Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “các thuật toán sắp xếp và tìm kiếm” tin học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.74 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THU TRANG

LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC: LÝ THUYẾT
VÀ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“CÁC THUẬT TOÁN SẮP XẾPVÀ TÌM KIẾM”
TIN HỌC 10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sư phạm Tin học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THU TRANG

LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC: LÝ THUYẾT
VÀ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“CÁC THUẬT TOÁN SẮP XẾPVÀ TÌM KIẾM”
TIN HỌC 10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sư phạm Tin học

Người hướng dẫn khoa học:


T.S Nguyễn Ngọc Tú

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Ngọc Tú - người đã
định hướng chọn đề tài và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả thầy, cô giáo trong tổ Phương pháp và
Công nghệ, Viện Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã cố gắng hết sức, dành thời
gian và công sức để hoàn thành thật tốt khóa luận của mình nhưng không thể
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và toàn thể bạn đọc để khóa luận của
em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu độc lập của
riêng tôi, được hoàn thành bằng sự nỗ lực và cố gắng của bản thân với sự giúp
đỡ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Tú. Các định nghĩa, trích dẫn đã có nguồn gốc
rõ ràng, được công bố đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận
tốt nghiệp do tôi tự tìm hiểu một cách trung thực, khách quan. Nếu có tranh

chấp, trùng lặp gì, tôi xin được chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Trang


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mô hình dạy học kết hợp

16

Hình 1.2 Quy trình chung của lớp học đảo ngược

19

Hình 2.1 Tiến trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

24

Hình 2.2 Giao diện đăng câu hỏi tự luận sử dụng Assignment

26

Hình 2.3 Một nội dung dạy học dưới dạng video trên Edmodo

27

Hình 2.4 Giao diện đăng câu hỏi sử dụng Quiz


27


DANH MỤC VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNTT

Công nghệ thông tin

DH

Dạy học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HTTCDH

Hình thức tổ chức dạy học

KT – KN

Kiến thức – Kĩ năng


PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

TT

Truyền thông

THPT

Trung học phổ thông

B-Learning

BlendedLearning – Dạy học kết hợp

Tiếng Anh

E-Learning
F2F
FL

LMS

ElectronicLearning – Dạy học trực
tuyến

Face to face – Mặt giáp mặt
Flipped Classroom – Lớp học đảo
ngược
Learning Management System – Hệ
thống quản lý học tập


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
5. Nội dung chính của đề tài, các vấn đề cần giải quyết .......................................3
Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................4
1.1. Dạy học trực tuyến (E-Learning) ...................................................................4
1.1.1. Khái niệm và phân loại ..........................................................................4
1.1.2. Các chuẩn của E-Learning .....................................................................6
1.1.3. Đặc điểm của E-Learning ......................................................................8
1.1.4. Các nguyên tắc khi thiết kế bài giảng E-Learning.................................9
1.1.5. Khó khăn và thách thức khi sử dụng E-Learning ................................12
1.2. Dạy học kết hợp (B-Learning) .....................................................................13
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................13
1.2.2. Tiêu chuẩn khi thiết kế B-Learning .....................................................14
1.2.3. Nguyên tắc thiết kế B-Learning ...........................................................14
1.2.4. Các mô hình học tập B-Learning .........................................................15
1.3. Mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom – FL) .........................16
1.3.1. Khái niệm .............................................................................................16
1.3.2. Cách tổ chức mô hình lớp học đảo ngược ...........................................17

1.3.3. Khó khăn và thách thức khi sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” đối
với giáo viên...................................................................................................19
1.3.4. Các bước tạo bài giảng bằng mô hình lớp học đảo ngược ..................20
1.3.5. Một số lưu ý về mô hình lớp học đảo ngược .......................................21
Chương 2:ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY
HỌC CHỦ ĐỀ “CÁC THUẬT TOÁN SẮP XẾP VÀ TÌM KIẾM”………….23
2.1. Cấu trúc và nội dung ....................................................................................23


2.2. Mục tiêu .......................................................................................................23
2.2.1. Kiến thức ..............................................................................................23
2.2.2. Kỹ năng ................................................................................................23
2.2.3. Thái độ .................................................................................................23
2.3. Dạy học chủ đề “Các thuật toán sắp xếp và tìm kiếm” ...............................24
2.3.1. Đề xuất kế hoạch..................................................................................24
2.3.2. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh .................................................25
2.3.3. Kế hoạch dạy học chi tiết.....................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................42
PHỤ LỤC ..........................................................................................................45


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương
pháp dạy học có ý nghĩa quyết định cần được triển khai ở các môn học và cấp
học. Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là
áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đã được các nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới áp dụng vào thực tiễn dạy học các môn học hiệu quả. Các
phương pháp dạy học hiện đại đều có mục tiêu trung tâm là người học, phát
huy năng lực nhận thức, năng lực độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết

vấn đề của người học. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped
Classroom) là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng
được những yêu cầu nêu trên. Thay vì giảng bài như thường lệ, giáo viên lại
là một người hướng dẫn, ngược lại người học thay vì tiếp thu kiến thức một
cách thụ động từ giáo viên, các emsẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình
trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học. [2]
Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là một
trong những phương pháp hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học. Đây là một mô hình dạy học được nhiều giảng viên tại
các trường học ở Mỹ, Autralia và nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp
dụng rất hiệu quả, từ đó đề xuất vận dụng mô hình tại các cơ sở giáo dục đại
học và sau đại học ở Việt Nam.
Tổ chức dạy học “Các thuật toán sắp xếp và tìm kiếm” Tin học 10 theo
mô hình lớp học đảo ngược nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực tư
duy của học sinh.
Tôi chọn đề tài này để hiểu và áp dụng mô hình vào các nội dung dạy
học ở trường THPT để có những tiết học hiệu quả và hứng thú hơn, đề tài: Áp
dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Các thuật toán sắp
xếp và tìm kiếm” Tin học 10.

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về dạy học trực tuyến (E-Learning), dạy học kết
hợp (B- Learning) và một trường hợp cụ thể là lớp học đảo ngược (Flipped
Classroom). Nghiên cứu chương trình, SGK Tin học hiện hành ở bậc học
THPT của Việt Nam, nhằm tìm cách áp dụng các hình thức trên vào thực tiễn
dạy học một cách thích hợp.

- Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học một nội dung cụ thể
ở cấp THPT: “Các thuật toán sắp xếp và tìm kiếm” sách giáo khoa Tin học
10.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp, lớp học
đảo ngược và các phương pháp dạy học tích cực phù hợp.
- Nghiên cứu áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” vào bối cảnh Nhà
trường Việt Nam, với một nội dung DH cụ thể.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Các hình thức dạy học trực truyến, dạy học kết hợp: khái niệm, lịch sử
hình thành, phân loại, nguyên tắc,… và một trường hợp riêng: “lớp học đảo
ngược”.
- Chương trình tin học 10 THPT của Việt Nam: nội dung, phân phối,
chuẩn KT-KN, SGK và một nội dung dạy học cụ thể: “Các thuật toán sắp xếp
và tìm kiếm”.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tiên nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.

2


5. Nội dung chính của đề tài, các vấn đề cần giải quyết
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn bao gồm 2
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề
“Các thuật toán sắp xếp và tìm kiếm”


3


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Dạy học trực tuyến (E-Learning)
1.1.1. Khái niệm và phân loại
Trong [6], Nguyễn Duy Hải và Nguyễn Văn Hiền cho rằng: “Giáo dục
trực tuyến (hay còn gọi là Electronic Learning) là phương thức học ảo thông
qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở
nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi,
yêu cầu, ra đề cho học sinh trong trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải
hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không
dây (WiFi, WinMAX), mạng nội bộ (LAN)”
Học tập qua mạng (E-Learning) được hiểu là quá trình học tập được tổ
chức và hỗ trợ qua mạng Internet hay rộng hơn nữa là sự hỗ trợ của CNTT và
truyền thông. Lợi ích của E-Learning đã được khẳng định và hình thức học
tập này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Từ khi ra đời cho
đến nay cùng với những phát triển công nghệ thì E-Learning cũng đã trải qua
nhiều giai đoạn: [5]
E-Learning 1.0 (1993-2000): Hệ thống E-Learning chủ yếu cung cấp
cho người học tài nguyên học tập dưới dạng các trang web tĩnh và không có
nhiều công cụ tương tác để hỗ trợ người học trong quá trình học tập, gọi là
“kho học liệu điện tử”.[5]
E-Learning 2.0 (2000-2010): Hệ thống E-Learning chỉ đơn thuần cung
cấp cho người học một hệ thống nội dung học liệu dưới các hình thức text,
video và một kênh thảo luận nhóm dưới dạng text. [5]
E-Learning 3.0 (2010 - nay): Cùng với sự phát triển của các mạng ngữ
nghĩa, phân tích hành vi, hệ thống E-Learning bắt đầu cung cấp cho người
học các nội dung học tập một cách mềm dẻo, linh hoạt tùy theo hành vi tương

tác của người học trên hệ thống, và hệ thống E-Learning cũng cung cấp cho
4


người học nhiều công cụ hỗ trợ như chat, video conference, online-S, thực tại
ảo… [5]
E-Learning 4.0 (nay): Tiếp theo là bước phát triển của mô hình ELearning 3.0 với việc đưa thêm vào hệ thống nhiều tiện ích hỗ trợ thông minh
cho học viên, như: [5]
Hệ thống theo dõi và phân tích hành vi: hệ thống này sẽ theo dõi quá
trình học tập, sự tiến bộ, các hành vi của học viên và qua đó đưa ra các biện
pháp khắc phục các điểm yếu của học viên.
Hỗ trợ trên các thiết bị di động: Các thiết bị di động ngày càng được sử
dụng rộng rãi và năng lực xử lý của các thiết bị di động ngày càng mạnh mẽ
hơn, do vậy, bên cạnh việc cung cấp một hệ thống LMS trên nền tảng máy
tính thì việc hỗ trợ hệ thống LMS cho các thiết bị di động cũng rất cần thiết
và hữu ích với học viên. LMS là chữ viết tắt của Learning Management
System, có nghĩa là Hệ thống quản lý học trực tuyến
Cá nhân hóa: Các nội dung học tập cần được hướng tới từng học viên
cụ thể chứ không phải phân phối theo hình thức phân tán đến mọi học viên
một cách đồng đều như nhau. E-Learning 4.0 là tạo ra sự cân bằng giữa vai
trò của các hệ thống tự động hóa, vai trò cá nhân (giảng viên, trợ giảng) và
phương pháp luận trong hoạt động dạy và học.
Game hóa các nội dung học tập: E-Learning 4.0 cung cấp các nội dung
học tập cho học viên dưới nhiều hình thức, trong đó game hóa là một hình
thức ưa chuộng và thu hút được sự hứng thú lớn từ học viên, học viên không
chỉ đơn thuần học tập theo phương pháp truyền thống là nghe giảng, làm bài
tập và thi cử, mà học viên còn đượcđóng vai vào các nhân vật trong trò chơi
và phải vượt qua các thách thức bằng các kiến thức liên quan đến nội dung
của môn học. Như vậy, việc xây dựng một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng GV
qua mạng sẽ đòi hỏi một môi trường học tập pha trộn giữa cũ và mới để duy

trì kiến thứ và cộng tác tốt hơn. Một môi trường giàu tính đa phương tiện và

5


khả năng tương tác cao, kết hợp với quá trình phân tích dữ liệu và tiêu chuẩn
của GV phổ thông sẽ giúp ích, gợi ý cho việc lựa chọn con đường và nhịp độ
học với những nội dung phù hợp trong qua trình tự bồi dưỡng.
1.1.2. Các chuẩn của E-Learning
Các chuẩn E-Learning đóng vai trò rất quan trọng, không có chuẩn ELearning chúng ta sẽ không có khả năng trao đổi với nhau và sử dụng lại các
đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường E-Learning sẽ tìm được
tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương
pháp để cùng phát triển.
Theo Wayne Hodgins chuẩn E-Learning, có thể giúp chúng ta giải
quyết được những vấn đề sau:
i. Khả năng truy cập được: có thể truy cập nội dung học tập từ một nơi rất
xa và phân phối cho nhiều nơi khác.
ii. Tính khả chuyển: sử dụng được nội dung học tập mà phát triển ở một
nơi, bằng nhiều công cụ và nền tảng khác nhau tại nhiều nơi và hệ
thống khác nhau.
iii.

Tính thích ứng: có thể đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù
hợp với từng tình huống và từng cá nhân, từng hoàn cảnh.

iv. Tính sử dụng lại: một nội dung học tập được tạo ra có thể được sử dụng
ở nhiều ứng dụng khác nhau, nhiều hoàn cảnh và mục đích khác nhau.
v.

Tính bền vững: không phải thiết kế lại vẫn có thể sử dụng được các nội

dung học tập khi công nghệ thay đổi.

vi.

Tính giảm chi phí: giảm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả học tập rõ
rệt.
Chuẩn đóng gói: Chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng

học tập riêng rẽ để tạo ra một bài học hay các đơn vị nội dung khác, sau đó
vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau

6


(LMS/LCMS). Các chuẩn này đảm bảo hàng trăm file được gộp và cài đặt
đúng vị trí của nó. Chuẩn đóng gói E-Learning gồm:
i. Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung
duy nhất và các đơn vị nội dung có thể là các file HTML, ảnh,
multimedia, style sheet…
ii. Thông tin mô tả tổ chức của một cấp học hoặc module sao cho có thể
nhập vào được hệ thống quản lý và nó có thể hiển thị một menu mô tả
cấu trúc của cấp học và học viên sẽ học dựa trên menu đó để học. Gồm
các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các cấp học hoặc module từ hệ thống quản lý
này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung
bên trong phức tạp.
Chuẩn trao đổi thông tin: Các chuẩn trao đổi thông tin xác định một
ngôn ngữ mà con người hoặc sự vật có thể trao đổi thông tin với nhau, dễ thấy
về chuẩn trao đổi thông tin là một từ điển định nghĩa các từ thông dụng dùng
trong một ngôn ngữ nào đó.
Trong E-Learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ

mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các module
hoặc các cấp học. Chúng ta sẽ xem xét hệ thống quản lý và các module, các
cấp học trao đổi với nhau thông tin gì và như thế nào?
Chuẩn trao đổi thông tin cung cấp những gì?
Chúng ta xem hệ thống quản lý và đối tượng học tập trao đổi với nhau
những thông tin gì?
Một vài chủ đề chính dùng trong trao đổi thông tin:
i. Hệ thống quản lý cần biết khi nào thì đối tượng bắt đầu hoạt động và
sẵn sàng hoạt động.
ii. Đối tượng cần biết tên học viên là gì?
iii. Đối tượng thông báo ngược lại cho hệ thống quản lý học viên đã
hoànthành được bao nhiều phần trăm.

7


iv. Hệ thống quản lý cần biết thông tin về điểm của học viên để lưu vào cơ
sở dữ liệu sẵn có.
v. Hệ thống quản lý cần biết khi nào học viên chấm dứt việc học tập và
đóng đối tượng học tập?
Chuẩn Metadata: Chúng ta hãy tưởng tượng nếu ta muốn tìm một
cuốn sách trên giá đầy sách mà mỗi cuốn sách không có tiều đề được in trên
bìa sách,chúng ta sẽ gặp phải vấn đề gì?
Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với E-Learning, metadata mô tả các cấp
học và các module đồng thời các chuẩn metadata cũng cung cấp các cách để
mô tả các module E-Learning mà các học viên và các người soạn bài có thể
tìm thấy module.
1.1.3. Đặc điểm của E-Learning
E-Learning là một loại hình đào tạo năng động, sôi nổi, thực tế, thiết
thực. Nội dung thông tin mang tính thời đại, thực tế, không phải là những

thông tin cũ, lỗi thời,…
E-Learning là loại hình đào tạo mà học viên là chủ đạo – “cốt
lõi”. Người tham gia vào loại hình đào tạo E-Learning tự mình quyết định
cách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng và khả năng phù hợp với phong cách
học của chính mình đồng thời họ tự kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập,
địa điểm học cũng như khối lượng kiến thức mà họ muốn thu nhận.
E-Learning là một loại hình đào tạo mang tính cá nhân riêng biệt. Với
chương trình đào tạo E-Learning cá nhân mỗi học viên có thể lựa chọn các
hoạt động từ danh mục cơ hội học tập liên quan trực tiếp nhất tới kiến thức
nền tảng, nhiệm vụ và công việc của mình tại thời điểm đó.
E-Learning là loại hình đào tạo tổng thể. E-Learning cung cấp các hoạt
động đào tạo từ rất nhiều nguồn khác nhau, cho phép học viên lựa chọn dạng
thức hoặc phương pháp học tập hoặc nhà cung cấp dịch vụ đào tạo tùy ý phù
hợp với nhu cầu của mình.

8


E-Learning là loại hình đào tạo hiệu quả thiết thực. E-Learning cho
phép học viên tương tác với công cụ học tập để có thể ghi nhớ được tối đa
khối lượng kiến thức đã học được.
E-Learning là loại hình đào tạo tiết kiệm thời gian và công sức. ELearning cho phép học viên có thể học với tốc độ hiệu quả nhanh nhất có thể
và tốn ít công sức. Nó giúp cho học viên ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông
qua tính tương tác của nó, cho phép học viên tăng tốc độ học thông qua các
công cụ học tập mà họ đã quen thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà
họ ít sử dụng.
1.1.4. Các nguyên tắc khi thiết kế bài giảng E-Learning
Trong [11], Trần Nguyên Hương cho rằng, quy trình xây dựng bài
giảng trực tuyến gồm 5 bước cơ bản, đó là:
Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học

Người thực hiện là giáo viên và tổ bộ môn. Lưu ý, bám sát nội dung
chương trình; nghiên cứu kỹ giáo trình và tài liệu tham khảo; xác định nội
dung trọng tâm.
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học
xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ
không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được
sau bài học.
Người thực hiện cần đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu
tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới
của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức,
kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa, giáo trình
được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp
xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao.

9


Bởi vậy, cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa và
giáo trình bộ môn. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm
bảo tính thống nhất của nội dung dạy học.
Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo trình đã được qui
định để dạy học. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó
chứ không phải là ở tài liệu nào khác.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài, giáo viên
cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề
cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp
xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến
thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này

thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được
dễ dàng.
Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc
không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa,
giáo trình đã dày công xây dựng.
Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng
Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Nguồn tư liệu này
thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet,... hoặc
được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng
các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, các
phần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa video...
Khi tiến hành, cần chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến
trong bài học để đặt liên kết. Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất
lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh
cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý
đồ sư phạm.

10


Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến
hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục
hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng
và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip
khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy
khác.
Xây dựng kịch bản bài giảng
Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Ở bước này, cần thực
hiện chi tiết và cần phải tuân thủ các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản,
đảm bảo mục tiêu bài học (cả về mặt kiến thức và kỹ năng).

Thực hiện các bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng các bước
dạy học, xây dựng sự tương tác người dạy và người học, xây dựng các câu hỏi
tương tác, lắp ghép các bước lại thành quá trình dạy học.
Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản
Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Tiêu chí cần căn cứ
vào nhu cầu của người sử dụng, căn cứ vào nguồn tài chính, căn cứ vào trình
độ của cán bộ kỹ thuật sử dụng công cụ như thế nào.
Các công cụ: có nhiều công cụ, chẳng hạn Adobe Presenter, Lecture
Marker, iSpring,…tuy nhiên một phần mềm được nhiều giáo viên sử dụng đó
là Adobe Presenter vì nó có khả năng tích hợp với Powerpoint nên nó tạo ra
tính thân thiện và gần gũi đối với giảng viên.
Các bước để số hóa kịch bản: Xây dựng được bài giảng bằng MS
Powerpoint. Quá trình xây dựng phải đảm bảo các bước trong quá trình dạy
học; Ghi âm, thu hình (quay video giảng viên giảng bài); Biên tập video, âm
thanh; Sử dụng phần mềm để đồng bộ bài giảng.
Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm
Người thực hiện là nhóm kỹ thuật. Công việc gồm: chạy thử chương
trình, kiểm soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng. Sau đó, đóng gói bài giảng theo

11


định dạng phù hợp với mục đích yêu cầu. Kết thúc bước này ta đã có sản
phẩm bài giảng trực tuyến.
Trong mỗi bước của quy trình trên, người thực hiện có thể là giảng viên
hoặc nhóm kỹ thuật hoặc cả hai. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa giảng
viên và nhóm kỹ thuật.
1.1.5. Khó khăn và thách thức khi sử dụng E-Learning
Bên cạnh những ưu điểm thì E-Learning cũng có những khó khăn và
thách thức như sau:

Về việc xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng
Để soạn bài giảng E-Learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức
và thời gian của giảng viên. Hiện nay chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công
sức bỏ ra để soạn bài giảng E-Learning, vì vậy chưa khuyến khích được giảng
viên có nhiều bài giảng hay. Đời sống của giảng viên nhiều khó khăn, áp lực
thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục và vấn đề lương …, hậu quả là giảng
viên không có thời gian cũng như tâm huyết đầu tư cho E-Learning. Nhiều
giảng viên giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm nhưng sử dụng công
nghệ thông tin còn hạn chế nên chưa tạo được nhiều bài giảng hay.
Về phía người học
Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh
thần tự học, tự giác do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thốngdẫn đến
việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập. Nhiều sinh
viên nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối
Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet không mấy lành mạnh dẫn đến gia
đình lo lắng khi con em mình dùng mạng, đây cũng là lí do người học hạn chế
sư dụng E-Learning.
Về cơ sở vật chất

12


Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có đường truyền cáp quang.
Xây dựng Website trường học và Website E-Learning hoàn chỉnh chi phí khá
cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí.
Về nhân lực phục vụ Website E-Learning cần có các cán bộ chuyên
trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-Learning bảo vệ cũng như phát
triển hệ thống này. Tuy nhiên, theo quy định cơ hế hoạt động này hiện tại
chưa có ở các trường.
Bài giảng E-Learning mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học

nhưng trong một mức độ nào đó thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ
trợ giảng viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Có thể thấy rằng để phục
vụ tốt hơn cho bài dạy chúng ta cần kết hợp nhiều mô hình dạy học hơn.
1.2. Dạy học kết hợp (B-Learning)
Hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) trực tuyến E-Learning xuất hiện
từ năm 1998; với những thế mạnh của nó, E-Learning đã phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, dần dần E-Learning đã thể hiện một số bất cập như cơ sở hạ tầng
còn thiếu, trình độ CNTT của các nhà quản lý,của GV và HS không đồng đều
và một số còn yếu.... B-Learning là một hình thức học khá phổ biến trên thế
giới, đặc biệt những nước có nền giáo dục phát triển. Hình thức này có thể
phát huy được thế mạnh của E-Learning và dạy học truyền thống.
1.2.1. Khái niệm
Trong [10] Hiện nay, vẫn còn một số khái niệm khác nhau về BLearning, cụ thể:
Theo Alvarez (2005) đã định nghĩa, B-Learning là “Sự kết hợp của các
phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các
loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng
cụ thể”.

13


Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng “Học tích hợp (Blended Learning) để chỉ
các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp
E-Learning”.
Theo Bonk và Graham (2006), B-Learning là: Kết hợp các phương thức
giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông); Kết hợp các phương
pháp giảng dạy; Kết hợp học tập trực tuyến và F2F (face-to-face).
Tại Việt Nam, B-Learning còn là một khái niệm mới, chưa được nghiên cứu
nhiều. Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là “Học
tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học trên lớp với học tập có

sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng. Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng
đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa E-Learning với lớp học truyền thống trở
thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended
Learning”. Để phù hợp với môi trường học tập, trình độ HS và khả năng
CNTT và TT ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng B-Learning là sự kết hợp “hữu
cơ”, bổ sung lẫn nhau giữa HTTCDH trên lớp F2F dưới sự hướng dẫn của
GV và HTTCDH qua mạng E-Learning với tính tự giác của HS thành một thể
thống nhất, trong đó các PPDH được vận dụng mềm dẻo để tận dụng tối đa ưu
điểm của CNTT và TT nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất.
1.2.2. Tiêu chuẩn khi thiết kế B-Learning
Các hoạt động dạy học chủ yếu thực hiện trên lớp có kết hợp một phần
các hoạt động trực tuyến và ngược lại
Các hoạt động dạy học chủ yếu thực hiện trên lớp kèm theo các hoạt
động được thực hiện trực tuyến/ngoại tuyến theo lịch trình được kiểm soát
chặc chẽ và ngược lại.
1.2.3. Nguyên tắc thiết kế B-Learning
o Xác định mục đích áp dụng dạy học hỗn hợp
o Lựa chọn mô hình phù hợp
o Phân tích bối cảnh

14


o Xây dựng hệ thống mục tiêu dạy học chi tiết
o Xây dựng các chủ đề nội dung phù hợp
o Số hóa nội dung, học liệu
o Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học chi tiết theo chủ đề nội dung
hoặc theo tuần.
o Thiết kế các hoạt động, công cụ kiểm tra đánh giá thực.
o Lựa chọn các công cụ, nền tảng công nghệ phù hợp

o Vận hành thử, đánh giá
1.2.4. Các mô hình học tập B-Learning
Hiện nay, dạy học kết hợp được phát triển và phổ biến trong thực tiễn
giáo dụcở nhiều nước trên thế giới trong các mô hình sau:
- Mô hình giáp mặt/trực tiếp (face-to-face) là chủ đạo: Quá trình dạy
học được diễn ra trong không gian và thời gian dạy học truyền thống trên lớp
học, có sự tích hợp các yếu tố của dạy học điện tử, các bài giảng trực tuyến hoặc
các nội dung trên mạng, được trao đổi trực tiếp giữa người học và người dạy.
- Mô hình xoay vòng: Quá trình dạy học triển khai dựa trên sự kết hợp
giữa dạy học trên lớp và các nội dung dạy học ngoài giờ trên nền tảng công
nghệ thông tin.
- Mô hình linh hoạt: Các hoạt động dạy học dựa trên nền tảng khóa
học trực tuyến kết hợp với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên trên lớp một
cách linh động.
- Mô hình lớp học đặc thù: Các hoạt động dạy học theo môn, chủ đề
hay nội dung được triển khai trong phòng máy tính chuyên biệt, phục vụ cho
việc học tập.
- Mô hình kết hợp tự do: Người học tự lựa chọn các khóa học trực
tuyến với mục đích mở rộng, nâng cao trình độ, kiến thức theo các định
hướng của chương trình nhà trường sao cho vừa phù hợp vừa sát với kiến
thức của người học.

15


- Mô hình trực tuyến: Dựa trên các nền tảng công nghệ trực tuyến các
hoạt động dạy học được thiết kế và triển khai.

Kết hợp
tự do


Xoay
vòng

Trực
tiếp/giáp
mặt

Trực
tuyến
toàn phần

Linh hoạt

Kết hợp
đặc thù

Hình 1.1 Mô hình dạy học kết hợp
1.3. Mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom – FL)
1.3.1. Khái niệm
Trong [4], Nguyễn Hoài Nam và Vũ Thái Giang cho rằng: “Mô hình
lớp học đảo trình/đảo ngược (Flipped Classroom hay Flipped Learning) là
một trong những dạng thức của học tập kết hợp (Blended Learning/BLearning) được quan tâm trong những năm gần đây”.

16


Theo [7], FL là một phương thức thiết kế dạy học theo mô hình kết hợp
(Strayer, 2012) đã và đang phát triển tại nhiều quốc gia. Khái niệm này nghe
có vẻ mới, nhưng thực chất nó là một mô hình lớp học đảo ngược so với lớp

học truyền thống. Phương thức nghịch chuyển hoạt động dạy học này được
hai tác giả Barbara Walvoord và Virginia Johnson Anderson đề xuất trong
quyển sách có tên “Effective Reading: a tool for learning and assessment”
xuất bản năm 1998. Trong quyển sách này, hai tác giả đã đề xuất cách đánh
giá việc học sao cho đem lại hiệu quả học tập và kích thích việc học tập chủ
động.
Tại sao lại hình thành FL?
Trong [3] Về mặt lí luận, mô hình “Lớp học đảo ngược” dựa trên cơ sở
lí thuyết về học tập tích cực (Active Learning). Cụ thể là quan điểm dạy học
chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tương tác
(Vygotsky, 1978). Mô hình này cũng giúp tạo ra môi trường khuyến khích
tính tự chủ trong học tập bởi người học có cơ hội học tập theo nhịp độ của
riêng mình và trở nên có trách nhiệm với việc xây dựng kiến thức thay vì chờ
sự truyền đạt tri thức của thầy cô (tiếp nhận tri thức bị động). Nếu nhìn từ góc
độ nhận thức theo thang cấp độ nhận thức của Bloom thì phương thức dạy học
này giúp người học phát triển nhận thức qua từng cấp bậc: ghi nhớ, hiểu (giai
đoạn tiếp cận với tài liệu), và sau đó là ứng dụng, phân tích, tổng hợp (giai
đoạn xử lý thông tin, xây dựng kiến thức thông qua các hoạt động học tập do
giảng viên tổ chức trên lớp).
1.3.2. Cách tổ chức mô hình lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược đảm bảo nguyên tắc lấy người học làm trung tâm.
Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những
cơ hội học tập thú vị cũng như trao đổi những vấn đề băn khoăn. Trong khi
đó, những bài giảng, những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền
tải nội dung bên ngoài lớp học, người học sẽ chủ động xem video, học lí

17



×