Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.47 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN LAN HƯƠNG

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
CỦA MA VĂN KHÁNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN LAN HƯƠNG

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
CỦA MA VĂN KHÁNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. LA NGUYỆT ANH


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. La Nguyệt Anh –
giảng viên tổ Văn học Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận “ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn của Ma Văn Kháng”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,
các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng các
bạn sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi.
Do thời gian có hạn nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Lan Hương


LỜI CAM ĐOAN
Khi nghiên cứu khóa luận này, tôi xin cam đoan đề tài: “Ngôn ngữ
nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” là
kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không trùng với bất cứ tác giả nào khác.
Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề tài
nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên


Nguyễn Lan Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
6. Đóng góp của khóa luận ......................................................................................5
7. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................6
NỘI DUNG ............................................................................................................7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................................7
1.1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật ....................................................................7
1.1.1. Ngôn ngữ.......................................................................................................7
1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật......................................................................................9
1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ..................................................................9
1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật.................................................................. 10
1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ...................... 14
1.2.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và quá trình sáng tác ............................... 14
1.2.1.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng.............................................................. 14
1.2.1.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng. ..................................................... 15
1.2.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn trong văn xuôi đương đại Việt Nam.... 17
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG ............................... 20
2.1. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng.................................................................................................................... 20
2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật giàu chất thơ ................................................................ 20
2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật mang màu sắc tâm lí .................................................... 25

2.2. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng.................................................................................................................... 27


2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại đời thường, giản dị........................................................ 27
2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại vừa giàu tính biểu cảm, vừa mang tính triết lí ............... 33
2.3. Ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng.................................................................................................................... 36
2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự day dứt, dằn vặt trong nội tâm nhân vật...... 36
2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại tái hiện sự chấn thương trong tinh thần ........................ 40
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ma Văn Kháng là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi đương đại Việt
Nam. Ông là một trong số những nhà văn tiên phong trong việc mở đường
cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Ma Văn Kháng sáng tác rất nhiều
thể loại mà đặc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết. Với mỗi một tác phẩm,
ông luôn nỗ lực, tìm mọi cách để thể hiện được những điều mới mẻ. Bằng tất
cả những kinh nghiệm của bản thân, Ma Văn Kháng đã tôi luyện mình trở
thành một nhà văn có phong cách vô cùng độc đáo. Sáng tạo nghệ thuật là
không bao giờ ngừng nghỉ, chính điều đó đã đem đến cho Ma Văn Kháng rất
nhiều thành tựu rực rỡ.
Khả năng viết vô cùng mãnh liệt, viết rất nhiều và rất khỏe, luôn chỉn
chu và say mê khi sáng tạo là bản chất riêng của Ma Văn Kháng. Nhiều sáng
tác của ông đã giành giải thưởng trong nước, giải thưởng quốc tế và hơn nữa
nhiều tác phẩm được dịch ra cả tiếng nước ngoài. Nhìn tổng quát có thể thấy
với thể loại tiểu thuyết Ma Văn Kháng sáng tác chủ yếu ở hai mảng đề tài lớn

theo hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài dân tộc miền núi cùng với cảm hứng sử thi
và đề tài cuộc sống thành thị mang đậm cảm hứng thế sự đời thường. Có thể
nói, Mùa lá rụng trong vườn là một tiểu thuyết tiêu biểu thuộc đề tài cuộc
sống thành thị. Tác phẩm đã đạt được giải B – giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 1986.
Ma Văn Kháng quan niệm viết văn là “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm
hồn”, điều đó đã tạo cho ông một phong cách nghệ thuật riêng và mới lạ. Ma
Văn Kháng đã góp một phần công sức của mình vào quá trình hiện đại hóa
ngôn ngữ văn học dân tộc. Thành tựu ngôn ngữ của Ma Văn Kháng trong tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã nói lên điều đó.

1


Nhà văn Ma Văn Kháng và những đứa con tinh thần của ông được rất
nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình quan tâm tìm hiểu. Tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn theo đó cũng được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tập trung hướng
vào các vấn đề như: hôn nhân, truyền thống văn hóa dân tộc,… chứ chưa có
một công trình nghiên cứu nào đi sâu để tìm hiểu và khám phá tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật.
Ở Trung học Phổ thông chúng ta biết được Ma Văn Kháng là nhà văn
tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn của ông đã được đưa vào giảng dạy trong môn Ngữ văn.
Với tất cả những lí do ở trên, tác giả khóa luận xin được lựa chọn vấn
đề “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Là một sinh viên sư phạm Ngữ văn, một người giáo viên tương lai tôi
mong muốn thông qua nghiên cứu đề tài này bản thân sẽ tích lũy được nhiều
kinh nghiệm quý báu để có thể phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này.

2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Ma Văn Kháng đã thổi vào nền văn học Việt Nam một luồng
gió mới. Chính vì vậy đã có rất nhiều người, rất nhiều công trình nghiên cứu
tìm hiểu về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, mà đặc
biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Ma Văn Kháng đã có công lớn trong việc đổi
mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam đồng thời ông đã góp phần không nhỏ trong
quá trình sáng tạo nghệ thuật mà tiêu biểu là sáng tạo trên phương diện ngôn
ngữ nghệ thuật.
Ma Văn Kháng đã sáng tạo nên những tiểu thuyết thu hút được rất
nhiều sự quan tâm của các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu văn học. Được
chú ý hơn cả là các bài viết Một cách nhìn cuộc sống hôm nay của tác giả


Trần Đăng Suyền đăng trên Báo Văn nghệ số 15 (ngày 9/4/1983); Phải chăm
lo cho từng người đăng trên Báo Văn nghệ số 40 (ngày 15/10/1985). Các bài
báo cho thấy tác giả Trần Đăng Suyền đã có những suy nghĩ rất tinh tế về mọi
mặt của đời sống và xã hội trong rất nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng mà
đặc biệt là có những cảm nhận sâu sắc về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
Khi nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy gần đây có khá nhiều người nghiên
cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của
nhà văn Ma Văn Kháng. Đó là Luận văn Thạc sĩ của Lê Minh Chung
(2007) – Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đầu Đổi mới; Luận văn Thạc sĩ
của Dương Thị Hồng Liên (2008) – Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kì Đổi mới hay là Luận án Tiến sĩ của Đoàn Tiến Dũng (2016) –
Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng.
Khi nói đến tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã có rất nhiều nhận
định được đưa ra. Từ góc độ lí luận phê bình văn học, năm 1985 khi Mùa lá
rụng trong vườn vừa mới ra đời, tác phẩm đã được độc giả bàn luận một cách
vô cùng sôi nổi. Một số nhân vật xuất hiện trong tác phẩm như chị Lý,
Phượng, Đông, Luận, ông Bằng,… được bạn đọc công nhận rằng họ không

chỉ là nhân vật mà hình như họ cũng xuất hiện trong cả hiện thực. Có độc giả
là người Hà Nội đã viết: “Tuy đang mệt mà tôi đã thức đến hai giờ sáng để
đọc cho đến cuối truyện. Sau đó tôi lại đọc lại từng đoạn để được cảm thụ và
hiểu sâu hơn. Càng đọc càng hay, những nhân vật phụ nữ vô cùng hấp dẫn.
Mà sao anh hiểu tâm lí phụ nữ đến thế…” Mùa lá rụng trong vườn đã được
rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến. Tiêu biểu là tác giả Trần Cương (Nhân
dân,1985) – Mùa lá rụng trong vườn – Một đóng góp mới của Ma Văn
Kháng, tác giả Hoàng Sơn (Tiền phong, số 46) – Trò chuyện với tác giả Mùa
lá rụng trong vườn, tác giả Nguyễn Văn Lưu (Văn nghệ, 1986, số 06) – Bàn
thêm về Mùa lá rụng trong vườn,… Các nhà nghiên cứu khi khai thác tác


phẩm đều hướng ngòi bút vào các vấn đề: hôn nhân, gia đình, truyền thống
văn hóa,… Từ góc độ nghệ thuật, khi nghiên cứu tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn, tác giả Trần Cương đã cho rằng: “Nghệ thuật viết tiểu thuyết của
Ma Văn Kháng đã có bề dày, kết quả của một quá trình phấn đấu liên tục,
bền bỉ và ở tác giả đã có định hình rõ nét phong cách nghệ thuật của mình”.
Hay một nhận xét của tác giả Hà Minh Đức, ông nhận thấy tiểu thuyết đã tạo
được “bước phát triển nghệ thuật mới của Ma Văn Kháng”.
Như vậy, từ việc tìm hiểu một số bài viết và công trình nghiên cứu về
nhà văn Ma Văn Kháng, về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói chung và tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn nói riêng từ trước đến nay ở các khía cạnh mà
có liên quan đến vấn đề của khóa luận tôi nhận thấy rằng “Ngôn ngữ nghệ
thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” ít nhiều
cũng đã được tìm hiểu và đề cập đến. Thế nhưng những bài viết những công
trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở mức độ là những ý kiến, những nhận
định chung chứ chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu chi tiết ngôn ngữ nghệ thuật
trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Mặc dù vậy thì ở một mức độ nhất
định nào đó những bài viết những công trình nghiên cứu trên sẽ giúp ích cho
tôi. Trong khóa luận này tôi sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu để

làm rõ ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng để thấy được vai trò và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn
Kháng trong nền văn học dân tộc Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” khóa luận hướng tới những mục
đích sau:
Thứ nhất, chỉ ra được những nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật
trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng.


Thứ hai, khẳng định được những sáng tạo và những đóng góp của nhà
văn Ma Văn Kháng ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn, cũng như khẳng định được vai trò của Ma Văn
Kháng trên văn đàn văn học Việt Nam thời kì Đổi mới.
Thứ ba, nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực phân tích và năng lực
cảm thụ văn chương của bản thân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, khóa luận đã sử dụng phối hợp một số phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp liên ngành
Phương pháp loại hình
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, tổng hợp

6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đã nêu được những đặc trưng và những sáng tạo về ngôn
ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn
Kháng. Qua đó góp phần khẳng định được những thành tựu và vị trí của nhà
văn Ma Văn Kháng trong nền văn học dân tộc Việt Nam.
Khóa luận sẽ như là một tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu
và giảng dạy ở Trung học Phổ thông về tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng nói riêng.


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của khóa luận được triển khai làm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn của Ma Văn Kháng


NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Ngôn ngữ
Vào thời cổ đại, khi lao động – sản xuất con người muốn trao đổi suy
nghĩ, bày tỏ nguyện vọng với mọi người xung quanh,… nên đến một giai
đoạn phát triển nhất định nào đó đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung
để giao tiếp trong đó có dấu hiệu nổi bật nhất là âm thanh. Từ những tín hiệu
âm thanh đó dần dần đã tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc, ngữ pháp.
Đó chính là ngôn ngữ.
“Trên trái đất có khoảng 2500 ngôn ngữ khác nhau, đó là những ngôn

ngữ của bộ tộc, sắc tộc, dân tộc. Tuy có những khác biệt nhưng các ngôn ngữ
đều có những quy luật chung: tổ chức một cách hệ thống các đơn vị của ngôn
ngữ” [1, tr.280].
Như vậy, dễ dàng nhận thấy có rất nhiều ngôn ngữ tồn tại độc lập ở trên
thế giới. Những ngôn ngữ đó có thể là ngôn ngữ toàn dân hoặc ngôn ngữ địa
phương. Mỗi ngôn ngữ đều có sự khác biệt so với ngôn ngữ khác. Có thể là
sự khác nhau về ngôn ngữ giữa các dân tộc, cũng có thể là sự khác nhau về
ngôn ngữ trong cùng một dân tộc. Tuy nhiên dù có những sự khác biệt thì
chúng đều nằm trong một quy luật nhất định.
Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học quan niệm rằng:
“thuật ngữ ngôn ngữ cần được hiểu là ngôn ngữ tự nhiên của con người (đối
lập với các ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động vật). Sự nảy sinh và
phát triển của ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến sự phát sinh và tồn tại của
loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu phát sinh tự nhiên, phát triển có
qui luật và mang đặc trưng xã hội” [18, tr.152,153].


Theo cách hiểu của Ferdinand de Saussure (1857-1913): Ngôn ngữ
được hiểu như một thuật ngữ ngôn ngữ học. Giáo trình Ngôn ngữ học đại
cương xuất bản năm 1916 của Saussure đã quan niệm ngôn ngữ có hai mặt:
mặt “ngôn ngữ” và mặt “lời nói”. Theo ông, ngôn ngữ là một hệ thống tín
hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn tại trong mỗi bộ óc hay nói cho đúng hơn là
trong các bộ óc của một tập thể.
Ferdinand de Saussure đã xác định khái niệm “ngôn ngữ” trong sự
phân biệt với “lời nói” và theo ông: “ngôn ngữ là những đơn vị vật chất phục
vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tập
thể một cách độc lập với những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của
con người cũng như trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện
vọng đó. Ngôn ngữ chính là hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị
chung, là cơ sở để cấu tạo các lời nói” [4, tr.283].

Tóm lại, theo cách hiểu thông thường “ngôn ngữ” là một hệ thống tín
hiệu giao tiếp bằng âm thanh, mà một cộng đồng dân tộc nào đó sử dụng.
Theo cách hiểu khoa học, ngôn ngữ bao gồm hai mặt có quan hệ mật thiết với
nhau: thứ nhất là mặt ngôn hay còn gọi là mặt lời nói - là sản phẩm của một
cá nhân và thứ hai là mặt ngữ hay còn gọi là mặt ngôn ngữ - là sản phẩm của
tập thể.
Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương, là yếu tố cơ bản của văn học.
Khi tiến hành nghiên cứu văn học cần quan tâm tới bình diện ngôn ngữ đầu
tiên bởi vì cái hay cái đẹp của văn học đều được bộc lộ bằng ngôn ngữ. Một
trong những mục đích chính của sáng tác văn học là sáng tạo ngôn ngữ nghệ
thuật vì thế mà ngôn ngữ nghệ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn.
Ngôn ngữ văn học có sự thay đổi là do sự thay đổi của văn học, sự biến đổi
của xã hội, cũng như là sự biến đổi về tư duy nghệ thuật.


1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện để sáng tạo tác phẩm văn chương
nghệ thuật. Mọi loại hình nghệ thuật dù là đơn giản hay phức tạp thì đều cần
có phương tiện sáng tác, phương tiện sáng tác mang đặc trưng của từng loại
hình. Nếu âm thanh được coi là phương tiện sáng tác trong âm nhạc, hình
khối là phương tiện sáng tác trong nghệ thuật điêu khắc thì ngôn ngữ nghệ
thuật chính là phương tiện sáng tác trong văn chương nghệ thuật.
Phương thức tồn tại trực tiếp của văn học là văn bản. Để sáng tạo ra
một văn bản và giúp người đọc hiểu được văn bản thì ngôn ngữ đóng vai trò
quan trọng hàng đầu. Macxim Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất
của văn học là công cụ chất liệu cơ bản của văn học nên nó được gọi là loại
hình nghệ thuật ngôn từ” [5, tr.215].
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng “ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ
mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học, thuật ngữ này có ý nghĩa

rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng
một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát
thanh, trong văn học và khoa học” [5, tr.215].
Khi nói về văn học nghệ thuật, người ta sẽ nghĩ ngay đến ngôn ngữ
nghệ thuật. Muốn phác họa được hình tượng nghệ thuật thì ngôn ngữ là công
cụ đầu tiên được nhắc đến. Ngoài ra ngôn ngữ còn bộc lộ chủ đề, tư tưởng,
tình cảm và thái độ của tác giả thông qua hình tượng nghệ thuật.
Khác với ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, ngôn ngữ nghệ thuật luôn tạo
cho mình một nét riêng và đặc biệt. Theo tác giả Phương Lựu “ngôn từ văn
học là ngôn từ của một tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, kết quả
sáng tạo của nhà văn. Đó là ngôn từ giàu tính hình tượng và giàu sức biểu


hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư
tưởng, tình cảm và tác động thẩm mĩ tới người đọc” [16, tr.170].
Mỗi một loại hình ngôn ngữ thì đều có một màu sắc, không chìm lẫn
với một ngôn ngữ nào. Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nghệ
thuật ngôn từ” cho ta thấy được vai trò của ngôn ngữ trong văn học nghệ
thuật là không hề nhỏ. Ngôn ngữ trong văn học còn phản ánh rõ nét phong
cách nghệ thuật của nhà văn.
Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm hai thành phần cơ bản: “ngôn ngữ trần
thuật” và “ngôn ngữ nhân vật”. Trong đó, ngôn ngữ trần thuật giúp nhà văn
thể hiện được tính cách của các nhân vật, miêu tả được các sự vật, sự việc..
Ngôn ngữ trần thuật bao gồm ba thành phần cơ bản: lời kể, lời tả và lời trữ
tình ngoại đề. Ngôn ngữ nhân vật phản ánh tính cách con người của mỗi nhân
vật. Nhân vật nào thì cũng có một giọng điệu, một cách dùng từ ngữ riêng.
Ngôn ngữ nhân vật bao gồm “ngôn ngữ đối thoại” và “ngôn ngữ độc thoại”.
Trong đó, ngôn ngữ đối thoại có thể hiểu đơn giản là ngôn ngữ trong các cuộc
nói chuyện giữa các nhân vật, còn ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ bên trong
tâm hồn, bộc lộ những suy nghĩ của nhân vật.

Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc sáng tác văn chương
nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật không phải là ngôn ngữ toàn dân, mà nó có
những đặc thù riêng trong sự phát triển với tư cách là một phương tiện nghệ
thuật. Nói như Macxim Gorki đã từng viết: “Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói
nguyên liệu, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào
nặn”. Ngôn ngữ không bao giờ đứng yên một chỗ mà nó luôn có sự vận động
và thay đổi linh hoạt.
1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ có khả năng gợi hình, gợi cảm, cung
cấp thông tin và đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ. Từ những ngôn từ của cuộc sống


đời thường, những người cầm bút đã lựa chọn, sắp xếp và tinh luyện chúng
thành những ngôn từ có tính thẩm mĩ, đó là ngôn ngữ nghệ thuật.
Tính chính xác: Trong đời sống cũng như trong văn học, không thể
không quan tâm đến sự chính xác, mà đặc biệt là khi sử dụng ngôn ngữ thì
yêu cầu này càng được đề cao. Mỗi khi muốn miêu tả một hiện thực cuộc
sống hay muốn bộc lộ những suy nghĩ về một vấn đề nào đó, nhà văn nói theo
Maiacôpxki: “Phải từ hàng nghìn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để
câu thơ, câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay nhà văn Macxim
Gorki nói: “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, từ ngữ phải được chọn lọc
kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau
trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”.
Để các sự vật, hiện tượng được tái hiện một cách chi tiết, để hình dáng,
tính cách và tâm lí của con người được khắc hoạ một cách chân thật thì khi
sáng tác văn học nhà văn cần phải sử dụng ngôn từ một cách chính xác nhất.
Nhà thơ Tản Đà trong bài thơ “Thề non nước” đã viết:
“Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày”
Sau đó nhà thơ lại sửa lại:

“Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”
Chữ “tuôn” đã được thay thế bằng chữ “khô”, chữ “khô” thích hợp với khả
năng diễn tả sâu hơn ý thơ trên, nó thể hiện được đúng những điều mà tác giả
muốn nói tới. Mauspatssant – một nhà văn Pháp đã viết: “Đối tượng mà anh
ta muốn nói dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó”.
Hay như nhà thơ Đỗ Phủ của Trung Quốc đã dùng từ ngữ chính xác,
đạt đến tột cùng cái đẹp của nghệ thuật mà được Thẩm Đức Tiềm nhận xét:
“Người xưa không bỏ phép luyện chữ nhưng lấy cái hơn về ý, không lấy cái


hơn về lời. Cho nên chữ bình dị mà thấy lạ, chữ thường mà thấy hiếm, chữ cũ
mà thấy mới, chữ mộc mạc mà thấy màu sắc”. Từng từ trong các tác phẩm
của người nghệ sĩ “không từ nào khác trong ngôn ngữ có thể thay thế được”.
Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn học được chia ra làm hai loại: ngôn
ngữ nhận thức và ngôn ngữ hình tượng. Hình tượng nghệ thuật được xây
dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật không trừu tượng, khó
hiểu mà nó là một sự cụ thể để lại ấn tượng với người đọc.
Nhà văn Macxim Gorki đã từng nói: “Nhà văn không chỉ viết bằng
ngòi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưởng
của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh
động có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy những điều mà tác giả
đã mô tả”. Chẳng hạn như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
Hai câu thơ trên là một bức tranh mùa thu lung linh, huyền ảo gây được ấn
tượng với người đọc. Ngôn từ vốn không chỉ có chức năng cung cấp thông tin
mà ở đây nó đã hóa thân thành hình tượng, hai câu thơ như biến thành một
bức tranh đẹp mê hồn.
Hay đó còn là mùa thu trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
Mùa thu nhẹ nhàng, thanh bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ mà khó nơi nào
có thể có được. Mùa thu đó có bầu trời xanh ngắt, làn nước biếc, sương khói
mờ ảo, ánh trăng vàng dịu nhẹ chiếu qua song thưa tạo cảm giác về một sự
yên ả, bình lặng chốn thôn quê.


Tính biểu cảm: ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học không thể
thiếu được tính biểu cảm. Tính biểu cảm khi tác động vào con người làm cho
họ thay đổi nhận thức và hành động theo một hướng tích cực mà văn học đã
định hướng. Cảm xúc của nhà văn được bộc lộ trực tiếp bằng ngôn ngữ văn
học. Người nghệ sĩ càng giàu cảm xúc thì ngôn ngữ càng giàu tính biểu cảm.
Như Raspuchin đã viết: “Nếu tôi viết là tôi đau ở đâu đấy trong người. Tôi
cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó”.
Trong văn chương nghệ thuật, tính biểu cảm được thể hiện qua các từ
ngữ cụ thể. Nhà thơ Hàn Mặc Tử khi viết về thôn Vĩ trong bài thơ Đây thôn
Vĩ Dạ đã có một đoạn thơ rất giàu cảm xúc và lay động lòng người:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Mỗi một từ ngữ trong khổ thơ trên đều thể hiện tình yêu, niềm tha thiết của
Hàn Mặc Tử với khu vườn thôn Vĩ Dạ. Khung cảnh nơi thôn Vĩ thật khiến
người ta khó có thể quên được: đó là hình ảnh nắng hàng cau,vườn xanh
mướt như ngọc,… mọi thứ khi kết hợp lại với nhau đều trở nên rất hài hòa
bộc lộ được rõ nét tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Chỉ với bốn câu thơ
nhưng người đọc khi nghe thấy, ngay lập tức muốn đến thôn Vĩ, muốn thả

hồn mình vào nơi đây để cảm nhân được những vẻ đẹp nên thơ này.
Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ văn học bao gồm ba đặc trưng cơ bản:
tính chính xác, tính hình tượng và tính biểu cảm. Ngôn ngữ văn học đem đến
cho người đọc rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ vui, buồn, khổ đau cho tới sung
sướng, hạnh phúc. Ngôn ngữ văn học chỉ thực sự đẹp và phát huy những
phẩm chất của chúng khi nhà văn thực sự tài năng, có khả năng làm chủ ngôn
ngữ và có cá tính sáng tạo độc đáo mang nét đặc trưng riêng của mình.


1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn
1.2.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và quá trình sáng
tác
1.2.1.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, ông sinh
ngày 01 tháng 12 năm 1936. Quê gốc tại làng Kim Liên, thuộc Kẻ Chợ (nay
thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), đó là một
làng cổ thanh bình, là một vùng quê được gọi là “Ô Đồng Lầm” – mảnh đất
của sự lam lũ, nhọc nhằn và đầy rẫy những khó khăn.
Đinh Trọng Đoàn tình nguyện tham gia quân đội khi đang là một thiếu
niên, sau đó ông được cử đi học ở khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc). Năm
1954, sau khi hòa bình lặp lại, theo tiếng gọi của Đảng, Ma Văn Kháng rời
quê hương - thủ đô Hà Nội tiến thân lên vùng đất Tây Bắc để hoạt động cách
mạng. Sự ra đi này có thể được coi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc
đời của nhà văn.
Ma Văn Kháng được cử về học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào
năm 1960. Trở về thủ đô, ông được gặp gỡ và được tiếp xúc với rất nhiều
người, họ đã đem đến cho Ma Văn Kháng rất nhiều bài học qúy báu. Thời
gian này ông đã luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản
thân mình. Kết thúc khóa học ở Hà Nội, Ma Văn Kháng lại trở về Lào Cai

công tác. Năm 1974, ông trở thành hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, đảng
viên của Đảng cộng sản Việt Nam.
Một dịp về vùng nông thôn công tác, Ma Văn Kháng đã làm quen được
với ông Ma Văn Nho – phó Chủ tịch huyện Bảo Thắng. Tình cảm giữa hai
người được nhà văn Ma Văn Kháng rất trân trọng. Ma Văn Kháng luôn biết
ơn con người này, bởi vì trong những lúc bạo bệnh, hoàn cảnh khó khăn thì
ông Ma Văn Nho luôn giúp đỡ Ma Văn Kháng nhiệt tình và không bao giờ
đòi hỏi sự trả ơn. Bút danh Ma Văn Kháng không phải là cái tên ngẫu nhiên


được ông chọn để nghe giống miền núi, mà là cái tên được nhà văn đặt theo
ân tình với ông Ma Văn Nho đồng thời bút danh đó cũng thể hiện tình yêu
của ông với mảnh đất Lào Cai.
Trong hơn 20 năm gắn bó với mảnh đất Lào Cai, Ma Văn Kháng đã
cảm nhận được sâu sắc cuộc sống của con người nơi đây. Những vẻ đẹp trong
sáng, lung linh và đầy mơ mộng nơi đây lúc nào cũng xuất hiện trước mắt nhà
văn khiến ông không thể không cầm bút để sáng tạo nghệ thuật. Chính vì thế
mà những trang văn đầu tiên viết về Lào Cai của Ma Văn Kháng đã đến với
độc giả. Để có được thành công Ma Văn Kháng đã không ngừng lao động cần
cù và chăm chỉ sáng tạo. Ông vận động trong cuộc sống lao động thường
ngày cũng như trong lĩnh vực lao động sáng tạo nghệ thuật để tìm ra chân lí
của cuộc sống.
Đất nước thống nhất, rời mảnh đất Lào Cai nhà văn về công tác tại thủ
đô Hà Nội từ năm 1976. Khi về thủ đô, ông từng làm Tổng biên tập, phó giám
đốc Nhà xuất bản Lao Động. Từ tháng 03-1985 ông làm ủy viên Ban chấp
hành, ủy viên Đảng đoàn Hội Nhà văn khóa V, tổng biên tập tạp chí Nhà văn
nước ngoài của Hội.
1.2.1.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng.
Ma Văn Kháng chưa bao giờ ngừng sáng tạo văn chương nghệ
thuật.Truyện ngắn Phố cụt (1961) là đứa con đầu lòng của Ma Văn Kháng,

truyện viết về một vài con người sống ở một ngõ phố nhỏ vùng núi. Nơi đây
tình yêu và hạnh phúc đã được nhen nhóm và nảy nở một cách dung dị từ
những mảnh đời đơn chiếc và từng trải qua những nỗi đau xót xa, xé lòng.
Tuy nhiên, tài năng của Ma Văn Kháng mới thực sự được đánh dấu khi
truyện ngắn Xa Phủ xuất hiện. Truyện phản ánh một cách chân thực cuộc
sống và con người vùng Tây Bắc. Tài năng của Ma Văn Kháng ngày càng
được khẳng định với giải nhì cuộc thi truyện ngắn 1967 – 1968 tuần báo
Văn nghệ. Từ


những truyện ngắn được in chung, ông đã cho ra đời liên tiếp 5 tập truyện
ngắn trong vòng 4 năm từ 1968 đến 1972, trở thành Hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam năm 1974.
Sau năm 1975, Ma Văn Kháng rời quê hương thứ 2 trở về thủ đô Hà
Nội. Từ đây, sự nghiệp của Ma Văn Kháng chuyển sang một giai đoạn mới.
Ông cho ra đời nhiều tiểu thuyết viết về đề tài miền núi: Gió rừng (1977),
Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Vùng biên ải (1983) và sau này là cuốn Gặp
gỡ ở La Pan Tẩn (2001), thể hiện một sự am hiểm sâu sắc, một lối sống hiếm
có về miền núi Tây Bắc.
Năm 1976, khi con người đang phải gánh trên vai những hậu quả nặng
nề do chiến tranh gây ra, Ma Văn Kháng trở về chứng kiến bao nhiêu cảnh
trướng tai gai mắt đã thôi thúc, bắt buộc ông phải cầm bút để viết, để nói. Từ
đây, những tiểu thuyết viết về đô thị xuất hiện. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của
ông viết về đô thị Mưa mùa hạ ra đời năm 1982. Vài năm sau, nhà văn cho ra
đời rất nhiều tiểu thuyết cũng thuộc đề tài thành thị: Mùa lá rụng trong vườn
(1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992),
sự ra đời hàng loạt tiểu thuyết này đã làm đời sống văn học trở nên sôi động
hơn bao giờ hết. Từ một Ma Văn Kháng văn xuôi lịch sử, phong tục truyền
thống đã chuyển sang một Ma Văn Kháng đời tư, thế sự, phức tạp mà đa
đoan.

Truyện ngắn San cha chải đã đem lại cho ông giải thưởng cây bút vàng
trong cuộc thi truyện ngắn và kí 1996 -1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn
Việt Nam tổ chức. Cùng ở thể loại truyện ngắn, ông đã nhận giải thưởng của
Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam với tập Trăng soi sân nhỏ.
Năm 1999, Ngược dòng nước lũ ra đời. Tập truyện ngắn Trốn nợ ra
mắt bạn đọc năm 2008. Kể từ sau tác phẩm Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001) nhà


văn có vẻ khá im với tiểu thuyết, mãi đến năm 2009 Một mình một ngựa ra
đời đánh dấu sự trở lại của tiểu thuyết Ma Văn Kháng.
Sau những tập truyện ngắn, tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn qua nhiều thập
kỉ thì gần đây Ma Văn Kháng đã công bố cuốn hồi kí Năm tháng nhọc nhằn,
năm tháng nhớ thương với một giọng văn mà độc giả đã vô cùng thân quen.
Như vậy, với hành trình sáng tác gần 50 năm, với vốn sống phong phú
và sự trải nghiệm thực tế Ma Văn Kháng đã đem đến cho độc giả một khối
lượng tác phẩm đồ sộ. Nhìn lại con đường văn chương của Ma Văn Kháng có
thể thấy được ông đã rất thành công trên cả hai thể loại: tiểu thuyết và truyện
ngắn. Thành công của Ma Văn Kháng cho thấy ông đã dành cả cuộc đời của
mình để gắn bó với văn chương nghệ thuật, để tạo nên những sự đổi mới
trong văn chương nghệ thuật.
1.2.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn trong văn xuôi đương đại Việt
Nam
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn hoàn thành vào tháng 12 năm
1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985. Tiểu thuyết được coi là dấu
mốc quan trọng trong cuộc đời làm văn của tác giả Ma Văn Kháng.
Mùa lá rụng trong vườn là một câu chuyện xoay quanh gia đình ông
Bằng. Gia đình ấy là một gia đình tri thức cũ ở thủ đô lúc bây giờ. Ông Bằng
là một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu. Ông có năm người con trai, con đầu
là anh Tường tham gia chiến tranh và đã hi sinh ở ngoài mặt trận, chị Hoài
vợ của anh đã tái giá nhưng vẫn luôn quan tâm đến gia đình. Đông người con

thứ hai, một trung tá đã xuất ngũ, thờ ơ với cuộc sống, đối lập với Lý – vợ
của anh, một cô con dâu tháo vát nhưng lại có phần ghê gớm. Thứ ba là Luận,
một nhà báo với rất nhiều suy tư triết lí, vợ anh là Phượng một con người
sống tình cảm, chân thành. Thứ tư là Cừ, trái ngược với anh em trong gia
đình, Cừ là một đứa con hư hỏng, bỏ lại gia đình và vợ con trốn sang nước
ngoài. Em


út là Cần đang du học ở bên Liên Xô và sắp trở về nước. Lúc đầu, cứ nghĩ
rằng sự duy trì nếp sống vốn có của ông Bằng thì gia đình đó sẽ được ổn định,
bình yên và tốt đẹp nhưng cuối cùng nếp sống đã bị phá hoại bởi nền kinh thế
thị trường lúc bấy giờ. Điều đáng chú ý trong tiểu thuyết là chỉ sau một năm,
giữa hai mùa cây trong vườn thay lá đã không có biết bao nhiêu chuyện xảy
ra trong gia đình đó. Cừ đã phản bội lại Tổ quốc, bỏ đi ra nước ngoài, Lý rời
bỏ gia đình, bỏ Đông đi theo môt gã trai khác vào Sài Gòn, còn ông Bằng đã
không còn, ông đã ra đi mãi mãi. Gia đình “mẫu mực” ấy đã lung lay, đổ vỡ
và rơi vào bi kịch.
Mùa lá rụng trong vườn cho thấy Ma Văn Kháng đã rất nhạy cảm khi
nhận ra được sự thay đổi của xã hội lúc bấy giờ. Tác giả Vân Thanh từng
nhận xét: “Có thể xem Mùa lá rụng trong vườn là một tiếng nói của tác giả
trước hiện thực hôm nay: Một tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và
xã hội, về trách nghiệm của mỗi người đối với cuộc sống và cuộc sống dành
cho mỗi người… tác phẩm đã khơi được vào cuộc sống của chúng ta hôm
nay, đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết
bao suy nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về nó và cũng hi vọng, tin yêu ở nó. Từ
đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách nhiệm sống” [17].
Tiểu thuyết đặt ra cho chúng ta một cái nhìn mới về truyền thống gia
đình. Truyền thống gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn của con người,
bảo vệ con người khỏi những cám dỗ, những điều xấu xa nhưng nay khi xã
hội đổi mới thì chúng ta cần giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp còn

những gì không phù hợp thì chúng ta nên loại bỏ.
Ma Văn Kháng đã chứng tỏ tài năng của mình khi xây dựng thành công
rất nhiều kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Đó là một
chị Lý luôn thu hút người đọc bởi tính cách đa chiều: “Lý là nhân vật độc
đáo, hấp dẫn nhất. Con người này hễ có mặt ở đâu là có khả năng làm cho


nơi ấy có không khí, sinh động hẳn lên” [7], chỉ vì quá tham vọng mà Lý dần
bị tha hóa. Đó là cái nhìn bao dung, vị tha của nhà văn “Viết Mùa lá rụng
trong vườn Ma Văn Kháng đã rọi vào luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá
con người trong thời kì khó khăn, phức tạp hiện nay. Nhà văn cảm thông với
những lo toan vất vả trăm bề của người phụ nữ, đồng thời có tình, có lý khi
phân tích những thiếu sót sai lầm của họ” [16].
Những nhân vật có tâm hồn đẹp đẽ như: chị Hoài, Phượng, Vân,…cũng
được Ma Văn Kháng khắc họa rất độc đáo. Những con người này tuy ít xuất
hiện nhưng họ lại là những con người sống rất tình cảm, nghiêng về giá trị
tinh thần. Họ được nhà văn dành cho những tình cảm nâng niu, trân trọng và
đặc biệt là sự đồng cảm sâu xa từ những việc họ làm.
Ma Văn Kháng là nhà văn luôn muốn tìm tòi, đổi mới và sáng tạo nghệ
thuật. Để làm nên sức sống, sự thu hút mãnh liệt mọi người và thành công
cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn thì ngôn ngữ nghệ thuật chính là vấn
đề cốt yếu, trọng tâm trong tác phẩm. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn có những đặc trưng gì chúng ta sẽ khảo sát ở
chương hai của khóa luận.


×