Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THCS_Chuyên đề tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận Chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.27 KB, 43 trang )

Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
LỜI NÓI ĐẦU

Trong các quá trình hoạt động của con người thì “ nghiên cứu khoa học”
thực sự là một vấn đề quan trọng và cần thiết, sản phẩm của quá trình nghiên cứu
khoa học là những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn. Do vậy nghiên cứu khoa học
là vấn đề cần thiết của mỗi ngành khoa học, mỗi nghề và mỗi người. Song đối với
ngành giáo dục nó có một có ý nghĩa vô cùng to lớn. Việc nghiên cứu này đã hình
thành và phát triển được những nhân tố giáo dục và mối quan hệ của giáo dục, cụ
thể là sự phát hiện có kết quả của thành tố con người và các mối quan hệ của nó.
Khám phá nghiên cứu hệ thống giáo dục nhà trường là quá trình nghiên cứu phức
tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải phát hiện ra nhiều thực tế của đối tượng. Đối
tượng nghiên cứu trong nhà trường là giáo viên và học sinh, từ đó đề ra những biện
pháp hữu hiện để nâng cao chất lượng giáo dục, học tập.
Trong công tác giáo dục, để học sinh lĩnh hội được tri thức một cách nhanh
nhất thì mỗi giáo viên phải là một người nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực này để
tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.
Muốn vậy thì người giáo viên phải hiểu sâu sắc vấn đề, bám sát vào thực tế, tập
hợp tư liệu thông tin chính xác, phân tích tư liệu, xử lý thông tin một cách có hiệu
quả nhất để tìm ra những giải pháp đáp ứng mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào
tạo.
Đối với giáo viên thì giảng dạy là nhiệm vụ trọng tâm nhất, nhưng đối với
hiệu trưởng thì việc quản lý nhà trường lại là nhiệm vụ quan trọng. Trong quản lý
nhà trường thì việc quản lý dạy và học các bộ môn văn hoá là nhiệm vụ cơ bản có
tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục và thực hiện mục tiêu giáo dục đào
tạo của nhà trường.
Ngành giáo dục đào tạo Thành phố Bắc Ninh nói chung và trường trung học
cơ sở Đáp Cầu nói riêng, từ ngày tái lập tỉnh, thị xã Bắc Ninh trước kia và thành
phố Bắc Ninh ngày nay đã có nhiều chuyển biến về việc nâng cao chất lượng giáo
1
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006


dục đào tạo. Xong, những kết quả mà trường THCS Đáp Cầu đạt được vẫn còn
khiêm tốn, chưa kịp được với chất lượng mặt bằng trọng phạm vi thành phố Bắc
Ninh. Sở dĩ có hiện tượng trên theo chúng tôi ngoài nguyên nhân khách quan còn
có nguyên nhân chủ quan, đó là việc quản lý của nhà trường chưa thực sự có hiệu
quả, đặc biệt là việc quản lý hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá của nhà
trường, trịnh độ nhận thức của giáo viên trong công tác quản lý và thực hiện chức
trách của người giáo viên nhân dân. Vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục cũng
tác động không nhỏ đến việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học trong nhà
trường.
Nhằm nâng cao chức năng quản lý hoạt động dạy – học các bộ môn văn hoá,
góp tiếng nói chung vào công tác phát triển giáo dục của tỉnh nhà, trường trung học
cơ sở Đáp Cầu chúng tôi đã đi nghiên cứu nguyên nhân, tìm ra biện pháp để giải
quyết những vấn đề trên.
Sau đây, tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình thông qua công
tác quản lý hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá ở trường Trung học cơ sở năm
học 2005 – 2006.
2
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đã biết, nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của trí tuệ, của
chất xám, của khoa học và công nghệ. Trong đó “ chất xám” luôn đóng vai trò là
nhân tố là nhân tố số một, quyết định năng suất lao động, quyết định sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế – xã hội và nền văn hoá văn minh của mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia, “ chất xám” là yếu tốt mang tính tiềm ẩn trong nền kinh tế thông tin, trí
tuệ, nền kinh tế tri thức tiến đến nền kinh tế sinh học trong xã hội loài người phát
triển.
Với luận điểm “ Con người vừa là mục tiêu phát triển, vừa là động lực phát

triển kinh tế xã hội” nhân loại đã và đang nhận thức được vai trò của sự nghiệp
cách mạng “giáo dục đào tạo”. Bởi lẽ: giáo dục đào tạo chính là sự thách thức giữa
các quốc gia, giữa các dân tộc và châu lục, giáo dục đào tạo là chìa khoá vàng
thắng lợi mở ra sự phát triển khao học kỹ thuật, phát triển công nghệ và phát triển
kinh tế xã hội.
Vai trò của sự nghiệp giáo dục đào tạo đã được các quốc gia nhận thức một
cách đầy đủ, đúng đắn. Đặc biệt, với nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận thức
đầy đủ về giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy mà “ giáo dục đào tạo” đã và đang được
khẳng định “ là quốc sách hàng đầu”, “nhân tài là nguyên khí quốc gia. Tình hình
nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của đất nước ta đặt ra ngày càng cao. Muốn đáp
ứng được yêu cầu đó chúng ta phải thực sự nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
để đào tạo ra những con người có phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của
3
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
thời đại. Đó là những công dân mới có tính sáng tạo, tự chủ, có kĩ năng cơ bản để
thực hành nghề nghiệp giỏi, có khả năng giao tiếp, giàu lòng vị tha, nhân ái, hoà
nhập với cộng đồng,và xu thế thời đại.
Muốn đưa đất nước ta tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá thắng lợi
phải coi trọng phát triển giáo dục để từ đó phát huy nguồn lực con người. Đây là
yếu tố cơ bản để giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung, chúng ta
cần chú ý đến vấn đề quản lý giáo dục, đặc biệt là chức năng quản lý nhà trường.
Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay đang đứng trước những thách thức mới:
Thực hiện tinh thần “nói không với bệnh thành tích, chống tiêu cực trong thi cử”,
không phải của ngành giáo dục đòi hỏi giáo dục phải tiếp tục công cuộc đổi mới
một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực về cơ cấu, nội dung chương trình, phương
pháp tổ chức quản lý, cơ sở vật chất, điều kiệnvà thiết bị trường học, trong đó coi
trọng việc dạy, học các bộ môn văn hoá. Bởi lẽ, dạy học các bộ môn văn hoá là
trọng tâm, là nhiệm vụ và chức năng cơ bản của nhà trường nó là cơ sở khoa học
để

chúng ta tiến hành các hoạt động dạy, học, học sinh sẽ được cung cấp tri thức
tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống, là cơ sở bước đầu quan trọng để hình thành
nhân cách cho các em. Nâng cao chất lượng dạy học là vũ khí sắc bén đấu tranh
với bệnh thành tích trong giáo dục và trên cả trong thi cử.
Để thực hiện nhiệm vụ dạy học thì ngoài việc học tập ở nhà, quá trình dạy
học trên lớp là quan trọng bởi nó được tiến hành chung cho cả lớp với số thời gian
phù hợp, được quy định theo từng tiết học, môn học, từng loại, theo chương trình
và thời khoá biểu quy định.
4
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
Chính vì thời gian dạy trên lớp là quan trọng nên việc chỉ đạo hoạt động dạy
trên lớp của người quản lý quyết định đến chất lượng của nhà trường. Điều này đã
được chứng minh trong thực tế ở các trường trung học cơ sở. Trường nào mà quản
lý tốt, chỉ đạo tốt hoạt động dạy học trên lớp thì trường đó chất lượng giáo dục cao
và ngược lại. Chính vì vậy mà bất kỳ người hiệu trưởng nào trong quá trình chỉ
đạo, điều hành nhà trường cũng đều quan tâm học hỏi, rút kinh nghiệm nâng cao
chất lượng chỉ đạo quản lý hoạt động dạy và học.
Trong thực tiễn, quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học những
năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần trực tiếp thúc đẩy sự
nghiệp giáo dục, phát triển. Điều này đã được nghị quyết trung ương II khoá 8
khẳng định “ Giáo dục đào tạo đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao
động và đông đảo đội ngũ cán bộ phục vụ phát triển kinh tế xã hội”. Chất lượng
giáo dục đầo tạo có tiến bộ bước đầu, số học sinh khá giỏi, học sinh đạt giải trong
các kỳ thi quốc gia, quốc tế ngày càng tăng nhanh.
Đóng góp vào những thành tựu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có tiềm
năng kinh tế mạnh, được quan tâm, đầu tư cho giáo dục cùng sự chuyển biến tương
đối mạnh về chất lượng giáo dục. Giáo dục toàn diện được chú trọng chất lượng,
văn hoá đại trà tăng nhanh, tỷ lệ học sinh xếp loại văn hoá giỏi tăng từ 6% (năm
1999 – 2000) lên 21,4% (Năm 2005 – 2006). Việc bồi dưỡng học sinh giỏi được
quan tâm chú ý. Tính đến thời điểm tháng 11/ 2001 có 10/10 xã, phường được sở

GDĐT Bắc Ninh công nhận hoàn thành phổ cập THCS.
Trong những thành tích ấy có một phần nhỏ của giáo dục trường THCS Đáp
Cầu . Là một phường nghèo, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc quan tâm
đến giáo dục đã có bước chuyển biến mới, song việc duy trì sĩ số còn khó khăn,
chất lượng đại trà chưa cao. Với sự cố gắng của tập thể sư phạm nhà trường sự chỉ
5
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
đạo sát sao của ban giám hiệu, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo đã từng
bước phát triển và đạt chuẩn quốc gia Tiên tiến xuất sắc của tỉnh Bắc Ninh.
II- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU – NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1/ Mục đích của đề tài:
Đề tài này nêu lên các giải pháp về quản lý dạy học nhằm nâng cao chất
lượng dạy học, góp phần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và
học các bộ môn văn hóa trong nhà trường.
2/ Yêu cầu của đề tài:
Trình bày được các kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học các bộ môn văn
hoá ở trường trung học cơ sở Đáp Cầu trong năm 2005 – 2006 trên hai phương
diện cơ bản: Quản lý cái gì? Quản lý cái đó bằng cách nào?.Từ đó đưa ra các giải
pháp thiết thực để nâng cao chất lượng quản lý dạy học.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài phải thực hiện được 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
a) Nêu được cơ sở lý luận của hoạt động dạy học
b)Nhận xét, đánh giá hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá năm 2005 – 2006 ở
trường THCS Đáp Cầu TP Bắc Ninh.
c)Nêu được kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá của
trường THCS Đáp Cầu – TP Bắc Ninh.
III - PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1/Về nội dung:
Kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá của trường
Trung học cơ sở.

2/ Về thời gian:
6
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
Tại trường THCS Đáp Cầu – TP Bắc Ninh.
3/ Về thời gian:
Từ tháng 9/ 2005 đến tháng 12/ 2006.
IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Tổng kết kinh nghiệm
2. Đọc tra cứu tài liệu có liên quan
3. Trao đổi, thảo luận, mạn đàm.
4. Lập biểu mãu: So sánh, đối chiếu.
5. Điều tra cán bộ quản lý của trường và giáo viên trực tiếp đứng lớp.
6. Nghiên cứu kinh nghiệm của các trường tiên tiến trong thành phố, tỉnh
PHẦN THỨ HAI - NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I - MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1/ Kinh nghiệm là gì ?
Kinh nghiệm là những điều đúc kết được, rút ra được trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục.
Kinh nghiệm được sử dụng làm cơ sở và điều kiện để cán bộ quản lý quan
tâm, vận động, rút ra bài học cần thiết phù hợp, nâng dần thành lý luận, mang tính
linh hoạt sáng tạo.
Tuy nhiên kinh nghiệm chỉ đúng trong một thời gian, không gian điều kiện
nhất định, hoàn cảnh nhất định, không mang tính chất vĩnh hằng, cố định, bất biến.
7
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
Nếu trong một thời gian, không gian, hoàn cảnh khác thì kinh nghiệm đó còn ít
hoặc không có giá trị vận dụng.
2/ Quản lý và quản lý giáo dục là gì ?

a) Quản lý:
Khái niệm quản lý đã được rất nhiều nhà quản lý và thực hành quản lý nêu
ra. Cho đến nay, đã có trên trăm định nghĩa, khái niệm khác nhau. Mỗi phạm trù,
mỗi lĩnh vực có một khái niệm khác nhau. Còn trong lĩnh vực giáo dục, ta có thể
hiểu phạm trù quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng như sau: “ Quản lý
là một quá trình tác động có hướng đích, có tổ chức, có sự lựa chọn dựa trên các
thông tin của hệ và môi trường của hệ để điều chỉnh các quá trình và hành vi của
đối tượng quản lý nhằm làm cho hệ vận hành, phát triển tới mục tiêu đã được xác
định.
b) Quản lý giáo dục:
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà
trường nói riêng là quản lý một hệ, phân hệ của quản lý hành chính Nhà nước, là
hệ thống những nội dung có mục tiêu, có kế hoạch, hợp quy luật và đúng ý chí của
chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục cho nhà trường vận hành theo
đúng đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, nhằm thực hiện tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình giáo dục đào tạo thế
hệ trẻ đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định.
3/ Khái niệm về hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học là một hoạt động cơ bản, trọng tâm trong nhà trường,
được diễn ra giữa thày và trò nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học
nhằm phát huy những năng lực trí tuệ và xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan
đúng đắn. Hoạt động dạy học thực chất là mối quan hệ biện chứng giữa hai hoạt
động, dạy của thày và học của trò.
8
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm hoạt động dạy học theo quan
điểm của mình. Xong, tựu chung lại thì hoạt động dạy học là một bộ phận của quá
trình hình thành nhân cách toàn vẹn. Nó chính là hoạt động của thày và của trò,
trong đó thày giữ vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò chủ động, tích cực nhằm đạt
được mục đích dạy học. Nói cách khác nó là quá trình tác động qua lại giữa thày

giáo và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo thực
hành và hoạt động nhận thức cho người học. Trên cơ sở đó hình thành thế giới
quan và phát triển năng lực tư duy sáng tạo, xây dựng phẩm chất nhân cách cho
người học theo mục đích giáo dục. Như vậy kết quả trực tiếp của dạy học là nâng
cao trình độ học vấn và phương pháp khoa học cho người học.
Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con
người. Hoạt động dạy học phải nhằm đạt mục đích nhất định, nội dung nhất định,
được thực hiện bởi chủ thể nhất định. Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm
những nhân tố cơ bản sau: mục đích dạy học, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học,
thầy với nhiệm vụ dạy học, trò với hoạt động học, các phương pháp, phương tiện
dạy học, kết quả dạy học. Tất cả các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học tồn tại
trong mối quan hệ lại thống nhất biện chứng với nhau. Mặt khác toàn bộ hệ thống
quá trình dạy học này lại có mối quan hệ qua lại, tương hỗ và thống nhất biện
chứng với môi trường của nó, môi trường kinh tế xã hội, môi trường cách mạng
khoa học kỹ thuật công nghệ. Hoạt động dạy học nói chung và ở trường trung học
cơ sở nói riêng phải trang bị cho học sinh hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo, tri thức
khoa học cơ bản phù hợp với thực tế của đất nước, rèn luyện những kỹ năng kỹ
xảo đó, đồng thời phát triển ở các em năng lực hoạt động trí tuệ nhất là năng lực tư
duy sáng tạo dưới tác động chủ đạo của người thày. Nội dung dạy học là một bộ
phận được chọn lọc trong nền văn hoá của dân tộc và của loài người. Đó là những
tri thức tự nhiên, xã hội về kỹ thuật và về cách thức hoạt động. Đó là hệ thống
những kỹ năng hoạt động, kỹ xảo thực hành hoạt động trí óc và lao động chân tay.
Đó là kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới, đối
9
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
với con người. Nội dung dạy học ở trường trung học cơ sở ( nói riêng ) là trang bị
cho người học cơ sở khoa học cần thiết cho sự hình thành thế giới quan khoa học
và những phẩm chất quan trọng của nhân cách con người mới, đồng thời chuẩn bị
cho người học tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như tiếp thu học vấn nghề
nghiệp sau này. Những tri thức cơ sở khoa học mà người học cần phải nắm trong

quá trình dạy học là những tri thức đáng tin cậy, có thể giúp người học hình dung
ra được bức tranh sinh động về thế giới quan.
Bản chất của quá trình dạy học là trang bị cho người học hệ thống những tri
thức kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực trí tuệ và hình thành thế giới quan khoa
học, giáo dục phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho họ. Do vậy mà dạy học được thực
hiện động thời với cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích. Nếu hai
việc này bị tách rời sẽ lập tức phá vỡ khái niệm quá trình dạy học. Học tập không
có giáo viên sẽ trở thành tự học, giảng dạy mà không có học sinh sẽ trở
thành độc thoại, không bao giờ tồn tại, không tác dụng, phá huỷ quá trình dạy học.
Trong dạy học, giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, giáo viên giữ vai trò
chủ đạo trong toàn bộ tiến trình dạy học, người xây dựng và thực thi kế hoạch
giảng dạy các bộ môn văn hoá, người tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động
học tập dưới nhiều hình thức trong không gian và thời gian khác nhau, người điều
khiển các hoạt động trí tuệ và hướng dẫn thực hành của học sinh trên lớp. Trên
nguyên tắc phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tổ chức và điều
khiển quá trình nhận thức tư duy của học sinh, khai thác tiềm năng độc lập, ý thức
và kinh nghiệm sống của học sinh, tìm ra phương pháp học tập sáng tạo nhất, tự
nắm lấy kiến thức và hình thành các kỹ năng hoạt động.
Học sinh là trung tâm của mọi sự cố gắng, là sự cải tiến đổi mới về nội dung,
phương pháp dạy học, là trung tâm của mọi sự tìm tòi về cách tổ chức quá trình
dạy học và giáo dục. Chính vì vậy ta tiến hành quá trình này bằng cách khơi dậy
tiềm năng trí tuệ của người học. Học sinh vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá
10
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
trình dạy học. Dạy học là hoạt động trí tuệ của cả thày và trò “ Quá trình hoạt động
dạy học là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng
dẫn và điều khiển của giáo viên học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân loại và
thông qua đó rèn luyện kỹ năng hoạt động và tạo lập thái độ sống tốt đẹp. Ngoài ra
nhân tố trên ra quá trình dạy học còn có nhiều nhân tố khác cùng tham gia, mục
đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung và các hình thức tổ chức dạy học, phương

pháp và phương tiện dạy học cùng với môi trường văn hoá chính trị xã hội, môi
trường kinh tế khoa học kĩ thuật của đất nước trong xu thế phát triển chung. Sự vận
động và phát trỉên của quá trình dạy học là kết quả của quá trình tác động biện
chứng giữa các nhân tố trên, kết quả dạy học là kết quả phát triển tổng hợp toàn bộ
hệ thống. Muốn nâng cao quá trình dạy học phải nâng cao chất lượng từng thành tố
và đồng thời nâng cao chất lượng tổng hợp toàn bộ hệ thống.
Quản lý nâng cao chất lượng quá trình dạy học thực chất là hình thành và tự
hình thành nhân cách học sinh bằng hoạt động đồng thời tác liên nhân cách quản lý
hoạt động dạy học trên lớp, trước hết là chức năng quản lý giáo viên, quản lý con
người để nhân tố này thực hiện hoạt động dạy học, quản lý con người để nhân tố
này thực hiện hoạt động dạy học. Đó là nhân tố mang tính quyết định đến chất
lượng và hiệu quả giảng dạy. Quản lý giáo viên về mặt chuyên môn, năng lực sư
phạm thể hiện ở khả năng tổ chức, khả năng quản lý lớp, khả năng hướng dẫn hình
thành kiến thức, rèn kỹ năng, khả năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ, khả năng
giao tiếp của giáo viên với học sinh và phụ huynh. Để quản lý thuận lợi và đạt hiệu
quả thì người cán bộ quản lý cần xem xét và phân loại đội ngũ để quyết định phân
công, bố trí sắp xếp công việc phù hợp với từng giáo viên để mỗi thành viên trong
nhà trường phát huy được hết khả năng của họ. Khi ấy người cán bộ quản lý cũng
yên tâm hơn với chất lượng giảng dạy của nhà trường. Quản lý quá trình dạy học
chính là quản lý nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy, chương trình dạy học
11
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
được quy định và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nó mang tính pháp lệnh mà
mục tiêu chiến lược là con người. Quản lý nội dung chương trình được cụ thể hoá
bằng sách giáo khoa.
Muốn quản lý tốt vấn đề này, người quản lý phải nắm được những thay đổi
của
chương trình, thường xuyên kiểm tra, dự giờ, khảo sát chất lượng sau giờ dự,
thống kê kết quả định kỳ. Quản lý kế hoạch giảng dạy chính là kế hoạch lên lớp
của từng giáo viên nhằm thực hiện đầy đủ yêu cầu chương trình và nội dung thể

hiện qua kiến thức sách giáo khoa. Tuỳ theo trình độ, khả năng học tập của từng
khối lớp mà có kế hoạch giảng dạy cụ thể. Quản lý việc xây dựng kế hoạch chuyên
môn, kế hoạch giảng dạy của các tổ, của từng cá nhân. Ban giám hiệu phân công
người phụ trách từng tổ, phân công giáo viên đứng lớp, xây dựng thời khoá biểu
đảm bảo tính khoa học, hợp lý. Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải nghiêm túc,
đúng với chương trình sách giáo khoa, chỉ đạo dạy đủ các môn học theo yêu cầu
quy định, điều phối giáo viên vào các giờ trống vắng, nâng cao năng lực chuyên
môn và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy.
Tóm lại, quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý con người thực hiện
hoạt động dạy, quản lý việc thực hiện kế hoạch, chấp hành quy chế chuyên môn,
quản lý thời gian lên lớp của giáo viên và quản lý phương pháp giảng dạy để đạt
được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
4/ Các bộ môn văn hoá:
Các bộ môn văn hoá trong các nhà trường nói chung và trường trung học cơ
sở nói riêng được hiểu là các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức
khoa học cơ bản có hệ thống về tự nhiên xã hội, tư duy và lối sống. Các môn văn
hoá thường được thông qua những bài học như: giờ học bài mới, ôn tập, giờ kiểm
12
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
tra, bài luyện tập, bài tổng hợp. Trong đó giờ học bài mới và dạng bài luyện tập
được chiếm nhiều nhất trong suốt quá trình giảng dạy.
Giờ học bài mới nhất là giờ được tổ chức với mục đích truyền đạt kiến thức
mới, những thông tin khoa học mới. Bằng sự khéo léo sư phạm giáo viên thuyết
trình, minh hoạ và vận dụng vấn đáp dẫn dắt học sinh nắm vững tài liệu học tập
trên lớp. Phương pháp chủ yếu là phân tích hệ thống hoá tổng hợp kiến thức thông
qua vấn đáp để phát huy tính tích cực của học sinh,giúp học sinh nắm kiến thức từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo nội dung từng bài hay một phần, một
chương trình. Từ đó tạo ra các thông tin ngược giúp người dạy điều chỉnh cách dạy
và cách học. Muốn vậy giáo viên cần phải chuẩn bị tốt giáo án với đầy đủ các
bước, các phương pháp để đảm bảo mục tiêu bài học.

II - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CÁC BỘ MÔN VĂN
HOÁ.
1/ Hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của
nhà trường.
Bởi lẽ xét về tính đặc thù, hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá thể hiện
đầy đủ nhất nét đặc trưng cơ bản của nhà trường, trong sự phân biệt khác nhau
giữa
nhà trường với các hệ thống, tổ chức xã hội, cũng như sự phân biệt giữa hoạt động
dạy học với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường ( hoạt động lao động sản
xuất, hoạt động xã hội và đoàn thể ).
Xét về mặt thời gian, hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá chiếm tỷ lệ
82,1% thời gian trung bình số thời gian hoạt động giảng dạy của nhà trường. Như
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lê - ở Viện nghiên cứu giáo dục đã công bố cụ thể thời gian
như sau:
13
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
+ Thời gian học các môn văn hoá/tuần: 82,1%.
+ Thời gian tiến hànhcác hoạt động giáo dục khác/tuần: 17,9%.
Xét về mặt chức năng nhiệm vụ, hoạt động dạy học các môn văn hoá nhằm
cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản có hệ thống về tự nhiên, xã
hội, tư duy và lối sống. Đó là cơ sở, là nền tảng chủ yếu trong quá trình hình thành
và phát triển nhâ cách cho người học. Hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá còn
là cơ sở khoa học để tiến hành các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường trung
học cơ sở.
Như vậy xét về mặt đặc thù, về mặt thời gian và chức năng nhiệm vụ thì
hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá là nhiệm vụ trung tâm, cơ bản của nhà
trường.
2/ Nhiệm vụ của hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá:
Cung cấp cho học sinh các tri thức về khoa học tự nhiên, xã hội, tư duy, lối
sống một cách có hệ thống, cơ bản hiện đại. Rèn kỹ năng kỹ xảo thực hành và vận

dụng trong đời sống.
Phát huy tri thức, hình thành năng lực tự nhận thức, tự hành động một cách
hợp quy luật nhằm phù hợp với thực tế khách quan.
Dạy cho học sinh cách tự học ,tự nghiên cứu, có phương pháp ,có ý thức
trong tự học trong và ngoài nhà trường
Hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá giúp học sinh xây dựng được thế
giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, trong sáng, có tình yêu thương, biết kính
trọng ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình, yêu làng xóm, quê hương, đất
nước…Từ đó giúp học sinh định hướng đúng sự hoạt dộng của mình trong tương
lai.
Hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá còn tạo cơ sở khoa học để tiếp thu
các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Trên cơ sở đó giúp học sinh thích
nghi với cuộc sống một cách lành mạnh trong sáng, năng động.
14
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
Tóm lại hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá nói riêng cùng các hoạt động
khác trong nhà trường, giúp học sinh xây dựng phát triển những nét đặc trưng cơ
bản nhất, có ý nghĩa hình thành nhân cách của con người mới, xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục
đào tạo.
III - LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Như đã trình bày kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học các bộ môn văn
hoá đã được nhà trường tổng kết, chúng tôi ý thức được điều đó. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, mỗi nhà trường đều có những điều kiện riêng ( về đội ngũ, cơ sở vật
chất, điều
kiện địa phương, trang thiết bị dạy học…) nên trong chỉ đạo có nhiều giải pháp chỉ
đạo khác nhau. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn nêu nên kinh nghiệm quản lý hoạt động
dạy học các bộ môn văn hoá ở trường chúng tôi năm học 2005 – 2006.Những kinh
nghiêm này tiếp tục được áp dụng vào việc quản lý và chỉ đạo nâng cao chất lượng
dạy và học năm học 2006-2007.

CHƯƠNG II
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC BỘ MÔN VĂN
HOÁ CỦA TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2004 – 2005

1/ Chất lượng đội ngũ:
a) Về trình độ đào tạo và tay nghề:
Tổng số giáo
viên
Trình độ đào tạo Trình độ tay nghề
Trên
chuẩn
Chuẩ
n
Chưa
chuẩn
Giỏi Khá TB Yế
u
24 6 17 1 2 16 4 2
b) Gi¸o viªn giái c¸c cÊp:
15
Nguyn Quang Loan LP QUN Lí HT KHO 5 - 2006
Năm học Cấp tỉnh Cấp huyện
2004 - 2005 1 3
* Về chuyên môn: Năm học 2004 2005, nhà trờng có những điểm mạnh
và điểm yếu sau:
- Về điểm mạnh: Chất lợng giảng dạy của giáo viên đã có chuyển biến rõ
nét. Các đồng chí đã thực sự yên tâm công tác, có tâm huyết với nghề nghiẹp, phấn
đấu vơn lên đạt khá giỏi, họ thực sự là những nhân tố tích cực của trờng về chuyên
môn. Nhà trờng đang từng bớc chuyển biến trong việc quản lý chuyên môn, thực
hiện năm học kỷ cơng, nề nếp chuyên môn nh: soạn bài đầy đủ, chúng chơng trình,

chấm trả bài đúng quy định, ra vào lớp đúng giờ, giảng dạy đổi mới về phơng pháp
dạy học, nhà trờng có đội ngũ cán bộ quản lý năng động, thực sự vì công việc.
- Về điểm yếu: Một số giáo viên cha nhận thức đầy đủ về công tác chuyên
môn, còn hiện tợng ra vào lớp cha đúng giờ, cấy điểm cho học sinh, chấm trả bài
cha đúng quy định, giảng dạy của một số giáo viên còn sai lệch về nội dung, tay
nghề yếu, cha cập nhật đợc yêu cầu, phối hợp giữa các phơng pháp còn thiếulinh
hoạt, cứng nhắc, đặc biệt việc sử dụng phơng pháp mới trong dạy học còn hạn chế,
việc lạm dụng phơng tiện dạy học, kỹ năng sử dụng phơng tiện dạy học , chậm đổi
mới về nhận thức. Mặt khác việc tự học, tự bồi dỡng để nâng cao tay nghề còn ít.
Một số giáo viên còn có t tởng trung bình chủ nghĩa, bằng lòng
với kết quả hiện có. Hoạt động của tổ chuyên môn yếu, cha toả sáng đợc vai trò,
phát huy đợc năng lực chuyên môn, đồng chí tổ trởng còn hiện tợng nể nang ngại
va chạm, sợ mất lòng. Chính vì những nhợc điểm và tồn tại trên nên kết quả năm
học 2004 2005 của nhà trờng còn nhiều hạn chế.
Tóm lại, chất lợng đội ngũ giáo viên trong công tác chuyên môn bên cạnh
những yếu tố tích cực thì còn có một số hạn chế. Điều đó đã làm ảnh hởng đến kết
quả thi đua của nhà trờng.
2/ Chất lợng học sinh:
TSHS
Hạnh kiểm Học lực
Tt Khỏ T.Bỡnh Yu Gii Khỏ T.Bỡnh Yu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
482
124 28 159 33 17
8
36 21 3 65 13 215 45 175 36 27 6
Tốt nghiệp lớp 9 : 99,8%
Tỷ lệ lên lớp: 98%
16
Nguyn Quang Loan LP QUN Lí HT KHO 5 - 2006

Qua biểu thống kê chất lợng học sinh, bên cạnh những kết quả còn một số
tồn tại đáng chú ý là:
- Một số học sinh cha xác định đợc động cơ thái độ học tập đúng đắn, không
có ý thức tự giác vơn lên trong học tập, còn gian lận trong học tập và thi cử.
- Một số em bị hổng kiến thức từ những năm trớc, lại dấu dốt dẫn đến hiện t-
ợng ngồi nhầm lớp, nhầm chỗ , nhiều học sinh cha tìm ra phơng pháp học tập,
cha thực sự tập trung, cha mạnh dạn học hỏi, cha hiểu bài.
- Một số học sinh do điều kiện gia đình khó khăn nên thiếu dụng cụ học tập,
thời gian học tập ít nên ảnh hởng tới việc học tập.
- Việc tự học của học sinh còn hạn chế, ỷ lại cho việc học thêm. Các phơng
pháp tự học của học sinh yếu.
- Số học sinh giỏi còn ít, số học sinh trung bình nhiều, số học sinh yếu còn
tồn tại.
3/ Nguyên nhân:
a) Về phía giáo viên:
Một bộ phận không nhỏ giáo viên cha thực sự quan tâm, chú trọng đến công
tác chuyên môn, cha đầu t nhiều vào chất lợng giảng dạy, luôn bằng lòng với kết
qủa đã làm đợc, ý thức nghề nghiệp cha cao, sự mu cầu và vơn lên còn hạn chế. Đội
ngũ giáo viên trẻ mới ra trờng đông, kinh nghiệm nghề nghiệp hạn chế. Một số
thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp còn mang tính cơ chế thị trờng.
b) Về phía học sinh:
- Nguyên nhân chủ quan: Các em cha thấy đợc tầm quan trọng, sự cần thiết
của việc học, do đó không có phơng pháp học tập thích hợp. Động cơ học tập hạn
chế, không cố gắng.
- Các em đi học thêm tràn lan, xong không chú ý đến việc tự học, tự nghiên
cứu.
- Nguyên nhân khách quan: Hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, sự quan tâm
của địa phơng ít.
c) Về công tác quản lý chỉ đạo của nhà trờng:
Vai trò tổ chuyên môn cha đợc phát huy, hoạt động của tổ chuyên môn còn

bị động, yếu trong sinh hoạt,cha phát huy và kích thích đợc nhân tố tích cực.
Điều kiện, phơng tiện phục vụ cho dạy học còn thiếu, hiệu quả sử dụng khó
khăn, dẫn tới sự bất cập trong giảng dạy. Nhiều tiết học thiếu đồ dùng dạy học làm
cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh có nhiều khó khăn.
Ban giám hiệu cha có biện pháp tích cực chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên
môn ,đến hoạt động của tổ chuyên môn. Đôi lúc còn mắc bệnh thành tích, nên
17
Nguyn Quang Loan LP QUN Lí HT KHO 5 - 2006
không sâu sát chỉ đạo cho việc soạn giảng của giáo viên, còn né trách trong công
tác đấu tranh cho chân lý trong dạy và học.
4/ Vấn đề đặt ra:
Từ thực tiễn chất lợng dạy học năm 2004 2005 bớc vào năm học 2005
2006, lãnh đạo nhà trờng và tập thể giáo viên đã trao đổi dân chủ, công khai, quyết
tâm phấn đấu tạo bớc chuyển biến mới nhằm nâng cao chất lợng dạy học các bộ
môn văn hoá, coi đó là bớc đột phá, là điểm mạnh để nâng cao chất lợng giáo dục
của nhà trờng và vì đó là phơng tiện đấu tranh với bệnh thành tích và tiêu cực trong
thi cử.
CHNG III
KINH NGHIM QUN Lí HOT NG DY HC CC B MễN VN
HO TRNG THCS P CU - TP BC NINH
NM HC 2005 - 2006
I KINH NGHIM:
nõng cao cht lng dy hc cỏc b mụn vn hoỏ trong trng hc, theo
chỳng tụi trong cụng tỏc qun lý, ch o cn lm tt cỏc ni dung sau:
+ Qun lý chng trỡnh qun lý t chuyờn mụn.
+ Qun lý hot ng dy ca thy, qun lý i ng.
+ Qun lý hot ng hc ca trũ.
+ Qun lý cỏc iu kin phc v vic dy hc.
Tụi xin trỡnh by mt s kinh nghim, mt s bin phỏp qun lý hot ng
dy hc cỏc b mụn vn hoỏ nh trng v mt s trng ó lm cú hiu qu m

tụi ó thu thp v s tip tc ỏp dng vo trng mỡnh. Sau õy tụi xin i vo tng
im c th.
18
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
1/ Quản lý đội ngũ giáo viên:
Như Bác Hồ đã nói “ Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa trước hết phải có con
người mới xã hội chủ nghĩa”, con người đó là sản phẩm của giáo dục. Người tạo ra
các sản phẩm đó chính là các thày cô giáo. Lê Nin đã từng khẳng định “ Trong bất
cứ nhà trường nào thì điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị của các bài
giảng, phương hướng đó do cái gì quyết định” hoàn toàn chỉ do đội ngũ những
người giảng, các đồng chí hiểu rất rõ rằng: mọi sự kiểm soát, mọi sự chỉ đạo, mọi
chương trình, mọi quy chế và tất cả những cái đó đều là tiếng nói trống rỗng so với
đội ngũ những người giảng. Bất cứ sự kiểm soát nào, chương trình nào đều không
thể làm thay đổi những phương hướng của các bài giảng do đội ngũ những người
giảng quyết định.
Thực tiễn công tác giáo dục đã khảng định: ở đâu quản lý đội ngũ giáo viên
tốt thì ở đó chất lượng giáo dục sẽ đi lên và ngày càng vững mạnh. Bởi vậy người
quản lý nhà trường muốn điều hành và tổ chức việc dạy học theo đúng mục tiêu
giáo dục thì phải quản lý tốt đội ngũ giáo viê. Chính vì vậy mà ngay sau khi bước
vào năm học mới trường THCS Đáp Cầu chúng tôi đẩy mạnh công tác dân chủ hoá
trường học đã tiến hành các cuộc họp, trao đổi, toạ đàm với cán bộ giáo viên, kết
hợp với tổ chức công đoàn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng thành viên công
đoàn, tìm hiểu nguyên nhân và phương hướng, biện pháp kịp thời. Nhà trường
tham mưu với các tổ chức hội đồng giáo dục phường để khen thưởng, động viên
khích lệ
kịp thời những thày cô giáo có nhiều thành tích trong giảng dạy. Nhà trường cùng
với các đoàn thể quan tâm, giúp đỡ giáo viên về mặt tư tưởng, về chuyên môn
nghiệp vụ, cải thiện đời sống giáo viên, giúp họ hiểu nhiệm vụ và trách nhiệm của
mình trong nămhọc. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người
quản lý.

19
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
Xây dựng các mũi nhọn, phối hợp tổ chuyên môn để giúp đỡ nhau về mặt
chuyên môn. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khu, liên khu, tự tham khảo tài
liệu và có kết quả thu hoạch theo từng vấn đề một.
Ổn định chăm lo đời sống đội ngũ giáo viên bằng cách tham mưu với
phường và hội phụ huynh trong những ngày tết nguyên đán, 20/ 11 có phần động
viên kịp thời với giáo viên. Xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất và trách
nhiệm trong tập thể sư phạm.
Đặc biệt nên chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng từng bước
chuyên môn của nhà trường cho giáo viên theo phương pháp nêu gương. Chính
mỗi cán bộ quản lý là một người có chuyên môn giỏi, là một tấm gương sáng về lối
sống cho mọi người noi theo.
Thông qua các việc làm trên, giúp cho mọi thành viên trong nhà trường nhận
thức rõ được nhiệm vụ của mình và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực tế năm
học 2005 – 2006 vừa qua giáo dục nhà trường có chiều hướng đi vào nề nếp, đội
ngũ giáo viên đoàn kết nhất trí cao, công tác xã hội hoá giáo dục đang phát huy
đúng như lời dạy của Bác Hồ “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân
liệu cũng xong”.
2/ Quản lý chương trình:
a) Vì sao cần quản lý tốt việc thực hiện chương trình:
Chương trình dạy học các bộ môn văn hoá quy định nội dung, thời gian,
phương pháp và cách thức dạy học từng bộ môn một cách cụ thể. Đó thực chất là
kế hoạch giáo dục đào tạo của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Chương trình dạy học các bộ môn văn hoá là các văn bản do Bộ Giáo dục
đào tạo ban hành, nóo có tính pháp lý, pháp quy, quy chuẩn, tính cưỡng chế và bắt
20
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
buộc. Đó là luật giáo dục những điều lệ đòi hỏi người cán bộ quản lý, đặc biệt là
người Hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm chỉnh, không được tuỳ

tiện làm sai, làm thiếu, cắt xén hay thêm vào nội dung chương trình khi không
được các cấp quản lý có thẩm quyền cho phép. Đây chính là nguyên tắc bắt buộc
người giáo viên thực hiện nghiêm chỉnh.
Chương trình giáo dục mang tính pháp lệnh, nó được cụ thể hoá mục tiêu
phát triển đào tạo, chiến lược về phát triển con người. Nếu thực hiện sai chương
trình là làm trái pháp lệnh thì sẽ không thực hiện được mục tiêu giáo dục. Chính vì
vậy, để thực hiẹn tốt chương trình thì người cán bộ quản lý phải quản lý tốt chương
trình. Quản lý tốt ở đây không có nghĩa là bảo quản, cất đi mà phải hiểu được
chương trình, nắm được nội dung chương trình, quy định từng môn học ở từng
khối
lớp, từng học kỳ để xử lý, điều hành, chỉ đạo việc thực hiện đúng chương trình.
Ngay từ đầu năm học, người hiệu trưởng phải quán triệt sâu sắc cụ thể, giao
cho cán bộ phụ trách chuyên môn, giao cho cán bộ phụ trách chuyên môn, giao chó
giáo viên nắm được chương trình dạy theo từng khối lớp như: chép chương trình,
thời khoá biểu…để mỗi giáo viên nắm được sự điều chỉnh, thay đổi của chương
trình. Kết quả là: năm học 2005 – 2006, 100% giáo viên vận dụng, thực hiện đúng
chương trình, không giáo viên nào có biểu hiện vi phạm
* Quản lý nội dung chương trình:
Nội dung chương trình được cụ thể hoá bằng sách giáo khoa cho nên muốn
quản lý chương trình thì người quản lý phải theo dõi văn bản đã điều chỉnh hướng
dẫn để nắm được sự thay đổi của chương trình sácg giáo khoa, từ đó có kế hoạch
điều chỉnh, hướng dẫn. Muốn nắm được giáo viên có thực hiện đúng chương trình
hay không thì người quản lý phải kiểm tra dưới các hình thức để điều chỉn, xử lý
kịp thời. Ngoài việc kiểm tra chuẩn bị bài của giáo viên thường xuyên thì người
21
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
quản lý phải kiểm tra đột xuất, dự giờ đột xuất để đánh giá việc thực hiện chương
trình của giáo viên. Thực tế những năm học trước. Đã xảy ra hiện tượng cắt xén
chương trình, dạy môn kỹ thuật, giáo dục công dân có thể 2 - 3 tiết/bài thì dậy dồn
vào 1 tiết/bài. Chính vì vậy mà từ năm 2005 - 2006 nhà trường đã thường xuyên

kiểm tra, dự giờ của giáo viên dưới mọi hình thức, có biên bản và xử lý giáo viên
vi phạm. Tổ chức khảo sát học sinh để nắm bắt sự lĩnh hội chương trình. Cụ thể,
trong năm học 2005 - 2006 nhà trường đã khảo sát chất lượng đột xuất của 20 lượt
giáo viên trong đó:
Số giáo viên vi phạm là 1 ( xử lý ngay )
Chất lượng khảo sát đạt trung bình 65,2% trở lên ở tất cả các bộ môn
Qua kết quả này ta thấy: Chỉ bằng phương pháp kiểm tra đặc biết là kiểm
tra đột xuất của tổ chuyên môn và ban giám hiệu mới có thể giúp giáo viên thực
hiện đúng, đủ chương trình và nâng cao hiệu quả dạy học các bộn môn văn hoá của
giáo viên và học sinh. Từ đó giúp người quản lý có những quyết định đúng trong
việc chỉ đạo.
a/ Quản lý về kế hoạch giảng dạy (Báo giảng - báo bài )
Kế hoach giảng dạy (báo bài) là kế hoạch lên lớp của mỗi giáo viên nhằm thực
hiện đầy đủ thể hiện qua kiến thức của sách nội dung chương trình được thể hiện
qua kiến thức của sách giáo khoa. Muốn vậy, cần phải có kế hoạch cụ thể: Kế
hoạch chuyên môn của trường, kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của hiệu phó và kế
hoạch của từng người. Dựa vào các chỉ thị, nghị quyết của Bộ giáo dục, sở giáo
dục, phòng giáo dục căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của tổ mà giáo
viên xây dựng kế hoạch của mình.
Từ đầu năm học, nhà trường đã căn cứ vào kết quả khảo sát để giáo viên xây
dựng kế hoạch và chỉ tiêu thi đua từng học kỳ và cả năm học. Để thực hiện tốt
việc giảng dạy trên lớp thi giáo viên pohải có một sổ báo bài. Báo bài phải tuân thủ
nghiêm túc chương trình quy định của Bộ giáo dục đào tạo.
22
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
Căn cứ vào báo bài của chuyên môn, nhà trường kiểm tra thường xuyên, đột
xuất việc thực hiện kế hoạch kế hoạch củ giáo viên xem có đúng kế hoạch, đúng
chương trình, có đồ dùng hay không có đồ dùng lên lớp.
b/. Đểt quản lý tốt việc thực hiện chương trình, theo chúng tôi cần làm tốt
một số vịêc cụ thể sau:

- Giúp tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nắm được những vấn đề chương
trình. ( đặc biệt là với giáo viên mới ra trường) yêu cầu các tổ chuyên môn và từng
giáo viên khi lên lớp phải nắm được.
+ Nguyên tắc , nội dung, cấu tạo, yêu cầu của môn học của từng chương
trình, từng bài, cụ thể.
+ Đồng thời người giáo viên và cán bộ quản lý phải hiểu rõ nắm được những
điểm cơ bản thay đổi, bổ sung của chương trình để chỉ đạo giảng dạy theo đúng
yêu cầu của chương trình: Ví dụ: Một số môn học có tiết kiểm tra học kỳ ở trong
chương trình của bộ sớm hơn với thời gian kiểm tra của phòng, sở thì cần chỉ đạo
giáo viên dạy đầy các tiết của môn họic đó lên.
Mỗi giáo viên cần có kế hoạch chi tiết, phân định và nắm rõ số tiết dạy lý
thuyết, số tiết dạy thực hành, số tiết kiểm tra Việc dạy này phải được thực hiện
ngay từ đầu năm học. Để thực hiện tốt việc quản lý của nhà trường, chúng tôi còn
chú ý công tác chỉ đạo. Cụ thể, qua công tác chỉ đạo chúng tôi làm được những
việc sau:
c/. Quản lý thời khoá biểu. Bởi thời khoá biểu là kế hoạch hoá hoạt động
giáo dục, giảng dạy của nhà trường từng ngày, từng tuần Thời khoá biểu là hình
thức điều phối công vịêc lao động sư phạm hợp lý để tạo ra sự ăn khớp, đồng bộ
trong qúa trình lao động của mỗi cá nhân trong nhà trường. Thời khoá biểu còn là
hiệu lệnh chỉ huy lao động của cả tập thể sư phạm. tập thể học
sinh trong từng ngày của người hiệu trưởng. Do đó, đòi hỏi người cán bộ quản lý
phải xây dựng thời khoá biểu hợp lý, quản lý thời khoá biểu và kiểm tra việc thực
hiện khoá biểu trong nhà trường.
23
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
Ví dụ: Đặc trưng của trường THCS Đáp Cầu có nhiều giáo viên toán, văn đi
học đại học tại chức, giáo viên nhạc hoạ dạy tăng cường Bởi vậy phải sắp xếp
thời gian biểu hợp lý để giáo viên dạy toán - văn được nghỉ vào thứ bẩy, giáo viên
nhạc họa không bị chồng chéo thời khoá biểu với trường khác, giáo viên thể dục -
giáo viên ngoại ngữ có điều kiện sinh hoạt tổ chuyên môn ở phòng

Ngoài việc xếp thời khóa biểu linh hoạt, chúng tôi còn tổ chức chặt chẽ việc
thực hiện thời khoá biểu của mỗi giáo viên bằng cách. Kiểm tra giáo án, kiểm tra
báo bài đột xuất làm như vậy vừa kiểm tra được giờ dạy trên lớp , vừa kiểm tra
được việc thực hiện chương trình, thời khoá biểu của giáo viên.
Bên cạnh đó, trong công tác chỉ đạo, người cán bộ quản lý nhà trường chúng
tôi đã nghiên cứu, nắm vững tiến độ thực hiện chương trình bổ sung nếu thấy cần
thiết. Ví dụ: Khi có giáo viên nghỉ (có lý do) sẽ bố trí dạy thay. Trong tuần có
những buổi nghỉ vào ngày lễ, ngày tết phải chỉ đạo giáo viên thực hiện chương
trình thống nhất trong phạm vi toàn trường . phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện
chương trình của giáo viên khi có sự thay đổi để uấn nắn , điều chỉnh kịp thời.
Trong việc quản lý thực hiện chương trình thời khoá biểu thì chúng tôi luôn
luôn tôn trọng nguyên tắc khách quan, vô tư công bằng giữa các giáo viên, có hình
thức khen, chê, động viên kịp thời, có phần thưởng riêng cho giáo viên khi làm tốt
công tác này. Chính vì vậy việc quản lý chương trình một cách hợp lý, chặt chẽ ,
bởi vậy sang học kỳ 2 năm học 2005 - 2006 tất cả các giáo viên nhà trường đều tự
giác thực hiện tốt chương trình thời khóa biểu, không có trường hợp nào vi phạm.
3. Để quản lý hoạt động dạy - học các môn văn hóa, chúng tôi tiến hành quản
lý hoạt động của tổ chuyên môn.
Nhà trường THCS Đáp Cầu chúng tôi được sắp xếp tổ chức theo hai tổ: Tổ
tự nhiên và tổ xã hội.
Dạy học các môn văn hoá là nhịp cầu nối của nhà trường quản lý thông qua
hoạt động của tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng hoạt động
24
Nguyễn Quang Loan LỚP QUẢN LÝ HT KHOÁ 5 - 2006
chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của từng thành
viên theo kế hoạch của nhà trường, theo phân phối chương trình và các quý định
khác của bộ giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh
giá chất lượng giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Đề xuất việc khen thưởng, kỷ
luật, giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác. Bởi vậy, quản lý hoạt
động của tổ chuyên môn để tổ chuyên môn thực sự là cánh tay phải, là cầu nối của

các bộ môn quản lý về chuyên môn.
Nhà trường THCS Đáp Cầu chúng tôi được sắp xếp tổ chức theo hai tổ: Tổ
tự nhiên và tổ xã hội.
Dạy học các môn văn hoá là nhịp cầu nối của nhà quản lý thông qua hoạt
động của tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng hoạt động chung
của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của từng thành viên thoe
kế hoạch của nhà trường, thoe phân phối chương trình và các quy định khác của bộ
giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Đề xuất việc khen thưởng kỷ luật, giúp
hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác. Bởi vậy, quản lý hoạt động của
tổ chuyên môn để tổ chuyên môn thực sự là cánh tay phải, là cầu nối của các bộ
quản lý về chuyên môn.
Để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, chúng tôi đã thực hiện các việc
làm sau:
- Chọn tổ trưởng: Do hiệu trưởng chỉ định. Tổ trưởng chuyên môn là người
giúp hiệu trưởng quản lý, kiểm tra, đôn đốc và theo dõi hoạt động của giáo viên.
Do vậy tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực
chuyên môn khá giỏi, có uy tín trong tập thể giáo viên, có năng lực tổ chức, quản
lý, điều hành.
- Xây dựng kế hoạch công tác tổ: Sau khi chọn được 2 đồng chí tổ trưởng
chuyên môn, chúng tôi xây dựng kế hoạch công tác của tổ trong năm học, giúp tổ
trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của mình trong năm học chúng tôi
25

×