Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người ở các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI ĐỨC MINH

KHã KH¡N T¢M Lý TRONG HäC NGHÒ
CñA SINH VI£N D¢N TéC ÝT NG¦êI ë C¸C TR¦êNG
CAO §¼NG NGHÒ KHU VùC PHÝA B¾C
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trần Thị Lệ Thu
2. PGS.TS Vũ Ngọc Hà

Phản biện 1: GS.TS Trần Thị Minh Đức
Đại học Khoa xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS Phan Thị Mai Hương
Viện Tâm lý học

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
Đại học Sư phạm Hà Nội



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào ….. giờ......, ngày…. tháng….. năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học nghề và dạy nghề ở các trường cao đẳng nghề hiện nay có vai trò hết sức
quan trọng trong việc đào tạo nguồn lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường
lao động hiện nay.
Do phải làm quen với môi trường học tập mới cùng sự thay đổi tính chất của
hoạt động chủ đạo so với cấp học trung học phổ thông mà sinh viên các trường cao
đẳng nghề gặp phải những khó khăn tâm lý trong học nghề ở các mức độ khác nhau.
Trình độ đầu vào của sinh viên dân tộc ít người không cao, nhiều em tiếng phổ
thông chưa thạo, chưa mạnh dạn trong giao lưu học hỏi, nhu cầu và động cơ học nghề
chưa cao… Điều này gây không ít khó khăn cho các em trong quá trình học nghề.
Kết quả học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
thường khá thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là những khó
khăn tâm lý trong học nghề của các em.
Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đào tạo nghề cụ thể cho
khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như xây dựng
trường, lớp, đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ chi phí đào tạo… để tạo
điều kiện cho đồng bào dân tộc ít người tiếp cận học nghề. Tuy nhiên, thực tế vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu vực này.

Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao
đẳng nghề hầu như còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Nghiên
cứu vấn đề này giúp xây dựng được khái niệm khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề, hiểu đầy đủ hơn và rõ ràng hơn
biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý ở cả hai bình diện lý
luận và thực tiễn. Từ đó có được những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu khó khăn tâm
lý cho những sinh viên.
Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Khó khăn
tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người ở các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc” là cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên
dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc và các yếu tố ảnh hưởng;
Từ đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ tâm lý góp phần trợ giúp những sinh viên này
giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên dân tộc ít người, giảng viên, cán bộ quản lý của các trường cao đẳng
nghề khu vực phía Bắc và các nhà tâm lý học


2
4. Giả thuyết nghiên cứu
4.1. Hầu hết sinh viên dân tộc ít người ở các trường cao đẳng nghề khu vực
phía Bắc đều gặp khó khăn tâm lý trong học nghề.
4.2. Sự tự tin vào khả năng học tập của bản thân, khả năng sử dụng tiếng phổ
thông, tính tích cực chủ động của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề

và năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên cùng với điều kiện thực hành
nghề là các yếu tố tác động mạnh đến khó khăn tâm lý trong học nghề của những sinh
viên này.
4.3. Nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân và tăng cường tính
chủ động, tích cực trong học nghề cho sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng
nghề khu vực phía Bắc là hai biện pháp tâm lý góp phần làm giảm thiểu khó khăn
tâm lý trong học nghề của các em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong học
nghề của sinh viên dân tộc ít người.
5.2. Đánh giá thực trạng khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc
ít người ở các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc và phân tích một số yếu tố chủ
quan và khách quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của những sinh viên này.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp hỗ trợ tâm lý nhằm giúp sinh viên dân
tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc nâng cao sự tự tin, tính chủ
động, tích cực trong học nghề.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ biểu hiện (nhận thức, xúc cảm, kỹ năng) và mức độ
khó khăn tâm lý (thấp, trung bình, cao) qua các khâu học nghề ở sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc. Đồng thời nghiên cứu một số yếu
tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của những
sinh viên này.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Chuyên gia: 08 nhà tâm lý học, 12 cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên đang
làm việc và giảng dạy tại các trường cao đẳng nghề.
Khách thể tham gia khảo sát thử là 40 người gồm: 35 sinh viên dân tộc ít
người, 3 giảng viên, 2 cán bộ quản lý
Khách thể tham gia khảo sát chính thức là 320 người gồm: 302 sinh viên dân
tộc ít người (điều tra bằng bảng hỏi); 9 sinh viên dân tộc ít người, 6 giảng viên, 3 cán

bộ quản lý (phỏng vấn sâu).
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Cao đẳng nghề Lào Cai, Cao đẳng Sơn La, Cao
đẳng nghề Điện Biên thuộc các tỉnh Lào Cai, Sơn La và Điện Biên. Các địa bàn khảo
sát được lựa chọn là do: (1) Lào Cai, Sơn La và Điện Biên là 3 tỉnh có nhiều thành
phần dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc ít người chiếm đa số; (2) Cao đẳng nghề Lào
Cai, Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng nghề Điện Biên là 3 trường có nhiều thành phần dân
tộc đang học tập và chủ yếu là dân tộc ít người.


3
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số cách tiếp
cận tâm lý học: tiếp cận hoạt động, tiếp cận hệ thống và tiếp cận phát triển.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: nghiên cứu tài liệu, chuyên gia,
điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp, thực nghiệm tác động,
thống kê toán học.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa các hướng nghiên cứu trong và ngoài nước về khó
khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người; Làm rõ các khái niệm
“khó khăn tâm lý”, “học nghề”, “sinh viên dân tộc ít người”, “khó khăn tâm lý trong
học nghề của sinh viên dân tộc ít người” và các biểu hiện của khó khăn tâm lý về
nhận thức, xúc cảm và hành vi. Luận án đã phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố
chủ quan (sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân, khả năng sử dụng tiếng phổ
thông, tính tích cực chủ động trong học nghề) và khách quan (năng lực và phương
pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện phương tiện thực hành nghề, sự hỗ trợ từ gia
đình) đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Hầu hết sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
có khó khăn tâm lý trong học nghề về ba mặt nhận thức, xúc cảm và kỹ năng, trong
đó khó khăn về mặt kỹ năng là nhiều nhất. Sinh viên nam có khó khăn tâm lý nhiều
hơn sinh viên nữ, sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai có khó khăn tâm lý nhiều
hơn sinh viên năm thứ ba.
Các yếu tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của sinh
viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc. Sự tự tin vào khả năng
học nghề của bản thân, tính tích cực chủ động học nghề của sinh viên, năng lực và phương
pháp giảng dạy của giảng viên và điều kiện, phương tiện thực hành nghề là các yếu tố tác
động mạnh nhất đến việc giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề của các em.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất 3 biện pháp tâm lý
nhằm giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người và đã
lựa chọn 2 biện pháp nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề và tăng cường tính
chủ động, tích cực trong học nghề của các em để thực nghiệm tác động. Kết quả cho
thấy, tính khả thi của 2 biện pháp trong việc góp phần làm giảm thiểu khó khăn tâm
lý trong học nghề về 3 mặt nhận thức, xúc cảm và kỹ năng ở những sinh viên này.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố của
tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân
tộc ít người.
- Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về khó khăn tâm lý của sinh viên dân
tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ

TRONG HỌC NGHỀ CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên
1.1.1. Những nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh
viên ở nước ngoài
1.1.1.1. Những nghiên cứu về những biểu hiện khó khăn tâm lý trong học nghề
của sinh viên các trường cao đẳng, đại học: Những biểu hiện khó khăn tâm lý trong
học nghề của sinh viên các trường cao đẳng, đại học bao gồm:
1) Những xúc cảm tiêu cực nảy sinh trong quá trình học tập tại trường cao đẳng
và đại học: chán nản, lo lắng, căng thẳng, thất vọng, buồn phiền, mệt mỏi, cô độc…
(Anson, Bernstein và Hobfoll, 1984; Fine và Carlson, 1994; Sarason và Sarason,
2002; Sherina, Lekhraj và Nadarajan, 2003; Andrew và Wilding, 2004; Dusselier, Dun,
Wang, Shelley và Whalen, 2005; Trương Kiến Hoa, 2006; Palmer và Puri, 2006; Zaid,
Chan và Ho, 2007; Hứa Bội khanh, 2008; Lý Vệ, 2010;…).
2) Vấn đề thích nghi với môi trường học tập trong trường cao đẳng, đại học và
thường xảy ra ở sinh viên năm thứ nhất (Hồ Kế Hồng, 2000; Lý Xuân Hương, 2001;
Quinn, Muldoon và Hollingworth, 2002; Sade và Coll, 2003; Palmer và Puri, 2006;
Lưu Lôi, 2010;…).
3) Rối nhiễu và rối loạn tâm lý, thường thấy hơn là tự gây tổn thương cho cơ
thể, rối loạn ăn uống, sử dụng các chất kích thích, tấn công tình dục ở trường học,
lạm dụng tình dục sớm, tự tử… (Levine và Cureton, 1998; Gallagher, Gill và Sysko,
2000; Gallagher, Sysko và Zhang, 2001; …).
4) Những khó khăn trong việc tự nhận thức, nhận thức và thái độ đối với học
tập (Cross, 1978; Darkenwald và Merriam, 1982; Merriam 1984; Corn, 1995; Sher,
Wood và Gotham, 1996;…).
Nhiều tác giả nước ngoài đã quan tâm nghiên cứu biểu hiện khó khăn tâm lý
trong học tập của sinh viên và được xem xét ở cấp độ xúc cảm (lo lắng, căng thẳng,
mệt mỏi,…), những biểu hiện ở cấp độ nhận thức và hành vi trong đời sống tâm lý
của sinh viên còn ít được nghiên cứu.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong học

nghề của sinh viên các trường cao đẳng, đại học: Các nguyên nhân chủ yếu của khó
khăn tâm lý trong học tập của sinh viên như chuyển cấp học, môi trường học tập thay
đổi, sự không chuẩn bị tâm thế, sự chưa trưởng thành về nhân cách, động cơ, thái độ
học tập, thiếu sự hỗ trợ kịp thời của nhà trường, giảng viên… Tuy nhiên, khó khăn
tâm lý của sinh viên và sinh viên dân tộc ít người trong học tập bắt nguồn từ sự tự tin
vào khả năng học tập của bản thân, khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ thông, tính tích
cực và chủ động trong học nghề, điều kiện và phương tiện thực hành nghề, năng lực
và phương pháp giảng dạy hướng dẫn thực hành nghề của giảng viên, hỗ trợ từ gia
đình… Các yếu tố này còn ít được các tác giả nước ngoài đề cập đến và sẽ bước đầu
được nghiên cứu trong luận án này.


5
1.1.1.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của khó khăn tâm lý trong học nghề
đến hiệu quả học tập của sinh viên các trường cao đẳng, đại học: Những khó khăn
tâm lý (căng thẳng, lo lắng, buồn phiền, mệt mỏi…) làm cho sinh viên cảm thấy suy
kiệt, thất vọng, tuyệt vọng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập của sinh viên,
làm giảm hiệu quả học tập và ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai nghề nghiệp của các
em sau này. (Anson, Bernstein và Hobfoll, 1984; Fine và Carlson, 1994; Brackney và
Karabenick, 1995; Sarason & Sarason, 2002; Dusselier, Dun, Wang, Shelley và
Whalen, 2005; Trương Kiến Hoa, 2006; Goodwin, 2006; Hứa Bội khanh, 2008; Lý
Vệ, 2010; Châu Ngọc Long, 2010; Nhiếp Hà, 2011).
1.1.1.4. Những nghiên cứu về biện pháp hỗ trợ để giảm thiểu khó khăn tâm lý
trong học nghề của sinh viên các trường cao đẳng, đại học: Để giảm thiểu khó khăn
tâm lý trong học tập, tham vấn tâm lý trong nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc hỗ trợ sinh viên xác định và đạt được các mục tiêu cá nhân, học tập
và nghề nghiệp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa khó khăn tâm lý (Caplan, 1970; Cold
và Siegel, 1990; Friend và Cook, 1996; Levine và Cureton, 1998, Choy, 2002; Archer
và Cooper, 1998). Ngoài ra, cần phải nâng cao nhận thức về việc học tập, xây dựng
thái độ học tập tích cực và cải thiện các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến học

tập của sinh viên. (Trương Kiến Hoa, 2006; Lý Vệ 2010).
1.1.2. Những nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong học tập nghề
nghiệp của sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở trong nước
1.1.2.1. Những nghiên cứu về các biểu hiện khó khăn tâm lý trong học tập của
sinh viên trường cao đẳng, đại học: Khó khăn tâm lý của sinh viên đa dạng, phức tạp,
biểu hiện chủ yếu ở nhận thức, thái độ/ xúc cảm và hành vi/kỹ năng trong các khâu
học tập (Nguyễn Xuân Thức và Đào Thị Lan Hương, 2007; Đặng Thanh Nga, 2010;
Dương Thị Kim Oanh, 2014; Đặng Thị Lan, 2015; Phạm Văn Tuân, 2015). Còn ít
nghiên cứu đi sâu chỉ ra các biểu hiện khó khăn tâm lý ở ba khâu học lý thuyết trên
lớp; tự học, tự nghiên cứu và thực hành nghề, đặc biệt là việc thực hiện các nhiệm vụ
thực hành nghề ở sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề. Đây sẽ là vấn
đề được luận án làm rõ trong chương 2 và 3.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong
học tập của sinh viên cao đẳng, đại học: Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ sinh
viên (chưa có phương pháp học tập hợp lý và chưa quen với môi trường học tập mới Nguyễn Thế Hùng, 2008; Đặng Thị Lan, 2016) và các điều kiện khách quan (thiếu
sách, giáo trình, tài liệu tham khảo - Nguyễn Thế Hùng, 2008; những biến động về
môi trường học tập - Đặng Thị Lan, 2016) sẽ là những nguyên nhân khiến cho hoạt
động học nảy sinh khó khăn nói chung và khó khăn tâm lý nói riêng.
1.1.2.3. Những nghiên cứu về các biện pháp giảm thiểu khó khăn tâm lý trong
học tập của sinh viên cao đẳng, đại học: Để giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học tập
của sinh viên cần cải tiến phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức học tập (Nguyễn
Xuân Thức và Đào Thị Lan Hương, 2007); hình thành phương pháp học tập hợp lý
cho sinh viên (Nguyễn Thế Hùng, 2008; Đặng Thị Lan, 2016), và xây dựng một mô
hình trợ giúp tâm lý phù hợp (Đỗ Thị Hạnh Phúc và Triệu Thị Hương, 2007).
Tóm lại, chưa có đề tài nào thuộc chuyên ngành tâm lý học nghiên cứu một
cách hệ thống và cụ thể về khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người nói chung và tại các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc nói riêng, đặc biệt


6

trong bối cảnh nhóm sinh viên này thường gặp khó khăn tâm lý nhiều hơn so với sinh
viên dân tộc Kinh. Điều này cho thấy tính cấp thiết của vấn đề mà nghiên cứu này
tiến hành thực hiện.
1.2. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề
1.2.1. Khó khăn tâm lý trong học nghề
1.2.1.1. Khó khăn tâm lý: Khó khăn tâm lý được hiểu là sự thiếu hụt các yếu tố
tâm lý cá nhân gây cản trở cho việc thực hiện hoạt động của cá nhân và làm cho hoạt
động đó kém hiệu quả, được biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, xúc cảm và kỹ năng.
1.2.1.2. Học nghề: Học nghề của sinh viên các trường cao đẳng nghề là một
hoạt động chủ đạo của các em nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, hình thành những kỹ
năng nghề cần có của người công nhân kỹ thuật cao tương lai. Học nghề của sinh
viên các trường cao đẳng nghề thường bao gồm ba khâu cơ bản: Học lý thuyết trên
lớp; Tự học, tự nghiên cứu; Thực hành nghề. Trong mỗi khâu cơ bản thường có các
nhiệm vụ học tập nhất định.
1.2.2. Sinh viên dân tộc ít người
1.2.2.1. Khái niệm sinh viên dân tộc ít người: Sinh viên dân tộc ít người là
những người thuộc các dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc Kinh trên phạm vi lãnh
thổ Việt Nam, đang trong quá trình tiếp thu và tích lũy những kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học để trở thành những người có chuyên môn tham
gia hoạt động, lao động trong một lĩnh vực nhất định có ích cho xã hội.
1.2.2.2. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên dân tộc ít người: Bên cạnh các
đặc điểm tâm lý chung của sinh viên, sinh viên dân tộc ít người có một số nét tâm lý
riêng điển hình như: thói quen suy nghĩ một chiều, ngại đi vào các vấn đề rắc rối,
phức tạp; dễ thừa nhận điều người khác nói; tư duy linh hoạt, nhanh nhạy còn hạn
chế; khả năng thay đổi phương pháp, vận dụng, ứng dụng, liên hệ thực tế còn chậm,
nhiều khi máy móc, dập khuôn, thiếu tích cực nghiên cứu, tìm hiểu cái mới ngoài nội
dung đã có. Tính trung thực, thẳng thắn, mộc mạc, dũng cảm, yêu ghét rõ ràng là các
đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của các sinh viên này. Tình cảm của các em
thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài, tình bạn bền vững...

1.2.3. Trường cao đẳng nghề
Là một cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp
nghề; tổ chức đào tạo thường xuyên với thời gian, phương pháp, hình thức đào tạo
phù hợp với yêu cầu của từng chương trình đào tạo, bảo đảm sự linh hoạt phù hợp với
từng đối tượng người học, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; hợp tác với các cơ sở giáo dục đại
học xây dựng chương trình chuyển tiếp lên trình độ đại học để sinh viên được liên
thông theo đề án hợp tác và cam kết giữa hai trường trên cơ sở phù hợp với quy định
của pháp luật.
1.2.4. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường
cao đẳng nghề
1.2.4.1. Khái niệm khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề: là sự thiếu hụt các yếu tố tâm lý gây cản trở cho
việc thực hiện nhiệm vụ ở các khâu cơ bản trong học nghề của những người thuộc


7
các dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc Kinh ở Việt Nam, đang trong quá trình
tiếp thu và tích lũy những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, làm
cho hoạt động học nghề của những người này kém hiệu quả và được biểu hiện ở ba
mặt: nhận thức, cảm xúc và kỹ năng.
1.2.3.2. Biểu hiện khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người: được thể hiện ở nhận thức, xúc cảm và kỹ năng. Về nhận thức, khó khăn tâm lý
được xác định bởi việc hiểu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các nhiệm vụ trong ba
khâu học nghề. Về xúc cảm, khó khăn tâm lý được tìm hiểu qua việc bộc lộ các xúc
cảm âm tính (mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, không thích, không muốn, bối rối, áp lực,
ngại, sợ…) khi thực hiện các nhiệm vụ học nghề. Về kỹ năng, khó khăn tâm lý được
thể hiện ở mức độ thuần thục trong kỹ năng tiến hành các nhiệm vụ học nghề.
1.2.3.3. Các mức độ khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít

người: Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người được thể hiện
ở 3 mức độ.
- Mức độ 1 – Thấp: sinh viên ít gặp khó khăn tâm lý về nhận thức, xúc cảm và
kỹ năng khi thực hiện các nhiệm vụ học nghề. Ở mức 1, sinh viên thường cố gắng tự
giải quyết vấn đề và có thể vượt qua khó khăn.
- Mức độ 2 – Trung bình: sinh viên nhóm này có khó khăn tâm lý về nhận thức,
xúc cảm và kỹ năng ở mức trung bình khi thực hiện các nhiệm vụ học nghề. Với sự
nỗ lực của bản thân cùng sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè, sinh viên gặp khó khăn ở mức
2 có thể vượt qua được khó khăn tâm lý.
- Mức độ 3 – Cao: sinh viên nhóm này thường xuyên có khó khăn tâm lý về
nhận thức, xúc cảm và kỹ năng khi thực hiện các nhiệm vụ của 3 khâu học nghề. Sinh
viên gặp khó khăn ở mức 3 phải được sự hỗ trợ của chuyên gia với các biện pháp tâm
lý chuyên nghiệp mới có thể vượt qua khó khăn tâm lý và có thể đạt được hiệu quả
trong học nghề của mình.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh
viên dân tộc ít người
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý
trong học tập và học nghề của sinh viên các trường cao đẳng, đại học, trong đó bao
gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Nghiên cứu này quan tâm đến một số yếu tố
chủ quan: Sự tự tin vào khả năng học tập của bản thân; Tính tích cực, chủ động trong
học nghề; Khả năng sử dụng tiếng phổ thông và một số yếu tố khách quan: Năng lực,
phương pháp giảng dạy của giảng viên; Điều kiện, phương tiện thực hành nghề; Hỗ
trợ từ gia đình.
Tiểu kết chương 1
Có nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước về khó khăn tâm lý của sinh viên
trong học tập, tuy nhiên mới chỉ có một số nghiên cứu bàn về khó khăn tâm lý trong học
tập của sinh viên dân tộc ít người, hoặc khó khăn tâm lý trong hoạt động học một hình
thức học, một môn học cụ thể của các em. Thực tế chưa có đề tài chuyên ngành tâm lý
học nghiên cứu hệ thống và cụ thể về khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân
tộc ít người nói chung và tại trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc nói riêng.

Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao
đẳng nghề được hiểu là sự thiếu hụt các yếu tố tâm lý cá nhân, gây cản trở việc thực
hiện các khâu cơ bản trong học nghề của những người thuộc các dân tộc có số dân ít


8
hơn so với dân tộc Kinh ở Việt Nam, đang trong quá trình tiếp thu và tích lũy các
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trường cao đẳng làm cho hoạt động học nghề
của họ kém hiệu quả và được biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, xúc cảm và kỹ năng.
Đề tài đã chỉ ra 3 mức độ (thấp, trung bình, cao) và các yếu tố củ quan và
khách quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề.

Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổ chức thực hiện nghiên cứu
2.1.1. Giai đoạn 1 – Nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các nghiên cứu ở trong và
ngoài nước về các vấn đề liên quan đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên
dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề. Chỉ ra các vấn đề tồn tại để nghiên cứu.
Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan.
2.1.2. Giai đoạn 2 - Khảo sát, đánh giá thực trạng
2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng khó khăn tâm lý
trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía
Bắc và các yếu tố ảnh hưởng.
2.1.2.2. Nội dung nghiên cứu: Biểu hiện khó khăn tâm lý trong học nghề về ba mặt
nhận thức, xúc cảm, kỹ năng và một số yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến khó
khăn này của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.
2.1.2.3. Mẫu nghiên cứu: Sự phân bố khách thể nghiên cứu định lượng được
hiển thị ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là sinh viên dân tộc ít người các trường
cao đẳng nghề
Số
Các tiêu chí
Tỉ lệ %
lượng
Cao đẳng Nghề Lào Cai
101
33,4
Trường Cao đẳng Sơn La
102
33,8
Cao đẳng Nghề Điện Biên
99
32,9
Năm thứ nhất
94
31,1
Năm
Năm thứ hai
111
36,8
học
Năm thứ ba
97
32,1
Nam
228
75,5
Giới

tính
Nữ
75
24,5
Tày
56
18,5
Dao
58
19,2
Dân tộc Mông
68
22,5
Thái
81
26,8
Khác (Mường, Nùng, dáy, sán Chay, KhơMú, Hà Nhí..)
39
12,9
Mức Từ khá trở lên
16
5,3
sống Trung bình
143
47,4


9
Các tiêu chí
Cận nghèo

Nghèo
Xuất sắc
Giỏi
Học lực Khá
Trung bình
Yếu
Tổng

Số
lượng
42
101
4
32
99
160
7
302

Tỉ lệ %
13,9
33,4
1,3
10,6
32,8
53,0
2,3
100,0

Phỏng vấn sâu 18 trường hợp. Tại mỗi trường, phỏng vấn sâu 03 sinh viên, 02

giảng viên và 01 cán bộ quản lý.
2.1.3. Giai đoạn 3 – Đề xuất các biện pháp tác động và tổ chức thực nghiệm: Trên
cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân
tộc ít người đề xuất các biện pháp tác động và tổ chức thực nghiệm nhằm xác định tính hiệu
quả của các biện pháp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa các nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến khó khăn tâm lý,
học nghề, khó khăn tâm lý trong học nghề, sinh viên dân tộc ít người, khó khăn tâm
lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người và các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó xây
dựng các khái niệm công cụ.
2.2.2. Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến các chuyên gia tâm lý
học, người hướng dẫn khoa học, giảng viên của các trường cao đẳng nghề khi lựa
chọn vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, thiết kế bộ công cụ, tổ chức thực
nghiệm, viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp chính được sử
dụng nhằm tìm hiểu các biểu hiện khó khăn tâm lý trong học nghề và các yếu tố ảnh
hưởng đến khó khăn này của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu
vực phía Bắc.
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn các
thông tin thu được từ khảo sát thực tiễn bằng bảng hỏi cá nhân.
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu trường hợp được
chuẩn bị trước thành các mảng vấn đề: thông tin về gia đình, bản thân và quá trình
học tập, sinh hoạt, tìm hiểu các biểu hiện khó khăn tâm lý và các yếu tố tác động đến
khó khăn tâm lý.
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm: Dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn về khó
khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc, trong số những sinh viên đã tham gia khảo sát ở diện rộng, lựa
chọn 18 sinh viên có khó khăn tâm lý ở mức cao tham gia vào nhóm thực nghiệm.
Quá trình thực nghiệm diễn ra liên tục nhằm trang bị các kỹ năng tự nhận thức, tư

duy tích cực, làm việc nhóm và phương pháp học trải nghiệm để nâng cao sự tự tin
vào khả năng học nghề và tính chủ động, tích cực trong học nghề, từ đó giảm thiểu
khó khăn tâm lý trong học nghề cho những sinh viên này.


10
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Số liệu định lượng
thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 21.0 với
các thông số và phép toán thống kê được sử dụng là phân tích thống kê mô tả và phân
tích thống kê suy luận.
Tiểu kết chương 2
Nghiên cứu được thực hiện theo một chu trình tổ chức chặt chẽ gồm 3 giai
đoạn thể hiện tính hệ thống và đảm bảo logic. Đề tài đã sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu định lượng và định tính. Số liệu thu về được xử lý sao cho các kết quả và
kết luận đủ tin cậy và có giá trị khoa học. Kết quả điều tra định lượng được khắc hoạ
rõ hơn qua các trường hợp phỏng vấn sâu và được kiểm chứng qua thực nghiệm tác
động. Từ đó thu được những kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học, khẳng định
tính khả thi và tin cậy của 2 biện pháp tâm lý đã đề xuất.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ
TRONG HỌC NGHỀ CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KHU VỰC PHÍA BẮC
3.1. Thực trạng khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
Nghiên cứu thực tiễn tập trung vào những vấn đề chủ yếu của sinh viên dân tộc
ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý trong học nghề ở 3 mặt: nhận thức, xúc
cảm và kỹ năng.
- Phân tích một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến khó khăn tâm

lý trong học nghề.
- Đề xuất một số biện pháp tâm lý và tổ chức thực nghiệm tác động nhằm giảm thiểu
khó khăn tâm lý trong học nghề, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập của các em.
3.1.1. Mức độ khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người
các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
Sinh viên có khó khăn tâm lý trong học nghề ở mức trung bình (ĐTB = 2,45),
các em gặp nhiều khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng nhất, tiếp đến là nhận thức và cuối
cùng là cảm xúc (ĐTB lần lượt là 2,42; 2,44 và 2,49).

Biểu đồ 3.1. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc (ĐTB)
Ghi chú: ĐTB càng cao thì sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề càng ít gặp
khó khăn tâm lý trong học nghề


11
Có 48 sinh viên dân tộc ít người (15,9%) có khó khăn tâm lý trong học nghề ở
mức thấp; 203 em chiếm 67,2%) gặp khó khăn tâm lý ở mức trung bình; có 51 sinh
viên chiếm 16,9% có khó khăn tâm lý ở mức cao.
Bảng 3.1. Mức độ khó khăn tâm lý của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc (%)
Mức độ khó khăn tâm lý
Thấp
Trung bình
Cao
Các khó khăn tâm lý
N
%
N
%

N
%
1 Khó khăn tâm lý về mặt nhận thức
55
18,3
187
62,1
59 19,6
2 Khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm
62
20,6
189
62,8
50 16,6
3 Khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng
50
16,6
201
66,6
51 16,9
4 Khó khăn tâm lý trong học nghề
48
15,9
203
67,2
51 16,9
Khó khăn tâm lý về nhận thức, xúc cảm và kỹ năng trong học nghề của nam
sinh viên cao hơn nữ sinh viên. Sinh viên năm thứ nhất và thứ hai có mức độ khó
khăn tâm lý như nhau., sinh viên năm thứ nhất và thứ hai gặp khó khăn tâm lý trong
học nghề nhiều hơn năm thứ ba (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2. Sự khác biệt về khó khăn tâm lý trong các khâu học nghề
cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc xét theo các tiêu chí
Độ chênh lệch về ĐTB giữa hai nhóm
khách thể về các mặt khó khăn tâm lý
Các tiêu chí
Nhận thức
Xúc cảm Kỹ năng
Giới tính Nam sinh viên và nữ sinh viên
- 0,17**
- 0,25*** - 0,18**
Thứ nhất và thứ hai
Năm học Thứ nhất và thứ ba
- 0,37*
- 0,29*
- 0,35*
Thứ hai và thứ ba
- 0,30*
- 0,25*
- 0,26*
Ghi chú: Trong bảng chỉ hiển thị các giá trị có ý nghĩa thống kê với * khi P<, 05; **
khi P<0,01 và *** khi P<0,001. ĐTB càng cao thì khó khăn tâm lý càng thấp.

3.1.2. Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt nhận thức trong các khâu
học nghề cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực
phía Bắc

Biểu đồ 3.2. Khó khăn tâm lý về mặt nhận thức trong các khâu học nghề
cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc (ĐTB)

Ghi chú: ĐTB càng cao thì sinh viên càng hiểu được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng
khi thực hiện các nhiệm vụ học nghề (càng ít khó khăn tâm lý về mặt nhận thức)


12
Sinh viên nhận thức về việc phải thực hiện nhiệm vụ trong các khâu học nghề
cơ bản ở mức trung bình (ĐTB = 2,43). Những sinh viên này có khó khăn tâm lý về
mặt nhận thức các nhiệm vụ thực hành nghề ở mức cao nhất, tiếp theo là các nhiệm
vụ tự học, tự nghiên cứu; cuối cùng là các nhiệm vụ học lý thuyết trên lớp (ĐTB
tương ứng là 2,33; 2,47 và 2,50).
3.1.3. Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm trong các khâu học nghề
cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
Xúc cảm của sinh viên khi thực hiện các nhiệm vụ học nghề ở mức trung bình
(ĐTB = 2,51). Các em có khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm cao nhất khi thực hiện các
nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu, tiếp theo là các nhiệm vụ học lý thuyết trên lớp; cuối
cùng là các nhiệm vụ thực hành nghề (với ĐTB tương ứng là 2,33; 2,40 và 2,81).

Biểu đồ 3.3. Khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm khi thực hiện các nhiệm vụ
học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc (ĐTB)
Ghi chú: ĐTB càng cao thì sinh viên càng có nhiều xúc cảm tích cực (càng gặp ít
khó khăn tâm lý về mặt cảm xúc) khi thực hiện các nhiệm học nghề.

3.1.4. Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng trong các khâu học nghề
cơ bản của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc

Biểu đồ 3.4. Khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ
học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề
khu vực phía Bắc (ĐTB)
Ghi chú: ĐTB càng cao thì sinh viên càng thực hiện thuần thục các nhiệm vụ (càng

gặp ít khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng) trong ba khâu học nghề cơ bản

Khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng trong học nghề của sinh viên ở mức trung bình
(ĐTB = 2,42). Các em có khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ thực
hành nghề ở mức cao nhất, tiếp theo là các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu; cuối cùng là
các nhiệm vụ học lý thuyết trên lớp (với ĐTB tương ứng là 2,36; 2,45 và 2,46).


13
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh
viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
3.2.1. Một số đặc điểm tâm lý cá nhân của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
3.2.1.1. Sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc: Sinh viên tự tin nhất vào kỹ năng
thực hành nghề sau khi trải qua quá trình học tập tại trường và ở các cơ sở sản xuất. Thứ
hai là niềm tin vào khả năng học tập của mình không thua kém các sinh viên khác. Thứ
ba là khả năng ghi chép và lĩnh hội các kiến thức được truyền đạt trên lớp. Dù vậy, khả
năng ứng dụng khoa học công nghệ (sử dụng máy tính và các thiết bị ngoại vi thông
dụng khác) còn hạn chế, khả năng học tập theo phương pháp độc lập, chủ động còn yếu.
3.2.1.2. Tính tích cực, chủ động trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người
các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc: Việc xác định rõ và cố gắng để đạt mục
tiêu học tập là biểu hiện cao nhất của tính tích cực chủ động ở sinh viên dân tộc ít người.
Một số em đã nỗ lực học tập trong khả năng của mình, tuy nhiên một số sinh viên chưa
thật sự khắc phục khó khăn như thức khuya hơn để hoàn thành nhiệm vụ học tập và
chưa tích cực phát biểu xây dựng bài.
3.2.1.3. Khả năng sử dụng tiếng phổ thông của sinh viên dân tộc ít người các
trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc:Khả năng nghe, ghi chép và trao đổi tốt giúp
cho sinh viên tiếp thu bài giảng tương đối đầy đủ nhưng những hạn chế trong việc đọc
tài liệu, tranh luận và thuyết trình khiến sinh viên không mở rộng được kiến thức, không

bày tỏ được quan điểm của mình ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
3.2.2. Điều kiện học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng
nghề khu vực phía Bắc
3.2.2.1. Năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên trong các trường
cao đẳng nghề khu vực phía Bắc: Mặc dù được đánh giá cao về kinh nghiệm, tính tích
cực chủ động và sáng tạo khi giảng dạy, hướng dẫn sinh viên của giảng viên, nhưng nội
dung và kiến thức của giảng viên không được sinh viên đánh giá cao. Theo các em, kinh
nghiệm và tính tích cực, chủ động sáng tạo của giảng viên chưa đủ, họ cần thường xuyên
cập nhật kiến thức, xây dựng nội dung giảng dạy phong phú, hợp với thời đại và hợp với
năng lực của sinh viên.
3.2.2.2. Điều kiện, phương tiện thực hành nghề trong các trường cao đẳng
nghề khu vực phía Bắc: Điều kiện, phương tiện thực hành nghề của sinh viên tương đối
đa dạng nhưng không đồng đều về chất lượng. Các điều kiện cần như phòng học, thư
viện, hệ thống chiếu sáng được cho là tốt thì các điều kiện đủ như tài liệu, giáo trình,
phòng thí nghiệm, các cơ sở thực hành không được đánh giá cao. Đây chính là vấn đề
khiến sinh viên chưa thật sự yên tâm học tập
3.2.2.3. Hỗ trợ từ gia đình: Gia đình đóng vai trò không thể thay thế trong việc hỗ
trợ sinh viên học nghề và chủ yếu là hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ vật chất tuy có nhưng không
nhiều do điều kiện gia đình không cho phép. Hỗ trợ nhiều nhất cho sinh viên dân tộc ít
người từ gia đình chính là tạo điều kiện về thời gian, thứ hai là việc an ủi, động viên,
khích lệ, thứ ba là chu cấp tiền sinh hoạt và cuối cùng là khen thưởng, động viên bằng
vật chất khi có thành tích.
3.2.3. Tác động của một số yếu tố đến khó khăn tâm lý trong học nghề của
sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc


14
3.2.3.1. Tương quan giữa một số yếu tố và khó khăn tâm lý trong
học nghề của sinh dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực
phía Bắc

a) Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc và một số yếu tố chủ quan
 Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề ở mặt nhận thức và các yếu
tố chủ quan: Sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân có tương quan thuận chặt
nhất với khó khăn tâm lý trong học nghề về nhận thức (r=0,523 và P<0,01). Như vậy,
sinh viên càng tự tin vào khả năng học nghề của mình thì càng ít có khó khăn tâm lý
trong học nghề về nhận thức và ngược lại. Tiếp theo là khả năng sử dụng tiếng phổ
thông và tính tích cực chủ động học nghề có hệ số tương quan kém chặt chẽ hơn lần
lượt là 0,520 và 0,432 với P<0,01.
Sơ đồ 3.1. Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề
về mặt nhận thức và một số yếu tố chủ quan
r = 0,523

Khó khăn tâm lý
về mặt nhận thức

**

r = 0,432**

Sự tự tin vào khả năng học
nghề của bản thân

Tính tích cực, chủ động
học nghề

r = 0,520**

Khả năng sử dụng tiếng
phổ thông


Ghi chú: trên sơ đồ hiển thị những hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê với r** khi P
< 0,01 và r là hệ số tương quan pearson.

 Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề ở mặt xúc cảm và các yếu
tố chủ quan: Khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt xúc cảm có tương quan chặt chẽ
nhất với sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân (r=0,582 (P<0,01). Tính tích cực
chủ động học nghề có tương quan chặt chẽ hơn với khó khăn tâm lý trong học nghề về
mặt xúc cảm so với khả năng sử dụng tiếng phổ thông của sinh viên dân tộc ít người với r
lần lượt là 0,563 và 0,509 (P < 0,01).
Sơ đồ 3.2. Tương quan giữa khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm
và một số yếu tố chủ quan
r = 0,582**

Khó khăn tâm lý về
mặt xúc cảm

r = 0,563**

Sự tự tin vào khả năng học
nghề của bản thân
Tính tích cực, chủ động
học nghề

r = 0,509**

Khả năng sử dụng tiếng
phổ thông

Ghi chú: Trên sơ đồ hiển thị những hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê với r ** khi



15
P < 0,01 và r là hệ số tương quan pearson.

 Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt kỹ năng và các yếu
tố chủ quan: Sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân có tương quan thuận chặt nhất
với khó khăn tâm lý trong học nghề về kỹ năng với r=0,647 (P<0,01). Thứ hai là khả năng
sử dụng tiếng phổ thông với r = 0,521 (P<0,01). Và kém chặt chẽ nhất là tính tích cực, chủ
động trong học nghề với hệ số tương quan r = 0,439 (P<0,01).
Sơ đồ 3.3. Tương quan giữa khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng
và một số yếu tố chủ quan
Niềm tin vào khả năng
học nghề của bản thân

r = 0,647**

Khó khăn tâm
lý về mặt kỹ
năng

r = 0,439**

Tính tích cực, chủ
động học nghề

r = 0,521**

Khả năng sử dụng tiếng
phổ thông


Ghi chú:Trên sơ đồ hiển thị những hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê với r ** khi
P < 0,01 và r là hệ số tương quan pearson.

b) Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc và một số yếu tố khách quan
 Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt nhận thức và các yếu
tố khách quan: Khó khăn tâm lý trong học nghề về nhận thức có tương quan thuận chặt
chẽ nhất với năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên (r = 0,243 và P<0,01).
Thứ hai là sự hỗ trợ của gia đình (r = 0,229 và P<0,01). Và điều kiện, phương tiện thực
hành nghề có tương quan thuận kém chặt chẽ nhất với r = 0,216 (P<0,01).
Sơ đồ 3.4. Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề
về mặt nhận thức và một số yếu tố khách quan
r = 0,243**

Khó khăn tâm r = 0,216**
lý về mặt nhận
thức r = 0,229**

Năng lực,
phương pháp
giảng dạy
của giảng
viên

Điều kiện,
phương tiện
thực hành
nghề


Ghi chú:Trên sơ đồ hiển thị những Hỗ
hệ số
quan có ý nghĩa thống kê với r** khi
trợ tương
từ
P < 0,01 và r là hệ số tương quan pearson. gia đình
gia đình

 Tương quan giữa khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt cảm xúc và các yếu
tố khách quan: Khó khăn tâm lý trong học nghề về xúc cảm có tương quan thuận chặt
nhất với năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên (r=0,276, P<0,01). Hỗ trợ
từ gia đình và điều kiện, phương tiện thực hành nghề là hai yếu tố cùng có tương
quan thuận chặt như nhau với khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt xúc cảm với


16
r=0,212 (P< 0,01).
Sơ đồ 3.5. Tương quan giữa khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm
và một số yếu tố khách quan
r = 0,276**
Năng
Năng lực,
lực, phương
phương
pháp
giảng
pháp giảng dạy
dạy
chú:Trên
của

giảng
viên
củaGhi
giảng
viên

Khó khăn tâm lý
về mặt xúc cảm

r = 0,212**

Điều kiện,
phương tiện
sơ đồ chỉ hiển thị những hệ số tương quan có ý nghĩa thống
kê với r **
thực hành

r = 0,212**

khi P < 0,01 và r là hệ số tương quan pearson.

nghề

Hỗ
Hỗ trợ
trợ từ
từ

trong
gia

gia đình
đình

 Tương quan giữa khó khăn tâm
học nghề về mặt kỹ năng và các yếu
tố khách quan: Khó khăn tâm lý trong học nghề về kỹ năng có tương quan thuận chặt
chẽ nhất với năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên (r = 0,209 và P<0,01).
Với r = 0,204 và P<0,01, điều kiện, phương tiện thực hành nghề có tương quan thuận
chặt chẽ thứ hai.
Sơ đồ 3.6. Tương quan giữa khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng
và một số yếu tố khách quan
r = 0,209
Năng lực,
phương pháp
giảng dạy của
giảng viên

**

Khó khăn tâm lý
về mặt kỹ năng

r =0,198
Hỗ trợ từ
gia đình

r = 0,204**
**

Điều kiện,

phương tiện
thực hành
nghề

Ghi chú:Trên sơ đồ hiển thị những hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê với r** khi
P < 0,01 và r là hệ số tương quan pearson.

3.2.3.2. Dự báo mức độ thay đổi khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên
dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc khi các yếu tố tác động
thay đổi
a) Dự báo mức độ thay đổi khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân
tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc khi các yếu tố tác động độc
lập đơn nhất thay đổi


17
Bảng 3.15. Dự báo mức độ thay đổi khó khăn tâm lý trong học nghề
khi các yếu tố độc lập đơn nhất thay đổi
Các biến phụ thuộc (r2) - Biểu
hiện khó khăn tâm lý về các mặt
Các biến độc lập
Nhận
Xúc
Kỹ
thức
cảm
năng
Các yếu tố chủ quan
1. Sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân
0,274*** 0,338*** 0,419***

2. Tính tích cực chủ động học nghề
0,187*** 0,317*** 0,193***
3. Khả năng sử dụng tiếng phổ thông
0,270*** 0,259*** 0,272***
Các yếu tố khách quan
4. Năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên
0,059*** 0,076*** 0,044***
5. Điều kiện, phương tiện thực hành nghề
0,047*** 0,045*** 0,042***
6. Hỗ trợ từ gia đình
0,052*** 0,045*** 0,039***
Ghi chú: Trong bảng hiển thị những hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê với r*** khi P
< 0,001 và r2 là hệ số hồi quy bậc nhất.

Mức độ dự báo sự thay đổi khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên về
nhận thức, xúc cảm và kỹ năng khi thay đổi các yếu tố chủ quan và khách quan cho
phép khẳng định rằng, sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân; tính tích cực,
chủ động trong học nghề; khả năng sử dụng tiếng phổ thông và năng lực, phương
pháp giảng dạy của giảng viên; điều kiện, phương tiện thực hành nghề; hỗ trợ từ gia
đình có ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người
các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.
b) Dự báo mức độ thay đổi khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân
tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc khi cụm các yếu tố tác động
thay đổi
Bảng 3.16. Dự báo mức độ thay đổi khó khăn tâm lý trong học nghề
khi cụm các yếu tố thay đổi
Các biến phụ thuộc (r2) - Biểu hiện
của khó khăn tâm lý về các mặt
Cụm các biến độc lập
Nhận thức

Xúc cảm
Kỹ năng
***
***
1. Cụm các yếu tố chủ quan
0,350
0,422
0,456***
2. Cụm các yếu tố khách quan
0,090***
0,097***
0,070***
3. Sự tự tin vào khả năng học nghề của
0,293***
0,357***
0,426***
bản thân và cụm các yếu tố khách quan
4. Tính tích cực chủ động học nghề và
0,227***
0,345***
0,221***
cụm các yếu tố khách quan
5. Khả năng sử dụng tiếng phổ thông và
0,292***
0,282***
0,280***
cụm các yếu tố khách quan
6. Cụm các yếu tố chủ quan và cụm các
0,360***
0,430***

0,458***
yếu tố khách quan
Ghi chú: Trong bảng hiển thị những hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê với r*** khi P
< 0,001 và r2 là hệ số hồi quy bậc nhất.


18
Muốn giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên cần phải có sự
thay đổi đồng bộ các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó, cần đặc biệt chú trọng
đến các yếu tố: sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân; tính tích cực, chủ động
trong học nghề; năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên; điều kiện, phương
tiện thực hành nghề.
3.3. Biện pháp tác động và kết quả thực nghiệm tác động
3.3.1. Đề xuất các biện pháp tác động
Biện pháp 1: Nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề của sinh viên dân tộc ít
người thông qua tập huấn hình thành, phát triển kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng tư
duy tích cực cho các em.
Biện pháp 2: Tăng cường tính tích cực, chủ động của sinh viên dân tộc ít người
bằng việc trang bị cho các em phương pháp học trải nghiệm và kỹ năng làm việc nhóm.
Biện pháp 3: Phối hợp với giảng viên các trường cao đẳng nghề cải tiến
phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, đồng thời phối hợp với địa
phương tổ chức nhiều hình thức giao lưu khác nhau phù hợp với sinh viên dân tộc ít
người nhằm thu hút các em tích cực tham gia, từ đó phát triển khả năng sử dụng ngôn
ngữ phổ thông cho những sinh viên này.
Do điều kiện nghiên cứu và khả năng có hạn nên trong nghiên cứu này, chúng
tôi tiến hành thực nghiệm biện pháp 1 và biện pháp 2.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm tác động
3.3.2.1. Sự tự tin của sinh viên dân tộc ít người vào khả năng học nghề của
bản thân trước và sau thực nghiệm
Sau tác động, sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân đã tăng lên (ĐTB =

2,61 – trước tác động so với ĐTB = 2,65 – sau tác động). Kết quả thực nghiệm cho thấy,
sau tác động, sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân đã thay đổi theo hướng tích
cực, ở các mức độ khác nhau, 18 sinh viên tham gia thực nghiệm đều thấy tự tin hơn vào
khả năng học nghề của mình.
3.3.2.2. Tính tích cực,chủ động của sinh viên dân tộc ít người trước và sau
thực nghiệm
Sau tác động thực nghiệm, tính tích cực, chủ động trong học nghề của sinh
viên tăng lên đáng kế (ĐTB = 2,85 – trước tác động so với ĐTB = 2,55 – sau tác
động). Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, tính tích cực, chủ động của sinh được thể
hiện rõ nhất trong việc các em có thể thức rất khuya để hoàn thành bài tập được giao
và trong quá trình học tập, các em thường cố gắng đạt được tất cả những gì trong khả
năng của mình…
3.3.2.3. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người các trường
cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trước và sau thực nghiệm
Sau tác động thực nghiệm, khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên đã
giảm đi đáng kể. Khó khăn tâm lý về nhận thức, xúc cảm và kỹ năng mà các em gặp
phải trong quá trình học nghề trước tác động đều thấp hơn so với khó khăn tâm lý của
các em sau tác động (xem biểu đồ 3.5).


19

Biểu đồ 3.5. Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc
ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
trước và sau thực nghiệm (ĐTB)
Ghi chú: ĐTB càng cao thì sinh viên dân tộc ít người càng ít gặp khó khăn tâm lý
trong học nghề

Sau khi áp dụng các biện pháp tác động, khó khăn tâm lý về nhận thức giảm đi
nhiều nhất (ĐTB = 2,16 so với ĐTB = 2,24), thứ hai là khó khăn tâm lý về kỹ năng

(ĐTB = 2,25 so với ĐTB = 2,30) và cuối cùng là khó khăn tâm lý về cảm xúc (ĐTB
= 2,23 so với ĐTB = 2,30).

Biểu đồ 3.6. Khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt nhận thức của sinh viên dân
tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
trước và sau thực nghiệm (ĐTB)
Ghi chú: ĐTB càng cao thì sinh viên dân tộc ít người càng ít gặp khó khăn tâm lý về
mặt nhận thức trong học nghề.

Sau khi áp dụng các biện pháp tác động nhằm nâng cao sự tự tin vào khả
năng học nghề và tăng cường tính chủ động, tích cực của sinh viên, khó khăn tâm
lý về nhận thức các nhiệm vụ học lý thuyết trên lớp giảm đi nhiều nhất, tiếp đến là
nhận thức các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu và cuối cùng là nhận thức các nhiệm
vụ thực hành nghề (Độ chênh lệch về ĐTB trước và sau tác động tương ứng là
0,11; 0,08 và 0,06).


20

Biểu đồ 3.7. Khó khăn tâm lý trong học nghề về mặt cảm xúc của sinh viên dân tộc
ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
trước và sau thực nghiệm (ĐTB)
Ghi chú: ĐTB càng cao thì sinh viên dân tộc ít người càng ít gặp khó khăn tâm lý về
mặt cảm xúc trong học nghề.

Sau tác động, khó khăn tâm lý về xúc cảm khi thực hiện các nhiệm vụ học
nghề đều giảm đi nhất định. Mức độ giảm nhiều nhất thuộc về khó khăn tâm lý về
xúc cảm khi thực hiện các nhiệm vụ thực hành nghề (ĐTB = 2,60 so với ĐTB =
2,50), thứ hai là khi thực hiện các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu (ĐTB = 2,05 so với
ĐTB = 2,11) và cuối cùng là khi thực hiện các nhiệm vụ học lý thuyết trên lớp (ĐTB

= 2,05 so với ĐTB = 2,11).

Biểu đồ 3.8. Khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng trong học nghề của sinh viên dân tộc
ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
trước và sau thực nghiệm (ĐTB)
Ghi chú: ĐTB càng cao thì sinh viên dân tộc ít người càng ít gặp khó khăn tâm lý về
mặt kỹ năng trong học nghề

Việc trang bị phương pháp học trải nghiệm và kỹ năng làm việc nhóm phần
nào đã giúp sinh viên giảm thiểu nhiều nhất khó khăn tâm lý về kỹ năng thực hiện các
nhiệm vụ thực hành nghề (ĐTB = 2,32 so với 2,17), thứ hai là các nhiệm vụ tự học,
tự nghiên cứu (ĐTB = 2,39 so với ĐTB = 2,46) và cuối cùng là các nhiệm vụ học lý
thuyết trên lớp (ĐTB = 2,29 so với ĐTB = 2,32).
Tóm lại, dưới tác động của việc tập huấn hình thành và phát triển các kỹ năng


21
tự nhận thức và tư duy tích cực sự tự tin vào khả năng học nghề của sinh viên được
nâng cao, cùng việc trang bị phương pháp học trải nghiệm và kỹ năng làm việc nhóm,
tính tích cực, chủ động trong học nghề được tăng cường từ đó đã làm giảm thiểu khó
khăn tâm lý về nhận thức, xúc cảm và kỹ năng ở các khâu học nghề. Trong đó, khó
khăn tâm lý về kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ thực hành nghề giảm đi đáng kể nhất.
Việc áp dụng 2 biện pháp tâm lý trong thực nghiệm cho thấy, đây là 2 biện pháp
khá hiệu quả để cải thiện sự tự tin vào khả năng học nghề và tính tích cực, chủ động
trong học nghề và từ đó làm giảm khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên.
3.3.2.4. Phân tích trường hợp minh họa: trường hợp điển hình được nghiên cứu
trên em Nguyễn V.Tr. (có khó khăn tâm lý về nhận thức, xúc cảm và kỹ năng ở mức độ
cao), nam, 19 tuổi sinh viên năm thứ hai trường cao đẳng Sơn La. Quá trình thực
nghiệm tác động đối với Tr. được tiến hành qua 3 công đoạn: (1) Xác định thực trạng
vấn đề của Tr; (2) Thực hiện các biện pháp tác động tâm lý; (3) Lượng giá và kết thúc nhằm

minh họa thêm cho kết quả thực nghiệm.
3.3.3. Kết luận về thực nghiệm tác động
Thực nghiệm tác động được thực hiện trong thời gian hạn chế và khó khăn tâm
lý của sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Ngoài sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân, tính tích cực, chủ động
trong học nghề, khó khăn tâm lý của những sinh viên này còn chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác như khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ thông, năng lực và phương
pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện phương tiện thực hành nghề v.v.... Vì vậy,
thực nghiệm tác động này còn có một số hạn chế nhất định, tuy nhiên kết quả của nó
bước đầu cho phép đưa ra một số kết luận sau đây:
- Có thể áp dụng các biện pháp nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề của
bản thân và tăng cường tính tích cực, chủ động trong học nghề bằng cách hình thành và
phát triển ở sinh viên các kỹ năng tự nhận thức bản thân, tư duy tích cực, làm việc
nhóm và phương pháp học trải nghiệm sẽ làm giảm thiểu khó khăn tâm lý của sinh
viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề.
- Điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các biện pháp tâm lý là phải thiết
lập được quan hệ tin tưởng giữa các thành viên cùng tham gia thực nghiệm (thực nghiệm
viên và sinh viên). Điều kiện cần để đảm bảo cho việc ứng dụng một cách hiệu quả những
biện pháp tâm lý trên thực tế là sự tự nguyện và hợp tác tích cực của sinh viên dân tộc ít
người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc.
Tiểu kết chương 3
Hầu hết sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc
đều gặp khó khăn tâm lý trong học nghề về nhận thức, xúc cảm và kỹ năng, nhưng đều
ở mức trung bình. Sinh viên dân tộc ít người có khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng nhiều
nhất, tiếp theo là nhận thức và cuối cùng là xúc cảm. Về nhận thức và kỹ năng, sinh
viên dân tộc ít người có khó khăn tâm lý nhiều nhất khi thực hiện các nhiệm vụ thực
hành nghề và cao nhất về xúc cảm khi thực hiện các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu.
Nhiệm vụ học nghề nào mà sinh viên có khó khăn tâm lý nhiều nhất về nhận thức
thì các em cũng có xúc cảm âm tính mạnh nhất và có khó khăn tâm lý cao nhất về kỹ năng
khi thực hiện nhiệm vụ.

Trong 6 yếu tố tác động thì sự tự tin vào khả năng học nghề, tính tích cực, chủ động


22
trong học nghề là 2 yếu tố có tác động mạnh hơn cả đến khó khăn tâm lý về nhận thức, xúc
cảm và kỹ năng trong học nghề của sinh viên.
Nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề thông qua tập huấn hình thành, phát
triển kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy tích cực và tăng cường tính tích cực, chủ
động bằng việc trang bị phương pháp học trải nghiệm và kỹ năng làm việc nhóm của
sinh viên dân tộc ít người là hai biện pháp giúp giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học
nghề cho các em.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên được hiểu là sự thiếu hụt các
yếu tố tâm lý cá nhân gây cản trở cho hoạt động học nghề của những người thuộc
các dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số ở Việt Nam, đang trong quá trình
tiếp thu và tích lũy các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trường cao đẳng
nghề, làm cho hoạt động học nghề của những người này kém hiệu quả và được
biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, xúc cảm và kỹ năng khi thực hiện ba khâu cơ bản
trong học nghề: học lý thuyết trên lớp; tự học, tự nghiên cứu và thực hành nghề
của những sinh viên này.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra được 3 mức độ khó khăn tâm lý trong học nghề
(thấp, trung bình, cao) và các yếu tố chủ quan (sự tự tin vào khả năng học nghề của
bản thân; tính tích cực, chủ động học nghề; khả năng sử dụng tiếng phổ thông), các
yếu tố khách quan (năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên; điều kiện,
phương tiện thực hành nghề và hỗ trợ từ gia đình) ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý
trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người.
1.2. Về thực tiễn
Hầu hết sinh viên dân tộc ít người các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc

đều gặp khó khăn tâm lý trong học nghề ở nhận thức, xúc cảm và kỹ năng, nhưng chỉ
ở mức trung bình. Các em có khó khăn tâm lý về kỹ năng nhiều nhất, thứ hai là nhận
thức và cuối cùng là xúc cảm.
Về mặt nhận thức và kỹ năng, sinh viên dân tộc ít người có khó khăn nhiều
nhất ở khâu thực hành nghề và về mặt xúc cảm những sinh viên này lại có khó khăn
với mức độ cao nhất ở khâu tự học, tự nghiên cứu.
Nhiệm vụ học nghề nào mà sinh viên dân tộc ít người có khó khăn tâm lý nhiều
nhất về nhận thức thì các em có xúc cảm âm tính mạnh nhất và cũng có khó khăn tâm
lý cao nhất về kỹ năng khi thực hiện nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ nào sinh viên có khó
khăn tâm lý về nhận thức và xúc cảm âm tính ít nhất thì các em cũng có khó khăn tâm
lý thấp nhất về kỹ năng.
Nam sinh viên có khó khăn tâm lý trong học nghề về ba mặt nhận thức, xúc
cảm và kỹ năng cao hơn nữ sinh viên. Sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ
hai có mức độ khó khăn tâm lý trong học nghề như nhau ở cả ba mặt nhận thức, xúc
cảm và kỹ năng. So với sinh viên năm thứ ba, sinh viên năm thứ nhất và sinh viên
năm thứ hai đều gặp khó khăn tâm lý về ba mặt nhận thức, xúc cảm và kỹ năng ở
mức độ cao hơn.


23
Sự tự tin vào khả năng học nghề của bản thân và tính tích cực, chủ động học nghề
là 2 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến khó khăn tâm lý về nhận thức, xúc cảm và kỹ
năng trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người. Đây là 2 yếu tố cần đặc biệt quan
tâm khi tìm kiếm biện pháp giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề của các em.
Khả năng dự báo cao nhất về mức độ khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân
tộc ít người thuộc về cụm các yếu tố chủ quan và cụm các yếu tố khách quan.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề của
bản thân và tăng cường tính tích cực, chủ động học nghề là 2 biện pháp làm giảm
thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người. Để nâng cao sự
tự tin vào khả năng học nghề của bản thân cần tập huấn hình thành và phát triển kỹ

năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy tích cực cho sinh viên và để tăng cường tính tích
cực, chủ động học nghề phải trang bị cho các em phương pháp học trải nghiệm và
kỹ năng làm việc nhóm.
Việc áp dụng 2 biện pháp tâm lý trong thực nghiệm cho thấy, đây là 2 biện
pháp có thể nâng cao sự tự tin vào khả năng học nghề và tăng cường tính tích cực,
chủ động học nghề để từ đó làm giảm thiểu khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh
viên. Tuy nhiên, đây chưa phải là các biện pháp mang lại thành công tuyệt đối bởi vì
ngoài các yếu tố tác động chủ quan và khách quan được xem xét trong nghiên cứu
này, khó khăn tâm lý trong học nghề của sinh viên dân tộc ít người còn chịu sự tác
động của nhiều yếu tố khác như gia đình, nhà trường, nhóm bạn, xã hội v.v...
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các trường cao đẳng nghề
Để hỗ trợ sinh viên giảm thiểu khó khăn tâm lý về nhận thức, xúc cảm và kỹ
năng thực hiện các nhiệm vụ học nghề, nhà trường cần phải nâng cao tính tự tin vào
khả năng học nghề của sinh viên và tăng cường tính tích cực, chủ động học nghề của
các em bằng việc thường xuyên, liên tục tổ chức các khóa tập huấn hình thành và
phát triển các kỹ năng: tự nhận thức, tư duy tích cực, làm việc nhóm cho các em và
trang bị cho sinh viên phương pháp học trải nghiệm.
Nhà trường cần xây dựng một mô hình trợ giúp tâm lý (hoặc thành lập một
phòng tư vấn học đường) nhằm giúp sinh viên ứng phó có hiệu quả với những khó
khăn tâm lý về mặt nhận thức, xúc cảm và kỹ năng mà các em gặp phải trong quá
trình học nghề.
2.2. Đối với giảng viên
Giảng viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ
động, tích cực, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên; cần quan tâm hơn đến việc hướng
dẫn phương pháp học tập phù hợp cho sinh viên để giảm bớt những khó khăn tâm lý
trong học nghề cho các em khi tiếp cận phương pháp giảng dạy mới ở bậc cao đẳng.
Giảng viên cần quan tâm đến việc học của sinh viên, tìm hiểu đặc điểm tâm
sinh lý, hoàn cảnh gia đình, phong tục của mỗi em từ đó đưa ra những cách thức tác
động phù hợp hỗ trợ các em giảm thiểu khó khăn tâm lý khi thực hiện các nhiệm vụ

học lý thuyết trên lớp, tự học tự nghiên cứu và thực hành nghề.
Thường xuyên quan tâm giúp đỡ sinh viên trong học tập và trong cuộc sống,
giảng viên là chỗ dựa tinh thần vững chắc của sinh viên trong môi trường sống và học
tập mới, là người tạo điều kiện thuận lợi cho các em phát huy năng lực tự học, thể
hiện hết khả năng của mình.


×