Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ SINH LÝ MCQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.09 KB, 7 trang )

ĐỀ SINH LÝ MCQ-BÀI SINH LÝ MÁU
Câu 1: Thuật ngữ nào mô tả hiện tượng vi khuẩn gắn với IgG và bổ thể
làm cho chúng dễ dàng bị nhận biết và thực bào:
A. Hóa ứng động.
B. Opsonin hóa.
C. Sự hòa màng của lysosome tạo thành thể thực bào.
D. Sự truyền tín hiệu giữa các tế bào.
Câu 2: IL2 là 1 phân tử quan trọng trong đáp ứng miễn dịch. Chức năng
của IL2 là:
A. Hoạt hóa TCD4
B. Hoạt hóa TCD8
C. Diệt tế bào nhiễm virus
D. Được huy động trong phản ứng phản vệ.
Câu 3: Megakaryocyte là tế bào chuyên biệt của tủy xương có vai trò:
A. Hình thành tiểu cầu.
B. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
C. SX mô sẹo tại vùng tổn thương
D. Tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập.
Câu 4: Khi virus xâm nhập vào trong tế bào được trình diện kháng
nguyên trên phân tử MHC I sẽ hoạt hóa:
A. TCD4
B. TCD8
C. Lympho B
D. ĐTB
Câu 5: Bệnh HbE do đột biến làm thay thế :
A. β6 Glu= Val
B. β6 Glu= Lys
C. β26 Glu= Val
D. β26 Glu= Lys



Câu 6: Bệnh nhân nữ 50 tuổi cắt bỏ đoạn hồi tràng do u. 3 năm sau bệnh nhân đi
khám vì mệt mỏi. Xét nghiệm thấy Hb 9g/dl, MCV:110 fl. Chẩn đoán bệnh nhân
bị thiếu máu do:
A. Thiếu Pyridoxal phosphate.
B. Thiếu Folat.
C. Thiếu Cobalamin.
D. Thiếu Flavin.
Câu 7: Lượng sắt dữ trự trong hệ liên võng nội mô:
A. 15-30%
B. 20-30%
C. 15-25%
D. 20-35%
Câu 8: Về yếu tố VII:
1.
2.
3.
4.
5.

Lá yếu tố đông máu của huyết tương.
Có tên gọi khác là Proconvertin.
Được hoạt hóa bởi yếu tố III huyết tương.
Tham gia hoạt hóa yếu tố X và tạo phức hợp Prothrombinase.
Dùng để điều trị Hemophilia A khi có kháng yếu tố VIII + đang chảy
máu.

Số câu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4

D. 5
Câu 9: Heparin là chất chống đông tác dụng mạnh được dung trong lâm sàng.
Vậy cơ chế tác dụng của Heparin là gì:
A. Hoạt hóa Thrombin
B. Hiệp đồng với AT3 đối khàng với Thrombin
C. Tăng hoạt tính của Vitamin K
D. Đối kháng tác dụng của calci.


Câu 10: Trong quá trình đông máu, khi nút cầm máu phát triển, fibrin trùng hợp
thành các sợi fibrin đơn phân nối với nhau bằng các cầu nối đồng hóa trị. Protein
có tác dụng tạo ra các dây nối chéo giữa các sợi fibrin mới tạo thành:
A. Yếu tố XIII
B. Kininogen trọng lượng phân tử cao.
C. Yếu tố Willebrand
D. Plasminogen.
Câu 11: Sự nguy hiểm của truyền máu có thể do nguyên nhân nào sau đây trừ:
A. Truyền nhầm nhóm máu hệ ABO
B. Truyền máu Rh+ cho người Rh- lần 2
C. Truyền máu với khối lượng lớn tốc độ nhanh
D. Truyền máu cho người Rh- cho người Rh+ lần 2
Câu 12: Tạo cục máu đông có mấy giai đoạn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 13: Một người đàn ông nhóm máu A có 2 người con. Xét nghiệm thấy huyết
tương của 1 trong 2 người con làm ngưng kết hồng cầu của bố, người còn lại thì
không. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Bố có kiểu gen đồng hợp nhóm A, mẹ có kiểu gen đồng hợp nhóm B

B. Bố có kiểu gen đồng hợp nhóm A, mẹ có kiểu gen dị hợp nhóm B
C. Bố có kiểu gen dị hợp nhóm A, mẹ có kiểu gen đồng hợp nhóm B
D. Bố có kiểu gen dị hợp nhóm A, mẹ có nhóm máu O thường.
Câu 14: Cho các ý sau đây về hồng cầu trường thành trong máu ngoại vi:
1.
2.
3.
4.

Hình đĩa 2 mặt lõm
Không có nhân, không có bào quan
Lượng Hb chiếm 34% khối lượng hồng cầu
Năng lượng cho hồng cầu hoạt động lấy từ quá trình đường phân yếm khí
và 1 phần từ quá trình beta OXH acid béo.


5. Đời sồng hồng cầu trưởng thành khoảng 120 ngày.
Số câu đúng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 15: Về đông máu nội sinh:
1.
2.
3.
4.
5.

Xảy ra nhanh hơn đông máu ngoại sinh

Calci có vai trò ít quan trọng hơn so với đông máu ngoại sinh
Được hoạt hóa bởi sự khởi động con đường đông máu ngoại sinh
Liên quan với đông máu ngoại sinh thể hiện qua thrombin
Khởi đầu do máu tổn thương hoặc tiếp xúc với bề mặt lạ.

Số câu không đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
E. 5
Câu 16: Về tiểu cầu:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Là những tế bào nguyên vẹn
Có màng tích điện âm mạnh
Số lượng bình thường từ 150-300 G/l
Có chứa Thrombosthenin, actin, myosin làm co cục máu đông
Sự tạo nút tiểu cầu bị ức chế bởi Aspirin
Sự tạo nút tiểu cầu sẽ bịt kín được tổn thương và làm máu ngừng chảy

Số câu đúng:
A. 2
B. 3
C. 4



D. 5
E. 6
Câu 17: Về sự ngăn cản đông máu trong long mạch bình thường điều nào sau
đây không đúng, Trừ:
A. Sự trơn nhẵn của nội mô ngăn cản sự hoạt hóa do tiếp xúc của con đường
đông máu nội sinh
B. Fibrin không có vai trò chống đông
C. Protein C làm bất hoạt yếu tố Vh và VIIh
D. Heparin làm tăng tác dụng của AT3 và α2 Macroglobulin
Câu 18: Bệnh nhân nam 65 tuổi tiền sử huyết khối tĩnh mạch được điều trị bằng
Warfarin. Hiện tại định lượng thuốc trong máu bệnh nhân quá cao và có biểu
hiện chảy máu. Tình trạng chảy máu này được điều trị tốt nhất bằng:
A. Fibrinogen
B. Tiểu cầu
C. Thrombin
D. Vitamin K
Câu 19: Bệnh nhân nam 65 tuổi tiền sử mắc VPQ mạn được đưa vào phòng cấp
cứu với biểu hiện thở gắng sức và tím. Tính trạng tím của bệnh nhân là do:
A. Giảm oxy máu mao mạch
B. Tăng Hct
C. Tăng nồng độ Hb khử
D. Giảm lượng HbO2 trong máu mao mạch
Câu 20: Một ngưởi bị tai nạn ô tô vào viện trong tình trạng choáng nặng PUTB+
bệnh nhân có dấu hiệu gãy xương đùi P. Xét nghiệm nào cần làm ngay:
A. Đếm số lượng hồng cầu
B. Hct
C. Định lượng HST
D. Định nhóm máu ABO

E. Tiêm giảm đau, chống sốc.


Câu 21: ECG của 1 bệnh nhân không có sóng P nhưng QRS và T bình thường thì
chủ nhịp ở đâu:
A. SA node
B. AV node
C. His bundle
D. Mạng Purkinje
Câu 22: Bệnh nhân nữ 50 tuổi phát hiện hẹp 50% động mạch thận T. Dòng máu
qua thận T thay đổi như thế nào so với bình thường:
A. Giảm 2 lần
B. Giảm 4 lần
C. Giảm 8 lần
D. Giảm 16 lần
Câu 23: Hiện tượng nào sau đây xảy ra sau khi ĐTB trình diện khàng nguyên:
A. Trực tiếp tạo khàng thể
B. Hoạt hóa T gây độc
C. Tăng sự thực bào
D. Hoạt hóa T hỗ trợ.
Câu 24: Sự hoạt hóa bổ thể dẫn tới hiện tượng nào:
A. Gắn IgG vào VK xâm nhập
B. Bất hoạt bạch cầu ái toan
C. Giảm nồng độ bổ trong mô
D. Tạo ra các chất trung gian hóa học
Câu 25: Bệnh nào sau đây dẫn đến thiếu hụt yếu tố IX mà có thể có thể chữa
bằng cách truyền tĩnh mạch vitamin K:
A. Hemophilia kinh điển
B. Viêm gan B
C. Tắc nghẽn đường mật

D. Thiếu hụt AT3 di truyền
Câu 26: Vai trò của Ca2+ trong đông máu là:


A. Hoạt hóa yếu tố XII
B. Hoạt hóa yếu tố V
C. Hoạt hóa yếu tố VII
D. Hoạt hóa yếu tố X
Câu 27: Chất có tác dụng hoạt hóa plasminogen thành plasmin:
A. Prothrombin
B. Urokinase
C. Thrombosthenin
D. Bradykinin
E. Heparin
Câu 28: Cơ chế tác dụng của Dicoumarin là:
A. Ức chế gan tổng hợp yếu tố II,III,VII,IX,X
B. Ức chế quá trình đông máu nội sinh trong ống nghiệm
C. Ức chế hấp thu Vitamin K
D. Ức chế gan tổng hợp yếu tố II,VII,IX,X
Câu 29: Hai loại tế bào có vai trò trình diện kháng nguyên là đại thực bào và:
A. Lympho B
B. Tiểu cầu
C. Bạch cầu trung tính
D. Tế bào mast
Câu 30: Các nguyên nhân sau gây tăng tạo huyết khối , trừ:
A. Xơ vữa động mạch
B. Đa hồng cầu
C. Nhiễm khuẩn
D. Suy tim
E. Dùng Aspirin.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×