Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TẮC RUỘT SƠ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.61 KB, 3 trang )

TẮC RUỘT SƠ SINH
I. ĐẠI CƯƠNG
• Tắc ruột sơ sinh là một hội chứng gồm nhiều nguyên nhân
• Là cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất ở tuổi sơ sinh
• Tiên lượng nặng, không chẩn đoán và xử trí kịp thời rất dễ dẫn đến tử von
• Dịch tế học
o Hay gặp ở trẻ đẻ non, mẹ bị cúm khi mang thai
o Tỷ lệ mắc tùy thuộc từng nguyên nhân
o Tỷ lệ tử vong còn cao
• Một số đặc điểm sinh lý đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh
o Trong bụng mẹ, trẻ không có hơi trong lòng ruột
o Sau khi đẻ, trẻ thở và nuốt khí vào đường tiêu hóa, trung bình sau 6 – 8 giờ hơi tới đại
tràng
o Ỉa phân su trong vòng 24 giờ đầu, khi quá 24 giờ mà không có phân su là bệnh lý
o Đặc điểm phân su
 Phân vô trùng
 Màu xanh đén, đặc quánh
 Thành phần: dịch đường tiêu hóa và lớp biểu bì
 Nghiệm pháp Faber: tìm tế bào sừng trong phân (+) ở trẻ bình thường
II. TRIỆU CHỨNG
1. Lâm sàng
• Không ỉa phân su sau 24 giờ
• Nôn:
o Thường xuất hiện sớm nếu tắc cao, xuất hiện muộn nếu tắc thấp
o Nôn ra sữa (đến sớm), nước mật (đến muộn), nước trong (nếu tắc tá tràng trên bóng
Vater)
• Bụng chướng dần: căng bóng, nổi tuần hoàn bàng hệ
• Thăm trực tràng – hậu môn
o Không có lỗ hậu môn (dị tật hậu môn trực tràng)
o Có lỗ hậu môn – thăm bằng sondle Nelaton
 Ống sondle chỉ vào được 2 – 3cm, không có phân su: teo trực tràng


 Ống sondle vào sâu 8 – 10cm, có phân su ra: giãn đại tràng bẩm sinh
 Ống sondle vào sâu, không có phân su ra: tắc ruột cao (teo ruột non, tác tràng,…)
• Khám toàn thân: đẻ non, mất nước, nhiễm trùng, dị tật phối hợp,…
2. Cận lâm sàng
• X – quang
o Chụp bụng không chuẩn bị
 Hình mức nước hơi
 Ổ bụng mờ
 Hình vôi hóa
o Chụp khung đại tràng có cản quang
 Đại tràng nhỏ (tắc ruột non)
 Có thể thấy vị trí tắc ở đại tràng
o Chụp lưu thông ruột
 Chỉ định: trường hợp hẹp ruột (tắc không hoàn toàn)




 Thấy được vị trí hẹp
Siêu âm trước và sau sinh
o Hình ảnh có quai ruột giãn, xẹp (teo ruột non)
o Dịch ổ bụng (viêm phúc mạc bào thai)
o Dạ dày và tá trang giãn (tắc tá tràng) – hình ảnh 2 quả bòng (1 ở tá tràng, 1 ở dạ dày)

III.CHẨN ĐOÁN – dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng
IV. NGUYÊN NHÂN
1. Tắc tá tràng
• Nguyên nhân bên trong
o Teo tá tràng
o Hẹp tá tràng (màng ngăn có lỗ)

• Nguyên nhân bên ngoài
o Tụy hình nhẫn
o Dây chằng Ladd – là một nếp phúc mạc đi từ manh tràng ở hạ sườn phải đến bám vào
thành bụng sau bên
o Kìm động mạch
o Tĩnh mạch cửa trước tá tràng
2. Teo ruột
• Hay gặp ở ruột non
• Đoạn teo có thể ngắn hay dài, một hay nhiều đoạn
• Có 3 hình thái teo ruột
o Thể màng ngăn: giữa 2 đoạn ruột ngăn cách với nhau bởi 1 màng ngăn niêm mạc
o Thể dây xơ: đoạn trên và đoạn dưới nối với nhau bằng 1 dây xơ
o Thể gián đoạn: 2 đầu ruột không dính với nhau, mạc treo khuyết hình chữ V
3. Viêm phúc mạc bào thai
• Do thủng ruột thời kì bào thai – tắc mạch mạc treo, xoắn ruột thời kì bào thai làm phân su tràn


vào ổ bụng, các ruột dính với nhau
Có thể gặp các thể: viêm phúc mạc dính, viêm phúc mạc tự do, viêm phúc mạc kết bọc, viêm
phúc mạc thể giả nang

4. Tắc ruột phân su
• Thường tắc ở đoạn cuối hồi tràng
• Do phân su đặc quánh lấp đầy lòng ruột gây tắc
• Là biểu hiện sớm của bệnh xơ nang tụy (suy tụy bẩm sinh)
5. Dị tật hậu môn trực tràng
• Không có lỗ hậu môn: có lỗ rò hay không
• Có lỗ hậu môn: teo trực tràng, hẹp hậu môn trực tràng
6. Tắc ruột cơ năng
• Lâm sàng

o Có hội chứng tắc ruột sơ sinh
o Thăm trực tràng vẫn có phân su
• Nguyên nhân
o Giãn đại tràng bẩm sinh
o Các nhiễm khuẩn sơ sinh nặng gây liệt ruột: viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…


V. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc: mô cấp cứu các trường hợp tắc ruột sơ sinh hoàn toàn do nguyên nhân cơ giới
2. Chuẩn bị trước mổ
• Không cho bú – dễ sặc sưa do ngã 3 khí quản của trẻ chưa tốt
• sondle dạ dày: tránh nôn, giảm áp lực
• Ủ ấm
• Nuỗi dưỡng tĩnh mạch (4 ngọt/ mặn – 100 ml/kg/24h)
• Chuyển tới tuyến điều trị phẫu thuật
3. Phương pháp mổ
• Giải quyết nguyên nhân tắc: cắt dây chằng Ladd, cắt đoạn ruột teo,…
• Lập lại lưu thông ruột ngay: nói ruột tận – tận, tận – bên,…
• Dẫn lưu ruột tạm thời (khi không đủ điều kiện nối ruột ngay)
4. Chăm sóc sau mổ
• Ủ ấm
• Sondle dạ dày
• Kháng sinh
• Nuôi dưỡng tĩnh mạch
• Theo dõi biến chứng: chảy máu, bục miệng nối, suy hô hấp,…
• Cho ăn sớm khi ruột lưu thông




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×