Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lolita của v nabokov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.76 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ HÀO

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
LOLITA CỦA V.NABOKOV

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ HÀO

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
LOLITA CỦA V.NABOKOV

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Phùng Gia Thế


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo đáng
kính, PGS.TS Phùng Gia Thế - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn
thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Ngữ văn: trong văn phòng
khoa cùng toàn thể quý thầy cô giảng dạy các học phần. Trong suốt thời gian bốn
năm vừa qua, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em. Đến hôm nay, em đã trang bị
được những kiến thức vững chắc để bồi dưỡng thêm chuyên môn của mình.
Con xin được cảm ơn bố mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn yêu thương, giúp đỡ con
trong quá trình làm khóa luận cũng như trong cuộc sống. Những tình cảm yêu quý
của mọi người là niềm khích lệ tinh thần, nguồn động viên quý giá cho con trên
những bước đường đời còn nhiều gian nan phía trước .

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Th Hào


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Phùng Gia
Thế, tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên
cứu nào từng công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Th Hào


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài
..............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
...............................................................................................2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................6
5. Nhiệm vụ, mục tiêu của khóa
luận..................................................................................6
6. Đóng góp của khóa luận
..................................................................................................7
7. Bố cục của khóa luận
.......................................................................................................7
NỘI DUNG...........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ TIỂU
THUYẾT LOLITA
...............................................................................................................8
1.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật
................................................................................8
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
...................................................................................8
1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong tiểu

thuyết.......................................................................9
1.2. Tiểu thuyết Lolita của Vladimir
Nabokov.................................................................10
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vladimir Nabokov
......................10
1.2.2. Giới thiệu về tiểu thuyết
Lolita................................................................................11
CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LOLITA CỦA
VLADIMIR NABOKOV
..................................................................................................14
2.1. Khái niệm nhân vật
.....................................................................................................14


2.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
............................................................15
2.3. Cách phân loại nhân vật văn
học................................................................................15
2.4. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lolita
.................................................................17
2.4.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
Lolita................................17
2.4.2. Các dạng thức nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết
Lolita....................................22
2.4.2.1. Nhân vật đam mê
..................................................................................................23
2.4.2.2. Nhân vật nổi loạn
..................................................................................................27



2.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lolita của Vladimir
Nabokov.....31
2.5.1. Xây dựng nhân vật qua điểm nhìn trần thuật
.........................................................31
2.5.2. Xây dựng nội tâm nhân vật bằng thủ pháp dòng ý
thức........................................33
CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ
TRONG TIỂU THUYẾT LOLITA
...................................................................................36
3.1. Không gian nghệ thuật
................................................................................................36
3.1.1. Vài nét về không gian nghệ
thuật............................................................................36
3.1.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lolita
.....................................................36
3.1.2.1. Không gian tâm tưởng ..........................................................................................37
3.1.2.2. Không gian bối cảnh
.............................................................................................39
3.2. Thời gian nghệ thuật
...................................................................................................42
3.2.1. Vài nét về thời gian nghệ
thuật................................................................................42
3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Lolita.........................................................42
3.2.2.1. Thời gian trần thuật...............................................................................................42
3.2.2.2. Thời gian được trần thuật .....................................................................................45
3.3. Ngôn ngữ .....................................................................................................................47
3.3.1. Vài nét về ngôn ngữ
.................................................................................................47
3.3.2.1. Ngôn ngữ thông tục

..............................................................................................48
3.3.2.2. Ngôn ngữ nhiều ám gợi và giàu chất
thơ.............................................................50
KẾT LUẬN ........................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


1.1. "Thế giới nghệ thuật" là vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn đặc biệt quan
trọng trong nghiên cứu văn học. Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim trên màn
ảnh, xem biểu diễn trên sân khấu, chúng ta bước vào thế giới nghệ thuật của tác giả,
một thế giới sống động đầy ắp xung đột, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn...
Một thế giới nghệ thuật nhất định, với tư cách là hệ thống không chỉ đặc trưng
cho tác phẩm đó mà còn đặc trưng cho cả nhà văn nói chung. Likhachev cho biết:
Văn học diễn tấu lại bản đàn của hiện thực, nhưng diễn tấu lại theo các khuynh
hướng "tạo phong cách" tiêu biểu đối với sáng tác của nhà văn nào đó hay "phong
cách thời đại" nào đó. Các khuynh hướng, phong cách ấy làm cho tác phẩm văn học
đa dạng hơn, phong phú hơn về phương diện nào đấy so với thế giới hiện thực, mặc
dù nó là tỉ lệ rút gọn một cách ước lệ. Nghiên cứu cấu trúc thế giới nghệ thuật vừa
cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới
vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự
hình thành phong cách nghệ thuật.
1.2. Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 – 1977) là nhà văn, nhà
thơ, dịch giả Nga, sáng tác bằng tiếng Nga và tiếng Anh. Sở hữu nhiều tác phẩm nôi
tiếng nhưng thành công nhất phải kể đến là tiểu thuyết Lolita. Sau khi ra đời,

Lolita trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận kéo dài, từng bị từ chối,
bị hắt hủi, bị chỉ trích, bị cấm đoán. Nhưng cũng chính Lolita đó đã được dịch
và xuất bản tại gần 40 quốc gia, đứng trong Top 100 tác phẩm xuất sắc nhất
mọi thời đại, Top 100 tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỉ XX, Top 10 tác phẩm gây
nhiều tranh cãi nhất thế giới. Tác phẩm có thể coi là tiêu biểu, mang đậm
cảm quan sáng tác hậu hiện đại – hình thành từ khoảng cuối thế chiến thứ
nhất, được thừa nhận như hiện tượng thẩm mỹ chung của văn hóa phương
Tây ở đầu những năm 80 và ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình sáng tác, phê
bình và tiếp nhận văn học trên toàn thế giới tới ngày nay.

2


1.3. Theo nhiều nhà nghiên cứu, về niên đại và lộ trình, Lolita ra đời
vào thời điểm xuất hiện và tồn tại của chủ nghĩa hậu hiện đại. Đó là thời kỳ
mà thế giới có nhiều biến động về lịch sử, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ
thuật… làm thay đổi sâu sắc nền tảng tư duy của con người. Trong hành trình sáng
tạo Lolita, V.Nabokov đã có những tìm tòi thể nghiệm riêng và đã xây dựng nên
một thế giới nghệ thuật độc đáo. Thế giới ấy là sự tổng hòa mối quan hệ của các yếu
tố như: Nhân vật, thời gian, không gian, ngôn ngữ, giọng điệu... Và chúng tạo nên
một chỉnh thể thống nhất. Nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
Lolita, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về cảm quan đời sống, những thể nghiệm
sáng tạo mang tính cách tân nghệ thuật, kĩ thuật biểu hiện trong từng trang viết. Đây
cũng là con đường để bạn đọc Việt đến gần hơn với tác phẩm được coi là kiệt tác
của thời đại này.
2. L ch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ khi ra đời, trong hơn nửa thế kỷ qua, Lolita nhận được nhiều
sự quan tâm của giới phê bình với nhiều thái độ, cách tiếp cận khác nhau
thậm chí trái chiều nhau. Số lượng các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh
và tiếng Nga về tác phẩm này đến nay khó có thể thống kê được. Trên thế

giới,

phân

ngành

V.Nabokov học

(tiếng

Nga:

Набоковедение, tiếng

Anh: Nabokov Studies) đã và đang tồn tại với 3 nhóm lớn: những công trình
do Nga kiều viết riêng về Nabokov-Sirin; những công trình của các tác giả
nước ngoài; những công trình của các học giả trong nước Nga, chủ yếu xuất
hiện thời kỳ cải tổ và hậu Xô Viết. Ba nhóm công trình trên tựu trung nghiên
cứu 4 phương diện trong di sản nghệ thuật của V.Nabokov: tiểu sử sáng tác;
đặc điểm sáng tác nói chung của từng tác phẩm cụ thể nói riêng; V.Nabokov –
người tường giải văn hóa Nga, hoạt động dịch thuật của nhà văn; V.Nabokov
nói về bản thân mình. Trên thế giới, danh tiếng của cuốn tiểu thuyết này đã rộng
khắp từ mấy chục năm nay nhưng mãi đến tháng 3/2012 bản tiếng Việt mới đến
được Việt Nam. Chỉ hơn một tháng phát hành, tiểu thuyết Lolita đã trở
thành “bestseller” trên thị trường sách, gây được tiếng vang và sự chú ý của

3


giới truyền thông và bạn đọc. Hàng loạt bài viết về tác phẩm xuất hiện khá dày trên

mạng internet. Hiệu ứng này là tất yếu bởi Lolita vốn là tác phẩm kinh điển nổi
tiếng toàn thế giới và có sức ảnh hưởng lớn trong văn học và đời sống như đã phân
tích ở trên nên độc giả trong nước rất hào hứng khi Lolita được dịch sang tiếng
Việt. Mặt khác, bản dịch tiếng Việt của dịch giả Dương Tường cũng chịu số phận
gây tranh cãi giống như nguyên gốc tác phẩm bởi việc chuyển ngữ và dẫn nguồn
chú giải. Về vấn đề dịch thuật, một số bài viết tranh luận về những lỗi dịch sai từ,
dịch chưa thoát ý, chưa đúng văn cảnh của bản dịch. Có thể nói, cuốn sách gây ra
nhiều tranh luận về vấn đề dịch cũng bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, nhiều người phải thừa
nhận rằng, dịch Lolita khó, vì V.Nabokov chơi chữ quá nhiều, quá phức tạp, quá
hay; người dịch Lolita vất vả vì phải nghĩ ra cách chuyển tải linh hồn câu chữ. Dịch
giả Dương Tường cũng lý giải, tác giả V.Nabokov là người rất uyên bác, đọc rất
nhiều, biết nhiều kiến thức Đông Tây kim cổ và chơi chữ rất ghê, hiểu hết được ông
ấy cũng không dễ. Nhà văn Mỹ gốc Nga này vốn khét tiếng thế giới như một phù
thủy về ngôn ngữ. Tiểu thuyết Lolita của ông trùng điệp những ẩn dụ, những trò
chơi ngôn từ, những cấu trúc câu, những liên văn bản và xuyên văn bản bất tận.
Theo nghĩa nào đó, Lolita là một mê cung ngôn ngữ. Vì vậy, trong một bản dịch
dày 431 trang sách khổ lớn mười sáu nhân hai tư centimet quả là không dễ dàng
với Dương Tường. Bản thân dịch giả có vốn văn hóa sâu rộng, sự am hiểu cả
tiếng Anh, Pháp và tiếng Việt này cũng từng cho biết: khi nhận dịch cuốn
sách tức là chấp nhận vào một cuộc phiêu lưu không dễ dàng mà vì lòng yêu
ông mới nhận làm. Điểm thứ hai là, trong dịch thuật có thể nói yếu tố cảm
quan, văn phong, phong cách của người dịch ghi dấu ấn đậm và chính sự khác biệt
văn phong gây ra nhiều tranh luận trái chiều nhau đối với tác phẩm.
Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Văn
Dân không đồng tình khi một bộ phận dư luận nóng vội quy kết “thảm họa
dịch thuật” hay “dịch loạn” cho các tác phẩm dịch văn học trong thời gian
qua. Trong cuộc trò chuyện với Báo Thể thao Văn hóa, ông Dân nêu ý kiến: “đánh
giá chung thì bản dịch Lolita của Dương Tường không có những lỗi nghiêm

4



trọng về văn phạm, mà những sai sót chủ yếu là thuộc về ngữ nghĩa của các từ
ngữ, thành ngữ và biểu ngữ”. Tổng quan mà nói, Lolita bản dịch tiếng Việt vẫn
được nhiều dịch giả kỳ cựu có tên tuổi đánh giá là một bản dịch chất lượng và
không thể phủ nhận ấn tượng thẩm mỹ mà bản dịch trao cho người đọc một cách

tổng thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bàn về Lolita, các bài viết chủ yếu mới dừng
lại ở giới thiệu sơ qua về tác phẩm, tác giả, về bản dịch hay tóm tắt đơn giản về nội

dung của tác phẩm. Một bài viết đáng chú ý là Lolita có thể lấy ý tưởng từ nhiều
tác phẩm khác được đăng trên báo điện tử VnExpress ngày 19/11/2012. Bài viết
được Đỗ Thị Hường trích dịch từ Tiếp cận vấn đề về cội nguồn tiểu thuyết Lolita
Ở đó, tác giả đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các giả
thuyết xoay quanh nguồn gốc của tác phẩm gây tranh cãi nhất thế kỷ XX. Đi
sâu hơn về phân tích học thuật của tác phẩm có bài viết Tại sao dồn sự chú ý
vào chương đầu của bản dịch “Lolita”? của tác giả Nguyễn Đình Đăng trên
trang . Tuy nhiên, bài viết đầu tiên đánh dấu
việc nghiên cứu chuyên sâu mang tính khoa học về tác phẩm chính là Sự tiếp nhận
tiểu thuyết “Lolita” của V.Nabokov trên những khía cạnh văn hóa của Phạm Gia
Lâm đăng trên Tạp chí Văn học số tháng 3/2012. V.Nabokov sinh ra và lớn lên ở
Nga nhưng sau đó lại định cư ở Mỹ. Có thể nói hai nền văn hóa Nga, Mỹ đã tác
động nhiều tới ông và phần nào đó đã ánh xạ trong chính những sáng tác của
V.Nabokov. Trong bài viết, Phạm Gia Lâm đã đưa ra hướng tiếp cận Lolita từ góc
nhìn văn hóa của độc giả văn hóa đại chúng Mỹ với văn hóa đọc của Nga. Tiểu
thuyết Lolita ra đời trong bối cảnh văn hóa đại chúng Mỹ đã phát triển mạnh. Có
thể nói nhân vật Lolita chính là sản phẩm của nền văn hóa này. Cô bé thích đọc
những cuốn tạp chí người lớn, thích đóng kịch, thích nhạc pop. Lolita đã trở thành
biểu tượng và là nguồn cảm hứng trong văn hóa đại chúng.
Và mới đây, nhà nghiên cứu Phạm Gia Lâm tiếp tục nghiên cứu sâu

hơn sự tương tác văn hóa trong sáng tác của V.Nabokov nói chung, Lolita nói
riêng qua bài viết Tương tác văn hóa trong sáng tác của Nabokov đăng trên

5


Tạp chí Văn học tháng 12/2013. Phạm Gia Lâm đã đưa ra cái nhìn định tính
đối với sáng tác của V.Nabokov dưới góc độ tương tác và đối thoại văn hóa.
Ông đi vào tóm lược một số nét tiêu sử cuộc đời của V.Nabokov như: được
sinh ra trong một gia đình dòng dõi quý tộc sử dụng cả ba thứ tiếng Anh, Nga, Pháp
trong sinh hoạt hàng ngày; những đam mê thuở nhỏ của Nabokov như văn học, cờ
vua và nghiên cứu côn trùng và sự dịch chuyển qua nhiều không gian văn hóa của
V.Nabokov. Từ đây, tác giả đưa ra kết luận: “Vladimir Nabokov được mệnh danh là
“nhà văn – nhân sư”, ngoài lý do ông sáng tác bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Nga với
số lượng tác phẩm hầu như ngang nhau còn bởi tính chất thông tuệ của một nhà văn
– nhà khoa học”. Nhà nghiên cứu đã đi sâu phân loại các sáng tác của V.Nabokov
để chứng minh cho cái “chất đạo của Nga” và “chất đời của phương Tây” trong các
sáng tác của nhà văn vĩ đại này. Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu khác về
tác phẩm này chúng tôi có thể kể tới như khóa luận Hệ thống ám chỉ trong tiểu
thuyết Lolita của Vladimir Nabokov của Nguyễn Thị Khuyên. Khóa luận đã chỉ ra
tính ám chỉ trong Lolita qua các phương diện: Hệ thống nhân vật, cốt truyện và tác
giả- người kể chuyện. Nguyễn Thị Bích lại bàn tới vấn đề chuyển thể Lolita sang
điện ảnh thông qua luận văn Chuyển thể điện ảnh tiểu thuyết Lolita của
V.Nabokov.
Như vậy, bản dịch của tác phẩm có thể nói đã tạo nên hiệu ứng tiếp
nhận khá mạnh. Tuy nhiên, sự mới mẻ của nó khiến cho việc đi sâu tìm hiểu
tác phẩm chưa nhiều. Và có thể khẳng định, đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết
Lolita của V.Nabokov mà chúng tôi đang theo đuổi chưa từng trùng
với bất cứ khảo cứu nào trước đó.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật là một phạm vi rộng thể hiện qua nhiều phương diện như:
Nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian, quan niệm nghệ thuật… Các
yếu tố này thể hiện đan xen vào nhau trong tác phẩm và phụ thuộc vào tư duy của

6


nhà văn, góp phần làm nên tính sinh động của cái được miêu tả. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của khóa luận và qua thực tiễn khảo sát tác phẩm, người viết chỉ khai
thác một số biểu hiện rõ nhất của thế giới nghệ thuật, đó là: Thế giới nhân vật,
không gian và thời gian và ngôn ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khảo cứu trên bản dịch Lolita tiếng Việt do Dương Tường
chuyển ngữ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, in lần thứ 3 năm 2012 có sửa chữa. Với đề
tài đã chọn, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lolita.
Trong quá trình nghiên cứu những biểu hiện đặc trưng cơ bản của nó, người viết có
liên hệ với một số tác phẩm văn xuôi của các nhà văn khác để thấy rõ hơn nét độc
đáo trong tiểu thuyết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luân này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Liên văn bản và văn hóa học.
- Phương pháp xác định lịch sử phát sinh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Nhiệm vụ, mục tiêu của khóa luận
5.1. Nhiệm vụ của khóa luận
- Xác lập một cách hiểu thống nhất về thế giới nghệ thuật và những yếu tố
nằm trong cấu trúc của nó.

- Chỉ ra được điểm độc đáo, mới mẻ của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
Lolita.
5.2. Mục tiêu của khóa luận
Khóa luận hướng tới mục tiêu tìm ra những điểm độc đáo, đặc sắc của thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Lolita. Trên cơ sở đó, khóa luận nêu lên những đánh giá

7


về tài năng và những đóng góp cũng như vị trí của Nabokov trong nền văn học Mĩ
nói riêng và văn học thế giới nói chung.
6. Đóng góp của khóa luận
- Khái quát lý thuyết về thế giới nghệ thuật, vận dụng để tìm hiểu thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết Lolita.
- Chỉ ra và phân tích những khía cạnh mới mẻ, đặc sắc của thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết Lolita trong tương quan với các tiểu thuyết thời kì trước và một số
tiểu thuyết đương thời. Qua đó, thêm một lần nữa khẳng định vị trí của Nabokov
trên văn đàn thế giới và đưa ông đến gần hơn với độc giả Việt Nam.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được
chúng tôi triển khai thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thế giới nghệ thuật và tiểu thuyết Lolita
Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lolita
Chương 3: Không gian, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ trong tiểu thuyết
Lolita

8


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ
TIỂU THUYẾT LOLITA

1.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính
chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác
của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật
là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế
giới thực tại vật chất hay tâm lí con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế
giới nghệ thuật có không gian riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức,
thang bậc giá trị riêng… xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [7,
Tr. 302]. Chẳng hạn, trong thế giới truyện cổ tích, con người và loài vật, cây cối,
thần phật đều có thể nói chung một thứ tiếng người, xương cá có thể hóa quần áo,
con người trẻ mãi không già… Trong văn học lãng mạn, quan hệ nhân vật thường
xây dựng trên cơ sở cảm hóa. Trong văn học cách mạng, nhân vật thường chia
thành hai tuyến địch – ta. Từ đó ta thấy, mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình
nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không
cho phép đánh giá và lí giải tác phẩm văn học theo lối đối chiếu đơn giản giữa các
yếu tố hình tượng với các sự thực đời sống riêng lẻ, xem có “giống” hay “ không”,
“thật” hay “không”, mà phải đánh giá trong chỉnh thể tác phẩm, xem xét tính chân
thật của tư tưởng chỉnh thể của tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực. Các yếu tố hình
tượng chỉ có ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của nó.
Theo giáo trình Lý luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên), “ thế giới nghệ thuật
là một thế giới kép: Thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả. Thế giới được miêu
tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật… Thế giới miêu tả là thế giới của người kể
chuyện, người trữ tình. Hai thế giới này gắn kết không tách rời như hai mặt của một
tờ giấy. Không có thế giới miêu tả thì không có thế giới được miêu tả và ngược lại.

9



Tuy nhiên chúng không thể liên thông. Người kể chuyện không thể trực tiếp tham
gia vào sự kiện trong thế giới được miêu tả như một nhân vật” [20, Tr. 82]. Thế giới
được miêu tả trong tác phẩm có các bình diện của nó. Đó là con người riêng (nhân
vật), không gian, thời gian riêng, đồ vật, âm thanh, màu sắc có ý nghĩa tượng trưng
riêng không đồng nhất với thực tại. Các bình diện trên đều là yếu tố của thế giới
nghệ thuật, mỗi yếu tố có một vị trí nhất định và không thể thiếu đối với hệ thống.
Không nên đánh giá tác phẩm chỉ trong một bình diện, cũng như không nên xem xét
các bình diện trên một cách tách rời, bỏ qua mối quan hệ và liên hệ qua lại của
chúng. Chỉ có nghiên cứu đồng bộ các bình diện mới đem lại bức tranh đầy đặn về
thế giới mà nhà văn sáng tạo ra.
Như vậy, thế giới nghệ thuật là một phạm trù rất rộng. Thuật ngữ này chỉ dùng
trong văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau
về thế giới nghệ thuật . Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra cách hiểu:
Thế giới nghệ thuật là thế giới riêng mà nhà văn sáng tạo trong tác phẩm của mình.
Thế giới ấy là sự phản chiếu của thế giới vật chất nhưng không hoàn toàn là thế giới
vật chất. Bước vào thế giới nghệ thuật, người đọc đã tự nguyện cùng nhà văn bắt
đầu hành trình khám phá bản chất của cuộc sống và bản thể con người. Đó là một
cuộc chơi thú vị, hấp dẫn nhưng cũng không ít những đắng cay, ngang trái cần sự
trải nghiệm. Thế giới nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố trong tác phẩm văn học.
Có bao nhiêu yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học sẽ có bấy nhiêu yếu tố thuộc
thế giới nghệ thuật.
1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
Đây là khái niệm chưa được cắt nghĩa rành mạch và trọn vẹn trong bất cứ một
công trình lí luận văn học nào. Theo suy nghĩ còn hạn hẹp của chúng tôi: “thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết vừa mang những đặc điểm chung của thế giới nghệ
thuật trong sáng tác văn học vừa có những đặc điểm riêng gắn với đặc trưng thể loại
của nó. Đặc điểm riêng của nó là “chất văn xuôi” vừa mang chất trữ tình, bay bổng
lại vừa thô nhám xù xì như lạo ra từ một “ảo giác nghệ thuật” nhằm thuyết phục

người đọc, là khả năng mở rộng biên độ không gian- thời gian nghệ thuật mà không

10


một thể loại văn học nào có thể sánh kịp, là sự quan tâm đặc biệt tới số phận con
người đa đoan và phức tạp trong dòng chảy lịch sử. Trong phạm vi một khóa luận
tốt nghiệp, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu những yếu tố cấu trúc cơ bản của thế giới nghệ
thuật mang đặc trưng của tiểu thuyết được biểu hiện cụ thể qua tiểu thuyết Lolita.
1.2. Tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vladimir Nabokov
Vladimir Vladimirovich Nabokov (tiếng Nga:

ади и

ади и ови

Набоков; 22 tháng 4 năm 1899 – 2 tháng 7 năm 1977) là một nhà văn, nhà thơ Nga,
sáng tác bằng tiếng Nga và tiếng Anh. Vladimir Nabokov sinh ở SanktPeterburg trong một gia đình quý tộc giàu có và lâu đời. Ông nội từng là Bộ trưởng
Bộ Tư pháp trong chính phủ Nga hoàng Aleksandr II và Aleksandr III. Bố là một
nhà chính trị nổi tiếng, sau cách mạng tháng Hai làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong
chính phủ lâm thời Nga. Mẹ cũng là con gái của một nhà có dòng dõi quý tộc. Mặc
dù vậy, Vladimir Nabokov là người hờ hững với chính trị. Tuổi nhỏ Nabokov thích
sưu tập tem và nghiên cứu cuộc sống các loài bướm. Từ năm 1911 – 1916 học ở
trường trung học Tenishevsky, nơi trước đấy Osip Mandelstam từng học.
Năm 1916 in tập thơ đầu tiên Стихи (Thơ). SauCách mạng tháng Mười, Nabokov
chuyển xuống vùng Krym, nơi bố làm Bộ trưởng Tư pháp của cộng hoà Krym. Sau
khi Hồng quân chiếm Krym, cả gia đình đi ra nước ngoài (tháng 4 năm 1919).
Những năm 1919 – 1922 Nabokov học văn học Nga và văn học Pháp ở Đại học
Cambridge; sau khi tốt nghiệp ông trở về Berlin cùng với gia đình. Năm 1927 ông

cưới vợ và viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên: Машенька. Thời gian từ năm 1927 đến
năm 1937 ông viết 8 tiểu thuyết bằng tiếng Nga. Cuối thập niên 1930 Đức quốc
xã nắm chính quyền ở Đức, gia đình Nabokov chuyển sang Paris; khi Chiến tranh
thế giới thứ hai xảy ra, cả gia đình sang Mỹ. Vì không còn cộng đồng người Nga
ở châu Âu nên không còn bạn đọc bằng tiếng Nga, kể từ đây Nabokov chuyển sang
sáng tác bằng tiếng Anh.
Cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh đầu tiên The Real Life of Sebastian
Knight (Cuộc đời thực của Sebastian Knight, 1941), tiếp đến là nhiều tiểu thuyết

11


bằng tiếng Anh mà nổi tiếng nhất là Lolita, in ở Pháp năm 1955, ở Mỹ năm 1958,
ở Anh năm 1959. Năm 1960 Nabokov trở về sống ở Montreux, Thuỵ Sĩ và tiếp tục
viết một số tiểu thuyết, đáng kể nhất có Pаle Fire (Lửa nhạt, 1962), Ada, or
Ardor(Ada hay Ardor, 1969). Ngoài sáng tác, Nabokov còn là một dịch giả thiên
tài, ông là tác giả của các bản dịch Слово о походе Игоревом (Câu chuyện về cuộc
hành binh Igor), Евгений Онегин (Evgeny Onegin), hay bản dịch thơ trữ tình
của Pushkin, Lermontov, Tyutchevsang bằng tiếng Anh; Alice's Adventures in
Wonderland từ tiếng Anh sang tiếng Nga cũng như nhiều tiểu thuyết của mình.
Vladimir Nabokov nói về mình: "Tôi là nhà văn Mỹ, sinh ở nước Nga, học văn học
Pháp ở Anh trước khi chuyển về Đức ở 15 năm… Đầu tôi nói chuyện bằng tiếng
Anh, tim tôi – bằng tiếng Nga, tai tôi – bằng tiếng Pháp".
Vladimir Nabokov mất tại Montreux, Thuỵ Sĩ để lại cuốn tiểu thuyết The
Original of Laura (Nguyên mẫu của Laura) đang viết dở.
1.2.2. Giới thiệu về tiểu thuyết Lolita
Lolita (1955) là một tiểu thuyết của Vladimir Vladimirovich Nabokov. Tiểu
thuyết được viết bằng tiếng Anh và được xuất bản vào năm 1955 ở Paris, sau đó
được chính tác giả dịch ra tiếng Nga và được xuất bản vào năm 1967 ở New York.
Tiểu thuyết nổi tiếng cả ở phong cách mới lạ lẫn nội dung gây ra các tranh cãi do

nhân vật chính của tiểu thuyết tên Humbert Humbert, một người khá nhiều tuổi có
sự ám ảnh về tình dục với một cô gái mười hai tuổi tên Dolores Haze (tức Lolita).
- Nội dung chính:
Humbert, nhân vật tôi, là giáo sư văn chương ở Paris, trạc 35 tuổi, đẹp trai. Tuy
sống cùng với vợ nhưng Humbert không hề có hứng thú tình dục với vợ mà luôn
thầm tơ tưởng đến những cô gái 12, 13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi
người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Ông ta không
hề thấy buồn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác, thậm chí còn ngạc nhiên
khi vợ mình lại có sức hấp dẫn tới kẻ khác. Sau đó vài năm ông được mời
sang Mĩ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England.

12


Bà chủ nhà trọ chỗ Humbert ở là Charlotte Haze yêu ông ta nhưng ông ta chẳng
hề thấy hứng thú gì nơi người đàn bà góa phụ này, ngược lại Humbert lại yêu cô
con gái tên là Dolores Haze (mà ông ta gọi là Lolita) mới 12 tuổi của bà ta.
Humbert chấp nhận lấy bà chủ nhà để được gần gũi với Lolita. Hàng ngày ông ghi
vào nhật ký những cảm xúc dạt dào với đứa con riêng của vợ đang tuổi dậy thì. Rồi
có ngày vợ ông lục tủ và phát hiện ra bí mật khủng khiếp trong tâm hồn của chồng
được ghi trong cuốn nhật ký. Trong trạng thái hoang mang tột độ, bà vợ bị xe cán
chết trên đường ra bưu điện gửi thư cho con gái đang ở trại hè.
An táng vợ xong, Humbert đến chỗ Lolita sinh hoạt trại hè để đưa cô đi hết
thành phố này đến thành phố khác, tối đến con gái và cha dượng cùng nhau mây
mưa trong các motel. Rồi một hôm Lolita bỏ Humbert để theo một người đàn ông
già khác là Clare Quilty. Ông gần như phát điên, tìm Lolita khắp nơi nhưng mấy
năm sau ông mới tìm thấy Lolita đang mang thai với người chồng hơn cô vài tuổi.
Mặc dù đang 17 tuổi nhưng Lolita trông xuống sắc kinh khủng. Humbert quá đau
đớn vì hình ảnh nữ thần trong tim ông nay đã chết. Ông đưa cho Lolita toàn bộ số
tiền của mình và tìm giết Clare Quilty, người đã quyến rũ nàng mấy năm trước.

Humbert vào tù và kể lại câu chuyện của đời mình. Sau đó ông chết vì tắc động
mạch vành. Lolita cũng chết khi sinh con vào đúng ngày Lễ giáng sinh năm 1952
Trong phần đầu cuốn sách, Nabokov đã tự nhận xét về cuốn sách của mình thông
qua lời bình của tiến sĩ John Ray như sau:
“ Với tư cách là một hồ sơ bệnh án, “Lolita” chắc sẽ trở thành một tư liệu kinh
điển trong giới y học tâm thần. Với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật, nó siêu việt
trên khía cạnh chuộc tội của nó; và đối với chúng tôi, điều còn quan trọng hơn cả ý
nghĩa khoa học và giá trị văn học, là tác động đạo lý mà cuốn sách sẽ tạo nên đối
với độc giả nghiêm túc; vì trong nghiên cứu cá nhân xót xa này, ẩn chứa một bài
học phổ quát; đứa trẻ ngang ngạnh, người mẹ ích kỉ, gã quỷ ám hổn hển, không phải
chỉ là những nhân vật sống động trong một câu chuyện duy nhất; họ cảnh báo ta về
các khuynh hướng nguy hiểm; họ chỉ ra những cái xấu đầy cường lực. “Lolita”
khiến tất cả chúng ta - những người làm cha mẹ, những nhà hoạt động xã hội,

13


những nhà giáo dục - phải dốc sức, với tinh thần cảnh giác cao hơn nữa và sáng suốt
hơn nữa, vào nhiệm vụ nuôi dạy một thế hệ tốt hơn trong một thế giới an toàn hơn.”
Tóm lại, V.Nabokov là một cây bút tài năng trên nhiều thể loại, đặc biệt trên địa
hạt tiểu thuyết. Tên tuổi của ông đã được khẳng định trên văn đàn thế giới và vang
danh với nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có Lolita là được biết đến nhiều nhất
không chỉ bởi nội dung gây tranh cãi bởi độ lệch chuẩn quá lớn mà còn bởi một thứ
văn phong chói lóa, tinh tế đến ngỡ ngàng. Bởi thế chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi
đây là 1 trong 100 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại. Cùng bước vào thế giới nghệ
thuật của Lolita để chiêm nghiệm, lý giải và thưởng thức kiệt tác này một cách trọn
vẹn nhất.

14



CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LOLITA CỦA
VLADIMIR NABOKOV
2.1. Khái niệm nhân vật
Nhìn một cách rộng nhất, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng trong văn
chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn
ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa: Thứ
nhất, “đó là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
văn học”. Thứ hai, đó là “người có vai trò nhất định trong xã hội”. Tức là, thuật ngữ
nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả ở đời sống nghệ thuật, đời sống xã hội
- chính trị lẫn đời sống sinh hoạt hằng ngày… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của
khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà
bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa, đó là nhân vật trong tác phẩm văn chương.
Trong cuốn Lý luận văn học do tác giả Phương Lựu chủ biên định nghĩa về nhân
vật văn học như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả
thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” [16,Tr.227]. Đó là nhân vật
không tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều… Đó là những con vật trong truyện
cổ tích, thần thoại, đồng thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những
con vật mang nội dung và ý nghĩa như con người… Khái niệm nhân vật đôi khi
được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào mà chỉ một hiện
tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng chủ yếu bằng hình tượng con người. Nhân vật
văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra.
Trong cuốn giáo trình Lý luận văn học do giáo sư Hà Minh Đức chủ biên, các tác
giả cuốn này cho rằng: “Nhân vật văn học là một hình tượng mang tính ước lệ, đó
không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự
thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính
cách… Và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan
niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người
có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong


15


tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách
con người…Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là
một hình tượng con người về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể
hiện nổi bật trong tác phẩm” [6,Tr.126].
Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận văn học, bằng cách này hay cách khác, khi
định nghĩa về nhân vật văn học vẫn cơ bản gặp nhau ở những nội hàm không thể
thiếu được của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả,
thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người, hoặc
những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người là ẩn dụ của con
người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống
hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
2.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên mỗi tác phẩm văn học, nhân
vật có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng.
Trước tiên, nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phương tiện tất yếu và quan
trọng nhất giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực đời sống. Bằng sự suy ngẫm,
chiêm nghiệm, bằng những tìm tòi, khám phá, nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ
thống nhân vật trong tác phẩm để từ đó khái quát các tính cách xã hội và mảng đời
sống gắn liền với nó.
Bên cạnh việc phản ánh, khái quát hóa hiện thực cuộc sống với những mảng đời
sống xã hội gắn liền với nó, nhân vật còn có chức năng thể hiện quan niệm nghệ
thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, về cuộc đời. Văn học phản
ánh thế giới bằng hình tượng. Song, điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chép
nguyên xi hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Nhà văn phải là người sáng tạo
trên cơ sở trải nghiệm, sự suy ngẫm theo sự cảm thụ của bản thân mình.
2.3. Cách phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng đa dạng về mặt kiểu loại. Có rất nhiều cách

phân chia nhân vật văn học:

16


Xét về cấu trúc tác phẩm: Dựa vào vị trí của nhân vật đối với nội dung cụ thể
và với cốt truyện trong tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính,
nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ
chốt, xuất hiện nhiều, giữu vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó
là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả
triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể
nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về
mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề
trung tâm của tác phẩm. Ngoài nhân vật trung tâm và nhân vật chính, còn lại là các
nhân vật phụ. Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ
trợ bổ sung. Nó góp phần làm đầy đủ phương diện cấu trúc của nhân vật văn học.
Xét về ý thức hệ: Dựa vào đặc điểm của tính cách, mối quan hệ với tư tưởng tác
giả và lý tưởng của thời đại, có thể chia ra thành nhân vật chính diện, nhân vật phản
diện. Sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện gắn liền với những
mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập về quan
điểm tư tưởng và lý tưởng sống. Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm
trù lịch sử. Nhân vật chính diện mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp
của tác giả và của thời đại. Ngược lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm
chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng, đang lên án và phủ định. Như vậy, hai loại
nhân vật này luôn ở vị trí đối kháng nhau.
Dựa vào cấu trúc hình tượng: Theo tiêu chí này, người ta chia nhân vật thành
nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng.
Nhân vật chức năng xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại. Đó là loại nhân vật
thường không được khăc họa đời sống nội tâm, các phẩm chất, đặc điểm nhân vật
cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối. Hơn nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó

chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định.
Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, phẩm chất
của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung
về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình. Nhân vật tính cách

17


là một kiểu nhân vật phức tạp. Ở trên đã nói, tính cách như là đối tượng chủ yếu của
nhận thức văn học. Đó là tính cách trong nghĩa rộng. Nhưng không phải mọi nhân
vật văn học đều phản ánh cấu trúc của tính cách. Do đó, trong nghĩa hẹp, nhân vật
tính cách là một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có tính
cách nổi bật. Trong nhân vật tính cách, cái quan trọng không phải chỉ là cái đặc
điểm, thuộc tính xã hội nào đó mà người ta có thể liệt kê ra được.Tính cách còn thể
hiện ở tương quan của các thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các thuộc tính
đó với môi trường, tình huống. Nhân vật tính các thường có những mâu thuẫn nội
tại, những nghịch lý, những chuyển hóa. Vì vậy, tính cách có một quá trình tự phát
triển, và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó. Trong văn học có những
nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải là cá tính, cũng không phải là các
phẩm chất loại hình, mà là một tư tưởng, một ý thức. Đó là kiểu nhân vật tư tưởng.
Chẳng hạn, các nhân vật “quỷ sứ” như Malfret, Cain, Luifer, Jean Valiean, Javais
của Huygo; Andray của L.Tolstoi; Laconnicov của Dostoevski. Trong sáng tác, loại
nhân vật này dễ rơi vào công thức, minh họa, trở thành cái loa tư tưởng của tác giả
và loại nhân vật “dẹt” thiếu sức sống.
Trên đây là những loại nhân vật thường gặp. Sự phân biệt này chỉ mang tính
chất tương đối. Nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơ bản của một loại
nhân vật nào đó.
2.4. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lolita
2.4.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Lolita
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm trung tâm của thi pháp học, nó

phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện bản chất nhân học của văn học. Ở một
phương diện nào đó, thuật ngữ quan niệm nghệ thuật về con người có giá trị tương
đương với khái niệm "tính tư tưởng” trong tác phẩm văn học. Nếu tư tưởng là linh
hồn của tác phẩm (Korolenco) thì quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi tư
tưởng, chiều sâu nhân bản của tác phẩm đó, đồng thời là thước đo sự tiến bộ của
nhà văn. Quan niệm nghệ thuật về con người là cái giới hạn tối đa trong cách hiểu,
cách cảm, cách nhìn và cách lý giải về con người của nhà văn được hóa thân thành

18


×