Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.67 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

NHÂN VẬT TRỮ TÌNH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG CA DAO VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

NHÂN VẬT TRỮ TÌNH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG CA DAO VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

HÀ NỘI - 2018



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan - người đã trực
tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, các
thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Bích Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của cô Nguyễn Thị Ngọc Lan, không có sự trùng lặp với nghiên cứu nào
trước đó.
Số liệu khảo sát phục vụ cho việc triển khai khóa luận được lấy từ các
nguồn tư liệu chính xác, tin cậy. Bên cạnh đó, khóa luận có kế thừa các số
liệu của một số tác giả khác thuộc chuyên ngành. Việc sử dụng, trích dẫn đều
ghi nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Bích Hạnh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5
7. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6
1.1. Nhân vật trữ tình ........................................................................................ 6
1.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao.................................................................... 7
1.2.1. Hệ thống nhân vật................................................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm nhân vật trữ tình.................................................................. 10
1.3. Khảo sát nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao............................. 12
Tiểu kết:........................................................................................................... 16
Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO YÊU THƯƠNG TÌNH
NGHĨA ........................................................................................................... 18
2.1. Nhân vật trữ tình - người con gái............................................................. 18
2.1.1. Người con gái trong tình yêu đôi lứa................................................. 18
2.1.2. Người con gái trong quan hệ gia đình, xã hội.................................... 21
2.2. Nhân vật trữ tình - người mẹ.................................................................... 25
2.3. Nhân vật trữ tình - người vợ .................................................................... 29
Tiểu kết:........................................................................................................... 32
Chương 3: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO THAN THÂN ............. 33
3.1. Người con gái ........................................................................................... 33


3.1.1. Người con gái bị đối xử bất công ...................................................... 33
3.1.2. Người con gái bị ép duyên ................................................................. 36

3.1.3. Người con gái lấy chồng xa ............................................................... 38
3.2. Người con dâu .......................................................................................... 40
3.3. Người vợ .................................................................................................. 43
3.3.1. Người vợ trong cảnh chồng phụ bạc.................................................. 43
3.3.2. Người vợ trong cảnh chồng chung.................................................... 45
3.4. Người mẹ.................................................................................................. 47
3.4.1 .Người mẹ với những lo toan thường nhật.......................................... 47
3.4.2. Người mẹ với những bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân................. 49
Tiểu kết:........................................................................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có thể ai đó không thể kể lại một truyền thuyết, một truyện cổ tích
nhưng không thể không nhớ, không ngẫm ngợi hay ví von một lời ca dao.
Dân tộc Việt Nam ta có vốn ca dao rất phong phú trong nền văn học dân gian.
Ngay từ thuở còn nằm nôi trong tâm hồn của mỗi người đã được nghe những
câu ca dao dân ca đầy sâu sắc và ngọt ngào qua những lời ru ầu ơ của những
người phụ nữ trong gia đình như người bà, người mẹ đã khắc sâu vào tiềm
thức mỗi đứa trẻ để rồi sau này lớn lên vẫn nhớ mãi không quên. Chính cái
chất tình ấy của những lời ca dao ngọt ngào đã thể hiện tâm hồn, sự rung động
của con người. Trở thành dòng sữa ngọt nuôi lớn tâm hồn mỗi con người Việt
Nam qua bao thế hệ, không chỉ xưa mà còn đến mai sau. Phải chăng vì thế mà
tâm hồn người Việt luôn biết hướng tới cội nguồn, biết yêu thương gắn bó với
nhau như anh em một nhà “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
Ca dao là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, với một số lượng
vô cùng phong phú. Nó như một dòng sông dài vô tận chảy qua các vùng
miền khác nhau trên đất nước ta. Như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã tâm

sự rằng “thôn ca sơ học tang ma nữ” (ý là: câu hát thôn dã giúp ta biết những
tiếng nói trong nghề dâu gai). Hay như “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu thì
nói ca dao là “thơ của vạn nhà”.
Ca dao có ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc. Nó được coi là “khí sắc
dân tộc”, trở thành một tấm gương soi của tâm hồn dân tộc. Cái chất tình tứ
trong lời ca dao đã thể hiện tâm hồn, tình cảm con người, vì vậy vấn đề nhân
vật trữ tình là vấn đề rất đặc trưng và nổi bật của thể loại này. Từ trước tới
nay chúng ta khi nghiên cứu đều quan tâm tới thể thơ, phương thức nghệ
thuật, các yếu tố biểu tượng hay không gian thời gian hoặc có thể là quan tâm
tới “nhân vật trữ tình trong ca dao”. Nhưng vẫn chưa chú ý được tới nhân vật

1


trữ tình là người phụ nữ trong ca dao Việt. Trước đây người ta có nghiên cứu
về người phụ nữ thì cũng chỉ nghiên cứu những yếu tố riêng lẻ như “bi kịch
người phụ nữ” hay “vẻ đẹp người phụ nữ trong ca dao cổ truyền” mà chưa
chú trọng vào nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao. Vì vậy, việc chọn
đề tài: “Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao Việt Nam” có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề
Từ lâu, các phương diện đặc sắc của ca dao đã được các nhà nghiên cứu
quan tâm khai thác. Đặc biệt, cùng với các công trình nghiên cứu thi pháp ca
dao với nhiều vấn đề về: nhân vật, kết cấu, biểu tượng,… đã được làm sáng
tỏ. Về nhân vật người phụ nữ trong ca dao, đã có không ít luận văn, bài báo
đề cập. Có thể điểm qua vấn đề này trong các nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan,
Nguyễn Xuân Kính, Chu Xuân Diên, Bùi Mạnh Nhị, Phạm Thu Yến, Trần
Thị An,…
Năm 1957, khi đề cập tới hình tượng người phụ nữ trong ca dao trong
“Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (đến năm 2018 tái bản nhiều lần), Vũ

Ngọc Phan đã nhận xét: “trong cuộc đời người phụ nữ phải chịu nhiều nỗi
khổ quá và chịu nhiều thiệt thòi quá. Mặc dù công sức đóng góp cho xã hội
không thua kém gì đàn ông, nhưng thực tế người phụ nữ không có quyền lực
gì” [13, 231]. Lí do đẩy người phụ nữ vào nỗi khổ là vì “chế độ hôn nhân đã
xây dựng trên cơ sở kinh tế của xã hội cũ” [13, 231]. Ông còn nêu một số
nhận xét về mặt nghệ thuật với các biểu tượng thể hiện người phụ nữ như:
“những hình tượng ẩn dụ như hoa quả, con cò,... thường được sử dụng để ví,
để làm rõ nỗi khổ và vẻ đẹp của người phụ nữ một cách hết sức tế nhị và kín
đáo” [13, 254].
Năm 1973, trong cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” Đinh Gia
Khánh đã chỉ ra nhân vật chính trong ca dao dân ca trữ tình về sinh hoạt gia


đình là người phụ nữ lao động Việt Nam. Ý kiến của nhà nghiên cứu đã
khẳng định sự hiện diện của kiểu nhân vật này trong thể loại.
Năm 1978, trong cuốn “Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian
Việt Nam”, nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị cho rằng: “hình tượng về phụ nữ trong
ca dao thường bắt gặp ở hai dạng là bài ca dao về sinh hoạt gia đình và bài ca
trữ tình về tình yêu - hôn nhân (bài ca giao duyên)” [10].
Bên cạnh những công trình tiêu biểu kể trên, đề cập đến hình tượng
người phụ nữ trong ca dao, còn phải kể đến một số bài báo, khóa luận tốt
nghiệp như: “Người phụ nữ trong sinh hoạt dân ca” của Nguyễn Thị Huế
(1986), “Qua một bài ca dao, hiểu thêm về phẩm chất của người phụ nữ xưa”
của Nguyễn Luân (1994),...
Hay luận văn của Lưu Thị Nụ, khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội viết về đề tài “Người phụ nữ qua những hình ảnh so sánh trong ca
dao Việt Nam” (1992) đã phân tích các biểu hiện về ngoại hình, tâm trạng, số
phận,... của người phụ nữ được thể hiện qua nghệ thuật so sánh trong ca dao.
Năm 1996, Triều Nguyên trong bài “Thử khảo sát một số bài ca dao có
mô hình cấu trúc một, hai - mười - thương (yêu-lo...)” khi tìm hiểu về chủ thể

trữ tình là nữ giới tác giả đã nhận xét về tình yêu của người phụ nữ với tâm
trạng, cảm xúc khác nhau: “tình yêu của người phụ nữ được bộc lộ bằng sự
quan tâm, lo lắng cho người bạn tình... Đối với người bạn tình, đàn ông chú ý
đến cái đẹp bên ngoài, trong lúc phụ nữ lại quan tâm đến những khía cạnh
thuộc về cuộc sống ...” [11, 43-47].
Phạm Thu Yến năm 1998 trong “Những thế giới nghệ thuật trong ca
dao” đã đề cập đến số phận người phụ nữ ở hai khía cạnh giữa người phụ nữ
qua ca dao truyền thống và người phụ nữ trong thơ hiện đại.
Năm 2002, nhân vật trữ tình với những đặc điểm cụ thể đã được tác giả
Trần Thanh Vân khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh


nhận diện và phân tích trong “Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao”. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu của mình, tác giả chưa thực sự chú ý đến kiểu nhân
vật trữ tình người phụ nữ.
Từ thực tiễn nghiên cứu trên, có thể thấy vấn đề mà chúng tôi đang quan
tâm, trước đó chưa được khai thác triệt để. Vì vậy, trên cơ sở gợi ý của những
người đi trước, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nhân vật trữ tình người
phụ nữ trong ca dao Việt Nam”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện nhân vật trữ tình người phụ nữ trong các mối quan hệ gia
đình, từ đó thấy được cảm hứng chủ đạo của nhân vật.
- Giúp hiểu sâu sắc hơn một kiểu nhân vật đặc trưng của ca dao trữ tình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong hệ thống ca dao yêu thương tình
nghĩa và ca dao than thân - bộ phận nổi bật trong ca dao Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tư liệu: Khóa luận được triển khai dựa trên nguồn tư liệu đã được công
bố như “Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật);

“Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan); “Ca dao dân ca Việt
Nam chọn lọc” (Dương Phong),…
- Nội dung: Khóa luận giới hạn nội dung nghiên cứu ở hình tượng nhân
vật người phụ nữ trong ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao than thân của
ca dao người Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện các
nội dung của khóa luận:
- Phương pháp hệ thống


- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
- Góp thêm một tiếng nói chứng minh sự đặc sắc của một phương diện thi
pháp ca dao – Thi pháp nhân vật
- Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và
nghiên cứu ca dao – một thể loại văn học dân gian giữ vị trí quan trọng trong
khoa tàng văn học dân tộc.
7. Bố cục khóa luận
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Người phụ nữ trong ca dao yêu thương tình nghĩa
Chương 3: Người phụ nữ trong ca dao than thân


NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nhân vật trữ tình
Có thể thấy, nhân vật có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học.
Thông qua nhân vật giúp khái quát tính cách, hiện thực cuộc sống, thể hiện

quan niệm về cuộc đời của nhà văn. Mà trong một tác phẩm trữ tình, toàn bộ
chất liệu cuộc sống và thực tại đều thể hiện qua lăng kính cảm xúc và tâm
trạng của chủ thể trữ tình. Trong đó nhân vật trữ tình chiếm một vai trò quan
trọng trong tác phẩm trữ tình.
Bởi khái niệm “thơ ca trữ tình” theo nghĩa mới là chỉ loại thơ ca biểu
hiện cảm xúc tâm trạng. Vì vậy tác phẩm trữ tình thường phản ánh cảm xúc,
tâm trạng, thế giới nội tâm con người với thực tại cuộc sống. Nên từ đó, nhân
vật trữ tình chiếm vị trí không thể thiếu trong tác phẩm trữ tình.
Nói đến nhân vật trữ tình đã có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu.
Trong đó nêu đầy đủ đặc điểm mang tính bản chất của nhân vật trữ tình
và phổ biến là khái niệm trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” do Trần
Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa “là hình tượng nhà thơ
trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả - Nhà thơ hiện ra từ văn
bản của kết cấu trữ tình… như một con người có đường nét hay một vai sống
động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có
cả nét chân dung… Đó là cái tôi được sáng tạo ra” [1,162]. Nhân vật là hình
thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật là yếu
tố khái quát hiện thực đồng thời nó như phương tiện để tác giả thể hiện quan
niệm nghệ thuật về con người, phong cách sáng tác dưới một hình thức biểu
hiện tương ứng.
Trong cuốn “Lí luận văn học” của Phương Lựu nêu khái niệm nhân vật
trữ tình như sau: “thông thường nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn
liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ


suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện
mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng
nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ.
Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó chính là
nhân vật trữ tình” [9,359].

Xem nhân vật trữ tình là “cái tôi” đã được sáng tạo ra, không nên đồng
nhất giản đơn nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình bởi trong thơ trữ tình nhà
thơ xuất hiện như “người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” (Bê-linxki) nhà thơ tự nâng lên trên đời thường cá biệt.
Nhân vật trữ tình chính là nhân vật được tác giả tái hiện qua một số sự
kiện nhất định, qua những cảm xúc và suy tưởng của chủ thể sáng tác. Nhân
vật trữ tình bộc lộ chủ yếu qua yếu tố tâm trạng, cảm xúc mang đặc điểm của
lịch sử và thời đại.
Trong đó, ca dao thuộc thể loại trữ tình của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Đây là thể loại thơ ca trữ tình dân gian. Để hiểu rõ một bài ca dao hay tác
phẩm thơ trữ tình nào đó thì ta cần phải chú trọng tìm hiểu và phân tích về
nhân vật trữ tình. Việc phản ánh hiện thực cuộc sống, thực tại đều qua lăng
kính của nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc tâm trạng.
Như vậy, nhìn chung nhân vật trữ tình là yếu tố quan trọng trực tiếp bộc
lộ tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong một tác phẩm văn học. Nhân vật trữ tình
có thể không có hình dáng, giọng nói, hành động cụ thể nhưng qua giọng điệu,
cảm xúc, ý nghĩ ta có thể nhận ra được hình tượng nhân vật, đồng thời qua đó
phản ánh được hiện thực cuộc sống, ý nghĩa xuyên suốt trong tác phẩm.
1.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao
1.2.1. Hệ thống nhân vật
Theo giáo trình của Đỗ Bình Trị “Những đặc điểm thi pháp của các thể
loại văn học dân gian” đã nêu: “Trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình
(tức tác giả) luôn luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình (tức là nhân vật mà


cảm nghĩ của nó được diễn tả trong bài ca dao) và nhân vật ấy chỉ có một số
kiểu nhất định, tương tự như trong truyện cổ tích hoặc trên sân khấu trèo cổ.
So với hàng chục ngàn câu (bài) ca dao còn được truyền lại thì số lượng nhân
vật trữ tình trong ca dao quả là ít ỏi” [17,196-197]. Nhân vật trữ tình trong ca
dao có một số kiểu nhất định như sau:
a) Cô gái và chàng trai trong quan hệ bạn bè, lứa đôi. Đó là một cô gái với

thứ tình yêu trong trắng mới chớm nở ở cõi lòng đôi lứa thanh niên, ca dao có
câu:
“Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.” [5,47]
b) Người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong đời sống gia
đình. Người con gái, con dâu, người vợ trong gia đình gia trưởng. Dưới đây là
lời hát ru của người bà đối với cháu làm toát lên nỗi vất vả của người mẹ trẻ
với sự gian truân vì công việc:
“Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.
Cái ngủ mày ngủ cho say
Mẹ mày vất vả chân tay tối ngày.” [6, 157]
Như trong hai câu thơ dưới đây nằm trong hệ thống những câu ca dao
có cùng cấu trúc – chủ đề ca ngợi công ơn cha mẹ. Công lao của cha mẹ
thường được ví von với những biểu tượng tự nhiên lớn lao kì vĩ. Sự so sánh
ấy làm nổi bật công lao trời biển của cha mẹ.
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...” [2,43]
Hay tình cảm sung sướng giản dị nhưng lại rất yêu thương nhau của đôi
vợ chồng trẻ nơi nông thôn. Dù không sống trong cảnh giàu có lụa là, gấm
vóc nhưng tình cảm hai người vẫn bình dị, hạnh phúc:


“Đôi ta lấm tấm hoa nhài,
Chồng đây, vợ đấy kém ai trên đời.
Muốn cho gần chợ ta chơi,
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về.” [4,48]
c) Người lính và người vợ lính trong cảnh ngộ li biệt và xa cách hay lời
than thở của người vợ có chồng đi lính được viết trong các bài ca dao trữ tình
thời phong kiến của người Việt. Dưới đây là lời than thở cả người vợ và

người lính, dù đây không phải là người lính chống giặc ngoại xâm thời Trần,
Lê hay Quang Trung mà chủ yếu là những “lính thứ” trong thời phong kiến
suy tàn thời Lê Mạt, Nguyên Sơ:
“Kìa ai tiếng khóc nỉ non
Ấy vợ anh lính trèo hòn đèo Ngang
Chém cha lũ giặc chết hoang
Để cho thiếp phải gánh lương theo chồng
Gánh qua xứ Bắc xứ Đông
Hết gánh cho chồng, lại gánh cho con.” [6,170-171]
d) Cùng với đó là hình tượng người lao động như: người làm ruộng,
người trồng dâu, người dân chài cá, ngời thợ rèn,... trong tất cả các mối quan
hệ lao động, sinh hoạt và quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước,...
“Ùm ùm tát nước gầu giai, Ruộng
cao ta lại tát hai gầu sòng. Bà
con trong xóm đổi công.
Đêm đêm tát nước ngoài đồng vui ghê.
Hôm qua cây lúa còn se.
Ngày mai, nước chảy tràn về, lúa tươi.
Cho hay muôn sự tại người,
Người mà quyết chí thì trời cũng thua.” [12, 348]


Cảm xúc, tâm tình của nhân vật trữ tình, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh
diễn xướng được bộc lộ bằng nhiều giọng điệu giận hờn, trách móc, u sầu,
thương nhớ, vui tươi.
1.2.2. Đặc điểm nhân vật trữ tình
Trong ca dao “nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình đồng nhất và thường
là phi cá thể hóa. Sự các thể hóa không phát triển trong văn học dân gian nói
chung và ca dao nói riêng. Diện mạo của các nhân vật trữ tình trong ca dao
là cái chung. Do đặc điểm này, đồng thời do những đặc điểm Folklore về

nguyên tắc điển hình hóa, tất cả các nhân vật trong văn học dân gian nói
chung, ca dao nói riêng đều có tính tổng quát, khái quát rộng rãi” [10]. Như
ở lời ca diễn tả tâm trạng của những người phụ nữ lấy chồng xa quê, chúng ta
thường bắt gặp một chân dung tinh thần gắn tâm trạng của mình với “chiều
chiều”, “ngõ sau”, “heo hút” hay “bến sông”, “cái cầu” với nỗi đau “chín
chiều”, “bâng khuâng”... Tất cả các chi tiết ấy đều tiêu biểu cho những người
có chung cảnh ngộ tâm trạng xa quê, nhớ nhà, nhớ cha mẹ. Dưới đây là câu
thơ tiêu biểu cho nỗi nhớ này mà ai khi rơi vào cảnh ngộ này đều thấy cảm
xúc mình trong đó:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.” [14,45]
Như ta thấy thông qua nhân vật trữ tình trong ca dao, nhân dân muốn
diễn tả hay phản ánh những nét đặc trưng gắn với con người trong thời đại ấy
một cách rõ nét. Những nét đặc trưng này thể hiện một cách tập trung ở cảm
hứng trữ tình chủ đạo trong ca dao. Dù người đó là nam hay nữ, vợ hay
chồng, người làm ruộng hay đánh chài cá khi có tâm trạng buồn, cô đơn, thấy
sự bất hạnh của kiếp người thì đều có thể cất lên được bài ca than thân. Còn
nêu cảm nghĩ về những người mình yêu mến, nhớ về những nơi thân thuộc
yêu thương thì sẽ cất lên thành các bài ca yêu thương tình nghĩa về tình bạn


bè, tình yêu quê hương đất nước... Khi nói đến ca dao là nói đến các bài ca
dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong ca
dao trữ tình. Nhân vật trong ca dao trữ tình là đối tượng để tác giả dân gian
(cũng tức là nhân vật trữ tình, như xác định ở phần trên) gửi gắm tình cảm, là
nguyên nhân trực tiếp khơi dậy tình cảm, tự sự của tác giả. Có trường hợp
nhân vật trữ tình và nhân vật trong ca dao là một. Ví dụ:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.”


[14, 203]

“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.” [14, 203]
Trong hai bài ca trên là bài ca dao chỉ có nhân vật trữ tình. Nhưng nhân
vật trong ca dao trữ tình không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhân vật trữ
tình:
“Con cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.” [11]
Trong bài ca dao trên có hai nhân vật là “cô yếm đào” và “chú tôi”.
Trong đó “cô yếm đào” chỉ cô gái đẹp người, đẹp nết sẽ xứng đáng với người
chồng tốt, còn nhân vật “chú tôi” thì đủ tật xấu “hay tửu, hay tăm” là người
lười biếng. Bên cạnh hai nhân vật này cò nhân vật nữa đó là nhân vật “tôi”,
đây mới chính là nhân vật trữ tình trong bài ca. Nhân vật này kể về “chú tôi”
để phê phán những người giống như vậy, còn nhân vật trữ tình là hiện thân
của tác giả (chỉ tác giả dân gian).


Người ta nói rằng ca dao là tấm gương trung thực và nó phản ánh rõ nhất
về cuộc sống muôn màu của nhân dân lao động. Trong đó ca dao trữ tình
được coi là một thiên tình ca muôn điệu và tiêu biểu trong đó là hệ thống nhân
vật trữ tình. Vì lẽ đó mà khi những câu ca dao được ra đời và truyền đi trong
cộng đồng, sáng tác của cá nhân thành sáng tác chung của cả cộng đồng của
tất cả những người có chung ước mơ, tình cảm. Qua ca dao ta cảm nhận được
sâu sắc nhịp trái tim yêu thương cả người bình dân với tất cả sự ấm áp, ngọt

ngào cùng tình yêu thương, lòng lạc quan, nghị lực ý chí phi thường vượt lên
mọi khổ cực của cộc sống.
1.3. Khảo sát nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao
Trong “Kho tàng ca dao người Việt” của Nguyễn Xuân Kính gồm 4
quyển có tổng 11.001 lời ca dao, trong đó số lượng hệ thống người phụ nữ
trong ca dao chiếm số lượng lớn. Dưới đây là kết quả khảo sát số lượng nhân
vật nữ trong ca dao theo các chủ đề lấy tư liệu trong “Kho tàng ca dao người
Việt”.
Bảng 1.1 Thống kê số lượng nhân vật nữ trong ca dao Việt
STT

Chủ đề

1

Đất nước và lịch sử

2

Số lượng

Phần
trăm

38/11.001 lời ca

0,3%

Quan hệ gia đình, xã hội


2057/11.001 lời ca

18,7%

3

Tình yêu đôi lứa

666/11.001 lời ca

6,05%

4

Tín ngưỡng tôn giáo

6/11.001 lời ca

0,05%

5

Sinh hoạt, văn hóa văn nghệ

24/11.001 lời ca

0,2%

6


Những câu bông đùa giải trí

29/11.001 lời ca

0,26%

7

Những nỗi khổ, sống lầm than

108/11.001 lời ca

1%

8

Thói hư tật xấu,tệ nạn xã hội

111/11.001 lời ca

1,01%

9

Kinh nghiệm sống và hành động

1/11.001 lời ca

0,01%



Như vậy, theo bảng thống kê trên ta thấy số lượng người phụ nữ trong ca
dao chiếm số lượng lớn và hầu hết có mặt ở mọi chủ đề. Trong đó số lượng
người phụ nữ trong quan hệ gia đình, xã hội chiếm số lượng lớn nhất: 18,7%.
Nhân vật trữ tình người phụ nữ trong ca dao được chú trọng miêu tả ở cả
hai phương diện hình thức và nội dung. Rất nhiều lời ca dao đã miêu tả sinh
động vẻ đẹp thể chất, ngoại hình của người phụ nữ như: hàm răng, mái tóc,
làn da, đôi mắt,…
Người con trai đã không ngại ngần khi cất lời ca ngợi vẻ đẹp của người
con gái:
“Cổ tay em trắng như ngà, Con
mắt em liếc như là dao cau.
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.”

[6,109]

Vẻ đẹp ấy hiện lên thật đáng yêu qua lời miêu tả giản dị, mộc mạc mà
không kém phần tinh tế. Đặc biệt là nụ cười duyên với hàm răng đen nhuộm
trầu được xem là nét duyên dáng đặc trưng của các cô gái nông thôn xưa.
Hình ảnh hàm răng xuất hiện nhiều trong ca dao gắn với nụ cười nhiều như:
răng đen, răng hạt na, răng đen nhưng nhức, răng đen nhấp nhánh, răng lổ
đổ hạt cườm,… thể hiện cho vẻ đẹp của người phụ nữ khỏe mạnh, duyên
dáng.
“Năm quan mua lấy miệng cười, Mười
quan chẳng tiếc tiếc người răng đen. Răng
đen ai nhuộm cho mình,
Cho răng mình đẹp cho tình anh say.” [19,236]
“Người bao nhiêu tuổi hỡi người
Người bao nhiêu tuổi miệng cười nở hoa.” [8,2109]



Nụ cười duyên dáng luôn là thiện cảm đối với mọi người, bởi vậy miệng
cười như búp bông sen hồng và như mặt trời mới lên đầy rạng rỡ và tinh khiết
nhất, trong sạch nhất.
Không chỉ đề cao vẻ đẹp về thể chất, ngoại hình mà nét đẹp về phẩm
chất cũng vô cùng quan trọng. Tục ngữ có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” cho
thấy người Việt rất coi trọng tính cách, phẩm chất. Trong ca dao, vẻ đẹp phẩm
chất của người phụ nữ cũng được đề cập ở nhiều khía cạnh.
Người con gái Việt vốn có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Vì vậy người
con gái luôn làm theo lời dạy của cha mẹ:
“Nửa đêm ra đứng giữa trời
Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn.” [7,688]
Người con gái biết được công lao nuôi dưỡng, dạy bảo của cha mẹ như
trời biển vì vậy người con gái có hiếu sẽ luôn lo lắng, yêu thương cha mẹ, biết
giữ đạo làm con với mong muốn được đền đáp công ơn cha mẹ:
“Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.” [16,2051]
“Mẹ cha là biển là trời
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.” [7,587]
Người phụ nữ luôn hết lòng phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống ở bên cha
mẹ:
“Cau non khéo bổ cũng đầy
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.” [15,487]
Khi đã lấy chồng lập gia đình thì người phụ nữ có phẩm chất chung thủy,
đảm đang hết lòng vì chồng:
“Đò này thiếp chẳng dám sang
Đầy vơi thiếp cũng chờ chàng chàng ơi.”

[18,610]



Hay chính vì phẩm chất chung thủy đó mà người con gái nhiều khi vượt
lên lễ giáo phong kiến để bảo vệ tình yêu của mình với chàng trai. Dù người
con gái biết rằng sẽ rất đau khổ khi phải chịu lời rèm pha, cay đắng khi trái lời
cha mẹ để bảo vệ tình yêu của mình nhưng vẫn quyết tâm bảo vệ tình yêu:
“Em thương anh trầu hết lá lương
Cau hết nứa vườn cha mẹ nào hay
Dầu mà cha mẹ có hay
Nhất đánh nhì đày hai lẽ mà thôi
Gươm vàng kề cổ anh ơi
Chết thà chịu chết lìa đôi không lìa.” [15,170]
Đặc biệt người phụ nữ khi làm vợ rồi thì luôn có ý thức vai trò làm một
người vợ người mẹ yêu thương con, nuôi nấng con cái đầy đủ. Không chỉ
trách nhiệm nuôi nấng con cái mà trách nhiệm làm dâu trong nhà cũng là
trách nhiệm của một người vợ. Đúng như câu “xuất giá tòng phu”:
“Cầu nào cao bằng cầu danh vọng
Nghĩa mô nặng bằng nghĩa chồng con
Vì dù nước chảy đá mòn
Xa nhau ngàn dặm lòng còn nhớ thương.” [17,330]
“Có chồng phải lụy theo chồng
Nắng mưa phải chịu mặn nồng phải theo.” [17,359]
Người phụ nữ có trách nhiệm làm dâu trong nhà:
“Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng
Hai bên phụ mẫu tạc bốn chữ vàng thờ chung.” [17,551]
Hay lòng yêu thương hết lòng của một vai trò là người mẹ. Làm mẹ là
một điều thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. Việc sinh con ra được mạnh
khỏe tốt lành nhưng việc nuôi dạy con là một vấn đề quan trọng hơn:
“Mẹ nuôi con bấy lâu rồi
Nuôi con cho đến thành người mới nghe.” [13,1470]



Người phụ nữ luôn dành trọn niềm yêu thương của mình với con cái, lo
lắng cho tương lai sau này của con:
“Có con gây dựng cho con
Có chồng gánh vác nước non nhà chồng.” [17,360]
“Ru bồng, ru bồng, ru bông Mẹ
ru con ngủ, mẹ dông lên làng
Giật vay mớ gạo, mớ lang
Ít nhiều qua bữa, quấy quang qua ngày
Sinh con gặp phải bổi này
Bao giờ mở mặt mở mày con ơi.”

[17,54]

Có thể nói, tuy cuộc đời của người phụ nữ còn chịu nhiều thua thiệt, bất
công bởi quan niệm “trọng nam khinh nữ” trong xã hội phong kiến nhưng họ
vẫn là những người con gái luôn hiếu kính cha mẹ, người vợ luôn có tấm lòng
thủy chung và là người mẹ yêu thương con hết lòng. Đúng như câu “tam tòng
tứ đức” như người xưa vẫn nói về người phụ nữ.
Tiểu kết:
Nhân vật trữ tình trong ca dao đã bộc lộ thế giới cảm xúc của không chỉ
một cá nhân riêng biệt mà là của cả một quần thể, một công đồng. Nói như
Xuân Diệu, đó là “tâm trạng muôn thuở của những con người muôn đời” với
đầy đủ các sắc thái tình cảm: than vãn, hòa cảm, ngợi ca, bông đùa…. Trong
hệ thống nhân vật trữ tình của ca dao, nhân vật người phụ nữ hiện lên rõ nét
không chỉ qua những nét phác họa sinh động về ngoại hình diện mạo mà còn
ở sự “phô diễn” thế giới tâm hồn vô cùng tinh tế. Trong mối quan hệ gia đình
và xã hội, nhân vật trữ tình người phụ nữ đã bộc lộ những cảm nghĩ sâu sắc,
chân thực nhất. Khi nghĩ về quê hương, làng xóm, những người những cảnh

gần gũi, thân thuộc người phụ nữ cất lên tiếng nói dạt dào yêu thương tình
nghĩa, còn khi nghĩ về thân phận mình, cũng có những ngậm ngùi chua xót,


tủi hổ đắng cay và tiếng hát than thân cất lên như lời giãi bày từ gan ruột. Để
hiểu cặn kẽ hơn về hình tượng nhân vật này, trong chương 2 và chương 3 của
khóa luận, chúng tôi đi vào nhận diện các dạng thức biểu hiện của nhân vật
trữ tình người phụ nữ trong hệ thống ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao
than thân.


Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO
YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
Trong hệ thống bài ca yêu thương tình nghĩa, ta bắt gặp hình ảnh người
phụ nữ với đầy đủ những nét phẩm chất tốt đẹp. Đó là người con gái chung
thủy trong tình yêu, là người con hiếu nghĩa, là người vợ tiết hạnh, đảm đang,
là người mẹ yêu thương con hết mực… trong các mối quan hệ gia đình.
2.1. Nhân vật trữ tình – người con gái
2.1.1. Người con gái trong tình yêu đôi lứa
Tình yêu đôi lứa được nói đến trong ca dao là tình yêu xuất phát từ chính
cuộc sống lao động vất vả, chịu thương chịu khó của người nhân dân. Tuy vất
vả nhưng đầy tính giản dị, chân thành và mộc mạc. Tình yêu của đôi trai gái
thường xuất phát từ những buổi lao động hay những buổi hội hè giao duyên
bên giếng nước gốc đa hay những đêm trăng. Họ yêu nhau qua ánh mắt liếc
nhìn, qua những cử chỉ đầy ngụ ý.
Trong tình yêu người con trai cũng như người con gái, khi yêu họ trao
cho nhau những tình cảm chân thành nhất bởi chăng đã ảnh hưởng từ cuộc
sống nơi thôn quê Việt Nam đầy giản dị. Đặc biệt là hình ảnh người con gái
má thắm môi hồng, đôi mắt đượm tình trong chiếc áo tứ thân đầy giản dị luôn
xuất hiện trong các buổi hẹn hò. Người con gái là phái nữ nên họ luôn nhạy

cảm nhiều nhất, đặc biệt là trong tình yêu.
Trong tình yêu, hình tượng người con gái luôn yêu một cách bộc trực
thẳng thắn. Họ không nói bóng gió úp mở xa xôi:
“Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn
hồng đã có ai vào hay chưa? Mận
hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng đã mở nhưng chưa ai vào.” [24]


Câu hỏi của chàng trai muốn ướm hỏi rằng cô gái đã có người yêu chưa
mà cô gái lại trả lời rất thẳng thắn, bộc trực rằng mình chưa có người yêu.
Qua việc sử dụng hình ảnh tượng trưng “mận”, “đào”, “vườn hồng” để thay
cho mình bày tỏ.
Trong tình yêu khi tình cảm của hai người trở nên nồng cháy mãnh liệt
thì sự thẳng thắn với nhau là điều cần thiết. Đặc biệt là sự nhớ nhung người
yêu đầy tha thiết:
“Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.”

[2, 66]

Trong bào ca dao trên đã nêu lên nỗi than của người con gái lấy điệp từ
“buồn trông” để thể hiện nỗi than của mình khi nhớ người yêu, sử dụng hình
ảnh “con nhện giăng tơ” đang chờ mối “ai”, “ai” ở đây là đối tượng người
con gái đang chờ đợi. Rồi tiếp đến là hình ảnh “sao mai” để thể hiện tâm
trạng tình cảm của mình. Dù qua bài than thân nhưng ta có thể thấy được tình
cảm nhớ mong của cô gái với người mình thương nhớ.
“Buồn buồn, nhớ nhớ, thương thương

Nhớ người áo trắng đi đường cái quan.”

[15,5]

“Bởi thương nên dạ mới trông
Không thương nên đã lấy chồng còn chi.”

[15,5]

Cái nhớ thương trong tình yêu đôi lứa của các đôi lứa yêu nhau luôn
mãnh liệt, nồng cháy. Họ yêu nhau, đến với nhau và nhớ thương nhau khi
cách xa nhau là điều tất nhiên. Đặc biệt là người con gái luôn nhạy cảm và
hay suy nghĩ:
“Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.”

[24]


×