Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Gián án Chữ người tử tù_ Luyện đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.74 KB, 8 trang )

Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
- Nguyễn Tuân-
Đề 1: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ
người tử tù”- Nguyễn Tuân.
I.Mở bài
- Giới thiệu về tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”: Bất hoà với thực tại tầm
thường, không tin tưởng ở tương lai, Nguyễn Tuân đã tìm về với về đẹp của một
thời quá khứ vàng son nay chỉ còn vang bóng qua tập truyện ngắn “Vang bóng một
thời”.
- Giới thiệu truyện ngắn “Chữ người tử tù” - một tác phẩm đặc sắc của tập truyện.
- Nhân vật trung tâm của truyện là Huấn Cao- nhân vật lí tưởng gửi gắm cái tài cái
tâm của Nguyễn Tuân.
II. Thân bài
*). Giới thiệu khái quát về tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: lúc đầu có tên là “dòng chữ cuối cùng”, kẻ lại cuộc gặp
gỡ đặc biệt giữa Huấn Cao - một tên tử tù và Quản Ngục- người đại diện cho quyền
lực- mấy ngày trước khi HC đi vào cõi vĩnh hằng. Cuộc gặp gỡ đặc biệt này đã tạo
nên một tình huống truyện độc đáo, giàu kịch tính. Và chính trong tình huống đó,
nhân vật HC đã bộc lộc hết vẻ đẹp của mình.
-Nhân vật Huấn Cao được Nguyễn Tuân lấy hình mẫu từ Cao Bá Quát- một con
người tài năng, khí phách đã dám đứng lên chống lại triều đình nhà Nguyễn.
1. Huấn Cao - một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp
- Ngay từ đầu tác phẩm, HC tuy chưa xuất hiện nhưng đã được giới thiệu một cách
gián tiếp qua lời trò truyện của viên quản ngục và thầy thơ lại. Qua cuộc trò chuyện
đó ta biết rằng người khắp tỉnh vùng Sơn khen Huấn Cao có tài “viết chữ rất nhanh
rất đẹp”.
- Chữ của Huấn Cao trở thành niềm khát vọng của biết bao người, đặc biệt là của
quản ngục:
• Quản ngục hết lời ngợi ca và có một mong ước cháy bỏng: “chữ ông Huấn
Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên


đời”.
• Quản ngục bất chấp sự an nguy của bản thân để biệt đãi Huấn Cao.
Dùng thủ pháp vẽ mây nẩy trăng để làm nổi bật vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của Huấn Cao.
- Cái đẹp của chữ cũng chính là cái đẹp của người: “nét chữ vuông tươi tắn nó nói
lên hoài bão tung hoành của một đời con người”.
1
Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
2. Một anh hùng với khí phách hiên ngang bất khuất
- Huấn Cao là chủ xướng của đám quân phiến loạn đứng lên chống lại triều đình mà
ông khinh bỉ.
- Trong cuộc trò chuyện của quản ngục với thơ lại, ta còn được biết Huấn Cao là
người có tài bẻ khoá và vượt ngục.
 Một con người văn võ song toàn, một vẻ đẹp trọn vẹn của con người lí tưởng theo
quan niệm thẩm mĩ của NT.
- Dù chí lớn không thành nhưng tư thế của HC lúc nào cũng hiên ngang lẫm liệt khi
bị dẫn vào nhà ngục:
• Hành động rỗ gông: Câu nói đùa của tên lính áp giải mang tính mỉa mai, giễu
cợt, và có gì như doạ nạt, thị uy của kẻ tiểu nhân. Đáp lại hành động đó HC đáp lại
bằng một thái độ lạnh lùng và hành động “chúc mũi gông nặng, khom mình thúc
mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”.

HC không thèm lời đối lời mà bằng một thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, khinh bạc,
không nói nhưng đã nói được bao điều. Chỉ một hành động thôi nhưng đã thể hiện sự
phân cấp rất rõ giữa tên lính và Huấn Cao.
• Phong thái ung dung tự tại: “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc
vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”.

Thái độ ung dung tự tại đã khẳng định một điều: Tự do của người tù không phải là
tự do về thể xác mà tự do về tinh thần. Con người như HC không có gông cùm nào có
thể giam giữ được.

• Thái độ đối với viên quản ngục: Câu đầu tiên HC nói với quản ngục là một câu
trả lời đồng thời là một ước nguyện, một lời xua đuổi, ra lệnh “Ngươi hỏi ta....vào đây”.

Đây là lời của tử tù nói với cai tù, lời của người không có tự do nói với người nắm
trong tay quyền sinh quyền sát. Câu nói cố ý làm khinh bạc đến điều, và không chỉ cố
ý mà HC còn chờ đại “một trận lôi...thị oai này”.

Chi tiết nhỏ một lần nữa toả sáng vẻ đẹp của Huấn Cao. HC không sợ quyền lực
và cái chết. Đó là vẻ đẹp của người xưa:
Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất.
HC có thái độ như thế với QN bởi trong con mắt của ông QN cũng như bao QN ngục
khác: độc ác. Bởi vậy sự trọng dụng của QN với HC, HC cho rằng đó là một trò tiểu
nhân thị oai. Khi QN tươm tất thì HC lại cho rằng muốn dò ý. QN càng gần thì HC càng
xa.
2
Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
3. Một thiên lương trong sáng
- Đó chính là ý thức của HC trong việc sử dụng cái tài của mình.
- HC có ý thức giữ gìn cái tài và cái tâm trong sạch:
• Ông có tài viết chữ đẹp nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Ông không
bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai
thật sự yêu cái đẹp, cái tài. Bởi vậy cả đời ông chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức
trung đường cho người bạn thân “tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho
chữ”.

HC ý thức cao về tài năng của mình. Ông chỉ chia sẻ với những ai thực sự là liên
tài biệt nhỡn.
- HC chỉ kiêu bạc trước quyền thế và đồng tiền phàm tục còn đối với kẻ liên tài ông

rất chân thành. Ông biết trân trọng nâng niu những tấm lòng liên tài như QN. Trước
đó ông tỏ ra kiêu bạc, coi QN chỉ là một kẻ tiểu nhân thị oai. Nhưng khi nghe thơ lại
tâm sự xong HC đã xúc động và mang tâm trạng ân hận rất thành thực.

HC vừa có tài vừa có tâm.
4. Sự thống nhất của tài năng, khí phách, thiên lương tập trung trong cảnh cho
chữ
- Để không phụ một tấm lòng trong thiên hạ, HC đã quyết định cho chữ viên QN
trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.
- Cảnh cho chữ diễn ra trong một đêm đen tù ngục ở một nơi “tường đầy …”. Những
giữa khung cảnh ẩm thấp và tối tăm ấy nổi bật lên là bó đuốc tẩm dầu rừng rực “như
đám cháy nhà”, là “tấm lụa trắng… và đẹp biết bao là hình ảnh HC “một người
tù…” cạnh đó là viên QN đang “khúm núm…” và thầy thơ lại “tay run run…”
Một khung cảnh trang nghiêm, thành kính. Không còn nhà ngục, không còn gông
xiềng, không còn kẻ tử tù nữa mà chỉ còn người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp đầy say
mê, thành kính. Đất trời như nín thở, con người như lặng đi trước giờ phút của cái
đẹp thăng hoa. Người nghệ sĩ như trút hết tài hoa, tinh lực của mình vào những dòng
chữ tươi tắn thể hiện cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
- Thay bút con, đề xong khoản lạc, HC đĩnh đạc khuyên QN những lời khuyên chân
thành từ tận đáy lòng “ta bảo thật…”. Lời khuyên thấm thía đó đã tôn cao thêm vẻ
đẹp, ý nghĩa của cảnh cho chữ. Đâu phải là một cảnh cho chữ bình thường mà đã là
một cuộc thọ giáo thiêng liêng, một cuộc chuyển giao nhân cách. Cái đẹp từ HC đã
toả rạng khiến cho viên QN và thầy thơ lại bừng tỉnh và vái lạy HC. Cái vái lạy
khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp.
*). Đánh giá nghệ thuật:
3
Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, giàu kịch tính.
- Thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng triệt để làm nổi bật sự chiến thắng của
cái tài, cái tâm, cái đẹp.

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm.
- Vẻ đẹp, ý nghĩa hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Đề 2: Phân tích cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” - Nguyên Tuân để thấy
rằng đây là “cảnh xưa nay chưa từng có”.
I.Mở bài
- Giới thiệu về tập truyện ngắn “Vang bóng môt thời”.
- Giới thiệu truyện ngắn “Chữ nguời tử tù”.
- Lúc đầu tác phẩm có tên là dòng chữ cuối cùng kể về , người tử tù HC vì cảm động
trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của QN mà tặng chữ cho quản ngục trong giây phút
cuối cùng của đời mình. Và cảnh cho chữ đó đã được đánh giá là “Cảnh xưa nay
chưa từng có”.
II.Thân bài
*). Giới thiệu qua về tác phẩm, nhân vật .
- Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Huấn Cao – kẻ tử tù và tên quan coi
ngục tại nhà lao mấy ngày trước khi Huấn Cao đi vào coi bất tử.
- Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp.
- QN và thơ lại là những người khao khát chữ của Huấn Cao nuôi ý định kiên trì sở
nguyện xin được chữ Huấn Cao.

Hiểu tấm lòng QN, Huấn Cao đã cho chữ và “cảnh cho chữ đã diễn ra độc đáo”

đó là cảnh xưa nay chưa từng có .
1.Hoàn cảnh đặc biệt
- Chơi chữ vốn là thú chơi tao nhã mà người xưa gọi là nghệ thuật thư pháp . Đó là
một thú chơi có phần đài các.
+ Cảnh cho chữ thường diễn ra nơi thư phòng trang trọng , đẹp đẽ đầy đủ ánh sáng
với những người bạn tri kỉ.
- Nhưng ở đây cảnh cho chữ lại diễn ra trong một nơi nhà ngục “đêm hôm đó trong

trại giam tỉnh Sơn, ở một không gian chật hẹp, ẩm tối: “tường đầy mạng nhện…”.
Nhưng giữa không gian chật hẹp đó với bút pháp tương phản nhà văn đã gây ấn
tượng cho người đọc với hình ảnh tráng lệ, nổi lên giữa không gian tăm tối là bó
4
Cao Thị Hà Trường THPT Giao Thủy B
đuốc tẩm dầu …là tấm lụa trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ…và mùi thơm của chậu
mực.
-Ánh sáng từ ngọn đuốc, ngọn lửa như xua đi khung cảnh tăm tối ảm đạm chốn lao
tù.

Sự đối lập tương phản tạo không gian của cảnh cho chữ mĩ lệ, hào hùng quả là
xưa nay chưa từng có.
2. Sự gặp gỡ đặc biệt
- Cho chữ xưa nay thường ở những người tri âm tri kỉ.
- Ở đây :
+. Kẻ cho chữ: Huấn Cao, người viết chữ đẹp nổi tiếng một vùng tỉnh Sơn; kẻ tử tù
cầm đầu bọn phiến loạn, ngày mai phải vào kinh thàng chịu án.
+. Kẻ liên tài, oái oăm thay là QN và thầy thơ lại- người đại diện cho cường quyền,
trật tự xã hội nhưng đồng thời cũng là những con người khao khát đến cháy bỏng
xin được chữ HC.
 Trên bình diện xã hội họ là những kẻ đối địch nhưng trên bình diện cái đẹp, nghệ thuật,
họ là những kẻ tri âm, tri kỉ. Sự gặp gỡ của họ đã tạo nên một tình huống đặc biệt.
- Với bút pháp miêu tả giàu tính tạo hình NT đã khắc họa cảnh cho chữ hào hùng,
sống động. “Một người tù, cổ đeo gông…”. Thời gian, không gian như ngừng trôi
chỉ còn lại một không khí trang nghiêm thành kính. Không còn nhà ngục, gông
xiềng, không còn người tù nữa, mà chỉ còn ở đây một người nghệ sĩ đang sáng tạo
cái đẹp. Bên cạnh đó là viên quản ngục và thầy thơ lại “khúm núm”, “run run”. Đó
không phải là thái độ hèn nhát, quỵ luỵ mà là sự thành kính thiêng liêng trong phút
giây sinh thành cái đẹp. Động tác của họ rất ăn ý “Người tù viết xong…”.


Sự ăn ý nhịp nhàng chứng tỏ họ đã thấu hiểu nhau tận đáy lòng. Cảnh cho chữ đã
khắc họa thật thiêng liêng và cảm động.
3. Lời khuyên của Huấn Cao
- Lời khuyên của HS dành cho QN cũng chính là di chúc thiêng liêng của HC trước
khi đi vào cõi vĩnh hằng: muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương, môi trường của
cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại bền vững; chữ nghĩa và thiên lương khó có thể
chung sống với lũ người quay quắt nơi ngục tù đen tối, tàn bạo. Chơi chữ không còn
là chuyện của chữ nghĩa mà còn là chuyện của nhân cách sống.
- Lời khuyên chân thành của HC khiến cho QN tỉnh ngộ, cùng với cái cái vái lạy là
dòng nước mắt và tiếng nói nghẹn ngào “kẻ mê muộn xin lĩnh ý”. Đó là sự chiến
thắng tuyệt đối của cái đẹp. Cái đẹp có sức mạnh vô song, nó cảm hoá con người.
 Cảnh cho chữ giống như một cuộc thọ giáo thiêng liêng, một cuộc chuyển giao
nhân cách. Kẻ có quyền hành thì không có quyền uy – uy quyền thuộc về kẻ tử tù, kẻ
5

×