Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận môn Các loại hình công xưởng tiền sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 21 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................2
2. Đối tượng, phạm vi.................................................................................2
2.1. Đối tượng...........................................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................2
Chương một: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.............................................3
1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................3
2. Đặc điểm hành chính và dân cư............................................................4
3. Lịch sử nghiên cứu................................................................................4
Chương hai: ĐẶC TRƯNG, TÍNH CHẤT, NIÊN ĐẠI..........................6
1. Đặc trưng..............................................................................................6
1.1. Đặc trưng phân bố di tích...............................................................6
1.2. Đặc trưng địa tầng..........................................................................6
2. Tính chất...............................................................................................7
2.1. Loại hình cư trú – xưởng có quy mô rất lớn...................................7
2.2. Công xưởng cấp mấy?..................................................................10
2.3. Loại hình hiện vật.........................................................................11
3. Niên đại...............................................................................................11
3.1. Niên đại tương đối........................................................................12
3.2. Niên đại tuyệt đối C14....................................................................13
4. Xác lập văn hóa...................................................................................13
5. Giả thuyết chủ nhân............................................................................14
6. Sản phẩm làm ra có mặt ở đâu............................................................15
KẾT LUẬN..................................................................................................16
Tài liệu tham khảo......................................................................................17
Hình ảnh minh họa........................................................................................18

1




CÔNG XƯỞNG THÔN TÁM
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Hiện nay trên địa bàn Tây Nguyên đã phát hiện và khai quật nhiều di tích
công xưởng chế tác đá; một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ được bảo vệ nói về
hệ thống các công xưởng ở Tây Nguyên, đặc biệt nói về hệ thống công xưởng Đắk
Nông.
- Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập môn Các loại hình công xưởng
trong tiền sử Việt Nam và dựa trên cơ sở đó tìm hiểu thêm để phục vụ cho công tác
dạy học.
2. Đối tượng, phạm vi
2.1. Đối tượng
Dựa vào tài liệu di tích Thôn Tám và di vật khảo cổ Thôn Tám; tham khảo
thêm tài liệu đã công bố về các di tích công xưởng khác ở Tây Nguyên; tham khảo
các chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động thủ công chế tác đá.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Gồm di tích Thôn Tám và một số di tích trên địa bàn Đắk
Nông và Tây Nguyên cùng thời kỳ với Thôn Tám.
Thời gian: Các di tích thuộc hậu kì đá mới và sơ kì Đồng thau.
3. Phương pháp nghiên cứu
Miêu tả di tích và di vật điển hình, phương pháp thống kê, phân loại di vật,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh.

2


Chương một:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1. Điều kiện tự nhiên
Tây nguyên là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi có vị trí
chiến lược quan trọng, là nóc nhà Đông Dương. Tây nguyên gồm 5 tỉnh trong đó
có Đắk Nông.
Địa hình của Tây Nguyên đã được xác lập. Đó là một địa hình đa dạng với
các cao nguyên xếp bậc xen kẽ các khối núi tháp và trung bình, những thung lũng
phân cách sâu.
Các nhà địa chất đã chia Tây Nguyên thành 3 khu vực địa lý có 21 vùng
nhỏ. Đắk Nông là một trong tổng số 21 vùng nhỏ, đó là cao nguyên Đắk Nông. Và
đây cũng chính là tiểu vùng đã tìm thấy di tích khảo cổ.
Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, động thực vật mang đặc trưng nhiệt đới
gió mùa.
Do địa hình mang nét đặc trưng riêng nên hệ thống thủy văn Tây Nguyên
cũng vậy. Có một số con sông chảy theo hướng Đông rồi đổ ra biển nhưng có một
số con sông chảy theo hướng Tây rồi hòa vào một dòng sông khác mới ra biển
Nhìn chung điều kiện tự nhiên Tây Nguyên thuận lợi cho các hoạt động săn
bắt của người tiền sử và hoạt động kinh tế con người ngày nay.
Một trong những di tích khảo cổ được tìm hấy ở Đắk Nông là di chỉ Thôn
Tám, đây là di chỉ mà tôi chọn làm đề tài tiểu luận của mình.
Địa hình Thôn Tám nằm trong bồn địa đồi núi, đầm lầy, thung lũng xen kẽ,
đất chủ yếu là sét đen trên nền sét kết, cát kết phong hoá. Hệ thống suối Đắk Rít Đắk Mao, bắt nguồn từ vùng núi phía tây biên giới đổ về phía sông Srepôk. Vùng
đầu nguồn của hệ thống suối này có thác, rừng rậm nguyên sinh, đá chủ yếu là
phiến silic pha sét, basalt và đá chert. Những hoá thạch động vật biển có mặt tại
khu vực này minh chứng cho một thời kỳ vùng này đã từng là lòng đại dương cách
nay trên trăm triệu năm. Tiếp theo là các đợt núi lửa phun trào hình thành lớp đá
basalt cùng với các quá trình tân kiến tạo, phong hoá, bào mòn hình thành địa hình
địa mạo như hiện nay.
2. Đặc điểm hành chính và dân cư
3



Xã Đắk Wil là một trong những xã biên giới của huyện Cư Jút, tỉnh Đắk
Nông có đường biên giới với nước bạn Campuchia.
Thôn Tám nằm ở phía tây của xã Đắk Wil, hiện tại có các dân tộc: Kinh,
Tày, Nùng, Dao cùng cư trú.
3. Lịch sử nghiên cứu
- Tháng 12 năm 2005, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Đắk Nông đã phát
hiện di chỉ Thôn Tám. Kết quả nghiên cứu bước đầu này đã được báo cáo Sở Văn
hoá thông tin Đắk Nông Báo cáo điều tra khảo cổ học Đắk Nông trong đó có
những kết quả nghiên cứu về di chỉ Thôn Tám do Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối và Lê
Hải Đăng (Viện Khảo cổ học) xây dựng. Viện Khảo cổ học và Sở Văn hoá thông
tin, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông đã tiến hành khai quật di chỉ Thôn Tám, xã Đắk Wil,
huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Cuộc khai quật lần nhất vào năm 2006.
Thành phần đoàn khai quật lần nhất gồm có:
Về phía Viện Khảo cổ học: - Tiến sĩ: Nguyễn Gia Đối (Trưởng đoàn), Lê Hải
Đăng.
Về phía Bảo tàng Đắk Nông: - Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Anh Bằng,
Hoàng Thị Thu Nguyên.
Trong lần này đã phát hiện loại công cụ ghè đẽo, phác vật hình bầu dục, rìu
mài lưỡi và một vài loại hình di vật khác có liên quan. Trong di chỉ còn một số rìu
bị hỏng, minh chứng cho tính chất di chỉ xưởng của địa điểm này.
Năm 2013, Lê Hải Đăng và các đồng nghiệp tiến hành khai quật lần thứ
hai di chỉ Thôn Tám đã khẳng định thêm tính chất di chỉ - xưởng chế tác rìu đá và
niên đại đá mới của di tích này. [2; 109]
Thầy Lê Xuân Hưng là giảng viên của Đại học Đà Lạt đã nghiên cứu về
Thôn Tám và nhiều di chỉ khác ở Tây Nguyên để làm luận án.
“Các di tích công xưởng chế tác công cụ đá giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ
kỳ Đồng thau ở Tây Nguyên”.

4



Đây là luận án nói về các công xưởng ở Tây Nguyên rất cụ thể, đồng thời
nói lên mối quan hệ giữa các di tích với nhau. Ngoài ra còn đưa ra những nhận
định mới rất thuyết phục.

5


Chương hai:
ĐẶC TRƯNG, TÍNH CHẤT, NIÊN ĐẠI
1. Đặc trưng
1.1. Đặc trưng phân bố di tích
Các di tích công xưởng ở Tây Nguyên phân bố gần các con sông lớn và ở
Đắk Nông cũng vậy.
Các di tích công xưởng chế tác công cụ đá ở Đắk Nông cũng có đặc điểm
phân bố tương đồng như các di tích khác ở Tây Nguyên là phân bố trên những dãi
đất cao, đồi gò nối tiếp nhau kéo dài, mỗi chiều khoảng 1 đến 2 km.
Với nhóm di tích ở Thôn Bảy, Thôn Tám hay các địa điểm ở đầm Sương Mù
thì phân bố trên những triền đồi thấp; có hệ thống suối Đắk Rít, Đắk Mao - là các
chi lưu của sông Srepôk; có nguồn nguyên liệu đá dồi dào, điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc cư trú và tổ chức các hoạt động sản xuất. [1; 59]
1.2. Đặc trưng địa tầng
Các công xưởng có địa tầng dày mỏng khác nhau, độ dày mỏng của tầng
văn hóa khác nhau. Đối với Thôn Tám có kết cấu địa tầng như sau.
- Di tích Thôn Tám KQ năm 2006 (Ảnh 128) và 2013 (Ảnh 130; 131), tầng
văn hoá dày trung bình 50cm. Địa tầng cấu tạo cơ bản gồm 3 lớp từ trên xuống:
+ Lớp mặt đất có màu xám nhạt, tơi xốp, dày 10cm. Lớp đất này chứa nhiều
hạt sạn sỏi cát kết, basalt phong hoá và đã bị xáo trộn. Lẫn trong lớp mặt có khá
nhiều mảnh tước, phác vật công cụ và đá nguyên liệu.

+ Tầng văn hoá là lớp đất sét màu nâu, dày 50cm. Trong lớp này lẫn nhiều
đá basalt xốp và sạn sỏi cát kết bở dời, độ kết dính yếu; trong tầng văn hoá chứa
di tích, di vật đá và ít đồ gốm. Di tích duy nhất xuất lộ trong tầng văn hoá là
những cụm đá basalte có kích thước lớn, xếp thành cụm. Cư dân tiền sử xếp những
viên đá basalte xốp kích thước to nhỏ khác nhau nhưng phổ biến cỡ 20 x 20cm lẫn
với các mảnh đá silic thành từng cụm (Ảnh 129). Diện tích mỗi cụm cũng khác
nhau, khoảng từ 50cm đến gần 100cm. Bên trong và xung quanh các cụm đá xếp

6


có nhiều mảnh tước, đá nguyên liệu chế tác công cụ. Rất có thể, đây là những cụm
đá xếp để ngồi hoặc dùng để kê như những chiếc đe trong khi chế tác đá.
+ Sinh thổ nằm ngay dưới tầng văn hoá, không có lớp ngăn cách. Là lớp đất
sét màu nâu sẫm, độ kết dính cao và lẫn nhiều sạn sỏi, những cục đá cát kết (Ảnh
131).
Nhìn chung, di tích Thôn Tám và các địa điểm trong khu vực đầm Sương
Mù, Thôn Bảy có kết cấu địa tầng thuần nhất, chỉ có một lớp văn hoá. Các địa
điểm ở đây không thấy sự khác biệt đáng kể nào về thành phần cấu tạo tầng văn
hoá. Nhiều chỗ, tầng văn hoá lộ ra ngay trên mặt do bị bào mòn hoặc xáo trộn do
canh tác. Quá trình thành tạo tầng văn hoá chủ yếu do phế thải từ các hoạt động
chế tác đá; một phần do phong hoá của đất đá tại chỗ bồi tạo nên địa tầng. Những
người khai quật cho rằng, thời gian cư trú và hoạt động của cư dân tiền sử nơi đây
không quá dài; khả năng trong thời gian từ 300 - 400 năm. Trong di tích công
xưởng chưa tìm thấy bếp và không có dấu tích mộ táng. [1; 67,68].
Với những ming chứng ở trên cho ta thấy di tích chế tác công cụ đá có tầng
văn hóa không dày, vết tích cư trú mờ nhạt thậm chí còn tìm thấy phác vật ở lớp
mặt đất.
2. Tính chất
2.1. Loại hình cư trú – xưởng có quy mô rất lớn

Để khẳng định được di chỉ Thôn Tám loại hình cư trú – xưởng có qui mô
lớn thì ta cần phải biết được hiện vật thu được khi khai quật là gì vì chỉ có dựa vào
hiện vật mới chứng minh được.
Hiện vật thu được ở Thôn Tám trong lần khai quật năm 2006 và năm 2013
khá đa dạng và phong phú, bao gồm đồ đá, hóa thạch biển và đồ gốm. Hiện vật
khai quật gồm:
Đồ đá: được chia thành các loại hình sau:
Công cụ lao động:
Nhóm công cụ rìu mài lưỡi khai quật 2006 (Ảnh134), và năm 2013 (Ảnh
135) số lượng không nhiều.
7


Các hiện vật trên đều đã qua sử dụng và không còn nguyên vẹn, 4 trong 6
chiếc đã gãy phần đốc chỉ còn phần thân và phần lưỡi rõ ràng, hai hiện vật còn lại
chỉ là mảnh vỡ của lưỡi rìu mài.
Nhóm công cụ gia công chế tác đồ đá
Tổng số có 55 hiện vật, trong đó chiếm số lượng lớn là hòn ghè sau đó là
bàn mài, hòn kê. Mỗi loại công cụ đó lại có những tiểu loại khác nhau như: Bàn
mài có loại vết mài lõm hình lòng máng làm từ đá sa thạch, loại này thường dùng
để mài lưỡi rìu, bên cạnh đó là những chiếc bàn mài phẳng với đường mài dài mịn,
thích hợp với việc mài phần thân công cụ. Với nhóm hòn kê thì khá phong phú với
những hòn kê sử dụng 1 mặt, 2 mặt, 3 mặt, thậm chí có những hòn kê hình chữ
nhật đã được sử dụng cả 4 mặt. Có một đặc điểm rất dễ nhận dạng ở nhóm hòn kê
là chúng có những vết lõm tròn, hay vết mòn đều trên các bề mặt tác dụng. Cũng
có những hiện vật vừa là hòn kê vừa là bàn mài. Với nhóm hòn ghè có thể chia
chúng ra thành 2 tiểu loại: hòn ghè có vết gia công tạo hình và hòn ghè cuội tự
nhiên.
Nhóm phác vật công cụ
Tổng số có 57 phác vật, dựa vào hình dáng của chúng có thể chia ra thành

nhiều tiểu loại khác nhau như:
Phác vật hình bầu dục ngắn; phác vật hình bầu dục dài. Ngoài ra có phác vật
chưa có hình dáng ổn định và phác vật gãy, trong đó có mảnh lưỡi, mảnh đốc.
Các nhóm công cụ khác
Đó là một công cụ mũi nhọn và 1 bàn đập, cả hai hiện vật này đều được phát
hiện trong tầng văn hoá cùng với những hiện vật đá khác.
Nhóm đá nguyên liệu và phế liệu
Đây là nhóm di vật chiếm số lượng lớn nhất trong di chỉ, bao gồm hàng
ngàn mảnh tước, mảnh tách và đá nguyên liệu.
Mảnh tước (Ảnh 158) Tổng cộng có 7254 mảnh. Nhóm di vật này cũng có
sự phân bố không đồng đều trong tầng văn hoá:

8


Lớp mặt có (655), lớp 1 (1467mảnh), lớp 2 (2300 mảnh), lớp 3 (1543 mảnh),
lớp 4 (910 mảnh), lớp 5 (379 mảnh).
Để phục vụ cho việc nghiên cứu về kỹ thuật học, chất liệu, các nhà khảo cổ
học đã tiến hành phân loại mảnh tước theo chất liệu, kích thước và loại hình.
Trong số 7254 mảnh tước thì chất liệu đá silic chiếm đại đa số, ngoài ra còn
có đá basalt, đá opal (Ảnh 157; 159) và đá chert.
Đá nguyên liệu: Trong tầng văn hoá có một số đá nguyên liệu với số lượng
không nhiều.
Bên cạnh đó còn có động vật biển hóa thạch khai quật 2006 (Ảnh 151) và
gốm mảnh 2013 (Ảnh 161).
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những cụm chế tác công cụ (chỗ
ngồi để chế tác đồ đá), người cổ Thôn Tám đã xếp những viên đá basalt, silic chắc
chắn trên bề mặt đất cứng để ngồi ghè đẽo đồ đá.
Vậy dựa vào những hiện vật khai quật đã được nêu ở trên ta có thể khẳng
định một lần nữa đây là di chỉ cư trú - xưởng với qui mô rất lớn .

Thứ nhất đây là nơi cư trú con người thời tiền sử vì căn cứ vào những mảnh
vở đồ gốm (Ảnh 161) của vài tiêu bản đồ gốm nhỏ thuộc loại hình đồ gia dụng như
nồi, bình, bát; những chiếc rìu mài đã có dấu vết sử dụng. Điều đó chứng tỏ nơi
đây là nơi con người từng cư trú. Mặc dù dấu vết còn mờ nhạt, tầng văn hóa không
dày.
Theo nhận định của một số nhà khảo cổ học khai quật di chỉ Thôn Tám thì
nơi đây cư dân tiền sử cư trú ở di chỉ này không quá dài, tầng văn hóa diễn tiến
liên tục, điểm cư trú rộng, sống tập trung qui mô lớn.
Thứ hai đây là nơi mang yếu tố xưởng rất đậm nét vì hiện vật thu được có
công cụ gia công chế tác đồ đá là hòn ghè 2013 (Ảnh148;149) với số lượng lớn,
bàn mài, hòn kê 2013 (Ảnh146;147); phác vật công cụ 2006 (Ảnh138;139); 2013
(Ảnh140;141); đá nguyên liệu và phế liệu với số lượng lớn gồm hàng nghìn mảnh
tước và mảnh tách, chỗ ngồi để chế tác đồ đá, nơi đây là nơi diễn ra công đoạn
hoàn thiện phác vật tiêu biểu di chỉ Thôn Tám .
9


Trong luận án tiến sĩ Lê Xuân Hưng có nêu điều này rất rõ.
3 Thôn Tám
31

Phát hiện năm - Di tích cư trú - xưởng; tầng văn hoá dày
2005, khai quật trung bình từ 50-70cm.
năm

2006

2013 (89,5m2).

và - Công cụ rìu hình bầu dục, công cụ ghè

đẽo, rìu mài lưỡi. Nguyên liệu chế tác từ
đá basalts, basaltic andesite, andesite,
dacite, rhyolite, latite, trachyte.

[1; 73]
Trung tâm Thôn Tám chuyên chế tạo rìu hình bầu dục từ đá chert, schistesilic. Ngoài Thôn Tám, vết tích công xưởng còn gặp ở quanh đầm Sương Mù và
một số địa điểm khác ở xã Đắk Wil, Cư Jút (Đắk Nông).Tại đây, đã thu được rất
nhiều hạch đá, mảnh tước, phế liệu và đặc biệt là phác vật rìu hình bầu dục. Bên
cạnh phác vật rìu ở đây còn dấu vết cư trú như rìu mài lưỡi, công cụ hình đĩa,
chày, hòn ghè, đồ gốm. Đây là di chỉ xưởng chế tác rìu hình bầu dục, niên đại đá
mới giữa. [2; 679]
2.2. Công xưởng cấp mấy
Các nhà khảo cổ học chia công xưởng ra làm 3 cấp, dựa trên hiện vật khai
quật thì di chỉ Thôn Tám được tạm xếp vào công xưởng cấp 3 vì các mảnh tước ở
đây là loại tước thứ 2013 (Ảnh 157) nên tạm xếp vào công xưởng cấp 3. Trong lần
khai quật đầu tiên ở Thôn Tám, Nguyễn Gia Đối khẳng định đây là nơi chế tác
công cụ đã qua sơ chế, mảnh tước chủ yếu tước thứ sinh.
Điều đáng chú ý là đại đa số các mảnh tước ở đây là loại tước thứ sinh, mặt
lưng và diện ghè không có vỏ đá tự nhiên. Điều đó chứng tỏ việc chế tác công cụ
đá ở đây không trực tiếp từ nguồn nguyên liệu thô, mà từ nguồn nguyên liệu đã
qua sơ chế. Nguồn nguyên liệu này được khai thác và sơ chế tại khu vực suối Đắk
Rít cách đó khoảng 3 km đường chim bay. Đặc biệt trong số mảnh tước ở đây có
một số đá thạch anh và mảnh thuỷ tinh tự nhiên.
Công xưởng cấp 3 là công đoạn ghè tu chỉnh và hoàn thiện phác vật, mài,
đánh bóng hiện vật.
10


Ở đây, ngoài công cụ mài, phác vật, phế vật công cụ, bàn mài thì còn thu
được khối lượng lớn mảnh tước; mảnh tước thường có kích thước trung bình và

nhỏ. Trong các công xưởng rất hiếm hiện vật nguyên vẹn, những tiêu bản thu được
hầu hết bị gãy, vỡ hay lỗi kỹ thuật không thể tiếp tục chế tác; những di vật hoàn
thiện chắc chắn đã đưa đi trao đổi. [1; 89,90]
Các công xưởng hoạt động thủ công chế tác đá là minh chứng cho việc một
bộ phận kinh tế tiền sử đã tồn tại.
2.3. Loại hình hiện vật
Ở cao nguyên Đắk Nông, cư dân cổ Thôn Tám phổ biến chế tác và sử dụng
rìu hình bầu dục chế tác từ đá basalt, basaltic andesite, andesite, rhyolite, trachyte.
Trong các hiện vật thu được khi khai quật nhiều nhất là phác vật rìu hình bầu
dục, một số phác vật chưa có hình dáng, một số bị gãy.
Công xưởng Thôn Tám có mật độ di vật dày đặc, như: phác vật, công cụ ghè
đẽo, bàn mài, hòn kê, hòn ghè, mảnh tước... Trong đó, nhóm phác vật rìu hình bầu
dục là đặc trưng nổi trội. Những phác vật ở đây được chế tác từ những viên cuội,
chủ yếu có chất liệu silic và chert; các vết ghè ổn định; vết ghè vừa và nhỏ. Ở đây
sử dụng 2 kỹ thuật là ghè trực tiếp và ghè gián tiếp; vết ghè hướng tâm để định
hình; ghè tu chỉnh để hoàn thiện phác vật; phần rìa lưỡi cũng được tu chỉnh khá
cẩn thận; đặc biệt là hai đầu hẹp. [1; 48]
3. Niên đại
Đá mới ở Tây Nguyên được chia ra làm 2 thời đại. Đá mới sớm tương ứng
với sơ kì , trung kì đá mới Việt nam mà công cụ mang dấu ấn văn hóa Hòa BìnhBắc Sơn. Muộn hơn là đá mới muộn thuộc hậu kì đá mới , sơ kì kim khí trong đó
có di tích Thôn Tám.
Định vị trong văn hóa giai đoạn hậu kì đá mới, sơ kì đồng thau ở Tây
Nguyên, di tích Thôn Tám thuộc đá mới muộn, cùng với nó có di tích Buôn Kiều,
Làng Gà 4, 5, 6.
Tuy vậy, ở Thôn Tám và Buôn Kiều đã tìm thấy những mảnh tước có chất
liệu đá opal (Ảnh 157) nằm cùng nhóm công cụ rìu hình hạnh nhân, rìu mài lưỡi,
11


đồ gốm rất ít và khá thô; nhóm di vật này rất có thể thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá

mới. Việc xếp niên đại cho các di tích công xưởng ở Tây Nguyên cũng là dựa vào
đặc trưng hiện vật đá và gốm; ở các công xưởng hoàn toàn chưa xuất hiện đồ
đồng hay những dấu vết liên quan đến hoạt động chế tạo đồng. [1; 103]
3.1. Niên đại tương đối
Theo tôi nhận thấy các di tích công xưởng Tây Nguyên hầu hết chưa xác
định được niên đại tuyệt đối trừ Lung Leng. Vậy chủ yếu là xác định niên đại
tương đối bằng cách dựa trên đặc trưng di tích, di vật, địa tầng rồi đem so sánh nó
với các di tích khác rồi mới xác định ra niên đại tương đối của di tích và Thôn Tám
cũng không ngoại lệ. Trong luận án tiến sĩ của Lê Xuân Hưng thể hiện rõ điều này
Hầu hết hệ thống di tích công xưởng ở Tây Nguyên chưa có điều kiện xác
định niên đại tuyệt đối (C14). Dựa vào đặc trưng di tích và di vật; nghiên cứu địa
tầng cho thấy các di tích công xưởng này chia thành hai giai đoạn sớm muộn khác
nhau. Những di tích sớm có nhóm công xưởng Thôn Tám (Đắk Nông); nhóm di
tích ở Làng Gà (Gia Lai); di tích Buôn Kiều (Đắk Lắk). Trong địa tầng lớp sớm
các di tích này đã thu được tổ hợp công cụ rìu hình bầu dục, hình bàn là, hình đĩa,
hình rìu ngắn, rìu mài lưỡi và công cụ mảnh, đá đục lỗ giữa, hòn kê, bàn mài,
chày nghiền, hòn ghè,… chủ yếu làm từ đá basalt, kích thước nhỏ, ghè đẽo tạo lưỡi
bằng kỹ thuật ghè 2 mặt, một vài chiếc rìu hình bầu dục có dấu mài lưỡi. Những
công cụ này khác với công cụ văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn, nhưng chúng gợi lại
kỹ thuật Hòa Bình - Bắc Sơn. Đặc trưng hiện vật của các di tích trên có nét gần
gửi với các di tích Bầu Dũ (Quảng Nam), Eo Bồng (Phú Yên) và Gia Canh (Đồng
Nai). Trong đó, di chỉ Bầu Dũ được phân tích niên đại C 14 cho kết quả 5.500năm
BP. Những di tích này được xem là Đá mới giữa hay trung kỳ Đá mới. Nhưng cần
lưu ý, ở lớp mặt các di tích Buôn Kiều và Thôn Tám đã phát hiện được những
công cụ hoặc mảnh tước đá opal, số lượng rất ít đã gợi ý về hai giai đoạn Đá mới
giữa ở dưới và hậu kỳ Đá mới với đặc trưng công xưởng chế tác rìu bôn đá opal ở
trên.

12



Các di tích công xưởng chế tác rìu bôn tứ giác, rìu bôn có vai bằng đá opal
và bôn răng trâu bằng đá phtanit đều đã phát triển tới đỉnh cao kỹ thuật ghè đẽo,
tu chỉnh, cưa và mài. Trong các di tích này chưa xuất hiện kim loại. Đồ gốm có
mặt nhưng số lượng rất ít, chưa xuất hiện gốm khắc vạch hoặc gốm tô màu.
Từ phân tích trên, tác giả cho rằng, các di tích công xưởng chế tác công cụ
đá nói trên thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Đồng thau hay Đá mới muộn
trong phân kỳ tiền sử Tây Nguyên của PGS.TS Nguyễn Khắc Sử. [1; 92,93]
3 Thôn Tám
31

Thôn Tám, xã Đắk Đá mới muộn, Nguyễn Gia Đối, Lê
Wil, huyện Cư Jút; khoảng 5.000 Hải Đăng 2006; Lê
12042’520” vĩ Bắc và năm BP.

Hải Đăng, Nguyễn

107048’433”

Gia Đối 2008: 26.

kinh

Đông.
[1; 95,96]
3.2. Niên đại tuyệt đối C14
Trong các tài liệu mà tôi dược tiếp xúc để làm tiểu luận này tôi chưa tìm
thấy tài liệu nào nói về việc giám định mẫu ở di chỉ Thôn Tám bằng phương pháp
C14 là phương pháp giám định cho ra niên đại tuyệt đối. Có lẽ vì lí do rất đắt hoặc
mẫu không đạt tiêu chuẩn để giám định. Tuy nhiên, dựa trên việc giám định các

mẫu ở văn hóa Lung Leng (Kon Tum) trong luận án tiến sĩ của Lê Xuân Hưng ở
Đại học Đà Lạt thì ta có thể dựa trên cơ sở đó đoán được niên đại của Thôn Tám vì
giũa Thôn Tám và Lung Leng cùng chung thời kì.
4. Xác lập văn hóa
Di chỉ Thôn Tám được các nhà khảo cổ học xếp vào văn hóa Thôn Tám .
Cùng với di chỉ Thôn Tám còn có các di chỉ khác cùng thời cũng được xếp vào văn
hóa Thôn Tám
Ngoài ra, còn có thể xác lập “Văn hoá Thôn Tám”, gồm di chỉ Thôn Tám và
các địa điểm ở đầm Sương Mù, Thôn Bảy xã Đắk Wil, huyện Cư Jút (Đắk Nông),
nhóm di tích công xưởng ở Buôn Kiều (Đắk Lắk), nhóm di tích ở Làng Gà (Gia
Lai). [1; 111]
13


5. Giả thuyết chủ nhân
Hiện nay có nhiều giả thuyết khác nhau về chủ nhân di tích Thôn Tám nói
riêng và các di tích khác ở Nam Tây Nguyên nói chung, chủ nhân các di tích ở
Nam Tây Nguyên là những người thuộc nhóm ngôn ngữ nào thì sau khi chọn lọc
tôi đồng ý với giả thuyết được nêu ra trong giả thuyết về tộc người của Lê Xuân
Hưng.
Tư liệu KCH ở Tây Nguyên và vùng Trung Bộ đã ủng hộ ý kiến cho rằng,
nhóm ngôn ngữ Bahnar tách thành Bahnar bắc và Bahnar nam vào khoảng thiên
niên kỷ III và II tr.CN, các bộ tộc này phân tán thành nhiều nhóm nhỏ, cư trú ở
nhiều nơi trên đất Tây Nguyên, hình thành nên các nhóm phương ngữ, các nhóm
văn hóa khảo cổ khác nhau. Chẳng hạn, nhóm di tích Buôn Ma Thuột phân bố trên
cao nguyên Đắk Lắk, nơi định cư tập trung và rất lâu đời của người Ê Đê. Nhóm
các di tích Buôn Triết với đặc trưng cuốc đá lớn thân hình bầu dục, phân bố quanh
Hồ Lắk, là địa bàn cư trú tập trung của người Mnông. Nhóm các di tích Đá mới ở
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng với sự tồn tại phổ biến của rìu tứ giác bằng đá
opal, là địa bàn cư trú của người Mạ và người Cơ Ho. Những nhóm người này đều

thuộc ngữ hệ Nam Á và phân bố ở nam Tây Nguyên. Do sự phát triển dân số, các
bộ tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo từ phía biển với sự phát triển của văn hoá Tiền Sa
Huỳnh và Sa Huỳnh, bắt đầu chuyển cư lên miền núi, đã chia tách cư dân nói các
ngôn ngữ nhóm Bahnar bắc ở khu vực Bắc Tây Nguyên với cư dân nói ngôn ngữ
Bahnar nam ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; cuộc tiếp xúc này có thể diễn ra
vào khoảng 3.500năm Lớp cư dân mới này đã chiếm một phần cao nguyên Kon
Tum, toàn bộ các cao nguyên Pleiku, Đắk Lắk đến sát vùng biên giới Việt - Lào và
đẩy một bộ phận cư dân nói ngôn ngữ tiểu chi Bahnar (người Bahnar, Xê đăng...)
lên phía bắc, đông bắc tới tận cao nguyên An Khê và đông Tây Nguyên. Cũng
chính cư dân nói ngôn ngữ Nam Đảo này đã tách một bộ phận những người nói
ngôn ngữ tiểu chi Bahnar xuống phía nam để chiếm cứ cao nguyên Đắk Lắk, rồi
đẩy dần họ về phía nam tới Đắk Nông, Lâm Đồng ngày nay. [1; 115]

14


Với ý kiến trên, thì chứng tỏ giả thuyết về chủ nhân di chỉ Thôn Tám và
nhiều di chỉ khác ở Nam Tây Nguyên là những người thuộc tiểu chi Bahnar họ bị
cư dân nói ngôn ngữ Nam đảo lên chiếm đất và chia cắt những cư dân nói ngôn
ngữ Bahnar Nam và Bắc Tây Nguyên. Đồng thời đẩy một bộ phận cư dân tiểu chi
Bahnar đến phía Nam Tây Nguyên là Đắk Nông và Lâm Đồng ngày nay.
6. Sản phẩm làm ra có mặt ở đâu
Vai trò chủ yếu của công xưởng là làm ra sản phẩm, sau đó đem đi trao đổi
với nơi khác. Hiện nay với sản phẩm đặc trưng của Thôn Tám là rìu hình bầu dục,
được tìm thấy trong phạm vi sử dụng chủ yếu ở Cư Jút (Đắk Nông).
Trung tâm Thôn Tám chuyên chế tác rìu bôn hình bầu dục, phạm vi sử dụng
chủ yếu ở Cư Jút (Đắk Nông). [2; 644]
Tuy nhiên giữa Thôn Tám với Suối Bốn có mối quan hệ nào đó vì đã tìm
thấy hiện vật Suối Bốn ở Thôn Tám.
Mới đây đã phát hiện 4 địa điểm Tiền sử ở Suối Bốn, xã Nhân Đạo, huyện

Đăk R'lấp (Đắk Nông). Các di tích này chuyên chế tác rìu hình thang bằng đá
opal. Chúng liên kết nhau thành cụm di tích, cùng sử dụng nguyên liệu opal tại
chỗ và có phạm vi phân bố rộng là huyện Đăk R'lấp và Gia Nghĩa. Công xưởng
này khá xa công xưởng ở Thôn Tám. Song giữa chúng có thể có quan hệ nào đó,
bởi các vật đá opal kiểu Suối Bốn đã tìm thấy ở di chỉ Thôm Tám. [2; 679]
Sản phẩm làm ra sẽ được trao đổi đi nơi khác, mặc dù địa điểm trao đổi
không xa, không rộng như những hiện vật ở các văn hóa khác nhưng những sản
phẩm làm ra ở đây có vai trò nhất định trong thời kì đó vì nó giúp cho xã hội lúc đó
phát triển đồng đều hơn, dẫn đến một thời kì phát triển hơn đó là thời đại kim khí.
Tiểu kết chương hai
Trong chương này tiểu luận đã thể hiện rõ Thôn Tám là một di chỉ Cư trúXưởng. Với kĩ thuật chế tác công cụ, sản phẩm đặc trưng và mối quan hệ với các
di chỉ công xưởng khác trong không gian tiền sử Tây Nguyên.
Ngoài ra còn cho ta thấy được Thôn Tám đảm nhận công đoạn hoàn thiện
trong quá trình chế tác đá.
15


Tiểu luận cũng nêu di tích, di vật điển hình, xác định niên đại và xác lập văn
hóa cho di chỉ này cùng với một số di chỉ khác là văn hóa Thôn Tám.
Các công xưởng hoạt động thủ công chế tác đá là minh chứng cho việc một
bộ phận kinh tế tiền sử đã tồn tại.
KẾT LUẬN
Tóm lại di chỉ Thôn Tám là di chỉ cư trú - xưởng. Sản phẩm đặc trưng là rìu
hình bầu dục, làm bằng chất liệu đá basalt, đá Opal, đá Silic; công xưởng này đảm
nhận công đoạn là hoàn thiện phác vật; có niên đại thuộc giai đoạn hậu kì đá mới,
sơ kì đồng thau; định vị trong không gian văn hóa Thôn Tám.
Sản phẩm làm ra chủ yếu trao đổi ở Cư Jút (Đắk Nông).
Hoạt động chế tác đá ở đây là hoạt động Nông nghiệp thủ công, phù trợ cho
nông nghiệp dùng cuốc.
Hiện nay di chỉ Thôn Tám nói riêng và các di chỉ khác ở Tây Nguyên nói

chung còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ, hi vọng trong tương lai có nhiều đề
tài nghiên cứu hơn về di chỉ này và các di chỉ khác ở Tây Nguyên.

16


Tài liệu tham khảo
1. Lê Xuân Hưng (2015), Luận án Tiến sĩ “Các di tích công xưởng chế tác
công cụ đá giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Đồng thau ở Tây Nguyên”.
2. Nguyễn Khắc Sử (2016), Khảo cổ học tiền sử miền Trung Việt Nam,
NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

17


Hình ảnh minh họa

Ảnh 128. Hố KQ di tích Thôn Tám,

Ảnh 129. Cụm đá trong hố KQ di tích

KQ năm 2006 [Nguồn: 57]

Thôn Tám, năm 2006 [Nguồn: 57]

Ảnh 130. Hố KQ di tích Thôn Tám,

Ảnh 131. Mặt bằng sinh thố hố KQ di

KQ năm 2013


tích Thôn Tám năm 2013

18


Ảnh 134. Rìu mài di tích Thôn Tám,

Ảnh 135. Rìu mài lớp 3 di tích Thôn

KQ năm 2006

Tám, KQ năm 2013

Ảnh 138. Phác vật rìu di tích Thôn Tám,

Ảnh 139. Phác vật rìu di tích Thôn Tám,

KQ năm 2006

KQ năm 2006

Ảnh 140. Phác vật rìu di tích Thôn Tám,

Ảnh 141. Phác vật rìu di tích Thôn Tám,

KQ năm 2013

KQ năm 2013


19


Ảnh 146. Hòn kê di tích Thôn Tám,

Ảnh 147. Hòn kê di tích Thôn Tám,

KQ năm 2013

KQ năm 2013

Ảnh 148. Hòn ghè di tích Thôn Tám,

Ảnh 149. Hòn ghè di tích Thôn Tám,

KQ năm 2013

KQ năm 2013

Ảnh 151. Hoá thạch biển di tích Thôn Tám,

Ảnh 157. Mảnh tước đá opal di tích Thôn

KQ năm 2006

Tám,
KQ năm 2013

20



Ảnh 158. Mảnh tước di tích Thôn Tám,
KQ năm 2013

Ảnh 159. Mảnh tước đá opal di tích Thôn
Tám,
KQ năm2013

Ảnh 161. Gốm mảnh di tích Thôn Tám,
KQ năm 2013

21



×