Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÀN TẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.7 KB, 4 trang )

MỞ BÀI

Sức khỏe là vốn quý của loài người, tàn tật là một bất hạnh. Hiểu rõ quá
trình tàn tật và phòng ngừa tàn tật là nhiệm vụ quan trọng của cộng đồng. Cần làm
cho cộng đồng, xã hội và bản thân người tàn tật ý thức được nhiệm vụ của mình
1. Vấn đề về sức khoẻ
1.1.Người khoẻ mạnh:
Là người không ốm đau, bệnh tật, thoải mái về thể chất , vui vẻ về tinh thần,
hoà nhập với xã hội, lớn lên phát triển,được vui chơi, học hành, được đào tạo, lao
động sản xuất, cống hiến, vui hưởng tuổi già.
Sức khỏe là của riêng của mỗi cá thể, nhưng cũng là tài sản quý giá của cộng
đồng và xã hội.
1.2.Các yếu tố trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
- Bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mọi người
- Phòng ngừa bệnh tật và tai nạn
- Điều trị sớm, đúng bệnh.
- PHCN cho người tàn tật
1.3.Các điều kiện để bảo đảm sức khỏe
- Bảo đảm dinh dưỡng, đặc biệt cho bà mẹ và trẻ em.
- Cung cấp đủ nước sạch
- Môi trường sống tự nhiên tốt, xã hội an toàn, tình thuơng, nhân hậu.
- Phương tiện sống và lao động đươc bảo đảm, cải thiện.
- Chăm sóc y tế toàn diện( giáo dục sức khỏe phòng bệnh, chữa bệnh và
phục hồi chức năng.
2. Bệnh lý và quá trình tàn tật.
2.1.Bệnh:
Khi các yếu tố Vật lý, hoá học, sinh học, di truyền… làm thay đổi sinh lý,
sinh hoá của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý. quá trình bệnh lý thường diễn tiến trở
thành bệnh.
2.2.Khiếm khuyết:
Là sự mất, thiếu hụt hay bất thường cấu trúc, chức năng giải phẫu, sinh lý


thường do bệnh, tai nạn gây nên.
VD: Cụt chi do vết thương chiến tranh, hoặc tai nạn lao động.
Trẻ kém phát triển trí tuệ do mẹ có thai thiếu dinh dưỡng, thiếu Iôt
Từ người khỏe để không ốm đau, tai nạn và khiếm khuyết gọi là phòng
ngừa tàn tật bước I ( tiêm chủng, phát hiện sớm, đào tạo CBYT, đảm bảo DD,
giáo dục SK, bảo vệ BMTE-KHHGĐ, cung cấp nước sạch, Môi trường sống, xã
hội tốt, phát triển ngành PHCN)


2.3.Giảm chức năng:
Là mất hoặc giảm một phần hay nhiều chức năng nào đó của cơ thể do
khiếm khuyết tạo nên.
VD: Do mất chi, đi lại, hoạt động trở ngại.
Do chậm phát triển tâm thần trẻ khó khăn về học tập
Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết dẫn đến giảm chức năng
gọi là phòng ngừa tàn tật bước II( Điều trị tốt bệnh và PHCN tốt, dạy nghề, tạo
công ăn việc làm cho người tàn tật, cho trẻ khiếm khuyết được học hành và phát
triển ngành PHCN)
2.4. Tàn tật:
Là người đó do khiếm khuyết cản trở họ thực hiện vai trò của mình, để tồn
tại trong cộng đồng mà phải phụ thuộc vào người khác một phần hay hoàn toàn để
tồn tại.
Để phòng ngừa giảm chức năng khỏi trở thành tàn tật gọi là phòng ngừ tàn
tật bước III( bước I, bước II).
2 Tình hình tàn tật.
3.1. Phân loại
3.1.1 Tàn tật do Rối Loạn TâmThần, kể cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ
3.1.2 Tàn tật thể chất:
- Vận động: liệt cứng do tổn thương não, rối loạn về cơ, bệnh về khớp
xương,

- Bại liệt do tổn thương tủy sống...
- Cảm giác: tổn thương về nghe, nói do bệnh phong... mất cảm giác ngoại
vi..
- Tổn thương do cơ quan nội tạng: bệnh do tim mạch, sinh dục, tiết niệu, nội
tiết...
3.1.2 Đa tàn tật: từ 2 tàn tật trở lên.
- Người có khó khăn về vận động, học hành, nhìn, nghe nói, động kinh,
hành vi xa lạ..
3.1.Nguyên nhân tàn tật
- Do bệnh, tuổi cao, tai nạn, tật bẩm sinh.
- Bản thân tàn tật tạo ra tàn tật.
- Thái độ sai lầm của xã hội thiếu quan tâm, thiếu công bằng đối với người
tàn tật làm cho tàn tật trầm trọng hơn
- Y học phát triển chậm, chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa tốt. BN Mang
nhiều di chứng bệnh thứ cấp do diều trị không đầu đủ, kip thời.
- Ngành PHCN phát triển yếu kém, đặc biệt là ở địa phương.


3.2.Hậu quả tàn tật:
3.3.1 Với xã hội :
- Người tàn tật không tham gia sản xuất.
- Xã hội phải đầu tư giúp đở cho họ.
- Gia đình, người khỏe mạnh phải dành nhiều thời gian chăm sóc cho họ.
3.3.1 Với gia đình
- Người tàn tật không tham gia các hoạt động trong gia đình.
- Gia đình phải giúp đở đầu tư cho họ.
- Bị xã hội dèm pha.
3.3.2 Với người tàn tật
- 90% trẻ em tàn tật chết trước 2 tuổi.
- Tỉ lệ mắc bệnh cao.

- Ít được vui chơi, học hành, đào tạo
- Thất nghiệp cao, thu nhập thấp, khó có cơ hội lập gia đình.
- Thực tế người khuyết tật vẫn có khả năng, nhu cầu, nguyện vọng như
những thành viên khác trong cộng đồng.
3 .Phòng ngừa tàn tật
4.1. Phòng ngừa khiếm khuyết:
Dùng các biện pháp phòng ngừa để người bị ốm đau tai nạn không trở thành
khuyếm khuyết gọi là phòng ngừa bước I.
Bao gồm :
- Tiêm chủng.
- Phát hiệm sớm điều trị kịp thời.
- Đào tạo cán bộ y tế cơ sở phù hợp với y tế cộng đồng .
- Đảm bảo dinh dưỡng đặc biệt cho bà mẹ trẻ em.
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho toàn dân.
- Cung cấp đủ nước và nước sạch.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội trong sạch.
- Phát triển mạng lưới phục hồi chức năng (PHCN), đặc biệt phục hồi chức
năng dựa vào y tế cộng đồng. (PHCNDCĐ).
4.2. Phòng ngừa giảm chức năng:

Dùng các biện pháp để ngăn chặn tình trạng khuyếm khuyết không dẫn đến
giảm chức năng, gọi là phòng ngừa bước II. Bao gồm :
- Điều trị tốt bệnh và PHCN sớm các trường hợp khuyếm khuyết.
- Dạy nghề, tìm công ăn việc làm.
- Tạo điều kiện cho người tàn tật học hành, phát triển giáo dục đặc biệt.


- Phát triển ngành PHCN.
4.3.


Phòng ngừa tàn tật :
Dùng các biện pháp đề phòng giảm chức năng trở thành tàn tật, gọi là phòng
ngừa bước III. Bao gồm các biện pháp phòng ngừa bước I, II
* Tóm tắt quà trình từ bệnh đến tàn tật.
Sơ đồ tóm tắt quá trình từ bệnh đến tật như sau:
Bệnh
Phòngngừa bước I
Khiếm khuyết
Phòng ngừa bước II
Giảm chức năng
Phòng ngừa bước III
Tàn tật
Hậu quả của tàn tật

đối với xã hội
đối với gia đình
đối với bản thân người tàn tật

KẾT LUẬN
Phòng ngừa tàn tật là nhiệm vụ hàng đầu, là đường lối chiến lược của ngành
PHCN.



×