Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, và điều trị bệnh cho gà lai f1 (mía x lương phượng) nuôi chuồng hở tại trại gà phan văn dũng xã khánh thượng huyện ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VĂN CHÍNH
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH CHO GÀ LAI F1 (MÍA x LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI CHUỒNG HỞ
TẠI TRẠI GÀ PHAN VĂN DŨNG XÃ KHÁNH THƯỢNG
HUYỆN BA VÌ – TP. HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NÔNG VĂN CHÍNH
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH CHO GÀ LAI F1 (MÍA x LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI CHUỒNG HỞ
TẠI TRẠI GÀ PHAN VĂN DŨNG XÃ KHÁNH THƯỢNG
HUYỆN BA VÌ – TP.HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

TY46 - N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Thị Bích Ngọc


Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp Đại học là một học phần cần thiết và rất quan trọng
đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường, nhằm rèn luyện về kĩ năng, tay
nghề, áp dụng được những kiến thức lý thuyết đã học vào trau dồi thêm kinh
nghiệm cho công việc sau này.
Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em
đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này ngoài
sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự động viên hướng dẫn
chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu của các thầy
giáo, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thông qua khóa luận này, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu và toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Hồ Thị Bích Ngọc đã
luôn động viên giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, đóng góp ý kiến quý báu cho em
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Em xin trân trọng cảm ơn: Trang trại gà anh Phan Văn Dũng xã Khánh
Thượng huyện Ba Vì thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại đây.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia
đình và bạn bè trong suốt khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2018
Sinh viên

Nông Văn Chính


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi sinh viên khi ra trường đều mong muốn mình sẽ trở thành một kỹ
sư, bác sỹ thú y giỏi có tay nghề cao, được xã hội chấp nhận. Để làm được
điều đó sinh viên khi ra trường cần trang bị cho mình một vốn kiến thức khoa
học, chuyên môn vững vàng và sự hiểu biết xã hội. Do vậy, thực tập tốt
nghiệp là việc hết sức quan trọng giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học,
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen với công việc.
Qua đó sinh viên sẽ nâng cao trình độ, khả năng áp dụng những tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào sản xuất. Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc khoa
học, có tính sáng tạo để ra trường phải là một cán bộ vững vàng về lý thuyết,
giỏi về tay nghề, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất
góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Hồ Thị Bích
Ngọc, và sự tiếp nhận của trang trại gà Công Ty Thuốc Thú Y SVT Thái
Dương em đã thực hiện chuyên đềi: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi
dưỡng, và điều trị bệnh cho gà lai F1 (Mía x Lương phượng) nuôi chuồng
hở tại trại gà Phan Văn Dũng xã Khánh Thượng huyện Ba Vì thành phố Hà
Nội”.
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp với tinh thần khẩn trương nghiêm túc
nên em đã hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên, do trình độ có hạn, bước đầu còn
bỡ ngỡ nên khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !



iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Khẩu phần ăn cho gà....................................................................... 33
Bảng 4.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của cám Sun 210s, Sun 211s và
Sun 212 của công ty cổ phần dinh dưỡng Sun Tech trong từng giai
đoạn phát triển của gà ..................................................................... 34
Bảng 4.3. Kết quả việc vệ sinh sát trùng chuồng trại ..................................... 37
Bảng 4.4. Quy trình phòng bệnh cho gà ......................................................... 38
Bảng 4.5. Những bệnh thường gặp ở gà ......................................................... 39
Bảng 4.6. Phác đồ điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh ................................................. 41
Bảng 4.7. Kết quả các công tác khác .............................................................. 42


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

CP

Protein thô

cs


Cộng Sự

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

G-

Gram -

G+

Gram +

ME

Năng lượng trao đổi

MG

Mycoplasma

MS

Mycoplasma synoviae

Nxb

Nhà xuất bản


P

Thể trọng

SS

Sơ sinh

TN

Thí nghiệm

VTM

Vitamin


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ....................................................... 2
1.2.1. Mục đích của chuyên đề .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ................................................................................................. 2

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................... 4
2.1.3. Điều kiện của cơ sở vật chất của trại.................................................................... 4
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại ................................................................................................. 5
2.2. Tổng quan và các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................ 5
2.2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................................. 5
2.2.2. Những hiểu biết về phòng trị bệnh cho đàn gà............................................. 15
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..................................................... 19
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26
3.1. Đối tượng .............................................................................................. 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 26
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................ 26
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành................................... 26


vi

3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................................. 26
3.4.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................................... 26
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 32
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 33
4.1. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thịt ........................ 33
4.1.1. Chế độ dinh dưỡng cho đàn gà .............................................................................. 33
4.1.2. Chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà ................................................................................. 34
4.2. Kết quả thực hiện công tác thú y tại trại ............................................... 36
4.2.1. Thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại ...................................................................... 36
4.2.2. Thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gà tại trại .................................... 38
4.3. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn gà ..................................................... 39

4.4. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà .......................................................... 41
4.5. Các công tác khác ................................................................................. 42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44
5.1. Kết luận ................................................................................................. 44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
MỘT SỐ ẢNH CHỤP TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành chăn
nuôi luôn chiếm một vị thế quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh
tế đất nước.
Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang rất phát triển, đặc biệt là chăn
nuôi gia cầm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2017): năm 2017 nước ta
có khoảng 385,5 triệu gia cầm; tổng đàn gà 295,2 triệu con. Ngành chăn nuôi
gia cầm phát triển đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập
cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Mặt khác, ngành chăn nuôi còn cung cấp sản phẩm phụ
cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước
phát triển đáng kể cả về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là chăn nuôi
gia cầm do nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cao. Đáp ứng nhu cầu ấy đã có
nhiều giống gà có khả năng sản xuất thịt, trứng được đưa vào chăn nuôi theo
hướng công nghiệp. Đặc biệt là các giống gà lông màu có ưu điểm tốc độ sinh
trưởng tương đối nhanh, năng suất thịt cao, chất lượng thịt tốt, phù hợp với thị

hiếu người tiêu dùng.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh
năm là điều kiện phát triển tốt cho các mầm bệnh. Gia cầm nói chung và gà
nói riêng là loài vật nuôi mẫn cảm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Thực tế
chăn nuôi cho thấy, gà là một vật nuôi rất mẫn cảm với bệnh truyền nhiễm
như: H5N1, Newcastle, CRD… Những bệnh này có ảnh hưởng rất lớn tới số
lượng và chất lượng đàn gà. Từ đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế và
sự phát triển của chăn nuôi gà, đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp.


2

Xuất phát từ tình hình thực tế, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ
của cô giáo TS. Hồ Thị Bích Ngọc và của nơi thực tập, em thực hiện chuyên
đề: “ Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, và điều trị bệnh cho gà lai
F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi chuồng hở tại trại gà Phan Văn Dũng xã
Khánh Thượng huyện Ba Vì thành phố Hà Nội ”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề
- Thực hiện được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt
- Chẩn đoán và xác định được tình hình nhiễm bệnh trên đàn gà thịt
nuôi tại trại gà nhà ông Phan Văn Dũng xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội
- Đưa ra phác đồ điều trị bệnh và đánh giá hiệu quả, lựa chọn phác đồ
chính xác
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn gà thịt tại trại
- Thực hiện thành thạo các thao tác chăn nuôi thú y trong chăn nuôi gà thịt.
- Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy

trình phòng, trị bệnh cho đàn gà thịt nuôi tại trại.
- Thành thạo các thao tác thú y, điều trị bệnh có hiệu quả


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Khánh Thượng là một xã miền núi nằm ở sườn Tây núi Ba Vì, với diện
tích tự nhiên 2882,43 ha. Cách trung tâm huyện Ba Vì trên 35 km, cách trung
tâm thành phố Hà Nội 82km. Xã có địa bàn giáp gianh với 2 tỉnh (phía Đông
Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Tây cách con sông Đà là tỉnh Phú Thọ) có trục
đường giao thông Sơn Tây - Chẹ - Hợp Thịnh - Kỳ Sơn - Hoà Bình đi qua.
Điều kiện địa lý của xã rất thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển thức ăn
cũng như việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa của trại.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4ºC. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối
thấp xuống tới 2,7ºC; nhiệt độ tối cao lên tới 42ºC. Ở độ cao 400m nhiệt độ
trung bình năm 20,6ºC; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16ºC. Nhiệt
độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2ºC. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1ºC. Lượng
mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều
vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh
vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô. Mùa đông
có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa hạ có gió Đông Nam với tấn suất 25% và
hướng Tây Nam. Với điều kiện khí hậu như vậy, tương đối thuận lợi cho
nghành chăn nuôi phát triển
- Điều kiện khí hậu: Huyện Ba Vì nằm trong khu vực đồng bằng sông
Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó trại gà Phan Văn
Dũng cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng, nhiệt độ thay đổi theo

mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa đông
lạnh, khô (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau)


4

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Những năm gần đây, kinh tế của huyện Ba Vì tận dụng tối đa các thế
mạnh của một vùng đất giàu tiềm năng kinh tế, đa dạng về ngành nghề và
nắm bắt thời cơ, khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có. Trên cơ sở đó,
nhanh chóng xác định các ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển, tích
cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng, đàn lợn, gia cầm tăng theo
hướng sản suất hàng hóa, phát triển mạnh về số lượng và quy mô. Bên cạnh
chăn nuôi, huyện đã tiến hành quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản, lập
các dự án nuôi tập trung theo phương pháp bán thâm canh và công nghiệp.
Có thể nói, bức tranh kinh tế Ba Vì trong giai đoạn gần đây đã có
những gam màu sáng, hoạt động kinh tế sôi động hơn đã mang lại hơi thở mới
trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đời sống vật chất cũng như tinh thần
của người dân Ba Vì được cải thiện rõ rệt nhờ các biện pháp chăm lo đầu tư
cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa giáo dục.
Người dân chủ yếu là làm tại các nhà máy trên địa bàn huyện và các cơ
quan hành chính Nhà nước, số còn lại trực tiếp sản xuất nông nghiệp, phát
triển ngành trồng trọt, chăn nuôi tại địa phương và một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
2.1.3. Điều kiện của cơ sở vật chất của trại
Vì trang trại được xây dựng và đi vào hoạt động chưa lâu, lại là trang
trại tư nhân không có vốn đầu tư của công ty nên cơ sở vật chất chưa thực sự
hiện đại. Bước đầu trại đã có những đầu tư về cơ sở vật chất như sau:
- Trang trại được xây dựng và hoạt động từ năm 2014. Trại được thiết

kế xa khu dân cư, có hàng rào thép gai bao quanh.
- Được lắp đặt, trang bị máng ăn treo đổ tay, đường ống uống tự động,
mỗi dãy chuồng có từ 300 - 400 máng ăn và 4 đường nước tự động chạy dọc
chuồng. Nền trại bê tông và mái được lợp bằng tấm lợp Fibro xi măng.


5

- Có 3 kho thức ăn xây dựng ở mỗi đầu chuồng, 1 máy phát điện, mỗi
chuồng được lắp đặt 4 quạt trần, có 6 bếp sưởi than, 8 cái đèn ga, 30 cái đèn
sưởi và một số dụng cụ như bạt, khung úm,…
- Trong mỗi chuồng có 1 nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi.
- Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng
bằng nước giếng khoan và có các bể chứa.
- Hệ thống điện trại sử dụng dòng điện 3 pha
- Sân trại là nền đất dải gạch vụn và đá dăm lên trên
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu của trại tổ chức như sau:
- Diện tích chuồng trại là 1820m2 (3 chuồng)
- Gồm 3 dãy chuồng, chuồng 1 nuôi được khoảng 6.000 - 8000 con,
chuồng 2, 3 nuôi được khoảng 5000 – 7000 con
- Chuồng 1 có chiều dài 50m, chiều rộng 14m, chuồng 2 dài 40m, rộng 14m,
chuồng 3 dài 40m, rộng 14m
- Hệ thống bảo vệ xung quanh được xây rào bao quanh bằng lưới thép b40
- Đội ngũ quản lý, kĩ thuật, công nhân gồm:
01 kĩ sư
02 công nhân
01 sinh viên thực tập
và 01 chủ trang trại
- Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại tạo điều kiện cho chỗ ở và sinh

hoạt theo gia đình chủ trại.
2.2. Tổng quan và các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Một số đặc điểm của gà lai F1 (Mía x Lương Phượng)
- Gà lúc 1 ngày tuổi có màu lông chủ yếu là vàng nâu, đốm sọc, còn lại
là màu đốm đen. Lúc trưởng thành trống có màu nâu đỏ đốm đen ở đuôi, lưng
và cánh chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là màu đen lẫn nâu đỏ; con mái chủ yếu có


6

màu vàng đốm, đốm đen. chân cao, nhỏ, chắc chắn, mào cờ (mào đơn), thân
hình cân đối, lườn và đùi tương đối phát triển. Giai đoạn từ 40 - 42 ngày tuổi
gà đạt trọng lượng 0,6 - 0,8 kg/con, 72 ngày tuổi đạt 1,3 - 1,5 kg/con, 90 ngày
tuổi đạt trọng lượng 2,2 kg/con.
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở gà
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật
có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di
chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non, tốc độ này là 30 - 39 cm
trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 - 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm.
Chiều dài của ống tiêu hoá gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn
được giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với
động vật khác. Do đó để quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi và có
hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp với tuổi và trạng thái sinh lý, được chế
biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất (Hội chăn nuôi Việt
Nam, 2001 [9]).
* Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ, chỉ có tác dụng lấy
thức ăn, chứ không có tác dụng nghiền nhỏ.
Khi thức ăn đi qua khoang miệng thì được thấm ướt bởi nước bọt, các

tuyến nước bọt của gia cầm kém phát triển, thành phần chủ yếu của nước bọt
là dịch nhầy. Trong nước bọt có chứa một số ít men amilaza nên có ít tác
dụng tiêu hóa.
Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh
của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào
thực quản. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống tiết ra chất
nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.


7

* Tiêu hóa ở diều
Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều dự trữ và
chuẩn bị tiêu hóa thức ăn, thức ăn ở diều được thấm ướt, mềm ra trộn kĩ với
một phần tinh bột được thủy phân.
* Tiêu hóa ở dạ dày
- Tiêu hóa ở dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến giống như cái bao túi, gồm 3 lớp: màng nhầy, màng cơ,
màng thanh dịch. Màng nhầy rất phát triển, ở đây các tuyến tiết ra pepsin và
axit muối. Vì vậy tiêu hóa ở dạ dày tuyến có phản ứng axit, độ pH 3,1 - 4,5.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit
clohydric, enzim và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở
dạng không hoạt động - pepsinogen và được hoạt hoá bởi axit clohydric. Các
tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu
musin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở
gia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên.
- Tiêu hóa ở dạ dày cơ
Dạ dày cơ có hình dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau có thành rất
dày, có màu đỏ sẫm. Dạ dày cơ nằm ở bên trái của gan.
Thức ăn được đưa qua đám rối vị giác (lưỡi và cổ) để phân biệt thức ăn

(đắng, chua)Thức ăn được thấm ướt nhờ dịch tiết (thực quản và diều).
Nước qua diều tới dạ dày tuyến, dạ dày cơ rồi vào ruột. Nếu gia cầm đói, thức
ăn đi thẳng vào dạ dày tuyến và dạ dày cơ (sau khi đầy rồi mới tích lại ở diều).
Dưới ảnh hưởng của men amilaza của tuyến nước bọt, tinh bột được
đường hóa do quá trình vi sinh vật phân giải ở diều. Thời gian thức ăn ở diều
phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, khối lượng nhỏ thức ăn qua diều 2 - 5 phút
còn khối lượng lớn thì vài giờ.


8

Thức ăn qua dạ dày tuyến tương đối nhanh (hầu như không dừng lại ở
đây), tại đây có phản ứng axit và dịch vị của dạ dày tuyến tiết ra khoảng 30
phút: gà 11,3 ml còn ở ngỗng là 24 ml ở giờ thứ nhất sau khi ăn dịch vị tiết
nhiều hơn.
* Tiêu hóa ở ruột
Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm.
Các men tiêu hoá quan trọng nhất là dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh
tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Các men trong ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pH
dao động trong những phần khác nhau của ruột.
Dịch ruột là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,42) với
tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic,
aminolytic và lypolytic và cả men enterokinaza.
Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan
hoặc hơi kiềm (pH = 7,2 - 7,5). Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn
có các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl2, NaHCO3...).
Dịch tụy của gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin, amilaza,
mantaza, cacbosipeptidaza, invertaza và lipaza.
Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác

động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hoá, phân giải các protein
phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza được
tripsin hoạt hoá cũng có tính chất này.
Các men amilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các
monosacarit như glucoza, lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit thành
glyserin và axit béo.
Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự
phân giải các chất dinh dưỡng không chỉ có trong khoang ruột (tiêu hoá ở


9

khoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế bào biểu bì (sự tiêu hoá
ở màng). Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích thước lớn
được phân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra các sản
phẩm trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của các tế
bào biểu mô. Trên các nhung mao có các men tiêu hoá, tại đây diễn ra giai
đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axit amin,
monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu.
Khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất hạn chế. Cũng như ở động
vật có vú, các tuyến tiêu hoá của gia cầm không tiết ra một men đặc hiệu nào
để tiêu hoá xơ. Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng
các men do vi khuẩn tiết ra. Những gia cầm nào có manh tràng phát triển hơn
như đà điểu, ngan, ngỗng... thì các chất xơ được tiêu hoá nhiều hơn.
2.2.1.3. Đặc điểm sinh lý và giải phẫu cơ quan hô hấp của gà
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [15] cho biết: hệ hô hấp của gia cầm
gồm: lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản, 2 phổi, 9 túi khí.
- Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ và có đường kính rất nhỏ. Ở gà, phía ngoài
hai lỗ mũi có “van mũi hoá sừng bất động” và xung quanh lỗ mũi có lông
cứng nhằm ngăn ngừa bụi và nước.

- Xoang mũi được phát triển từ xoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7.
Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: phần xương và phần sụn. Xoang mũi nằm ở
mỏ trên. Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở
gà thanh quản dưới có hai nếp gấp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi
không khí và tạo nên âm thanh.
- Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn và nhiều vòng
hoá xương. Số vòng khí quản ở gà là 110 - 120 và hầu hết là sụn, còn ở thuỷ
cầm hầu hết đã hoá xương. Khí quản tương đối cong queo, thành khí quản
được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngoài.


10

- Khí quản chia ra làm hai phế quản ở xoang ngực phía sau xương
ngực. Mỗi phế quản dài 6 - 7 cm và có đường kính 5 - 6 mm. Một ống phế
quản nối với lá phổi bên trái, còn một ống nối với lá phổi bên phải. Thành phế
quản cấu tạo bởi màng nhầy (ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra các dịch nhầy,
màng xơ đàn hồi), có các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngoài.
- Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hầu ở cuối khí
quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phổi có màu dạng phế
quản. Ở ngày ấp thứ 9 phổi đang phát triển và chia ra mạng lưới phế quản, ở
phần cuối của nó hình thành các ống hô hấp. Phổi của gia cầm màu đỏ tươi,
cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít đàn hồi.
Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sống từ trục xương sườn thứ
nhất đến mép trước của thận. Trọng lượng của phổi vào khoảng 1/180 thể
trọng gia cầm, phụ thuộc vào tuổi và loài. Chức năng chính của phổi là làm
nhiệm vụ trao đổi khí.
- Túi khí là tổ chức mỏng bên trong chứa đầy khí. Các túi khí là sự mở
rộng và tiếp dài của phế quản. Cơ thể gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4
đôi xếp đối xứng, còn 1 túi khí đơn. Các đôi túi khí xếp đối xứng là đôi túi khí

xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng. Túi
khí đơn là túi khí cổ. Các túi khí thực ra không phải là xoang tận cùng của phế
quản sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [15] tần số hô hấp dao động trong
khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh lý của
gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không
khí. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định, gia cầm
càng lớn thì tần số hô hấp càng nhỏ, ban đêm tần số hô hấp giảm chậm xuống
30 - 40 %. Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng. Nếu nhiệt độ tăng tới 370C


11

thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/phút. Tần số hô hấp ở gà trưởng thành là 25
- 45 lần/phút. Gà từ 4 - 20 ngày tuổi là 30 - 40 lần/phút.
Cơ chế hô hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với
sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính.
Vận động của xương sườn đóng vai trò quan trọng trong cử động hô
hấp. Lúc giãn, không khí xoang ngực giãn và mở rộng làm cho áp lực xoang
ngực thấp hơn áp lực bên ngoài, do đó không khí từ ngoài đi vào trong phổi.
Lúc hít vào, không khí qua phổi vào các nhánh nhỏ và vào các túi khí. Lúc
thở ra thì ngược lại, không khí đi từ các túi khí đi ra ngoài qua phổi lần thứ
hai, vì vậy người ta gọi là cơ chế hô hấp kép. Vì phổi gia cầm nhỏ nhưng do
không khí tuần hoàn hai lần nên lượng oxygen cung cấp vẫn đảm bảo.
Trong thời gian ngủ quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50%.
Trong thời gian hoạt động mạnh (bay, chạy, nhảy…) quá trình trao đổi chất
tăng lên và mức độ trao đổi khí tăng lên 60 - 100%.
Hoạt động của phổi và túi khí của gia cầm bao gồm: khí lưu thông, khí
hít vào thêm, khí thở ra thêm. Hoạt động của phổi và túi khí nói lên khả năng
hô hấp lớn nhất của gia cầm.

Sau khi thở ra thêm, trong phổi vẫn còn một lượng khí nhỏ lưu lại gọi
là khí cặn. Hoạt động phổi và túi khí của gà tổng cộng là 169 cm3.
Một lượng nhỏ khí O2 được hòa tan vào máu và theo máu đến các mô
bào, còn phần lớn kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu để tạo Oxy hemoglobin vận chuyển theo tuần hoàn máu. Lượng O2 tối đa kết hợp với
hemoglobin gọi là dung lượng O2 máu, dao động trong khoảng 12 - 21 cm3
(Trần Thanh Vân và cs 2015) [15].
2.2.1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt
Năng lượng: gà có khả năng chuyển hoá năng lượng từ những
carbonhydrate đơn giản, một vài carbonhydrate phức tạp như dầu và mỡ,


12

nhưng những carbonhydrate quá phức tạp như cellulose thì gà không thể sử
dụng được. Mặc dù vậy nhưng gà cũng cần môt lượng cellulose nhất định để
làm chất đệm giúp quá trình tiêu hoá được dễ dàng. Tỷ lệ chất xơ trong khẩu
phần không được vượt quá 4%. Nhu cầu về năng lượng cho các mục đích trao
đổi rất khác nhau, do vậy nếu thiếu năng lượng sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các
quá trình sản xuất. Đối với gà nuôi lấy thịt nhu cầu năng lượng thường cao
hơn gà đẻ.
Protein: đây là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm. Người ta cho rằng 20
-25 % sức sản xuất của gia cầm ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein.
Gà thịt cần tỉ lệ protein tương đối cao trong khẩu phần để hỗ trợ tăng trưởng
nhanh. Khối lượng của gà thịt thương phẩm sẽ tăng lên gấp 50 - 55 lần trong
6 tuần sau khi nở. Một phần lớn của việc tăng trọng này là tăng trưởng các mô
có nhiều protein.
Nước: chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ cơ
thể sống nào kể cả gia cầm. Nước không những là chất dẫn giúp vật hấp thu
chất dinh dưỡng tốt hơn mà nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp các tế

bào hoạt động khỏe mạnh hơn… Hầu hết các động vật khác kể cả gà sẽ cần
một lượng nước khoảng 50ml/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Khi thời tiết
ấm áp, nhu cầu này có tăng lên một chút và tương tự, khi thời tiết lạnh, lượng
nước gà cần sẽ giảm hơn so với bình thường.
Khoáng chất: là phần vô cơ trong thành phần thức ăn chăn nuôi gia
cầm, thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong khẩu phần thức ăn, tuy nhiên
khoáng chất có một vai trò vô cùng quan trọng đối với gia cầm.
+ Khoáng đa lượng: Ca, P trong cơ thể Ca chiếm 1,3 - 1,8% khối lượng
cơ thể, P chiếm 0,8 - 1% khối lượng cơ thể.


13

+ Khoáng vi lượng: các khoáng vi lượng gồm có đồng, kẽm, sắt, iodine
và selenium cũng rất cần thiết cho sự phát triển của gia cầm.
Trong cơ thể vật nuôi và con người khoáng chất có vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành các tổ chức trong cơ thể như xương, răng, máu, mô
thịt…, một số chất khoáng có vai trò trong quá trình tạo các kênh ion như Na,
K… một số khác lại có tác dụng trong việc kích thích sự hoạt động của các
enzyme, khoáng chất còn có tác dụng trong việc tham gia hệ thống đệm trong
cơ thể …
2.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của gà thịt
- Ảnh hưởng của dòng giống
Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng
sinh trưởng khác nhau.
Theo tài liệu của Chambers J.R (1990) [17] cho biết, thì nhiều gen ảnh
hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung
hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng
riêng lẻ.
- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông

Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể gà do yếu
tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái.
Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm
có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia
cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ
giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.


14

Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả
năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời
gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Chambers J.R (1990) [17] cho biết, tương quan giữa khối lượng của gà và
hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng sinh
trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn theo nhu
cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, acid amin và năng lượng. Do vậy,
khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm.
- Ảnh hưởng của môi trường
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của
gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm thì
gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo
điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe gia cầm.
Nhiệt độ cao làm cho gà ăn ít, sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết. Nhiệt
độ thấp gà ăn nhiều nhưng chậm lớn vì tiêu tốn 1 phần năng lượng để tỏa
nhiệt giữ ấm cơ thể, dễ mắc nhiều bệnh về hô hấp, tăng tỷ lệ chết gây thiệt hại
kinh tế lớn cho người chăn nuôi.
Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gà rất

nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm.
Ngoài ra trong chăn nuôi cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: độ
ẩm, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến
khả năng sinh trưởng của gia cầm.
Sinh trưởng của gia súc, gia cầm luôn gắn với phát dục, đó là quá trình
thay đổi chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh về tính chất, chức năng hoạt
động của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau
tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ
thể gia súc, gia cầm tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn.


15

2.2.2. Những hiểu biết về phòng trị bệnh cho đàn gà
 Phòng bệnh
Để vệ sinh phòng bệnh cho gà, cần tìm hiểu nguyên nhân gây các bệnh
cho gia cầm non, gia cầm bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh. Ngoài ra, thức
ăn cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe của gà. Nếu thức ăn chăn
nuôi không cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ dễ làm gà mắc bệnh. Nước uống,
không khí, độ ẩm, môi trường chuồng trại không sạch cũng có thể khiến gà
mắc bệnh.
Bệnh xuất hiện trong một đàn vật nuôi thường do nguyên nhân phức
tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp
cả hai. Trong một trang trại chăn nuôi quy mô lớn việc kiểm soát được bệnh
truyền nhiễm đóng vai trò quan trọng. Gà trong trang trại nuôi theo phương
thức công nghiệp được nuôi tập trung với số lượng lớn và mật độ cao. Việc
phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt cần chú ý đến yếu tố này. Có nhiều biện
pháp được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra dịch bệnh trên
đàn gà. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền
các tác nhân gây bệnh và nâng cao khả năng phòng bệnh của đàn gà.

Các tác nhân gây bệnh có thể lan truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ cá
thể này sang cá thể khác. Do đó quy trình phòng bệnh lan truyền vào đàn gà
cần tập trung vào các vấn đề sau:
* Tổ chức dây truyền sản xuất khép kín.
Mỗi cá thể vật nuôi có thể là vật mang sẵn các loại vi khuẩn hay virus
gây bệnh nên con đường lây bệnh phổ biến thường là nhập đàn mới. Do đó
bệnh có thể được phòng bằng cách hạn chế hoặc ngừng hẳn việc đưa vào một
số cá thể khác. Việc áp dụng dây truyền sản xuất khép kín, tự sản xuất được
con giống trong phạm vi trang trại là điều lý tưởng để phòng bệnh.


16

Hiện nay trong chăn nuôi gà trang trại, người ta thường áp dụng quy
trình “cùng ra - cùng vào”, trong đó một chuồng hoặc một dãy chuồng được
đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại gà (có thể tương đương về khối
lượng hoặc tuổi). Sau một thời gian nuôi nhất định số gà này được đưa ra khỏi
chuồng. Chuồng trại sẽ được để trống 5 - 7 ngày để tẩy rửa và sát trùng. Như
vậy, việc sản xuất ở các chuồng hoặc các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn
một số ngày nhất định. Quy trình kỹ thuật này không chỉ có thể áp dụng cho
từng chuồng hoặc khu chuồng mà còn áp dụng cho từng nhà, hoặc từng vị trí
với các đối tượng vật nuôi cụ thể.
* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện gà ốm.
Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe
của đàn gà và nó giúp phân biệt gà khỏe gà ốm, bệnh để điều trị.
* Trạng thái chung:
 Gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng.
Mắt mở, lông mượt, mềm; phân bình thường.
 Gà ốm: lông xù, gà lù đù, nhìn không được nhanh nhẹn, gà tọp, nhẹ
cân dần mặc dù không đi ỉa và ăn vẫn tiêu.

* Chăm sóc và quản lý đàn gà thịt.
Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông,
thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo. Đặc biệt chuồng trại
phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho
gà khỏi các bệnh về đường hô hấp.
Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè. Chuồng nên theo
hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè,
đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh
sáng mặt trời chiếu trực tiếp.


17

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông, với chuồng hở trời rét dùng
bạt che gió bảo nhiệt độ trong chuồng không bị hạ xuống quá thấp. Khi có
nắng thì kéo bạt lên để chuồng được khô ráo.Với chuồng khép kín có thể treo
hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút
vào chuồng che bớt giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng, giảm
bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.
Công việc hàng ngày cần làm ở chuồng gà thịt: Kiểm tra nguồn nước,
nếu dùng vòi nước uống tự động thì cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu
hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt
nền chuồng. Hàng ngày, vệ sinh chuồng, máng ăn, đồng thời quan sát hành vi,
biểu hiện của đàn gà. Theo dõi xem nhiệt độ trong chuồng thế nào để điều
chỉnh cho phù hợp với hệ thống chuồng kín.
Đối với chăn nuôi trong chuồng kín để đảm bảo sức khỏe của gà cần
chú ý tới việc điều chỉnh tốc độ gió trong chuồng. Làm sau để có thể đảm bảo
lượng không khí lưu thông thích hợp và đảm bảo được nhiệt độ trong chuồng.
Với gà con quan trọng nhất là giai đoạn úm ban đầu, trời mùa hè có thể úm 1
đến 2 tuần, mùa đông 2 đến 3 tuần có khi lâu hơn. Trong giai đoạn úm này

phải luôn được đảm bảo nhiệt độ yêu cầu ở trong quây úm là 30 - 32oC. Nếu
gà trong giai đoạn này khỏe mạnh, phát triển tốt nó là tiền đề cho các giai
đoạn sau phát triển tốt. Đặc biệt trong giai đoạn lợn nhỏ quan sát hành vi của
cả đàn để biết được gà bị lạnh hay bị nóng. Nếu gà nằm chồng đống lên nhau
thì là gà bị lạnh cần phải giảm quạt và bật bóng điện trong lồng úm.
Trong quá trình chăm sóc cho con vật nếu phát hiện gà ốm thì phải điều
trị ngay để làm tăng khả năng khỏi bệnh cho con vật. Ngoài ra, phải thật chú ý
để phát hiện kịp thời gà ốm để con vật không bị mắc bệnh quá nặng rồi mới
điều trị, nó sẽ làm giảm kết quả điều trị.


×