Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.86 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------oOo---------

NGUYỄN VIẾT SINH

BÀI TIỂU LUẬN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC
SINH TRONG BÀI NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA
NHÔM (TIẾT 1) - LỚP 12 – CƠ BẢN

MÔN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC

Huế, 7/2019


CHƯƠNG 1. NĂNG LỰC SÁNG TẠO
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC
Khái niệm năng lực (Capacite – Pháp, Capacity – Anh) : Còn gọi là
khả năng thực hiện như khả năng giải nhanh các bài tập là một sự kết hợp linh
hoạt và độc đáo của nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo thành những
điều kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng, tập dượt
nhanh chóng và hoạt động đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó.
Theo từ điển Tiếng việt thông dụng: “Năng lực là khả năng làm tốt
công việc”. Trong tâm lý học người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lý
riêng của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp
một loạt hoạt động nào đó, mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động. Người có năng
lực về một mặt nào đó thì không phải nỗ lực nhiều trong quá trình công tác


mà vẫn khắc phục được nhiều khó khăn một cách nhanh chóng và dễ dàng
hơn những người khác hoặc có thể vượt qua khó khăn mới mà người khác
không thể vượt qua được.
Theo các nhà tâm lý học, năng lực chính là khả năng thực hiện một
hoạt động nào đó trong một thời gian nhất định nhờ những điều kiện nhất định
và những tri thức tiểu xảo đã có. Năng lực chứa đựng yếu tố mới mẻ linh
hoạt, có thể giải quyết nhiệm vụ thành công trong những tình huống khác
nhau, trong một lĩnh vực hoạt động rộng hơn. Do vậy, năng lực của học sinh
sẽ là mục đích của dạy học, giáo dục, những yêu cầu về bồi dưỡng phát triển
năng lực cho học sinh cần đặt đúng chỗ của chúng trong mục đích dạy học.
Năng lực (tiếng la tinh là « competentia », có nghĩa là gặp gỡ, khái
niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau) : Năng lực : Là một
thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ
năng, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức. Năng lực :
Là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải
quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hộivà khả

2


năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu
quả trong những tình huống linh hoạt.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ SÁNG TẠO
Có rất nhiều quan niệm về sáng tạo: Theo từ điển Bách khoa toàn thư
Liên Xô tập 42 thì:" Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một
sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị".
Theo từ điển tiếng việt thông dụng thì: "Sáng tạo là nghĩ ra và làm ra những
giá trị vật chất hoặc tinh thần". Sáng tạo thường được hiểu là tạo ra, đề ra
những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích, phù hợp với hoàn cảnh.
Theo các nhà tâm lí học thì sáng tạo là năng lực đáp ứng một cách thích

đáng nhu cầu tồn tại theo lối mới, năng lực gây ra cái gì đấy mới mẻ. Sự thích
ứng như vậy, nếu có xu hướng nội tâm lí thì chủ yếu liên quan tới cảm giác,
phát hiện sự nảy sinh những ý và nghĩa trong quá trình hình thành mục đích,
nếu có xu hướng ngoại tâm lí thì mang những hình thức của các câu trúc mới,
những quy trình hoặc sáng chế mới hoặc tiếp tục tồn tại.
1.3. NĂNG LỰC SÁNG TẠO
Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về
vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng
thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. Năng lực sáng tạo khoa
học của mỗi cá nhân thể hiện ở chỗ cá nhân có thể mang lại những giá trị mới,
những sản phẩm mới quí giá đối với nhân loại.
Đối với học sinh: Năng lực sáng tạo trong học tập chính là năng lực
biết giải quyêt vấn đề học tập để tìm ra cái mới ở mức độ nào đó thể hiện
được khuynh hướng, năng lực sáng tạo, kinh nghiệm của cá nhân học sinh.
Năng lực nói chung và năng lực sáng tạo nói riêng không phải chỉ là bám sinh
mà được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của chủ thể. Bởi
vậy muốn hình thành năng lực học tập sáng tạo phải chuẩn bị cho học sinh
những điều kiện cần thiết để họ có thể thực hiện thành công với một số kết
quả mới mẻ nhất định trong hoạt động đó. Đó là tổ chức cho học sinh hoạt
3


động càng nhiều càng tốt. Thiên tài 99% là do lao động (hoạt động). Hoạt
động sáng tạo bất kỳ lúc nào, ở đâu, chỉ xảy ra trong khi giải quyết vấn đề.
1.4. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO Ở HỌC SINH
Từ các cơ sở trên chúng ta có thê có những quan niệm vê năng lực sáng
tạo của học sinh như sau:
- Năng lực tự chuyển tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang
tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện, hoàn cảnh mới.
- Năng lực nhận thấy vấn đề mới trong điều kiện quen biết (tự đặt câu

hỏi mới cho mình và cho mọi người về bản chất của các điều kiện, tình
huống, sự vật). Năng lực
- Năng lực nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu. Thực
chất là bao quát nhanh chóng, đôi khi ngay tức khắc, các bộ phận, các yếu tố
của đối tượng trong mối tương quan giữa chúng với nhau.
- Năng lực biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình
huống. Khả năng huy động các kiến thức cần thiết để đưa ra giả thuyết hay
các dự đoán khác nhau khi phải lí giải một hiện tượng.
- Năng lực xác nhận bằng lí thuyết và thực hành các giả thuyết (hoặc
phủ nhận nó) . Năng lực biết đề xuất các phương án thí nghiệm hoặc thiết kế
sơ đồ thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết hay hệ quả suy ra từ giả thuyết hoặc
để đo một đại lượng nào đó với hiệu quả cao nhất có thể được trong những
điều kiện đã cho.
- Năng lực nhìn nhận một vấn đề dưới những góc độ khác nhau, xem
xét đối tượng ở những khía cạnh khác nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau. Năng
lực tìm ra các giải pháp lạ, chẳng hạn đối với bài toán hóa học, có nhiều cách
nhìn đối với việc tìm kiếm lời giải, năng lực kết hợp nhiều phương pháp giải
bài tập để tìm ra một phương pháp mới, độc đáo.
Như vậy năng lực sáng tạo chính là khả năng thực hiện được những
điều sáng tạo. Đó là nét làm thành thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo
riêng luôn phù hợp vói thực tế. Luôn biết và đề ra những cái mới khi chưa
4


được học, nghe giảng hay đọc tài liệu hay tham quan về việc đó nhưng vẫn
đạt kết quả cao.Đối với học sinh phổ thông tất cả những gì mà họ" tự nghĩ ra"
khi giáo viên chưa dạy, học sinh chưa đọc sách, chưa biết được nhờ trao đổi
với bạn đều coi như có mang tính sáng tạo.
1.4. CÁC THÀNH TỐ CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO
- Nhận ra ý tưởng mới

- Hình thành và triển khai ý tưởng mới.
- Tư duy độc lập.
1.5. CÁC TIÊU CHÍ, THANG ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí

Mức độ

Điểm Cách đánh giá
tối đa

1. Nhận ra
ý tưởng mới

+ Biết xác định thông tin, ý tưởng

1

Phiếu ĐG cá

mới và phức tạp từ các nguồn thông

nhân trong

tin khác nhau.

nhóm, quan sát

+ Biết xác định và làm rõ thông tin, ý

2


của GV

tưởng mới và phức tạp từ các nguồn
thông tin khác nhau.
+ Biết phân tích các nguồn thông tin

3

độc lập để thấy được khuynh hướng
và độ tin cậy của ý tưởng mới.
+ Phân tích rõ ràng và đúng các

4

nguồn thông tin độc lập để thấy được
khuynh hướng và độ tin cậy của ý
tưởng mới.
2. Hình

+ Nêu được nhiều ý tưởng mới trong

thành và

học tập và cuộc sống; suy nghĩ không

nhân trong

triển khai ý


theo lối mòn.

nhóm, quan sát

tưởng mới.

+ Tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý 2

của GV

tưởng khác nhau.
5

1

Phiếu ĐG cá


+ Hình thành và kết nối các ý tưởng.

3

+ Nghiên cứu để thay đổi giải pháp 4
trước sự thay đổi của bối cảnh.
3.

+ Đánh giá rủi ro và có dự phòng.
Tư duy + Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị,

độc lập.


1

Phiếu ĐG cá

không dễ dàng chấp nhận thông tin

nhân trong

một chiều.

nhóm

+ Không thành kiến khi xem xét,

2

đánh giá vấn đề
+ Biết quan tâm đến các lập luận và 3
minh chứng thuyết phục.
+ Sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn

4

đề.
Tổng điểm
1.6. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC HIỆN NAY
Đối với người Việt Nam hiện nay trình độ sáng tạo ở mức nào? Hãy xét một
vài chỉ số sau:

+ Năm 2012, tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu đã công bố chỉ số đổi mới
và sáng tạo quốc gia, Việt Nam xếp thứ 76/141 nước, đứng thứ 5 trong khu
vực sau Singapore, Malaysia, Brunei Parussalam và Thailand. Như vậy theo
kết quả đó, chỉ số đổi mới và sáng tạo của Việt Nam ở mức dưới trung bình.
+ Số bằng sáng chế cũng là chỉ số quan trọng và khách quan để đánh
giá trình độ sáng tạo cũng như thành tựu khoa học của quốc gia đó. Từ năm
2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng chế được đăng kí tại Mỹ. Xét trong năm
2011, Nhật Bản có 46139 bằng sáng chế, Hàn Quốc có 12262, Trung Quốc có
3174, Singapore có 647, Malaysia có 161, Việt Nam không có bằng sáng chế
nào.
6


Thực tế ở nước ta hiện nay, trong quá trình dạy học có nhiều nguyên
nhân dẫn đến chưa phát tốt triển năng lực sáng tạo cho học sinh như: Chương
trình học, cơ sở vật chất, Giáo viên chưa có nhiều phương pháp, tổ chức dạy
học định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, môi trường xã hội –
gia đình, ý thức học tập của học sinh,...cũng là một trong những nguyên nhân
cơ bản dẫn đến NLST ở học sinh phổ thông hiện nay chưa phát triển được.
1.7. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH
Để dạy học phát triển năng lực sáng tạo, giáo viên phải sử dụng các
phương pháp và công cụ sáng tạo trong suốt quá trình dạy học và đánh giá
năng lực người học, đồng thời đánh giá sự phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh qua ý tưởng và sản phẩm mà các em sáng tạo ra theo một số tiêu chí
về tính mới, tính độc đáo và tính hữu ích,…
Đối với giáo viên phải luôn học hỏi tiếp thu những phương pháp dạy
học tích cực, khuyến khích người học có ý kiến khác biệt, tạo môi trường học
tập cho học sinh được thoải mái, kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo
những tình huống có vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức tất cả môn học,

kỹ năng, cả về kiến thức đời sống…để đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề có
hiệu quả tốt nhất.
Một số phương pháp dạy học để phát triển năng lực sáng tạo cho học
sinh như:
+ Phương pháp dạy học theo nhóm.
+ Phương pháp dạy học dự án.
+ Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề…..
CHƯƠNG 2. GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (TIẾT 1)
Chủ đề nhôm và hợp chất của nhôm gồm 2 tiết, ở tiết 1 bao gồm các nội
dung chủ yếu sau: Vị trí, cấu hình electron, tính chất vật lý, tính chất hóa
học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất nhôm.
7


I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- HS biết:
+ Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn.
+ Cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và
phương pháp sản xuất nhôm trong công nghiệp.
- HS hiểu:
+ Nhôm có tính khử mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, oxit
kim loại, nước, dung dịch kiềm.
+ Nguyên tắc và sản xuất nhôm trong công nghiệp bằng phương pháp
điện phân nhôm oxit nóng chảy.
b. Kĩ năng
- HS có kĩ năng quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất
hóa học của nhôm.

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp, bài tập tổng
hợp có nội dung liên quan.
c. Thái độ
- Say mê hứng thú học tập, trung thực, yêu thích khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống phục vụ đời sống
con người.
d. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm.
- Phương pháp sản xuất nhôm trong công nghiệp.
2. Định hướng năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
Dụng cụ hóa chất thí nghiệm các video – clip minh họa.
2. Học sinh (HS)
8


Ôn lại các kiến thức có liên quan, chuẩn bị bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học
A. Giới thiệu chung
- Nhôm là nguyên tố quan trọng nhất trong nhóm IIIA. Dựa trên cơ sở các
bài chất và hợp chất đã học, GV hướng dẫn HS sử dụng biện pháp so sánh,
đối chiếu và lập luận tương tự để rút ra kiến thức mới về nguyên tố nhôm
đồng thời để HS có cơ sở so sánh đối chiếu với nguyên tố nhóm IA và IIA
đã học.
- Hoạt động trải nghiệm kết nối: Làm thí nghiệm nhôm mọc lông tơ.

- Hoạt động hình thành kiến thức gồm các nội dung sau: Vị trí – cấu hình
electron, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và
sản xuất. Các nội dung kiến thức này được thiết kế thành các hoạt động
(HĐ) của HS. Thông qua các kiến thức đã học, HS suy luận kiểm chứng để
rút ra các kiến thức mới.
- Hoạt động luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi – bài tập để củng cố
kiến thức, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài.
- Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: được thiết kế cho HS làm ở lớp
hoặc ở nhà, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, đã học
trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm
và mở rộng kiến thức.
B. Thiết kế chi tiết từng hoạt động dạy học
1. Hoạt động trải nghiệm kết nối (2’)
a. Mục tiêu hoạt động
- Nhằm mục đích tạo tính tò mò và tăng nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức
mới của HS.
- Nội dung hoạt động: HS quan sát GV làm thí nghiệm nhôm “mọc lông
tơ”
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV làm thì nghiệm nhôm “mọc lông tơ”.
- HS quan sát cách làm.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Miếng nhôm có hiện tượng “mọc lông tơ”
9


- Đánh giá kết quả hoạt động:
- Vì là thí nghiệm kích thích tính tò mò của HS nên GV có thể mô tả cách
làm nhưng không dự đoán hiện tượng.
- Thí nghiệm cần 8-10 phút mới có hiện tượng nên trong quá trình đợi GV

dẫn dắt HS vào hoạt động tiếp theo
2. Hoạt động 1: Vị trí và cấu hình electron nguyên tử(3’)
a. Mục tiêu hoạt động
- Biết được vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn.
- Biết được nhôm dễ nhường 3e và có số oxi hóa là +3.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động độc lập từng cá nhân
+ GV chiếu vị trí của Al trong bảng tuần hoàn và yêu cầu HS xác định cấu
hình electron từ đó suy ra vị trí của Al (ô, chu kì, nhóm).


Cấu hình e:1s22s22p63s23p1
Vị trí: Ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3

+ HS cho biết nhôm dễ nhường bao nhiêu e và có số oxi hóa trong hợp chất
là bao nhiêu ?


Nhôm dễ nhường 3e và có số oxi hóa +3 trong hợp chất.
- GV chỉnh sửa các sai sót nếu có của HS và chốt lại kiên thức cần nắm.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm:
I. Vị trí trong bảng tuần hoàn và cấu hình electrong nguyên tử
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p1
Vị trí: Ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của Al (4’)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được một vài tính chất vật lí cơ bản của nhôm: màu sắc, nhiệt độ
nóng chảy, độ cứng, khối lượng riêng, độ dẫn điện, dẫn nhiệt
b. Phương thức tổ chức hoạt động:

- Hoạt động này được thiết kế dạng bài tập vào giao trước để HS thực hiện
ở nhà
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (được giao trước để HS làm ở nhà)
10


Cho các cụm từ sau: “ tốt, nhẹ ,trắng bạc, dát mỏng,6600C, giấy gói kẹo,
3 lần”
Điền cụm từ cho sẵn ở trên vào các chổ trống sau sao cho phù hợp
nhất:
+ Nhôm là kim loại màu ....(1).., nóng chảy ở ...(2)...., khá mềm, dễ kéo
sợi, dễ ....(3) . Dùng làm...(4).....
+ Nhôm là kim loại...(5)......có khối lượng riêng D = 2,7g/ cm3.
+ Dẫn điện và dẫn nhiệt ...(6)...., gấp ...(7)....sắt
- GV gọi từng HS lên để hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
Các HS khác nhận xét và bổ sung nếu có sai sót.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm:
II. Tính chất vật lí
+ Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nóng chảy ở 660oC, khá mềm, dễ kéo
sợi, dễ dát mỏng . Dùng làm giấy gói kẹo
+ Nhôm là kim loại nhẹ, có khối lượng riêng D = 2,7g/ cm3.
+ Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, gấp 3 lần sắt
- Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua kết quả của nội dung phiếu học tập mà HS đã làm, GV có thể
đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ ở nhà của HS từ đó đưa ra những nhận
xét để HS có thể khắc phục nếu làm chưa tốt
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng của nhôm với phi kim, axit và oxit
kim loại. (15’)
a. Mục tiêu hoạt động:

- Biết được nhôm có tính khử mạnh nhưng yếu hơn kim loại IA, IIA.
- Giải thích được một số hiện tượng trong các phương trình phản ứng.
- Viết được các phương trình hóa học của Al với clo, oxi, axit, oxit kim
loại.
- Biết được tính thụ động của Al trong axit HNO3, H2SO4 đặc, nguội.
11


- Từ phản ứng hóa học biết được một số ứng dụng của nhôm.
- Làm được thí nghiệm Al với axit HCl và NaOH.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:


Vì nội dung tương đối dài nên GV đan xen các hoạt động dạy học khác

nhau trong suốt quá trình dạy. Chủ yếu là hoạt động nhóm xen kẽ với hoạt
động độc lập từng cá nhân HS.
- Hoạt động độc lập từng cá nhân:
+ GV: Nhôm là kim loại vậy tính chất hóa học của nhôm là gì?


Tính chất hóa học của nhôm là tính khử mạnh:
+ Từ dãy điện hóa của một số kim loại hãy so sánh tính khử của nhôm với
những kim loại nhóm IA, IIA?


Yếu hơn kim loại nhóm IA, IIA.
+ HS viết phương trình phản ứng của nhôm với khí clo? (điều kiện phản
ứng là gì?)



2Al(bột)+ 3Cl2(k) →2AlCl3
+ Khi rắc bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn hiện tượng gì xảy ra ? Viết
phương trình phản ứng?


Bột nhôm bị cháy sáng khi đốt trong oxi không khí
0

4Al(bột) + 3O2 (khí)

t



2Al2O3

+ GV cho HS xem kết quả thí nghiệm nhôm mọc lông tơ và dẫn dắt để
chứng minh nhôm có thể tác dụng với oxi ở điều kiện thường nếu như
không có lớp oxit nhôm bao bọc.
+ GV hỏi: Tại sao đồ dùng bằng nhôm ở gia đình không bị oxi hóa bởi oxi?


Vì bị lớp oxit nhôm bền bao bọc.

- Hoạt động nhóm: (5-6 người)
+ HS chia thành 6 nhóm để làm thí nghiệm sau: Bỏ lần lượt từng miếng
nhôm vào ống nghiệm thứ nhất đựng sẵn dung dịch HCl và ống nghiệm thứ
2 đựng sẵn dung dịch NaOH. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết


12


phương trình phản ứng của ống nghiệm thứ nhất. Quan sát hiện tượng của
ống nghiệm thứ hai để trình bày trong phần nhôm tác dụng với NaOH.
+ GV gọi 1 nhóm nhanh nhất báo cáo hoàn thiện kết quả thí nghiệm. Các
nhóm khác bổ sung, góp ý. GV chốt nội dung kiến thức phần nhôm tác
dụng với axit HCl, H2SO4 loãng.
- HS báo cáo nội dung trong phiếu học tập số 2 (phiếu này được giao về
nhà)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (được giao trước HS về nhà chuẩn bị)
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có)
Al + HNO3(loãng)
………………………………………………………………………………………………………………………

Al + H2SO4 (đặc nóng)
………………………………………………………………………………………………………………….

Al + HNO3 (đặcnguội)
…………………………………………………………………………………………………………………..

Al + H2SO4(đặc nguội)
…………………………………………………………………………………………………………………..

+ GV gọi đại diện một nhóm lên báo cáo nội dung phiếu học tập số 2. Các
nhóm khác bổ sung sai sót nếu có.
+ GV chuẩn hóa kiến thức cần nắm và những lưu ý trong phần kim loại
tác dụng với axit.
Chú ý: Al bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.
- Hoạt động độc lập từng cá nhân:

+ GV chiếu phim thí nghiệm phản ứng nhiệt nhôm để học sinh viết phương

trình phản ứng


0

2Al + Fe2O3

t



Al2O3 + 2Fe

+ Yêu cầu học sinh đưa ra cách đơn giản để xác định sản phẩm sinh ra có

Fe.


Có thể dùng nam châm.
+ Em nào biết ứng dụng của phản ứng này trong thực tế?


Dùng hàn đường ray xe lửa.
13


c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm

III. Tính chất hóa học
Nhôm có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm, kiềm thổ.
Al 
→ Al3+ +3e

1. Tác dụng với phi kim
2Al (bột) + 3Cl2 (khí) →2AlCl3
0

4Al(bột) + 3O2 (khí)

t



2Al2O3

2. Tác dụng với axit
- Tác dụng với HCl, H2SO4 loãng
2Al + 6HCl



2AlCl3 + 3H2



- Tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc.
Al + 4HNO3loãng




Al(NO3)3 + NO + 2H2O
0

2Al + 6H2SO4 đặc

t



Al2(SO4)3 + 3SO2 + 3H2O

Chú ý: Al bị thụ động hóa với HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội.
3. Tác dụng với oxit kim loại
0

2Al + Fe2O3

t



Al2O3 + 2Fe

Ở nhiệt độ cao Al khử được nhiều ion kim loại trong oxit như: Cr 2O3,
Fe3O4, CuO…
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ GV đánh giá quá trình chuẩn bị phiếu học tập của HS tại nhà.
+ GV đánh giá, nhận xét quá trình làm thí nghiệm của HS.

- Dự đoán khó khăn gặp phải:
+ Hoạt động này có làm thí nghiệm nên GV cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết
cách làm thí nghiệm tránh các sai sót xảy ra
14


+ GV chú ý quan sát các nhóm, đốc thúc để hầu hết các em làm việc.
Nhóm nào còn yếu GV chú ý hướng dẫn kĩ hơn.
5. Hoạt động 4: Tìm hiểu phản ứng của nhôm với nước và dung dịch
kiềm. (7’)
a. Mục tiêu hoạt động
- Giải thích được hiện tượng trong các phương trình phản ứng giữa Al với
dung dịch NaOH (đã được làm trước đó).
- Viết được các phương trình hóa học của Al với H2O và dung dịch NaOH.
- Giải thích được các phản ứng xảy ra khi cho miếng nhôm vào dung dịch
NaOH.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động độc lập từng cá nhân:
+ Al có tác dụng với nước không? Nếu có thì sản phẩm là gì?


Al tác dụng được với nước nếu phá bỏ lớp oxit bên ngoài.

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓

+3H2↑

+ Tại sao chậu nhôm vẫn dùng để đựng nước?



Vì có lớp oxit nhôm bảo vệ

+ Từ hiện tượng của phản ứng Al với dung dịch NaOH, GV hướng dẫn để
HS viết thứ tự các phản ứng xảy ra khi cho miếng nhôm vào:


Nhôm có một lớp Al2O3 bọc ở ngoài, vậy lớp này khi gặp NaOH có xảy
ra phản ứng không?






Xảy ra phản ứng sau:
Al2O3 + 2NaOH→2NaAlO2 + H2O
Sau khi nhôm oxit bị phá hủy thì Al có tác dụng với nước không?


Al tác dụng được với nước theo phương trình
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ +3H2↑
(1)
GV : Al(OH)3 là chất lưỡng tính nên sẽ tiếp tục tác dụng với NaOH
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)
• Cộng hai phương trình (1) và (2) ta được phương trình:
2Al +2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
15







Chậu nhôm có đựng được nước vôi trong không?


Nhôm tan trong kiềm và giải phóng hiđro do đó người ta không dùng

những đồ dùng bằng nhôm để đựng nước vôi.
Nhôm có phải là chất lưỡng tính không?


Al không phải chất lưỡng tính

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm:
4. Tác dụng với nước
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓

+3H2↑

Thực tế nhôm không tác dụng với nước do lớp màng oxit Al 2O3 bền bảo
vệ.
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
2Al +2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
(natri aluminat)
- Đánh giá kết quả hoạt động: Đây là các kiến thức mới mà HS chưa gặp
trước đây, nên giáo viên chú ý bao quát lớp học để đảm bảo tất cả HS đều
chú ý lắng nghe.
6. Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên của Al (5’)

a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được các ứng dụng cơ bản của Al, trạng thái tồn tại trong tự nhiên
- Rèn năng lực thuyết trình, năng lực làm việc nhóm.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động nhóm:
+ HS chia nhóm từ 6-8 người để chuẩn bị sơ đồ tư duy trước ở nhà
+ GV yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo, HS nhóm khác nhận xét, bổ
sung. GV chốt kiến thức.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
- Sản phẩm: Sơ đồ tư duy do HS làm và trình bày gồm một số nội dung
trọng tâm sau:
IV. Ứng dụng và trạng thái tự nhiên
1. Ứng dụng
- Vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ….
16


- Xây dựng và trang trí nội thất.
- Dây dẫn điện, dụng cụ nhà bếp.
- Dùng phản ứng nhiệt nhôm để hàn đường ray….
2. Trạng thái tự nhiên
- Nhôm tồn tại ở dạng hợp chất: đất sét (Al 2O3.2SiO2.2H2O), boxit
(Al2O3.2H2O), criolit (3NaF.AlF3), mica (K2O.Al2O3.6SiO2)
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua báo cáo của HS : GV nhận xét đánh giá chung về việc
chuẩn bị sơ đồ tư duy tại nhà của các nhóm. Có thể gọi thêm một nhóm để
so sánh mức độ hoàn thành công việc ở nhà giữa các nhóm với nhau.
7. Hoạt động 6: Sản xuất nhôm (7’)
a. Mục tiêu hoạt động
- Biết được nguyên liệu dùng trong quá trình sản xuất nhôm

- Hiểu được cách sản xuất nhôm bằng điện phân nóng chảy nhôm oxit.
Hiểu được vai trò của criolit trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3
b. Phương thức tổ chức hoạt động
Hoạt động độc lập từng cá nhân:
+ Yêu cầu học sinh nêu phương pháp và nguyên liệu sản xuất nhôm trong
công nghiệp.


Trong công nghiệp: Sản xuất bằng phương pháp điện phân nhôm oxit

nóng chảy.
+ Ở các điện cực xảy ra quá trình gì?


Quá trình điện phân:
+ Cực âm(catot):
Al3+ +3e → Al
+ Cực dương (anot):
2O2-

→ O2 +4e

+ GV phân tích sơ đồ thùng điện phân nóng chảy Al2O3
+ Thực tế trong quá trình điện phân nóng chảy nhôm oxit thì thì người ta
hòa tan nó trong criolit nóng chảy, em hãy cho biết vai trò criolit
17





+ Giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp.
+ Tạo chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn.
+ Bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa.

+ GV thuyết trình tác hại của bùn đỏ được thải ra trong quá trình sản xuất
nhôm.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
V. Sản xuất nhôm
- Nguyên tắc: Sản xuất bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng
chảy.
- Nguyên liệu: Quặng boxit (Al2O3.2H2O).
- Phương trình điện phân nóng chảy:
dpnc
2 Al2O3 
→ 4 Al + 3O2

- Vai trò của criolit:
+ Giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp.
+Tạo chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn.
+ Bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa.
8. Hoạt động 7: Luyện tập (1’)
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học trong bài nhôm và hợp chất hợp
chất của nhôm.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ hóa
học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các bài tập cụ thể.
Nội dung hoạt động: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập
số 4.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- HS hoàn thành nhanh các câu hỏi trong phiếu học tập số 3

Phiếu học tập số 3: Phần bài tập
Câu 1: Có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng chất nào sau đây?
A. H2SO4 đặc nguội

C. Axit HCl
18


B. H2SO4 đặc nóng

D. Dung dịch NaOH

Câu 2: Nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là
A. Mica (K2O.Al2O3.6SiO2)
C. Đấtsét (Al2O3.SiO2.2H2O)
B. Quặng boxit (Al2O3 .2H2O)
D. Criolit (3NaF.AlF3)
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm:
Phiếu học tập số 4: Phần bài tập
Câu 1: Có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng chất nào sau đây?
A. H2SO4 đặc nguội

C. Axit HCl

B. H2SO4 đặc nóng

D. Dung dịch NaOH

Câu 2: Nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là

A. Mica (K2O.Al2O3.6SiO2)
C. Đất sét (Al2O3.SiO2.2H2O)
B. Quặng boxit (Al2O3 .2H2O)
D. Criolit (Na3AlF6)
Hoạt động 7: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng. (1’)
a. Mục tiêu hoạt động
Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà hoặc


làm ở lớp, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, đã học
trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm
và mở rộng kiến thức (HS có thể tham khảo tài liệu, internet…) và không
bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV động viên khuyến khích các
HS tham gia, nhất là HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và sau
đó chia sẻ kết quả với cả lớp.
b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi / bài tập sau
Câu hỏi : Tại sao dây điện bằng nhôm thường sử dụng trong các dây điện
cao thế?
19


c. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham
khảo (internet, thư viện…)
d. Sản phẩm hoạt động: HS về nhà tìm hiểu để báo cáo ở tiết sau
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
- GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng, tìm tòi và mở rộng vào đầu giờ
của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.

20




×