Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHU NGUOI TU TU giáo án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.88 KB, 16 trang )

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TUÂN
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí
phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con
người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo ko khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ
thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
3.Thái độ: Biết trân trọng con người vừa có tài vừa có đức; biết yêu quý và giữ gìn
những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; tự rèn luyện bản thân để trở thành
người có ích cho nhân dân, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sáng tạo: xác định và hiểu được những ý tưởng mà NT muốn gửi gắm.
Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác
phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hđ thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử
dụng TV.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ
văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật NT; biết rung động trước cái đẹp và
tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn, bài soạn, bài giảng Powerpoit
Các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 1); Đọc, tóm tắt văn bản; Trả lời câu
hỏi phần hướng dẫn học bài (tập trung vào diễn biến của tình huống để bộc lộ vẻ đẹp


của Huấn Cao và viên quản ngục)
III. Tiến trình giờ học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 - Khởi động: 3p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận
kiến thức mới.
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày
* Hình thức tổ chức hoạt động: GV trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm
Nhà văn không nói đến cái tài nào của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân?


A. Tài bẻ khóa vượt ngục
B. Tài viết chữ rất nhanh
C. Tài ngâm vịnh thơ phú
D. Tài viết chữ rất đẹp
Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 35p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục qua tình huống
truyện
- Phương pháp: trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi,
trình bày một phút, đọc sáng tạo
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp nhân II. Đọc hiểu văn bản
2. Nhân vật Huấn Cao:
vật Huấn Cao.
Huần Cao: - Một con người tài hoa
Qua tìm hiểu văn bản em thấy vẻ đẹp

- Tâm trong sáng
nhân vật Huấn Cao hiện lên ở những
- khí phách hiên ngang bất khuất
phương diện nào?
a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật
HS làm việc cá nhân, trình bày. Gv
thư pháp:
chuẩn xác kiến thức.
- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là
HS thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3
người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
nhóm - Thời gian hoạt động trong 5p
 Tài viết chữ Hán - nghệ thuật thư pháp
Yêu cầu:
Nhóm 1: Tìm những chi tiết nói về tài - “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm …
có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật
hoa của nhân vật Huấn Cao.
Nhóm 2: Có người cho rằng Huấn Cao ở trên đời”.
không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là một - Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện
người anh hùng với khí phách hiên quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình:
+ Kính trọng, ngưỡng mộ người tài,
ngang bất khuất? Hãy chứng minh?
Nhóm 3: Tìm những chi tiết chứng + Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của
minh Huấn Cao có tâm hồn trong sáng, dân tộc.
b. Một con người có khí phách hiên ngang bất
cao đẹp
khuất:
HS thảo luận, trình bày, nhận xét
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống
GV chuẩn xác kiến thức

lại triều đình.
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục:
+ Trước câu nói của tên lính áp giải: không
thèm để ý, không thèm chấp.
+ Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:
“Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”
 Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy vũ
bất năng khuất.
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản
nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong
cái hứng bình sinh”
 phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái
chết.


- Là người có tài viết chữ đẹp nhưng
HC chỉ mới cho chữ cho những ai? Vì
sao như vậy?

- Tại sao Huấn Cao lại nhận lời cho
chữ quản ngục? Điều đó nói lên vẻ đẹp
nào trong con người ông?

- Nêu cảm nhận về câu nói của Huấn
Cao với quản ngục “Thiếu chút nữa ta
đã phụ mất một tấm long trong thiên
hạ”?
Thảo luận cặp đôi:
- Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao,
nhà văn muốn thể hiện quan điểm như

thế nào về một con người có nhân cách
cao cả
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về viên quản
ngục.
- Hoàn cảnh sống của viên quản ngục?

- Viên quản ngục có sở thích như thế

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến
điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.
 Không quy luỵ trước cường quyền.
=> Đó là khí phách của một người anh hùng.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả:
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp:
“Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình
viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba
người bạn thân”
 trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những
người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y
là kẻ tiểu nhân  đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục:
+ Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên
tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản
ngục
+ Huấn Cao nhận lời cho chữ
 Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái
tài và quý cái đẹp.
- Câu nói của Huấn Cao: “ Thiếu chút nữa ...
trong thiên hạ”

 Sự trân trọng đối với những người có sở
thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
=> Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một
thiên lương trong sáng.
- Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi
đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể
tách rời nhau; thể hiện sự trân trọng những
giá trị tinh thần của DT
 Quan niệm thẩm mỹ tiến bộ.
3. Viên quản ngục:
* Hoàn cảnh sống của viên quản ngục.
- Làm quan chức trong ngục.
- Nơi quản ngục sống: đề lao nơi "người ta sống
bằng tàn nhẫn, lừa lọc".
- Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù
bằng những thói "tiểu nhân thị oai".
- Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ
bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn
lầy nhưng viên quản ngục vẫn giữ được phẩm
chất cao đẹp, sở thích cao quý.
* Sở thích, sở nguyện cao quý:


nào? Ư

- Tấm lòng của viên quản ngục?

Thảo luận nhóm theo bàn:
- Qua nhân vật VQN, NT muốn thể
hiện những suy nghiệm nào về con

người và cái đẹp?

- Ông là người biết yêu quý cái đẹp coi chữ của
Huấn Cao - báu vật;
- Ông có sở nguyện cao quý: được treo trong
nhà đôi câu đối do Huấn Cao viết.
* Tấm lòng biệt nhỡn liên tài: Do yêu quý cái
đẹp, ông yêu quý, kính trọng người tạo ra cái
đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua
hành vi, suy nghĩ của ông:
+ Ông "biệt nhỡn liên tài" đối với Huấn Cao.
+ Ông đã "biệt đãi" Huấn Cao - một người tử
tù. Đó là một việc làm không đúng bổn phận
của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính
mạng bản thân và gia đình.
+ Ông nhún nhường trước người tử tù: bị xua
đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói
"xin lĩnh y".
+ Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông
trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao.
+ Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã
"khúm núm" nhận chữ.
+ Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh
"hỗn loạn xô bồ", ông đã chân thành rơi lệ
và"bái lĩnh".
=> Đó chính là những phẩm chất khiến Nguyễn
Tuân xem nhân vật này là một “thanh âm trong
trẻo” chen vào giữa một bản đàn mà “nhạc luật
đều xô bồ, hỗn loạn” và Huấn Cao cảm kích coi
là “một tấm lòng trong thiên hạ”.

=> Quan điểm nghệ thuật của tác giả:
- Trong mỗi con người đều có một người nghệ
sĩ, đều ẩn chứa một tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.
- Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh
nào vẫn giữ được “phẩm chất”, nhân cách.
Có khi, có lúc, cái đẹp tồn tại ở trong môi
trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế
mà nó lụi tàn, trái lại nó càng bền bỉ và mạnh
mẽ.

Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 5p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đọc hiểu
- Phương pháp: trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng


và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm
trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
Ông Trời nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn
bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay
quắt.”
( Trích Chữ người tử tù, Tr110, SGK Ngữ văn 11, Tập I, NXBGD 2007)
Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4:
Câu văn …viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn
mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ được sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ đó.
Định hướng trả lời: Câu văn …viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen
vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ được sử dụng biện pháp tu từ so

sánh.
Hiệu quả: - Là hình ảnh súc tích tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong với đục, thuần khiết
với ô trọc, cao quý với thấp hèn; giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô
bồ.
- Là hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện một sự khái quát nghệ
thuật sắc sảo, tinh tế giúp tác giả làm nổi bật và đề cao vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật. Là chi
tiết nghệ thuật mang đậm dấu ấn phong cách tài hoa của Nguyễn Tuân.
Hoạt động IV - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Nắm được vẻ đẹp của các nhân vật, kĩ năng viết đoạn, trình bày vấn đề.
- Phương pháp: trình bày vấn đề
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục
(có thể trình bày bằng nhiều cách: vẽ tranh, làm thơ, viết đoạn)


Lớp 11B2:

Tổng số:

Vắng:

Tiết 55
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TUÂN
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí
phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con
người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.

2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
3.Thái độ: Biết trân trọng con người vừa có tài vừa có đức; biết yêu quý và giữ gìn
những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; tự rèn luyện bản thân để trở thành
người có ích cho nhân dân, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sáng tạo: xác định và hiểu được những ý tưởng mà NT muốn gửi gắm.
Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác
phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hđ thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử
dụng TV.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ
văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật NT; biết rung động trước cái đẹp và
tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn, bài soạn, bài giảng Powerpoit
Các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 1); Đọc, tóm tắt văn bản; Trả lời câu
hỏi phần hướng dẫn học bài (tập trung vào cảnh cho chữ)
III. Tiến trình giờ học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 - Khởi động: 3p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận



kiến thức mới.
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày
* Hình thức tổ chức hoạt động: Cho học sinh xem một số hình ảnh về nghệ thuật thư
pháp của người Việt.
Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 35p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao qua cảnh cho chữ; thủ pháp đối lập,
ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại và có giá trị tạo hình cao; khái quát được kiến thức
trọng tâm của bài.
- Phương pháp: thảo luận nhóm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu
hỏi, trình bày một phút, đọc sáng tạo, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh cho chữ 4. Cảnh cho chữ
Gv chia lớp thành 4 nhóm : Xuân, Hạ - Không gian, thời gian:
Thu Đông, các nhóm thực hiện nhiệm + Buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy
mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột...
vụ:
- Nhóm 1: Phân tích hoàn cảnh, địa + Đêm khuya: vẳng tiếng mõ trên vọng canh
-> trái với lẽ thường, lạ
điểm cho chữ.
- Mối quan hệ:
- Nhóm 2: Phân tích tư thế của người
+ Kẻ xin chữ: ngục quan - khúm núm
cho chữ và người nhận chữ.
+ Kẻ cho chữ : Tử tù - ung dung
- Nhóm 3: Phân tích biện pháp nghệ -> Tử tù trở thành nghệ sĩ – anh hùng, mang vẻ
thuật chủ yếu được sử dụng khi tái hiện đẹp uy nghi, lẫm liệt.
cảnh cho chữ và phân tích hiệu quả của - >Trật tự thông thường bị đảo lộn: “Viên quả
nó.
ngục … chậu mực” kẻ có quyền hành lại khúm

- Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của cảnh cho núm, sợ sệt.
chữ.
- Cảnh tượng cho chữ :
Thời gian: 5p
+ Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc
Phải chăng tác giả nhằm mục đích đề cao
+ Ba người chăm chú
cái đẹp, sự sáng tạo của cái đẹp. Cái đẹp có + tấm lụa bạch
thể xuất hiện ở bất kỳ lúc nào, nơi nào
+ mùi thơm chậu mực
trong cuộc đời, ngay cả trong ngục thất,
-> sự hội ngộ trước cái đẹp
trong cả những hoàn cảnh bị đoạ đầy tăm
- Nghệ thuật: đối lập, tương phản.
tối. Ta bắt gặp nhiều trường hợp như thế
+ Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.
trong cuộc đời:
+ Đối lập giữa cái xô bồ, hỗn loạn, nhơ bẩn của
“Thân dẫu lao tù trong cảnh hiểm/ Trí còn
nhà tù với cái thanh khiết, cao cả của nền lụa
theo dõi buổi tung hoành” (Nhắn bạn trắng, của nét chữ đẹp đẽ.
Hoàng Văn Thụ)
+ Đối lập giữa tư thế của kẻ tử tù đang ban phát
“Nhật ký trong tù” toả sáng tâm hồn “Đại
cái đẹp và cái thiện với viên quan coi ngục đang
nhân, đại trí, đại dũng” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khúm núm, lĩnh hội, vái lạy.
=> Cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái xấu, cái
khẳng định:
ác. Đây là sự tôn vinh nhân cách cao cả của

“Ngục tối trái tim càng sáng rực,/ Xích
xiềng không khoá nổi lời ca” (Đọc thơ
con người
Bác)


Trong trường hợp của Huấn Cao, bạo lực
không thể ngăn, dập tắt cái đẹp. Cái đẹp
vẫn từ đấy mà toả sáng.

2. Hướng dẫn HS tổng kết
III. Tổng kết
- Em hãy khái quát những nội dung - Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn
trọng tâm cua bài học.
Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn
Cao – con người tài hoa, có cái tâm trong sáng
và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó, nhà
văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định
sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng
yêu nước.
- Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống
truyện độc đáo, trong nghệ thuật dựng cảnh,
khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí trnag
trọng, cổ kính cho câu chuyện và trong việc sử
dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo
hình.
Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 5p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đọc hiểu

- Phương pháp: trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: GV trình chiếu phiếu học tập
“Đêm hôm ấy, .... Và cái thầy thơ lại gày gò, thì run run bưng chậu mực.”
1/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
2/ Chỉ ra phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn trên?
3/ Nếu chia theo mục đích nói, đoạn văn trên sử dụng chủ yếu kiểu câu gì?
4/ Viết đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa tư tưởng thể hiện qua đoạn văn?
Định hướng trả lời:
1/ Phương thức biểu đạt :Tự sự
2/Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
3/Theo mục đích nói :Sử dụng kiểu câu trần thuật
4/Ý nghĩa: đoạn văn miêu tả cảnh Huấn cao cho chữ viên quản ngục để làm nổi bật chủ đề
tác phẩm.
Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục: Một người hiên
ngang, đĩnh đạc, ung dung dậm tô nét chữ. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với
bóng tối, là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng
là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.
Hoạt động IV - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Nắm được vẻ đẹp của các nhân vật, kĩ năng viết đoạn, trình bày vấn đề.
- Phương pháp: trình bày vấn đề
* Hình thức tổ chức hoạt động:


- Cảm nhận của em về cảnh cho chữ (có thể trình bày bằng nhiều cách: vẽ tranh, làm thơ,
viết đoạn)
- Nghệ thuật gắn với thương mại có phải là nghệ thuật? Những người kinh doanh nghệ
thuật có phải là nghệ sĩ thực thụ?
- Cuộc sống của mối người có nên tôn thờ mãi hình ảnh đẹp trong quá khứ?


Lớp 11B2:

Tổng số:

Vắng:

Tiết 56
ÔN LUYỆN: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TUÂN
I. Mục tiêu bài học: Thông qua những hoạt động học với hệ thống câu hỏi giúp
học sinh củng cố kiến thức có hệ thồng nhằm nắm được:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật viên quản ngục, Huấn Cao: cốt cách của một nghệ
sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên
lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
3.Thái độ: Biết trân trọng con người vừa có tài vừa có đức; biết yêu quý và giữ gìn
những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; tự rèn luyện bản thân để trở thành
người có ích cho nhân dân, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sáng tạo: xác định và hiểu được những ý tưởng mà NT muốn gửi gắm.
Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác
phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hđ thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử
dụng TV.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ

văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật NT; biết rung động trước cái đẹp và
tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn, bài soạn, bài giảng Powerpoit
Các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 1);
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên:


Nhóm Mùa Xuân: Tại sao có thể nói : Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn
Tuân đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo ? ( Nội dung tình huống, diến
biên, ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống, đánh giá chung về tình huống)
Nhóm mùa Hạ: Tại sao Nguyễn Tuân lại coi viên quan coi ngục là một thanh âm
trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
(hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, ngoại hình, hành động, vẻ đẹp tâm hồn)
Nhóm mùa Thu: Tại sao Nguyễn Tuân lại cho rằng đây là “ một cảnh tượng xưa nay
chưa từng có”? Dụng ý của Nguyễn Tuân khi khắc họa Cảnh cho chữ?
Nhóm mùa Đông: Một trong những đặc trưng cơ bản của văn học lãng mạn là việc
tạo ra những hình ảnh tương phản đối lập. Anh (chị) hãy phát hiện những hình ảnh
ấy trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Nêu ý nghĩa của những hình
ảnh đó?
III. Tiến trình giờ học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 - Khởi động: 3p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận
kiến thức mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: Tư duy, động não, đàm thoại.
* Hình thức tổ chức hoạt động:

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất những đóng góp có giá trị của Nguyễn Tuân
về nghệ thuật viết truyện trong Chữ người tử tù?
A. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được
sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
B. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được
sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất hội họa.
C. Đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngôn ngữ
giàu chất tạo hình.
D. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được
sử dụng nhiều.
Câu 2: Để khắc hoạ thành công cảnh tượng xưa nay cha từng có, Nguyễn Tuân chủ yếu sử
dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
A. Đối lập, tương phản
B. Hình tượng hoá
C. Phóng đại
D. Nhân hoá
Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 35p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Khái quát được kiến thức cơ bản về: tình huống truyện, nhân vật viên quản
ngục, cảnh cho chữ, nghệ thuật đối lập, tương phản.
- Phương pháp/kĩ thuật: thảo luận nhóm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, phòng
tranh, thuyết trình, đọc sáng tạo, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Nhóm 1:
1. HS thảo luận nhóm lớn
- Nội dung tình huống: Đó là cuộc gặp gỡ đầy
- 4 nhóm : Xuân, Hạ, Thu, Đông.


- Thời gian: 10p

- Yêu cầu: Trình bày nội dung vào bảng
phụ, có thể vẽ tranh, bản đồ tư duy, sơ
đồ grap, lập dàn ý ...
- Nôi dung:
Nhóm Mùa Xuân: Tại sao có thể nói :
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù,
Nguyễn Tuân đã xây dựng được tình
huống truyện độc đáo ? ( Nội dung tình
huống, diến biên, ý nghĩa, hiệu quả
nghệ thuật của tình huống, đánh giá
chung về tình huống)
Nhóm mùa Hạ: Tại sao Nguyễn Tuân
lại coi viên quan coi ngục là một thanh
âm trong trẻo chen vào giữa một bản
đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
(hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, ngoại
hình, hành động, vẻ đẹp tâm hồn)
Nhóm mùa Thu: Tại sao Nguyễn Tuân
lại cho rằng đây là “ một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có”? Dụng ý của
Nguyễn Tuân khi khắc họa Cảnh cho
chữ?
Nhóm mùa Đông: Một trong những
đặc trưng cơ bản của văn học lãng mạn
là việc tạo ra những hình ảnh tương
phản đối lập. Anh (chị) hãy phát hiện
những hình ảnh ấy trong tác phẩm Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân? Nêu ý
nghĩa của những hình ảnh đó?
Các nhóm trưng bày sp của nhóm

mình. Các thành viên trong lớp quan
sát, ghi chép (có quyền bổ sung bằng
giấy nhắc - ghi rõ tên của mình ), thu
thập thông tin để hoàn thành phiếu
học tập cá nhân.

trớ trêu, éo le giữa người tù Huấn Cao với viên
quản ngục chốn lao tù. Xét về phương diện xã
hội, họ ở thế đối lập nhau (một bên là tử tù chờ
ngày ra pháp trường; một bên là quản ngục nắm
trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về
phương diện nghệ thuật, họ là những người có
tâm hồn đồng điệu.
- Diễn biến tình huống:
+ Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi
thường, khinh bạc ngay cả khi nhận được sự
chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục
(Huấn Cao: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà
ngươi đừng đặt chân vào đây.”).
+ Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra
tấm lòng chân thành và sở thích cao quý của
viên quản ngục, Huấn Cao hết mực trân trọng và
đồng ý “cho chữ” (Huấn Cao: “Thiếu chút nữa,
ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”).
+ Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như
“một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Không
gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù, lúc
đêm khuya); vị thế các nhân vật bị đảo ngược
(tử tù thành thần tượng, ân nhân của cai ngục;
cai ngục thành người ngưỡng mộ, chịu ơn tử tù).

– Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống:
+ Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi
khác thường của các nhân vật; làm toả sáng vẻ
đẹp của Tài, cái Khí phách, cái Thiên lương.
+ Góp phần khắc họa tính cách của các nhân
vật; tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
- Đánh giá chung
+ Chữ người tử tù thành công trên cả hai
phương diện nội dung và nghệ thuật.
+ Tình huống truyện trên đây góp phần thể hiện
rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân.
Nhóm 2:
Nhân vật viên quản ngục
a. Hoàn cảnh : Đảm nhận chức quản ngục, sống
giữa gông xiềng, tội ác, “người ta sống bằng
nghề lừa lọc , bằng tàn nhẫn”, hàng ngày phải
làm việc và chứng kiến bao điều xấu xa. Hoàn
cảnh ấy dễ đẩy con người vào ác đạo, vào bùn


nhơ, dễ làm chết nhân cách con người bằng
bóng tối của nó.
b. Ngoại hình : Ông xuất hiện đang ngồi suy
nghĩ bên cạnh cái án thư màu vàng son đã nhạt
với cây đèn leo lét rọi vào khuôn mặt nghĩ
ngợi : “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu,
những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự bây
giờ đã biến mất hẳn, chỉ còn là mặ nước ao
xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”

c. Tính cách :
* Là người say mê cái đẹp, quý trọng tài
hoa : mơ ước một ngày được treo chữ viết của
Huấn Cao trong nhà : ”.
* Là người biết kính trọng tài đức :
- Trước khi nhận được chữ : ông có ý muốn biệt
đãi tử tù và thăm dò ý thầy thơ lại xem họ có
hợp ý mình không
- Khi tiếp nhận tử tội thì vẻ mặt ông hiền lành
khác ngày thường, không dùng bất cứ hình phạt
nào để trấn áp người tử tội.
- Trong quá trình coi ngục : tỏ rõ thái độ biệt đại
Huấn Cao – dâng rượu và đồ nhắm; đích thân
đến gặp Huấn Cao và khép nép hỏi, mặc dù bị
Huấn Cao tiếp đón với thái độ khinh khi nhưng
ông vẫn hết sức cung kính và lễ phép lui
ra : “xin lĩnh ý”, đồng thời lại đối xử tốt
hơn : “từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều
đều và có phần hậu hơn trước”. Tôn trọng Huấn
Cao nên ông “không để chân vào buồng giam
ông Huấn nữa”, đặc biệt cả năm bạn đồng chí
của Huấn Cao “cũng đều được biệt đãi như thế
cả”.
* Là người có bản chất lương thiện :
- Luôn day dứt khi chọn nhầm nghề, ông tự nhủ
với mình : “Có lẽ lão bát này là một người khá
đây. Có lẽ lão cũng như mình, chọn nhầm nghề
mất rồi”.
- Hoàn toàn có thể dùng uy quyền và vũ lực ép
HC cho chữ nhưng ông đã không làm vậy.

- Rất xúc động trước lời khuyên của Huấn
Cao “Ngục quan cảm động, ... bái lĩnh”.
c. Nhận xét : tuy sống bằng cái nghề độc ác,
tàn bạo, nhưng viên quản ngục là một con người


biết quí trọng kẻ có tài, biết yêu cái đẹp, trân
trọng với cái đẹp, biết nghe theo lời khuyên bảo
của Huấn Cao để trở về với cái thiện và giữ lấy
cái đẹp.
Nhóm 3:
- Không gian khác thường:
Nhà ngục tối tăm, bẩn thỉu >< Bình thường
phải là nơi trang trọng, sạch sẽ.
- Thời gian khác thường:
Ban đêm, những giây phút cuối của tử tù trước
khi vào Kinh lĩnh án >< Thông thường viết vào
ban ngày, lúc thảnh thơi, thư thái.
- Người cho chữ: Tử tù cổ đeo gông, chân
vướng xiềng đang “dậm tô những nét chữ” →
Tư thế đường hoàng, đĩnh đạc; Phong thái ung
dung, bình thản, tự chủ.
→ Trói buộc về thân thể >< Hoàn toàn tự do về
tinh thần.
- Người nhận chữ: Quản ngục có quyền uy tối
cao >< thái độ khúm núm, chăm chú theo dõi
những nét chữ tài hoa của tử tù.
- Sau khi cho chữ → HC khuyên Quản ngục nên
thay đổi chốn ở để giữ trọn “thiên lương” .
- Nghệ thuật: Đối lập

Màu đỏ rực của bó đuốc, màu trắng tinh của
tấm lụa bạch > < Màn đêm tăm tối
Ánh sáng
> < Bóng tối
Cái Thiện
> < Cái Ác
Cái Đẹp
> < Cái Xấu
→ Là “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự thay bậc, đổi ngôi kì diệu → sự
chiến thắng của tinh thần bất khuất trước cường
quyền, bạo lực.
+ Sự chiến thắng của Ánh sáng đối với Bóng tối,
cái Đẹp, cái Thiện trước cái Xấu, cái Ác → Ánh
sáng của cái Đẹp, cái Thiện đã khai tâm, cảm
hóa con người lầm đường, lạc lối, đưa họ trở về
với “thiên lương” .
=> Cái Đẹp cứu vớt con người, khuất phục bạo
lực bằng sức mạnh tự thân của chính nó.
Nhóm 4:
*Sự đối lập giữa tính cách với hoàn cảnh.


- Hoàn cảnh: môi trường tù ngục đen tối, xấu xa,
cảnh ngộ éo le với những áp lực nặng nề phải
đối mặt dễ khiến con người tha hóa.
- Tính cách các nhân vật: có nhân cách, lương
tâm khác biệt với thế giới đen tối, tội lỗi; có
dũng khí (dũng khí của bậc anh hùng ở Huấn

Cao, dũng khí của bậc hiền nhân ở Quản ngục)
- Sự chiến thắng tuyệt đối của tính cách với
hoàn cảnh: quản ngục dù sống trong hoàn cảnh
đen tối vẫn giữ niềm đam mê cái đẹp và một
thiên lương trong sáng; Huấn Cao dù phải đối
diện với án tử hình vẫn hiên ngang, bất khuất,
bộc lộ tài năng và tấm lòng cao quí.
*Sự đối lập giữa ánh sáng với bóng tối.
- Bóng tối: theo nghĩa thực là của đêm khuya,
của buồng giam tử tù; theo nghĩa tinh
thần là cảnh ngộ éo le mà con người phải đối
mặt (Huấn Cao chịu án tử hình, quản ngục sống
trong môi trường của cái xấu, cái ác)
- Ánh sáng: theo nghĩa thực là bó đuốc tẩm dầu;
theo nghĩa tinh thần là ánh sáng tỏa ra từ cái đẹp
của nghệ thuật (chữ Huấn Cao) và của tư thế,
tâm hồn con người. Chính thứ ánh sáng này soi
sáng con đường để những kẻ tri âm đến với
nhau.
- Ở cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã khẳng định
sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng với bóng
tối, của cái đẹp với cái xấu xa.
d. Đánh giá chung.
- Bút pháp miêu tả tương phản đối lập là một nét
độc đáo trong nghệ thuật viết truyện của NT,
mang đậm màu sắc lãng mạn.
- Nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả tương
phản đối lập đã góp phần thể hiện tư tưởng chủ
đề của tác phẩm và khẳng định tài năng của nhà
văn.

2. GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập cá nhân sau khi xem sản phẩm của các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI HỌC: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Họ và tên:
Lớp11B2
Yêu cầu: Hoàn thành các nội dung còn thiếu sau đây:
Câu 1: Kể tên các nhân vật chính trong tác phẩm: ............................................................
Bằng 1 câu/cụm từ, anh/chị thâu tóm tính cách/tài năng/số phận của từng nhân vật đó?


......................................................................................................................................
Câu 2: Câu nói "Ông Huấn Cao là người viết chữ "rất nhanhvà rất đẹp"
Ai nói? ................................Nói với ai? ..................................
- Trong tac phẩm còn lời đánh giá tương đồng như trên không? (Trích dẫn nếu có)
......................................................................................................................................
Câu 3: Viết tiếp nhận xét về viên quản ngục:
Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc ...............................
.................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................
.
...............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.
Câu 4: Theo em vì sao có cảnh cho chữ ?
.................................................................................................................................................
.
...............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.

Câu 5: Điều cốt yếu nào tạo nên cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” ấy? (trả lời ngắn gọn
bằng một từ/cụm từ/một câu)
.................................................................................................................................................
.
Câu 6: Viết tiếp câu chuyện: Hôm sau, ........................................................................
.................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................
.
...............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.
Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 5p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đọc hiểu
- Phương pháp: trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: GV trình chiếu phiếu học tập
Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om.
Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn
mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương. Tiếng trống thành phủ gần đấy
đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ
của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của
nội cỏ đẫm sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma. Trong khung cửa sổ


có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm
nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng
trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp
bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.
Đoạn văn trên mô tả cảnh tượng gì?

………………………………………………………………………………………………
Tại sao ngục quan lại “băn khoăn ngồi bóp thái dương”?
………………………………………………………………………………………………
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn văn trên?
………………………………………………………………………………………………
Hình ảnh “ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ” gợi liên tưởng đến nhân vật nào trong
truyện? Tại sao anh/chị lại có liên tưởng như thế?
………………………………………………………………………………………………
Hoạt động IV - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Nắm được vẻ đẹp của các nhân vật, kĩ năng viết đoạn, trình bày vấn đề.
- Phương pháp: trình bày vấn đề
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- Cảm nhận của em về tác phẩm Chữ người tử tù(có thể trình bày bằng nhiều cách: vẽ
tranh, làm thơ, viết đoạn)
- Từ cách ứng xử đầy văn hóa giữa các nhân vật trong tác phẩm Chữ người tử tù, em rút ra
được bài học gì cho bản thân?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×