Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2010 – 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.49 KB, 126 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thường gặp và đã trở thành mối quan
tâm hàng đầu của nền y học thế giới với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2000 số người tăng
huyết áp chiếm khoảng 26,4% dân số toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên
29,2% vào năm 2025 và mỗi năm gây chết 7,1 triệu người tương đương 4,5%
gánh nặng bệnh tật toàn cầu [2], [3], [6].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về dịch tễ học tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển.
Theo các số liệu điều tra cho thấy năm 1960 bệnh t¨ng huyÕt ¸p chỉ chiếm 1%
dân số thì đến năm 2002 tỷ lệ tăng huyết áp là 23,2% khu vực Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 20,5% và một điều tra gần đây năm 2008 của
Viện Tim mạch Việt Nam ở 8 tỉnh và thành phố tỷ lệ t¨ng huyÕt ¸p tới 25,1%
[5], [7], [15], [25].
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính, phần lớn không tìm thấy nguyên
nhân, bệnh tiến triển "thầm lặng" không có triệu chứng nhưng gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy tim, suy thận... Bệnh đã
gây tỷ lệ tử vong và di chứng rất nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là
gánh nặng về vật chất và tinh thần cho gia đình và xã hội [3], [1], [8].
Mặc dù tần suất bệnh ngày một gia tăng, tính chất bệnh thì rất nguy
hiểm, tuy nhiên hiện nay t¨ng huyÕt ¸p còn tồn tại 3 nghịch lý đó là: Bệnh dễ
chẩn đoán nhưng thường bệnh nhân không biết mình bị từ khi nào. Bệnh có
thể điều trị được nhưng số người được điều trị không nhiều. Bệnh có thể
khống chế được với mục tiêu mong muốn nhưng số người điều trị đạt huyết
áp mục tiêu lại không nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do những


2


hiểu biết về bệnh, về điều trị bệnh của bệnh nhân còn rất hạn chế và việc quản
lý điều trị còn là vấn đề nan giải [8].
Ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân không biết bị bệnh hoặc đã biết bị bệnh
nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá
cao. Đại đa số bệnh nhân đến viện trong tình trạng cấp cứu như: cơn tăng
huyết áp kịch phát, hen tim, phù phổi cấp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Nguyên
nhân gây ra tình trạng trên chủ yếu do người dân thiếu hiểu biết về bệnh, về
sự nguy hiểm của bệnh, cũng như không được quản lý, điều trị thường xuyên,
liên tục, kéo dài một cách có hệ thống. Để khắc phục tình trạng này cần phải
nâng cao nhận thức, đưa bệnh nhân vào kỷ luật điều trị bằng quản lý điều trị
bệnh nhân tăng huyết áp.
Tại tỉnh Ninh Bình chưa có một điều tra nào mang tính tổng thể về tỷ lệ
bị tăng huyết áp, cũng như chưa có chương trình nào quản lý điều trị bệnh
nhân tăng huyết áp tại cộng đồng hoặc tại các cơ sở y tế. Vì vậy Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Ninh Bình đã triển khai quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa
Khám bệnh từ tháng 7 năm 2010, tuy nhiên bước đầu số lượng bệnh nhân
tham gia điều trị chưa nhiều và tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn chưa cao,
sự tuân thủ của bệnh nhân và kết quả điều trị là vấn đề cần phải đánh giá. Từ
những lý do trên, chúng tôi tiÕn hµnh nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa khám
bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2010 – 2011”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp và kết quả bước đầu quản lý
điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Ninh Bình.

2.


Đánh giá nhận thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân về bệnh tăng
huyết áp và tuân thủ điều trị tăng huyết áp đang được quản lý tại Khoa
khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Nếu như về phân độ tăng huyết áp hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách
và chưa thống nhất được, mỗi tác giả chọn cho mình một cách riêng để sử dụng,
thì định nghĩa về tăng huyết áp lại cực kỳ thống nhất giữa các tổ chức.
Tổ chức y tế thế giới (WHO), Hội tăng huyết áp quốc tế (ISH), Liên Ủy
ban quốc gia về tăng huyết áp của Hoa Kỳ (JNC) đã thống nhất đưa ra định
nghĩa về tăng huyết áp như sau:
Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc
huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg... [4], [40], [48].
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Có rất nhiều cách phân loại t¨ng huyÕt ¸p, nhưng để phù hợp với thực
tiễn hiện nay, Hội Tim mạch Việt Nam khuyến cáo cập nhật sử dụng cách
phân loại đã được công bố vào năm 2007. Đây là khuyến cáo dựa vào phân
loại của WHO/ISH năm 1999, năm 2005, JNC VI năm 1997 và đặc biệt là
khuyến cáo của ESC/ESH 2003. Việc phân loại bao gồm tối ưu, bình thường,
bình thường cao, ba giai đoạn t¨ng huyÕt ¸p: nhẹ, vừa, nặng tương đương với
độ I, độ II và độ III và việc chọn độ t¨ng huyÕt ¸p sẽ được chọn theo con số
HA cao nhất [8], [32], [59].



4

Huyết áp tối ưu khi huyết áp tâm thu (HATT) < 120 mmHg và huyết áp
tâm trương (HATTr) < 80 mmHg. Huyết áp bình thường khi huyết áp tâm thu
< 130 mmHg, huyết áp tâm trương < 85 mmHg. Huyết áp bình thường cao
khi huyết áp tâm thu từ 130 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 85 - 89
mmHg. Tăng huyết áp độ I được tính khi huyết áp tâm thu từ 140 - 159
mmHg, huyết áp tâm trương từ 90 - 99 mmHg. Tăng huyết áp độ II khi huyết
áp tâm thu từ 160 - 179 mmHg, huyết áp tâm trương từ 100 - 109 mmHg.
Tăng huyết áp độ III khi huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg, huyết áp tâm trương
≥ 110 mmHg. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi HATT ≥ 140 mmHg và
HATTr < 90 mmHg. t¨ng huyÕt ¸p tâm thu đơn độc được phân làm 3 mức độ
lµ t¨ng ®é I, ®é II vµ ®é III theo trị số huyết áp tâm thu.
Nhiều tác giả trong nước khi nghiên cứu sử dụng phân độ của JNC VII
tuy vậy việc áp dụng phân độ này không phổ biến và các tác giả của tổ chức
này đang dự kiến điều chỉnh và công bố JNC VIII. Khái niệm tiền t¨ng huyÕt
¸p không được áp dụng dù có ý nghĩa về mặt dịch tễ học nhưng bất lợi về mặt
tâm lý bệnh nhân do làm họ quá lo âu không cần thiết.
Tuy nhiên, để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh t¨ng huyÕt ¸p không
chỉ dựa vào trị số huyết áp như cách phân độ trên đây, mà còn dựa vào các yếu tố
nguy cơ của bệnh, tổn thương nội tạng do t¨ng huyÕt ¸p và các bệnh lý kèm theo,
để phân loại mức độ nguy hiểm của bệnh t¨ng huyÕt ¸p.
Dựa vào các yếu tố trên tổ chức sức khỏe thế giới phân tăng huyết áp ra
thành các nhóm như sau:
Nhóm tăng huyết áp nguy cơ thấp:
- Tăng huyết áp độ I và không có các yếu tố nguy cơ đi kèm.
Nhóm tăng huyết áp nguy cơ trung bình:
- Tăng huyết áp độ I, có từ 1 - 2 yếu tố nguy cơ tim mạch



5

- Tăng huyết áp độ II, không có yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc là có từ
1 - 2 yếu tố nguy cơ tim mạch.
Nhóm tăng huyết áp nguy cơ cao:
- Tăng huyết áp độ I, II kèm theo 3 yếu tố nguy cơ trở lên.
- Hoặc tăng huyết áp độ III đơn thuần không kèm theo các yếu tố nguy
cơ hoặc có từ 1 – 2 yếu tố nguy cơ tim mạch.
Nhóm tăng huyết áp rất nguy hiểm:
- Tăng huyết áp độ I, II, III, đã có biến cố hoặc có bệnh tim mạch, hoặc
có bệnh thận mãn tính.
- Tăng huyết áp độ III có từ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc hội chứng
chuyển hóa, tổn thương cơ quan đích, đái tháo đường [4], [58], [60].
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp rất phức tạp, trong những năm gần
đây các nhà sinh lý và lâm sàng tim mạch đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu
giải thích cơ chế bệnh sinh của t¨ng huyÕt ¸p. Dưới đây là một số cơ chế đã
được công nhận trong bệnh sinh của t¨ng huyÕt ¸p [27], [28].
1.2.1. Tăng hoạt động thần kinh giao cảm
Hệ giao cảm: Bắt nguồn từ sừng bên của tuỷ sống vùng ngực 1 - 5. Một
số sợi qua đám rối hình sao rồi đi đến tim (đến nút xoang, nút nhĩ thất, bó
His) Khi kích thích sợi giao cảm gây tác dụng ngược lại với kích thích dây
thần kinh số X như: tim đập nhanh, mạnh, tăng tính hưng phấn và tăng tốc độ
dẫn truyền, tăng trương lực cơ tim. Cơ chế tác dụng của dây thần kinh giao cảm là
thông qua chất môi giới hoá học trung gian là Adrenalin và Noradrenalin . Đồng
thời sẽ gây ra phản xạ co thắt toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch
thận làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến hậu quả t¨ng huyÕt ¸p động mạch [27].
1.2.2. Vai trò của hệ thống Renin - Angiotensin - Aldosteron
Renin là một enzym do các tế bào tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ



6

chức khác tiết ra khi có các yếu tố kích thích. Các tế bào cơ trơn trên thành
mao mạch đến của tiểu cầu thận chịu trách nhiệm nhận cảm áp lực của động
mạch tiểu cầu thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra Renin để
điều hòa huyết áp, duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận. Yếu tố kích thích tiết
Renin là nồng độ muối trong huyết tương và kích thích thụ cảm thể Beta
Adrenergic, khi Renin được tiết ra, sẽ chuyển Angiotensinogen (có 14 acid
amin) thành Angiotensin I (là peptit có 10 acid amin) tuần hoàn trong máu
lên tuần hoàn phổi, tại phổi tách khỏi chất vận chuyển, nhờ Ezym chuyển
phổi (Converting Enzym) còn lại 8 acid amin được gọi là Angiotensin II,
Angiotensin II có khả năng:
- Kích thích vỏ thượng thận tăng tiết Aldosteron gây giữ nước và muối.
- Gây co mạch mạnh hơn 100 - 200 lần so với Adrenalin.
Sau đó Angiotensin II bị Enzym Angiotensinase phá hủy tạo thành một số
chất trung gian (Angiotensin III). Angiotensin III là heptapeptid (chuỗi 7 acid
amin) Heptapeptid giúp tăng tiết aldosterone. Từ những biểu hiện trên ta thấy
Angiotensin II lưu hành trong hệ thống tuần hoàn và có tác dụng rộng khắp toàn
bộ hệ thống mạch và tăng thể tích dịch lưu thông là cơ sở của t¨ng huyÕt ¸p động
mạch [11], [27].
1.2.3. Vai trò của Natri trong cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp
Theo Braunwald (1954) vai trò của Natri trong cơ chế bệnh sinh của
THA tiên phát được giải thích như sau: Một chế độ ăn nhiều natri (thức ăn có
2% muối và nước uống có 1% muối) khả năng lọc của cầu thận tăng và cũng
tăng tái hấp thu nước, làm thể tích máu tăng. Màng tế bào có sự thẩm thấu di
truyền với Natri. Ion Natri ứ đọng nhiều trong sợi cơ trơn ở thành các tiểu động
mạch còn làm tăng độ thấm của Calci qua các màng tế bào, dẫn đến tăng khả năng
làm co mạch máu, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp [12], [28].
1.2.4. Quá trình tự vữa xơ

Vữa xơ làm giảm khả năng đàn hồi của thành động mạch lớn gây tăng


7

huyết áp, thường gặp ở người già có HATT cao trong khi HATTr vẫn ở mức
bình thường [54].
1.2.5. Thay đổi chức năng của thụ cảm thể áp lực
Thụ cảm thể áp lực ở xoang động mạch cảnh thông qua vòng phản xạ
thần kinh điều hòa huyết áp, khi thay đổi chức năng của thụ cảm thể áp lực
xoang động mạch cảnh, vòng phản xạ luôn duy trì gây tăng huyết áp [27], [51].
1.2.6. Giảm chất điều hòa huyết áp
Prostaglandin E2 và Kallikrenin ở thận có chức năng sinh lý điều hòa
huyết áp, hạ Calci máu, tăng Calci niệu. Khi các chất này bị ức chế hoặc thiếu
sẽ gây t¨ng huyÕt ¸p [27], [61].

Sơ đồ: Cơ chế tự điều hòa huyết áp
1.3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Hướng dẫn của Anh về việc xác định nguy cơ tim mạch dựa trên các yếu tố
nguy cơ cơ bản giống như các nguy cơ đã đưa vào công thức Nghiên cứu Tim
Framingham và được công bố trong chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol
(NECP, 2001). Những yếu tố nguy cơ đó gồm có tuổi, giới, chỉ số huyết áp, rối


8

lon chuyn lipid, hỳt thuc lỏ, v tiu ng... Vic xỏc nh cỏc yu t nguy c
cú hay khụng i vi bnh nhõn THA s quyt nh thỏi iu tr khỏc nhau [57].
1.3.1. ỏi thỏo ng týp II
Theo thng kờ ca WHO thỡ t l bnh nhõn ỏi thỏo ng týp II cú

kốm tăng huyết áp chim khong 71% [41].
Ti Vit Nam, theo nghiờn cu ca Tụ Vn Hi (2005) trờn 400 bnh
nhõn ỏi thỏo ng týp II cú 218 bnh nhõn cú kốm tng huyt ỏp (chim
54,5%) [19]. Cao M Phng v cng s (2007) t l bnh nhõn ỏi thỏo
ng cú tng huyt ỏp kốm theo chim 86,2% [34].
Cỏc nghiờn cu trong v ngoi nc u cho thy t l mc tng huyt
ỏp bnh nhõn ỏi thỏo ng týp II gn gp ụi nhng bnh nhõn khụng ỏi
thỏo ng, mi liờn quan ny lm gia tng ỏng k cỏc bin chng tim mch
(ln gp 2 ln so vi bnh nhõn tng huyt ỏp khụng cú ỏi thỏo ng). Do
vy kh nng xy ra cỏc bin chng v tim mch trong vũng 10 nm bnh nhõn
ỏi thỏo ng týp II kốm theo tng huyt ỏp l t 20% - 30%.
1.3.2. Ri lon chuyn húa lipid mỏu
Ri lon chuyn húa lipid mỏu l nguyờn nhõn dn n va x ng
mch v bin chng ca nú.
Cỏc nghiờn cu cho thy: Hm lng Cholesterol ngi tng huyt
ỏp cú va x ng mch tng hn nhiu so vi ngi cú va x ng mch
nhng khụng kốm tng huyt ỏp. Hm lng Cholesterol trung bỡnh ngi
tng huyt ỏp cú va x ng mch tng hn nhiu so vi ngi cú va x
ng mch nhng khụng kốm tng huyt ỏp [11], [27].
Tăng 1% LDL - C sẽ tăng > 2% bệnh nhân động mạch vành trong 6 năm.
Giảm 10 mg LDL - C sẽ giảm 5,4% nguy cơ tim mạch trong vòng 5 năm.
Ti Vit Nam: Tụ Vn Hi v CS (2005) nghiờn cu thy t l bnh
nhõn tng huyt ỏp cú tng Cholesterol mỏu l 61,9% [19]. H Lan v CS


9

(2004) nghiên cứu 327 bệnh nhân tăng huyết áp thấy 51,3% bệnh nhân tăng
huyết áp kèm Tăng Cholesterol máu [29]. Huỳnh Văn Minh và CS (2005)
nghiên cứu 73 bệnh nhân tăng huyết áp thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có

tăng Cholesterol là 49,32% [31].
1.3.3. Yếu tố gia đình và tính di truyền
Người da đen có tỷ lệ tăng huyết áp cao và nặng hơn chủng tộc khác
(chiếm tỷ lệ 30% - 37,5%) [27], [43]. Tiền sử gia đình có người thân bị tăng
huyết áp: nữ < 65 tuổi, nam < 55 tuổi.
Người ta thấy tính chất gia đình của bệnh tăng huyết áp, bố hoặc mẹ bị
bệnh này thì con cái cũng dễ mắc bệnh. Bệnh nhân tăng huyết áp di truyền lại
cho con cái không phải bệnh tăng huyết áp mà chỉ truyền lại một số đặc điểm
của cơ thể thuận lợi cho bệnh tăng huyết áp như: thể tạng, đặc điểm của hoạt
động thần kinh cao cấp... [13], nhưng chỉ khi có tác động của các yếu tố bên
ngoài như: những điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần... giống như ở gia
đình bệnh nhân tăng huyết áp, mới gây ra tăng huyết áp [11].
1.3.4. Hút thuốc lá
Trong khói thuốc có chứa hơn 4000 chất khác nhau [18]. Nhưng
Nicotin lµ thủ phạm chính gây nên bệnh lý tim mạch. Theo các nhà khoa học
cứ hút một điếu thuốc thì HATT có thể tăng 11 mmHg, HATTr tăng lên tới 9
mmHg và kéo dài 20 - 30 phút. Hút nhiều thuốc lá có thể gây tăng huyết áp
kịch phát. Nếu hút trên 10 điếu một ngày và liên tục trong 3 năm thì nguy cơ
mắc bệnh tim mạch cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra hút thuốc lá
cũng bị coi là nguyên nhân dẫn đến vữa xơ động mạch [11], [42], [58].
1.3.5. Người trªn 60 tuổi và nữ giới tuổi tiền mãn kinh
Bệnh tăng huyết áp thường thấy ở tuổi trung niên trở đi, tuổi càng cao
thì tần suất mắc bệnh càng nhiều. Tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp trên


10

thế giới ngày càng nhiều. Ở các nước phát triển 65% người lớn tuổi bị tăng
huyết áp. Nữ giới ở tuổi tiền mãn kinh bị tăng huyết áp nhiều hơn so với nam
giới cùng lứa tuổi [39]. Theo thống kê của Viện Tim mạch Việt Nam tỷ lệ

bệnh nhân tăng huyết áp ở tuổi mãn kinh chiếm khoảng 10,12% số bệnh nhân
tăng huyết áp [24].
1.3.6. Một số yếu tố nguy cơ làm bệnh nhân tăng huyết áp nặng lên
* Người béo: Ở các nước đang phát triển thì béo phì chiếm tỷ lệ hơn
20% dân số [22]. Béo phì có liên quan đến nhiều bệnh lý về chuyển hóa, tim
mạch. Béo phì được xác nhận là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tăng
huyết áp và béo phì liên quan chặt chẽ với nhau. Theo Huỳnh Văn Minh và
cộng sự (2006) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp kèm béo phì chiếm
tới 62,2% [30], [53].
* Stress: Stress làm rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Stress làm nặng thêm bệnh cảnh của bệnh nhân tăng huyết áp, dễ xảy ra tai
biến máu não và nhồi máu cơ tim.
* Thói quen ăn mặn: Ăn mặn làm tăng Natri máu, do đó ăn mặn làm tăng
huyết áp. Hạn chế ăn mặn góp phần hạ huyết áp. Theo Midgley J.P, người > 45
tuổi bị tăng huyết áp trị số huyết áp giảm 6,6/2,2 mmHg nếu giảm lượng muối
natri 9 mmol/ngày [11], [13], [27]. Theo Huỳnh Văn Minh ăn dưới 100 mmol/ngày
giảm được 2 – 8 mmHg [32].
1.4. BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA TĂNG HUYẾT ÁP
* Đột quỵ: Tăng huyết áp là nguy cơ chính gây đột quỵ các tình trạng
như: nhồi máu não, xuất huyết não...
Nghiên cứu của Bắc Mỹ và Tây Âu cho thấy: cứ giảm được 5mmHg
huyết áp tâm thu thì giảm được 30 - 40% nguy cơ đột quỵ [21].


11

Tổng hợp từ hai nghiên cứu PSA và APCSC cho thÊy cứ giảm 10
mmHg huyết áp tâm thu thì nguy cơ đột quỵ sẽ giảm hẳn theo mọi lứa tuổi.
Theo nghiên cứu Framingham trên những bệnh nhân ở lứa tuổi 35 - 64,
theo dõi trong vòng 36 năm cho thấy nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có nguy

cơ bị các biến chứng tim mạch nhiều hơn so với người bình thường:
Đột quỵ gấp 3,8 lần ở nam vµ 2,6 lần ở nữ.
Bệnh mạch vành gấp 2 lần ở nam và 2,2 lần ở nữ.
Suy tim gấp 4 lần ở nam và 3 lần ở nữ [21].
* Tim: Tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng cấp tính như: phù
phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cấp vµ mãn tính như: dày thất trái, suy
vành mãn, suy tim [18].
* Thận: các biểu hiện như: đái máu, protein niệu, đặc biệt là suy thận.
* Mắt: phù, xuất huyết, xuất tiết đáy mắt...
* Bệnh động mạch ngoại vi [8].
1.5. ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1.5.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay
không. Phải tiến hành trước và song song với tất cả phương pháp điều trị.
Trong các nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc điều chỉnh lối sống đã
làm giảm đáng kể được huyết áp và giảm tỷ lệ mới mắc tăng huyết áp. Điều
chỉnh lối sống bao gồm giảm cân với người quá cân, hoạt động thể lực, giảm
uống rượu, ngừng hút thuốc lá, ăn nhiều rau củ quả... Khi tuân thủ tối ưu
huyết áp tâm thu sẽ giảm >10 mmHg [32].


12

Điều chỉnh lối sống còn làm giảm liều lượng thuốc vào cơ thể, từ đó
làm giảm tác dụng phụ của thuốc tác động lên bệnh nhân, nâng cao hiệu quả
điều trị bệnh [56].
Điều chỉnh lối sống làm giảm huyết áp:
Giảm cân duy trì trọng lượng cơ thể bình thường BMI từ 18,5 - < 23, theo
khuyến cáo cân nặng giảm 10 kg sẽ làm giảm huyết áp tâm thu 5 - 10 mmHg.
Tuân thủ ăn kiêng để giảm huyết áp: Theo khuyến cáo, ăn nhiều trái

cây, rau và các thực phẩm ít chất béo, giảm mỡ bão hòa và mỡ toàn phần sẽ
làm giảm huyết áp tâm thu 8 - 14 mmHg.
Giảm muối ăn: Giảm natri trong khẩu phần ăn < 100 mEq/l (2,4g Na+ hay
6g NaCl) theo khuyến cáo sẽ làm giảm huyết áp tâm thu 2 - 8 mmHg [32].
Hoạt động thể lực: hoạt động thể lực đều đặn như đi bộ nhanh (ít nhất 30
phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần) làm giảm HATT 4 - 9 mmHg [32].
Hạn chế số lượng rượu, bia uống mỗi ngày: Uống không quá 2 ly rượu
nhỏ mỗi ngày tương đương 30ml Ethanol, 720ml bia, 300 ml rượu hay 90 ml
whisky cho nam giới. Với nữ giới và người nhẹ cân: liều lượng rượu cần giảm
đi còn một nửa.
Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào vì nó làm tăng cả huyết áp tâm thu, tâm
trương và gây vữa xơ động mạch.
1.5.2. Điều trị bằng thuốc
Huyết áp là áp lực máu trong lòng mạch. Huyết áp phụ thuộc hai yếu tố
đó là: Cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Tăng huyết áp xảy ra khi tăng một
trong hai hay đồng thời cả hai yếu tố trên. Thuốc điều trị tăng huyết áp can
thiệp vào các khâu của huyết động đã bị thay đổi trong quá trình bệnh lý.


13

Điều trị tăng huyết áp cần từ từ đến liều đạt được kết quả tối ưu. Có thể
dùng một loại thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc nhằm kiểm soát huyết áp và
đưa về huyết áp mục tiêu, đồng thời làm giảm tai biến và độc tính của thuốc.

Các nhóm thuốc dùng điều trị:
* Nhóm thuốc lợi tiểu
Nhóm thuốc lợi tiểu được dùng điều trị tăng huyết áp từ năm 1958
(Freis và Wilkins). Đến nay nhóm thuốc lợi tiểu vẫn được sử dụng rộng rãi.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò không thể thiếu trong điều trị

bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt ở những bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi việc
sử dụng thuốc lợi tiểu như một biện pháp đầu tay [10], [11], [32].
Các nhóm thuốc lợi tiểu làm giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến giảm
cung lượng tim và giảm huyết áp, làm tăng thải Natri máu. Một số thuốc lợi
tiểu còn có tác dụng giãn mạch nhẹ (Indapamide) do ức chế dòng Natri vào tế
bào cơ trơn thành mạch.
* Nhóm thuốc chẹn bêta
Các thuốc chẹn bêta giao cảm được sử dụng từ năm 1964 để điều trị
tăng huyết áp. Đặc biệt trong tăng huyết áp kèm bệnh lý mạch vành [11], [31].
Hầu hết các thuốc chẹn bêta giao cảm làm giảm cung lượng tim bằng cách
làm giảm tần số và giảm co bóp.
Thuốc có tác dụng ức chế sự phóng thích một phần Renin qua trung
gian thần kinh giao cảm, với tác dụng lên hệ Renin - Angiotensin góp phần
làm hạ huyết áp [10], [32].
* Nhóm thuốc chẹn kênh Calci
Cơ chế của thuốc là chẹn dòng Ion Calci không cho đi vào tế bào cơ trơn
của mạch máu, gây giãn mạch và làm hạ huyết áp: Nicardipin, Amlodipin.


14

Nhiều nghiên cứu khẳng định các thuốc chẹn kênh Calci có tác dụng
giảm huyết áp và giảm phì đại thất trái [10].
Các chất ức chế Calci tham gia phục hồi chức năng thành mạch và cản
trở sự hình thành và phát triển mảng xơ vữa động mạch [10], [14], [44].
* Nhóm thuốc ức chế men chuyển
Từ năm 1980, các thuốc ức chế men chuyển đã được đưa vào điều trị
tăng huyết áp và được đưa vào danh sách 7 thuốc được dùng đầu tiên trong
tăng huyết áp của JNC VII [10].
Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế một Enzym có tên là men chuyển

Angiotensin. Men chuyển ACE bị ức chế sẽ không tạo ra Angiotensin II, gây hiện
tượng co mạch và làm hạ huyết áp, Nhóm gồm: Captopril, Enalapril... [49].
* Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensine
Những thuốc này chẹn thụ thể Angiotensin II týp 1 (AT1), dẫn đến
giãn mạch và hạ huyết áp. Losartan là thuốc ức chế chọn lọc trên AT1
đầu tiên, được đưa vào sử dụng rộng rãi tại Mỹ từ năm 1995. Các thuốc
chẹn thụ thể AT1 có tác dụng hạ áp tương tự thuốc ức chế men chuyển.
So với ức chế men chuyển thì thuốc không làm tăng Bradykinin nhưng
tác dụng hạ huyết áp tương tự và không gây ho khan như thuốc ức chế
men chuyển. Chỉ định và chống chỉ định giống như nhóm ức chế men
chuyển [10], [32].
* Nhóm thuốc chẹn thụ thể alpha
Các thuốc chẹn thụ thể alpha như Prazosin gây giãn mạch và hạ huyết
áp nhiều tư thế. Thuốc này còn có tác dụng giảm nhẹ Lipid máu và có tác
dụng khác làm giảm triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến. Vai trò của thuốc chẹn
alpha trong điều trị tăng huyết áp vẫn chưa chắc chắn [10], [32].
* Nhóm thuốc liệt giao cảm và các thuốc ức chế thần kinh trung ương


15

- Tác động trên đồng vận giao cảm alpha trung ương: Metyl - dopa,
Clonidin, Guanben Z… Các thuốc này có tác dụng kích thích các thụ thể giao
cảm làm giảm huyết áp, ít ảnh hưởng đến cung lượng tim và nhịp tim.
- Ức chế Adrenergic ngoại biên: Resepin, Guanethidin… có tác dụng
làm hạ huyết áp do tác động đến đầu tận cùng của sợi thần kinh giao cảm hậu
hạch làm giảm nguồn dự trữ Noradrenalin, ngoài ra thuốc còn làm chậm nhịp
tim có tác dụng an thần [10], [32].
1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP

Để điều trị tăng huyết áp có hiệu quả, ngoài các lý do như sử dụng
thuốc không đúng phác đồ, điều trị không thường xuyên, liên tục, kéo dài
hoặc một số trường hợp tăng huyết áp kháng trị thì trong quá trình điều trị có
một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị như:
1.6.1. Tuổi, giới tính
Giới tính và tuổi tác không ảnh hưởng đến tính đáp ứng với nhiều loại
thuốc, nhưng giới tính và tuổi tác lại có ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị. Đặc
biệt ở người lớn tuổi thì sự hấp thu và thải trừ thuốc trong cơ thể không như
người trẻ tuổi nên người lớn tuổi hay bị tác dụng phụ của thuốc và ở một số
bệnh nhân lớn tuổi trí tuệ sa sút nên việc quên uống thuốc dễ xảy ra.
1.6.2. Lối sống của người bệnh
Lối sống của người bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị,
việc thay đổi lối sống đối với tất cả người bệnh, là một vấn đề chính yếu để
ngăn ngừa tăng huyết áp, là một phần không thể bỏ qua và là một trở ngại
trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp. Chính vì vậy việc kết hợp giữa
việc dùng thuốc với tăng cường hoạt động thể lực, chế độ ăn uống thích hợp,


16

bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu mạnh làm gia tăng hiệu quả của thuốc hạ
áp và giảm nguy cơ tim mạch, giúp cho việc điều trị có hiệu quả tốt hơn. Việc
thay đổi lối sống bao gồm: Giảm cân ở người quá cân, hoạt động thể lực, giảm
uống rượu, ăn nhiều rau quả, giảm lượng chất béo bão hòa, giảm thức ăn chứa
Natri và tăng cường thức ăn chứa Calci, Magie, Kali… Hiệu quả chống tăng
huyết áp đạt được từ việc điều chỉnh lối sống phụ thuộc vào sự tuân thủ của
người bệnh. Khi đạt được sự tuân thủ tối ưu trong việc thay đổi lối sống thì
huyết áp tâm thu giảm > 10mmHg [8], [32].
1.6.3. Trình độ học vấn và sự tuân thủ của người bệnh
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, tuân thủ điều trị là điều kiện cần thiết

và quyết định hiệu quả điều trị. Tuy nhiên việc tuân thủ lại phụ thuộc rất
nhiều vào trình độ học vấn và hiểu biết về bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã hoàn thành nhiều
công trình khảo sát đánh giá về sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp
cho thấy rằng khi bệnh nhân được giải thích cặn kẽ, nhận thức được lợi ích
của việc dùng thuốc cũng như tác hại khi không được điều trị thì tỉ lệ tuân thủ
tăng lên rõ rệt. Sự tuân thủ của bệnh nhân là yếu tố quan trọng trong suốt quá
trình kiểm soát bệnh.
1.7. TÌNH HÌNH BỆNH VÀ KIỂM SOÁT, ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.7.1. Tình hình bệnh và kiểm soát, điều trị tăng huyết áp trên thế giới
Tăng huyết áp là một bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lý tim mạch
ở tất cả các nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế
giới, tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên
toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến
bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm


17

2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết
áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người [8], [32].
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc
bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá
(8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế
giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển [15].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ t¨ng huyÕt ¸p thay đổi ở từng nước
qua các năm: Mỹ (2004) là 29%, ở Anh (2006) là 40%, ở Canada (2007) là
25% và ở Ai cập (2006) là 26,3% và năm 2003 ở Ý là 37,7%, Thụy Điển là
38,4%, ở Đức là 55,3% [2].

Trong những năm gần đây t¨ng huyÕt ¸p không chỉ phổ biến ở các nước
phát triển Mỹ và Châu Âu, mà tần suất còn tăng nhanh ở các nước đang phát
triển, đặc biệt các nước Châu Á và Châu Phi. Một số nghiên cứu các nước
Châu Á: Trung Quốc năm 2002 là 27,2%, Ấn Độ năm 2000 là 31%, Malaysia
n¨m 2004 là 32,9%, Philippin năm 2000 là 23% [6].
Mặc dù tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch ở
các nước trên thế giới, nhưng nhiều thử nghiệm lớn trên thế giới về điều trị
t¨ng huyÕt ¸p đã cho thấy nếu kiểm soát tốt huyết áp làm giảm đáng kể tỷ lệ
tử vong do biến chứng t¨ng huyÕt ¸p. Tuy nhiên tỷ lệ kiểm soát huyết áp hiện
nay vẫn còn thấp (theo WHO).
Một số khảo nghiệm của WHO về đánh giá khả năng kiểm soát và điều
trị cho thấy: Trong 167 quốc gia được khảo sát có 61% chưa có khuyến cáo
quốc gia về điều trị t¨ng huyÕt ¸p, 45% chưa có sự huấn luyện điều trị t¨ng
huyÕt ¸p cho cán bộ y tế, 25% không đủ cung cấp thuốc điều trị, 8% không đủ
phương tiện tối thiểu [32].


18

Tại một số nước Châu Á: Trung Quốc tỷ lệ bệnh nhân t¨ng huyÕt ¸p
không được điều trị chiếm 71,8%, được điều trị chỉ chiếm 28,2%, trong đó tỷ lệ
kiểm soát được huyết áp chỉ có 8,1% [6]. Từ năm 1991 đến 2000 Bộ Y tế đã
tiến hành chương trình quản lý bệnh tiểu đường và t¨ng huyÕt ¸p tại cộng
đồng của 3 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu kết quả
của điều tra sức khỏe năm 2001 cho thấy: tỷ lệ phát hiện sớm t¨ng huyÕt ¸p
tăng từ 26,3% lên 44,7%, tỷ lệ bệnh nhân bị t¨ng huyÕt ¸p được điều trị tăng
từ 12,1% lên 28,2% và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp về bình thường tăng từ
2,8% lên 8,1%. Các biến chứng do t¨ng huyÕt ¸p gây ra cũng giảm đáng kể
trong chương trình này tỷ lệ đột quỵ mới mắc giảm 52% ở nam giới và 53% ở
nữ giới, tỷ lệ tử vong chung do đột quỵ cũng giảm được 54% [23]. Tại Ấn Độ

các tỷ lệ này gần tương đương với Trung Quốc, bệnh nhân không được điều trị là
71%, được điều trị là 29% và tỷ lệ kiểm soát huyết áp là 9% [6]. Tại Nepal tỷ lệ
bệnh nhân t¨ng huyÕt ¸p không được điều trị chiếm tới 81%, được điều trị chỉ
có 19%, trong đó chỉ có 6% kiểm soát được huyết áp. Ở Hàn Quốc tỷ lệ bệnh
nhân t¨ng huyÕt ¸p không được điều trị còn chiếm tỷ lệ cao hơn 85%, chỉ có
15% bệnh nhân được điều trị.
Năm 1980, tỷ lệ t¨ng huyÕt ¸p của người dân lớn hơn hoặc bằng 20 tuổi
ở Israen là khoảng 28,6% và từ những năm 80 này, chính phủ Israen đã tiến
hành các chương trình phát hiện sớm và kiểm soát t¨ng huyÕt ¸p trên phạm vi
toàn quốc. Đây là chương trình kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, thực hiện lối sống lành mạnh dự
phòng t¨ng huyÕt ¸p và điều trị bằng các thuốc hạ huyết áp cho người bị bệnh.
Kết quả sau 20 năm cho thấy tỷ lệ kiểm soát được huyết áp về mức bình
thường tăng từ 29% lên 46,7%; Tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp và đau thắt ngực
không ổn định do t¨ng huyÕt ¸p giảm 16%; Tỷ lệ đột quỵ do t¨ng huyÕt ¸p
giảm 41,2%; Tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối do tăng huyết áp giảm 50%.


19

Chương trình đã cứu sống được 2.242 người (trung bình 110 người/năm).
Cũng qua chương trình quản lý t¨ng huyÕt ¸p ngành y tế đã tiết kiệm cho
chính phủ Israen 185 triệu đô la, tức khoảng 9,25 triệu đô la/năm [23].
Một số quốc gia Đông Nam Á như: Malaysia 2004 tỷ lệ nhận biết là 33%,
tỷ lệ điều trị 23% và tỷ lệ kiểm soát chỉ có 6%. Philippin theo Gibby năm 2000
tỷ lệ nhận biết là 42%, tỷ lệ điều trị là 47% và tỷ lệ kiểm soát là 17% [3].
Quốc gia đứng đầu thế giới như Mỹ tỷ lệ bệnh nhân biết bị THA là
70%, biết và được điều trị về tăng huyết áp là 59%, biết và được điều trị đạt
mức kiểm soát tốt về số huyết áp là 34% [6]. Có được kết quả này là do từ
những năm 1970 chính phủ Mỹ và các cơ quan chức năng đã sớm đề xuất và

thực hiện các biện pháp can thiệp cho tăng huyết áp, hàng năm Chính phủ đã
chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho điều trị, chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
lên tới trên 259 tỷ đô la Mỹ. Theo kinh nghiệm của họ thì: Lực lượng chính
quản lý và điều trị tăng huyết áp ở Mỹ là các bác sỹ gia đình. Như vậy, trong
những năm qua mặc dù tỷ lệ bệnh tăng nhanh đặc biệt ở các nước đang phát
triển, tính chất nguy hiểm của bệnh được biết rõ, nhiều nước đã có can thiệp
của chính phủ, tuy nhiên tỷ lệ nhận biết bệnh, tỷ lệ được điều trị đúng và tỷ lệ
kiểm soát huyết áp còn chưa cao.
1.7.2. Tình hình bệnh và kiểm soát, điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam
Các cuộc điều tra về dịch tễ học tại Việt Nam trong những năm gần đây
cho thấy bệnh có chiều hướng gia tăng: Năm 1992 tỷ lệ mắc tăng huyết áp
trên toàn quốc gia là 11,7% [39] năm 1999 tỷ lệ tăng huyết áp là 16,05%
[25].Tại thành phố Hà Nội (2002) là 23,2%, tại cộng đồng Miền Bắc Việt
Nam là 16,3%. Thành phố Hồ Chí Minh (2004) là 20,5% [23], phía Bắc
Bình Định (2006) là 34,33%.


20

Tỷ lệ tăng huyết áp khác nhau giữa các vùng miền, khác nhau giữa các
lứa tuổi và giới tính: Công trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp năm
1989 - 1992 của Trần Đỗ Trinh và cộng sự cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 11,7%
trong đó tăng huyết áp chính thức là 5,1%, tăng huyết áp giới hạn là 6,7%,
ngoài ra tăng huyết áp không bền là 0,7%. Tỷ lệ tăng huyết áp tăng lên
theo tuổi, tăng huyết áp ở nam là 12,2%, cao hơn nữ 11,2%. Tỷ lệ tăng
huyết áp vùng ven biển là 17,8%, cao hơn hẳn các vùng khác và tỷ lệ thấp
nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng 10,7%. Theo công trình nghiên cứu của
Viện Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi năm 1989 - 1991, nghiên cứu tại các vùng
đại diện tỷ lệ tăng huyết áp tương ứng là thành thị 33%, ven biển 26,2%, nông
thôn 19,9% và miền núi là 30,5%. Theo nghiên cứu của Đào Duy An năm

2002, điều tra ban đầu chỉ số huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc
thiểu số thị xã Kon Tum cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp của người từ 18 tuổi
trở lên là 12,54%, khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các dân tộc [1].
Một nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan
ở người 40 - 60 tuổi tại 5 xã thuần nông trên địa bàn huyện Kiến Xương tỉnh
Thái Bình năm 2009 cho thấy là tỷ lệ mắc 24,2%, trong đó nam 31,2%, nữ
20,9%, nhóm tuổi gặp nhiều nhất 55 - 60 là 36,1%. Tăng huyết áp độ I chiếm
11,6%, độ II là 9,8%, tiền tăng huyết áp là 33,8%; Các yếu tố nguy cơ: Tuổi, tiền
sử gia đình, thói quen hút thuốc, uống rượu bia, thói quen ăn mặn, thừa cân béo
phì... là những yếu tố nguy cơ của bệnh [36].
Năm 1999 Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra trên địa bàn thành phố Hà
Nội thấy tăng huyết áp chỉ có 10,5% nhưng đến năm 2001 tỷ lệ tăng huyết áp
tăng lên 23,06%, năm 2007 là 16,32% đối với cả nước [25]. Theo một điều tra
gần đây (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi)
tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến
25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp [7]. Tỷ


21

lệ mắc tăng huyết áp, sự khác nhau về tuổi và giới tính cũng được chứng minh
trong nghiên cứu của Vũ Đình Hải dân số Việt Nam năm 1989 có 64,4 triệu,
trong đó có 39,3 triệu người ở tuổi từ 15 trở lên, có trên 4,5 triệu người tăng
huyết áp, nhất là những người nhiều tuổi tăng huyết áp lại càng phổ biến hơn,
từ 50 - 59 tuổi có 21,52% bị tăng huyết áp, từ 60 - 69 tuổi có 30,6% bị tăng
huyết áp, 70 tuổi trở lên có 47,4% bị tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu của
Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước về dịch tễ học bệnh Đái tháo đường năm
2000 tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất ở khu vực đồng bằng 18,9%, tiếp theo là
khu vực thành phố 16,5%, miền núi và Tây nguyên 16,7%, khu vực trung du có tỷ
lệ tăng huyết áp thấp nhất 14,7%, tỷ lệ tăng huyết áp của cả nước đã điều chỉnh

là 16,7% [45]. Hay một cuộc điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại tỉnh Khánh
Hòa của Lê Viết Định năm 1990 cho thấy tỷ lệ từ 16 tuổi trở lên của nhân dân
tỉnh Khánh Hòa là 8,68%, nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần
theo tuổi và riêng ở lứa tuổi từ 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp giữa nông thôn
và thành thị có sự khác biệt rõ, có 60,12% người tăng huyết áp giai đoạn I
không biết mình bị bệnh và không được điều trị. Như vậy qua các nghiên cứu
trên thấy rằng tỷ lệ mắc rất khác nhau giữa các tác giả, khác nhau giữa các vùng,
miền và chưa có điều tra nào mang tính tổng thể trên phạm vi toàn quốc, tuy
nhiên tất cả các nghiên cứu đều cho thấy bệnh chiếm một tỷ lệ cao trong cộng
đồng với tần suất gia tăng lớn.
Mặc dù tỷ lệ bệnh tăng nhanh, tính chất nguy hiểm được biết rõ, đã có
sự can thiệp điều trị ở cơ sở y tế cũng như ở cộng đồng, tuy nhiên tỷ lệ nhận
biết, tỷ lệ điều trị và kiểm soát huyết áp vẫn còn thấp qua các nghiên cứu:
Tô Văn Hải năm 2000 nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp tại cộng đồng Hà
Nội cũng cho kết luận tỷ lệ nhận biết bệnh và ý thức điều trị của người bị tăng
huyết áp là rất thấp, mà tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi lên tới gần 50%.


22

Nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự năm 20012002 về tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ các tỉnh phía Bắc Việt Nam
trên tổng số 5012 người dân từ 25 tuổi trở lên cho thấy tần suất tăng huyết áp
chung theo JNC VI (1997) chiếm tỷ lệ 16,32%, nếu loại trừ những đối tượng
tăng huyết áp được điều trị thì tần suất chung này còn lại là 15,09%. Trong số
người phát hiện tăng huyết áp chỉ có 11,5% được điều trị thuốc hạ huyết áp.
Tần suất tăng huyết áp kể cả nhóm đã được điều trị thuốc hạ huyết áp tại các
địa phương như sau: Thành phố Hà Nội 23,2%, tỉnh Nghệ An 16,6%, tỉnh
Thái Bình 12,4%, tỉnh Thái Nguyên 13,9%. Tần suất tăng huyết áp tăng dần
theo tuổi, nam cao hơn nữ, thành thị cao hơn nông thôn. Tần suất các rối loạn
lipid máu cũng tăng dần theo tuổi, tương tự giữa nam và nữ [26].

Mặc dù tần suất mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng, khi nền
kinh tế ngày càng phát triển, nhưng thực trạng về hiểu biết, quản lý và kiểm
soát bệnh còn là vấn đề rất đáng phải quan tâm. Vì một thực trạng hiện nay
cũng như các bệnh mãn tính khác thường bệnh nhân chỉ điều trị khi khó chịu
(bệnh nhân tìm thầy thuốc), cần phải thay đổi: cần quản lý, theo dõi và điều trị
có kiểm soát (đưa bệnh nhân vào kỷ luật điều trị). Một số nghiên cứu sau đây
thể hiện về nhận thức, quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp:
Năm 1992, Trần Đỗ Trinh khảo sát trên 1.716 người bị tăng huyết áp
thấy: 67,5% không biết bị bệnh, 15% biết bệnh nhưng không điều trị, 13,5%
điều trị không đúng cách, chỉ có 4% điều trị đúng cách [39].
Năm 1994, Phạm Tử Dương và cộng sự nghiên cứu quản lý và điều trị
bệnh THA ở một tập thể cán bộ trong 4 năm cho 219 bệnh nhân tăng huyết
áp, nhưng chưa thấy tác giả đề cập đến kết quả quản lý được bao nhiêu %; chỉ
thấy kết quả điều trị, tỷ lệ tai biến và các yếu tố nguy cơ đi kèm.


23

Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự (1995) nghiên cứu “đánh giá kết
quả quản lý bệnh tăng huyết áp ngành bưu điện” nhưng cũng không thấy tác
giả đề cập đến kết quả quản lý được bao nhiêu phần trăm; tác giả chỉ mới đưa
ra các yếu tố nguy cơ đi kèm; cả hai tác giả đều có kết luận cần có mô hình
quản lý, phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.
Năm 2002, Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra tại 4 tỉnh phía Bắc phát
hiện 818/5.012 người tăng huyết áp, chỉ có 94 người (11,49%) là dùng thuốc
và tỷ lệ huyết áp khống chế tốt là 19,1% [26].
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu về tỷ lệ nhận biết, kết quả điều trị,
kết quả kiểm soát huyết áp của các tác giả trong nước khác như:
Nguyễn Minh Tâm, Tiền Giang 2001 tỷ lệ nhận biết bệnh chỉ có
14,9%, tỷ lệ được điều trị 13,9% và tỷ lệ kiểm soát là không. Đào Duy An,

Kon Tum 2004 Tỷ lệ nhận biết bệnh là 64,6%, tỷ lệ điều trị 45,3% và tỷ lệ
kiểm soát khá cao đạt 38,9%. Nguyễn Mạnh Phan, Thành phố Hồ Chí Minh
2005 tỷ lệ nhận biết 72,1%, tỷ lệ điều trị đạt 55% và tỷ lệ kiểm soát 19,7%.
Nghiên cứu thực trạng nhận thức của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai, của tác giả Đồng Văn Thành và cộng sự
với cỡ mẫu 1.500 bệnh nhân kết quả: Hầu hết các bệnh nhân không biết về
bệnh tăng huyết áp cũng như không biết mình bị bệnh tăng huyết áp (68,4%).
Chỉ có 31,6% biết mình bị bệnh. Số bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị
không đúng chiếm trên 80%. Chỉ có 12,6% số bệnh nhân điều trị liên tục,
nhưng không rõ tỷ lệ kiểm soát được huyết áp mục tiêu. Đa số bệnh nhân có thời
gian tăng huyết áp từ 1 đến 5 năm chiếm 57,8%, có tới 21,6% số bệnh nhân
không rõ mình bị tăng huyết áp từ khi nào [16].
Một nghiên cứu khác đánh giá kết quả sau 5 năm quản lý điều trị ngoại
trú bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, với


24

thời gian theo dõi trung bình 32 tháng trên 2.350 bệnh nhân, kết quả 73,4% số
bệnh nhân được quản lý, theo dõi và điều trị đúng, vẫn còn 26,6% số bệnh
nhân chưa quản lý tốt. Trong số 625 bệnh nhân chưa quản lý tốt có tới 71,1%
do chưa nhận thức được về bệnh tăng huyết áp, còn lại là những nguyên nhân
khách quan như điều kiện kinh tế khó khăn, thủ tục chuyển Bảo hiểm y tế,
chuyển điều trị ở cơ sở khác… [15].
Theo Nguyễn Lân Việt, ở nước ta hiện nay vẫn chưa có hệ thống quản
lý và dự phòng đối với bệnh tăng huyết áp, các hoạt động y tế hiện mới tập
trung cho công tác điều trị bệnh tại bệnh viện. Chưa có mô hình dự phòng, ghi
nhận và quản lý bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, công tác tuyên truyền bệnh
tại cộng đồng chưa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ
cho công tác phòng chống tăng huyết áp tại cơ sở còn hạn chế, ngân sách đầu

tư cho công tác quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng cũng còn khá khiêm tốn.
Do chưa quản lý được bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, nên một số cơ
sở y tế tiến hành quản lý tại bệnh viện. Bệnh viện Bạch Mai sau khi quản lý
thu được kết quả tốt, từ năm 2002 đã xây dựng và tiến hành đề án: Nâng cao
năng lực quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp ở các bệnh viện địa phương,
nhằm tăng số người bệnh tăng huyết áp được quản lý, điều trị tốt hơn giảm tỷ
lệ biến chứng tim mạch liên quan đến tăng huyết áp, đồng thời giảm tải cho
bệnh viện trung ương. Các giải pháp được thực hiện là triển khai phòng quản
lý, điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến
huyện, tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm phát hiện sớm tăng huyết áp tại
cộng đồng, quản lý, điều trị và dự phòng. Sau khi đề án được thực hiện một số
tỉnh: Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Nam, Nam Định, đã tiến
hành quản lý, điều trị ngoại trú bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện, bước
đầu đạt kết quả tốt.


25

Ninh Bình là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, trong
những năm qua kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng nhanh, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt. Hiện tại cũng chưa có một nghiên cứu nào điều tra
tỷ lệ tăng huyết áp trên địa bàn tỉnh, nhưng thực tế trong những năm qua, số
bệnh nhân đến viện cấp cứu do các biến chứng của tăng huyết áp như: đột
quỵ, NMCT, suy tim, suy thận… chiếm tỷ lệ rất cao. Trong khi đó hiện nay
chưa có một cơ sở y tế, hoặc một chương trình dự án nào về quản lý điều trị,
dự phòng cho bệnh nhân tăng huyết áp trên địa bàn tỉnh. Tháng 7 năm 2010
có sự trợ giúp của bác sỹ bệnh viện Bạch Mai theo đề án 1816 của Bộ Y tế,
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã tiến hành quản lý, điều trị bệnh nhân
tăng huyết áp tại Khoa khám bệnh. Tuy nhiên bước đầu triển khai còn gặp
những khó khăn về thu dung, quản lý, theo dõi điều trị. Do vậy, chúng tôi

thấy cần thiết nghiên cứu đề tài này, nhằm đánh giá thực trạng và có biện
pháp nâng cao chất lượng quản lý điều trị tăng huyết áp. Nếu đề tài thành
công có thể áp dụng mô hình cho các cơ sở y tế khác hoặc rộng hơn có thể áp
dụng quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng. Mặt khác đối với Bệnh
viện Ninh Bình, từ năm 2008 chúng tôi đã quản lý bệnh nhân tiểu đường đến nay
có khoảng 2000 bệnh nhân, nếu quản lý thành công bệnh nhân tăng huyết áp, tiến
tới chúng tôi sẽ tiến hành quản lý các bệnh nhân bị bệnh mãn tính khác.


×