Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài báo khoa học Tìm Hiểu Về Thực Trạng Bạo Lực Gia Đình ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.1 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI: Tìm Hiểu Về Thực
Trạng Bạo Lực Gia Đình

family is a cell of society, a form
of society that needs violence.
can serve as a form of miniature
social violence in many different
forms.

Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả:
Bùi Thị Hương – B15DCTT036;
Nguyễn Thị Hồng – B15DCVT174;
Trần Văn Vũ – B15DCVT460;
Dương Công Minh B15DCVT 257;
Inthanong Sak Thammanila –
B15DCVT501;
Sonnat Đa Champaphanh –
B15DCVT502;
Đỗ Tiến Mạnh - B15DCVT245

1. Giới thiệu
Đất nước ngày càng phát
triển kéo theo những thay đổi tích
cực và tiêu cực của xã hội. Đời
sống con người hoàn hảo hơn, bên
cạnh đó nhiều vấn nạn vẫn tiếp
tục diễn ra mà nổi bật hơn cả là
nạn “ Bạo lực gia đình “- một vấn
nạn mà xã hội chúng ta chưa có
tiếng nói chung.



Địa chỉ : Học Viện Công nghệ
Bưu
ChínhViễnThông
Tóm Tắt: Bạo hành gia đình là
một dạng thức của bạo lực xã hội,
là “hành vi cố ý của các thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc đe
dọa gây tổn hại… với các thành
viên khác trong gia đình (Điều 1,
Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình). Nói một cách dễ hiểu hơn,
đó là việc “các thành viên gia
đình vận dụng sức mạnh để giải
quyết các vấn đề gia đình” .Gia
đình là tế bào của xã hội, là hình
thức thu nhỏ của xã hội nên bạo
lực gia đình có thể coi như là hình
thức thu nhỏ của bạo lực xã hội
với rất nhiều dạng thức khác
nhau.
Abstract : Domestic violence is a
form of social violence, "acts of
intentionally
harming
or
threatening harm ... to other
family members (Article 1, Law on
Prevention and Domestic Violence
In a more understandable way, it

is "Family members use the power
to solve family problems." The

Bạo lực gia đình đã và đang
trở thành một vấn đề xã hội nhức
nhối gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng mà trước hết là vi phạm đến
quyền con người, danh dự, nhân
phẩm và tính mạng của mỗi cá
nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.
Bạo lực gia đình làm xói mòn các
giá trị truyền thống tốt đẹp, tác
động xấu đến môi trường giáo dục
thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an
toàn lành mạnh của cộng đồng và
trật tự xã hội.
Gia đình là tế bào của xã
hội, là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng
nhân cách và tâmhồn của mỗi
người, là “thiên đường”- nơi mang
đến sự yên bình và an toàn cho
mỗi thành viên – nơi ấp ủ bao hoài
bão, chấp cánh những ước mơ. Ấy
thế nhưng ở đâu đó, gia đình lại
đang là “địa ngục” – nỗi đau của
các cuộc bạo hành. Bạo lực gia
đình đang là 1 vấn nạn lớn của xã
hội và đang có xu hướng ngày
1



càng gia tăng mà nạn nhân chủ
yếu của BLGĐ lại là phụ nữ và trẻ
em. Chúng ta ai cũng biết rằng
bạo lực trong gia đình không
những làm tổn thương, tổn hại
đến sức khỏe, thể xác, tinh thần
của nạn nhân mà còn ảnh hưởng
đến cuộc sống của những người
xung quanh và tác động đến cả
xã hội. BLGĐ đang là 1 vấn đề
đáng báo động. Thực trạng ấy
không chỉ diễn ra ở các nước lạc
hậu, kém phát triển, mà ngay cả ở
những nước đang phát triển và
phát triển, không phân biệt thành
phần gia đình, tuổi tác, nghề
nghiệp, dù ở nông thôn hay thành
thị thì nạn BLGĐ vẫn có thể diễn
ra mà hậu quả nó để lại là hết sức
nặng nề-những cơn đau dai dẳng,
những nỗi buồn có thể kéo dài cả
một
đời
người.
Với mong muốn góp một
phần công sức nho nhỏ của mình
vào công cuộc chống bạo lực gia
đình, nhóm chúng em đã chọn đề
tài: “Thực trạng bạo lực gia

đình ở Việt Nam hiện nay”.
Trong những năm gần đây
hiện trạng bạo lực gia đình đang
được rất nhiều sự quan tâm của
dư luận xã hội nhưng không ít cá
nhân vẫn thờ ơ và vô cảm với
những hành động và cách hành sử
của chính mình. Trong bài nghiên
cứu này chúng ta sẽ thấy được
hiện trạng về bạo lực và tình
trạng này gây nghiêm trọng như
thế nào đến quyền, tính mạng con
người và xã hội. Giúp xã hội có cái
nhìn rõ hơn về sự nguy hiểm của
bạo lực gia đình đối với con người

và xã hội đặc biệt với phụ nữ và
trẻ nhỏ.
Trong đề tài này, chúng em đi
vào nghiên cứu, tìm hiểu thực
trạng của vấn đề bạo lực trong gia
đình Việt Nam hiện nay bằng
phương pháp nghiên cứu thu thập
số liệu và tổng hợp ý kiến của các
chuyên gia trong ngành tâm lý
học, kết hợp với các kiến thức đã
được học tại Bộ môn “ Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học”
của Trường Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông. Từ đó kết

hợp với những hiểu biết của bản
thân về các quy luật tâm lý thực
tế trong cuộc sống để nêu bật hậu
quả cũng như nguyên nhân và
giải pháp của vấn đề:
“Tìm hiểu về thực trạng bạo
lực gia đình ở việt nam hiện
nay”.
2. Hiện Trạng Về Vấn Đề Bạo
Lực Gia Đình
Trong những năm gần đây
bạo lực gia đình (BLGĐ) đã trở
thành một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu trong
các nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn. Các nghiên cứu
khoa học cho thấy BLGĐ xảy ra
khá phổ biến, hầu như ở đâu
cùng có, từ xã hội phương Tây
đến xã hội phương Đông, từ
thành thị đến nông thôn, từ
nhóm có trình độ văn hóa thấp
đến nhóm có trình độ văn hóa
cao, từ nhóm không có việc làm
đến nhóm có việc làm ổn định.
Có thể nói BLGĐ đã trở thành

2



một vấn đề xã hội nghiêm trọng,
phổ biến và có tính toàn cầu.

và ngược đãi về thân thể hay tình
cảm giữa các thành viên trong gia
đình. Bạo lực gia đình là sự lạm
dụng quyền lực, một hành động
sử dụng vũ lực nhằm hăm doạ
hoặc đánh đập người thân trong
gia đình để điều khiển hay kiểm
soát người đó. (Tạp chí Lý luận
chính trị, số 4-2005).

BLGĐ, cho dù diễn ra dưới
bất cứ hình thức nào, thì hậu quả
của nó cũng hết sức trầm trọng.
Nạn nhân của BLGĐ phải chịu
đựng từ bị nhục mạ, bị khủng
hoảng về tâm lý kéo dài, tổn
thương tinh thần, ảnh hưởng đến
sức khoẻ, đến bị thương tật,
thậm chí thiệt hại đến tín mạng,
tài sản. Nhiều trẻ em trong các
gia đình có bạo lực phải chịu
thiệt thòi: nhiều em phải sống xa
cha hoặc mẹ, hoặc cả hai, các
em phải bỏ học, lang thang, rơi
vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp
luật. BLGD phá hủy nền tảng của
gia đình. Các nhà nghiên cứu

đều thống nhất cho BLGĐ là một
trong những hiện tượng đáng lo
ngại nhất của tình trạng khủng
hoảng gia đình hiện nay.

Cần lưu ý rằng, bạo lực gia
đình dựa trên cơ sở giới là một
khái niệm hẹp hơn khái niệm bạo
lực chống lại phụ nữ. Theo định
nghĩa được nêu trong “Tuyên
ngôn về loại trừ nạn bạo lực
chống lại phụ nữ” do Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua
năm 1993, bạo lực chống lại phụ
nữ là bất kỳ hành động bạo lực
dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến,
hoặc có khả năng dẫn đến tổn
thất về thân thể, về tình dục hay
tâm lý hay những đau khổ của
phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có
những hành động như vậy, sự
cưỡng bức hay tước đoạt một
cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy
ra ở nơi công cộng hay trong cuộc
sống riêng tư” (Tạp chí Lý luận
chính trị, số 4 năm 2005).

BLGĐ là một trong những
hành vi vi phạm pháp luật cần
được loại trừ, nhất là trong xã

hội hiện đại văn minh. Để ngăn
chặn, đẩy lùi hành vi BLGĐ, đòi
hỏi phải có những nghiên cứu
toàn diện, sâu sắc làm cơ sở
khoa học cho các cấp, các
ngành, các tổ chức, cá nhân và
từng gia đình đưa ra những giải
pháp tích cực phòng chống có
hiệu quả BLGĐ, tiến tới xóa bỏ
hoàn toàn hiện tượng nghiêm
trọng này.

Định nghĩa nêu trên có phạm
vi rộng, bao gồm các hành vi bạo
lực chống lại phụ nữ trong cuộc
sống riêng tư (bạo lực gia đình)
lẫn các hành vi bạo lực chống lại
phụ nữ ở nơi công cộng (bạo lực
ngoài gia đình).

Khái niệm bạo lực gia đình

Một đặc điểm của bạo lực gia
đình là: phần lớn bạo lực gia đình
là bạo lực giới, có nghĩa là bạo lực

Bạo lực gia đình là các hành
vi bạo lực xảy ra trong phạm vi
gia đình, bao gồm sự xâm phạm
3



được thực hiện bởi nam giới đối
với phụ nữ (gồm cả các em gái)

bị ép buộc 1 lần hoặc vài lần.
Trong số những trường hợp này,
cứ 100 người thì có hơn 9 người
gây ra hành vi lạm dụng tình dục
được xác định là họ hàng, hơn 1 là
cha, cha dượng hoặc người tình
của mẹ. Cũng theo số liệu điều
tra, bạo lực tình dục chiếm
khoảng 10-69% tổng số các vụ
bạo lực gia đình.

Các hình thức bạo lực gia
đình
Có 2 hình thức bạo lực gia đình
hiện nay:
a) Phân chia theo kiểu bạo
hành:
+ Thứ nhất, là bạo lực nhìn thấy
được hay còn gọi là bạo lực thể
xác như: Tát, đấm, cấu véo, kéo
tóc, làm bỏng, bóp cổ, đánh, ném
đồ vật vào người, nhốt trong
phòng hoặc trói, lột quần áo, xô
đẩy, đánh đấm, dùng roi vọt, đe
dọa hoặc tấn công bằng vũ khí

hoặc bằng vật khác, thậm chí có
tính hành hung và gây thương tích
cho các nạn nhân. Đây là hình
thức bạo lực chủ yếu do dùng sức
mạnh của cơ bắp để dạy bảo các
thành viên trong gia đình. Hình
thức này chủ yếu do nam giới sử
dụng là chủ yếu.

+ Thứ ba, là bạo lực không nhìn
thấy hay còn gọi là bạo lực về tinh
thần. Diễn ra một cách âm thầm,
chủ yếu là dùng ngôn ngữ thậm
tệ để chiết dạy, dày vò tinh thần
(đây là loại hình thức bạo lực gây
ra sự xa sút nghiêm trọng về tinh
thần trong chị em phụ nữ, đây
được coi là hình thức bạo lực tinh
vi nhất hiện nay). Đặc biệt loại
bạo lực này xảy ra và có xu hướng
ngày càng gia tăng.
Theo một nghiên cứu của
Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn
nhân và gia đình thành phố Hồ
Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo
hành trong gia đình có 43,6% phụ
nữ bị bạo hành về thể xác, 55,3%
bị bạo hành về tinh thần và 1,6%
bị bạo hành về tình dục (Tạp chí
Tâm lý học, số 5, 5/2008).


+ Thứ hai, là bạo lực tình dục,
hình thức này được hiểu bằng việc
đánh đập để bắt quan hệ tình
dục. Sờ vào chỗ kín mà không
được cho phép, dùng những lời
nói tục tĩu, thô bạo để bắt người
khác quan hệ tình dục, cho thuốc
vào đồ uống để dễ dàng quan hệ
tình dục với người khác, từ chối
không sử dụng biện pháp tránh
thai hoặc bao cao su khi quan hệ
tình dục.

Như vậy có thể khẳng định
rằng, bạo lực gia đình là sự phản
ánh cuộc khủng hoảng của gia
đình, bất đồng trong quan điểm,
sa xút về tình cảm và cả sự suy
thoái về các chuẩn mực đạo đức.

Theo UNICEF, cứ 100 trẻ em
được hỏi thì có 3 em đã bị hiếp
dâm hoặc chịu hình thức xâm hại
khác khi còn nhỏ và 2 trong số đó

b) Phân chia theo nạn nhân
+ Thứ nhất, Bạo lực với bạn tình
hoặc vợ/chồng, đây là kiểu bạo
4



hành chủ yếu chiếm một phần
khá lớn trong cuộc sống. Cũng
giống như các kiểu bạo hành ở
phần trên, hình thức bạo hành
này chỉ tính chung vào nạn nhân
của bào hành là người tình
vợ/chồng. Người bị bạo hành chịu
nhiều hình thức bạo hành như: bị
đánh đập, tát, kéo, ép phải quan
hệ tình dục mà không muốn, sờ
vào chỗ kín mà không có sự cho
phép của chủ…

Theo báo cáo của Viện khoa
học xét xử (Toà án nhân dân tối
cao) tại 42 tỉnh trong 5 năm
(2000- 2005), các tỉnh đã xét xử
10.608 vụ án hôn nhân và gia
đình, trong đó 42% vụ án ly hôn
có nguyên nhân từ bạo lực gia
đình. Tình trạng bạo lực gia đình
những năm gần đây đang diễn ra
với tính chất ngày càng nghiêm
trọng, đối tượng vi phạm cùng số
nạn nhân gia tăng ở khắp các
vùng, miền trong cả nước.

+ Thứ hai, Bạo lực với trẻ em bao

gồm các hành vi sử dụng bạo lực
với trẻ em như: tát, đánh đập các
hành vi gây đau đớn về thể xác
cũng như tinh thần của trẻ em…

Do nhiều nguyên nhân nhạy
cảm, công tác phòng chống BLGĐ
đang gặp nhiều trở ngại. Cũng
theo báo cáo của Tòa án Nhân
dân tối cao, từ ngày 1- 1-2000
đến ngày 31-12-2005 các tòa án
địa phương trong cả nước đã thụ
lý và giải quyết sơ thẩm 352.047
vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia
đình. Trong đó có tới 39.730 vụ ly
hôn do bạo lực gia đình chiếm tới
53,1% tổng số vụ ly hôn. Riêng
năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn
trong tổng số 65.929 vụ án về
hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là
60,3%.

+ Thứ ba, Bạo lực với người già là
các hành vi như sử dụng sức khoẻ
để doạ nạt, gây áp lực để làm
theo ý của mình, các hành vi gây
tác động đến thân thể và tinh
thần…
+ Thứ tư, Bạo lực xã hội: Ngăn
không cho tiếp xúc với gia đình,

bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn
chế các hoạt động mang tính
cộng đồng.

Trên địa bàn Hà Nội từ tháng
1-2000 đến tháng 9-2002, Trung
tâm Cảnh sát 113 Hà Nội đã nhận
được 517 tin tố cáo, cầu cứu của
các nạn nhân bị bạo lực gia đình5.
Trong 8 năm gần đây có tới
11.630 vụ bạo lực gia đình được
chính quyền can thiệp giải quyết.
Cao nhất là các tỉnh Hà Tây 1.484
vụ, Kiên Giang 2.005 vụ... Trên
báo chí hàng ngày đã đăng tải
nhiều vụ bạo lực rất dã man trong
gia đình như: Bài “Khống chế, đổ

Tình trạng bạo lực gia đình ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến thời
điểm hiện tại chưa có các cuộc
khảo sát trên toàn quốc về tình
trạng BLGĐ. Tuy nhiên, các số liệu
thống kê của một số ban ngành
liên quan và kết quả của các
nghiên cứu điểm cũng cho phép
phác họa bức tranh chung của
vấn đề BLGĐ.


5


thuốc diệt cỏ vào miệng vợ!?” Báo
Thanh niên - số 186 ra ngày 5-72003; “Kẻ giết vợ dã man”, “Hình
phạt chung thân vì hành xử vợ
bằng... búa” - Báo Phụ nữ Việt
Nam ra ngày 8-9-2003; “Đổ xăng
đốt vợ” - Báo Công an nhân dân
ra ngày 7-12-2002... Những bài
báo đã mô tả những hành động
tội ác dã man, vô nhân tính của
người chồng đối với vợ mình và
rút ra những bài học sau những
vụ bạo lực đó.

nay là sự ép buộc vợ quan hệ tình
dục. Dạng bạo lực này ngày càng
gây ra những hậu quả nghiêm
trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên,
dạng bạo lực này không mấy ai
biết và chú ý đến bởi vì nó được
ngụy trang một cách kín đáo dưới
vỏ bọc là “quan hệ tình cảm” giữa
hai vợ chồng. Mặt khác, đây là
vấn đề tế nhị cho nên chị em
thường giấu giếm vì không muốn
“vạch áo cho người xem lưng”.
Những điều này góp phần
làm cho bạo lực về tình dục ngày

một phát triển và gây ra những
hậu quả nghiêm trọng đối với phụ
nữ. Ngoài ra, còn rất nhiều dạng
bạo lực khác làm tổn thương lớn
đến phụ nữ như không quan tâm,
bỏ rơi, không nói chuyện theo
kiểu “chiến tranh lạnh”, chửi bới
thậm chí còn là những hành vi
quản lý tiền nong chi tiêu trong
gia đình...

Family Violence Prevention Fund,
2004 (trích theo Thân Trung
Dũng: Bạo lực gia đình – vấn đề
xã hội nghiêm trọng và phổ biến,
VNAD, ngày 25/6/2007)

Theo số liệu thống kê, những
năm gần đây, nạn BLGĐ ở nước ta
đang diễn ra phức tạp, tính chất
nghiêm trọng, đối tượng thực hiện
hành vi bạo lực rất đa dạng. Trong
5 năm (2001-2005) tại 29 tỉnh,
thành phố có 775 vụ án liên quan
đến bạo lực gia đình đã được xét
xử, trong đó số vụ án “ngược đãi
hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con cháu, người có công
nuôi dưỡng” chiếm 43%, số vụ án
vi phạm chế độ một vợ, một

chồng chiếm 46%. Cũng theo con
số thống kê cho thấy, phần lớn
các vụ tranh chấp dân sự đều có
nguyên nhân sâu xa từ bạo lực gia
đình. Các vụ án tranh chấp tài sản

Bên cạnh những hành động
bạo lực dã man và thô bạo, một
loại bạo lực gia đình khá phổ biến
đang phát triển ở Việt Nam hiện
6


có giá trị lớn chiếm phần lớn trong
tổng số vụ án dân sự có liên quan
đến BLGĐ. Còn theo Tổ chức Y tế
thế giới, trong năm 2005 cho
thấy, 66% các trường hợp ly hôn ở
nước ta có liên quan đến bạo lực.
Các số liệu điều tra mới đây cũng
cho thấy tình trạng bạo lực gia
đình ở Việt Nam khá phổ biến. Có
7,4% số người được hỏi cho biết
từng chứng kiến bạo lực thể chất
tại cộng đồng, 25% số gia đình
từng xảy ra tình trạng bạo lực tinh
thần; gần 30% số gia đình được
hỏi cho biết có tình trạng bạo lực
tình dục.


gia đình Việt Nam, có ít nhất từ
20% - 30% phụ nữ đã trở thành
nạn nhân của bạo hành gia đình
suốt cả cuộc đời; có 66% vụ ly
hôn liên quan đến bạo lực gia
đình. Kết quả khảo sát của Uỷ ban
Các vấn đề xã hội của Quốc Hội
tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy,
năm 2005 hơn 60% vụ ly hôn là
do BLGĐ; hàng năm có 2,3% gia
đình có các hành vi bạo lực về thể
chất (đánh đập), 25% gia đình có
hành vi bạo lực tinh thần và 30%
cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng
ép buộc quan hệ tình dục.
Về đặc điểm của BLGĐ, qua
khảo sát cho thấy nhóm gia đình
có trình độ văn hoá thấp, việc làm
không ổn định thì bạo lực gia đình
thường diễn ra dưới hình thức bạo
lực thể chất; nhóm gia đình có
trình độ văn hoá cao, việc làm ổn
định, bạo lực gia đình thường diễn
ra dưới hình thức bạo lực tinh
thần. Dù bất cứ hình thức nào thì
BLGĐ phần lớn cũng do người đàn
ông (chồng) gây ra cho phụ nữ
(vợ) và các thành viên khác trong
gia đình.


Tuy nhiên, theo đánh giá của
nhóm nghiên cứu về bạo lực gia
đình của Vụ các vấn đề xã hội
thuộc Ủy ban về các vấn đề xã hội
của Quốc hội, những con số này
còn có thể cao hơn nếu người dân
hiểu biết hơn về các khái niệm
bạo lực gia đình. Nhân Ngày Gia
đình Việt Nam (28-6), Hội Liên
hiệp Phụ nữ TPHCM phối hợp với
Công ty Ứng dụng Khoa học Tâm
lý Hồn Việt tổ chức hội thảo “Vì
một gia đình không bạo lực”. Tại
hội thảo, các đại biểu đã được
nghe 8 tham luận của các cơ
quan ban ngành, cá nhân xoay
quanh vấn đề bạo hành và cả
những nhân chứng sống, đã khái
quát thực trạng đáng báo động
của vấn nạn này. Trong xã hội
công nghiệp đang phát triển, với
những thay đổi xã hội về mọi mặt,
nạn bạo hành không những không
giảm mà chuyển biến dưới nhiều
hình thức phức tạp và nguy hiểm
hơn. Theo một số công trình
nghiên cứu về tình trạng bạo lực

Bạo lực gia đình xảy ra ở tất
cả các nhóm xã hội cơ bản như

nông thôn, thành thị, trong các
gia đình khá giả cũng như gia
đình nghèo, trong các gia đình
của các cặp vợ chồng có học vấn
cao cũng như có học vấn thấp gây
ra bạo lực trong gia đình thường
là đàn ông, còn trẻ em và phụ nữ
là nạn nhân. Tuy nhiêm cũng tồn
tại những trường hợp mà nạn
nhân là nam giới (bạo hành ngôn
ngữ, lắm điều…). Hậu quả của
7


BLGĐ hết sức đa dạng, từ bị nhục
mạ, thương tật, tổn thương tinh
thần dẫn đến li hôn, li thân, thậm
chí thiệt hại đến tín mạng, tài sản
trong đó trẻ em chịu thiệt thòi,
nhiều em phải sống xa cha hoặc
mẹ, hoặc cả hai, các em phải bỏ
học, lang thang, rơi vào tệ nạn xã
hội, vi phạm pháp luật. Người bị
truy cứu trách nhiệm hình sự nếu
bạo hành gia đình, VietNamNet,
29/9/2006 (GMT+7).

Bạo lực gia đình đã khiến cho các
giá trị truyền thống của gia đình
Việt Nam bị lung lay và bị suy

giảm. Bạo lực gia đình làm xói
mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã
hội và ảnh hưởng đến thế hệ
tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ
con đã lặp lại hành vi bạo lực gia
đình mà khi còn nhỏ, chúng được
chứng kiến. Bạo lực gia đình đang
là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm
sự bền vững của gia đình Việt
Nam.

Bạo lực gia đình gây ra
những hậu quả rất nghiêm trọng
đối với phụ nữ. Nó không những
làm tổn thương về thể xác, tinh
thần mà còn liên quan chặt chẽ
đến sự kiểm soát đời sống tình
dục cũng như vị trí, vai trò của
phụ nữ trong hoạt động chính trị kinh tế - văn hóa...

3. Nguyên Nhân Của Tình
Trạng Bạo Lực Gia Đình
Tổng hợp các bài viết, các số
liệu thống kê hiện có cho phép chỉ
ra một số nhóm nguyên nhân
chính của tình trạng BLGĐ. Đó là:
1) Nhóm nguyên nhân về
tâm lý và nhận thức;

Bạo lực gia đình gây ảnh

hưởng sâu sắc về mặt tinh thần
của người phụ nữ khiến phụ nữ
không yên tâm làm việc, hoặc
luôn có cảm giác lo sợ, buồn bã,
muốn tự tử và là một trong những
nguyên nhân lớn dẫn đến tan vỡ
gia đình. Theo thống kê chưa đầy
đủ ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có
trên 90% là nguyên nhân do bạo
hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%,
Hà Nội là 51%, TP. Hồ Chí Minh là
56%.

2) Nhóm nguyên nhân xuất
phát từ lối sống và hoàn cảnh
sống;
3) Nhóm nguyên nhân từ môi
trường quản lý xã hội.
Nguyên nhân sâu xa của tình
trạng bạo lực đối với phụ nữ là do
sự bất bình đẳng về giới và nhận
thức sai lệch, chưa đúng đắn về
bình đẳng giới. Bạo lực gia đình
để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng đối với gia đình, xã hội và
nền kinh tế quốc dân. Việc xóa bỏ
bạo lực gia đình không phải là
trách nhiệm của riêng ai mà là
trách nhiệm của các ngành, các
cấp, các tổ chức chính trị - xã hội.


Bạo lực gia đình làm cho
quan hệ gia đình bị sứt mẻ, có thể
dẫn tới ly hôn. Trẻ em sống trong
các gia đình có bạo lực bị ảnh
hưởng tiêu cực như học hành sa
sút, dễ trở thành nạn nhân của
bạo lực hoặc khi lớn lên dễ sử
dụng bạo lực đối với người khác.

Tháng 11/2006 và tháng
11/2007, Quốc hội Việt Nam đã
8


thông qua Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình. Ngay sau đó, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành nhiều
văn bản pháp quy hướng dẫn thực
hiện và triển khai thực hiện Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng,
nhưng hiệu quả của công tác
phòng, chống bạo lực gia đình
chưa cao, Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình chưa thực sự đi vào
cuộc sống, đặc biệt ở địa bàn
nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


tế để đưa ra được giải pháp giải
quyết triệt để vấn đề này. Đây
chính là một khoảng trống về
chính sách cần được thực hiện
ngay ở cấp quốc gia.
Hậu quả của BLGĐ:
Bạo lực gia đình có ảnh
hưởng lớn đến tinh thần và thể
chất của người phụ nữ, có những
trường hợp dẫn đến thương tật
suốt đời, thậm chí tử vong. Qua
các phương tiện thông tin đại
chúng cho thấy không ít các
trường hợp bệnh nhân nhập viện
vì chấn thương do các tác nhân
bạo lực gia đình gây ra, có những
trường hợp rất man rợ và đáng
thương tâm.
Nhiều vụ ly hôn ra toà là
nguyên nhân của nạn bạo hành
gia đình. Hậu quả ngoài hai người
trong cuộc gánh chịu thì trẻ em
cũng là đối tượng bị tổn thương
rất nhiều khi bố mẹ chia tay.

Thực tế các chương trình can
thiệp hiện nay tại Việt Nam trong
thời gian qua chưa quan tâm đến
vai trò và sự tham gia của nam
giới trong việc xóa bỏ bạo lực gia

đình. Trong khi đó, các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng nam giới đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong
việc phòng, chống bạo lực gia
đình, vì họ chủ yếu là người gây
ra bạo lực gia đình và bạo lực với
phụ nữ. Nam giới là nguyên nhân
chủ yếu của bạo lực gia đình thì
họ phải là một phần quan trọng
của giải pháp. Nếu nam giới
không vào cuộc, không được nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi
thì vấn đề bạo lực gia đình tại Việt
Nam vẫn còn là một vấn đề nhức
nhối và thách thức lớn.

Phụ nữ là những đối tượng
nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng
trầm cảm, stress mạnh, nguy hại
hơn là sự suy giảm thần kinh đã
trở thành bệnh là những di hậu
của nạn bạo hành gia đình. Không
chỉ thế, người phụ nữ còn là đối
tượng hứng chịu những tổn hại về
sinh lý dưới tác động của hành vi
bạo lực về tình dục. Đồng thời,
phụ nữ - nạn nhân bạo lực gia
đình - sẽ giảm năng suất lao
động, giảm khả năng tạo thu
nhập và việc làm.


Như vậy, phải khẳng định
rằng, nam giới là nguyên nhân
chủ yếu gây nên bạo lực gia đình,
muốn ngăn chặn, phòng, chống
bạo lực gia đình phải bắt đầu từ
nam giới nhưng cho đến nay,
chưa có một chương trình, dự án,
đề án nào của quốc gia hoặc quốc

Trong những năm qua, vấn
đề phụ nữ và bình đẳng giới ngày
càng được quan tâm. Tuy nhiên,
trong quan hệ gia đình, phụ nữ
9


vẫn là những nạn nhân chính của
bạo lực gia đình. Có cả trường hợp
nạn nhân đang được điều trị tại
bệnh viện vẫn còn bị nhận những
lời đe dọa về tinh thần và tính
mạng.

vấn đề sau: thứ nhất, kiên quyết
xử lý nghiêm đối với những người
có hành vi bạo lực gia đình; thứ
hai, xây dựng các biện pháp
phòng ngừa hành vi bạo lực gia
đình và xây dựng gia đình văn

hóa, ấm no, hạnh phúc, phát triển
bền vững; thứ ba, nâng cao trách
nhiệm các thành viên trong gia
đình trong phòng ngừa, giải quyết
mâu thuẫn gia đình; thứ tư, nâng
cao trách nhiệm của xã hội, chính
quyền, đoàn thể trong phòng,
chống bạo lực gia đình.

4. Giải Pháp Cho Vấn Đề
Bạo Lực Gia Đình
Bạo lực gia đình là một
trong những hành vi vi phạm
pháp luật cần được loại trừ, nhất
là trong xã hội hiện đại văn
minh. Để ngăn chặn, đẩy lùi
hành vi bạo lực gia đình, đòi hỏi
các cấp, các ngành, các tổ chức,
cá nhân và từng gia đình phải có
nhiều giải pháp tích cực phòng
chống có hiệu quả bạo lực gia
đình. Xuất phát từ những phân
tích thực trạng vấn đề nêu trên
có thể đề xuất một hệ thống các
giải pháp sau:

Ba nhóm giải pháp trên liên
quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn
nhau. Việc thay đổi nhận thức là
nền tảng của thay đổi lối sống.

Việc ban hành các đạo luật, quy
định có tính pháp lý là khung quy
chiếu cho sự thay đổi nhận thức
và lối sống của các gia đình, đồng
thời là khung pháp lý cho hoạt
động của các tổ chức xã hội,
chính quyền trong ngăn chặn là
đẩy lùi tệ nạn BLGĐ. Ngược lại
pháp luật khó có thể được thực thi
nếu nhận thức của người dân
không được nâng cao, hoàn cảnh
sống của họ không được cải thiện.
Chính vì vậy các giải pháp phải
được thực hiện một cách đồng bộ,
liên tục và nhất quán.

1) Nhóm giải pháp tác động thay
đổi nhận thức của các gia đình và
cá nhân.
2) Nhóm giải pháp tác động thay
đổi lối sống, hoàn cảnh sống của
các gia đình và cá nhân.
3) Nhóm giải pháp về quản lý môi
trường xã hội.
Nhà nước cần có chính sách
cụ thể bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Bên
cạnh đó, cần có hình thức trừng
trị nghiêm khắc đối với những
người gây ra bạo lực trong gia
đình. Chỉ có như vậy chúng ta mới

có thể xây dựng được những gia
đình thực sự theo đúng nghĩa và
mang giá trị truyền thống. Cụ thể
là cần tập trung làm tốt những

Cần chung tay đấu tranh với
BLGĐ
Trước những hậu quả để lại
khá nghiêm trọng của nạn bạo
hành gia đình, năm 2007, Nhà
nước ta đã ban hành Luật phòng
chống bạo hành gia đình. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây,
nạn BLGĐ vẫn chưa được ngăn
10


chặn triệt để. Có thể là do một bộ
phận người Việt Nam chúng ta
vẫn coi đây là vấn đề riêng tư,
mang tính chất gia đình thuần
túy, nên người phụ nữ chịu tác
động của nạn bao hành vẫn còn
đơn độc. Mặt khác, công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục về
hành vi bạo lực gia đình, sự tham
gia của cộng đồng còn hạn chế,
chưa thật sự đi vào chiều sâu,
chưa thường xuyên. Để ngày càng
giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực

gia đình, rất cần mọi người chung
tay giải quyết và nhận thức được
rằng đây là vấn đề xã hội cần
được quan tâm.

biết của bản thân, đặc biệt kiến
thức gia đình, làm đẹp bản thân
và nuôi dạy con cái. Chú ý đến
kiến thức pháp luật, tìm hiểu Luật
phòng chống bạo lực gia đình. Khi
bị bạo hành không nên nín nhịn,
bưng bít mà cần tìm đến cơ quan
tư vấn, tìm đến sự giúp đỡ của
người thân, của hàng xóm, các
ban ngành đoàn thể để can thiệp
kịp thời.
Trước khi bước vào hôn nhân,
ai cũng muốn có một gia đình yên
ấm, cơm dẻo canh ngọt, thuận vợ
thuận chồng, sống đến đầu bạc
răng long. Nhưng trong cuộc sống
“cơm áo gạo tiền” mới nảy sinh
nhiều vấn đề mà người trong cuộc
không khéo léo xử trí sẽ rất dễ
dẫn đến BLGĐ. Nếu mỗi chúng ta
- đặc biệt chị em phụ nữ - không
tự cứu lẫy mình thì vô tình đã tiếp
tay cho nạn BLGĐ hoành hành
ngay trong chính tổ ấm của chúng
ta.


Cùng với sự vào cuộc của các
cơ quan chức năng, chính quyền,
đoàn thể, đặc biệt Hội phụ nữ, thì
tác nhân gây bạo lực gia đình cần
được giáo dục và đi đến nhận
thức được rằng nạn bạo hành gia
đình là vấn đề mang tính xã hội.
Không nên coi đây là chuyện
riêng tư của từng gia đình mà đó
là vấn nạn bức xúc của xã hội. Vì
thế, rất cần sự chung tay giúp đỡ
của cộng đồng. Bên cạnh đó, rất
cần những mái nhà chung, những
địa chỉ tin cậy để giúp người bị
BLGĐ tìm đến lánh nạn và được
khuyên nhủ tư vấn nhằm giúp họ
yên tâm đoàn tụ với gia đình.

Để đẩy lùi BLGĐ, mỗi cá
nhân và cả cộng đồng hãy góp
phần xây dựng xã hội ngày càng
tươi đẹp, văn minh. BLGĐ sớm
được đẩy lùi hay không, ngoài sự
chung tay góp sức của xã hội và
cộng đồng, chị em phụ nữ cũng
cần nhận thức rõ vai trò tự cứu
mình. Gia đình là tế bào của xã
hội. Chị em hãy tạo ra nhiều “tế
bào” tốt để có một xã hội không

còn bạo lực gia đình. Đó không chỉ
là ước mơ của chúng ta mà còn là
khát khao cháy bỏng của trẻ thơ.

Riêng đối với nạn nhân bạo
lực gia đình cần phải thẳng thắn
nhìn nhận vấn đề, chủ động phối
hợp với các cơ quan chức năng,
với các lực lượng, đoàn thể xã hội
để giải quyết vấn nạn xã hội này.
Chị em cũng cần trau dồi kiến
thức để nâng cao trình độ hiểu

5. Kết Quả Nghiên Cứu

11


Nghiên cứu đã thu thập được
các số liệu liên quan đến BLGĐ.
Tỷ lệ bị bạo lực trong đời do
chồng gây ra đối với phụ nữ Việt
Nam là 31,5% và tỷ lệ này ở nông
thông cao hơn so với thành thị
(32,6% so với 28,7%). Tỷ lệ bạo
lực khác biệt đáng kể giữa các
vùng. Tỷ lệ bị bạo lực thể xác
trong đời do chồng dao động từ
23,6% tại khu vực duyên hải Nam
Trung bộ và Bắc bộ cho đến

37,6% tại khu vực Đông Nam bộ
(Biểu đồ 3.1.). Tỷ lệ bị bạo lực thể
xác hiện tại của Việt Nam là 6,4%
(nông thôn 6,8% và thành thị là
5,6%). Tỷ lệ này dao động từ 5%
(Vùng Trung du và Miền núi phía
Bắc và Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long) đến 10,3% (Vùng Tây
Nguyên). Tỷ lệ bạo lực thể xác
trong đời do chồng gây ra tăng
theo tuổi. Vấn đề này theo đúng
dự kiến vì khi xác định tỷ lệ bạo
lực trong đời, chúng ta xác định
trải nghiệm mang tính tích lũy:
bao gồm những trải nghiệm xảy
ra khi phụ nữ còn trẻ, ngay từ đầu
khi có mối quan hệ cho đến thời
điểm khảo sát. - 52 - Tuy nhiên, tỷ
lệ bị bạo lực thể xác hiện tại cao
nhất ở độ tuổi trẻ nhất (12,2%) và
giảm dần theo tuổi và điều này
cho thấy rằng bạo lực thể xác xảy
ra sớm và có thể giảm dần sau
nhiều
năm.

Gần một nửa phụ nữ (49,6%)
cho hay chưa từng kể với bất
kỳ ai về hành vi bạo lực của
chồng. (Nguồn: gso.gov.vn)

Tỷ lệ bạo lực thể xác trong
đời ở những phụ nữ có trình độ
học vấn thấp (chưa học hết lớp
1, tiểu học và trung học cơ sở)
chiếm khoảng hơn 30% (lần lượt
là 31,2%, 36,9% và 33,9%), cao
hơn so với tỷ lệ này ở những phụ
nữ có trình độ học vấn cao hơn
như trung học phổ thông hoặc
cao hơn, mặc dù vẫn còn ở mức
cao khoảng 20% (21,6% và
17,7%). Tình trạng tương tự cũng
được xác định ở những phụ nữ bị

12


bạo

lực

thể

xác

hiện

tại.

Tỷ lệ phụ nữ trải nghiệm

một hành vi cụ thể giảm bởi vì
tính trầm trọng của hành vi tăng.
Tỷ lệ phần trăm phụ nữ bị dọa
hoặc sử dụng dao hoặc vũ khí và
những người bị bóp cổ hoặc làm
bỏng một cách cố ý lần lượt là
2,5% và 2,4% trong đời và 0,8%
và 0,7% trong vòng 12 tháng
trước khảo sát. Tuy nhiên, điểm
nổi bật là trong những phụ nữ
từng bị bạo lực thể xác, phần lớn
trả lời họ bị bạo lực trầm trọng ít
nhất một lần và các nhóm phụ
nữ có tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao
hơn cũng cho biết là họ bị bạo
lực trầm trọng nhiều hơn.

6. Kết Luận
Đóng góp mới của đề tài
Trên đây đã thể hiện rõ
những hiện trạng, nguyên nhân
và những vấn đề đáng lo ngại
cần chú ý của vấn đề bạo lực gia
đình.
Một trong những hiện
tượng đáng lo ngại nhất của tình
trạng khủng hoảng trong các gia
đình hiện nay là tình trạng bạo
lực gia đình. Bước sang thế kỷ
21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng

và trở thành vấn đề xã hội
nghiêm trọng và phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới và ở Việt
Nam. Điều này đặt ra cho xã hội
văn minh nhiệm vụ cấp bách –
tìm ra những giải pháp hữu hiệu
khắc phục và đi đến xóa bỏ hoàn
toàn hiện tượng này.
BLGĐ diễn ra với những hình
thức muôn màu muôn vẻ. Đó có
thể là bạo lực vật chất hay tinh
13


thần; bạo lực bằng vũ lực hay
ngôn từ; bạo lực của người lớn
đối với người nhỏ hơn hay ngược
lại… Đằng sau những tệ nạn xã
hội đó có thể là những lý do sâu
xa như trình độ văn hóa thấp,
tình trạng kém hiểu biết về pháp
luật hay tư tưởng trọng nam kinh
nữ còn quá nặng nề... mà bản
thân những người trong cuộc
cũng chưa nhận thức được.

Để thực hiện những giải
pháp này đòi hỏi các cấp, các
ngành, các tổ chức, cá nhân và
từng gia đình phải cùng tham gia

một cách tích cực. Chỉ có như vậy
tệ nạn bạo lực gia đình mới có
thể bị khống chế và dần bị xóa
bỏ.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
của đề tài
Hiện nay xã hội đang ngày
càng phức tạp đồng nghĩa với đó
là những hiện tượng xã hội gây
ảnh hưởng đến tính mạng và nhân
cách của con người không ngừng
xảy ra khiến không ít sự quan tâm
của công dân. Vì vậy chúng ta
ngày phải lên án nhiều hơn những
vấn đề quan trọng như này.

Ứng dụng của đề tài
Qua đề tài cho ta thấy bạo
lực gia đình đã và đang gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng,
trước hết là vi phạm nghiêm
trọng đến quyền con người, đến
danh dự, nhân phẩm và tính
mạng của mỗi cá nhân. Bạo lực
gia đình làm xói mòn đạo đức,
mất tính dân chủ xã hội và ảnh
hưởng đến thế hệ tương lai. Ở
nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp
lại hành vi bạo lực gia đình mà
khi còn nhỏ, chúng được chứng

kiến. Bạo lực gia đình đang là
nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm
sự bền vững của gia đình Việt
Nam. Thực trạng bạo lực gia đình
ở Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp
thiết phải có những giải pháp
đồng bộ và nhất quán, được thực
hiện một cách kiên trì, liên tục để
khắc phục.

Lời Cảm Ơn
Trên thực tế không có sự
thành công nào mà không gắn
liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ
dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay
gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học
tập ở giảng đường đại học đến
nay, chúng em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc
nhất, chúng em xin gửi đến quý
thầy cô Trường Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông đã
cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại
trường. Và đặc biệt, trong học kỳ

này, Học viện đã tổ chức cho
chúng em được tiếp cận với môn

Vì vậy hãy không ngừng
tuyên truyền, truyền thông
những thông điệp liên quan đến
bạo lực gia đình để tất cả công
dân đều nhận thức được mức độ
quan trọng và sự nguy hiểm của
bạo lực gia đình đối với con
người.
14


học
“PHƯƠNG
PHÁP
LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” mà
chúng em thấy rất hữu ích đối
với chúng em nói riêng và sinh
viên Học viện nói chung.
Nhóm 10 xin chân thành
cảm ơn cô Đinh Thị Hương –
Giảng viên bộ môn “PHƯƠNG
PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC” đã tận tâm hướng dẫn
chúng em qua từng buổi học trên
lớp cũng như những buổi thảo
luận, rèn luyện. Nếu không có

những lời hướng dẫn, dạy bảo
của cô thì chúng em nghĩ bài báo
cáo này khó có thể hoàn thiện
được. Một lần nữa, chúng em xin
chân thành cảm ơn cô.
Nhóm 10
Tài Liệu Tham Khảo
(Tạp chí Lý luận chính trị, số 42005)
(Tạp chí Tâm lý học, số 5, 5/2008)
(Family Violence Prevention Fund,
2004 (trích theo Thân Trung
Dũng: Bạo lực gia đình – vấn đề
xã hội nghiêm trọng và phổ biến,
VNAD, ngày 25/6/2007))
(Người bị truy cứu trách nhiệm
hình sự nếu bạo hành gia đình,
VietNamNet, 29/9/2006 (GMT+7))

HẾT

15



×