Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị đầu tư phát triển du lịch ở đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.76 KB, 12 trang )

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH ĐÀ NẴNG

Người thực hiện: Nguyễn Anh Thư
Đơn vị công tác: Trường THCS Hợp Châu

Tháng 10 năm 2019
1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
Du lịch là việc thực hiện một chuyến đi của con người, với nhiều mục đích cụ
thể riêng biệt đến một nơi khác mà không phải để định cư và có sự trở về sau
chuyến đi. Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những
người "đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh
doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn du
lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển du
lịch. Ở Việt Nam, du lịch được coi là xu hướng tất yếu và là đầu tàu trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du
lịch. Ngoài những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới như: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,
Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng... Việt Nam còn thu hút khách du lịch
nước ngoài với hàng loạt địa điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền Tổ
quốc.


Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị, Việt Nam
có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á,
lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông ra đại dương, có vị trí
giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ
và hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển
du lịch quốc tế.
Qua đợt đi thực tế từ ngày 15/09/2019 đến ngày 20/09/2019 vừa qua của
lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính . Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu nội
dung “Tăng cường đầu tư phát triển du lịch Đà Nẵng”.
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển ngành du
lịch tại Đà Nẵng.
- Trình bày những giải pháp khắc phục hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh
đầu tư phát triển ngành du lịch tại Đà Nẵng.
2. Nội dung nghiên cứu

2


Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng đầu tư phát triển du lịch
Đà Nẵng.

3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình phát triển du lịch Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tế.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu.

3



PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
Theo Sở VHTT&DL thành phố Đà Nẵng, trong giai đoạn 5 năm 20112015, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 20,14%
mỗi năm, lượng khách quốc tế trong đó tăng 25,4%, khách nội địa tăng
18,6%. Tổng doanh thu từ du lịch tăng bình quân 30,7% mỗi năm. Năm 2015,
khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 4,68 triệu lượt, đứng thứ 4 so với các địa
phương khác trong cả nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến
Đà Nẵng ước đạt 3.229.476 lượt, tăng 33,2% so với cùng kỳ 2016, đạt 51,3%
kế hoạch năm 2017; trong đó khách quốc tế ước đạt 1.222.398 lượt, tăng 72%
so với cùng kỳ 2016, khách nội địa ước đạt 2.007.079 lượt, tăng 17,1% so với
cùng kỳ 2016. Tổng thu du lịch ước đạt 2.007.079 lượt, tăng 17,1% so với
cùng kỳ năm 2016, đạt 51,3% kế hoạch năm 2017; lượng khách đường bộ
Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng ước đạt 4.470 lượt khách; khách du lịch đường
hàng không đến Đà Nẵng ước đạt 726.360 lượt khách, tăng gấp 2,2 lần so với
cùng kỳ năm 2016 (năm 2016 đạt 325.140 lượt); đón 44 chuyến tàu du lịch
cập cảng Tiên Sa, tổng lượt khách ước đạt 52.203 lượt khách, tăng 24% so với
cùng kỳ năm 2016. (Theo Cổng thông tin Du lịch Đà Nẵng)
Tính đến tháng 4/2019, Đà Nẵng có 76 dự án đầu tư vào lĩnh vực du
lịch với tổng vốn đầu tư 12,02 tỷ USD (tương đương 252.483 tỷ đồng), trong
đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,18 tỷ USD (tương
đương 24.738 tỷ đồng) và 59 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư
10,84 tỷ USD (tương đương 227.766 tỷ đồng).
Hiện nay, Đà Nẵng có khoảng 35 địa điểm du lịch chưa kể các bãi biển
và các khu nghỉ dưỡng với khoảng 145 khách sạn với tổng cộng 4.383 phòng,
trong đó có 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 4 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao và
26 khách sạn tiêu chuẩn 3 sao sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu trú của hơn 8.000
du khách đến Đà Nẵng trong cùng thời điểm. Các khách sạn lớn tập trung chủ
yếu ở năm quận: Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Sơn Trà và Liên

Chiểu. Về cơ sở ăn uống và cơ sở mua sắm, theo thống kê hiện nay trên địa
4


bàn Đà Nẵng có khoảng 23 cơ sở ăn uống và 13 cơ sở mua sắm đạt chuẩn để
phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra, các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng ngày càng đa dạng và
nâng cao về chất lượng. Nhiều khu, điểm tham quan, du lịch trên địa bàn
thành phố đã được xây dựng mới hoặc nâng cấp và bổ sung thêm nhiều sản
phẩm du lịch mới phục vụ du khách. Du lịch nghỉ dưỡng biển được phát triển
theo hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ vui chơi thể thao biển như ca nô,
lặn biển, dù kéo, … kết hợp với hàng loạt các khu nghỉ mát, biệt thự cao cấp
dọc tuyến biển cung cấp những dịch vụ ngày càng hoàn thiện cho du khách.
2. Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Vị trí địa lý
Đà Nẵng nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ
ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam
đồng thời là trung tâm giữa 3 di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích Cố đô
Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn là những điều kiện thuận lợi để thu
hút khách du lịch trong nước và quốc tế...
2.1.2. Tài nguyên tự nhiên
* Chùa Linh Ứng - Bán đảo Sơn Trà
Cách bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng khoảng 10km. Chùa tọa lạc trên một
ngọn đồi của bán đảo Sơn Trà, nằm ở lưng chừng núi, mang hình con rùa, mặt
hướng ra biển, lưng tựa vào cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú
của bán đảo Sơn Trà…
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà
Nẵng cả về quy mô (rộng khoảng 20ha) lẫn kiến trúc nghệ thuật. Đây là ngôi
chùa nằm trong quần thể du lịch bán đảo Sơn Trà được xây dựng với sự kết
hợp hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống của chùa Việt, hiện đang là

điểm du lịch mới của thành phố biển xinh đẹp này.

5


Chùa Linh Ứng - Bán đảo Sơn Trà
* Bãi biển Mỹ Khê
Biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi
biển quyến rũ nhất hành tinh năm 2005. Mỹ Khê là một trong những bãi tắm
nhộn nhịp nhất ở Đà Nẵng với vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm thành phố.
Biển Mỹ Khê nổi tiếng với bãi cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, làn nước trong
xanh ấm áp quanh năm cùng hàng dừa thơ mộng bao quanh biển. Bờ biển dài,
đẹp, nước trong xanh bốn mùa, ấm và độ sóng êm, không khí trong lành trong
một không gian rộng rãi với phong cảnh đẹp và những dịch vụ chất lượng tốt
nhất rất thích hợp cho kỳ nghỉ biển vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
* Khu du lịch Bà Nà Hills
Bà Nà được coi là lá phổi xanh của thành phố Đà Nẵng khi nơi đây là
nơi duy nhất có thể mang đến cho du khách nguồn không khí trong lành, tươi
mát và những cảm nhận độc đáo của sự giao thoa bốn mùa trong một ngày.
Từ trên đỉnh Bà Nà du khách có thể phóng tầm nhìn bao quát cả một vùng
rộng lớn núi rừng nguyên sinh của dãy Trường Sơn hùng vĩ, cánh đồng phì
nhiêu vùng duyên hải Miền Trung và toàn cảnh thành phố với bãi biển được
bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh. An lạc, tự tại, thả
hồn với thiên nhiên hùng vĩ là những gì du khách có thể cảm nhận được.
Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa, thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã
Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về
6


phía Tây Nam. Bà Nà được mệnh danh là Sapa thứ hai của Việt Nam, nơi

được biết đến như “Hòn ngọc khí hậu” của miền Trung, là một trong những
trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng cao cấp nhất Đông Dương trong thời
kỳ Pháp thuộc.
Ngoài ra Bà Nà Hills còn nổi tiếng với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục
thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp
nặng nhất) cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông
Nam Á …

Khu du lịch Bà Nà Hills
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
Hiện nay thành phố Đà Nẵng đang là địa phương đi đầu cả nước trong
việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công
cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du
lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du
lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình
xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác
phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam...Bên cạnh
đó, sân bay quốc tế Đà Nẵng được xây mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, là một
trong 3 sân bay tốt nhất của Việt Nam. Cảng Đà Nẵng là cảng thương mại lớn
thứ ba ở Việt Nam cùng với việc các đường bay quốc tế và các đường bay
thuê chuyến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ… đến
Đà Nẵng ngày càng được mở rộng khiến lượng khách du lịch từ các thị
trường này đến nơi đây ngày càng tăng lên…
7


2.1.4. Nguồn nhân lực
Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành trong cả nước có chỉ số phát
triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh. Đà Nẵng có nguồn
nhân lực dồi dào, số lao động có chuyên môn kỹ thuật được đào tạo chiếm

gần một phần tư lực lượng lao động.
2.1.5. Các tiềm năng khác
Bên cạnh những tiềm năng trên thì thành phố đáng sống nhất Việt Nam
còn tạo ấn tượng bởi những cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, lễ hội Quan
Thế Âm, hội đua thuyền... là những sự kiện văn hoá, du lịch đặc sắc, góp
phần quảng bá hình ảnh thành phố đến với bạn bè trong nước và quốc tế; bởi
những cây cầu nổi tiếng như: cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Thuận Phước …
cũng như văn hóa, tình cảm của con người, những đặc sản nổi tiếng nơi đây,
đó là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
4. Thuận lợi, khó khăn
4.1. Thuận lợi
Thứ nhất: Sự lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các chủ trương, chính sách của
các cấp chính quyền hết sức đúng đắn, thiết thực và thực sự đi vào đời sống.
Di sản “5 không và 3 có'' của ông Nguyễn Bá Thanh - Cố Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng - (không có giết người để cướp của, không có người
nghiện trong cộng đồng, không có người mù chữ, không có hộ đói, không có
người lang thang xin ăn - có nhà ở, có công ăn việc làm và có lối sống văn
minh đô thị) đã khiến cho Đà Nẵng trở thành điểm sáng cho nhiều địa phương
trong cả nước noi gương học tập, làm theo. Nhờ di sản này, không gian văn
hóa tại Đà Nẵng thực sự văn minh và sạch sẽ.
Thứ hai: Hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ. Du khách dễ dàng di chuyển
giữa các địa điểm và không gặp phải cảnh tắc đường vào những giờ cao điểm.
Hệ thống biển báo chỉ dẫn rõ ràng. Khác với Hà Nội có cảnh sát giao thông
thường trực ở các chốt, điểm nóng giao thông với đội ngũ đông đảo ở tất cả
các quận huyện, cảnh sát giao thông ở Đà Nẵng được bố trí thưa nhưng vẫn
đạt hiệu quả giao thông. Đó là nhờ ý thức của người dân trong việc chấp hành
8


luật giao thông đường bộ tốt, chính vì vậy, cảnh sát giao thông không có

nhiều việc để làm.
Thứ ba: Văn hóa ứng xử của người dân bản địa là một nét đẹp thu hút du khách
tới khám phá.
Thứ tư: Công tác truyền thông, quảng bá du lịch của Đà Nẵng đang được
thực hiện rất tốt, ngày càng có nhiều du khách biết đến và sẵn sàng lựa chọn
Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng cho các dịp quan trọng. Nhờ vậy, Đà Nẵng trở
thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ năm: Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, địa hình đa dạng tạo điều
kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch và nhiều sản phẩm du lịch phù hợp
với thị hiếu của khách thập phương.
4.2. Khó khăn, hạn chế
- Do đặc thù của địa phương nên ở Đà Nẵng mùa vụ du lịch rất rõ rệt
do vậy từ tháng 9 đến tháng 12 Đà Nẵng rất thiếu khách du lịch.
- Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, tuy tốc độ tăng trưởng nhanh
nhưng du lịch Đà Nẵng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức.
- Thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch; các dự án đầu tư về du lịch - dịch vụ đăng ký nhiều nhưng triển khai chậm.
- Các trung tâm mua sắm quà lưu niệm, đặc sản, các khu vui chơi giải
trí, ẩm thực về đêm dù đã có, nhưng bị phân tán nên chưa thể đáp ứng nhu cầu
và sự tiện lợi cho du khách. Việc phân tán không gian du lịch như vậy sẽ
không thể tạo không khí và môi trường du lịch sôi động, đủ hấp dẫn và tiện
lợi thu hút du khách.
- Mặc dù công tác xúc tiến, phát triển du lịch đạt được những kết quả
nhất định tuy nhiên, do thiếu nguồn lực, đặc biệt là kinh phí nên quy mô và
chất lượng các hoạt động xúc tiến, phát triển du lịch còn hạn chế, công tác
quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng chưa được thực hiện liên tục để tiếp cận
và khai thác các thị trường khách quốc tế trọng điểm.
9



- Nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch còn thiếu và
yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn
viên có trình độ ngoại ngữ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng du lịch nói riêng
và hình ảnh du lịch Đà Nẵng và Việt Nam nói chung.
5. Đề xuất, kiến nghị
- Thành phố Đà Nẵng cần xây dựng chiến lược tăng cường quảng bá,
tiếp thị hình ảnh du lịch Đà Nẵng đối với khu vực thị trường trong nước và
quốc tế.
- Thành phố cần tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du
lịch, có định hướng, các cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp phát
triển đồng thời phối hợp chặt chẽ trong nội bộ ngành du lịch cũng như với các
ban ngành khác để thống nhất trong tổ chức quản lý hoạt động du lịch, xử lý
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn về giá, chất lượng tour…
- Thành phố cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Phát
triển cả số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú, nâng cấp và xây dựng thêm các
khu vui chơi giải trí, khu mua sắm hiện đại, đa dạng về hàng hóa… Cải tiến
chất lượng phục vụ của hệ thống đường hàng không, đường thủy, đường sắt,
đường nội thị, phát triển các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch…
- Điều chỉnh tổ chức các sự kiện phù hợp với thời gian để thu hút du
khách như du lịch tâm linh, du lịch hội thảo, tổ chức các lễ hội
- Thành phố cần phải có chiến lược đào tạo bài bản nguồn nhân lực
phục vụ ngành du lịch: Kiện toàn bộ máy quản lý du lịch nhằm đảm bảo công
tác quản lý, tổ chức, chỉ đạo. Chú trọng công tác đào tạo, chuẩn hóa chất
lượng đội ngũ cán bộ…
- Cần đầu tư mạnh hơn nữa để đa dạng hóa sản phẩm du lịch hướng tới
sản phẩm giá trị cao để phục vụ du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
- Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Phối hợp với các địa

phương, các ngành tăng cường công tác giáo cụ cộng đồng bảo vệ môi trường
sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thành phố.
10


Trên đây là những đề xuất góp phần để thành phố Đà Nẵng phấn đấu
đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2016-2020; đầu
tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng và tính
chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững, xây dựng Đà Nẵng trở
thành trong những trung tâm du lịch dịch vụ lớn của cả nước.

III. KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu thực tế “Phát triển du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn
hiện nay” đã giải quyết được một số nội dung sau:
11


Phân tích, làm rõ một số lý luận cơ bản về du lịch. Qua phân tích thực
trạng phát triển du lịch Đà Nẵng, bài thu hoạch đã cho thấy được những tiềm
năng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho du lịch Đà Nẵng; đồng
thời cũng nêu ra những mặt làm được, những mặt còn tồn tại của ngành du
lịch Đà Nẵng trong quá trình phát triển.
Trên cơ sở lý luận, thực trạng và định hướng, mục tiêu phát triển du
lịch biển của chính quyền thành phố Đà Nẵng, tôi đã đề xuất một số giải pháp
và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nhằm phát triển du lịch biển Đà Nẵng
tương xứng với tiềm năng của mình.
Ngành du lịch ngày càng phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Với những lợi thế vốn có về du lịch
của mình, Đà Nẵng đang từng bước phát triền theo hướng trở thành trung tâm
du lịch của khu vực Miền Trung và cả nước, là điểm hấp dẫn du khách trong

và ngoài nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

tháng năm 2019

NGƯỜI VIẾT

12



×