TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NÂNG CAO
ĐỀ TÀI: PHÂN
TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ GIAI
ĐOẠN 2010-2014
Nhóm thực hiện
: Nhóm 3
Lớp
: Cao học 22A – Kế Toán
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Xuân Dũng
Hà Nội, Tháng 11- 2016
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 3
STT
HỌ VÀ TÊN
NHIỆM VỤ
GHI
CHÚ
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
1
2
Đỗ Thị Quyên
Mai Thị Sen
I.
Tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô.
Nhóm
1. Sự hình thành và phát triển
trưởng
2. Các ngành nghề kinh doanh
– Tổng
3. Định hướng phát triển trong thời gian tới
III. Tổng kết tình hính hoạt động tài chính của
hợp bài
công ty cổ phần Kinh Đô
Thư ký
2. Đưa ra khuyến nghị trong thời gian tới
-Làm
slide
3
Nguyễn Thị Thanh
4
Vũ Thị Thanh Tâm
5
Bùi Thị Thu Thảo
II.
Phân tích báo cáo tài chính của công ty
cổ phần Kinh Đô năm 2010 – 2014.
1. Phân tích bảng cân đối kế toán.
II. Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ
phần Kinh Đô năm 2010 – 2014.
6
Chu Thị Thảo
2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
2.2. Phân tích dọc
II. Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ
phần Kinh Đô năm 2010 – 2014.
7
Phan Thu Thảo
2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
2.1. Phân tích ngang
8
9
10
Phí Thị Hồng Thuý
II. Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ
Bùi Hoàng Thuỷ
Ngô Thị Thu
phần Kinh Đô năm 2010 – 2014.
3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tổng
hợp số
liệu tài
chính
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1
B. NỘI DUNG
2
I. Tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô
1. Sự hình thành và phát triển
2. Các ngành nghề kinh doanh
3. Định hướng phát triển trong thời gian tới
2
2
2
3
II. Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô năm 2010 – 20143
1. Phân tích bảng cân đối kế toán
3
1.1 Giai đoạn 2010-2011
3
1.2 Giai đoạn 2011-2012
5
1.3. Giai đoạn 2012-2013
7
1.4. Giai đoạn 2013-2014
9
2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
13
2.1. Phân tích ngang
13
2.2 Phân tích dọc
19
3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
23
III. Tổng kết điểm mạnh, điểm yếu của công ty cổ phần Kinh Đô
1. Những điểm mạnh
2. Những điểm yếu
3. Một số khuyến nghị trong thời gian tới.
28
28
28
29
C. KẾT LUẬN
30
Tài liêu tham khao:
31
Nhóm 3 – CH22A KT
Tóm tắt: Mở đầu bài viết sẽ giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô. Nội
dung chính của bài viết sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động của
công ty để tìm ra điểm mạnh và những tồn tại của Kinh Đô. Đầu tiên, bài viết tập trung
phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty để thấy được sơ bộ về tài chính. Tiếp
theo, bài viết sẽ phân tích cụ thể báo cáo kết quả kinh doanh cùng với việc phân tích các
chỉ số quan trọng để rút ra kết quả hoạt động kinh doanh của Kinh Đô trong những năm
vừa qua. Cuối cùng, bài viết sẽ phân tích luồng tiền thực thu và chi qua bảng lưu chuyển
tiền tệ để thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Kết thúc bài viết sẽ tổng kết lại điểm mạnh và yếu hay những
mặt đang tồn tại của Kinh Đô.
A. MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh
giữa các doanh nghiệp ngày càng cao và khốc liệt. Để tồn tại và duy trì được sự phát triển
bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải tự khẳng định mình. Kinh
Đô cũng là một công ty không nằm ngoài cuộc cạnh tranh quyết liệt đó. Vậy thì Kinh Đô
hoạt động ra sao? Kinh doanh có tốt hay không? Để trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần
“Phân tích tài chính tại công ty Cổ Phần Kinh Đô” nhằm tìm hiểu thực trạng tài chính,
khả năng sinh lợi và rút ra khái quát điểm mạnh cũng như các mặt tồn tại của công ty.
1
Nhóm 3 – CH22A KT
B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô
1. Sự hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Kinh Đô là 1 công ty lớn trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo,
nước giải khát, kem và các sản phẩm từ sữa.
Ngày 25/12/2005, 25 triệu cổ phiếu KDC (mã giao dịch của công ty) chính thức
giao dịch lần đầu tại Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc
(NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC) với tham vọng là sẽ trở
thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị
thế trong khu vực Đông Nam Á.
Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành,
Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài
chính và phát triển hệ thống bán lẻ.
2. Các ngành nghề kinh doanh
Ngành Thực Phẩm là lĩnh vực hoạt động chính và là nền tảng cho sự phát triển
của Kinh Đô. Hàng năm, doanh thu ngành thực phẩm đóng góp hơn 90% doanh số
toàn Tập Đoàn. Các sản phẩm của Kinh Đô là những sản phẩm phù hợp, tiện dụng
bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ
uống.
Ngành Bán Lẻ thể hiện hướng phát triển mới của Kinh Đô. Hiện tại, Kinh Đô
đang xây dựng chuỗi Kinh Đô Bakery và mô hình K-Do Bakery & Café mới.
Trong thời gian tới, Kinh Đô tập trung vào xây dựng và quản lý chuỗi cửa hàng,
siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các trung tâm thương mại và shopping center...
Ngành địa ốc được Kinh Đô đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây. Kinh
Đô đã thành lập một số Công ty địa ốc chuyên về chức năng tư vấn, xây dựng.
Ngành Hợp Tác - Đầu Tư - Tài Chính là một trong bốn lĩnh vực kinh doanh
chiến lược mà Tập Đoàn Kinh Đô hướng đến trong chiến lược phát triển dài hạn
của mình.
2
Nhóm 3 – CH22A KT
3. Định hướng phát triển trong thời gian tới
Trong tương lai, công ty cổ phần Kinh Đô vẫn hướng đến việc xây dựng một tập
đoàn đa ngành với sự phát triển bền vững.
Bên cạnh việc phát triển ngành hàng chủ lực là chế biến thực phẩm, công ty sẽ đầu
tư nguồn lực phát triển các lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, xây dựng.
Không chỉ chú trọng đến việc tăng doanh thu kinh doanh, lợi nhuận, CTCP Kinh
Đô còn đặt mục tiêu hiện đại hóa quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thu
hút nhân tài, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP.
II. Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô năm 2010 – 2014
(Phân tích dựa theo bảng số liệu excel đính kèm)
1. Phân tích bảng cân đối kế toán
1.1 Giai đoạn 2010-2011:
• Tài sản ngắn hạn
Qua bảng phân tích trên, ta thấy Tài sản ngắn hạn của Cty Kinh Đô năm 2011
tăng 9,83% so với năm 2010, tương ứng với lượng tiền là 228,997 tỉ đồng.Nguyên nhân
đến từ các yếu tố như sau:
- Tiền và các khoản tương đường tiền năm 2011 tăng 295.014 tỉ đồng tương ứng
43,88% so với 2010.Năm 2010 hạng mục này chỉ chiếm 13,34% trong TSNH, nhưng
năm 2011 tăng 3,31% thành 16,65%.
- Đặc biệt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đột biến với mức 212,110 tỉ
đồng tương ứng 131,21%.Năm 2010 con số này chỉ vào khoảng 3,21% nhưng đã tăng lên
6,43% vào năm 2011.
- TSNH khác cũng tăng 51.613 tỉ đồng tương ứng 120,37 %.Năm 2010,TSNH
khác chỉ chiếm 0,85% so với tổng TSNH, nhưng đã tăng gấp đôi vào năm 2011 với
1,63%.
- Tuy nhiên,TSNH chỉ tăng nhẹ khoảng 9,83% là do sự giảm của hàng tồn kho và
các khoản phải thu ngắn hạn..Hàng tồn kho giảm 36,296 tỉ đồng tương ứng 8,36% trong
khi các khoản phải thu giảm sút khá mạnh,vào khoảng 28,82%.
3
Nhóm 3 – CH22A KT
Hàng tồn kho giảm cho thấy Cty trong giai đoạn này đã không còn tích trữ nhiều
nguyên vật liệu do trong tương lai gần giá nguyên liệu sẽ ít biến động.Cũng chính giảm
hàng tồn kho đã dẫn đến sự tăng tiền và các khoản tương đương tiền đã nói ở trên.
Qua quá trình phân tích trên, ta thấy rằng trong năm 2011 TSNH đã tăng lên, sự ứ
đọng hàng hóa phần nào được giải quyết qua việc hàng tồn kho đã giảm xuống ,giảm
8,36% so với năm 2010, bên cạnh đó cty còn chi mạnh vào các khoản đầu tư ngắn hạn
với mức tăng là 131,21%.
• Tài sản dài hạn(TSDH)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy TSDH của cty tăng khá mạnh, tăng 19,95% so với
năm 2010 tương ứng lượng tiền là 540,6 tỉ đồng, chiếm 55,96% tổng tài sản,trong khi đó
năm 2010 lượng này chiếm 53,78%.Điều này cho thấy cty đang có 1 sự dịch chuyển giữa
TSNH và TSDH,tuy ko nhiều.
- Điều này trước tiên được thể hiện ở việc cty chú trọng đầu tư TSCĐ,TSCĐ năm
2011 tăng đến 769,123 tỉ đồng, tương đương 213,088%.TSCĐ năm 2010 chỉ chiếm
13,31% trong tổng TSDH, trong khi đó lượng này ở năm 2011 là 34,76%, như vậy đã
tăng 21.45%.
- Tổng các tài sản dài hạn khác cũng tăng nhẹ 38,97 tỉ đồng, tương ứng 37,22%.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng nhẹ ở mức 45,738 tỉ đồng, tương
ứng 3,78%.
- Tuy nhiên,TSCĐ gia tăng mạnh mẽ nhưng tổng TSDH tăng chưa thực sự cao, vì
suy giảm trong các khoản phải thu dài hạn.Các khoản phải thu dài dạn giảm đến 43,63%
so với năm 2010, tương ứng lượng tiền là 267 tỉ đồng. Kết hợp theo phân tích dọc ta cũng
thấy đc năm 2011 các khoản phải thu này chỉ chiếm vỏn vẹn 5,94% trong tổng TSDH
trong khi đó năm 2010 con số này là 12,14%, giảm hơn 2 lần.
- Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhẹ các khoản đầu tư bất động sản cũng làm cho TSDH
tăng ko thực sự mạnh mẽ, giảm 8,82% so với năm 2010.
Qua phân tích cơ cấu tổng tài sản của Cty Kinh đô, ta nhận thấy sự chuyển dịch
nhẹ trong cơ cấu TSNH và TSDH, trong đó cty tập trung nhiều hơn vào đầu tư TSDH,
đặc biệt là đầu tư TSCĐ, điều này cho thấy quyết tâm mở rộng hệ thống cty, cải thiện
năng suất, KL sản phẩm của BLĐ cty.
• Nợ phải trả.
4
Nhóm 3 – CH22A KT
Nợ phải trả của cty Kinh Đô năm 2011 tăng 65,3% tương ứng lượng tiền là 774,06
tỉ đồng.
Điều này có thể được nhận thấy rõ hơn với việc năm 2010 nợ phải trả của Kinh
Đô chiếm 23,52%, còn trong năm 2011 con số này là 33,73%, tăng hơn 10% trong cơ cấu
Nguồn vốn của cty.
Trong đó,ta dễ dàng nhận thấy sự gia tăng của cả Nợ ngắn hạn lẫn dài hạn, đặc
biệt là Nợ ngắn hạn.Trong năm 2011,nợ ngắn hạn đã tăng 749,56 tỉ đồng, tương ứng
72,49%. Nợ ngắn hạn 30,7% trong cơ cấu nợ phải trả, trong khi đó Nợ dài hạn chỉ chiếm
3,03%.
• Nguồn vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu tăng 76,46 tỉ đồng nhưng lợi ích của các cổ đông thiếu số giảm
gần 81 tỉ đồng, điều này giải thích việc nguồn vốn có giảm nhưng không đáng kể.
Vốn chủ sở hữu tăng là do sự gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2011
lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng 92,868 tỉ đồng tương ứng 14%.
1.2 Giai đoạn 2011-2012:
• Tài sản ngắn hạn:
Trong giai đoạn 2011-2012, theo bảng phân tích ta thấy Tài sản ngắn hạn của công
ty giảm 10.14% ứng với lượng tiền 259.47 tỷ đồng do một số nhân tố tác động sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 137,87 tỉ đồng tương ứng 14,25%, quy
mô của hạng mục này cũng giảm so với năm 2011 chỉ còn 15,03% trên tổng tài sản ngắn
hạn.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh, giảm 138,29 tương ứng 37% so
với năm 2011 và quy mô giảm 2.16% chỉ còn chiếm 4.27%
- Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác cũng giảm mạnh. Đặc biệt là tài sản
ngắn hạn khác giảm 73.71% so với năm 2011 tương đương lượng giảm 69.65 tỷ đồng
khiến hạng mục này chỉ còn chiếm 0.45% quy mô tài sản.
- Tuy nhiên ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ khoảng 165,35 tương
ứng 22,8%, cùng với sự giảm của hàng tồn kho ta thấy có vẻ công ty đã bớt tích trữ hàng
hóa và bán đc nhiều sản phẩm hơn.
• Tài sản dài hạn:
5
Nhóm 3 – CH22A KT
Qua bảng báo cáo trên, ta thấy Tài sản dài hạn của công ty giảm nhẹ giảm 31,71 tỉ
đồng tương ứng giảm 0.98% đối với năm 2011, nguyên nhân do một số tác động sau đây:
- Các khoản phải thu dài hạn có mức giảm tương đối đáng kể nhất, giảm 22.61%
tương ứng với lượng giảm 78 tỷ đồng
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng nhẹ 1.23%.
- Khoản đầu tư bất động sản bị giảm 9.68% tương ứng với giảm 2.57 tỷ đồng,
công ty ko chú trọng nhiều vào đầu tư bất động sản, song Tài sản cố định lại tăng mạnh,
tăng 410,56 tỉ đồng tương ứng tăng 36,33% cho thấy công ty đang tiếp tục đầu tư nhà
xưởng và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, đây cũng có thể coi là một tín
hiệu tốt. Hạng mục này chiếm đến 47.85% tổng tài sản của công ty, tăng 13,09% so với
quy mô năm 2011.
- Tuy nhiên tổng tài sản dài hạn khác lại giảm 19.15% khiến tổng tài sản dài hạn
chung vẫn giảm nhẹ, nhưng qua những phân tích trên ta vẫn thấy những động thái tích
cực từ phía nhà lãnh đão của công ty.
• Nợ phải trả:
Nợ phải trả của công ty Kinh đô trong năm 2012 đã giảm 499.9 tỷ đồng so với
năm 2012 tương đương với mức giảm 25.51%, ta thấy nguyên nhân do cả nợ dài hạn và
nợ ngắn hạn đều đc giảm đáng kể. Cụ thể:
- Nợ ngắn hạn đã giảm 23.91% so với năm trước, chiếm lượng tương đương
426.45 tỷ đồng chiếm 24.59% cơ cấu nguồn vốn.
- Nợ dài hạn cũng giảm đc đáng kể với con số tương đương 41.76%.
Qua vấn đề trên ta thấy công ty có vẻ như đang dần đi vào hoạt động ổn định khi
có thể giảm đc các khoản nợ phải trả do các hoạt động sản xuất hay hoạt động tài chính
diễn biến thuận lợi
• Nguồn vốn
Trong năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng đáng kể 5.39% tương
đương 205,76 tỷ đồng do vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông đều tăng
Vốn chủ sở hữu tăng 5.39% và lợi ích của cổ đông thiểu số tăng 8.42% là nguyên
nhân khiến nguồn vốn công ty đã tăng lên.
1.3. Giai đoạn 2012-2013:
• Tài sản ngắn hạn:
6
Nhóm 3 – CH22A KT
Trong giai đoạn 2013-2012, theo bảng phân tích ta thấy Tài sản ngắn hạn của công
ty tăng 39,58% tương ứng với lượng tiền 909,89 tỷ đồng do ảnh hưởng của các nhân tố
sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 136,07% tương ứng với lượng tiền là
1128,61 tỷ đồng, quy mô của hạng mục này cũng tăng từ 15,03%( năm 2012) lên 30,7% (
năm 2013) trên tổng tài sản.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh năm 2013 so với năm 2012 là
83,23%, tương ứng với số tuyệt đối là 196 tỷ đồng. Quy mô các khoản này cũng giảm từ
4,27% xuống còn 0,62% trên tổng tài sản.
- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 cũng giảm 3,41%
tương ứng với số tuyệt đối là 30,36 tỷ đồng.
- Hàng tồn kho năm 2013 so với năm 2012 cũng giảm 4,81% tương ứng với số
tuyệt đối là 15,33 tỷ đồng, khiến hạng mục này chỉ còn chiếm 13,48% quy mô tổng tài
sản.
- Tài sản ngắn hạn khác năm 2013 so với 2012 tăng mạnh ứng với số tuyệt đối là
92,51%, chiếm 0,75% trên quy mô tổng tài sản.
- Vậy nhìn vào bảng phân tích ta thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng chủ
yếu do công ty tích trữ một lượng tiền và các khoản tương đương tiền khá lớn. Tuy nhiên
ta thấy sự sút giảm của lượng hàng tồn kho cho thấy công ty đã bớt tích trữ hàng hóa và
bán đc nhiều sản phẩm hơn
• Tài sản dài hạn:
Qua bảng báo cáo trên, ta thấy Tài sản dài hạn của công ty giảm nhẹ 1,55% so với
năm 2012 tương ứng với số tiền là 49,91 tỷ đông, nguyên nhân do một số các yếu tố sau
đây:
- Các khoản phải thu dài hạn có mức giảm mạnh nhất, so với năm 2012 giảm
100%
- Tài sản cố định năm 2013 so với năm 2012 cũng giảm 6,84% tương ứng với số
tuyệt đối là 161,95 tỷ đồng, làm cho quy mô trên tổng tài sản giảm xuống còn 34,6%.
- Khoản bất động sản đầu tư năm 2013 so với năm 2012 cũng giảm xuống còn
10,71% tương ứng với số tiền là 2,57 tỷ cho thấy công ty ko chú trọng nhiều vào đầu tư
bất động sản.
7
Nhóm 3 – CH22A KT
- Tổng tài sản dài hạn tăng 53,41% so với năm 2012 tương ứng số tuyệt đối là
62,05 tỷ, làm cho quy mô trên tổng tài sản tăng 19,94% cho thấy công ty chú trọng đầu tư
vào các loại tài sản dài hạn khác.
Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy tổng tài sản dài hạn của công ty giảm nhẹ chủ
yếu do công ty đã thu hồi được một số khoản nợ dài hạn và rút bớt vốn ở một số bất động
sản đầu tư .
• Nợ phải trả:
Nợ phải trả của công ty Kinh đô trong năm 2013 so với năm 2012 tăng nhẹ 2,43%
tương ứng với số tuyệt đối là 35,44 tỷ, ta thấy nguyên nhân chủ yếu do nợ dài hạn tăng
123,89%, còn nợ ngắn hạn có giảm nhưng giảm không đáng kể so với tỷ lệ tăng của nợ
dài hạn . Cụ thể:
- Nợ ngắn hạn đã giảm 6,74% so với năm trước, chiếm lượng tương đương 91,52
tỷ đồng chiếm 19,84% cơ cấu nguồn vốn.
- Nợ dài hạn tăng mạnh so với năm trước tương ứng 123,89%, với số tuyệt đối là
126,96 tỷ đồng.
Qua vấn đề trên ta thấy tình hình nợ phải trả của công ty có vẻ như đang tăng nhẹ
chủ yếu do các khoản nợ dài hạn tăng.
• Nguồn vốn:
Trong năm 2013, nguồn vốn của công ty đã tăng 20,32% tương đương 824,54 tỷ
đồng chủ yếu tăng do vốn chủ sở hữu tăng. Cụ thể như sau:
Vốn chủ sở hữu tăng 21,42% tương ứng với số tuyệt đối là 861,21 tỷ đồng và lợi
ích của cổ đông thiểu số giảm 95,89% tương ứng với số tuyệt đối là 36,67 tỷ đồng.
1.4. Giai đoạn 2013-2014:
* Khái quát: Cuối năm 2014, tổng giá trị tài sản và nguồn vốn của Công ty CP
Kinh Đô là 7.875,877 tỷ đồng, đã tăng 1.497,631 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng
23,48% so với năm 2013, chứng tỏ quy mô nguồn tài chính hay quy mô vốn của Công ty
CP Kinh Đô đã được mở rộng vào cuối năm 2014, đây là cơ sở để Công ty CP Kinh Đô
mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
8
Nhóm 3 – CH22A KT
* Xét về cơ cấu Tài sản: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013
tăng từ 50,31% lên 54,90%, trong khi tỷ trọng tài sản dài hạn lại giảm từ 49,69% xuống
còn 45,10%. Đối với Công ty CP Kinh Đô, sự gia tăng về quy mô tài sản và sự thay đổi
cơ cấu tài sản của Công ty như trên cần đi sâu vào phân tích để chỉ rõ nguyên nhân.
• Tài sản dài hạn: Năm 2014 so với năm 2013, giá trị tài sản dài hạn đã tăng
382,451 tỷ đồng (tương ứng với tốc độ tăng 12,07%), chủ yếu là do một số tác động sau
đây:
Tài sản cố định tăng 17,66%, tương ứng với 242,191 tỷ đồng, chiếm tới 45,43%
tổng Tài sản dài hạn của Công ty (năm 2014), tăng 2,16% so với quy mô năm 2013. Đây
là mức tăng tương đối ổn định cho công ty. Trong đó:
+ Tài sản cố định vô hình tăng mạnh tới 98,31%, tương ứng với tăng 320,685 tỷ
đồng, cho thấy công ty đã tập trung mạnh cho việc đầu tư nâng cao giá trị thương hiệu
của mình.
+ Tài sản cố định hữu hình tăng 2,65%, tương ứng với 24,338 tỷ đồng nhưng lại
chiếm tỷ trọng lớn tới 58,49% trong tổng Tài sản cố định của Công ty (năm 2014), cho
thấy công ty đã đầu tư mở rộng thêm quy mô sản xuất của mình.
Đầu tư liên doanh, liên kết năm 2014 tăng tương đối mạnh tới 17,06%, tương ứng
với 214,406 tỷ đồng so với năm 2013, chiếm 99,42% trong tổng các khoản đầu tư tài
chính dài hạn (năm 2014). Cho thấy công ty đang tập trung đầu tư vào liên doanh liên kết
để mở rộng quy mô và thị trường của mình.
Tuy nhiên, do Tài sản ngắn hạn tăng quy mô nhanh và mạnh hơn, làm cho quy mô
Tài sản dài hạn trong Tổng Tài sản năm 2014 bị giảm đi 4,59% so với năm 2013, bên
cạnh đó do trong năm 2014 bất động sản đầu tư giảm nhẹ tỷ trọng 0,15%, tài sản dài hạn
khác cũng giảm tỷ trọng 1,16% và lợi thế thương mại cũng giảm 2,4% so với năm 2013
làm cho làm cho TSDH tăng ko thực sự mạnh mẽ. Nhưng qua những phân tích trên ta
vẫn thấy những động thái tích cực từ phía nhà lãnh đão của công ty CP Kinh Đô.
Tài sản ngắn hạn: Năm 2014 so với năm 2013, giá trị tài sản ngắn hạn đã tăng
1.115,180 tỷ đồng, tương ứng với 4,59%, tỷ lệ tăng là 34,75%, cho thấy mức tăng và tỷ lệ
tăng của Tài sản ngắn hạn là khá lớn. Nguyên nhân đến từ các yếu tố như sau:
- Tiền và các khoản tương đường tiền năm 2014 tăng 26,0% so với 2013, tương
ứng với 509,113 tỷ đồng. Chiếm 57,06% tổng giá trị tài sản ngắn hạn (năm 2014). Cho
9
Nhóm 3 – CH22A KT
thấy Công ty CP Kinh Đô đang chủ động tăng dự trữ tiền nhằm đảm bảo chủ động trong
thanh toán nhanh cần thiết.
Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2014
đang bị giảm 3,96% so với năm 2013, do tốc độ tăng của các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn rất mạnh khiến kết cấu tỷ trọng tài sản ngắn hạn thay đổi.
- Đặc biệt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2014 tăng đột biến với tốc độ
1.673,32%, tương ứng với 660,621 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2013 con số này chỉ
vào khoảng 1,23% nhưng đã tăng lên 16,19% vào năm 2014.
- Hàng tồn kho năm 2014 tăng 9,89%, tương ứng với 30,043 tỷ đồng so với năm
2013, tốc độ tăng này tương đối an toàn, do Công ty đang tăng dự trữ nguyên liệu chờ
phục vụ cho dây chuyền sản xuất mới hoàn thành đi vào vận hành. Tuy nhiên, phần lớn
hàng tồn kho tăng là do lượng thành phẩm tồn kho năm 2014 tăng lên tới 27,558 tỷ đồng,
tương ứng với 8,68% so với năm 2013, như vậy đã thể hiện khó khăn của Công ty Kinh
Đô trong việc tiêu thụ.
- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 có xu hướng giảm 8,82%, tương ứng với
75,862 tỷ đồng so với năm 2013, cho thấy mức độ vốn của Công ty CP Kinh Đô bị chiếm
dụng đang có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng khá cao là 18,13% (năm
2014) trong tổng Tài sản ngắn hạn. Nhưng đã cho thấy trình độ quản trị công nợ phải thu,
chính sách tín dụng thương mại của Công ty CP Kinh Đô với khách hàng và nhà cung
cấp đang ngày càng được quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
- Các tài sản ngắn hạn khác năm 2014 cũng giảm tương đối đến 18,27%, tương
ứng với 8,735 tỷ đồng. Trong đó giảm mạnh nhất là Thuế và các khoản phải thu Nhà
nước giảm 88,92%, tương ứng với 15,574 tỷ đồng, cho thấy các nhà quản trị đã quán triệt
và đôn đốc rất quyết liệt trong vấn đề này.
Kết luận: Qua phân tích cơ cấu tổng tài sản của Công ty CP Kinh Đô, ta nhận
thấy sự chuyển dịch nhẹ trong cơ cấu TSNH và TSDH, trong đó cty tập trung nhiều hơn
vào đầu tư TSNH, đặc biệt là đầu tư tài chính ngắn hạn và tăng dự trữ tiền và các khoản
tương đương tiền nhằm chủ động trong thanh toán, điều này cho thấy quyết nâng cao giá
trị thương hiệu của Công ty đối với các đối tác và khách hàng, nhằm ngày một mở rộng
thị trường và tầm lớn mạnh của mình.
10
Nhóm 3 – CH22A KT
* Xét về cơ cấu Nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Kinh Đô chủ yếu
chú trọng vào Vốn chủ sở hữu và Lợi ích cổ đông thiểu số. Năm 2014 Vốn chủ sở hữu
chiếm tới 78,55% tỷ trọng Tổng nguồn vốn, điều này phản ánh quy mô vốn đầu tư của
Chủ sở hữu đang ngày càng được mở rộng và năng lực tự chủ về tài chính của Công ty
ngày càng cao.
• Nợ phải trả: Nợ phải trả của cty Kinh Đô năm 2014 tăng 93,115 tỷ đồng, tương
ứng với tốc độ tăng là 6,23%, cho thấy công ty đang tăng huy động nợ, chính sách về huy
động vốn làm khả năng tự chủ về tài chính giảm, rủi ro về tài chính tăng. Tuy nhiên, tỷ
trọng nợ phải trả năm 2014 lại chỉ chiếm 20,17% Tổng nguồn vốn, giảm 3,27% so với tỷ
trọng nợ phải trả năm 2013, cho thấy đây có thể là cơ hội để tận dụng lợi ích từ đòn bẩy
tài chính nhằm khuếch đại ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu).
-Nợ phải trả tăng chủ yếu do nợ ngắn hạn năm 2014 tăng 21,36%, tương ứng với
270,291 tỷ đồng so với năm 2013, trong đó chủ yếu là do các khoản phải trả ngắn hạn
khác tăng 52,23%, vay ngắn hạn tăng 38,01%, chi phí phải trả tăng 34,6% và phải trả
người LĐ tăng 23,1%, bên cạnh đó là sự sụt giảm về quỹ khen thưởng, phúc lợi và Thuế
và các khoản phải nộp NSNN làm cho nợ ngắn hạn tăng lên. Cho thấy Công ty CP Kinh
đô đang tăng huy động vốn từ Ngân hàng, làm tăng áp lực thanh toán và rủi ro tài chính
ngắn hạn.
Quỹ khen thưởng giảm 8,25% cho thấy quy mô lợi nhuận của Cty CP Kinh Đô
đang giảm do Quỹ khen thưởng phúc lợi được trích từ lợi nhuận giữ lại của Công ty. Mặt
khác, Kinh Đô đang dần nâng tầm uy tín của mình trên thị trường khi giảm tỷ trọng Thuế
và các khoản phải nộp NSNN 3,17%, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.
-Nợ dài hạn năm 2014 là 52,304 tỷ đồng, đã giảm so với năm 2013 là 77,2%,
tương ứng với 117,136 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là do vay và nợ dài hạn năm 2014 đã
được Công ty thanh toán 100%, do đó không còn khoản vay và nợ dài hạn trên bảng
CĐTK, cho thấy chính sách về huy động vốn của Kinh Đô chuyển dịch hoàn toàn về Vay
ngắn hạn, làm giảm áp lực thanh toán và rủi ro tài chính lên các khoản nợ dài hạn, tăng
uy tín của Kinh Đô với các bên liên quan. Điều này sẽ là đòn bẩy cho khả năng sinh lời
của Kinh Đô.
-Do vậy. Công ty CP Kinh Đô cần chủ động theo dõi và thanh toán đúng kỳ các
khoản nợ để nhằm tăng uy tín của mình với các bên liên quan. Mặt khác công ty cần có
11
Nhóm 3 – CH22A KT
các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tiết kiệm hơn để giảm áp lực cho các
nguồn vốn tài trợ ngắn hạn.
• Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu năm 2014 là 6.186,608 tỷ đồng, tăng
lên 1.304,964 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 26,73%, mức tăng này là tương đối
lớn khi xét trong tổng biến động, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu tăng 2,02%, như vậy cho
thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty CP Kinh Đô ngày càng tăng cao.
-Điều này thể hiện qua vốn cổ phần năm 2014 tăng 53,11% (tương ứng với
890,251 tỷ đồng), tỷ trong tăng 7,15% so với năm 2013. Bên cạnh đó, thặng dư vốn cổ
phần năm 2014 tăng 39,67% (tương ứng với 929,985 tỷ đồng), tỷ trọng tăng 4,9% so với
năm 2013, làm gia tăng vốn chủ sở hữu, điều này chứng tỏ tiềm năng huy động vốn của
Kinh Đô từ thị trường chứng khoán khá thuận lợi.
-Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2014 là 1.084,533 tỷ đồng, tăng 137,928
tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 14,57% so với năm 2013, tăng tương đối nhanh,
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cao. Trong khi Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ
dự phòng tài chính lại không biến động, cho thấy Công ty CP Kinh Đô vẫn duy trì mức
đầu tư thông qua lợi nhuận giữ lại như năm 2013, điều này tạo cơ sở cho Kinh Đô nâng
cao năng lực kinh doanh.
Lợi ích của cổ đông thiểu số: năm 2014, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 99,512 tỷ
đồng, với tốc độ tăng mạnh là 6.331,82% so với năm 2013. Tuy nhiên, lợi ích cổ đông
thiểu số chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng nguồn vốn, chỉ 0,02% (năm 2013) và 1,28% (năm
2014), tăng 1,26%, nhưng cũng cho thấy tỷ lệ nắm giữ của cổ đông thiểu số đối với các
công ty con của của Kinh Đô đang dần tăng lên.
Kết luận: Quy mô Nguồn vốn Công ty CP Kinh Đô tăng lên và tập trung vào Vốn
chủ sở hữu và huy động nợ ngắn hạn cho các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dự trữ
hàng tồn kho để đưa vào sản xuất khi hoàn thiện xong dây chuyền sản xuất mới. Khoản
vốn chiếm dụng từ các đối tượng thay thế cho vay dài hạn Ngân hàng cũng tăng lên, điều
này làm giảm áp lực thanh toán, trả nợ trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn lại làm giảm
uy tín với người lao động trong công ty, ảnh hưởng tới năng suất lao động, tạo áp lực đến
khả năng sinh lời, hệ số nợ ngắn hạn cao làm gia tăng rủi ro tài chính và giảm khả năng
vay nợ trong tương lai cũng như tăng năng suất lao động.
12
Nhóm 3 – CH22A KT
Quy mô vốn chủ tăng nhanh, thể hiện được ảnh hưởng tích cực từ kết quả sản xuất
cũng như biến động có lợi từ thị trường chứng khoán đối với việc huy động vốn của
Công ty CP Kinh Đô.
Kiến nghị: Công ty CP Kinh Đô cần có kế hoạch trả nợ chi tiết trong ngắn hạn
tương ứng với phương án sản xuất kinh doanh cũng như áp dụng các biện pháp đẩy
nhanh tiến độ dự án để đảm bảo uy tín cũng như ngăn ngừa các rủi ro tài chính cho thị
trường chứng khoán. Đối với các khoản vốn chiếm dụng của người lao động, ngân hàng,
nhà cung cấp… cần tiếp tục phát huy nhưng trên cơ sở duy trì mối quan hệ. Nâng cao uy
tín của thị trường chứng khoán bằng việc tuân thủ kỷ luật thanh toán và giao hàng đi đôi
với chất lượng.
2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.1. Phân tích ngang
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CP Kinh Đô : xuyên suốt giai đoạn
2010-2014, trong khi DTT và LNG đều tăng trưởng đều qua các năm (cá biệt có năm
2011 DDT tăng 120,2%, LNG tương ứng tăng 144,11% so với năm 2010) thì lợi nhuận từ
HĐKD và lợi nhuận thuần trước thuế lại có biến động thất thường: năm 2011, LN thuần
từ HĐKD giảm 44,23%, LN thuần trước thuế giảm 48,39% so với năm 2010; các năm
13
Nhóm 3 – CH22A KT
sau trong giai đoạn 2011-2012 lại có sự tăng trưởng đều: tăng nhanh và mạnh trong năm
2011-2013 và tăng nhẹ 2013-2014.
DT năm 2011 của Kinh đô tăng 2,335,243,428,344 đồng, tương đương với tốc độ tăng
đột biến 120.20 % so với năm 2010, DT các năm sau đều tăng so với năm trước với tốc
độ chậm: 2012 tăng 0,79% so với 2011, 2013 tăng 8,42% và 2014 tăng 9,65% so với năm
2013. Điều này chứng tỏ quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh của DN trong năm
2010, thể hiện bằng việc gia tăng rất lớn đầu tư vào TSCĐ: TSCĐ hữu hình năm 2011
tăng 183,22% so với năm 2010, TSCĐ vô hình tăng 275,56% đã mang lại hiệu quả đáng
kể. Công ty không chỉ mở rộng quy mô mà còn đầu tư vào nghiên cứu cải tiến nâng cao
chất lượng các sản phẩm và tích cực quảng bá vì vậy vẫn đạt được sự tăng trưởng doanh
thu tích cực như trên.
14
Nhóm 3 – CH22A KT
Để đạt được kết quả trên chi phí bán hàng năm 2011 tăng 596,084,112,996 đồng,
tương ứng tốc độ tăng 171.49% so với năm 2010, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu
2011 so với 2010 là 120,20%. Các năm tiếp sau, chi phí bán hàng năm sau so với năm
trước đều tăng với tốc độ chậm và vẫn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu tương ứng.
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã không tiết kiệm chi phí bán hàng khi mở rộng đáng
kể quy mô.
15
Nhóm 3 – CH22A KT
Cùng với việc tăng doanh thu là việc tăng giá vốn hàng bán năm 2011 tăng
1,325,502,070,399 đồng, tương ứng tốc độ tăng 106.19% so với năm 2010, thấp hơn tốc
độ tăng doanh thu tương ứng trong giai đoạn. Trong khi đó hàng tồn kho của doanh
nghiệp lại giảm 36,30 triệu đồng (từ 434,33 triệu xuống 399,655 triệu đồng). Đây là một
kết quả đáng mừng của doanh nghiệp, trong điều kiện lạm phát năm 2011 ở mức 18,6%
làm cho giá nguyên liệu cơ bản tăng cao gây ảnh hưởng tới giá đầu vào của công ty. Tuy
nhiên Kinh Đô đã duy trì lợi nhuận biên bằng cách điều chỉnh một phần sự tăng giá
nguyên liệu vào trong giá bán. Việc này giúp tăng doanh thu và đảm bảo lợi nhuận gộp
mà cũng không làm ảnh hưởng nhiều tới doanh số bán ra, năm 2011 doanh số bán hàng
của công ty vẫn tiếp tục tăng. Việc quản lí chi phí sản xuất tốt và điều chỉnh giá bán hợp
lí đã giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và duy trì giá vốn hàng bán ở mức hợp lý. Năm
2012 giá vốn hàng bán giảm 1,168,507,970,247 đồng so với năm 2010, tương ứng với tốc
độ giảm 6.39 % trong khi DTT tăng 2,352,163,151,316 đồng tương ứng với tốc độ tăng
21.64%. Điều này làm tăng tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu tăng.
16
Nhóm 3 – CH22A KT
Từ kết quả trên, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp năm 2011 đã tăng
987,749,267,310 đồng tương ứng tốc độ tăng 144.11%. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại giảm tới 273,093,900,261 đồng tương ứng tốc
độ giảm 44,23%. Năm 2012 lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng 11,71% so với năm
2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại tăng tới 48,08%.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này đến từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Năm 2010, doanh nghiệp có một nghiệp vụ bất thường đó là thanh lí các khoản
đầu tư. Nghiệp vụ này làm mang lại một khoản doanh thu là 2,945 triệu đồng. Đương
nhiên vì là một nghiệp vụ bất thường nên năm 2011 không còn có nghiệp vụ này nữa.
Chính điều này đã làm cho doanh thu tài chính và chi phí tài chính năm 2011 giảm đi
một số tiền tương ứng so với năm 2010.
Ngoài ra, việc chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp năm 2011 tăng cũng góp
phần làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm. Trong đó chi phí quản lí doanh
nghiệp thường ít biến đổi lại tăng 190,071,466,481 đồng tương ứng tốc độ tăng 134.20%.
Trong năm 2011, Kinh Đô tiến hành sát nhập với một số công ty nhỏ cùng ngành, đây
cũng là một nguyên nhân làm cho chi phí quản lí doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên việc tăng
tới hơn 134% như trên thì thật khó chấp nhận, nên ta có thể nhận xét doanh nghiệp đã
17
Nhóm 3 – CH22A KT
quản lý chi phí QLDN chưa tốt, gây lãng phí. Đến năm 2012 chi phí quản lý doanh
nghiệp còn tăng 3,41% so với năm 2011 nhưng đến 2013 lại tăng 15,44% so với năm
2012 => càng cho thấy DN quản lý chưa tốt gây thất thoát nhiều.
Một nguyên nhân làm lợi nhuận thuần trước thuế giảm là lợi nhuận khác. Trong
khi thu nhập khác năm 2011 giảm 17,996,419,591 đồng thì chi phí khác năm 2011 lại
tăng 7,952,820,250 đồng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận khác giảm 25,949,229,841
đồng. Nguyên nhân là do các hoạt động không thường xuyên của doanh nghiệp như: hoạt
động thanh lí tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2010; hay nghiệp vụ tư vấn thiết lập
hệ thống quy hoạch chiến lược và kiểm soát nội bộ năm 2010 mang lại một khoản thu
nhập nhưng năm 2011 lại không có…Năm 2012 thu nhập khác giảm 16,330,910,375
đồng, chi phí khác tăng 27,655,123,533 đồng dẫn đến lợi nhuận khác giảm
43,986,023,908 đồng.
Lợi nhuận thuần sau thuế giảm 302,276,221,585 đồng năm 2011. Giảm
223,481,967,070 đồng năm 2012 con số này cho thấy kết quả kinh doanh của DN năm
2011 và năm 2012 không tốt hơn các năm trước -> sự cố gắng của DN trong quá trình
tìm kiếm lợi nhuận không thực sự đạt được hiệu quả.
2.2 Phân tích dọc
Năm
Năm
Năm
%
%
%
%
%
%
%
2010
100.00
64.55
35.45
34.34
12.54
17.98
7.32
2011
100.00
60.60
39.40
3.00
4.25
22.22
7.81
2012
100.00
56.39
43.61
3.11
4.44
22.37
8.00
%
31.94
8.11
11.91
%
%
%
%
%
%
1.89
0.66
1.22
34.98
5.73
30.04
0.43
0.49
-0.05
8.22
2.06
6.56
0.47
0.94
-0.47
11.43
3.07
8.34
STT Các chỉ tiêu
Đơn vị
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
18
Nhóm 3 – CH22A KT
Qua bảng có thế thấy, tỷ trọng của các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh năm
2010-2012 ( lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ HĐKD, lợi nhuận trước thuế) có hai
hướng thay đổi: sự tăng lên của tỷ suất LN gộp/Doanh thu thuần và sự thay đổi không ổn
định của tỷ suất LN từ HĐKD/Doanh thu thuần và LNTT/DTT. Tuy nhiên, sự không ổn
định của các chỉ tiêu khác trong cùng năm cũng như so với năm 2010 là xu hướng chủ
yếu.
Đối với tỷ suất LNG/DTT, có xu hướng tăng liên tục từ năm 2010-2012 từ 35.45%
lên 43.61% ( tăng 8.16%). Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tuy tăng nhưng tốc độ
tăng chậm hơn doanh thu thuần, đặc biệt năm 2012 còn có xu hướng giảm nên làm giảm
tỷ lệ giá vốn hàng bán/DTT 8.16% (giảm từ 64.55% năm 2010 xuống 56.39% năm
2012). Bên cạnh đó, hàng tồn kho giảm liên tục từ năm 2010 đến năm 2012 (theo bảng
CĐKT) chứng tỏ GVHB/DTT chiếm tỷ lệ thấp hơn không phải do bị ứ đọng vốn trong
hàng tồn kho mà có thể do trong năm 2011-2012, công nghệ sản xuất được cải thiện,
quản lý chi phí sản xuất tốt, tránh thất thoát chi phí và cả sự tăng giá bán sản phẩm trong
thời gian này. Từ đó có thể nói HĐSXKD của công ty đã có hiệu quả hơn trước.
Biểu đồ chi phí năm 2010 – 2012
Còn khi xét tới tỷ suất LN thuần từ HĐKD và LNTT so với DTT thì cả hai chỉ tiêu
này đều phản ánh một bộ mặt khác hẳn về kết quả cuối cùng mà công ty đạt được cho kỳ
19
Nhóm 3 – CH22A KT
kinh doanh năm 2011. Theo bảng trên thì LN từ HĐKD và LNTT năm 2010 chiếm tỷ
trọng khá cao so với DTT (lần lượt là 31.94% và 34.98%) nhưng đến năm 2011 thì có xu
hướng giảm rất mạnh (mức giảm tỷ trọng lần lượt là 23.83% và 26.75%). Đây là điểm
chính và đáng chú ý nhất khi thực hiện tìm hiểu và về phân tích KQKD năm 2011 của
Kinh Đô.
Cũng từ bảng tính ở trên cho thấy, nguyên nhân chính dẫn tới sự tụt giảm tỷ trọng
này là từ hoạt động tài chính của công ty. Cả hai khoản doanh thu tài chính và chi phí tài
chính đều giảm, trong đó DTTC giảm mạnh 31.34%, giảm hơn 10 lần so với năm 2010
và CPTC giảm 8.28%, giảm gần 3 lần so với năm 2010. Căn cứ vào thuyết minh báo cáo
tài chính số 21.2 và 22 của Báo cáo kiểm toán hợp nhất của Công ty cổ phần Kinh Đô
năm 2011, biến động của DTTC và CPTC chủ yếu do việc thanh lý các khoản đầu tư. Cụ
thể, năm 2010, lãi từ thanh lý các khoản đầu tư là hơn 556 tỷ đồng, sau khi đã trừ đi
khoản phí thanh lý từ khoản đầu tư là hơn 144 tỷ đồng. Ngược lại, trong năm 2011, các
khoản thanh lý đầu tư tuy không mất phí thanh lý nhưng lại lỗ hơn 2 tỷ đồng. Hơn nữa, tỷ
trọng của DTTC giảm nhiều hơn so với tỷ trọng của CPTC chứng tỏ việc thanh lý các
khoản đầu tư khôg hiệu quả đã làm giảm đáng kể đến LN từ HĐTC do đó làm giảm tỷ
trọng LN từ HĐKD/DTT khi so sánh với năm 2010.
Ngoài nguyên nhân trên còn có ảnh hưởng của nhân tố chi phí đới với sự thay đổi
tỷ suất LN từ HĐKD/DTT. Có thể nhắc tới 2 loại chi phí là chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp. Đối với CPBH, trong khi DTT tăng nhiều như vậy thì CPBH cũng
có xu hướng tăng nhẹ (4.24%) có thể do từ năm 2010, công ty Kinh Đô liên tục sáp nhập
các công ty con để làm cho thương hiệu Kinh Đô được mở rộng, mở ra cơ hội và tiềm
năng phát triển mới cho Kinh Đô trong tương lai nhưng cũng làm cho CPBH tăng lên.
Đối với CPQLDN cũng có xu hướng tăng nhưng tăng rất ít (0.49%), có thể là do chi phí
cho hoạt động sáp nhập gây ảnh hưởng. Tuy rằng sự ảnh hưởng của CPQLDN cũng như
CPBH là không tác động quá lớn nhưng cũng là một phần nguyên nhân làm thay đổi tỷ
suất LN từ HĐKD/DTT so với năm 2011.
Riêng đối với tỷ suất LNTT/DTT, ngoài chịu ảnh hưởng hệ quả từ các nguyên
nhân nêu trên thì còn bị tác động bởi các kết quả từ hoạt động khác của công ty. Cụ thể là
do thu nhập khác có xu hướng giảm cả về quy mô và tỷ trọng so với năm 2010 (giảm từ
20
Nhóm 3 – CH22A KT
1.89% xuống 0.43%)và LN từ công ty liên kết cũng giảm cả về quy mô và tỷ trọng (giảm
1.65%), còn chi phí khác tăng về quy mô nhưng lại giảm nhẹ tỷ trọng.
Đến năm 2012, cả tỷ suất LN từ HĐKD/DTT và LNTT/DTT đều có xu hướng tăng
nhẹ so với năm 2011. Cụ thể, tỷ suất LN từ HĐKD/DTT tăng từ 8.11% lên 11.91% (tăng
3.81%) và tỷ suất LNTT/DTT tăng từ 8.22% lên 11.43% (tăng 3.21%). Do trong năm
2012, Kinh Đô đã tiến hành cơ cấu lại danh mục sản phẩm của công ty, tập trung vào các
sản phẩm chủ lực có biên LN gộp cao với mục tiêu tối đa hóa LN từ DT.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Công ty cổ phần Kinh Đô
Năm 2013 – 2014
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2013
Năm 2014
Doanh thu thuần
%
10000%
10000%
Giá vốn hàng bán
%
55.29
54.76
Lợi nhuận gộp
%
44.71
45.24
Doanh thu hoạt động tài chính
%
2.42
2.82
Chi phí tài chính
%
1.57
0.51
Chi phí bán hàng
%
21.32
23.70
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
Thu nhập khác
%
8.47
8.15
%
67.79
65.34
%
0.65
1.24
Chi phí khác
%
0.74
0.63
Lợi nhuận khác
%
-0.09
0.61
Lợi nhuận trước thuế
%
9.12
9.38
Thuế thu nhập doanh nghiệp
%
2.54
2.36
Lợi nhuận sau thuế
%
10.54
10.48
Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2013 là 55.29 % còn
năm 2014 là 54.76 % , như vậy tỷ trọng giá vốn hàng bán qua 2 năm giảm xuống chính
điều này sẽ ảnh hưởng rất tốt đến lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra chi phí tài chính giảm trong 2 năm, giảm từ 1.57 % năm 2013 xuống
0.51% năm 2014, nhưng chi phí bán hàng lại tăng lên từ 21.32 % len 23.70 % và chi phí
quản lý giảm xuống không đáng kể từ 8.47 % năm 2013 xuống 8.15 % năm 2014. Các số
21