Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HOẠI THƯ SINH HƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.58 KB, 4 trang )

HOẠI THƯ SINH HƠI
I. ĐẠI CƯƠNG
• Hoại thư sinh hơi là bệnh do nhiễm khuẩn yếm khí, thuộc Gr(-).
• Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 14,4% trong tổng số nhiễm khuẩn yếm khí nói chung.
• Vấn đề phòng và điều trị chủ yếu dựa vào cấp cứu ban đầu: cắt lọc vết thương phần mềm, đặc


biệt không được khâu kín vết thương.
Nguyên nhân:
o Pasteur và Jouber năm 1877 phát hiện ra Clostridium septicum vì chúng gây nhiễm
trùng máu.
o Sau này các nhà khoa học đã phát hiện ra thêm các loại Cl.Perfringens và Cl.Novyi.

II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
1. Tính chất vi sinh vật của vi khuẩn gây hoại thư sinh hơi:
• Các vi khuẩn này có nhiều typ huyết thanh khác nhau nhưng giống nhau về hình thể, tính


chất sinh vật và khả năng sinh ngoại độc tố (độc tố typ A)
Các loại
o α toxin gây phân hoá kiểu Lơxitinaze, phá huỷ tế bào có Lơxitin: hồng cầu, tổ chức

phần mềm
o θ toxin phá huỷ nhanh tổ chức nếu ở môi trường kỵ khí hoặc ít ô xy tự do
 Tan hồng cầu
 Hoại tử tổ chức
 Gây liệt cơ tim
o K Toxin phá huỷ tổ chức keo
o β toxin phân huỷ axit Hyaluronic gây tan rã sự liên kết tế bào.
2. Nguồn lây bệnh:
• Vi khuẩn ở đất, phân, xác chết, da người (đặc biệt ở chi dưới)


• Vi khuẩn yếm khí có mặt ở vết thương chiến tranh khoảng 80% và gây nhiễm trùng yếm khí


khoảng 1%
Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển:
o Vết thương dập nát, gãy xương hở nặng, sức đề kháng kém (người già, trẻ em, người
nghiện ma tuý…), xử lý của thầy thuốc (cắt lọc vết thương phần mềm) không đúng
cách, không kịp thời… => tạo nên tổ chức chết, từ đó vi khuẩn yếm khí phát triển
o Một số trường hợp đặt garo vội vã gây nên thiếu dinh dưỡng ở vết thương cũng tạo
thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
o Vi khuẩn cần môi trường có đường: cơ bị giập nát là nguồn cung cấp đường; ở các
vùng có nhiều cơ như mông, đùi, bắp chân, khi bị tổn thương lại có kèm cả vết
thương mạch máu sẽ là môi trường thích hợp cho hoại thư sinh hơi phát triển.
o Có sự phối hợp giữa các vi khuẩn kỵ khí với nhau hoặc vi khuẩn kỵ khí với vi khuẩn
ưa khí. Sự phối hợp tệ hại nhất là giữa Cl.perfringens với liên cầu khuẩn làm cho quá
trình hoại thư tiến triển nhanh và nguy hiểm.

III.HẬU QUẢ
• Hiện tượng thỗi rữa:
o Là hiện tượng có sớm
o Tổ chức hoại thư bốc mùi thối giống như mùi chuột chết.










Hiện tượng tạo hơi:
o Xảy ra do tác động vi khuẩn lên tổ chức cơ, là tổ chức có nhiều đường và dễ lên men.
o Hơi tạo ra lại bóc tách các khoang tế bào làm cho nhiễm khuẩn lan rộng, khi ấn vào
vùng bị thương có cảm giác lạo xạo dưới tay.
Hiện tượng nhiễm độc:
o Nhanh chóng lan ra toàn thân, làm cho hồng cầu bị tan, độ toan máu tăng.
o Nhiễm độc là do sự phân huỷ các chất thối rữa tại vết thương và do độc tố của vi
khuẩn.
Hiện tượng hoại tử các cơ cũng rất rõ rệt:
o Cơ phù nề, từ đó chuyển sang xám nhạt, cơ đờ ra không còn co giật khi bị kích thích
o Các mạch máu trong cơ bị tắc lại.
Hiện tượng phù nề là phản ứng của cơ thể: dịch phù làm tách các khoang tế bào tạo điều kiện
để bệnh lan rộng.

IV. TRIỆU CHỨNG
1. Lâm sàng – diễn biến nhanh, tối cấp.
• Giai đoạn sớm (viêm tấy sinh hơi khu trú)
o Cơ năng đau ở vết thương, cảm giác căng tức như bị băng quá chặt.
o Thực thể
 Vết thương sưng nề, ấn lõm
 Quanh mép vết thương có các vết xám bẩn và rỉ ra một thứ nước đục lờ lờ có
mùi thối.
o Toàn thân - nhẹ: sắc mặt nạn nhân xanh tái, nạn nhân kêu khó ngủ, nhức đầu và buồn



nôn, mạch nhanh.
o Cần phải phát hiện sớm ở giai đoạn này thì mới hy vọng cứu sống được bệnh nhân.
Giai đoạn toàn phát (viêm tấy sinh hơi lan rộng)
o Cơ năng : đau dữ dội, đột ngột lan rộng.

o Thực thể
 Chảy nước đen nhạt, mùi thối khẳm, cơ nhũn và có màu xám, nhiều bọt hơi
phì ra ở vết thương
 Sờ thấy rõ lạo xạo dưới da
 Da có những vùng xám xanh lan dần lên phía gốc chi.
o Toàn thân - nặng: bệnh nhân sốt cao, mạch nhanh, huyết áp hạ, thở kiểu nhiễm độc,



đái ít...
Giai đoạn nhiễm trùng huyết và nhiễm độc
o Toàn trạng nhiễm trùng và nhiễm độc: bệnh nhân sốt rất cao hoặc nhiệt độ dưới 37 độ,

dần dần đi vào suy hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong.
o Thực thể
 Hoại tử đen, chảy dịch thối như mùi chuột chết.
 Da quanh vết thương chuyển sang màu nâu, sau đó sang màu cỏ úa.
 Chi phù nề, lạo xạo hơi lan rất nhanh, mất mạch và lạnh
2. Cận lâm sàng
• Soi tươi tìm vi khuẩn gây hoại thư sinh hơi.
• Nuôi cấy vi khuẩn ở môi trường kị khí
• Phản ứng trung hoà ở súc vật
V. CHẨN ĐOÁN


1. Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng là chính vì cận lâm sàng thường là muộn
2. Chẩn đoán phân biệt – với vết thương nhiễm khuẩn yếm khí
• Ở một số vết thương nhiễm khuẩn yếm khí cũng có mùi thối và cũng có bọt hơi, nhưng sự



tiến triển toàn thân và tại chỗ ở một mức độ khác, nhẹ hơn.
Phương pháp chắc chắn nhất là xét nghiệm vi khuẩn để tìm thấy các chủng gây hoại thư sinh
hơi.

VI. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
• Kết hợp giữa nội khoa và ngoại khoa
• Hồi sức tích cực
2. Phẫu thuật:
• Nguyên tắc: càng sớm càng tốt, gây mê nội khí quản (không gây tê tại chỗ)
• Viêm tấy khu trú:
o Cố gắng điều trị bảo tồn đối với các thể khu trú
 Mở rộng vết thương theo chiều dọc các bó cơ và thớ cơ
 Cắt lọc mép vết thương, cắt các cơ đã chết xám và không còn phản ứng
 Để hở toàn bộ.
o Cắt bỏ trong hoại thư thường phải rất rộng và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến cơ năng chi


sau này, nhưng cần đame bảo tính mạng cho bệnh nhân
Hoại thư sinh hơi giai đoạn muộn:
o Thường phải cắt cụt chi hoặc tháo khớp
o Trong tình trạng nặng của bệnh nhân thì phương pháp cắt nhanh thành một khoanh cả

phần mềm lẫn xương
3. Điều trị thuốc:
• Kháng sinh liều cao truyền qua đường tĩnh mạch
o Penĩilin 1 triệu đơn vị mỗi 3 giờ
o Nếu bị dị ứng, cho Tetracylin 500mg mỗi 6 giờ.
• Kháng độc tố:
o 50.000 đơn vị pha với 500 ml huyết thanh mặn sinh lý giỏ giọt tĩnh mạch (3 ngày




300.000 đơn vị)
o Các loại thuốc:
 7500 đơn vị kháng độc tố chống Clostridium welchii
 1750 đơn vị kháng độc tố chống ClostriSepticum
 2500 đơn vị kháng độc tố chống ClostriNovyi
o Nếu chưa đỡ cho 12 giờ tiếp nữa.
o Những người không dùng kháng độc tố, cho là không có hiệu quả.
Dùng ôxy cao áp:
o Áp lực 3 Atm.
o Thở ôxy qua masque trong 1,5 giờ và xả áp lực sau 35 phút.
o Nhiều trường hợp dùng ôxy cao áp tổng cộng 3 ngày.
o Về lý thuyết lượng ôxy trong tổ chức tăng lên trên 15 lần – có ôxy vi khuẩn yếm khí
ngừng phát triển, nên có trường hợp chỉ cần rạch cân, không cần cắt cắt bỏ cơ rộng

hay cắt cụt.
4. Điếu trị toàn thân và tại chỗ:
• Hối sức tích cực cho bệnh nhân bằng truyền máu, truyền huyết thanh.
• Chăm sóc vết thương phần mềm tốt.


VII. PHÒNGBỆNH
• Tiên lượng trong hoại thư hơi rất xấu.
• Khi đã để bệnh phát thì có nhiều khả năng phải cắt cụt chi và phải cắt cao để cứu tính mạng


nạn nhân, cho nên cần có biện pháp dự phòng.
Xử lý tốt vết thương phần mềm ngay kì đầu

o Nguyên tắc chung là: cắt lọc – rạch rộng - để hở
o Cần chú ý đặc biệt đến các trường hợp gãy xương hở nặng, vết thương phần mềm lớn,



đến muộn.
Dùng kháng sinh mạnh và phối hợp: các loại kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn Gr(-).



Metronidazol là thuốc chống vi khuẩn kị khí tốt, truyền tĩnh mạch 1g/ ngày.
Đề phòng lây: cách li bệnh nhân, xử lý đồ dùng của bệnh nhân.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×