Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.94 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua nhiều năm công tác trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với đồng bào dân
tộc Raglai và nhận ra nhiều nét văn hóa độc đáo ở tộc người này.
Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi được biết đã có nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về dân tộc này và đề cập tới nhiều phương diện như hoạt
động kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống..., nhưng hầu hết chỉ
mới giới thiệu tổng quan về người Raglai mà chưa đi sâu vào một
vấn đề cụ thể và ở một địa bàn cụ thể có người Raglai sinh sống,
trong đó có vấn đề hôn nhân, đặc biệt là việc kết hôn của người
Raglai với các dân tộc khác trên cùng một địa bàn.
Mặt khác, Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa.
Sau ngày đất nước thống nhất, theo chủ trương xây dựng các vùng
kinh tế mới của Đảng và Nhà nước, nơi đây đã tiếp nhận nhiều cư
dân thuộc các dân tộc khác nhau tới địa bàn này sinh sống, chính vì
vậy ở đây có nhiều cuộc hôn nhân giữa người Raglai với các dân tộc
khác, tạo nên sự đa sắc trong hôn nhân ở tộc người này và kéo theo
đó là những biến đổi to lớn trên nhiều phương diện của đời sống kinh
tế - văn hóa - xã hội - những vấn đề vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa
có giá trị thực tiễn to lớn trong việc quán triệt, thực thi chính sách đại
đoàn kết dân tộc và chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chẳng hạn,
sau hôn nhân, các cặp vợ chồng khác tộc và con cái của họ sẽ sử
dụng ngôn ngữ nào, theo phong tục - tập quán của dân tộc nào?....
Liệu các yếu tố văn hóa độc đáo của các “gia đình đa văn hóa” có
được bảo lưu hay biến đổi hoặc băng hoại, giải thể,…. Chính những


2


lý do trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài về hôn nhân của
người Raglai với các dân tộc khác tên địa bàn huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa từ năm 1998 đến 2018 làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Cao học chuyên ngành lịch sử Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo hiểu biết của chúng tôi, ngoài những đề cập chung chung
trong bộ Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn về các nhóm
“Man dân” - “nương tựa sườn núi, gác sàn mà ở, không biết văn tự
thắt nút dây để làm tin”, đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về
dân tộc Raglai phải kể đến các học giả người Pháp như M.J.Briên
(1893), Briere (1889), J.Dournes (1950),… Tuy nhiên, trong các
nghiên cứu của mình, các học giả trên đây chỉ mới đề cập một cách
sơ lược về Orang Glai, tức Raglai, về tính hiếu khách của người
Raglai - không bị nền văn minh “làm hư hỏng” hư hỏng như người
Srê. Tóm lại là dân tộc Raglai chỉ mới đề cập tới trong các công trình
nghiên cứu về các tộc miền núi Tây Nguyên nói chung, chứ chưa có
một công trình khảo cứu chuyên nghiệp về tộc người này. Tương tự,
trước ngày đất nước thống nhất (30.4.1975), dân tộc Raglai cũng chỉ
“thấp thoáng” trong một số công trình lược khảo về vùng đất Tây
Nguyên cũng như về các sắc tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam của
Nguyễn Trắc Dĩ (Đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam), Cửu
Long Giang - Toan Ánh (Cao nguyên miền Thượng),… Phải đợi tới
sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu về các
DTTS các tỉnh phía Nam, trong đó có người Raglai, mới được tiến
hành một cách mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trước hết phải kể tới công trình Các dân tộc ít người ở Việt Nam
(các tỉnh phía Nam) của Viện Dân tộc học thuộc UBKHXH Việt


3

Nam (Phần dân tộc Raglai từ tr. 266-275 do Phan Văn Dốp viết)
(Viện Dân tộc học, 1984). Tiếp đó phải kể tới các chuyên khảo về
dân tộc Raglai của Nguyễn Tuấn Triết (Người Raglai ở Việt Nam,
1991), Phan Xuân Biên (chủ biên), (Văn hóa và xã hội người Raglai
ở Việt Nam, 1998); Trung tâm nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á
Trường Đại học KHXH-NV, ĐHQG TP Hồ Chí Minh với công trình
- Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Raglai, 2003, Phan Quốc Anh
với “xê ri” - Văn hóa Raglai - những gì còn lại và Văn hóa Raglai
xuất bản trong các năm 2007 và 2010. Gần đây nhất, phải kể đến
phần viết “Dân tộc Raglai” của Th.S. Vũ Đình Mười trong công trình
đồ sộ do PGS. TS. Vương Xuân Tình chủ biên - Các dân tộc Việt
Nam gồm 4 tập, 5 quyển. (Vũ Đình Mười, 2018, tr. 479-556). Đó là
chưa kể hàng trăm bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí Dân tộc
học, Khoa học Xã hội Việt Nam, Văn hóa và nghệ thuật, Văn hóa các
dân tộc,… và hàng chục luận án, luận văn tiến sĩ, cao học, tốt nghiệp
đại học hoặc lựa chọn những phương diện khác nhau của văn hóa
truyền thống Raglai làm đề tài nghiên cứu, trong số đó có thể kể tên
của một số cây bút chuyên sâu về văn hóa Raglai như Hải Liên, Sử
Văn Ngọc, Nguyễn Thế Sang, Trần Kiêm Hoàng,…
Trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay vẫn chưa có
tác giả nào quan tâm đến mảng đề tài về quan hệ hôn nhân giữa
người Raglai với các dân tộc khác trong mấy thập niên gần đây. Rõ
ràng, đây là một mảng đề tài phản ánh sự chuyển dịch của văn hóa
truyền thống Raglai trong xã hội đương đại, thể hiện rõ nét xu hướng
vận động thông qua sự “lựa chọn” “sàng lọc” những gì tinh túy của
các gia đình “đa văn hóa” Raglai nói riêng, dân tộc Raglai - nói


4
chung. Theo chúng tôi, đây cũng là một khoảng trống cần khỏa lấp

khi nghiên cứu về dân tộc Raglai.
3. Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát tình hình kết hôn của người Raglai với các dân tộc
khác trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa từ năm 1998
đến 2018.
- Đánh giá những nét mới trong kiểu gia đình này và xu hướng
chuyển biến của các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa của người
Raglai và các văn hóa khác trên địa bàn.
- Cảnh báo và đề xuất những biệp pháp ngăn chặn các hiện tượng
mai một, giải thể những giá trị văn hóa truyền thống, củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt
Nam thống nhất trong đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Những cặp vợ chồng có ĐKKH mà vợ hoặc chồng là gười
Raglai kết hôn với vợ hoặc chồng là người thuộc các dân tộc khác
sống trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi:
Do thời gian có hạn nên chúng tôi tiến hành khảo sát về tình hình
HNKTN Raglai trên địa bàn 12 xã, 1 thị trấn trên tổng số 13 xã, 1 thị
trấn huyện Khánh Vĩnh. Đó là TT Khánh Vĩnh, xã Khánh Thượng,
Sơn Thái, Liên Sang, Cầu Bà, Khánh Thành, Khánh Phú, Sông Cầu,
Khánh Nam, Khánh Trung, Khánh Hiệp, Khánh Bình, Khánh Đông
(trừ xã Giang Ly).
- Thời gian: từ năm 1998 đến 2018.


5
Sở dĩ chúng tôi chọn năm 1998 làm mốc mở đầu cho nghiên cứu

của mình chủ yếu liên quan đến nguồn tài liệu về hôn nhân còn lưu
trữ tại các xã trên địa bàn huyện. Như chúng ta đều biết, do thói quen
từ truyền thống, đồng bào các DTTS ở địa phương hầu như không
tiến hành thủ tục ĐKKH khi lập gia đình.
Bên cạnh lý do về tài liệu sơ cấp, năm 1998 là thời gian huyện
Khánh Vĩnh dần ổn định về mặt dân số sau thời gian tăng đột biến.
- Không gian: Địa bàn huyện Khánh Vĩnh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam, tập trung ở các nghị quyết Trung ương 5
(Khóa VIII) về xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa
IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp lịch sử, so sánh, logic; phương pháp liên
ngành; phương pháp sử học định tính kết hợp định lượng, điều tra
Dân tộc học kết hợp điều tra Xã hội học; phương pháp tổng hợp và
phân tích dữ liệu có sẵn; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp
thu thập và xử lý thông tin qua hình ảnh.
5.3. Khái niệm
Theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nêu : “Hôn nhân là
quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”.
Hôn nhân khác tộc là “quan hệ giữa vợ và chồng thuộc hai tộc
người khác nhau sau khi kết hôn”.


6
6. Đóng góp của luận văn
- Giúp địa phương có cái nhìn toàn cảnh để có những chính sách

phù hợp với cuộc sống của người Raglai và các dân tộc khác sinh
sống trên địa bàn, đặc biệt về vấn đề hôn nhân và gia đình.
- Phát huy cái mới, cái hay và định hướng cho việc bảo tồn các
giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc mà chủ yếu là của người
Raglai ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
- Làm tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm tới vấn đề
DTTS ở Khánh Hòa, nhất là với dân tộc Raglai và tình hình hôn
nhân ở tộc người này.
7. Bố cục của luận văn
Gồm 3 chương
Chương một: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Trong chương này chúng tôi trình bày một cách khái quát về
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trên các phương diện điều kiện
tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội; vài nét về người Raglai ở Khánh
Vĩnh.
Chương hai: Nguyên nhân, thực trạng và những biến đổi trong
gia đình hôn nhân khác tộc của người Raglai. Trong chương này
chúng tôi trình bày về nguyên nhân và thực trạng của HNKTN
Raglai trong hai giai đoạn từ 1998 đến 2010, từ 2011 đến 2018;
Trình bày về những biến đổi về văn hóa như: ăn, mặc, ở của các gia
đình HNKTN Raglai ở huyện Khánh Vĩnh.
Chương ba: Tích cực và hạn chế trong hôn nhân khác tộc của
người Raglai.
Trình bày được những mặt tích cực và hạn chế từ HNKTN, tổng
quan kết quả nghiên cứu - đề xuất kiến nghị trong việc bảo tồn và


7
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Raglai trong
công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc ở địa phương.
Trong phần kết luận chúng tôi khái quát lại một số kết quả
nghiên cứu của luận văn đồng thời nêu lên một số dự báo về xu
hướng vận động của văn hóa truyền thống dân tộc Raglai nói riêng
và các tộc người cùng cộng cư trong khu vực, nói chung.
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Khánh Vĩnh là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh
Hòa, có diện tích tự nhiên 1.165 km2, trong đó, rừng chiếm 3/4 diện
tích. Vị trí của huyện trên bản đồ Việt Nam được giới hạn khoảng
12,07 đến 12,25 độ vĩ Bắc và từ 108,42 đến 109 độ kinh Đông, nằm
dọc phía Tây hai huyện Diên Khánh và Ninh Hòa; phía Nam giáp
huyện Lạc Dương - Lâm Đồng, huyện Khánh Sơn; phía Tây - Bắc
giáp huyện MaĐrăk và Krông Pông tỉnh ĐăkLăk.
Đường giao thông: Khánh Vĩnh có 4 đường giao thông chính:
Tỉnh lộ số 2, tỉnh lộ số 8, hương lộ 45, đường quốc lộ 27c.
1.1.2. Dân cư
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Khánh Vĩnh, năm
1999 dân số toàn huyện là 26.570 người, năm 2009 là 33.991 người,
đến năm 2018 là 39.478 người. Từ năm 1999 đến năm 2018, dân số
toàn huyện tăng 12.908 người.
Khánh Vĩnh có 15 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Raglai có
19.106 người, chiếm 48,4% tổng dân số toàn huyện, Kinh 10.044


8
người (25,4%) và Cơ ho (nhóm T’rin) là 5.705 người chiếm 14,5%,
dân tộc Ê-đê với tổng số dân là 1.889 người chiếm 4,8% (đa số tập
trung sống ở xã Khánh Hiệp - 1.226 người).

1.1.3. Kinh tế, văn hóa và xã hội
1.1.3.1. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện Khánh Vĩnh là nông - lâm nghiệp,
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
1.1.3.2. Văn hóa - xã hội
Huyện Khánh Vĩnh đã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Tình hình trẻ em đến tuổi tới lớp đã có nhiều tiến bộ.
Hoạt động tôn giáo tại các xã trên địa bàn huyện nhìn chung
không có vấn đề phức tạp.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, thông tin tuyên
truyền phục vụ nhân dân trên địa bàn huyện được chú trọng.
1.2. Khái quát về người Raglai ở Khánh Vĩnh
1.2.1.Vài nét về người Raglai truyền thống
1.2.1.1. Về lịch sử tộc người, địa bàn cư trú, hoạt động kinh tế
Người Raglai thuộc ngữ hệ Malayo - Polinesian, cùng ngữ hệ với
các dân tộc khác ở Việt Nam như người Chăm, Ê-đê, Churu, Gia rai.
Các nhà nghiên cứu chia người Raglai thành “Raglai Bắc” và
“Raglai Nam”.
Người Raglai trước đây sống trong các làng cô lập, nhỏ, hoạt
động kinh tế chính là nương rẫy.
1.2.1.2. Văn hóa, xã hội truyền thống của người Raglai
Văn hoá mặc có nhiều nét giống người Chăm. Ăn, uống, hút có
nhiều nét giống các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên khác.


9
Trong xã hội truyền thống, người Raglai theo chế độ mẫu hệ nên
con sinh ra lấy họ mẹ. Con gái cưới chồng, sau hôn lễ chàng rể về ở
phía bên vợ
Người Raglai có 4 họ chính Pinãng, Catơr, Pupor, Chamaliaq.

Ngoài những họ trên còn thêm họ Mang, do cách gọi miệt thị của
thực dân Pháp trong thời kì đô hộ nước ta.
Làng là tổ chức xã hội cao nhất của xã hội Raglai cổ truyền.
1.2.2. Vài nét về người Raglai ở Khánh Vĩnh
Trước đây, người Raglai ở Khánh Vĩnh thường chọn những nơi
có dòng sông, con suối chảy qua làm nơi cư trú, ngày nay họ sống rải
rác khắp nơi trong huyện.
Người Raglai Khánh Vĩnh đa số đều mang họ Cao, những họ còn
lại như Mấu, Bobo với số lượng rất ít.
Hiện nay văn hóa đã có những biến đổi trên các lĩnh vực như ăn,
ở, mặc, uống, hút,…Kinh tế chính vẫn là nương rẫy.
Vai trò già làng trong cộng đồng mờ nhạt, thay vào đó là trưởng
thôn, họ chính là chiếc cầu nối giữa bà con với chính quyền địa
phương.
Đa số người dân Raglai ở đây sống hiền lành, chấp hành tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
1.3. Vài nét về hôn nhân của người Raglai ở Khánh Vĩnh
1.3.1. Hôn nhân nội bộ tộc người (HNNBTN)
Hôn nhân nội bộ người Raglai chủ yếu diễn ra ở những xã có
đông người Raglai sinh sống, và những nơi có dân số đông như TT
Khánh Vĩnh, xã Khánh Thượng, Khánh Phú, Khánh Bình, Khánh
Hiệp. Ngược lại, những nơi số người Kinh, Cơ ho (nhóm T’rin) cư
trú đông, hôn nhân nội bộ Raglai ít xảy ra.


10
1.3.2. Hôn nhân khác tộc của người Raglai trước năm 1998
Năm 1985, các cuộc HNKTN trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh
trong thời gian này không ĐKKH ở chính quyền (cấp xã), mà chỉ
tiến hành các nghi thức cưới theo kiểu truyền thống của đồng bào.

Năm 1998 huyện Khánh Vĩnh có biến động tăng dân số cơ học
do dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc mà chủ yếu là dân tộc Tày,
Nùng vào để lập nghiệp và một bộ phận người Kinh đến đây theo
chủ trương đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Chương 2: NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
BIẾN ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH HÔN NHÂN KHÁC TỘC
CỦA NGƯỜI RAGLAI
2.1. Tình hình hôn nhân khác tộc của người Raglai ở Khánh
Vĩnh từ năm 1998 đến 2018
Theo thống kê của chúng tôi dựa trên tài liệu sơ cấp là sổ ĐKKH
được lưu trên địa bàn 12 xã và 1 thị trấn (trừ xã Giang Ly), từ năm
1998 đến tháng 12 năm 2018 có tổng cộng 594 cặp vợ (chồng) người
Raglai kết hôn với các dân tộc khác (trừ xã Giang Ly vì chúng tôi
không thể tiếp cận được với tư liệu sơ cấp là sổ ĐKKH nên không
thể lấy số liệu).
2.1.1. Giai đoạn 1998 đến 2010
2.1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và nguyên nhân dẫn đến kết
hôn khác tộc của người Raglai
Người Kinh từ các huyện Diên Khánh và Ninh Hòa lên Khánh
Vĩnh xây dựng vùng kinh tế mới.
Huyện đã thực hiện chủ trương dãn dân.
Dân số cơ học vùng này tăng


11
Trong hôn nhân truyền thống của người Raglai, cha mẹ không
có vai trò quyết định như các dân tộc khác.
2.1.1.2. Tình hình hôn nhân
Qua bảng thống kê HNKTN Raglai ở huyện Khánh Vĩnh cho
thấy, từ năm 1998 đến năm 2010 có 221 cặp vợ chồng HNKTN

Raglai. Thời gian này số lượng HNKTN còn hạn chế do bất đồng
ngôn ngữ văn hóa và do quan niệm của người dân chưa cởi mở, vẫn
còn tư tưởng phân biệt, kỳ thị tộc người.
2.1.1.3. Xu hướng kết hôn giữa người Raglai với người dân tộc
nào là chiếm ưu thế?
Trong giai đoạn 1998 đến 2010, tại đây có 3 dân tộc kết hôn với
người Raglai nhiều nhất là với Kinh – 101 trường hợp, với người Cơ
ho (nhóm T’rin) – 56 trường hợp, với người Ê-đê – 26 trường hợp.
* Xu hướng kết hôn của nam nữ người Raglai với dân tộc
khác
Các cô gái người Raglai lấy chồng thuộc các dân tộc khác nhiều
hơn so với các chàng trai thuộc dân tộc này lấy vợ dân tộc khác,
trong đó chủ yếu thành hôn với các chàng trai người Kinh.
2.1.1.4. Hoàn cảnh quen nhau
Giai đoạn này các cặp vợ chồng đi đến hôn nhân chủ yếu là do đi
làm, đi chơi, gần nhà nhau hoặc biết nhau từ nhỏ. Đặc biệt không có
mai mối như các dân tộc ít người khác. Còn lại là lý do khác như đi
đám tang, đi lễ nhà thờ…,
2.1.1.5. Việc thực hiện chủ trương kế hoạch hóa gia đình
Do sức ỳ của truyền thống, các cặp vợ chồng người Raglai ở đây
nói chung và các cặp HNKTN giữa người dân tộc Raglai với các dân
tộc khác nói riêng, hầu như không quan tâm đến vấn đề sinh đẻ có kế


12
hoạch. Và hệ quả là số các gia đình có 3 con trở lên rất phổ biến,
thậm chí có gia đình có tới 10 đứa con.
2.1.1.6. Tình hình ly hôn ở các cặp hôn nhân khác tộc người
Số cặp vợ chồng là người Kinh với người Raglai chiếm gần ¾
tổng số vụ ly hôn. Nhìn chung độ tuổi ly hôn là từ 20 đến 30, tuy

nhiên cá biệt có một cặp vợ chồng chia tay nhau lúc 50 -> 60 tuổi. Tỷ
lệ ly hôn là 5,88%, một tỷ lệ chưa tới mức báo động.
2.1.2. Giai đoạn 2011 đến 2018
2.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn này, nhờ có những chương trình mục tiêu quốc
gia hỗ trợ để phát triển vùng đồng bào DTTS đã đem lại cho huyện
miền núi Khánh Vĩnh những chuyển biến đáng kể kinh tế, xã hội.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao, công tác khám chữa bệnh,
điều trị nội trú được quan tâm.
2.1.2.2. Tình hình về hôn nhân
Giai đoạn này số lượng HNKTN Raglai nhiều hơn so với năm
2010 trở về trước, xã Khánh Bình là nơi có số lượng người Raglai
kết hôn với người dân tộc khác nhiều nhất (63 cặp),
Ở xã Khánh Hiệp, người Raglai kết hôn với người Ê-đê là chủ
yếu. Sơn Thái hầu hết người Raglai lấy người Cơ ho (nhóm T’rin).
Đặc biệt, trong giai đoạn này xã Khánh Phú xuất hiện nhiều cặp
vợ chồng là dân tộc Raglai và Cơ ho (nhóm T’rin).
2.1.2.3. Xu hướng kết hôn giữa người Raglai với người dân tộc
nào là chiếm ưu thế?
Trong tổng số là 373 cặp HNKTN đã có tới 147 cặp vợ chồng là
người Raglai kết hôn với người Kinh. Chiếm số lượng thứ hai về lĩnh


13
vực này là người Cơ ho (nhóm T’rin), và ở vị trí thứ 3 thuộc về dân
tộc Ê-đê.
* Xu hướng lấy vợ hoặc chồng là người thuộc dân tộc khác
HNKTN của người Raglai diễn ra vẫn theo xu hướng các cô gái
Raglai lấy chồng là người dân tộc khác nhiều hơn so với nam thanh
niên của dân tộc này lấy vợ là người dân tộc khác, trong đó chủ yếu

lấy chồng là người Kinh.
2.1.2.4. Hoàn cảnh quen nhau
Số những người nhờ telephone “làm mai” lên tới 15 cặp, chiếm
tỷ lệ 7,4% trên tổng số các cặp HNKTN. Có 51 cặp vợ chồng đi làm
gặp nhau rồi nên duyên chồng vợ, chiếm 25,2%, đi chơi với nhau rồi
kết nghĩa phu thê chiếm 27,2%, đi học chung trường, chung lớp rồi
chung một mái nhà là 6,9%.
2.1.2.5. Vấn đề thực hiện chủ trương kế hoạch hóa gia đình
Mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm, nhưng chưa thật sự
vững chắc và đồng đều giữa các địa phương.
2.1.2.6. Tình hình ly hôn
Tỷ lệ ly hôn nhiều nhất vẫn là các chàng trai, cô gái người Kinh.
Thứ hai giữa người Raglai với người Cơ ho (nhóm T’rin) . Điều này
có thể giải thích, nhìn chung sự khác biệt giữa văn hóa Kinh với văn
hóa Raglai lớn hơn so với khoảng cách giữa các DTTS với nhau.
2.2. Những biến đổi về văn hóa trong các gia đình hôn nhân
khác tộc người
2.2.1. Những biến đổi trong lĩnh vực văn hóa vật chất
2.2.1.1. Sự biến đổi trong văn hóa ẩm thực
Canh bồi món ăn truyền thống vẫn được đồng bào các DTTS ở
đây duy trì cho đến tận hôm nay .


14
Ngày nay người Raglai đã chế biến món ăn theo kiểu giống
người Kinh nhưng không phải giống hoàn toàn mà trong bữa ăn có
món kèm theo như canh bồi, cà giã, canh rau rịa, lá đu đủ xào, luộc.
Đối với họ, “khoái khẩu” là tiêu chí số 1, chứ chưa quan tâm tới
chuyện bảo lưu truyền thống của dân tộc vợ hay chồng.
Khi chế biến các món ăn, các gia đình HNKTN đều phổ biến sử

dụng các loại gia vị như người Kinh.
Đối với các gia đình người Raglai kết hôn với các dân tộc khác,
100% dùng muỗng, đũa khi ăn.
Uống
Ngày nay việc làm rượu theo kiểu truyền thống vẫn còn diễn ra
nhưng không thường xuyên.
Phổ biến nhất trong những gia đình HNKTN Raglai ở Khánh
Vĩnh là dùng rượu đế, về uống hoặc làm lễ vật cúng. Một loại đồ
uống nữa mà họ hay dùng là bia (gia đình có kinh tế khá giả).
Hiện nay họ thường lựa chọn là mua nước đóng trong bình được
bán ở các cửa hàng tạp hóa về uống thay vì nấu.
Hút
Hiện nay người Raglai vẫn thường trồng vài cây thuốc quanh
nhà để lấy lá hút (đối với những người thuộc thế hệ trước). Đối với
những gia đình mà vợ chồng còn trẻ thường hút những loại thuốc lá
điếu như người Kinh được bày bán phổ biến ở nhiều nơi.
2.2.1.2. Sự biến đổi trong văn hóa cư trú
Thay bằng kiểu nhà sàn truyền thống, hiện nay ở vùng này phổ
biến nhất là 3 kiểu nhà : nhà “định canh – định cư”, nhà theo kiểu
người Kinh và nhà tạm. Ngoài ra còn một số rất ít ngôi nhà là nhà


15
sàn, nhưng chủ yếu là của người Ê-đê (bao gồm cả các trường hợp
vợ Ê-đê, chồng Raglai).
Nhà do Nhà nước cấp chiếm số nhiều hơn cả trong số các kiểu
nhà của những gia đình hỗn hợp người Raglai ở Khánh Vĩnh, nhà
theo kiểu của người Kinh cũng chiếm số đông.
Khi được hỏi vì sao lại chọn làm nhà như vậy, đa số đều trả lời là
vì nó phổ biến ở đây.

2.2.1.3. Sự biến đổi trong trang phục
Ngày nay ở huyện Khánh Vĩnh đồng bào tất cả các dân tộc đều
sử dụng trang phục theo kiểu người Kinh, thực chất là Âu phục. Họ
ra chợ hay vào các cửa hàng bán áo quần lựa chọn những bộ áo quần
như người Kinh, nhưng đa số phụ nữ thích màu sáng. Tỷ lệ mặc đồ
giống như người Kinh 91,9%.
Hai phương án ăn mặc theo dân tộc của chồng và vợ đều không
xuất hiện.Thi thoảng họ mặc theo kiểu truyền thống, còn lại mặc như
người Kinh có xuất hiện nhưng ít.
2.2.2. Những biến đổi trong lĩnh vực văn hóa tinh thần
2.2.2.1. Sự biến đổi trong lĩnh vực văn hóa dân gian
Trường hợp không thuộc các bài dân ca của dân tộc mình, chiếm
tuyệt đại đa số (94,4%), hoặc nếu có thuộc thì cũng một đoạn trong
bài. Việc biết đến chuyện cổ tích của cha ông có tới 310 người được
phỏng vấn không biết (96,3%), số người biết từ 2 đến 3 chuyện là
3,1%. Còn số người biết biết nhiều chuyện cả bên chồng và bên vợ
0,6%, hầu hết là những cặp vợ chồng lớn tuổi.
2.2.2.2. Sự biến đổi tôn giáo
Hiện nay ở Khánh Vĩnh, ngoài các đạo Tin lành và Công giáo
còn có Phật giáo.


16
Trong các gia đình HNKTN Raglai trước khi cưới đa số không
theo đạo, nhưng cũng có trường hợp hai vợ chồng khác tôn giáo hoặc
hai vợ chồng cùng một tôn giáo là.
Nhưng sau khi cưới trong những gia đình loại này có những thay
đổi về tôn giáo – những thay đổi đó nằm trong số lượng gia đình
khác tôn giáo.
Đa số trường hợp sau khi cưới hai vợ chồng cùng theo một tôn

giáo. Con trong gia đình thì tùy từng trường hợp cụ thể, có gia đình
con theo đạo, nhưng cũng có gia đình con không theo.
2.2.2.3. Sự biến đổi về quyền chủ động trong hôn nhân
Là dân tộc theo chế độ mẫu hệ nhưng nam thanh niên Raglai
thường chủ động trong việc tìm bạn đời.
Hiện nay, trai gái tự do yêu đương, nhưng ngày nay các cô gái có
phần dễ dãi, vì vậy có nhiều cô gái mang bầu trước khi cưới. Tuy
nhiên đó chỉ là thiểu số, còn đa số là đều tìm hiểu nhau trước khi kết
hôn, thậm chí có nhiều cặp vợ chồng yêu nhau mấy năm mới cưới.
Trường hợp hôn nhân giữa người Raglai với các dân tộc khác
chủ yếu xuất phát từ tình yêu đôi lứa, tự do yêu đương, tìm hiểu nhau
trước khi tổ chức hôn lễ. Vì số hộ nghèo ở đây rất lớn, sau khi cưới
nhiều cặp vợ chồng vẫn còn vất vả mưu sinh.
2.2.2.4. Sự biến đổi trong việc cưới xin
Đối với người Raglai, trong hôn lễ truyền thống vai trò, trách
nhiệm của ông mối rất quan trọng, hiện nay vẫn vậy.
Ngày nay các cặp vợ chồng trong gia đình HNKTN có nhiều
cách tổ chức cưới.
Nếu nhà trai và gái đều nghèo thì chi phí tổ chức lễ cưới của hai
vợ chồng góp chung, trường hợp nhà gái có đủ điều kiện kinh tế họ


17
tổ chức lễ cưới và bắt rể luôn. Nếu gia đình nào có điều kiện kinh tế
khá giả, họ sẽ tổ chức đám cưới giống như người Kinh. Hình thức
cưới phạt vẫn còn tồn tại, nhưng không đậm nét.
2.2.2.5. Sự biến đổi trong việc ly hôn
Việc ly hôn theo phong tục truyền thống có biến đổi, nhưng cũng
phù hợp và tuân theo luật tục người Raglai. Đó là đối với những
người lớn tuổi thuộc thế hệ trước, còn ngày nay thế hệ 8x, 9x nếu

phải ly hôn họ đem đơn nộp tòa án và việc xét xử sẽ theo Luật hôn
nhân và gia đình.
2.2.3. Những biến đổi về các vấn đề kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Sự biến đổi về kinh tế
Những người vợ hay chồng trong gia đình HNKTN Raglai được
thừa hưởng rẫy từ cha mẹ, nên số lượng gia đình loại này có rẫy do
ông bà để lại chiếm 74,2%, số gia đình tự mua lại là 1,9%, và số tự
khai phá là rất ít (1,9%). Số gia đình được Nhà nước cấp rẫy là rất ít
Hiện nay trên rẫy họ đã chuyển đổi sang chuyên canh một loại
cây, cho giá trị kinh tế cao hơn trước, thu nhập ổn định hơn. Không
có thu hoạch từ rẫy nên họ phải làm nhiều việc khác nhau để sống.
2.2.3.2. Sự biến đổi về ngôn ngữ
Tiếng Kinh được sử dụng nhiều nhất. Sau tiếng Kinh là tiếng
bên vợ cũng được sử dụng nhiều.
Trường hợp tương đối khá phổ biến là lúc sử dụng tiếng Kinh,
lúc sử dụng tiếng bên chồng, lúc sử dụng tiếng bên vợ vì nhiều khi
trong nhà vợ chồng không biết tiếng nhau, nên sử dụng tiếng Kinh
giao tiếp, 2 thứ tiếng còn lại để nói với con.


18
Có một số gia đình vợ chồng đều biết tiếng của nhau, con biết cả
tiếng của dân tộc cha lẫn của dân tộc mẹ, nhưng họ vẫn nói tiếng
Kinh là để con cái tiếp thu bài giảng ở lớp thuận lợi hơn.
Có một thực tế phải ghi nhận là lớp trẻ người Raglai, trong đó có
con em các gia đình HNKTN, nói và viết tiếng Kinh lưu loát hơn so
với thế hệ ông bà và cha mẹ họ.
2.2.3.3. Họ, tên và thành phần dân tộc của con cái các gia đình
HNKTN Raglai với các dân tộc khác
Hiện nay cách đặt họ và khai thành phần dân tộc cho con đối với

gia đình kiểu này rất đa dạng,
việc khai họ và thành phần dân tộc theo cha được lựa chọn nhiều
nhất
thường gặp hơn cả là trường hợp bố/mẹ người Kinh kết hôn với
người DTTS, thành phần dân tộc của con đều khai là DTTS. Một số
ít lấy họ Kinh, dân tộc Kinh,
Ngày nay đối với gia đình người Raglai hay gia đình HNKTN
“tên của người Raglai đa số đã bị Việt hóa…. Một số họ của người
Raglai cũng được dịch ra tiếng Việt và đọc như họ người Việt: Pi
Năng – Cau -> Cao; Chamaleq – Dây máu -> Mấu.
2.2.3.4. Chữ viết
Chữ viết người Raglai theo xu hướng chung là Latinh hóa tiếng
nói. Hiện nay chữ viết Raglai được sử dụng để dạy cho các cán bộ,
chiến sĩ lực lượng vũ trang công tác tại vùng có người Raglai sinh
sống, nhưng có một thực tế đáng buồn là rất ít gia đình HNKTN
Raglai hay người Raglai biết đến loại chữ viết của dân tộc mình.


19
2.2.3.5. Ai là chủ trong gia đình
Trong truyền thống dân tộc Raglai, người vợ là chủ gia đình,
Hiện nay những chuyện quan trọng trong gia đình đều do cả hai vợ
chồng cùng nhau bàn bạc rồi đưa ra quyết định (91,1%). Tỷ lệ chọn
phương án do vợ hoặc chồng một mình quyết định là rất ít.
Chương 3: TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TRONG HÔN NHÂN
KHÁC TỘC CỦA NGƯỜI RAGLAI
Theo chúng tôi có 2 nguyên nhân dẫn đến biến đổi văn hóa: Do
ảnh hưởng của xã hội hiện đại ngày nay và do HNKTN.
3.1. Những mặt tích cực
Xu hướng giao lưu, hội nhập và tiếp biến văn hóa nên họ đã tiếp

thu nhiều yếu tố hiện đại. Đã xuất hiện ngày càng nhiều những hộ gia
đình HNKTN chuyên canh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có
giá trị kinh tế cao.
Các gia đình HNKTN là những gia đình đa văn hóa, các thành
viên trong gia đình có điều kiện để lựa chọn các yếu tố văn hóa theo
phương án tối ưu, phù hợp nhất với hoàn cảnh, nhất là khả năng kinh
tế của gia đình.
Các gia đình HNKTN thường cũng là những gia đình “đa ngôn
ngữ, con của họ thường sử dụng thành thạo cả 3 thứ tiếng đã góp
phần không nhỏ trong việc làm cầu nối giữa các nền văn hóa với
nhau, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
HNKTN đang đem lại cho chúng ta hy vọng về một thế hệ mới
có những tố chất thể thất khỏe mạnh hơn, cường tráng hơn.
HNKTN có thể xem như một mô hình cho việc hòa đồng giữa
các dân tộc, góp phần tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
và sự đồng thuận xã hội,


20
3.2. Những hạn chế của hôn nhân khác tộc
Sự mai một, của các yếu tố văn hóa truyền thống ở các gia đình
HNKTN. Vì nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc Raglai
không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại; trong khi chính
quyền các cấp và ngay cả các nhà nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được
phải bảo tồn cái gì, bảo tồn như thế nào, phát huy cái gì, cách tân, cải
biến ra sao cho vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, vừa
đậm đà sắc thái truyền thống.
3.3. Giải pháp và khuyến nghị
Nên đưa văn hóa truyền thống người Raglai vào một không gian
riêng để tái hiện, bảo tồn. Và hình thức lập ngôi làng, tạm gọi là

“làng văn hóa truyền thống Raglai”, trong không gian đó tái hiện lại
nét truyền thống Raglai thông qua hình thức “người thật, việc thật”
đồng thời kết hợp với du lịch.
Tận dụng các tiết lịch sử địa phương, địa lý địa phương để tuyên
truyền nhằm nâng cao ý thức giữ gìn tinh hoa văn hóa truyền thống
của dân tộc Raglai.
Nên dạy chữ viết cho người Raglai.
Địa phương nên tổ chức cuộc thi mang tính chất văn hóa truyền
thống Raglai thường niên dưới nhiều hình thức
Nên vận dụng luật tục vào xây dựng thôn, gia đình văn hóa.
Trong công tác tuyên truyền cần nhấn mạnh việc thực hiện nếp
sống mới nhưng phải đi kèm bảo lưu nét văn hóa truyền thống vốn
quý của dân tộc.
Cần phải tăng cường phổ biến pháp luật để đồng bào mạnh dạn
liên hệ với cơ quan tư pháp nhờ tư vấn.


21
Cần thiết kế và thử nghiệm những mô hình nhà ở cho đồng bào
các DTTS vừa đáp ứng nhu cầu hiện đại, vừa mang sắc thái truyền
thống.
KẾT LUẬN
1. Qua khảo sát về tình hình HNKTN giữa người Raglai với các
dân tộc khác ở Khánh Vĩnh từ 1998 - 2018 có thể thấy xu hướng của
loại hình hôn nhân này đang có xu hướng gia tăng từ gần 8% giai
đoạn 1998 - 2010 lên 14,6% giai đoạn 2011 - 2018. Điều đó cũng
phù hợp với mức độ gia tăng dân số cơ học của huyện do các luồng
di dân từ ngoại huyện, ngoại tỉnh tới huyện nhà và mức độ giao lưu hội nhập văn hóa giữa các tộc người cùng cộng cư với nhau trên một
vùng lãnh thổ.
Quá trình đó là một dịp để các nền văn hóa thuộc các dân tộc

khác nhau giao thoa “cọ xát”, để các thành viên trong các gia đình
HNKTN - hay nói như người Hàn Quốc là “gia đình đa văn hóa” lựa
chọn, sàng lọc, tái cấu trúc lại các yếu tố văn hóa cho phù hợp với
nhu cầu của cuộc sống gia đình, xu thế của thời đại và điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của họ. Hệ quả tất yếu của quá trình đó là
những gì không còn phù hợp sẽ bị đào thải, giải thể, mai một, băng
hoại (phương thức canh tác lạc hậu, tục ăn bốc, việc chữa bệnh bằng
bùa ngải, cầu cúng thần linh,…); những yếu tố văn hóa tuy xưa cũ
nhưng vẫn còn đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện tại vẫn được duy trì
(như món canh bồi, cà giã, sử dụng bông, lá cây đu đủ làm nước
uống hay các giàn mã la,…) hoặc được cải biến cách tân cho phù hợp
với nhu cầu của xã hội hiện đại (các bộ “trang phục truyền thống”
trong các dịp lễ hội của người Raglai hôm nay ‘thử nghiệm” về
những ngôi nhà mới xây,…). Đương nhiên, các gia đình HNKTN


22
(hay gia đình “đa văn hóa”) cũng không ngần ngại tiếp thu những
yếu tố văn hóa mới đem lại sự tiên nghi cho cuộc sống của mình,….
Nói tóm lại hiện tượng HNKTN là một xu thế tất yếu trong xã hội
hiện đại, nó góp phần làm đa dạng văn hóa, góp phần tăng cường
hiểu biết lẫn nhau và sự đoàn kết, gắn bó đồng thuận giữa các dân
tộc anh em dưới mái nhà chung của Đại gia đình các dân tộc Việt
Nam thống nhất trong đa dạng.
2. Đương nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó, bên cạnh mặt
tích cực HNKTN cũng đem lại những quan ngại về sự tan rã, giải thể
quá nhanh chóng của nhiều yếu tố văn hóa truyền thống, nhưng rõ
ràng đó cũng là xu thế chung của các nền văn hóa thuộc các dân tộc
có trình độ phát triển KT-XH còn thấp trong thời đại toàn cầu hóa,
giao lưu - và hội nhập trên bình diện quốc tế. Vấn đề là phải có các

giải pháp để cải biến cách tân những yếu tố truyền thống cho phù
hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại. Không nên chỉ hô hào
phải bảo tồn, phải gìn giữ, phải phát huy… nhưng vấn đề là bảo tồn
cái gì, gìn giữ như thế nào?... Chẳng lẽ hô hào bà con DTTS khu vực
này hãy “đóng khố cởi trần” như trong quá khứ. Ngay cả việc làm
nhà truyền thống cũng phải cân nhắc với việc bảo tồn tài nguyên
rừng,… Chúng tôi mạnh dạn đề xuất phương án xây dựng một làng
văn hóa dân gian Raglai như là “bảo tàng sống” về lưu giữ những gì
thuộc về truyền thống, vừa làm điểm tham quan - du lịch, vừa là
“phim trường” cho các bộ phận liên quan đến văn hóa truyền thống
dân tộc Raglai. Ngoài ra, phải vận hành theo định hướng của nghị
quyết TW 5 (Khóa VIII) về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính các gia đình “đa văn hóa” là nơi
có thể thử nghiệm những nhân tố mới theo định hướng này. Hãy tạo


23
điều kiện cho họ “tái hiện” những ngôi nhà sàn theo kiểu truyền
thống bằng những nguyên - vật liệu mới. Hãy giúp họ thiết kế những
bộ trang phục vừa hiện đại, vừa “thấp thoáng” những yếu tố truyền
thống. Hãy sử dụng những chất liệu dân ca Raglai để sáng tác những
ca khúc mới vừa mang màu sắc hiện đại, vừa đậm chất
Raglai,…Đương nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”, lúc đầu chắc khó
lòng tránh khỏi sự bất cập, chưa hoàn thiện, đồng bộ. Kiên trì định
hướng đó chúng ta sẽ từng bước khắc phục khiếm khuyết, hoàn thiện
và đi tới kết quả kỳ vọng.
3. Nhìn rộng ra, HNKTN không chỉ dừng lại trong khuôn khổ
huyện Khánh Vĩnh mà trên phạm vi cả nước, thậm chí trên bình diện
quốc tế. Trong mấy thập niên trở lại đây đã có hàng chục vạn cô dâu
người Việt sánh duyên với các chú rể là người Đài Loan, Hàn Quốc

và nhiều quốc gia khác. Đã có những xung đột, ly hôn, đỗ vỡ, bất
hạnh từ các cuộc hôn nhân như vậy ở xứ người. Tuy nhiên, phải nhìn
nhận nếu xét trên bình diện tổng thể, chủ yếu vẫn là những cặp uyên
ương hạnh phúc, số trường hợp bất hạnh chỉ dừng lại ở một số vụ
việc, tuy nhiên như vẫn thường thấy - dư luận thường vẫn nhạy cảm
hơn với những trường hợp này, dễ nổi đình, nổi đám,…
So với HNKTN với chú rể là người ngoại quốc, HNKTN với cô
dâu - chú rể là người cùng một nước rõ ràng vẫn có nhiều sự đồng
cảm, gần gũi, thân thiết hơn. Nếu trong trường hợp “lấy chồng
ngoại” của nhiều cô dâu Việt trong thời gian qua chủ yếu thực hiện
thông qua các công ty môi giới hôn nhân và động cơ của phần đông
các cô dâu Việt là muốn tìm sự đổi đời ở “miền đất hứa”, nên họ bất
chấp cả sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và tuổi tác, “nhắm mắt”
bước vào làm vợ của những người mà họ hầu như không hề hiểu biết


24
về tâm tư, tình cảm, sở thích… của đấng lang quân. Nói một cách
khác, phần đa là không dựa trên cơ sở tình yêu đôi lứa, nên việc sau
này không hòa hợp, đổ vỡ gần như là điều đã được báo trước. Trái
lại, với khảo sát của chúng tôi, tuyệt đại đa số các trường hợp
HNKTN ở Khánh Vĩnh đều dựa trên cơ sở tự do luyến ái giữa các
chàng trai và các cô gái. Họ đến với nhau “theo tiếng gọi của trái
tim” và thường trải qua trên dưới một năm thử thách, nên rõ ràng đó
là cơ sở ban đầu cho hạnh phúc bền lâu của các cặp uyên ương. Hạnh
phúc của họ cũng được nối dài khi tình yêu của họ đơm hoa, kết trái
thành những “cô công chúa”, những “chàng hoàng tử” nhỏ nhắn, dễ
thương trong tổ ấm gia đình của họ. Niềm vui càng lớn lao hơn khi
các con của họ ngày một khôn lớn, trưởng thành, sử dụng thành thạo
cả “mấy thứ tiếng”, am tường cả “mấy nền văn hóa” và có thể thấy

“thấp thoáng” dáng dấp của một công dân đa văn hóa trong một
tương lai không xa. Chúng ta hoàn toàn hy vọng kết quả của các
cuộc “lai xa” sẽ hứa hẹn về những thế hệ mới vừa có thể chất cường
tráng, vừa có trí tuệ quảng bác và họ sẽ có nhiều đóng góp cho quê
hương, đất nước và nhân loại.



×