Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.77 KB, 2 trang )

PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
I. Phân loại vết thương phần mềm theo thời gian (Friedrich)
1. Vết thương phần mềm đến sớm:
• Trước 6-8h sau tai nạn
• Có sự hiện diện của vi khuẩn, thể trạng bệnh nhân tốt, vết thương nhỏ, cấp cứu kịp
thời -> khả năng nhiễm khuẩn thấp.
2. Vết thương phần mềm đến muộn.
• Sau tai nạn 6-12h
• Vi khuẩn phát triển từ tổ chức chết, hoại tử bắt đầu xâm lấn, tấn công tổ chức sống -> dấu
hiệu nhiễm trùng, tùy theo thể trạng, mức độ tổn thương.
3. Vết thương phần mềm nhiễm khuẩn:
• Sau 24h
• Vết thương rộng, dập nát phần mềm nhiều -> nhiễm trùng máu.

II. Phân loại vết thương phần mềm theo đặc điểm tổn thương.
1. Vết chợt da nhỏ, nông.
• Thương tổn nằm ở thượng bì, trên lớp tế bào đáy.
• Vết thương tự lành
• Xử trí:
o Rửa sạch phần chi với xà phòng và nước ấm
o Băng vô khuẩn bảo vệ vết thương.
2. Vết thương rách da đơn thuần, cân – cơ không bị tổn thương
• Đến sớm trước 6h: cắt lọc -> đính da thưa.
• Đến muộn: cắt lọc, để hở.
• Khâu da thì 2.
3. Vết thương sâu, vào qua cân cơ đến lớp cơ: 2 nhóm.
• Thương tổn cơ nhẹ:
o Do các vật sắc nhọn: dao, kiếm chém,…
o Thương tổn cơ đi theo đường đi của vật nhọn, không lan rộng.
• Thương tổn phần mềm nặng:
o Do tai nạn giao thông, do đạn bắn…


o Tổn thương rất phức tạp:
 Dập nát cơ nặng
 Kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh,
o Tỷ lệ cắt cụt cao.
III. Bong lóc da.
• Toàn bộ cấu trúc lớp da bị bong khỏi lớp cân, cơ trên diện rộng quá ½ chu vi chi, thậm
chí lột hết như da đầu, hoặc lột như da chi dưới kiểu “lột bít tất”
• Phần da lóc không có mạch nuôi -> hoại tử
• Xử trí: xử trí như vá da mỏng
o Lạng hết tổ chức trung và hạ bì.
o Rạch ô quân cờ vạt da lóc.
o Nuôi da nhờ thẩm thấu.


IV. Các vết thương phần mềm được khâu kín.
• Hầu hết vết thương phần mềm sau khi cắt lọc, nên để da hở.
• 2 nơi khâu da kín ngay thì đầu:
o Vết thương đầu mặt
o Vết thương bàn tay
• Các vết thương do bị cắn (người, súc vật), do máy nông nghiệp, luôn luôn để hở kể cả ở
đầu mặt, bàn tay.



×