Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính trường trung học tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 132 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC





BÙI THỊ THU HẰNG



NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
VỚI GIÁO VIÊN CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC TƯ THỤC KINH TẾ - DU
LỊCH HOA SỮA

Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học
Mã số: 60.31.80


Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Phạm Thành Nghị









Hà nội 2008

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………3
3. Khách thể nghiên cứu……………………………………………… 3
4. Giả thuyết nghiên cứu 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 4

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KHÓ KHĂN
TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1. Trên thế giới 6
1.1.2. Ở Việt Nam 11
1.2. Một số vấn đề lí luận về giao tiếp và khó khăn tâm lý trong giao
tiếp
16
1.2.1. Giao tiếp 16
1.2.1.1. Khái niệm giao tiếp 16
1.2.1.2. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách 21
1.2.2. Phƣơng tiện giao tiếp 24
1.2.2.1. Phƣơng tiện giao tiếp lời nói 25
1.2.2.2. Phƣơng tiện giao tiếp chữ viết 25
1.2.2.3. Phƣơng tiện giao tiếp chữ cái ngón tay 26
1.2.2.4. Phƣơng tiện giao tiếp ngôn ngữ (cử chỉ) điệu bộ
26
1.2.2.5. Phƣơng tiện giao tiếp tổng hợp 27

1.2.3. Giao tiếp sƣ phạm 28
1.2.3.1. Một số quan niệm về giao tiếp sƣ phạm 28
1.2.3.2. Các giai đoạn của giao tiếp sƣ phạm 30
1.2.3.3. Vai trò của giao tiếp sƣ phạm 31
1.2.4. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp 32
1.2.4.1. Khái niệm khó khăn tâm lý 32
1.2.4.2. Bản chất của khó khăn tâm lý trong giao tiếp 33
1.2.4.3. Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong giao tiếp 37
1.2.4.4. Phân loại khó khăn tâm lý trong giao tiếp 37
1.2.4.5. Nguyên nhân của khó khăn tâm lý trong giao tiếp 40
1.2.4.6. Ảnh hƣởng của khó khăn tâm lý trong giao tiếp đến hiệu quả
của quá trình giao tiếp
43
1.3. Trẻ khiếm thính 44
1.3.1. Khái niệm 44
1.3.2. Những ảnh hƣởng tâm sinh lý trong sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ khiếm thính
46
1.3.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ khiếm thính 49
CHƢƠNG 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 53
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 53
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu 54
2.1.2.1. Phân bố học sinh khiếm thính trong mẫu điều tra Trƣờng Trung học
Tƣ thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa
54
2.1.2.2. Phân bố học sinh thƣờng trong mẫu điều tra Trƣờng Trung học
Tƣ thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa
55

2.1.2.3. Phân bố giáo viên trong mẫu điều tra Trƣờng Trung học Tƣ thục
Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa
55
2.2. Kết quả khảo sát 55
2.2.1. Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của
học sinh khiếm thính 55
2.2.1.1. Những khó khăn về nhận thức khi giao tiếp với giáo viên của
học sinh khiếm thính 56
2.2.1.2. Những khó khăn về xúc cảm, tình cảm khi giao tiếp với
giáo viên của học sinh khiếm thính 61
2.2.1.3. Những khó khăn về hành vi khi giao tiếp với giáo viên
của học sinh khiếm thính 66
2.2.1.4. Mối quan hệ giữa các mặt khó khăn trong giao tiếp của
học sinh khiếm thính với giáo viên 70
2.2.1.5. Mức độ dễ dàng khi giao tiếp với giáo viên của học sinh thƣờng
và học sinh khiếm thính 74
2.2.2. Những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong giao tiếp
với giáo viên của học sinh khiếm thính 75
2.2.2.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh khiếm thính 76
2.2.2.2. Nhóm nguyên nhân khách quan 82
2.3. Nghiên cứu ca điển hình 87
2.3.1. Mục đích nghiên cứu ca điển hình 87
2.3.2. Khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu 87
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 87
2.3.4. Các ca điển hình 88
2.3.4.1. Ca thứ nhất 88
2.3.4.2. Ca thứ hai 93
2.3.5. Kết luận chung về hai ca nghiên cứu 97
2.4. Đề xuất các biện pháp khắc phục 97
2.4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp 97

2.4.2. Các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn tâm lý trong giao tiếp
với giáo viên của học sinh khiếm thính 98
2.4.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 101
2.4.4. Kiểm định nhận thức của giáo viên về tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




















Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội, vấn đề con người và quan
hệ con người có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động và hình
thành nhân cách.
Con người quan hệ với nhau qua hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là một
dạng hoạt động đặc thù của con người, có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, là phương tiện có ý nghĩa quan trọng nhất để con người trao đổi thông tin,
tình cảm, hợp tác và tiến hành các loại hoạt động. Có thể nói trong hoạt động
giao tiếp, giao tiếp là điều kiện để cả xã hội loài người tồn tại và phát triển; Bởi
vì giao tiếp là phương thức tồn tại của cá nhân và cả xã hội loài người. Sự
phong phú trong đời sống tâm lý mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự phong phú các
mối quan hệ quan hệ của họ. Các quan hệ này không phải tự nhiên mà có mà
phải được xác lập lên, hơn nữa một khi đã được xác lập thì không phải mặc
nhiên chúng cứ thế tồn tại mà phải vận hành, điều khiển làm phong phú thêm
lên. Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng B.P.Lômôv cho rằng: “Khi chúng ta
nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở
sự phân tích xem nó làm cái gì và làm như thế nào? mà còn phải nghiên cứu
xem nó giao tiếp với ai? và như thế nào?” [23;56]
Như vậy, giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của
mỗi cá nhân và cả xã hội, là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá
xã hội, chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các quan hệ xã hội” làm thành bản chất
con người; Đồng thời thông qua giao tiếp, con người góp tài lực của mình vào
kho tàng chung của nhân loại, nhờ vậy lịch sử của loài người được tiếp nối.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng



2
Tuy nhiên, không phải bao giờ quá trình giao tiếp cũng diễn ra một cách
suôn sẻ, thuận chiều giữa các chủ thể mà trong mối quan hệ đó thường xuyên
xảy ra những khó khăn tâm lý nhất định làm cản trở quá trình giao tiếp. Vì vậy,
để nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp chúng ta cần tìm cách khắc phục
những khó khăn đó.
Trong trường học luôn tồn tại mối quan hệ thầy và trò - đây là mối quan
hệ giữa thế hệ trước và thế hệ sau; Thế hệ trước truyền đạt những kinh nghiệm
mọi mặt cho thế hệ sau bước vào cuộc sống, vào hoạt động sống và hoạt động
nghề nghiệp.
Giao tiếp sư phạm là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Thực tế cho thấy trong các nhà trường
mối quan hệ này không phải bao giờ cũng diễn ra thuận lợi, đặc biệt ở những
học sinh khuyết tật và khuyết tật các cơ quan nhận và phát thông tin thì những
mối quan hệ giao tiếp này có phần khó khăn hơn nhiều.
Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa là nơi đào tạo nghề
cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt như: Con liệt sỹ, con
thương binh, con các gia đình khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật (trong đó có
trẻ khiếm thính). Do học sinh khiếm thính khó có thể nghe và nói được vì vậy
trong giao tiếp với bạn, với thầy cô giáo các em còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đây là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ, đến kết quả học tập, rèn
luyện và làm việc của các em.
Việc tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của
học sinh khiếm thính, tìm ra nguyên nhân và thử nghiệm các biện pháp hạn chế
những khó khăn tâm lý là việc làm cần thiết và cấp bách giúp trẻ khiếm thính
vượt qua khó khăn tâm lý trong giao tiếp.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng



3
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm
thính Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học
sinh khiếm thính, tìm hiểu nguyên nhân những khó khăn đó, đồng thời thử
nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn này.
3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: 48 học sinh khiếm thính Trường Trung học Tư thục
Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, đồng thời nghiên cứu trên 48 học sinh bình thường
của trường để có kết quả so sánh, đối chiếu với học sinh khiếm thính.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong giao tiếp với giáo viên, học sinh khiếm thính gặp khó khăn tâm lý
trên cả 3 mặt: Nhận thức, xúc cảm-tình cảm và hành vi ứng xử; Những khó khăn
đó ảnh hưởng đến mối quan hệ và hiệu quả giao tiếp của học sinh. Nếu giúp học
sinh khiếm thính khắc phục được những khó khăn tâm lý đó thì sẽ tăng được
hiệu quả giao tiếp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào giải quyết các
nhiệm vụ sau:
1. Phân tích một số vấn đề lí luận và làm sáng tỏ một số khái niệm quan
trọng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài (Giao tiếp, phương tiện giao tiếp, giao
tiếp sư phạm, khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ảnh hưởng của khó khăn tâm lý
đến hiệu quả giao tiếp…).
2. Phát hiện thực trạng một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo
viên của học sinh khiếm thính và nguyên nhân nảy sinh các khó khăn đó.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng



4
3. Thử nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn tâm lý trong
giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng 3 bảng hỏi cho giáo viên, học sinh khiếm thính và học sinh
thường.
6.2.2. Phương pháp quan sát
Dự một số giờ học văn hóa và học nghề (gồm cả học lý thuyết và thực
hành), quan sát việc giao tiếp của giáo viên với học sinh trong các giờ dạy, giờ
ra chơi để thấy được khó khăn tâm lý của học sinh trong giao tiếp với giáo viên.
Quan sát giao tiếp của học sinh khiếm thính với các cán bộ quản lí, cán bộ
tâm lý, nhân viên y tế trong các giờ sinh hoạt cá nhân như: Giờ ăn, giờ học bài
tại nội trú, giờ vui chơi, giờ sinh hoạt ngoại khoá…. Do học sinh khiếm thính
chủ yếu sống ở nội trú trong trường dưới sự quản lí của tổ Quản lí nội trú sau
giờ các em lên lớp, vì vậy việc quan sát cũng sẽ cung cấp rất nhiều thông tin cần
thiết cho đề tài nghiên cứu.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Với học sinh: Trao đổi với một số học sinh khiếm thính, học sinh bình
thường để thấy được ý kiến chủ quan và khách quan của các em về những khó
khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên.
Với giáo viên: Trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lí,
cán bộ tâm lý để tham khảo ý kiến nhận xét của họ về những khó khăn tâm lý
trong giao tiếp của học sinh khiếm thính.


Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng



5
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Do học sinh của trường chủ yếu là học nghề may và thêu. Hàng ngày, học
sinh đến lớp chủ yếu để học và làm ra các sản phẩm may, thêu. Vì vậy, chúng
tôi có thể nghiên cứu các sản phẩm của các em về độ nhanh, độ chính xác, độ
khéo léo…để đi đến những kết luận về hiệu quả của việc các em tiếp thu những
điều giáo viên đã dạy.
6.2.5. Phương pháp nghiên cứu ca điển hình
Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể khó khăn tâm lý của từng học sinh để đưa ra
biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý cho các em.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học để xử lí kết quả nghiên cứu thực tiễn từ
đó rút ra các kết luận khoa học về thông tin thu được.
Đóng góp của đề tài:
Thông qua khảo sát, nghiên cứu những học sinh khiếm thính phát hiện
những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của những học sinh này, tìm giải pháp
khắc phục.
Những kết qủa nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn rất
thiết thực, đặc biệt cho giáo viên và các nhà quản lí các trường có học sinh
khuyết tật khiếm thính.








Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng



6
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KHÓ KHĂN
TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khó khăn tâm lý trong giao tiếp là vấn đề còn khá nhiều mới mẻ trong
tâm lý học giao tiếp, vì vậy nó còn ít được nghiên cứu trong tâm lý học.
1.1.1. Trên thế giới
Đối với con người, giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu được, là
điều kiện quyết định để biến con người sinh học thành con người xã hội, từ cá
nhân trở thành nhân cách.
Giao tiếp với tư cách là một vấn đề khoa học, là một vấn đề mới trong
khoa học nói chung và trong tâm lý học nói riêng.
Từ thời cổ Hy Lạp có hai tác giả là Socrate (407 - 399TCN) và Platon
(428 - 347 TCN) đã nói đến đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối
quan hệ giữa con người với con người.
Vào thế kỷ XIX có một số nhà triết học như: L.Phơbach, C.Mac đã đề
cập đến vấn đề giao tiếp. L.Phơbach (1804 - 1872) nhấn mạnh: Bản chất con
người chỉ thể hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người, trong sự
thống nhất dựa trên tính hiện thực giữa tôi và bạn. Còn C.Mác (1818 - 1883) đã
có tư tưởng về nhu cầu xã hội giữa con người và con người trong hoạt động xã
hội và trên cùng xã hội con người phải thật sự giao tiếp với người khác.
Nhưng đến thế kỷ XX vấn đề giao tiếp mới được nhiều nhà Triết học,
Tâm lý học, Xã hội học quan tâm nghiên cứu như: G.C.Mit (1863 - 1931) - nhà
triết học, tâm lý học Mĩ; Mactinbubơ (1878 - 1965)- đại diện của triết học hiện
sinh và triết học Nhật Bản; Cacgiacphe (1883 - 1969)- nhà triết học và tâm lý
học Đức; Gienmarsen (1869 - 1963) và J.P.Sactơ (1905 - 1981) hai nhà hiện
sinh Pháp cùng Munie (1905 - 1950) đại diện cho triết học cá nhân.

Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


7
Những năm 30, L.X.Vưgôtxki nghiên cứu vấn đề giao tiếp và được giới
thiệu trong các Hội nghị tâm lý học:
- Hội nghị lần thứ nhất ở Lênin grat vào tháng 12 năm 1970.
- Hội nghị lần thứ hai ở Lênin grat vào tháng 3 năm 1973 với vấn đề
“Giao tiếp với tư cách là đối tượng của các công trình nghiên cứu lý thuyết và
thực tiễn”.
- Hội nghị lần thứ 3 ở Ata vào tháng 9 năm 1973, tại hội nghị lần này đề
cập đến một số vấn đề sau:
+ Phương pháp luận và phương pháp giao tiếp
+ Các phương pháp và công cụ nghiên cứu giao tiếp
+ Cơ chế giao tiếp
+ Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đối với quá trình giao tiếp
+ Giao tiếp và lãnh đạo
+ Giao tiếp trong quần chúng
+ Mô hình hoá quá trình giao tiếp
+ Sự chệch hướng và vi phạm loại hình giao tiếp, những kết quả nghiên
cứu về vấn đề giao tiếp ở hội nghị.
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về giao tiếp dưới các
góc độ khác nhau được tiến hành ở Liên xô như: A.A.Lêonchiev với tác phẩm
“Tâm lý học giao tiếp” (1974) và “Giao tiếp sư phạm” (1979); I.L.Kôlôminxki
với tác phẩm “Tâm lý học về các mối quan hệ tác động qua lại trong nhóm
nhỏ” (1976); K.K.Platônôv với tác phẩm “Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học”
(1981); “Về bản chất giao tiếp người” của Xacốpnhin (1973); “Giao tiếp là vấn
đề của tâm lý học đại cương” của B.Ph.Lômôv (1975); “Hoạt động và giao tiếp”
của tác giả A.N.Lêonchiev; “Giao tiếp sư phạm của người thầy giáo” của tác giả
A.I.Secbacov; “Những khó khăn tâm lý của giao tiếp liên nhân cách”

Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


8
E.V.Sucanôva (1985); “Thế giới giao tiếp” của Kagan (1988) Có thể nói, ở
Liên Xô giao tiếp đã trở thành ngành khoa học độc lập - Tâm lý học giao tiếp.
Ở phương Tây, có một số tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này như:
Năm 1956 có 3 tác giả người Mĩ là Johnson, L.Grison, M.Schalckamp đã viết
cuốn “Giao tiếp”. Nội dung của cuốn sách đề cập đến các vấn đề: Mối quan hệ
của kỹ năng giao tiếp với sự tiến bộ trong trường đại học của sinh viên, cách
biểu lộ tình cảm, phát triển kỹ năng bình luận,
Năm 1960, tác giả Bavelas (Pháp) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
về cấu trúc giao tiếp, đồng thời đưa ra các khái niệm “khoảng cách” được xác
định như một số những mắt xích giao tiếp cần thiết để đưa thông điệp tới được
người khác (đối tượng) bằng con đường ngắn nhất từ quan hệ chiếm hữu.
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của giao tiếp, nhà tâm lý học
(Pháp) Bateson đã phân biệt hai hệ thống giao tiếp chủ yếu là giao tiếp đối xứng
và giao tiếp bổ sung. Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở một trong
những phương thức ấy, nó có tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay
sự tương hỗ, nó có tính bổ sung khi biểu hiện sự khác nhau.
Một số tác giả như Stecxen (Pháp), M.Acgin (Anh), E.E Acgyt,
Toddthorne, Doris Wents (Mĩ) cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau
về giao tiếp.
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô và
các nước phương Tây đều chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lí luận
chung về giao tiếp (phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu giao tiếp, cấu
trúc của giao tiếp, mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp, giữa cá nhân và
giao tiếp, các qui luật giao tiếp ), đồng thời cũng có những nghiên cứu thực
nghiệm về vấn đề này. Nhưng trong khi tập trung nghiên cứu lí luận giao tiếp,
các nhà khoa học cũng ít quan tâm nghiên cứu các khó khăn trong giao tiếp. Có

Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


9
thể nói, khó khăn tâm lý trong giao tiếp vẫn còn là một vấn đề ít được nghiên
cứu trong tâm lý học giao tiếp.
Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy vấn đề này trong công trình nghiên cứu
của một số tác giả, chẳng hạn, G.M.Andreeva khi phân tích chức năng thông tin
của giao tiếp đã nhận thấy: Ở điều kiện trao đổi thông tin của con người, có thể
xuất hiện những “bức rào” trở ngại tâm lý, tác giả đã nêu ra một vài nguyên
nhân nảy sinh trở ngại tâm lý trong giao tiếp nhưng không đề cập đến nội hàm
khái niệm này.
Hai tác giả H.Hipso và M.Phorvec khi lý giải các chức năng của giao tiếp
đã nêu ra các yếu tố gây khó khăn cho giao tiếp [10] đó là:
- Người phát tin không có khái niệm chính xác về người cùng giao tiếp
với mình.
- Người phát tin che dấu lí do thông tin hoặc những lí do đó không rõ đối
với bản thân người phát tin, nên ý định của họ không được thực hiện.
- Do sự khác nhau của hoàn cảnh hoặc lập trường văn hoá xã hội.
- Trong giao tiếp gián tiếp, người phát tin không thể quan sát được thông
báo của mình được người nhận lĩnh hội như thế nào, thông báo đó tác động như
thế nào đến người nhận.
- Do khoảng cách quá lớn
- Do cách kiến giải khác nhau về khái niệm sử dụng ở trao đổi thông tin
tạo nên những “hàng rào khái niệm” ngăn cách giao tiếp.
Như vậy, tác giả đã nêu ra một loạt các nhân tố gây khó khăn cho giao
tiếp, nhưng cụ thể khó khăn giao tiếp là gì? Cách phân loại nó ra sao? thì công
trình nghiên cứu này chưa đề cập đến.
Một nhóm nghiên cứu khác là trường phái Palo Alto. Lí luận của trường
phái này đề cập đến những hiện tượng của giao tiếp bằng cách làm sáng tỏ các

quá trình tương tác của mọi ứng xử, điều đó cho phép rút ra một “lôgic” giao
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


10
tiếp. Bên cạnh đó họ cũng đề cập đến các chướng ngại gây ra sự rối loạn giao
tiếp. Tuy nhiên, bản chất của chướng ngại là gì, tên gọi của nó ra sao? thì
trường phái này chưa đề cập đến.
Cho đến năm 1987, E.V.Sucanova viết cuốn: “Những khó khăn của giao
tiếp liên nhân cách” [38] trong đó tác giả đề cập đến các vấn đề:
- Vị trí của hiện tượng khó khăn giao tiếp trong cấu trúc của các vấn đề
tâm lý xã hội.
- Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra khó khăn
trong giao tiếp công việc.
- Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn đến quá
trình giao tiếp công việc.
Song song với việc nghiên cứu vấn đề lí luận chung, các nhà tâm lý học
đã đi vào nghiên cứu hoạt động giao tiếp theo tính chất và đặc trưng nghề
nghiệp, trong đó giao tiếp của người thầy giáo đã thực sự trở thành đối tượng
quan tâm đặc biệt của nhiều nhà tâm lý học sư phạm. Đó là các tác giả:
Petropxki chủ biên cuốn sách “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”;
N.D.Lêvitov tác giả cuốn “Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm”;
Ph.N.Gônôbônin tác giả cuốn “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”;
V.A.Kruchetxki tác giả cuốn “Những cơ sở của tâm lý học sư phạm”; A.T.
Curbanova và P.N.Rakhmatulina tác giả cuốn “ Những cơ sở của giao tiếp sư
phạm”, A.A.Lêonchiev tác giả cuốn “Giao tiếp sư phạm” Trong các công
trình trên đều bàn tới giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực của người thầy
giáo.
Tác giả V.A.Cancanic nghiên cứu về giao tiếp sư phạm của giáo viên đã
nêu ra một số trở ngại trong giao tiếp của sinh viên sư phạm [6], đó là:

- Không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc
- Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


11
- Thụ động trong giao tiếp
- Có tâm trạng lo lắng, sợ hãi
- Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân trong giao tiếp
- Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan hệ đó
tuỳ theo nhiệm vụ sư phạm
- Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác
Ở đây tác giả có nêu ra một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh
viên, nhưng tác giả không đi sâu vào nghiên cứu lí luận về khó khăn tâm lý
trong giao tiếp sư phạm và cũng chưa có nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề
này.
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong giao tiếp là một vấn đề ít được nghiên cứu
ở nước ngoài. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của một số ít tác giả trên
cũng có đóng góp ở chỗ: Đã phát hiện và nêu ra một số khó khăn tâm lý trong
giao tiếp của sinh viên sư phạm, đồng thời cũng nêu nên được một số kĩ thuật
giao tiếp mà giáo viên cần phải rèn luyện để đảm bảo cho hoạt động sư phạm có
kết quả tốt.
1.1.2. Ở Việt Nam
Tâm lý học là một khoa học non trẻ ở Việt nam. Vấn đề giao tiếp mới chỉ
được đi sâu nghiên cứu từ những năm 70. Việc nghiên cứu giao tiếp phát triển
mạnh mẽ và đi theo nhiều xu hướng khác nhau, thể hiện trên các công trình
nghiên cứu lí luận và thực tiễn. Có thể điểm qua các công trình nghiên cứu sau:
Tác giả Đỗ Long với bài viết “C.Mac và phạm trù giao tiếp” (1963); Tác
giả Trần Trọng Thuỷ với bài “Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ”
(1981), “Giao tiếp, tâm lý, nhân cách”(1981), “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên

sư phạm” (1985); Tác giả Bùi Văn Huệ với bài viết “Bàn về phạm trù giao tiếp”
(1981) Những năm gần đây, một số cuốn sách về giao tiếp sư phạm ra đời
như: “Giao tiếp sư phạm” của tác giả Ngô Công Hoàn (1987), “Luyện giao tiếp
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


12
sư phạm” của hai tác giả Nguyễn Thạc - Hoàng Anh (1991); “Một số vấn đề
tâm lý học về giao tiếp sư phạm” của Ngô Công Hoàn (1992); “Vấn đề giao
tiếp” của Nguyễn Văn Lê (1998), “Giao tiếp ứng xử tuổi trăng tròn” của tác giả
Lê Thị Bừng (2001)
Tác giả Nguyễn Văn Lê [19;59-61], dưới góc độ thông tin đã bàn đến khó
khăn tâm lý trong giao tiếp như:
- Sự quá chênh lệch giữa người phát và người thu
- Khả năng xây dựng và trình bày bản thông điệp của người phát thông
tin. Tác giả cũng đưa ra các yếu tố tâm lý gây khó khăn trong giao tiếp như:
Những chấn thương tình cảm, những sự khác nhau về chính kiến, những xung
đột, những định kiến…
Tác giả Lê Hương đã đi vào phân tích những khó khăn tâm lý trong công
tác quản lý xí nghiệp của các nhà quản lí, chủ yếu thể hiện ở hai mặt: Nhu cầu
và hoạt động. Tác giả còn đưa ra những số liệu thực tế để chứng minh cho
những khó khăn tâm lý đó[15].
Tác giả Huyền Phan viết bài “Những trở ngại tâm lý khi giao tiếp” [26] .
Bài viết đã cho thấy, nhiều khi giao tiếp không đạt mục đích vì bị các trở ngại
tâm lý ngăn cản. Vì vậy, muốn giao tiếp đạt mục đích phải vượt qua các trở ngại
tâm lý, đó là:
- Bức tường thành kiến do có ác cảm với một người nào đó, do cái nhìn
thiên lệch đã tạo ra ấn tượng không tốt đẹp khi giao tiếp.
- Bức tường ác cảm nảy sinh khi có định kiến với đối tượng do có thông
tin sai lệch về đối tượng.

- Bức tường sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ, băn khoăn dẫn đến tiếp
xúc gượng ép, thiếu tự nhiên.
- Bức tường thiếu hiểu biết nảy sinh do khi tiếp xúc không hiểu nhau
hoặc không hiểu đúng về nhau.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


13
Khắc phục được những bức tường trở ngại tâm lý này thì chắc chắn giao
tiếp sẽ đạt mục đích, ta sẽ có thêm nhiều bạn bè để chia sẻ buồn vui trong cuộc
đời.
Tác giả Phạm Ngọc Viễn trong cuốn sách “Tâm lý học thể dục thể thao”
khi phân tích biện pháp cơ bản của công tác huấn luyện tâm lý chung cho vận
động viên đã nêu ra những khó khăn tâm lý thể hiện dưới dạng các cảm giác sợ
hãi, không tin tưởng, do dự trong quyết định… của các vận động viên. Những
khó khăn tâm lý này thường xuất hiện trong điều kiện thi đấu có các yếu tố gây
nhiễu như: khởi động không thành công, đối phương kề mình có thành tích cao,
trọng tài thiếu khách quan…Các khó khăn tâm lý rất đa dạng về mặt nội dung,
tuy nhiên có thể chia chúng thành ba mặt sau:
- Những khó khăn về nhận thức: Xuất hiện khi phản ánh không đúng về
khả năng bản thân.
- Những khó khăn về cảm xúc: Phụ thuộc vào thái độ của vận động viên
đối với nhiệm vụ được giải quyết.
- Những khó khăn về mặt đạo đức: Nảy sinh khi nhận thức và rung cảm
về những yêu cầu của xã hội.
Trong công trình trên, tác giả đã có ưu điểm phát hiện và gọi tên được các
khó khăn tâm lý, xác định được nguyên nhân nảy sinh các khó khăn đồng thời
phân loại được các khó khăn đó. Tuy nhiên, còn các vấn đề như bản chất của
các khó khăn này là gì? làm thế nào để hạn chế được nó? thì tác giả lại không
nói đến.

Tác giả Mạnh Toàn đã trích ra ý kiến của bác sỹ người Mỹ Rabbi Kahler
về 5 nguyên nhân cản trở những cuộc tiếp xúc giữa người và người, đó là:
- Kiêu ngạo
- Hay lo
- Mặc cảm
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


14
- Nhút nhát
- Luôn cảm thấy có lỗi
Ở đây tác giả chỉ nêu và giải thích qua 5 nguyên nhân mà không bàn đến
lí luận cũng như không nghiên cứu thực nghiệm về khó khăn tâm lý trong giao
tiếp.
Đến năm 1997, Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình đã đi sâu nghiên cứu các
trở ngại tâm lý (Khái niệm, bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, phân loại và ảnh
hưởng). Tác giả tiến hành khảo sát những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của
sinh viên sư phạm với học sinh khi thực tập tốt nghiệp đồng thời thử nghiệm
biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn. Một số bài viết của tác giả
trên Tạp chí Giáo dục cũng xoay quanh vấn đề này.
Ngoài ra trên một số tạp chí rải rác có một số bài viết bàn về một số khó
khăn của học sinh, sinh viên miền núi, dân tộc trong các hoạt động khác nhau.
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn với đề tài: “Những khó khăn của học sinh
miềm núi khi học các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam” phân tích những khó
khăn của học sinh miền núi khi học các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam đã
chỉ ra những khó khăn:
- Hoàn cảnh giao tiếp của học sinh miền núi bị hạn chế
- Vốn từ ngữ của học sinh miền núi còn yếu và thiếu
- Năng lực cảm thụ một câu thơ, một đoạn thơ của các em còn hạn chế
Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân: Do tầm văn hoá, do vốn sống, vốn hiểu

biết của các em còn hạn chế. Muốn nâng cao năng lực cảm thụ văn học của các
em trước hết phải nâng tầm văn hoá của các em lên, phải mở rộng hiểu biết
cuộc sống, xã hội cho các em. Những hoạt động ngoại khoá, tham quan, du lịch,
câu lạc bộ văn học là những hoạt động rất bổ ích đối với các em [36;22].
Tác giả Hoàng Thị Chiên [5] đã chỉ ra một số khó khăn của sinh viên dân
tộc khoa hoá học, trường đại học sư phạm Thái Nguyên:
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


15
- Chưa hiểu ý nghĩa đầy đủ của một số thuật ngữ, khái niệm hoá học
- Chưa nắm chắc cách gọi tên hợp chất vô cơ, đặc biệt là danh pháp các
hợp chất vô cơ
- Còn lúng túng khi diễn đạt nội dung khái niệm
Tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là
do sinh viên dân tộc thường rụt rè, ngại phát biểu, trình bày trước giáo viên và
tập thể, hơn nữa thời gian và nội dung học tập giống như sinh viên thành thị
cũng là một khó khăn đối với họ. Nhưng sự phức tạp của thuật ngữ hoá học và
những hạn chế về kiến thức cơ bản là nguyên nhân chính làm cho sinh viên gặp
khó khăn trong việc sử dụng thuật ngữ hoá học. Từ đó tác giả đưa ra các biện
pháp khắc phục những khó khăn tâm lý của sinh viên khi sử dụng ngôn ngữ hoá
học.
Tác giả Nguyễn Thị Nhân Ái với đề tài: “Tìm hiểu những khó khăn tâm
lý trong quá trình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 THPT” đã đưa ra
những khó khăn tâm lý mà học sinh phải trải qua trong quá trình giải toán hình
và lý giải nguyên nhân của khó khăn đó. Theo tác giả nguyên nhân gây nên khó
khăn tâm lý của học sinh được chia làm hai loại là:
- Nguyên nhân khách quan: Đặc điểm nội dung môn học, mức độ khó của
bài tập, chương trình học và phương pháp tổ chức giảng dạy của giáo viên.
- Nguyên nhân chủ quan: Do tâm thế, vốn tri thức, kinh nghiệm và khả

năng sử dụng các thao tác trí tuệ.
Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy :
Những vấn đề lí luận về khó khăn trong giao tiếp tuy đã được nghiên cứu nhưng
còn quá ít, hơn nữa việc nghiên cứu thực tiễn chưa nhiều, đặc biệt việc nghiên
cứu trên trẻ khuyết tật hầu như còn ít được chú ý.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


16
Trong chuyên ngành giáo dục trẻ khuyết tật - một chuyên ngành còn hết
sức mới mẻ, các công trình nghiên cứu cụ thể về giao tiếp và khó khăn tâm lý
trong giao tiếp còn quá ít.
Bản thân tác giả luận văn này đã từng là một cán bộ quản lí học sinh của
Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (trong đó có học sinh
khiếm thính), khi giao tiếp với các em tôi thấy các em rất rụt rè, khó khăn trong
biểu đạt ý nghĩ của mình, ngại tiếp xúc với giáo viên Nhằm giúp các em hạn
chế được những khó khăn tâm lý trong giao tiếp nói riêng, trong học tập và làm
việc nói chung là việc làm có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
1.2. Một số vấn đề lí luận về giao tiếp và khó khăn tâm lí trong giao tiếp
1.2.1.Giao tiếp
1.2.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp cũng như hoạt động, ý thức, nhân cách không chỉ là đối tượng
nghiên cứu của tâm lý học mà nó được nhiều ngành khoa học nghiên cứu như:
văn hoá, xã hội học Trong lĩnh vực khoa học tâm lý, giao tiếp được coi là một
trong những phạm trù trung tâm. Tư tưởng về giao tiếp được đề cập từ thời kì
cổ đại, qua thời kì phục hưng và đến giữa thế kỉ XX thì hình thành nên một
chuyên ngành - Tâm lý học giao tiếp. Quá trình phát triển của Tâm lý học là quá
trình phát triển các quan niệm mới, với các nội hàm khác nhau về giao tiếp, sự
xuất hiện các tư tưởng ngày một gia tăng và mỗi giai đoạn, tư tưởng đều có một
cơ sở khoa học hạt nhân hợp lí. Để có một cách hiểu giao tiếp làm cơ sở lí luận

cho nghiên cứu thực tiễn của đề tài, chúng tôi xin điểm sơ qua một vài quan
niệm khác nhau về giao tiếp theo 3 hướng sau để tìm ra hạt nhân hợp lí chung.
- Hướng thứ nhất: Chú ý nhiều đến truyền và tiếp nhận thông tin trong
giao tiếp (đại diện là tác giả: Acgyt, Acgain, Oathvut, Giácon). Theo hướng này,
các tác giả nhấn mạnh chủ yếu đến sự trao đổi thông tin nên họ cho rằng muốn
giao tiếp đạt hiệu quả tối ưu thì chủ yếu là phải tổ chức quá trình giao tiếp sao
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


17
cho bên phát, bên thu thông tin đều phát tin, thu tin, giải mã thông tin thuận lợi
nhất; Thông tin không bị thất lạc, không bị hiểu sai thì hai bên mới có thể hiểu
đúng thông điệp mà họ truyền cho nhau. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp các
tác giả này quan tâm đến việc loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, gây trở ngại trong
quá trình thông tin như: hai bên giao tiếp bất đồng ngôn ngữ, không cùng nền
văn hoá, không cùng giai cấp, không gian giao tiếp không thuận lợi
Quan niệm giao tiếp như là một quá trình thông tin là đúng nhưng chưa
đủ, nó thu hẹp nội hàm của khái niệm giao tiếp.
- Hướng thứ hai: Có xu mở rộng khái niệm giao tiếp, đồng nhất sự giao
tiếp của con người với mọi sự “tiếp xúc, tác động lẫn nhau của thế giới động
vật”(đồng nhất giao tiếp với giao lưu). Chẳng hạn B.V.Xôcôlôv cho rằng: “Giao
tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con người với nhau và giữa những động
vật có tâm lý với nhau. Nếu thu hẹp hơn có thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa
con người với động vật nuôi trong nhà”. Đại diện cho xu hướng này là các tác
giả như: L.V.Bucva, J.Bermont, M.Bevtrant, R.Chakin và các nhà tập tính học
động vật.
Hai tác giả J.Bremont(1971) và R.Chakin(1975) trong các công trình
nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các loài chim đã dùng thuật ngữ “giao tiếp
thính giác ở chim”. M.Bevmvant(1971) và R.Chakin cũng dùng thuật ngữ “giao
tiếp ở khỉ” để mô tả khía cạnh thông báo giữa các động vật. Các nhà tập tính

học động vật N.TimBecghen, KNorik coi giao tiếp ở động vật là sự trao đổi
các tín hiệu.
Cách giải thích theo hướng mở rộng khả năng giao tiếp như trên đã phản
ánh cách hiểu chưa đầy đủ, chưa đúng bản chất xã hội của giao tiếp người, đồng
thời không thấy được sự khác biệt về chất trong giao tiếp ở người với thông báo
ở động vật.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


18
- Hướng thứ ba: Các nhà tâm lý học theo hướng này không thu hẹp giao
tiếp chỉ là quá trình trao đổi thông tin mà xem giao tiếp là quá trình hiện thực
hoá các mối quan hệ xã hội giữa người với người trong đó bao gồm nhiều quá
trình diễn ra như: trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Các nhà tâm lý học theo hướng này cũng không đồng nhất khái niệm giao tiếp
với sự tiếp xúc giữa động vật với nhau. Bởi vì về bản chất hai hiện tượng này
khác hẳn nhau. Giao tiếp là hiện tượng chỉ có ở con người.
G.M.Andreeva: Giao tiếp có ba mặt quan hệ hữu cơ với nhau, đó là mặt
thông tin, mặt tri giác của con người đối với con người, mặt tác động qua lại
giữa con người với nhau.
V.N.Panpherov: Giao tiếp là sự tác động qua lại của con người, nội dung
của nó là nhận thức lẫn nhau và trao đổi thông tin nhờ sự giúp đỡ của các
phương tiện khác nhau, mục đích là xây dựng mối quan hệ qua lại trong quá
trình hoạt động chung. Bản chất và mục đích của giao tiếp là hướng đến sự tái
tạo, sự “sản xuất” ra các mối quan hệ giữa con người và con người.
K.K.Platôlôv: Giao tiếp là mối liên hệ có ý thức của con người với con
người trong cộng đồng loài người.
Ia.I.Kôlôminxki: Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng giữa con
người với con người, trong đó những quan hệ liên nhân cách được thực hiện,
bộc lộ và hình thành.

B.D.Parurgin: Giao tiếp là quá trình tác động lẫn nhau, trao đổi thông tin,
ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết và nhận thức lẫn nhau.
Ở Việt Nam, trong một số bài viết, một số giáo trình tâm lý học trước
đây thường dùng thuật ngữ “giao lưu” hoặc “giao tiếp” để chỉ mối quan hệ tâm
lý và tác động qua lại giữa con người với con người. Việc dùng thuật ngữ có
khác nhau nhưng xét về nội hàm khái niệm thì các tác giả đều thống nhất với ba
hướng như đã nêu trên. Chẳng hạn:
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


19
Phạm Minh Hạc cho rằng: “Giao lưu là hoạt động xác lập và vận hành
các quan hệ người - người, để hiện thực hoá các quan hệ giữa con người với
nhau” [8].
Bùi Văn Huệ cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, là
hoạt động hình thành, phát triển và vận hành các quan hệ người - người” [12].
Tác giả Nguyễn Văn Thạc định nghĩa: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng
cho mối quan hệ giữa con người và con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc
tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh
hưởng và tác động qua lại lẫn nhau”.
- Theo quan điểm giáo dục học hiện đại: Quan điểm giáo dục hiện đại
tiếp cận khái niệm giao tiếp trên phương diện phương tiện sử dụng để truyền đạt
thông tin. Khi đó, giao tiếp là việc sử dụng bất kể phương tiện nào có thể để
truyền đạt và thông hiểu thông tin.
Giao tiếp là gì? [15].

Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng


20

Nếu như những quan niệm trước đây về giao tiếp cho rằng giao tiếp chính
là sự đối thoại, phải sự dụng ngôn ngữ, phải diễn đạt bằng lời nói để từ đó tri
giác lẫn nhau thì trong quan niệm hiện đại, hoạt động giao tiếp có thể sử dụng
nhiều kiểu/kênh diễn đạt khác nhau. Không chỉ là ngôn ngữ nói mà còn là
những ngôn ngữ phi lời nói, không chỉ là từ ngữ mà còn là những cử chỉ, những
sự thể hiện bằng cơ thể, nét mặt Dù với kênh diễn đạt nào cũng phải đạt được
mục tiêu truyền đạt thông tin và sự phản hồi phù hợp.
Thậm chí, trái với những suy nghĩ thông thường mà ta vẫn nghĩ về vai trò
của ngôn ngữ trong giao tiếp, không phải là ngôn ngữ lời nói xuất hiện nhiều
trong giao tiếp mà chính là ngôn ngữ cơ thể và sắc điệu lời nói. Đó chính là do
khả năng biểu đạt của ngôn ngữ cơ thể và sắc điệu lời nói rất lớn. Những người
không hiểu ngôn ngữ lời nói của nhau hay như trẻ nhỏ chưa thể sử dụng từ ngữ
có thể dùng sự biểu hiện của nét mặt, của cơ thể (chẳng hạn: lắc đầu, xua tay )
để thể hiện suy nghĩ với người khác.
Hiện nay các tác giả đều có xu hướng thống nhất dùng thuật ngữ “giao
tiếp” để chỉ hoạt động hiện thực hoá mối quan hệ người - người. Trong Từ điển
tiếng Việt, thuật ngữ “giao lưu”, “giao tiếp” cũng có nội hàm khác nhau, “giao
lưu” nghĩa rộng hơn “giao tiếp”. “Giao lưu” có nghĩa là sự tiếp xúc, trao đổi qua
lại hai dòng, hai luồng khác nhau (giao lưu văn hoá, giao lưu hàng hoá ) còn
“giao tiếp” có nghĩa là trao đổi, tiếp xúc với nhau, ngôn ngữ là công cụ của giao
tiếp. Như vậy, dùng thuật ngữ “giao tiếp” chính xác hơn.
Trong ba hướng nêu trên, chúng ta thấy hướng thứ ba phản ánh đầy đủ
và chính xác hơn mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người
trong xã hội. Từ các quan niệm khác nhau của các tác giả cho chúng ta thấy
khái niệm giao tiếp có các dấu hiệu cơ bản sau:

×