Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện bài thuốc nam ‘ hạ áp’ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 48 trang )

SỞ KH&CN HÀ TĨNH

SỞ Y TẾ HÀ TĨNH
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

BÁO CÁO
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN BÀI THUỐC NAM ‘HẠ ÁP’
ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI HÀ TĨNH

Cơ quan chủ trì thực hiện: Bệnh viện y học cổ truyền Hà Tĩnh
Chủ nhiệm đề tài: Bác sĩ CKI Bùi Thị Mai Hương

Hà Tĩnh, tháng 08 năm 2017


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

HATT : Huyết áp tâm thu
HTTTr : Huyết áp tâm trương
HATB: Huyết áp trung bình
JNC VII: Seventh Report of the Joint National
THA: Tăng huyết áp
WHO: World Health Oganization (Tổ chức y tế thế giới)
AST: Aspartate amino trasferace
ALT: Alanin amino transferace
Cholesterol TP: Cholesterol toàn phần

1



MỤC LỤC
Trang
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................01
MỤC LỤC........................................................................................................02
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................04
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................05
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................06
CHƯƠNG 1: Tổng quan tài liệu......................................................................09
1.1. Tăng huyêt áp theo Y học hiện đại............................................................09
1.1.1. Khái niệm................................................................................................09
1.1.2. Chẩn đoán...............................................................................................09
1.1.3. Phân độ tăng huyết áp.............................................................................10
1.1.4. Phân giai đoạn tăng huyết áp...................................................................11
1.2. Tăng huyết áp theo Y học cổ truyền...........................................................11
1.2.1. Khái niệm.................................................................................................11
1.2.2. Nguyên nhân bệnh sinh............................................................................11
1.2.3. Biện chứng luận trị...................................................................................12
1.2.4. Nguyên tắc điều trị...................................................................................13
1.2.5. Phân thể điều trị.......................................................................................13
1.2.6. Phương pháp điều trị khác.......................................................................14
CHƯƠNG 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu......................................17
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.


Chất liệu nghiên cứu:...............................................................................17
Thuốc nghiên cứu:...................................................................................17
Cách bào chế:...........................................................................................17
Đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng:.......................................................17
Cỡ mẫu:....................................................................................................17
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:...................................................18
Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:...............................................18
2


2.3. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:............................................19
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:.................................................................................19
2.3.2. Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu....................................................19
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá tác dụng điều trị.......................................................21
2.3.4. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.....................................21
2.4. Theo dõi nghiên cứu....................................................................................22
2.5.
Xử

liệu.................................................................................................22

số

2.6. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:.........................................................23
2.7. Khía cạnh Y đức trong nghiên cứu..............................................................23
CHƯƠNG 3: Kết quả nghiên cứu......................................................................24
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................................24
3.2. Kết quả điều trị Tăng huyết áp bằng bài thuốc nam “hạ áp”:.....................28
CHƯƠNG 4: Bàn luận ......................................................................................34
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu........................................................34

4.2. Kết quả điều trị............................................................................................37
KẾT LUẬN........................................................................................................40
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC...............................................................43

DANH MỤC CÁC BẢNG

3


Bảng 3.1.1. Phân bố bệnh THA theo độ tuổi và giới tính.
Bảng 3.1.2. Phân bố bệnh THA theo nghề nghiệp
Bảng 3.1.3 Thời gian mắc bệnh chung của nhóm nghiên cứu và tiền sử gia đình
với THA.
Bảng 3.1.4. Phân bố Độ THA theo độ tuổi và giới:
Bảng 3.2.2. Chỉ số HHTT và HHTTr lần đầu và sau 4 lần tái khám:
Bảng 3.2.3. Chỉ số Tần số tim lần đầu và sau 4 lần tái khám:
Bảng 3.2.4. Hiệu quả hạ Huyết áp sau điều trị:
Bảng 3.2.5. Thay đổi các chỉ số về xét nghiệm công thức máu
Bảng 3.2.6. Thay đổi về các chỉ số hóa sinh máu
Bảng 3.2.7 Tác dụng không mong muốn của thuốc:

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

4


Biểu đồ 3.1.1. Phân bố bệnh THA theo độ tuổi và giới tính.
Biểu đồ 3.1.2. Phân bố bệnh THA theo nghề nghiệp
Biểu đồ 3.1.3.1. Thời gian mắc bệnh

Biểu đồ 3.1.3.2. Tiền sử gia đình với THA.
Biểu đồ 3.2.2. Mức độ thay đổi chỉ số HA
Biểu đồ 3.2.4. Hiệu quả hạ huyết áp sau điều trị

ĐẶT VẤN ĐỀ
5


Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính hay gặp, đang có chiều hướng tăng
nhanh và hiện tại đang ở mức cao. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người do
gây tổn thương các cơ quan đích như tim, não, thận, mắt, mạch máu, gây ra
những biến chứng và di chứng nặng nề.
Trên thế giới, tỷ lệ tăng huyết áp là 28,7% ở Hoa Kỳ (2000); 22% ở
Canada (1992); 45,9% ở Cuba; 38,8% ở Anh (1998); 27,2% ở Trung
Quốc(2001); 20,5% ở Thái lan(2001); 26,6% ở Singapore (1998).... [29]. Cho
đến nay, YHHĐ đã tìm ra được nhiều loại thuốc để điều trị THA thuộc nhiều
nhóm khác nhau như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế canxi, thuốc ức chế men
chuyển, thuốc tác động lên hệ thần kinh giao cảm, thuốc giãn mạch ...Các thuốc
này ngoài tác dụng hiệu quả điều trị thì cũng còn bộc lộ một số mặt hạn chế do
tác dụng không mong muốn của nó.
Tại Việt Nam tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng.
Trong những năm 1960 theo thống kê của Đăng Văn Chung là 1%, năm 1992
theo điều tra của Trần Đỗ Trinh và cộng sự là 11,7%, năm 2001 là 16,3% theo
Pham Gia Khải và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008)
của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh
và thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA đã tăng lên 25,1% nghĩa là cứ 4 người
lớn ở nước ta thì có 1 người bị THA. Với dân số hiện nay của Việt Nam là
khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 22 triệu người bị THA [17],[27].
Đã có một số công trình trong nước dùng các vị và bài thuốc YHCT điều
trị THA như: Trần Thị Hồng Thuý (2006) nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết

áp nguyên phát địa long với liều 2,5g/ ngày làm giảm HATT 89,7%, giảm
HATTr 70,1%, thuốc có tác dụng tốt, an toàn và phù hợp trong điều trị THA nhẹ
và vừa [26], Phạm Khuê và cs (1991) nghiên cứu tác dụng điều trị cholesterol
máu và cao huyết áp thấy tác dụng hạ huyết áp trên lâm sàng với 83% số bệnh
nhân được điều trị và thuốc có tác dụng hạ cholesterol rõ rệt. Bài thuốc “Đan
sâm nhị trần” của Đoàn Quốc Dũng (2002) có tác dụng điều chỉnh hội chứng
6


rối loạn lipid máu và hạ huyết áp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có tăng
huyết áp [8], bài thuốc “Thiên ma câu đẳng ẩm gia vị” của tác giả Vũ Minh
Hoàn (2003) cũng có tác dụng hạ huyết áp và điều chỉnh rối loạn lipid máu trên
bệnh nhân rối loạn lipid máu có tăng huyết áp[14], bài thuốc TT2 theo nghiên
cứu của Phạm Vũ Khánh (2005) có tác dụng hạ huyết áp ở 90,6% bệnh nhân
tương đương với thuốc caporil, thuốc có hiệu lực điều chỉnh lipid máu rõ rệt
[18].
Tại Hà Tĩnh đã có một số nghiên cứu về THA, như Phạm Xuân Anh (2004)
tỷ lệ THA là 23% cụm dân cư trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh [2], Hoàng Thanh Lực
(2005) nghiên cứu tình hình mắc bệnh THA ở người cao tuổi và chăm sóc bệnh
nhân trên địa bàn huyện Thạch Hà, người cao tuổi chiếm tỷ lệ 46,1%[20], Trần
Đăng Ninh(2012) nghiên cứu dich tễ học bệnh tăng huyết áp ở cán bộ thuộc tỉnh
quản lý, chiếm tỷ lệ 52,27% [24].
Từ thực trạng một số nghiên cứu trong tỉnh gần đây và tỷ lệ ước chung cả
nước theo nghiên cứu mới nhất của Viện Tim mạch Việt Nam là 25,1%, bệnh
THA có xu hướng ngày càng gia tăng ở bất cứ tầng lớp nào làm ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống con người, để lại nhiều biến chứng nặng nề do nó mang
lại nhưng trên địa bàn Hà Tĩnh chưa có nghiên cứu nào về dùng thuốc YHCT
đặc biệt là thuốc nam để điều trị THA.Vì vậy, việc nghiên cứu một chế phẩm
thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thuốc nam dễ kiếm và có sẳn trên địa bàn
Hà Tĩnh nhằm kiểm soát huyết áp là rất cần thiết bổ sung cho phác đồ điều trị

tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh, nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người bệnh tăng huyết áp đồng thời phát huy tiềm năng của y học cổ
truyền là điều hết sức cần thiết.
Từ một số kết quả đạt được qua nghiên cứu, thử nghiệm ban đầu ở quy mô
nhỏ thực hiện ở Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh với bài thuốc nam “hạ áp”
gồm các vị thuốc: Hòe hoa, Thảo quyết minh, Cúc hoa, Xa tiền tử, Câu đằng,
Khổ qua, Râu ngô, Tâm sen, Ngưu tất. Bài thuốc được dùng dưới dạng thuốc
7


sắc, điều trị cho người bệnh từ năm 2014 và đạt kết quả khả quan. Và để đánh
giá đầy đủ tác dụng của bài thuốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu hoàn thiện bài thuốc nam ‘ hạ áp’ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại Hà
Tĩnh” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc nam “hạ áp” trong điều trị bệnh
tăng huyết áp.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc.

Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
8


1.1. Tăng huyêt áp theo Y học hiện đại
1.1.1. Khái niệm
Bệnh tăng huyết áp còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, biểu hiện lâm
sàng chủ yếu là huyết áp động mạch tăng cao (có thể là tăng huyết áp tâm thu,
tăng huyết áp tâm trương hoặc tăng cả hai); kèm theo bệnh nhân thấy đau đầu,
chóng mặt, mệt mỏi; thời kỳ muộn sẽ có biểu hiện lâm sàng tổn thương thận,
tim và não...

Bệnh nhân sau khi được khám lâm sàng 2 -3 lần khác nhau, mỗi lần khám
được đo huyết áp ít nhất 2 lần, nghỉ ngơi trước khi đo 15-20 phút mà phát hiện
có trị số huyết áp ≥ 140/90mmHg thì được chẩn đoán là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp phân thành hai loại là tăng huyết áp nguyên phát (bệnh
tăng huyết áp) và tăng huyết áp thứ phát (do một nguyên nhân bệnh nào đó gây
nên tăng huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng). Tăng huyết áp thứ phát
chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong số bệnh nhân có tăng huyết áp.
Tỷ lệ phát bệnh cao, có quan hệ chặt chẽ đến tuổi, nghề nghiệp, gia tộc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 8 - 18% dân số thế giới.
Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch (2008), tỷ lệ tăng huyết áp là
25,1% ở những người ≥ 25 tuổi.
1.1.2. Chẩn đoán
1.1.2.1. Lâm sàng
Giai đoạn đầu của bệnh tăng huyết áp thì thường không thấy biểu hiện
đặc biệt. Khi bệnh nhân phát hiện được tăng huyết áp thì thường thấy biểu hiện:
đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, hay quên, ù tai, mệt mỏi, hồi hộp trống ngực, đau
mỏi cổ gáy… Giai đoạn sau của bệnh tăng huyết áp sẽ gây tổn thương cơ quan
đích như tim, não, thận và các triệu trứng liên quan kèm theo.

9


- Giai đoạn đầu, ngoài việc đo thấy huyết áp tăng cao, đa số bệnh nhân không
thấy biểu hiện gì; một số bệnh nhân khi nghe tim có thể thấy tiếng T2 đanh,
tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm.
- Khi tăng huyết áp kéo dài, gây tổn thương cơ quan đích như tim, thận, não...
thì sẽ thấy các triệu chứng liên quan kèm theo.
1.1.2.2. Cận lâm sàng
- X quang: quai động mạch chủ vồng, cung tim trái giãn.
- Điện tim: dày thất trái, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.

- Soi đáy mắt: tăng huyết áp giai đoạn 2 thấy động mạch đáy mắt ngoằn nghèo
hoặc hẹp cục bộ; giai đoạn 3 thấy biểu hiện vữa xơ động mạch nhỏ hoặc xuất
huyết võng mạc, phù gai thị.
- Xét nghiệm:
+ Nước tiểu: giai đoạn đầu không thấy rối loạn đặc biệt; khi có tổn thương thận
sẽ thấy protein niệu, trụ hình…
+ Sinh hóa máu: khi có rối loạn chức năng thận sẽ thấy urê, creatinin tăng cao.
1.1.3. Phân độ tăng huyết áp
- Phân độ tăng huyết áp (THA) ở người lớn tuổi theo WHO/ISH 2003,
phân loại này dựa trên đo huyết áp (HA) tại phòng khám. Nếu huyết áp tâm thu
(HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr) không cùng mức phân loại thì chọn
mức huyết áp cao hơn để xếp loại.

- Tham khảo thêm phân độ của JNC 7 năm 2003:

10


Phân loại

HA
tâm
(mmHg)

Bình thường

< 120

thu


HA tâm trương
(mmHg)


< 80

Tiền tăng huyết
120-139
áp

hoặc

80-89

Tăng huyết áp độ
140-159
1

hoặc

90-99

Tăng huyết áp độ
> 160
2

hoặc

> 100


1.1.4. Phân giai đoạn tăng huyết áp
- Giai đoạn 1: tăng huyết áp, không có tổn thương cơ quan đích.
- Giai đoạn 2: tăng huyết áp, tổn thương cơ quan đích như dày thất trái phát hiện
được trên lâm sàng, X quang, siêu âm; hẹp toàn thể hay khu trú động mạch
võng mạc; protein niệu (±), creatinin máu tăng…
- Giai đoạn 3: tăng huyết áp kèm theo đột quỵ não, suy tim, tổn thương đáy mắt
(chảy máu võng mạc, xuất tiết, phù gai thị).
Một số biểu hiện thường thấy ở giai đoạn 3 nhưng không đặc hiệu cho bệnh
tăng huyết áp: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nhũn não, phồng tách động
mạch, tắc mạch, suy thận.
1.2. Tăng huyết áp theo Y học cổ truyền
1.2.1. Khái niệm
Theo y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh tăng huyết áp
thuộc phạm trù chứng huyễn vựng, đầu thống. Khi bệnh tiến triển nặng lên, gây
tăng huyết áp nguy hiểm hoặc gây đột quỵ não thì y học cổ truyền xếp trong
phạm trù chứng trúng phong.

11


1.2.2. Nguyên nhân bệnh sinh
1.2.2.1. Nhân tố tinh thần
Hoạt động tình chí là những phản ánh không giống nhau của cơ thể con
người đối với sự vật khách quan. Y học cổ truyền cho rằng hoạt động tình chí
gồm bảy loại là hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Trong tình huống bình thường thì
hoạt động tình chí là các trạng thái tinh thần của cơ thể và những biểu hiện sinh
lý, nói chung là không gây nên bệnh. Chỉ khi kích thích tình chí đột ngột, mạnh
mẽ, kéo dài, vượt quá phạm vi hoạt động sinh lý bình thường thì sẽ gây nên rối
loạn vận hành của khí, khí huyết âm dương tạng phủ thất điều mới có thể phát
bệnh. Rối loạn tình chí trong bệnh tăng huyết áp thường gặp là do tình chí

không thoải mái, hay lo lắng, cáu giận làm cho can khí không thư thái, uất lại
mà hóa nhiệt, tổn thương can âm, can dương thăng vượng mà gây nên mặt đỏ,
mắt đỏ, đau đầu, chóng mặt…
1.2.2.2. Nhân tố ăn uống
Thói quen hay ăn nhiều chất béo, ngọt hoặc uống quá nhiều bia, rượu làm
tổn thương tỳ vị, tỳ mất kiện vận làm thấp trọc nội sinh, hóa đàm hóa hỏa, đàm
trọc nhiễu loạn phía trên gây trệ tắc kinh mạch gây nên bệnh.
1.2.2.3. Nhân tố lao dục
Lao động quá sức, dục vọng quá nhiều làm hao thương khí âm hoặc tuổi
cao, thận hao hư, âm tinh bất túc làm thủy không hàm mộc gây âm hư dương
cang, nội phong nhiễu loạn gây nên bệnh.
1.2.3. Biện chứng luận trị
Do nhân tố thể chất hoặc do tác động lẫn nhau của các nguyên nhân trên
làm rối loạn cân bằng âm dương, trong đó chủ yếu tác động đến hai kinh can và
thận. Nói chung, thường thấy chứng thận âm bất túc, can dương thượng cang,
hình thành bệnh lý thượng thịnh hạ hư với các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, ù
12


tai, mất ngủ. Thận âm hao hư làm cho tâm thận bất giao, tâm mất đi sự nuôi
dưỡng nên xuất hiện chứng hồi hộp trống ngực và hay quên. Bệnh lâu ngày
không khỏi, âm tổn cập dương làm thận dương bất túc, xuất hiện chứng dương
hư như sợ lạnh, chân tay lạnh, liệt dương, đái đêm nhiều lần.
Từ góc độ phát triển bệnh cho thấy, đầu tiên là tổn thương phần âm, sau
đó là tổn thương phần dương, cuối cùng là âm dương cùng tổn thương. Dương
thắng sẽ hóa phong, hóa hỏa, can phong nhập lạc làm cho tứ chi tê nhức, nếu
nặng sẽ thấy xuất hiện chứng miệng và mắt méo lệch. Nếu can hỏa thượng xung
sẽ thấy mặt và mắt đỏ, tính tình dễ cáu giận. Nếu can dương bạo cang gây nên
dương cang phong động, huyết thuận theo khí nghịch, kết hợp đàm và hỏa,
nhiễu động tâm thần, bưng bít thanh khiếu mà xuất hiện chứng nguy hiểm trong

trúng phong.
Phụ nữ bị bệnh tăng huyết áp còn liên quan đến hai mạch xung và nhâm.
Mạch xung chủ huyết, mạch nhâm chủ âm của toàn thân. Nếu xung nhâm thất
điều sẽ gây nên các biểu hiện của âm hư dương cang hoặc âm dương lưỡng hư.
1.2.4. Nguyên tắc điều trị
- Bệnh tăng huyết áp có quan hệ mật thiết đến chức năng của can và thận. Cho
nên, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị chứng bệnh này là điều chỉnh cân
bằng chức năng của can thận và âm dương, hạ huyết áp hợp lý, chú trọng đến
cải thiện triệu chứng.
- Đối với thể can dương thượng cang, dùng pháp tiềm giáng bình can, không
nên dùng các vị thuốc có tính vị khổ hàn làm tổn thương can.
- Đối với thể can thận âm hư nên dùng pháp tư dưỡng can thận nhưng không
nên quá lạm dụng các vị thuốc nê trệ làm tổn thương tỳ.
- Đối với thể âm dương lưỡng hư nên dùng pháp dục âm trợ dương, âm dương
cùng điều trị.
13


- Trường hợp kiêm huyết ứ, đàm trọc nên gia các vị thuốc hoạt huyết thông lạc,
hóa đàm trừ thấp.
Trong quá trình sử dụng thuốc nên lưu ý: dùng thuốc tiềm giáng không được
làm tổn thương khí, thuốc tư bổ không để tổn thương can tỳ để đạt mục đích cân
bằng âm dương.
1.2.5. Phân thể điều trị
1.2.5.1. Can dương thượng cang
- Lâm sàng: đau đầu, đầu căng tức, hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt hồng, mắt đỏ,
dễ cáu gắt, ngủ ít, ngủ hay mê, miệng và họng khô; bệnh thường nặng lên khi
bệnh nhân bực dọc hoặc cáu giận; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
- Pháp điều trị: bình can tiềm dương, tư dưỡng can thận.
- Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm gia vị.

Nếu phong dương thượng cang thì gia hạ khô thảo 12g, linh dương giác 15g.
Nếu không có chứng can thận bất túc thì có thể bỏ vị thuốc đỗ trọng.
1.2.5.2 Âm hư dương cang
- Lâm sàng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối, hay quên,
ngũ tâm phiền nhiệt, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, chất lưỡi hồng, ít rêu lưỡi,
mạch tế sác.
- Pháp điều trị: dục âm tiềm dương.
- Bài thuốc: Kỷ cúc địa hoàng hoàn.
Bài thuốc trên vận dụng liều thích hợp để sắc uống, ngày 01 thang.
Nếu can dương cang thịnh điển hình gây hoa mắt và chóng mặt nặng thì gia
thiên ma 12g, câu đằng 15g, thạch quyết minh 30g để bình can tiềm dương.

14


Nếu âm hư gây đại tiện táo bón thì gia hỏa ma nhân 15g, bá tử nhân 12g để tăng
cường nhuận tràng thông tiện.
Nếu mất ngủ, hồi hộp trống ngực thì gia toan táo nhân 10g, phù tiểu mạch 12g
để tăng cường dưỡng tâm an thần.
1.2.5.3. Âm dương lưỡng hư
- Lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, trống ngực, mất ngủ, ngủ hay
mê, vận động thì khó thở, đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, tiểu tiện trong
và số lượng nhiều, mạch trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: dục âm trợ dương.
- Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn.
Bài thuốc trên vận dụng liều thích hợp để sắc uống, ngày 01 thang.
Nếu khí hư thì gia đảng sâm 12g, hoàng kỳ 15g.
Nếu mất ngủ, hồi hộp, trống ngực thì gia bá tử nhân 12g, toan táo nhân 10g.
Để tăng cường tác dụng dục âm tiềm dương thì gia quy bản 12g, thạch quyết
minh 30g.

1.2.5.4. Đàm trọc ứ trệ
- Lâm sàng: đầu căng nặng và đau, đầy tức ngực, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi,
buồn nôn hoặc xuất tiết nhiều đờm dãi, chân tay tê bì, rêu lưỡi dày trơn hoặc
bẩn nhớp, mạch hoạt.
- Pháp trị: hóa đàm khứ thấp.
- Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.
Sắc uống ngày 01 thang.

15


Nếu thuộc chứng đàm nhiệt thì gia các vị thuốc thanh hóa nhiệt đàm như đởm
nam tinh 10g, trúc nhự 12g, bối mẫu 06g hoặc phối hợp với bài Ôn đởm thang
(bán hạ, trần bì, trúc nhự, chỉ thực, phục linh, cam thảo).
Nếu hồi hộp, trống ngực, ra mồ hôi nhiều thì gia đan sâm 15g, ngũ vị tử 08g,
sơn thù 10g để tăng cường cố sáp.
Nếu đàm trọc gây huyết ứ (đau tức ngực, hồi hộp, mất ngủ, chất lưỡi tím, có ban
ứ huyết, rêu lưỡi vàng nhớp, mạch hoạt sáp) thì phối hợp với bài Huyết phủ trục
ứ thang (đào nhân, hồng hoa, xuyên khung, xích thược, sài hồ, cát cánh, ngưu
tất, sinh địa, chỉ xác, cam thảo).
1.2.5.5. Xung nhâm thất điều
- Lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, bứt rứt, dễ ra mồ hôi, phù thũng, ngủ ít, ngủ
hay mê, dễ bị lạnh, sợ nóng, huyết áp dao động, chất lưỡi nhợt, mạch huyền;
kèm theo thấy chân và tay căng tức, mặt phù, buồn bực, mất ngủ.
- Pháp điều trị: điều lý xung nhâm.
- Phương thuốc: Nhị tiên thang gia vị.
Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Nếu mệt mỏi nhiều thì gia bạch truật 12g, hoài sơn 12g để tăng cường bổ khí.
Nếu chân, tay, mặt bị phù thì gia xa tiền tử 20g, đông qua bì 30g.
Nếu mất ngủ nhiều thì gia bá tử nhân 15g, dạ giao đằng 20g.

Nếu đau đầu, chóng mặt thì gia câu đằng 20g, ngưu tất 15g.
1.2.6. Phương pháp điều trị khác
- Châm cứu theo pháp hư bổ thực tả: các huyệt Khúc trì, Túc tam lý, Hành gian,
Thái xung.

16


Vận dụng huyệt Ngũ du để châm tả huyệt Hành gian (là huyệt huỳnh thuộc hỏa
của kinh can) để tả hỏa ở kinh can.
Nếu đau đầu nhiều, chóng mặt thì gia thêm huyệt Thái dương, Ấn đường, Hợp
cốc, Nội quan, Thần môn, Huyền chung, Dương lăng tuyền.
- Xoa bóp kết hợp.

17


Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Chất liệu nghiên cứu:
2.1.1. Thuốc nghiên cứu:
Qua nghiên cứu dựa trên tác dụng của các vị thuốc nam đã được viết
trong Dược điển Việt Nam IV. Chúng tôi đã xây dựng và áp dụng công thức bài
thuốc nam Hạ áp gồm 09 vị thuốc với 02 công thức khác nhau về liều lượng cho
một số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền. Qua thời gian 01 tháng
điều trị cho 02 nhóm bệnh nhân (mỗi nhóm 10 người) chúng tôi nhận thấy công
thức bài thuốc với liều lượng dự kiến có kết quả tốt hơn. Đó là bài thuốc gồm 09
vị thuốc:
Vị Thuốc
Hòe hoa

Thảo quyết minh
Cúc hoa
Xa tiền tử
Câu đằng
Khổ qua
Râu ngô
Tâm sen
Ngưu tất

Tên khoa học
Sophora japonica Linn
Cassia tora L
Chrysanthemum sinese Sabine
Semen plantaginis
Uncaria rhynchophylla
Momordica charantia L
Stylum et Semen Zeae
Nelumbo nuciera Gaertn
Radix Achyranthis bidentatae

Số lượng
12g
12g
12g
12g
12g
12g
12g
12g
12g


2.1.2. Cách bào chế:
Cân mỗi vị thuốc 120 gam, rửa sạch bằng nước lã, sau đó ngâm khoảng
30 phút; cho thuốc vào nồi sắc của máy đóng gói tự động; đổ 10 lit nước lã đun
ở nhiệt độ sôi trong thời gian 02 giờ rồi rót nước thuốc đã sắc được ra; tiếp tục
đổ 10 lít nước lã và đun sôi trong thời gian 02 giờ, rót nước thuốc đã sắc lần 2;
đổ nước lã 10 lít và sắc lần thứ 03 như trên. Sau 03 lần sắc lấy được 06 lit nước
thuốc. Cho lượng thuốc trên vào nồi cô đặc đến mức còn 3,6lít (3600 ml). Cuối

18


cùng sử dụng máy đóng gói tự động đóng lượng thuốc trên thành 20 túi, mỗi túi
180ml. Mỗi ngày uống 02 gói chia 2 lần.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẮC, ĐÓNG GÓI

2.2. Đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng:
2.2.1. Cỡ mẫu:

19


Chọn 60 bệnh nhân được chẩn đoán Tăng huyết áp nguyên phát độ I và độ II
theo tiêu chuẩn JNC VII, tình nguyện tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được
điều trị nội trú, ngoại trú tại các khoa của Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh. Theo dõi
diễn biến trong suốt quá trình điều trị từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2017 ghi
chép vào một mẫu phiếu thống nhất.
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
* Theo y học hiện đại:
-


Tăng huyết áp nguyên phát nhẹ và vừa theo JNC VII và của WHO/ISH

2003.
THA độ 1 khi HATT = 140-159 mmHg và hoặc HATTr = 90-99 mmHg
THA độ 2 khi HATT= 160-179 mmHg và hoặc HATTr = 100-109 mmHg
-

THA chưa có biến chứng nặng, các bệnh nhân không có các bệnh lý khác

kèm theo.
-

Ngừng dùng các loại thuốc ảnh hưởng tới huyết áp khác trên 2 tuần trước

khi quan sát.
* Theo y học cổ truyền:
Dựa vào vọng, văn, vấn, thiết của YHCT, chúng tôi chọn bệnh nhân có biểu
hiện lâm sàng thuộc phạm vi chứng “Huyễn vựng”, “Đầu thống”
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:






Bệnh nhân THA nặng (HATT ≥ 180 mmHg, HATTr ≥ 110 mmHg).
Bệnh nhân THA đang có các bệnh cấp tính khác.
Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp ác tính, cơn tăng huyết áp kịch phát.

Đã có biến chứng của bệnh THA giai đoạn III theo WHO/ISH 2003 như:
o Tim: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…
o Não: tai biến mạch máu não, cơn đột quỵ thoảng qua, bệnh não do
THA, rối loạn tâm thần do tổn thương mạch máu não.
20


o Mắt: xuất huyết võng mạc, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
o Thận: suy thận, creatinin máu tăng.
o Mạch máu: phình tách động mạch, tắc động mạch.
− Phụ nữ có thai.
− Các bệnh nhân không tuân thủ quá trình điều trị.
2.3. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
− Sử dụng phương pháp thử nghiệm lâm sàng so sánh trước sau điều trị,
nghiên cứu quan sát, mô tả, nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng
mở, so sánh trước và sau điều trị.
− Cỡ mẫu: 60 bệnh nhân
BỆNH NHÂN
CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP
NGUYÊN PHÁT
ĐỘ I, ĐỘ II THEO JNC VII
(Huyễn vựng, đầu thống theo YHCT)
(n=60)
Trước điều trị

So sánh

Sau điều trị


- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
- Kết quả điều trị
- Tác dụng không mong muốn
KẾT LUẬN
2.3.2. Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu
* Lâm sàng
- Tiêu chuẩn phân độ tăng huyết áp của Tổ chức Y tế thế giới năm 2003.
- Phương pháp đo huyết áp chuẩn của Korotkoff.
+ Pha 1 Korotkoff: HATT.
21


+ Pha 5 Korotkoff: HATTr.
- Huyết áp quy ước được đo ở động mạch cánh tay vào 8 - 9 giờ sáng
hàng ngày ở tư thế nằm, sử dụng huyết áp kế thuỷ ngân do Nhật Bản sản xuất.
- Lần khám đầu tiên đo huyết áp ở cả hai tay, ghi nhận con số huyết áp ở
tay nào cao hơn làm mốc theo dõi suốt thời gian nghiên cứu.
- Bệnh nhân được nghỉ ngơi hoàn toàn 30 phút trước khi đo, không dùng
chất kích thích hay bất kỳ một loại thuốc nào khác.
- Bệnh nhân được thăm khám theo phương pháp tứ chẩn của y học cổ
truyền để theo dõi sự thay đổi của các triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt, chóng
mặt, cơn nóng bừng mặt, mặt đỏ, mất ngủ, hạ huyết áp quá mức, cơn tăng
huyết áp, đau cơ, mẩn ngứa, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá,...
* Cận lâm sàng:
- Đánh giá sự biến đổi một số chỉ số sinh lý (mạch, huyết áp). Được định lượng
trước điều trị (D0), và sau điều trị (D28).
- Đánh giá sự biến đổi một số chỉ số huyết học: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,
hemoglobin. Được định lượng trước điều trị (D0), và sau điều trị (D28).
- Sinh hoá máu: Được định lượng trước điều trị (D0), và sau điều trị (D28)
+ Bilan lipid máu: Cholesterol toàn phần, Triglycerid

+ Đường máu
+ Acid uric máu
+ Ure máu
+ Creatinin máu
+ SGOT, SGPT

22


Các xét nghiệm sinh hoá được tiến hành trên máy phân tích tự động tại Phòng
xét nghiệm Y khoa Hoàn Hảo. Địa chỉ: 59 – Hải Thượng Lãn Ông – TP Hà
Tĩnh.
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá tác dụng điều trị
- Tác dụng hạ huyết áp.
+ Tốt: HATT giảm ≥10mmHg song đã về trong phạm vi bình thường, hoặc
HATT giảm ≥ 20mmHg song chưa về trong phạm vi bình thường.
+ Có tác dụng: HATT giảm <10 mmHg song đã về trong phạm vi bình thường;
hoặc HATT giảm 10 – 19 mmHg song chưa về tới phạm vi bình thường; hoặc
HATTr giảm < 20mmHg.
+ Không tác dụng: Không đạt được các tiêu chuẩn kể trên.
- Kết quả các xét nghiệm sinh hoá, huyết học: so sánh trước và sau dùng thuốc
28 ngày.
- Tác dụng với các chứng trạng đông y:
Các biểu hiện như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cơn nóng bừng mặt,
choáng váng...
Các triệu chứng này được xác định mức độ ban đầu trước khi điều trị,
theo dõi diễn biến trong trong suốt quá trình điều trị, ghi rõ mức độ tăng giảm
hoặc không thay đổi vào phiếu theo dõi từng cá nhân.
Đánh giá tiến triển các triệu chứng theo quy ước sau:
− Tốt: khi hết hoặc giảm mạnh trên 50% các triệu chứng cơ năng của bệnh.

− Có tác dụng: các triệu chứng cơ năng giảm nhẹ dưới 50%.
− Không tác dụng: khi các triệu chứng đó không thay đổi.
2.3.4. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.
* Lâm sàng:
23


− Tình trạng rối loạn tiêu hoá như các biểu hiện nôn, buồn nôn, đầy bụng,
đau bụng, tiêu chảy…
− Tình trạng dị ứng thuốc như mẩn ngứa, đỏ da…
− Các biểu hiện đau đầu, đau cơ, ho khan, hạ huyết áp quá mức, nhip tim
nhanh, khó thở, …
* Cận lâm sàng:
- Tình trạng tăng men gan: SGOT, SGPT.
- Ảnh hưởng đến chức năng thận như: tăng ure máu, tăng creatinin máu, protein
niệu…
- Biến đổi công thức máu như: giảm số lượng hồng cầu, giảm tỷ lệ hemoglobin,
tăng bạch cầu…
2.4. Theo dõi nghiên cứu
- Phiếu nghiên cứu được xây dựng theo mẫu thống nhất (phụ lục 1). Tất
cả các bệnh nhân đều được làm phiếu nghiên cứu đánh giá và theo dõi. Phiếu
nghiên cứu ghi đầy đủ tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm
sàng.
- Các bệnh nhân được điều trị và theo dõi đầy đủ, chặt chẽ diễn biến bệnh
hàng ngày cũng như được kiểm soát sự tuân thủ điều trị trong suốt thời gian
nghiên cứu.
- Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu nghiên cứu tại
các thời điểm như chỉ tiêu đã đề ra.
2.5. Xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng

phần mềm SPSS 20.0.
- Sử dụng các thuật toán:

24


×