Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGHE NÓI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.26 KB, 3 trang )

MỞ ĐẦU

Người có khó khăn nghe và nói là người bệnh có thể gặp ở trẻ em, trẻ lớn và
người lớn. Bệnh cần được phát hiện sớm và được tập PHCN ở những trung tâm
chuyên biệt để BN sớm có cơ hội hoà nhập với cộng đồng.
1. Đại cương :
1.1. Định nghĩa : người có khó khăn về nghe – nói là người không thể nghe,
không thể nói hoặc nghe – nói giảm khi cách xa 3 mét.
1.2. Nguyên nhân :
1.2.1. Trước sinh :dị dạng tai, miệng, mẹ mắc bệnh trong thời kì mang thai,
bướu cổ do thiếu Iod.
1.2.2. Trong khi sinh : đẻ non, tổn thương não.
1.2.3. Sau sinh :
- Bệnh nhiễm trùng : viêm màng não mủ, sởi, viêm não.
- Tiêm Streptomycine cho trtẻ dưới 5 tuổi.
- Tuổi già, tiếp xúc nhiều với tiếng động.
2. Phát hiện người có khó khăn về nghe – nói
- Trẻ dưới 6 tháng : Đặt trẻ nằm ngữa, bạn ngồi phía trên không cho trẻ thấy
tạo tiếng động(vỗ tay mạnh) xem phản ứng của trẻ.
- Trẻ dưới 36 tháng : cho trẻ ngồi đối diện với mẹ, KTV dùng 1 vật phát ra
tiếng động sau lưng trẻ 2 bước xem trẻ có quay đầu lại không ? (3 lần).
- Trẻ trên 36 tháng tuổi và người lớn : cho BN ngồi cách 3 mét đối diện với
KTV. KTV nói vài từ, yêu cầu BN nhắc lại hoặc giơ tay làm hiệu lặp lại 3 lần
Nếu trẻ không đáp ứng(nháy mắt, ưỡn người, co tay chân lại...). Là trẻ có
khó khăn về nghe.
3. Cấu trúc và chức năng của nói và giao tiếp
3.1 Nói
Là sự phát ra thành lời mà người khác nghe được.
Cấu trúc cơ quan phát âm bao gồm: môi, cằm, lưỡi, họng, răng, mũi, dây
thanh âm, cơ hô hấp.
3.2 Sự giao tiếp.


Là sự trao đổi thông tin giữa 2 người với nhau.
3.2.1 Cách giao tiếp.
Là cách chúng ta hiểu vấn đề mà người khác nói.
Là cách chúng ta bài tỏ những suy nghĩ, nhu cầu, tình cảm.
Thông qua ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, tình
cảm của nhau. Có thể dùng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ để giao tiếp.
Như vậy, chúng ta có thể nghe và nhìn thấy sự biểu hiện của ngôn ngữ.
3.2.2 Những vấn đề khó khăn về giao tiếp có thể có.


- Trẻ mới sinh không nghe được sẽ không phát triển ngôn ngữ. Như thế trẻ
không thể giao tiếp được.
- Trẻ không biết nói sẽ phát triển chậm.
- Người có thể nghe, nhưng không nói được.
- Người có thể nghe, nhưng không hiểu được.
- Người có thể nghe, có thể hiểu được, nhưng khó khăn trong diễn đạt.
- Họ cảm thấy đơn độc khi không có khả năng giao tiếp và bị tách khỏi gia
đình và bạn bè.
3.2.3 Cách giao tiếp với người tàn tật.
- Gọi tên, đặt tay lên vai họ
- Khi nói kết hợp với động tác diễn tả, biểu cảm nét mặt.
- phải chắc chắn họ nghe và nhìn bạn nói.
- Đôi khi người tàn tật nghe rõ điều bạn nói.
4. PHCN cho người có khó khăn về nghe – nói :
3.1. Những khó khăn về giao tiếp:
- Không thể nghe, không thể nói nhưng có thể hiểu.
- Có thể nghe, có thể hiểu, nhưng không nói được.
- Nghe được 1 phần hoặc 1 âm nào đó.
3.2. Huấn luyện cho người giảm khả năng nghe – nói :
- Muốn phát triển tiếng nói phải để trẻ nghe và nhìn ngay những tuần đầu

sau sinh.
- Kết hợp từ ngữ và động tác để trẻ nghe và nhìn chúng ta giao tiếp bất kể trẻ
có đáp ứng hay không.
- Bắt chước : luyện cho trẻ bắt chước lại khi bạn nói.
- Nhận biết từ : lúc đầu từ dễ, sau đó các từ khó, chỉ vào vật và viết từ đó.
- Đối thoại : có thể giao tiếp với trẻ bằng cách tự hỏi, tự trả lời, dạy cho trẻ
đếm, các từ về đồ vật xung quanh.
3.4. Các PP dạy người có khó khăn về nói :
- Đọc môi.
- Ngôn ngữ ra hiệu.
- Vẽ, viết, đọc.
- Ngôn ngữ hình ảnh để chỉ 1 việc làm.
* Những điều cần lưu ý :
- Nói rõ, chậm, chuẩn.
- Không ép họ nói, đặc biệt trước đám đông.
- Nói tự nhiên vui vẻ.
- Khuyến khích họ giao tiếp với những người bình thường khác càng nhiều
càng tốt.
- Đây là 1 công việc khó khăn cần phải kiên trì mới thành công được.


KẾT LUẬN

PHCN cho người có khó khăn nghe và nói là một nhu cầu của xã hội, đặc
biệt là trẻ em, việc phục hồi cần kiên nhẫn, tỷ mỷ giữa gia đình và thầy thuốc thì
mới đạt hiệu quả cao.




×