Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lều chõng của ngô tất tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.6 KB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA NGỮ
VĂN
======

LƯƠNG THẢO NGÂN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ
TẤT TỐ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt
Nam


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA NGỮ
VĂN
======

LƯƠNG THẢO NGÂN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ
TẤT TỐ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC


Chuyên ngành: Văn học Việt
Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS. THÀNH ĐỨC BẢO


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ Văn, tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều
kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Thành Đức Bảo
Thắng, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm
2018
Sinh viên

Lương Thảo
Ngân


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
Khóa luận “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của
Ngô Tất Tố” là kết quả nghiên cứu của riêng em,có sự tham khảo ý
kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS.

Thành Đức Bảo Thắng.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn
nào.
Hà Nội ngày 1 tháng 5 năm
2018
Sinh viên

Lương Thảo
Ngân


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................
1
1. Lý do chọn đề tài
.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
........................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu............................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................
5
6. Đóng góp của khóa luận
.......................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận
.................................................................................. 5
NỘI DUNG ................................................................................................

7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................
7
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học
.......................... 7
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn
học............................................................... 7
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật.............................................................
11
1.2. Vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết.........................................
12
1.3. Giới thiệu tiểu thuyết Lều chõng .........................................................
13
1.3.1. Ngô Tất Tố - Một ngòi bút xuất sắc của Văn học Việt Nam(19301945).. 13


1.3.1.1. Cuộc đời ......................................................................................
13
1.3.1.2. Sự nghiệp.....................................................................................
14
1.3.2. Tiểu thuyết Lều chõng......................................................................
16
Chương 2. BIỂU HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ ...........................................................
21
2.1. Nhân vật đại diện cho tư tưởng tiến bộ................................................
21
2.2. Nhân vật đại diện cho tư tưởng bảo thủ ...............................................
25
2.2.1. Nhân vật tuân thủ khuôn mẫu lỗi thời...............................................

25
2.2.2. Nhân vật mất chí hướng, sĩ khí.........................................................
26


2.2.3. Nhân vật với danh vọng mù quáng ...................................................
31
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ ...........................................
35
3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống trong hoàn cảnh điển hình .................
35
3.1.1. Không gian .....................................................................................
35
3.1.2. Thời gian ........................................................................................
36
3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ...............................................................
37
3.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, hành động ....................................
37
3.2.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình...................................................
37
3.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động ……………………………………
39
3.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật....................................................................
44
3.2.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nửa trực tiếp
........ 45
3.2.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.............................
48

3.2.3. Miêu tả qua ngôn ngữ......................................................................
50
3.2.3.1. Ngôn ngữ đối thoại thân mật, suồng sã..........................................
50
3.2.3.2. Ngôn ngữ cung kính, trang nghiêm, lễ độ.......................................
51
KẾT LUẬN..............................................................................................
53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài
1.1. Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu
văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Hơn 30 năm
cầm bút, Ngô Tất Tố đã có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp văn
học nước nhà ở nhiều thể loại. Với thể loại nào, nhà văn cũng viết bằng
tất cả trái tim, sự thấu hiểu, sức sáng tạo và khám phá của mình.
Chính điều đó đã giúp cho tác phẩm của ông có một vị trí vững chắc
không thể lay chuyển trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Hơn nửa thế kỉ đi
qua, đã có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình đi sâu
tìm hiểu, khai thác về cuộc đời, sự nghiệp, về các khía cạnh khác nhau
trong thế giới nghệ thuật đa dạng, độc đáo của Ngô Tất Tố. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu, đánh giá, mở rộng về Ngô Tất Tố và tác phẩm của ông
chưa bao giờ là cũ vì ở đó còn rất nhiều khía cạnh, nét độc đáo mà chúng
ta cần khám phá, đặc biệt là ở mảng tiểu thuyết.
1.2. Lều chõng là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi bật của Ngô
Tất và chứa nhiều giá trị độc đáo. Một mặt, tác phẩm thể hiện khả năng
miêu tả tinh tế, tỉ mỉ, sắc sảo, hàm chứa bao suy tư, trăn trở của Ngô

Tất Tố. Mặt khác, thông qua tác phẩm của mình, nhà văn giúp người
đọc đời sau biết và hiểu về chế độ khoa cử một thời, với nhiều tâm
trạng khác nhau. Một trong những yếu tố đem lại sự thu hút, lôi cuốn
cho Lều chõng chính là thế giới nhân vật - những con người với cá tính
đặc trưng, riêng biệt đã được Ngô Tất Tố khắc họa bằng tất cả cảm nhận
và sự sáng tạo của cá nhân. Qua thế giới ấy, người đọc không chỉ thấy
bóng dáng của nhà nho đậm chất lãng tử, tài hoa, phóng túng Ngô Tất
Tố mà còn cảm nhận được những trăn trở, suy tư cũng như thái độ của

1


ông về chế độ khoa cử trong thời kì suy tàn, mạt vận của chế độ phong
kiến.

2


1.3. Tìm hiểu về tiểu thuyết Lều chõng là một việc làm có nghĩa
thiết thực và vô cùng cần thiết đối với một người nghiên cứu văn học nói
chung và với một người sinh viên Sư phạm Ngữ văn nói riêng. Đây là
hoạt động học tập quan trọng, vừa giúp người học trang bị thêm kiến
thức cho bản thân, vừa giúp họ quen dần với các hoạt động nghiên cứu
khoa học.
Với những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thế
giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố.
2. Lịch sử vấn đề
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn lớn, đã đóng góp vào kho
tàng văn học Việt Nam nói chung và dòng văn học hiện thực phê phán
nói riêng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng với nhiều thể loại. Sự

nghiệp sáng tác văn học của Ngô Tất Tố kéo dài gần ba thập kỉ, được
đánh dấu bằng việc dịch tác phẩm Cẩm hương đình (1923) và kết thúc là
vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi thị Phác (1951). Song thời kì văn chương của
ông thực sự bùng nổ và sáng chói nhất là những năm 1930 – 1945. Các
tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất là: Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng,
Tập án cái đình đều được nhà văn thai nghén và cho ra đời trong khoảng
thời gian từ năm 1936 đến 1940.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng khởi đầu của việc khai
thác, đánh giá về con người cũng như sự nghiệp văn chương Ngô Tất Tố
là bài viết của Vũ Trọng Phụng với tựa đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng
trên báo thời vụ, số 100, ra ngày 31/01/1939. Ở bài viết này, Vũ Trọng
Phụng đã lên tiếng khẳng định và nhấn mạnh giá trị to lớn về mọi mặt
của Tắt đèn. Ông trách cứ cái sự ít ỏi, thiếu vắng của những tác phẩm
viết về đề tài làng quê trong khi nước ta là một nước có truyền thống nông
nghiệp lâu đời. Và ngay chính lúc ấy, Ngô Tất Tố xuất hiện, giống như
một luồng sinh khí dồi dào thổi vào nền văn học nước nhà, làm cho nền


văn học ấy càng thêm phần sống động và mãnh liệt. Vũ Trọng phụng đã
nhiệt liệt giới thiệu ông đến với toàn bộ công chúng.


Ngô Tất tố, từ một nhà báo xuất chúng chuyển sang viết tiểu thuyết
và thật bất ngờ khi những tác phẩm mới ra đã gây được tiếng vang rất
lớn như Lều chõng và Việc làng. Những tác phẩm này ra đời đã củng
thêm chỗ đứng vững chắc cho Ngô Tất Tố trên thi đàn văn học.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét Ngô Tất
tố là nhà văn của làng quê Việt Nam, am hiểu sâu sắc cuộc sống, con
người và phong tục nơi thôn quê.
Sau khi Ngô Tất Tố mất, sự nghiên cứu và tìm hiểu về ông cũng

không
vì thế mà dừng lại, vẫn còn rất nhiều bài viết về nhà văn tài năng này
như : Ngô Tất Tố như tôi đã biết của Nguyễn Đức Bính (Tạp chí văn
nghệ số 61, tháng 6, năm 1962), Đọc lại Việc làng của Bùi Huy Phồn (
tạp chí văn nghệ số 8, tháng 1, năm 1958), Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng
(Tạp chí văn nghệ số
54, tháng 8, năm 1954),…chứng tỏ hút mạnh mẽ của một con người tài
năng.
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều các bài nghiên cứu về Ngô Tất
Tố cũng như các tác phẩm nổi bật của ông và được nói đến nhiều hơn hết
là tác phẩm Tắt đèn. Từ khi Lều chõng của Ngô Tất Tố ra đời, những
bài viết về riêng tác phẩm này vẫn còn khá thưa thớt và lẻ tẻ, có thể chỉ
được đề cập đến một khía cạnh nào đó qua một công trình nghiên cứu
chung về các tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố như: Luận văn thạc sĩ
của Bế Hùng Hậu (Đại học Thái Nguyên) đi sâu nghiên cứu Ngôn ngữ
nghệ thuật của Ngô Tất Tố, trong luận văn, tác giả có tìm hiểu, trích
dẫn ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm khác nhau của Ngô Tất Tố
và có lấy những dẫn chứng ngôn ngữ được sử dụng trong Lều chõng.
Lều chõng cũng được nói đến trong một số bài báo. Trên báo An
ninh thế giới, số ra 04/05/2009, bài viết của tác giả Cao Đắc Điểm có


nói về Lều chõng để giúp người đọc thấy rõ những nét suy vi của nền
Hán học đương thời, từ việc tổ chức thi đến đi học, đi thi.


Trên tạp chí Tia sáng, số ra ngày 19/04/2011cũng có một bài viết
với tựa đề Tản mạn về Lều chõng với nội dung chính cũng là nói đến
việc thi cử và liên hệ từ chuyện ngày xưa ra chuyện ngày nay.
Qua đó, ta có thể khẳng định còn thiếu vắng các công trình chuyên

biệt
nghiên cứu về tác phẩm Lều chõng. Đặc biệt, chưa có công trình nào
nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tác phẩm một cách hệ thống. Chính
vì vậy, trên cơ sở tiếp thu các công trình nghiên cứu của những người đi
trước, chúng tôi đã tiến hành đi tìm hiểu về thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố với mong muốn góp phần làm sâu
sắc hơn cái nhìn, quan niệm nghệ thuật về con người cũng như giá trị của
tác phẩm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu
3.1. Mục đích nghiên
cứu
Nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của
Ngô Tất Tố, chúng tôi muốn đi sâu phân tích thế giới nhân vật (Ngoại
hình, hành động, tâm lí) để nắm bắt thấu đáo tư tưởng của nhà văn. Qua
đó, hiểu sâu sắc hơn quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà
Nho viết văn theo lối Tây học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên
cứu
Ở đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu:
- Khái niệm nhân vật; vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết.
- Các loại hình nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết Lều chõng của
Ngô
Tất Tố.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả và sự đóng góp của việc xây dựng
hệ


thống các nhân vật trong Lều
chõng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu
4.1. Đối tượng nghiên
cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố.


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu tiểu thuyết Lều chõng của Ngô
Tất Tố.
Để so sánh, chúng tôi tham khảo các tiểu thuyết trong cùng giai
đoạn, của nhiều trào lưu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên
cứu
sau :
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Đặt sáng tác của Ngô Tất Tố trong
hoàn
cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ để hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm.
- Phương pháp thống kê: thống kê và phân loại các nhân vật trong
tiểu thuyết để dễ dàng phân tích, nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những phân tích cụ thể
trong tiểu thuyết Lều chõng để đưa ra những kết luận phù hợp với
định hướng nghiên cứu.
6. Đóng góp của khóa luận
Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng, chúng tôi
muốn làm nổi bật những nét độc đáo và khẳng định đóng góp tích cực,
sáng tạo của Ngô Tất Tố. Qua đó, hiểu thấu đáo hơn về tư tưởng và tài
năng của nhà văn. Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu học tập, nghiên

cứu hữu ích cho việc tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận được tổ chức thành ba chương.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ


CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ
LUẬN
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn
học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn
học
Nhân vật là đối tượng không thể thiếu của văn học. Nhằm mô
phỏng hiện thực một cách sinh động, hình tượng thì nhà văn đã xây dựng
và sử dụng các nhân vật của mình như một phương tiện cơ bản để thực
hiện điều đó. Nhân vật với những nét tính cách khác nhau, hành động,
diện mạo khác nhau
được nhà văn sáng tạo nên trong tác phẩm của mình đã thể hiện nhận
thức của tác giả về một cá nhân, một loại người hay một vấn đề nổi
bật nào đó trong xã hội.
Đã có nhiều quan điểm, nhận định, cách định nghĩa khác nhau về
nhân vật đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trước đó, như:

- Theo Từ điển văn học: “nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác
phẩm
văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại
được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa.
Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm
văn học”[9, tr.86]. Định nghĩa này nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai
trò, chức năng của nhân vật với tác phẩm và từ mối quan hệ của nó
tới các yếu tố hình thức tác phẩm.
- Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân lại cho rằng: “Nhân
vật văn học là một trong những khái niệm trọng tâm để xem xét sáng tác
của nhà văn, một khuynh hướng trường phái hay dòng phong cách. Nhân


vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật về con người, một trong những
dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ.
Bên cạnh con người,


nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang
đường được gán cho những đặc điểm giống con người”[1,
tr.24].
Đây là khái niệm mà nhân vật được xem xét trong mối tương quan
với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn và trường phái văn học. Nhân
vật văn học góp phần bộc lộ phong cách sáng tạo, cá tính riêng của mỗi
nhà văn và thể hiện những màu sắc khác nhau, mang những dấu ấn
riêng biệt của các trường phái văn học.
- Trong Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm về nhân vật của các
tác giả có phần thu hẹp hơn: “con người cụ thể được miêu tả trong tác
phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu,

anh Pha ) (...) có khi sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể
nào cả. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không
thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống. Chức năng cơ bản
của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người” [7, Tr.235].
- Nhân vật lại được định nghĩa theo một cách khác trong cuốn Lý
luận văn học, GS. Hà Minh Đức chủ biên: “Nhân vật văn học là một
hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy
đủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người
qua những đặc điểm
điển hình về tiểu sử, đặc điểm tính cách... và cần lưu ý thêm một điều,
thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi
rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên
hoặc không tên,
được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm,
mà có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách
con người” [6, Tr.102].


Trong văn học, phân loại nhân vật theo loại hình, gồm:
- Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ:


+ Nhân vật chính: là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ
chức và triển khai tác phẩm. Nhân vật chính thường được nhà văn miêu tả
một cách tỉ mỉ, chi tiết từ ngoại hình, dáng điệu, lời nói, hành động và
đời sống nội tâm phong phú qua đó làm bật lên nét tính cách, phẩm chất
đặc trưng của các nhân vật. Nhân vật chính là nhân vật được nhắc đến
nhiều trong tác phẩm, có mặt trong các mối mâu thuẫn, xung đột cơ bản
của tác phẩm và là những nhân vật phản ánh tư tưởng, tâm tư, tình cảm mà
người viết muốn truyền tải. Số lượng nhân vật chính phụ thuộc vào dung

lượng hiện thực, diễn biến và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà có ít
hay nhiều nhân vật.
+ Nhân vật trung tâm: Nằm trong những nhân vật chính, là nơi
tập trung tất cả mối mâu thuẫn tác phẩm, thể hiện tập trung nhất tư tưởng,
chủ đề tác phẩm. Nhân vật trung tâm được tác giả xây dựng một cách chi
tiết, tỉ mỉ, góp phần làm nổi bật đề tài, chủ đề tác phẩm và nhân vật đó
phải nằm trong xung đột tác phẩm, ở về một phe xung đột, bị ảnh hưởng,
tác động khi xung đột giải quyết.
+ Nhân vật phụ: Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu trong toàn
bộ tác phẩm. Là những nhân vật được nói đến ít, không được miêu tả tập
trung từ đầu đến cuối tác phẩm, mà chỉ được điểm qua ở một giai đoạn
hay diễn biến nào đó. Nhân vật phụ chỉ góp phần hỗ trợ, bổ sung nhằm
làm nổi bật nhân vật chính chứ không được làm cho nhân vật chính bị lu
mờ. Số lượng nhân vật phụ thường nhiều hơn nhân vật chính và nhân vật
trung tâm. Tuy chỉ là phụ nhưng cũng có nhiều nhân vật vẫn được các
nhà văn miêu tả một cách kĩ lưỡng, có cuộc đời, số phận và tính cách
riêng. Họ cũng chính là những mảng màu không thể thiếu để tạo nên một
bức tranh đời sống hoàn chỉnh và đa sắc.
- Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện


+ Nhân vật chính diện: là nhân vật đại diện cho lực lượng chính
nghĩa
trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Nhân vật chính diện được xây
dựng


với những phẩm chất hoàn hảo, là nhân vật tiêu biểu, hội tụ những tinh
hoa, đại diện cho một lớp người, hạng người. Họ mang trong mình những
suy nghĩ tích cực, họ đẹp cả về diện mạo lẫn bản chất con người.

+ Nhân vật phản diện: là những con người chống lại lý tưởng,
quan
điểm đạo đức tốt đẹp của thời đại, xã
hội.
Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử
khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau:
Cổ đại và trung đại: Cái xấu được tô đậm, phóng đại để phê phán
kịch
liệt. (VD: nhân vật phản diện trong truyện cổ tích là 100%
ác).
Thời hiện đại: Trong văn học hiện thực, nhiều khi không phải
do vi phạm đạo đức, làm điều xấu, mà là do thiếu tính người, thiếu ý thức
người.
Qua những nhận định, khái niệm trên, ta có thể nhận thấy các
nhà nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể về nhân
vật văn học. Những nhận định đó không thống nhất hoàn toàn mà vẫn
có những sự khác biệt nhất định vì đó là những ý kiến, cách đánh giá
mang tính chủ quan dựa trên sự nghiên cứu những nét đặc trưng của
nhân vật. Song, tuy có sự khác nhau trong cách khám phá, nhìn nhận
nhân vật nhưng các ý kiến vẫn tựu lại ở một điểm chung, khẳng định :
nhân vật văn học là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tác phẩm,
là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống, thể hiện tài năng của bản
thân qua việc quan sát, miêu tả, tạo dựng nhân vật một cách độc đáo,
sáng tạo. Nhân vật chính là minh chứng sống động của một thời kì lịch sử
nhất định, dẫn dắt người đọc vào cái thế giới riêng mà nhà văn tạo ra,
làm cho người đọc như được sống trong chính cái thời điểm đó, hòa


mình cùng những diễn biến của tác phẩm. Nghiên cứu về tác phẩm
văn chương, bên cạnh việc khai thác nội dung thì cần phải tiếp cận

nhân vật để tìm ra cái mới, cái lạ, cái hay trong ngòi bút nhà văn và
đưa ra kết luận về những đóng góp riêng, phong cách riêng của nhà văn
đó.


×