo lập và duy trì, qua cách sử
dụng ngôn ngữ khôn khéo nhằm bảo toàn được thể diện của cả hai phía.
1.1.5. Hội thoại đời thường và hội thoại trong tác phẩm văn học
Từ điển thuật ngữ văn học nêu khái niệm: "Ngôn ngữ nhân vật là lời nói
của nhân vật trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch (…) Ngôn ngữ
nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm
thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật". Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa
cũng cho rằng, trong các tác phẩm tự sự, lời thoại là hình thức kể bằng lời
nhân vật và lời thoại còn được gọi là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học.
Nó là “hình thức kể chuyện cá thể hoá triệt để tính cách và tình huống đối
thoại.” [7]
Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp
thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ, đồng thời cũng là hình thức căn
bản của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại thường là cuộc trò chuyện,
đối đáp giữa hai nhân vật, dạng phổ biến nhất của hội thoại là song thoại. Đơn
vị cơ sở của hội thoại là cuộc thoại. Cuộc thoại bao gồm toàn bộ sự tương tác

qua lại giữa người nói và người nghe kết hợp với sự luân phiên lượt lời và


thay đổi vai trò trong suốt quá trình giao tiếp. Những phát ngôn không có lời
hồi đáp thì không được xem là đối thoại. Lời thoại của nhân vật trong tác
phẩm tự sự là một công cụ hữu hiệu giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân
vật, tạo nên "lời ăn tiếng nói riêng" của mỗi nhân vật, truyền tải ý đồ nghệ
thuật mà nhà văn gửi gắm vào trong cốt truyện.
Có thể thấy hội thoại đời thường và hội thoại trong tác phẩm văn học
tương đồng nhau về hình thức. Hội thoại trong tác phẩm văn học mô phỏng
giống hội thoại đời thường, qua đó người đọc thấy hội thoại giống như diễn ra
trong cuộc sống đời thường.
Tuy nhiên, giữa hội thoại đời thường và hội thoại trong tác phẩm văn
học có những điểm khác biệt, thể hiện ở bảng sau:
Tiêu chí

Hội thoại đời thường

Hội thoại trong tác phẩm văn
học

1.Chức năng

Chủ yếu có chức năng giao Chủ yếu có chức năng thẩm mĩ
tiếp

2.Cấu trúc

Thường tản mạn, không Tất cả những nhân vật nói thế
định trước, do ngữ cảnh và nào đều chịu sự chi phối, sáng

nhân vật hội thoại quyết tạo của nhà văn
định.

3.Phương

Do nhân vật nói chuyện Hạn chế yếu tố kèm lời, phi lời,

diện sử dụng

với nhau trực tiếp, có nếu có thì qua lời dẫn của tác
những yếu tố kèm lời, phi giả.
lời.

1.1.6. Hành vi ngôn ngữ
1.1.6.1. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó


khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. [1, 91]
Phát ngôn ngữ vi gồm hai phần là kết cấu lõi và thành phần mở rộng.
Ví dụ: Tớ rất ngại nói ra điều này nhưng tớ hết tiền rồi, cậu trả tiền cho
tớ nhé.
Phát ngôn ngữ vi trên có kết cấu lõi là hành vi đòi tiền và thành phần còn
lại (sự rào đón) là thành phần mở rộng.
Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng mà khi nói nó ra là ta nhằm
thực hiện một hành động ở lời nào đó ( hay là một kiểu cấu trúc tương ứng
với một phát ngôn ngữ vi).
Ví dụ: Tôi sẽ làm việc này. (hành vi cam kết)
1.1.6.2. Động từ chỉ hành vi ngôn ngữ và động từ ngữ vi
Động từ chỉ hành vi ngôn ngữ gọi tắt là động từ nói năng, là những động

từ biểu thị, gọi tên các hành vi ngôn ngữ. [1, 95]
Có nhiều động từ nói năng tuy nhiên các động từ nói năng chưa gọi tên
hết được các hoạt động nói năng. Điều này xảy ra ở các nền văn hóa khác
nhau. Cùng một hành vi ngôn ngữ có khi ở ngôn ngữ này có động từ để biểu
thị, nhưng ở ngôn ngữ khác lại không có và khi cần biểu thị nó người ta dùng
biện pháp dùng các cụm từ- điều này gần như là sự giải thích các hành động
ngôn ngữ.
Trong các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những động
từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức
năng ở lời. Những động từ này được gọi tên là động từ ngữ vi. Động từ ngữ vi
những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi là người
nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị. [1, 97]
1.1.7. Các phạm trù định vị
Khái niệm định vị được J. Lyons phát biểu như sau: “Định vị được hiểu
là sự xác định và sự đẳng nhất người , quá trình, sự kiện mà người ta nói đến


và quy chúng với một ngữ cảnh không-thời gian nào đó được tạo nên và được
duy trì bởi hành động phát ngôn và bởi sự tham gia của một người nói duy
nhất và ít ra là với một người nghe”.
Ba phạm trù định vị đã được ngữ pháp hóa và đã được nghiên cứu trong
ngữ pháp cổ điển là phạm trù ngôi (nhân xưng), địa điểm và thời gian.
1.1.7.1. Định vị ngôi
Phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu
vật nhờ đó người nói tự quy chiếu tức tự đưa mình vào diễn ngôn( tự xưng) và
đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn. [1,73]
Ngôi thứ nhất: là kết quả của việc người nói tự quy chiếu.
Ngôi thứ hai: là kết quả của sự quy chiếu do người nói tiến hành với một
hay nhiều người đang đối thoại với mình.
Ngôi thứ ba: là kết quả của sự quy chiếu cho một hay nhiều người không

có mặt trong cuộc hội thoại được ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai cùng thỏa
thuận, chấp nhận là người được nói tới.
1.1.7.2. Định vị không gian và định vị thời gian
Định vị không gian thời gian là xác định vị trí, thời gian của vật được nói
tới trong mối quan hệ với các sự vật khác. Muốn biết sự vật đó xảy ra khi nào
thì phải định vị được nó theo một điểm mốc.
Bao gồm định vị không gian, thời gian chủ quan và định vị không gian,
thời gian khách quan. Trong đó định vị chủ quan lấy người nói làm điểm mốc
còn định vị khách quan lấy sự vật ngoài người nói làm điểm mốc
1.2. Các thành phần của một cuộc hội thoại trực tiếp
Sự dẫn thoại (của người viết) và các thoại dẫn đã được nói đến từ thời Hi
Lạp cổ đại. Ngôn ngữ học hiện nay phân biệt hai hình thức dẫn thoại cơ bản:
trực tiếp và gián tiếp (tức thoại dẫn trực tiếp - direct speech và thoại dẫn gián
tiếp - indireet speech).Thoại dẫn trực tiếp là cách gọi một kiểu hội thoại có


mặt trong văn bản nói chung và trong tác phẩm văn học nói riêng trong sự
phân biệt với thoại dẫn gián tiếp.
Một thoại dẫn trực tiếp thường có cấu trúc tổng quát: lời dẫn (lời người
dẫn, kể, nói, viết) và lời được dẫn (lời thoại, nghĩ của nhân vật).
1.2.1. Lời dẫn
Lời dẫn thường được nghiên cứu với các phương diện như: vị trí lời dẫn,
cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của lời dẫn, điểm nhìn của lời dẫn, và mối quan
hệ giữa lời dẫn và lời được dẫn. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi
xin đề cập đến hai vấn đề của lời dẫn, đó là: vị trí lời dẫn và cấu trúc cú pháp
và ngữ nghĩa của lời dẫn.
- Sau lời dẫn có dấu hai chấm và ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và xuống
dòng gạch đầu dòng.
- Ở lời dẫn thường có các động từ nói năng như: bảo, nói, kể, hỏi...
- Lời dẫn có khi chỉ là một kết cấu chủ vị đơn giản : chủ ngữ + động từ

nói năng, có khi là kết cấu: chủ ngữ + từ miêu tả động tác, tư thế hoặc thường
có các trạng ngữ chỉ không gian, thời gian đi kèm.
1.2.2. Lời được dẫn
Lời được dẫn thường được đặt trong dấu ngoặc kép và đóng khung một
cách tường minh bởi lời dẫn thoại.
Ở lời được dẫn người nói thường xuất hiện ở ngôi thứ nhất, thời gian
hiện tại và không gian gần.
Lời được dẫn trực tiếp là lời nhân vật được tác giả dẫn lại một cách
nguyên vẹn trong tác phẩm, không có sự thêm bớt sửa đổi nhằm đảm bảo sự
tự nhiên và sinh động của hiện thực.
1.3. Vài nét về tác giả Nguyễn Công Hoan và tác phẩm
1.3.1. Tác giả
Nguyễn Công Hoan (1903-1977), quê làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang,


tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh ra
trong một gia đình quan lại xuất thân khoa bảng nhưng đã thất thế. Nhà
nghèo, lại đông anh em nên từ năm lên 4 tuổi Nguyễn Công Hoan được người
bác ruột nuôi cho ăn học. Lớn lên trong một gia đình quan lại, Nguyễn Công
Hoan đã được nghe và thấy đủ mọi chuyện của quan trường, được chứng kiến
nhiều tấn bi hài kịch diễn ra hàng ngày ở phòng nha lại hay trại lính lệ, lính
cơ, điều đó đã tác động đến ông khi viết về chốn quan trường.
Từ năm 1926 đến năm 1945, Nguyễn Công Hoan vừa dạy học vừa đồng
thời viết văn. Đời dạy học của ông rất long đong, phải chuyển hết nơi này đến
nơi khác. Song, những nỗi long đong của nghề giáo lại là điều rất có ích đối
với nghề văn. Ông có điều kiện tiếp xúc với đủ các hạng người trong xã hội,
được sống ở nhiều vùng đất, chứng kiến nhiều cảnh đời…tạo nên một vốn
sống vô cùng phong phú.
Sau cách mạng tháng 8, Nguyễn Công Hoan vẫn bền bỉ sáng tác. Ông
được bầu làm chủ tịch hội nhà văn.

Có thể thấy rằng, trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học
hiện đại Việt Nam, Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo
dồi dào, một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm bản sắc dân tộc. Cuộc đời viết
văn của Nguyễn Công Hoan bắt đầu từ năm 17 tuổi và 20 tuổi in cuốn sách
riêng. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng
văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn, hơn 20 truyện dài và nhiều công trình
nghiên cứu văn học có giá trị. Ông là một trong những người đã đặt nền móng
cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán. Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám
táo bạo viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người
cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng
cực và bị giết hại, bằng cái nhìn đả kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm
lòng căm giận kẻ cường quyền và tình yêu thương những người nghèo khổ.


Văn ông dễ hiểu, giản dị, trong sáng, tự nhiên và rất sống động. Ông đã khai
thác câu chữ chọn lọc rất tinh tế và sắc sảo. Những cảnh huống xã hội, những
nỗi lòng và số phận các nhân vật như hiện hình dưới ngòi bút của ông, khiến
khi truyện đã kết thúc vẫn dội mạnh vào những âm vang sâu lắng trong tâm trí
người đọc đến phải bật lên tiếng cười mỉa mai, chua chát và nghẹn dòng nước
mắt.
Nguyễn Công Hoan mất ngày 6/6/1977, thọ 74 tuổi. Năm 1996, Nguyễn
Công Hoan được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.
1.3.2. Tác phẩm
Nguyễn Công Hoan sáng tác một khối lượng tiểu thuyết khá lớn tuy
nhiên tiểu thuyết không phải là sở trường của ông. Nguyễn Công Hoan cũng
sáng tác thường xuyên cả truyện ngắn và truyện dài nhưng tài năng văn học
của ông kết tinh ở truyện ngắn.
Nguyễn Công Hoan là một cây bút viết truyện ngắn trào phúng rất
khỏe và táo bạo. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan trước cách

mạng về cơ bản có thể chia thành ba chặng:
- Chặng đường từ 1929 đến 1935. Ngay ở chặng đường này, Nguyễn
Công Hoan đã tự vạch ra cho mình một con đường riêng đó là tập trung làm
nổi bật sự xung đột giữa kẻ giàu và người nghèo, phơi bày sự bất công và thối
nát của xã hội. Tập truyện ngắn Kép Tư Bền gồm 15 truyện, sáng tác từ
khoảng 1929 đến 1935, xuất bản năm 1935 đã gây được tiếng vang lớn. Với
tập truyện ngắn này, Nguyễn Công Hoan được xem là người mở đầu đồng
thời là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho trào lưu văn học hiện thực phê
phán trong lĩnh vực truyện ngắn.
- Chặng đường từ 1936 đến 1939. Thời kì này truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan phát triển mạnh mẽ và đạt tới đỉnh cao về tư tưởng nghệ thuật. Đề
tài truyện ngắn mở rộng hơn, nói đến cả công nhân, bọn thực dân, vua chúa.


Đối tượng trào phúng chủ yếu vẫn là tầng lớp quan lại, địa chủ, cường hào
nhưng sự đả kích châm biếm đã trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Ở chặng
đường này, những truyện ngắn viết về người nghèo có sự phát triển ở cả bề
rộng và bề sâu. Nhân vật không chỉ là ăn mày, phu xe, gái điếm mà còn có cả
nông dân, công nhân. Thái độ của nhà văn đối với họ cũng thông cảm và trân
trọng hơn trước. Các sáng tác tiêu biểu: Đồng hào có ma (1937), Thằng ăn
cướp (1937), Chiếc quan tài (I, 1937), Tôi cũng không hiểu tại làm sao (I và
II, 1937), Thịt người chết (1938), Gánh khoai lang (1938),...
- Chặng đường từ 1940 đến 1945. Ở chặng đường này, Nguyễn Công
Hoan có một vài truyện ngắn có giá trị, ví dụ như Công dụng của cái miệng
(1940), Những nhà đại văn hào (1940), Người thứ ba (1940), Con ve (1941).
Về cơ bản, đây là chặng đường sa sút của ngòi bút Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan đã tạo nên phong cách truyện ngắn riêng của mìnhmột phong cách trào phúng đặc sắc trong nền văn học dân tộc. Trong những
truyện ngắn trào phúng của mình, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện một cách
nhìn đời độc đáo. Đối với Nguyễn Công Hoan, đời chỉ là một sân khấu hài
kịch, một tấn trò hề lố lăng, giả dối. Nguyễn Công Hoan là nhà văn có con

mắt đặc biệt sắc sảo, tinh nhạy trong việc phát hiện ra những mâu thuẫn trào
phúng của hiện thực của sống . Và để cho cái đáng cười ngày càng trở nên
đáng cười, tác giả thường dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại để tô đậm nét
hài trong những bức chân dung biếm họa. Ngoài ra, phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn còn thể hiện ở nghệ thuật dựng
truyện linh hoạt, cách tổ chức cốt truyện, kể chuyện hấp dẫn; ngôn ngữ đậm
đà chất trào phúng và thể hiện được cá tính sáng tác của tác giả.


×