Tải bản đầy đủ (.doc) (272 trang)

Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người ở các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 272 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI ĐỨC MINH

KHã KH¡N T¢M Lý TRONG HäC NGHÒ
CñA SINH VI£N D¢N TéC ÝT NG¦êI ë C¸C
TR¦êNG
CAO §¼NG NGHÒ KHU VùC PHÝA B¾C

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI ĐỨC MINH

KHã KH¡N T¢M Lý TRONG HäC NGHÒ
CñA SINH VI£N D¢N TéC ÝT NG¦êI ë C¸C
TR¦êNG
CAO §¼NG NGHÒ KHU VùC PHÝA B¾C
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS Trần Thị Lệ Thu
2. PGS.TS Vũ Ngọc Hà

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Bùi Đức Minh


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC
NGHỀ CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƯỜI.....................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên
................................................................................................................................... 9
1.1.1. Những nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên ở nước ngoài......................................................................................9
1.1.2. Những nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập nghề nghiệp của sinh viên các trường
cao đẳng, đại học ở trong nước.............................................................21

1.2. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề.............................................................................................30
1.2.1. Khó khăn tâm lý trong học nghề..............................................................30
1.2.2. Sinh viên dân tộc ít người........................................................................36
1.2.3. Trường cao đẳng nghề..........................................................................41
1.2.4. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề......................................................................................45
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên
dân tộc ít người.......................................................................................................51
1.3.1. Một số yếu tố chủ quan...........................................................................51
1.3.2. Một số yếu tố khách quan........................................................................53
Tiểu kết chương 1...................................................................................................56
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................57
2.1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu........................................................................57
2.1.1. Giai đoạn 1 - Nghiên cứu lý luận 57
2.1.2. Giai đoạn 2 - Khảo sát, đánh giá thực trạng.........................................57
2.1.3. Giai đoạn 3 - Đề xuất các biện pháp tác động và tổ chức thực nghiệm..........59
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................59
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.............................................................59
2.2.2. Phương pháp chuyên gia........................................................................60
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi....................................................60
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.................................................................66
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm......................................................................67
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp......................................................76


iii
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học...............................77
Tiểu kết chương 2..................................................................................................79
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KHÓ KHĂN

TÂM LÝ TRONG HỌC NGHỀ CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KHU VỰC PHÍA BẮC...........................80
3.1. Thực trạng khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc............................................80
3.1.1. Mức độ khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc........................................80
3.1.2. Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt nhận thức trong các khâu
học nghề cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng
nghề khu vực phía Bắc....................................................................................84
3.1.3. Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm trong các khâu học
nghề cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực
phía Bắc...........................................................................................................91
3.1.4. Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng trong các khâu
học nghề cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng
nghề khu vực phía Bắc....................................................................................97
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh
viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.....................104
3.2.1. Một số đặc điểm tâm lý cá nhân của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.......................................................105
3.2.2. Điều kiện học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao
đẳng nghề khu vực phía Bắc.........................................................................112
3.2.3. Tác động của một số yếu tố đến khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc...........118
3.3. Biện pháp tác động và kết quả thực nghiệm tác động
133
3.3.1. Đề xuất các biện pháp tác động
133
3.3.2. Kết quả thực nghiệm tác động.............................................................134
3.3.3. Kết luận về thực nghiệm tác động........................................................144
Tiểu kết chương 3.................................................................................................145

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ..................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................152
PHỤ LỤC............................................................................................................1PL


iv


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.

Bảng 2.4.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.

Bảng 3.3.

Bảng 3.4.

Bảng 3.5.
Bảng 3.6.

Bảng 3.7.


Bảng 3.8.

Bảng 3.9.

Đặc điểm khách thể nghiên cứu là sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề.........................................................................58
Độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi.......................................63
Các nhóm điểm của các thang đo khó khăn tâm lý trong học
nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu
vực phía Bắc......................................................................................65
Danh sách sinh viên tham gia thực nghiệm tác động............................68
Mức độ khó khăn tâm lý của sinh viên dân tộc ít người các trường
cao đẳng nghề khu vực phía Bắc (%)
82
Sự khác biệt về khó khăn tâm lý trong các khâu học nghề cơ bản
của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực
phía Bắc xét theo các tiêu chí.............................................................83
Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt nhận thức các nhiệm
vụ học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng
nghề khu vực phía Bắc.......................................................................88
Sự khác biệt khó khăn tâm lý về mặt nhận thức trong các khâu
học nghề cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao
đẳng nghề khu vực phía Bắc xét theo các tiêu chí..............................91
Khó khăn về mặt xúc cảm trong các khâu học nghề của sinh viên
dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.............94
Sự khác biệt về khó khăn ở mặt xúc cảm trong các khâu học
nghề cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng
nghề khu vực phía Bắc xét theo các tiêu chí......................................97
Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng trong các khâu
học nghề cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao

đẳng nghề khu vực phía Bắc..............................................................99
Sự khác biệt khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng trong các khâu học
nghề cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng
nghề xét theo các tiêu chí.................................................................102
Sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc..........................106


vi
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.

Bảng 3.13.

Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.

Bảng 3.18.

Tính tích cực, chủ động trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc..........................108
Khả năng sử dụng tiếng phổ thông của sinh viên dân tộc ít người
các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc....................................111
Đánh giá của sinh viên dân tộc ít người về năng lực, phương
pháp giảng dạy của giảng viên trong các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc 113
Đánh giá của sinh viên dân tộc ít người về các điều kiện, phương

tiện thực hành nghề trong các trường cao đẳng nghề khu vực
phía Bắc...........................................................................................115
Đánh giá của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc về các hỗ trợ từ gia đình......................................116
Dự báo mức độ thay đổi khó khăn tâm lý trong học nghề khi các
yếu tố độc lập đơn nhất thay đổi......................................................129
Dự báo mức độ thay đổi khó khăn tâm lý trong học nghề khi
cụm các yếu tố thay đổi...................................................................132
Sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trước và sau
thực nghiệm (ĐTB)...........................................................................135
Tính tích cực, chủ động trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trước và sau
thực nghiệm (ĐTB)..........................................................................136


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người
các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc (ĐTB)..........................81
Biểu đồ 3.2. Khó khăn tâm lý về mặt nhận thức trong các khâu học nghề cơ
bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu
vực phía Bắc (ĐTB)...........................................................................85
Biểu đồ 3.3. Khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm khi thực hiện các nhiệm vụ học
nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc (ĐTB)....................................................................92
Biểu đồ 3.4. Khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ học
nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc (ĐTB)....................................................................98

Biểu đồ 3.5. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người
các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trước và sau thực
nghiệm (ĐTB)..................................................................................137
Biểu đồ 3.6. Khó khăn tâm lý về mặt nhận thức của sinh viên dân tộc ít người
các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trước và sau thực
nghiệm (ĐTB)..................................................................................138
Biểu đồ 3.7. Khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt xúc cảm của sinh viên
dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trước
và sau thực nghiệm (ĐTB)................................................................138
Biểu đồ 3.8. Khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng trong học nghề của sinh viên
dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trước
và sau thực nghiệm (ĐTB)................................................................139


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt nhận
thức và một số yếu tố chủ quan...........................................................119
Sơ đồ 3.2. Tương quan giữa khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm và một số yếu
tố chủ quan.........................................................................................121
Sơ đồ 3.3. Tương quan giữa khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng và một số yếu tố
chủ quan..............................................................................................122
Sơ đồ 3.4. Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt nhận
thức và một số yếu tố khách quan.......................................................124
Sơ đồ 3.5. Tương quan giữa khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm và một số yếu
tố khách quan......................................................................................126
Sơ đồ 3.6. Tương quan giữa khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng và một số yếu
tố khách quan......................................................................................127



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp thu các
tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật,
đội ngũ trí thức. Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư cho con người mà
cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực lao
động trực tiếp. Vì thế, học nghề và dạy nghề của các trường cao đẳng nghề hiện nay
có vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn lao động có tay nghề đáp ứng
nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Với thời lượng làm bài tập và thực hành nghề
nghiệp nhiều, sinh viên các trường cao đẳng nghề có những hiểu biết thực tế hơn về
lĩnh vực đào tạo của mình, tay nghề được rèn luyện nhiều nên kỹ năng nghề thuần
thục hơn và có thể bắt kịp với yêu cầu công việc theo đúng ngành nghề theo học.
Bên cạnh đó, các trường cao đẳng nghề hiện nay đã có chính sách kết nối tuyển sinh
đào tạo với các doanh nghiệp, công ty, góp phần tăng tính thực tiễn, cập nhật nhanh
chóng nhu cầu của xã hội, giúp cho chương trình học tập của sinh viên được sát với
thực tế hơn. Từ đây, sinh viên các trường cao đẳng nghề có lợi thế hơn khi xin việc
làm, được các công ty và doanh nghiệp tuyển dụng tại chỗ, ngay trong ngày tốt
nghiệp với mức lương bảo đảm.
Tham gia vào quá trình học nghề ở các trường cao đẳng nghề, để đáp ứng
được những yêu cầu của công việc sau khi tốt nghiệp, bên cạnh việc tích lũy những
kiến thức chuyên môn do giáo viên truyền thụ, mỗi sinh viên còn phải tích cực, chủ
động và sáng tạo trong hoạt động học tập nghề nghiệp. Tự học, tự trau dồi và hoàn
thiện bản thân là phương thức hữu hiệu để sinh viên hiện thực hóa mục tiêu nghề
nghiệp của mình. Tuy nhiên, do phải làm quen với môi trường học tập mới cùng sự
thay đổi tính chất của hoạt động chủ đạo so với cấp học trung học phổ thông mà hầu
hết sinh viên các trường cao đẳng, đại học đều gặp phải những khó khăn nói chung
và những khó khăn tâm lý nói riêng trong học nghề ở các mức độ khác nhau.

Trên thực tế, phần lớn sinh viên dân tộc ít người đến từ những vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, xuất thân từ những gia đình khó khăn và học tập ở môi trường
phổ thông với điều kiện không thuận lợi. Vì thế, trình độ đầu vào của những sinh


2
viên này không cao, nhiều em tiếng phổ thông chưa thạo, chưa mạnh dạn trong giao
lưu học hỏi, nhu cầu và động cơ học nghề chưa cao.... Điều này gây không ít khó
khăn cho các em trong quá trình học nghề và nếu không có những cách thức khắc
phục thì những khó khăn đó dễ làm cho sinh viên dân tộc ít người chán nản, bỏ bê,
từ đó tạo cho các em sự trì trệ, buông xuôi, phó mặc và không có động lực để phấn
đấu. Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra những khó khăn của sinh viên dân tộc ít người và
có biện pháp kịp thời nhằm giảm thiểu khó khăn của các em sẽ góp phần giúp
những sinh viên này học nghề tốt hơn ở các trường cao đẳng, đại học.
Thực tiễn giáo dục cho thấy, kết quả học tập của sinh viên dân tộc ít người
nói chung và kết quả học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng
nghề nói riêng thường khá thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này và
một trong những nguyên nhân chính là do các em sinh viên dân tộc ít người gặp
những khó khăn tâm lý trong học nghề. Những khó khăn tâm lý đã gây cản trở từ đó
làm cho hoạt động học nghề của những sinh viên này kém hiệu quả.
Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đào tạo nghề cụ thể
cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như xây
dựng trường, lớp, đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ chi phí đào tạo… để
tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc ít người tiếp cận học nghề, Tuy nhiên, thực tế vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu vực này.
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên nói chung và sinh
viên dân tộc ít người nói riêng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Phần lớn các nghiên cứu này đã đánh giá biểu hiện và phân tích nguyên nhân chủ
quan, khách quan của những khó khăn tâm lý mà sinh viên gặp phải trong quá trình
học tập tại các trường cao đẳng, đại học. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh

viên dân tộc ít người hầu như còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
thống. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp xây dựng được khái niệm khó khăn tâm lý
trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề, hiểu đầy
đủ hơn và rõ ràng hơn những biểu hiện, mức độ của khó khăn tâm lý và các yếu tố
ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người ở cả
hai bình diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó có được những biện pháp giảm
thiểu khó khăn tâm lý cho những sinh viên này một cách hiệu quả hơn.


3
Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Khó khăn
tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người ở các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc” là cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh
viên dân tộc ít người ở các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc và những yếu tố
ảnh hưởng; trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ tâm lý góp phần trợ giúp
sinh viên dân tộc ít người giảm thiểu những khó khăn tâm lý trong học nghề.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên dân tộc ít người, giảng viên, cán bộ quản lý của các trường cao
đẳng nghề khu vực phía Bắc và các nhà tâm lý học.
4. Giả thuyết khoa học
4.1. Hầu hết sinh viên dân tộc ít người ở các trường cao đẳng nghề khu vực
phía Bắc đều gặp khó khăn tâm lý trong học nghề.
4.2. Sự tự tin vào khả năng học tập của bản thân, khả năng sử dụng tiếng phổ
thông, tính tích cực chủ động của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề và

năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên cùng với điều kiện thực hành nghề là
các yếu tố tác động mạnh đến khó khăn tâm lý trong học nghề của những sinh viên này.
4.3. Nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân và tăng cường
tính chủ động, tích cực trong học nghề cho sinh viên dân tộc ít người các trường cao
đẳng nghề khu vực phía Bắc là hai biện pháp tâm lý góp phần làm giảm thiểu khó
khăn tâm lý trong học nghề của những sinh viên này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong học
nghề của sinh viên dân tộc ít người.
5.2. Đánh giá thực trạng khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người ở các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc và phân tích một số yếu tố chủ quan
và khách quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của những sinh viên này.


4
5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tâm lý nhằm giúp sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc nâng cao sự tự tin, tính chủ động,
tích cực trong học nghề.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ những biểu hiện (nhận thức, xúc cảm, kỹ năng) và mức
độ khó khăn tâm lý (thấp, trung bình, cao) trong học nghề qua các khâu của quá trình học
tập ở sinh viên dân tộc ít người tại các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc. Đồng
thời nghiên cứu một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý
trong học nghề của những sinh viên này.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
 Chuyên gia: 08 nhà tâm lý học; 12 cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên đang
làm việc và giảng dạy tại các trường cao đẳng nghề.
 Khách thể tham gia khảo sát thử là 40 người gồm:
 35 sinh viên dân tộc ít người đang học nghề trong các trường cao đẳng

nghề (điều tra bằng bảng hỏi)
 3 giảng viên của các trường cao đẳng nghề (phỏng vấn sâu);
 2 cán bộ quản lý trong các trường cao đẳng nghề (phỏng vấn sâu).
 Khách thể tham gia khảo sát chính thức là 320 người, bao gồm:
 302 sinh viên dân tộc ít người đang học nghề trong 3 trường cao đẳng
nghề (điều tra bằng bảng hỏi);
 9 sinh viên dân tộc ít người, 6 giảng viên, 3 cán bộ quản lý của các
trường cao đẳng nghề (phỏng vấn sâu).
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại các trường cao đẳng có đào tạo nghề của 3 tỉnh
Lào Cai, Sơn La và Điện Biên thuộc tiểu vùng Tây Bắc, Bắc Bộ Việt Nam gồm:
1) Cao đẳng nghề Lào Cai
2) Cao đẳng Sơn La
3) Cao đẳng nghề Điện Biên
Các địa bàn khảo sát nêu trên được lựa chọn với các lý do:
 Lào Cai, Sơn La và Điện Biên là 3 tỉnh có nhiều thành phần dân tộc sinh
sống, trong đó dân tộc ít người chiếm đa số;


5
 Cao đẳng nghề Lào Cai, Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng nghề Điện Biên là 3
trường có nhiều thành phần dân tộc đang học tập và chủ yếu là dân tộc ít người.
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số cách tiếp cận tâm lý học: tiếp
cận hoạt động, tiếp cận hệ thống và tiếp cận phát triển.
Tiếp cận hoạt động: Khó khăn của con người nảy sinh từ hoạt động và được
thể hiện trong hoạt động. Để hoạt động đạt hiệu quả phải khắc phục được những
khó khăn, do đó khi nghiên cứu khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân
tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc cần nghiên cứu về hoạt

động học nghề của những sinh viên này để làm bộc lộ rõ khó khăn tâm lý của các
em. Ở đây, khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề được chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông qua các khâu của
hoạt động học nghề - hoạt động thực tiễn của các em: học lý thuyết trên lớp, tự học
tự nghiên cứu và thực hành nghề.
Tiếp cận hệ thống: Khó khăn nói chung và khó khăn tâm lý trong hoạt động
nói riêng của con người chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có
cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Vì vậy, trong nghiên cứu này, khó khăn
tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu
vực phía Bắc được xem xét như là kết quả tác động của các yếu tố chủ quan và
khách quan. Tuy nhiên, cách tác động (trực tiếp hay gián tiếp) và mức độ tác động
(mạnh hay yếu) đến khó khăn tâm lý của những sinh viên này cũng sẽ không như
nhau trong từng hoàn cảnh, từng thời điểm khác nhau. Việc xác định đúng vai trò
của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là điều cần thiết. Vì vậy, trong
nghiên cứu này, khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc được xem xét trong mối tương quan với
một số yếu tố khách quan (Năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên; Điều
kiện, phương tiện thực hành nghề; Hỗ trợ từ gia đình) và một số yếu tố chủ quan
(Sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân; Khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ
thông; Tính chủ động, tích cực trong học nghề).
Tiếp cận phát triển: Bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lý là quá


6
trình liên tục tạo ra những cấu tạo tâm lý mới. Vì vậy, khi nghiên cứu về khó
khăn tâm lý của sinh viên dân tộc ít người phải nghiên cứu trong sự vận động,
biến đổi, tương tác qua lại giữa yếu tố này với các hiện tượng tâm lý khác. Vì
vậy, trong nghiên cứu này khi đánh giá về khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên dân tộc ít người phải đặt ở giai đoạn phát triển cụ thể (lứa tuổi thanh
niên) và đặt trong một không gian cụ thể (tại ba trường: Cao đẳng nghề Lào Cai,

Cao đẳng Sơn La và Cao đẳng nghề Điện Biên) để thấy được sự vận động, phát
triển, biến đổi khó khăn tâm lý trong học nghề của những sinh viên này ở hiện
tại và dự báo tương lai phát triển.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2.2. Phương pháp chuyên gia
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
7.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
7.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa các hướng nghiên cứu trong và ngoài nước về khó
khăn tâm lý trong quá trình học tập nói chung và quá trình học nghề nói riêng. Các
công trình nghiên cứu được tổng hợp bao gồm các hướng nghiên cứu về những biểu
hiện khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên, những nguyên nhân gây ra khó
khăn tâm lý trong học nghề và ảnh hưởng của khó khăn tâm lý trong học nghề đến
kết quả học tập của sinh viên và những biện pháp hỗ trợ để giảm thiểu khó khăn tâm
lý trong học nghề của sinh viên.
Trên cơ sở làm rõ các khái niệm khó khăn tâm lý, học nghề, trường cao đẳng
nghề, sinh viên dân tộc ít người và đề cập đến một số đặc điểm tâm lý của sinh viên
dân tộc ít người, luận án đã xây dựng được khái niệm công cụ “khó khăn tâm lý
trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề” cũng như
các biểu hiện của khó khăn này ở ba mặt nhận thức, xúc cảm và kỹ năng. Về cơ bản,


7
khái niệm này đã nêu được bản chất của vấn đề, giúp thao tác hóa khái niệm để
triển khai nghiên cứu thực tiễn. Luận án cũng đã phân tích làm rõ ba yếu tố chủ

quan (sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân, khả năng sử dụng tiếng phổ
thông, tính tích cực chủ động trong học nghề) và ba yếu tố khách quan (năng lực và
phương pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện phương tiện thực hành nghề, sự hỗ
trợ từ gia đình…) như những yếu tố tác động đến khó khăn tâm lý trong học nghề
của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, hầu hết sinh viên dân tộc ít người ở các
trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc có khó khăn tâm lý trong học nghề. Những
sinh viên này gặp khó khăn tâm lý ở cả ba mặt nhận thức, xúc cảm và kỹ năng, trong
đó khó khăn ở mặt kỹ năng là nhiều nhất.
Có sự khác biệt nhất định khi so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong học
nghề nếu xét theo tiêu chí giới tính và năm học. Cụ thể, sinh viên nam có khó khăn
tâm lý nhiều hơn sinh viên nữ, sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai có khó khăn
tâm lý nhiều hơn sinh viên năm thứ ba.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh
viên dân tộc ít người, luận án đã chỉ ra rằng, các yếu tố chủ quan và khách quan đều
có ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của những sinh viên này. Sự tự tin vào khả năng
học nghề của bản thân sinh viên, tính tích cực chủ động học nghề của sinh viên,
năng lực và phương pháp giảng dạy của giảng viên cùng với điều kiện, phương tiện
thực hành nghề là các yếu tố tác động mạnh nhất đến việc hạn chế và giảm thiểu
khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 3 biện
pháp tâm lý nhằm giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc và đã lựa chọn 2 biện pháp tâm lý
(nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề và tăng cường tính chủ động, tích cực
trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người) để thực nghiệm tác động. Kết quả
thực nghiệm tác động cho thấy tính khả thi của hai biện pháp đề xuất trong việc góp
phần làm giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề ở ba mặt nhận thức, xúc cảm và
kỹ năng ở sinh viên dân tộc ít người.



8
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công
bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên
dân tộc ít người.
- Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về khó khăn tâm lý của sinh viên
dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ
TRONG HỌC NGHỀ CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên
Hoạt động học tập ở trường đại học là hoạt động học tập nghề nghiệp, nội
dung học tập ở đại học là hệ thống tri thức, kỹ năng liên quan đến các khoa học cơ
bản, khoa học cơ sở của chuyên ngành và chuyên ngành gắn với nghề nghiệp
tương lai của người học. Việc nắm vững nội dung học tập ở đại học là điều kiện
quan trọng giúp sinh viên trở thành những chuyên gia trong một lĩnh vực nghề
nghiệp. [35, tr.26]. Hoạt động học tập ở trường cao đẳng cũng là hoạt động đào tạo
nghề nghiêp. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề
nghiệp (Điều 3, khoản 2, Luật Giáo dục nghề nghiệp, 2014). [25]. Vì vậy, bước vào
môi trường cao đẳng, đại học là bước ngoặt quan trọng đối với sinh viên, là cơ hội

để sinh viên tích lũy tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho các em có
được một nghề nghiệp ổn định sau này, từ đó có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, đó cũng là một quá trình học tập phức tạp, sinh viên phải đối mặt với
nhiều khó khăn tâm lý và bên cạnh những cố gắng nỗ lực của bản thân, sinh viên
cần nhận được những biện pháp hỗ trợ phù hợp để có thể vượt qua những khó khăn
đó. Vấn đề khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên đã được nhiều công trình
nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1.1. Những nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên ở nước ngoài
Vấn đề khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên ở các trường cao đẳng
và đại học đã được các tác giả nước ngoài xem xét dưới các góc độ khác nhau, với
nhiều khách thể và lĩnh vực khác nhau nhằm xác định biểu hiện, nguyên nhân gây
ra những khó khăn tâm lý trong học nghề, ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý đó
đến kết quả học tập của sinh viên và một số biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu
những khó khăn tâm lý này ở các em.


10
1.1.1.1. Những nghiên cứu về biểu hiện khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên các trường cao đẳng, đại học
Ở nước ngoài, vấn đề khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên đã được
quan tâm nghiên cứu. B.G.Ananhev cho rằng, lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển
tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định
tính cách. Đây là thời kỳ biến đổi mạnh mẽ về động cơ, những giá trị xã hội có liên
quan đến nghề nghiệp. Đây cũng là thời kỳ sinh viên đạt đến đỉnh cao trong thể
thao, khoa học và nghệ thuật. Chính vì vậy, trong thế giới nội tâm rất phức tạp của
các em xuất hiện những mâu thuẫn, trong đó có ba mâu thuẫn chính. Một là mâu
thuẫn giữa ước mơ của sinh viên với khả năng, điều kiện và kinh nghiệm để thực
hiện ước mơ đó. Hai là mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập sâu môn học yêu thích và
yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học tập (quỹ thời gian có hạn phải chia

cho nhiều môn học, nên không thể dành nhiều thời gian cho môn học mà mình hứng
thú). Ba là mâu thuẫn giữa số lượng thông tin dội vào nhiều vô kể và thời gian để
kịp hiểu sâu các thông tin đó. Theo B.G.Ananhev, nếu giải quyết được ba mâu thuẫn
này đồng nghĩa với việc sinh viên đã chuyển những yêu cầu bên ngoài thành những
yêu cầu bên trong và các em đã vượt qua được những yêu cầu, đạt được các giá trị
cuộc sống. Ngược lại, các em sẽ gặp khó khăn tâm lý, cản trở các em đạt được
thành công trong cuộc sống [Dẫn theo 28].
Biểu hiện khó khăn tâm lý đầu tiên của sinh viên là những xúc cảm tiêu cực
nảy sinh trong quá trình học tập tại các trường cao đẳng và đại học bao gồm chán
nản, lo lắng, căng thẳng, thất vọng, buồn phiền, mệt mỏi, cô độc…. Theo khảo sát
của Hội Y tế các trường cao đẳng ở Mỹ năm 2011, gần 1/3 sinh viên cảm thấy rất
chán nản trong 12 tháng qua và đó là khó khăn đối với hoạt động học tập của họ [75].
Một nghiên cứu khác được Liên minh Quốc gia về sức khỏe tinh thần ở Mỹ tiến
hành cho thấy, khoảng 25% sinh viên gặp khó khăn tâm lý và có vấn đề về sức khỏe
tâm thần. Các biểu hiện khó khăn tâm lý phổ biến của những sinh viên này là căng
thẳng và lo lắng [76]. Cũng với kết quả tương tự, khi nghiên cứu một nhóm 351
sinh viên ở Anh, Andrew và Wilding (2004) đã phát hiện ra 40% sinh viên có vấn
đề tâm lý được đặc trưng bởi sự lo lắng và căng thẳng. [37]. Và kết quả nghiên cứu
của Sarason và Sarason (2002) cũng cho thấy, nhiều sinh viên khi vào đại học vì
không thể học tốt nên dẫn đến căng thẳng, từ đó họ liên tục cảm thấy thất vọng và
tuyệt vọng. Họ nhận thấy những điều tiêu cực và tự coi mình là người thất bại. [67].


11
Nghiên cứu về các rối loạn cảm xúc của sinh viên một số trường đại học ở
Malaysia, có 41,9% sinh viên trong nhóm nghiên cứu có những biểu hiện căng thẳng
tâm lý (Zaid, Chan và Ho, 2007; Sherina, Lekhraj và Nadarajan, 2003). [73], [69].
Trong nghiên cứu của mình, Palmer và Puri (2006) đã chỉ ra nhiều nhóm khó
khăn mà sinh viên thường gặp phải khi học ở trường đại học, một khó khăn lớn trong
những khó khăn này là khó khăn trong học tập. Đối với khó khăn trong học tập, sinh

viên có các biểu hiện như lo lắng ngành học không phù hợp với mong ước của bản
thân, các em không biết nên tiếp tục học hay chuyển nghề, chuyển trường. [63].
Anson, Bernstein và Hobfoll (1984), Fine và Carlson (1994), Dusselier, Dun,
Wang, Shelley và Whalen (2005), đã chỉ ra ba khó khăn tâm lý cơ bản ở sinh viên là
trầm cảm, căng thẳng, lo lắng và cho rằng, thành tích học tập của sinh viên có liên
quan đến các vấn đề tâm lý của họ. [38], [51], [50].
Các biểu hiện về khó khăn tâm lý liên quan đến những xúc cảm tiêu cực
được nhiều tác giả Trung Quốc quan tâm nghiên cứu. Trong các bài báo phân tích
về khó khăn tâm lý của sinh viên, Trương Kiến Hoa (2006), Hứa Bội khanh (2008),
Lý Vệ (2010), Châu Ngọc Long (2010), Nhiếp Hà (2011) đã chỉ ra những xúc cảm
tiêu cực trong quá trình học tập như cô độc, buồn phiền, mệt mỏi, lo lắng thái quá,
măc cảm, tự ty, tâm trạng không ổn định. Nghiên cứu những vấn đề tâm lý của sinh
viên tại một số trường đại học ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, Thạch Hiểu Huệ, Vương
Học Lâm, Phùng Dĩnh (2003) đã nhận định, “sinh viên thường phải đối mặt với các
khó khăn tâm lý như bị áp lực từ sự cạnh tranh trong học tập, lo lắng, mệt mỏi, áp
lực thi cử, lười biếng, thiếu tự tin, thành tích học tập kém”. [Dẫn theo 35, tr.8].
Biểu hiện khó khăn tâm lý thứ hai của sinh viên là vấn đề thích nghi với môi
trường học tập trong trường cao đẳng, đại học. Vấn đề tâm lý này thường xảy ra ở
đối tượng sinh viên năm thứ nhất và đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà khoa học nước ngoài.
Theo Sade và Coll (2003), sinh viên khi mới bước vào trường đại học, ngay từ
học kỳ đầu tiên đã phải dành thời gian điều chỉnh để phù hợp với môi trường học tập
mới. Đây được coi là vấn đề chính trong bối cảnh giáo dục đặc thù bởi nhiều sinh
viên đến trường đại học từ những môi trường khác nhau và họ phải sống trong môi
trường đại học với nền văn hóa dễ gây sốc. Vì vậy, nền tảng và sự chuẩn bị của sinh
viên đóng vai trò quan trọng đáng kể. [65].


12
Quinn, Muldoon và Hollingworth (2002) cho rằng, sinh viên thường gặp

những khó khăn nhất định khi vào học đại học. Đó là những khó khăn trong việc
phải hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập, khó khăn trong quản lý thời gian, khó
khăn khi sử dụng phương pháp học tập hiệu quả và khó khăn khi sử dụng tri thức đã
học vào bài thi… [64]. Palmer và Puri (2006) đã tổng hợp những khó khăn lớn mà
sinh viên thường gặp phải khi học ở trường đại học thành sáu nhóm khó khăn lớn.
Đó là: (1) Khó khăn khi rời mái ấm gia đình, xa gia đình, người thân và bạn bè để
bắt đầu cuộc sống ở trường đại học; (2) Khó khăn khi sống cùng với những người
khác ở môi trường mới; (3) Khó khăn trong việc với điều kiện kinh phí hạn hẹp vẫn
phải đảm bảo ăn uống có lợi cho sức khỏe; (4) Khó khăn trong học tập và sự mong
chờ của cá nhân đối với khóa học; (5) Khó khăn trong các quan hệ xã hội; (6) Khó
khăn về kinh tế… [63].
Nghiên cứu những biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
sinh viên nhiều tác giả Trung Quốc đã quan tâm đến sinh viên năm thứ nhất.
Những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất có những đặc
trưng riêng, biểu hiện chủ yếu ở cách thức học tập không phù hợp, thái độ học tập
không ổn định… (Lý Xuân Hương, 2001). Với nhận định sinh viên ở những năm
học khác nhau có những vấn đề tâm lý/khó khăn tâm lý khác nhau, theo tác giả
Lưu Lôi (2010), khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất là vấn đề thích nghi
với môi trường học tập ở đại học và do chưa thích nghi được với môi trường học
tập mới nên các em thường cảm thấy bị áp lực. Còn theo Hồ Kế Hồng (2000), sinh
viên năm thứ nhất thường gặp phải một số khó khăn tâm lý trong học tập như ảo
tưởng về cuộc sống ở môi trường đại học, có kỳ vọng quá lớn, thụ động, thích ăn
chơi lêu lổng, ỷ lại, năng lực làm chủ bản thân kém, không biết cách xử lý tình
huống. [Dẫn theo 35, tr.8-9].
Biểu hiện khó khăn tâm lý thứ ba của sinh viên các trường cao đẳng và đại
học là những biểu hiện tâm lý nghiêm trọng và một số biểu hiện có liên quan đến rối
nhiễu và rối loạn tâm lý, thường thấy hơn cả là tự gây tổn thương cho cơ thể, rối loạn
ăn uống, sử dụng các chất kích thích, tấn công tình dục ở trường học, lạm dụng tình
dục sớm, tự tử… Theo kết quả nghiên cứu tại 274 trung tâm tham vấn (Gallagher,
Sysko và Zhang, 2001) [54], có tới 85% trung tâm báo cáo rằng, có sự gia tăng các

vấn đề tâm lý nghiêm trọng ở đối tượng sinh viên trong hơn 5 năm qua, bao gồm thất


13
bại trong học tập (71%), tự sát, tự gây tổn thương cho cơ thể (51%), rối loạn về ăn
uống (38%), các vấn đề về chất cồn (45%), sử dụng các chất kích thích khác (49%),
tấn công tình dục ở trường học (33%) và các vấn đề liên quan tới sự lạm dụng tình
dục sớm (34%). Theo đánh giá, có khoảng 16% số sinh viên gặp các vấn đề tâm lý
nghiêm trọng (Gallagher, Gill và Sysko, 2000) [54]. Hơn nữa, 84% trung tâm cho
rằng, số sinh viên gặp các vấn đề tâm lý nghiêm trọng là rất đáng lo ngại. 94% trung
tâm cũng chỉ ra rằng, sự gia tăng số lượng sinh viên đến tham vấn đã sử dụng thuốc
điều trị tâm thần: năm 2000 có tới 17% đối tượng sử dụng thuốc, một con số cao hơn
nhiều so với 9% năm 1994.
Theo một báo cáo khảo sát quốc gia của Mỹ, 28% sinh viên đại học năm thứ
nhất thường xuyên cảm thấy bị áp lực và 8% cảm thấy bị suy nhược (HERI, UCLA,
2000; This Year’s Freshmen, 2001). [56], [72].
Các tác giả Levine và Cureton (1998b) cho rằng, nhìn chung, sinh viên bước
vào môi trường đại học, cao đẳng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về
tâm lý hơn so với những năm học phổ thông. Các tác giả đã khẳng định bản chất
nghiêm trọng và sự gia tăng các vấn đề tâm lý ở sinh viên: rối loạn ăn uống (58%),
sử dụng chất kích thích (42%), sử dụng chất cồn (35%), hành hung trong lớp học
(44%), cờ bạc (25%) và tự tử (23%). [60].
Nghiên cứu về những khó khăn tâm lý trong quá trình học tập của sinh viên
các trường cao đẳng và đại học, nhiều tác giả còn phát hiện một biểu hiện thứ tư
đáng lo ngại đối với sinh viên là những khó khăn trong việc tự nhận thức, nhận thức
và thái độ đối với học tập.
Nghiên cứu về các khó khăn trong quá trình học tập của sinh viên ở độ tuổi trên
25 chưa tốt nghiệp đại học, ngoài hai khó khăn về tổ chức và khó khăn về hoàn cảnh,
Cross (1978, 1986) còn phát hiện thấy một khó khăn chính nữa ở những sinh viên này
là khó khăn tâm lý xuất phát từ các vấn đề tâm lý, thái độ, sự tự nhận thức về chính

mình trong học tập [45], [47]. Corn (1995) phân biệt giữa các rào cản nhận thức và rào
cản thực tế đối với việc học tập của sinh viên bao gồm: các rào cản về thể chế (nguyên
tắc), các rào cản về hoàn cảnh và các rào cản về tâm lý (thái độ và nhận thức). [46].
Darkenwald và Merriam (1982) đánh giá rằng, các vấn đề khó khăn tâm lý
có xu hướng liên quan chặt chẽ tới hoạt động giáo dục và học tập của người học,
đặc biệt là tiềm năng của người học [49]. Merriam (1984) nhấn mạnh, khó khăn tâm


14
lý được coi là rào cản mạnh hơn các khó khăn về tổ chức hay hoàn cảnh vì khó
khăn tâm lý phản ánh những trải nghiệm tiêu cực đối với môi trường học tập [62].
Do đó, Cross (1986) [47] nhấn mạnh cần hiểu rõ tầm quan trọng thật sự của các khó
khăn tâm lý để từ đó hiểu đúng về các rào cản trong học tập. Khác với sinh viên
truyền thống, sinh viên ở độ tuổi này thường cảm thấy mình quá lớn tuổi để bắt đầu
học đại học, cảm giác tự ti về xếp hạng/học lực thấp trong quá khứ, thiếu tự tin vào
khả năng học tập và cạnh tranh với những sinh viên trẻ tuổi hơn, họ cũng không có
đủ năng lượng, sức chịu đựng và cả cảm giác tận hưởng niềm vui trong học tập. Tác
giả cho rằng, các rào cản tâm lý sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, tình cảm, thái độ, các
giá trị và sự tự nhận thức của sinh viên mà rất khó có thể xác định và can thiệp,
khắc phục được như các rào cản về tổ chức và hoàn cảnh.
Một nghiên cứu dài kỳ về tình trạng khó khăn tâm lý ở trường đại học phát
hiện ra rằng, mặc dù các mức độ khó khăn tâm lý gia tăng ở mức cao nhất trong
suốt năm học thứ nhất và sau đó giảm dần ở hầu hết các sinh viên, vẫn còn một số
lượng sinh viên nhất định có các vấn đề khó khăn tâm lý nghiêm trọng, kinh niên
không giảm dần theo thời gian (Sher, Wood và Gotham, 1996) [70].
Như vậy, nhiều tác giả nước ngoài đã quan tâm nghiên cứu những biểu hiện
khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên. Các nhà nghiên cứu này đã
chỉ ra nhiều biểu hiện khó khăn tâm lý khác nhau nảy sinh ở sinh viên trong quá trình
học tâp ở cao đẳng cũng như đại học. Tuy nhiên các biểu hiện mới chỉ được tập trung
xem xét ở cấp độ xúc cảm (lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi,…), các biểu hiện ở cấp độ

nhận thức và hành vi trong đời sống tâm lý của sinh viên còn ít được nghiên cứu.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong học
nghề của sinh viên các trường cao đẳng, đại học
Khi nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các trường
cao đẳng, đại học, các tác giả nước ngoài đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của các em. Có các nguyên nhân khách quan từ
bên ngoài và cả những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính các em.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
sinh viên là yếu tố văn hóa-xã hội như hoàn cảnh gia đình, cha mẹ thiếu kỹ năng,
khả năng thích nghi kém, bạo lực, sử dụng chất kích thích, cồn và quan hệ tình dục
sớm, các mối liên kết cá nhân lỏng lẻo…có thể dẫn đến tình trạng gia tăng các vấn
đề tâm lý (Gallagher, Gill và Sysko, 2000) [53].


15
Kết quả học tập cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt
về mức độ khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên. Nghiên cứu sự khác nhau
về các vấn đề tâm lý của 120 sinh viên trường Đại học Quốc tế Hồi giáo có học lực
giỏi và yếu, Safree, Yasin, Dzulkifli nhận định rằng, thành tích học tập kém là một
trong các nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý ở sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, những sinh viên có học lực kém thường có mức độ lo âu, căng thẳng cao hơn
những sinh viên có học lực giỏi. [66].
Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong học tập của
sinh viên phải kể đến đó là vấn đề thiếu hụt các kỹ năng. Nghiên cứu về sốc văn
hóa trong học đọc và viết: Phát triển các kỹ năng đọc và viết trong các trường đại
học, Nevile (1996) cho rằng, thiếu kỹ năng đọc và viết là một trong những nguyên
nhân gây ra các khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên. [66]. Nghiên cứu sự
thiếu hụt kỹ năng xã hội – một yếu tố làm gia tăng các vấn đề tâm lý trên 118 sinh
viên ở Mỹ đã cho phép các tác giả Segrin, Chris và Flora, Jeanne (2000) đưa ra
nhận định rằng, sự thiếu hụt các kỹ năng xã hội chính là một trong những nguyên

nhân dẫn đến những khó khăn tâm lý ở sinh viên. Những sinh viên có kỹ năng xã
hội thấp có khó khăn tâm lý cao hơn các sinh viên có kỹ năng xã hội tốt. [68].
Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
trên các nhóm đối tượng sinh viên khác nhau cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến
khó khăn tâm lý của các em. Đối với nhóm sinh viên là lưu học sinh (nhóm sinh viên
Châu Á học tại các trường đại học của Úc) thì sự khác biệt văn hóa sẽ là một trong
những nguyên nhân quan trọng khiến các em có những khó khăn tâm lý nhất định
trong quá trình học tập (Ballard và Clanchy, 1985). Các tác giả cho rằng, sinh viên đến
từ các nền văn hóa khác nhau thường suy nghĩ và học theo cách mà họ được đào tạo ở
đất nước của họ, nên khi học ở một đất nước khác, một nền văn hóa khác họ dễ bị thất
bại [40]. Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý của nhóm sinh viên
nghèo, Lý Tường (2007) cho rằng do hoàn cảnh văn hóa, kinh tế, giáo dục lạc hậu, do
áp lực trong cuộc sống, do sự chịu đựng áp lực quá mức gây ra uất ức và những trở
ngại trong giao tiếp. [Dẫn theo 35, tr.8-9]. Theo Bronwyn E. Becker và Suniya S.
Luthar (2002), có bốn yếu tố tâm lý – xã hội quan trọng ảnh hưởng tới khó khăn
tâm lý trong học tập của nhóm sinh viên thiệt thòi, đó là sự gắn kết với nhà trường,
sự hỗ trợ của giáo viên, các giá trị liên quan tới bạn đồng trang lứa và sức khỏe tinh


×