BÀI 1: Sử dụng máy hàn
I . Mở đầu
Để có thể bắt đầu được quá trình hàn thì việc sử dụng máy hàn là việc
đầu tiên cho quá trình gia công hàn, nó giúp cho học viên làm que và sử
dụng được các thiết bị hàn hồ quang tay. Vì vậy, sư dụng máy hàn là giai
đoạn bắt đầu chuẩn bị cho quá trình hàn nó đảm bảo cho quá trình hàn được
an toàn cho người và thiết bị, điều chỉnh được cường độ dòng điện. Máy hàn
có hai loại cơ bản nhất đó là máy xoay chiều và máy một chiều .
II. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc
đó
1. Khái niệm
- Máy hàn điện là thiết bị chủ yếu trong công tác hàn nối. Ngoài ra còn
có các dụng cụ hỗ trợ như tay hàn, mặt lạ, thuỷ tinh màu, búa gõ, bàn chải
sắt..v..v.
- Căn cứ vào dòng điện khác nhau máy hàn chia ra làm hai loại: máy hàn
xoay chiều và máy hàn một chiều.
- Do điều kiện thực tế sản xuất người ta chủ yếu sử dụng máy hàn xoay
chiều trong các phân xưởng nhỏ, vừa vì vậy ta chỉ xét cho máy hàn xoay
chiều.
2. nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy hàn.
a) Nguyên lý cấu tạo.
Như hình vẽ:
Sơ đồ máy hàn xoay chiều có lõi di động
b) Nguyên lý hoạt động
- Dựa vào sự biến đổi từ thông khi cho dòng điện chạy qua cuận dây sơ
cấp và thứ cấp. Để điều chỉnh cường độ dòng điện với những máy hàn thông
dụng người ta điều chỉnh bằng lõi thép di động.
3. Chế độ hàn
- Chọn đường kính que hàn
+ Chiều dày vật liệu
+ Loại đầu nối
+ Vị trí mối hàn
+ Thứ tự lớp hàn
- Cường độ dòng điện hàn
+ Nếu dòng điện quá lớn
+ Nếu cường độ dòng điện quá nhỏ
- Điện thế hồ quang : Điện thế của hồ quang do chiều dài hồ quang quyết
định; hồ quang dài, điện thế hồ quang lớn, hồ quang ngắn điện thế hồ quang
thấp. Nếu sử dụng hồ quang dài sẽ có những hiện tượng không tốt như : hồ
quang cháy không ổn định, độ sâu nóng chẩy ít, những thể khí có hại xâm
nhập vào vũng hàn. vì vậy nên sử dụng hồ quang ngắn để hàn xẽ đảm bảo
cho chất lượng mối hàn cao hơn
- Tốc độ hàn : Tốc độ hàn là tốc độ di chuyển về phía trước của que hàn,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc hàn.
III . Những thiết bị cần có để thực hiện công việc đó
- Thiết bị : Máy hàn
- Dụng cụ : Clê , Tuốc lơ vít , Cáp nối đất , Cáp hàn , Băng cách điện ,
Am pe kế , Bút thử điện
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. Kiểm tra mạch điện đầu vào
- Kiểm tra công tác nguồn điện ở vị trí "Off"
- Xiết chặt các bu lông
- Kiểm tra tiếp xúc tại các chỗ nối
- Kiểm tra giây nối đất của máy
2. Kiểm tra mạch điện đầu ra
- Kiểm tra tiếp xúc ở các chỗ nối
- Xiết chặt các bulông
- Nối dây mát với bàn hàn
- Kiểm tra tiếp xúc của dây
- Láp vuông góc que hàn vào kềm hàm
* Chú ý : Lắp que hàn tiếp xúc tốt tránh để phóng điện giữa que hàn và kềm
hàn
3. Điều chỉnh cường độ dòng điện
- Bật công tắc điện vào máy
- Bật công tắc điện trên máy hàn (ON)
- Gạt tay vô năng điều chỉnh dòng điện theo vạch số trên máy
- Cho đầu que hàn tiếp xúc với vật hàn
- Kiểm tra số chỉ dòng điện trên am pe kế
- Tắt công tắc trên máy hàn
V. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
bước thực hiện
công việc
1. Kiểm tra mạch Mạch điện đầu vào phải đảm bảo an toàn đúng theo yêu
điện đầu vào
cầu kĩ thuật.
2. Kiểm tra mạch Mạch điện đầu ra phải đảm bảo an toàn cho người sử
điện đầu ra
dụng, có hiệu điện thế đảm bảo không gây tác hại đến
cơ thẻ người sử dụng, cường độ dòng điện đảm bảo có
thể điều chỉnh được theo đúng tiêu chuẩn.
3. Điều chỉnh Điều chỉnh được cường độ dòng điện theo đúng yêu cầu
cường độ dòng của từng loại vật liệu, theo đúng chiều dày từng loại vật
điện
liệu sử dụng để hàn.
BÀI 2: Tạo hồ quang hàn
I . Mở đầu
- Để có thể hình thành được đường hàn thì công việc đầu tiên là gây hồ
quang, trong quá trình gây hồ quang quá trình này là khởi nguồn cho việc
thực hiện công việc hàn sau này. Vì vậy:
- Que hàn dùng để hàn hồ quang bằng tay, điện cực của nó không những
có tác dụng mồi hồ quang, mà còn là kim loại bù đắp cho mối hàn
- Gây hồ quang là gõ nhẹ đầu que hàn lên bề mặt vật hàn làm lớp thuốc
hoặc xỉ bên ngoài bong ra để lõi que hàn tiếp xúc với vật hàn, trong giai
đoạn đó do cường độ dòng điện mạnh chúng phát ra tia hồ quang. Để duy
chì được hồ quang cháy ổn định ta phải giữ cho khoảng cách từ đầu que hàn
với vật hàn một khoảng cách đảm bảo
II. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc
đó
1. Que hàn
a) Phân loại que hàn
- Phân loại theo công dụng
- Phân loại theo thành phần hóa học
- Phân loại theo cường độ chống kéo
b) Thuốc bọc que hàn
- Nâng cao tính ổn định của hồ quang
- Đề phòng kim loại nóng chẩy chịu ảnh hưởng không tốt của không khí
bên ngoài
- Đảm bảo ô xy thoát khỏi kim loại mối hàn tốt hơn
- Thêm nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính cho mối hàn
- Làm cho quá trình hàn dễ dàng và nâng cao hiệu suất công tác
c) Lõi thép que hàn
- Cácbon
- Mangan
- Silic
- Crôm
- Niken
Lưu
huỳnh, phốt pho
d) Quy cách que hàn :
- Chiều dài que hàn từ (250 ~ 450)mm, nó phụ thuộc vào đường kính que
hàn.
- Đường kính que hàn phụ thuộc vào chiều dày vật liệu và có đường kính từ
(1 ~ 6) mm.
e) Nhãn hiệu que hàn thường dùng
- Que hàn trung quốc: Sử dụng đối với những mối hàn làm việc trong
môi trường chịu lực tác dụng nhỏ.
- Que hàn Kim Tín: có tính năng cao hơn que hàn trung quốc một ít
nhưng mồi hồ quang hay bị dính que hàn.
- Que hàn Việt Nhật: Có ưu điểm rất lớn có thể hàn những kết cấu chịu
lực tác dụng lớn nhưng giá thành cao nên ít được sử dụng.
- Que hàn Nam Triều Tiên: có chất lượng tốt chủ yếu sử dụng để hàn các
đường ống chịu áp lực lớn và một số chi tiết tương đối quan trọng.
f) Bảo quản que hàn.
- Que hàn được bảo quản nơi thoáng mát và độ ẩm thấp.
- Khi que hàn bị ẩm phải sử dụng sấy hoặc có thể phơi ngoài trời.
- Không sử dụng que hàn có độ ẩm cao để hàn.
2. Phương pháp gây hồ quang
- Phương pháp mồi hồ quang theo kiểu masát (hình vẽ minh hoạ): quẹt
đầu que hàn trên bề mặt vật hàn cho tiếp xúc (phát hồ quang) sau đó giữ
khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn bằng đường kính que hàn.
- Phương pháp mồi hồ quang theo kiểu mổ thẳng (hình vẽ minh hoạ): Gõ
đầu que hàn lên bề mặt vật hàn cho chập mạch sau đó tách và giữ khoảng
cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn bằng khoảng cách đường kính que
hàn.
III . Những thiết bị cần có để thực hiện công việc đó
- Vật liệu : Thép tấm (9x 150 x 150) mm. Que hàn φ 3,2
- Thiết bị và dụng cụ: Bảo hộ lao động, Bộ dụng cụ làm sạch (Mũi vạch,
thước lá, Búa nguội, Đục, Búa gõ xỉ,vv). Am pe kế
IV. Quy trình thực hiện công việc
1. Công tác chuẩn bị
- Vận hành máy hàn
- Làm sạch bề mặt vật hàn bẳng bàn chải sắt và vạch dấu
- Điều chỉnh dòng điện ở mức (120 ~ 140) A
- Đặt vật hàn lên trên bàn hàn
2. Tư thế
- Cúi nghiêng thân trên về phía trước và mở rộng hai chân
- Cầm kìm hàn và giữ cánh tay ở vị trí ngang
3. Gây hồ quang
- Lắp que hàn vào kìm hàn (Vuông góc)
- Đưa que hàn xuống gần vị trí gây hồ quang
- Đưa mặt lạ hàn che mặt
- Gây hồ quang
+ Gây hồ quang tại điểm đầu của đường vạch dấu
+ Khi hồ quang hình thành , nâng đầu que hàn lên khoảng 10mm và kiểm
tra lại điểm bắt đầu
+ Duy trì chiều dài hồ quang khoảng 30mm
* Phương pháp gây hồ quang :
+ Gõ đầu que hàn lên bề mặt vật hàn cho chập mạch sau đó tách và giữ
khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn bẳng khoảng đường kính que
hàn
+ Quẹt đầu que hàn trên bề mặt vật hàn cho tiếp xúc (phát tia hồ quang)
sau đó giữ khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn bằng khoảng
đường kính que hàn
4. Ngắt hồ quang:
- Rút ngắn chiều dài hồ quang và ngắt nhanh
5. Làm sạch mối hàn
- Làm sạch xỉ và kim loại bắn tóe bằng búa gõ xỉ và đục bằng.
* Chú ý : không làm hư hại bề mặt vật hàn và mối hàn.
- Đánh sạch bề mặt bằng bàn chải sắt.
6. Kiểm tra
- Sau khi hàn song một que hàn, tiến hành kiểm tra như sau :
- Kiểm tra chiều rộng, chiều cao mối hàn
- Kiểm tra các khuyết tật: Cháy cạnh, chảy tràn.....
* Chú ý :
+ Khi gây hồ quang, gõ nhẹ đầu que hàn lên bề mặt vật hàn làm lớp
thuốc hoặc xỉ trên bề mặt bong ra
+ Khi gây hồ quang, thỉnh thoảng đầu que hàn có thể bị dính vào vật hàn.
Khi đó cần lắc que hàn sang phải, sang trái để tách que hàn ra khỏi vật hàn .
Nừu để quá lâu, lớp thuốc bọc sè bị ảnh hưởng bởi nhiệt nung nóng
V. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
bước thực hiện
công việc
1. Công tác chuẩn Chuẩn bị các dụng cụ thiết bị đảm bảo đúng theo yêu
bị
cầu của công việc cần làm.
Đảm bảo được an toàn lao động cho người thực hiện.
2. Tư thế
Tư thế làm việc đúng theo yêu cầu và vị trí công việc
cần làm, đảm bảo được trong quá trình gia công không
gây mẹt mỏi.
3. Gây hồ quang
Gây và duy trì được hồ quang cháy ổn định, chiều cao
của cột hồ quang không thay đổi trong quá trình hàn.
Đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
4. Ngắt hồ quang Đảm bảo đúng theo yêu cầu kĩ thuật.
5. Làm sạch mối
Mối hàn được làm sạch xỉ và kim loại bắn tóe ra ngoài.
hàn
6. Kiểm tra
Kiểm tra và tự đánh giá chất lương mối hàn Mối hàn
đảm bảo tương đối đều và phẳng không rỗ xỉ, rỗ khí.
BÀI 3: Hàn ở vị trí hàn sấp
que hàn chuyển động thẳng
I . Mở đầu
Để hình thành được đường hàn đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật thì việc tập
luyện hình thành đường hàn rất quan trọng nó giúp cho người học có thể
định hướng cụ thể cách học tập nhất là đối với mối hàn ở vị trí này là mối
hàn được sử dụng nhiều nhất trong quá trình làm việc.
Mối hàn ở vị trí hàn sấp là mối hàn ở vị trí song song với mặt phẳng
hình chiếu bằng, ở vị trí này người thao tác hàn có thể hình thành mối hàn
một cách thuân lợi nhất, nó tạo tiền đề cho các vị trí hàn sau này và cũng là
bài luyện tập gây và duy trì hồ quang cháy ổn định.
II . Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc
đó
1. Đặc điểm, công dụng của các dụng cu sử dụng để hình thành mối hàn
trên mặt phẳng và bộ dụng cụ bảo hộ lao động.
- Mũ hàn hoặc mặt lạ hàn: có tác dụng bảo vệ cho mắt người thợ không
tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng của hồ quang và còn có tác dụng giúp người
thợ quan xát được bể hàn (hình vẽ, vật thật).
- Găng tay: có tác dụng giúp cho người thợ có thể cầm kim hàn một cách
tốt hơn khi thao tác tránh nhiệt độ tỏa ra từ kìm hàn trong quá trình hàn và
còn có tác dụng cách điện.
- Búa gõ xỉ: dùng để làm sạh xỉ hàn trong quá trình hàn.
- Bàn chải sắt: có tác dụng làm sạch mối hàn và vật hàn trước và sau quá
trình hàn.
- Bộ đồ bảo hộ: sử dụng các loại đồ vải thô chịu được nhiệt độ cao,
không được sử dụng vải dễ cháy vì khi hàn có một lượng kim loại bị bắn tóe
trong quá trình hàn gây ảnh hưởng đến con người.
* Các dụng cụ bảo hộ phải đảm bảo khô ráo, gọn gàng trong quá trình làm
việc.
2. Phương pháp chọn chế độ hàn.
- Đường kính que hàn: Tùy theo chiều dày vật liệu, loại mối ghép, vị trí
mối hàn, thứ tự lớp hàn để chọn đường kính que hàn. Thông thường người ta
chọn đường kính que hàn theo công thức sau:
d = S/2 + 1
Trong đó: d là đương kính que hàn.
S là chiều dày vật liệu.
Đối với mối hàn lấp góc người ta sử dụng công thức sau:
d = K/2 + 2
Trong đó: d là đường kính que hàn.
K là cạnh mối hàn.
- Nhưng trong thực tế que hàn được sản xuất giới hàn trong khoảng
đường kính từ (1 ~ 6)mm để thuận tiện cho thao tác, việc chọn đường kính
que hàn phảI phụ thuộc vào yêu cầu thực tế hiện có.
- Cường độ dòng điện: Cường độ dòng điện hàn ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình hàn và chất lượng của mối hàn, việc chọn cường độ dòng điện hàn
phải đảm bảo yêu cầu của chi tiết theo chiều dày vật liệu. Bằng phương pháp
tính toán gần đúng khi hàn thép ở vị trí hàn xấp có thể dùng công thức sau:
I = (β + αd).d (Ampe) kí hiệu (A)
Trong đó:
β = 20; α = 6 gọi là hệ số thực nghiệm ghi trên hộp que
hàn.
d là đường kính que hàn.
+ Nếu vật hàn có chiều dày ≥ 3d để đảm bảo cho mối hàn đủ độ ngấu
cần tăng dòng điện lên 15%.
+ Nếu chiều dày vật hàn < 1,5d thì ta giảm cường độ dòng điện xuống
15%.
+ Khi hàn trên mặt phẳng hàn đứng thì cường độ dòng điện nhỏ hơn so
với hàn bằng là 10 ~ 15%.
- Khi hàn ở vị trí hàn ngửa thì cương độ dòng điện nhỏ hơn so với hàn bằng
từ (15 ~ 20) %.
- Điện thế hồ quang: do chiều dài hồ quang quyết định (khoảng cách từ
vị trí đầu que hàn đến vật hàn) nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hàn và
chất lượng mối hàn vì vậy chiều dài hồ quang phải luôn ổn định trong quá
trình hàn và chiều dài hồ quang thường trong khoảng (2 ~ 4)mm
- Tốc độ hàn: là tốc độ di chuyển về phía trước của que hàn nó ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công tác hàn, trong quá trình hàn phải căn
cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh tốc độ hàn nhằm đảm bảo cho mối hàn
cao thấp, rộng hẹp như thiết kế.
3. Bắt đầu và kết thúc đường hàn:
- Bắt đầu đường hàn: là phần bắt đầu hàn. Khi hồ quang bắt đầu cháy
điểm bắt đầu đường hàn nhiệt độ của vật hàn còn thấp vì vậy để đảm bảo
được độ ngấu của mối hàn thì ta phải hàn với hồ quang tương đối dài sau đó
rút ngắn hồ quang từ từ.
- Kết thức đường hàn: là phần cuối cùng của đường hàn. tại vị trí kết thúc
lúc này vật hàn đã qua thời gian gia công nhiệt vì vậy nhiệt độ của vật hàn
cao thường xẩy ra hiện tượng thiếu hụt kim loại tại vị trí này để khắc phục
hiện tượng này ta dùng biện pháp hàn hồ quang ngắt đến khi điền đầy phần
kim loại bị hụt và tiến hành ngắt hồ quang kết thúc đường hàn.
III . Những thiết bị cần có để thực hiện công việc đó
- Máy hàn đảm bảo có thể sử dụng tốt
- Vật liệu : Thép các bon (9 x 150 x150)mm, que hàn φ 3,2
- Bảo hộ lao động
- Bộ dụng cụ làm sạch vật hàn
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. Công tác chuẩn bị
- Làm sạch bề mặt vật hàn và vạch dấu
- Tạo rãnh nhỏ trên đường hàn bằng đục bằng và búa nguội
- Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (150 ~ 160 )A
2. Tư thế
Tạo tư thế thoải mái trong quá trình thao tác tránh mệt mỏi
3. Gây hồ quang
- Gây hồ quang cách đầu mối hàn từ (10 ~ 20) mm, sau khi phát sinh hồ
quang đưa que hàn quay lại điểm bắt đầu để hàn
4. Tiến hành hàn
- Đầu que hàn hướng vào đường tâm của rãnh
- Điều chỉnh que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc
theo mối hàn và nghiêng với hướng hàn một góc từ (75~ 80)0.
- Bề rộng mối hàn không đổi và không vượt quá 2 lần đường kính lõi que
hàn.
- Chiều dài hồ quang khoảng (3 ~ 4) mm.
- Hướng đầu que hàn vào phần đầu bể hàn.
5. Ngắt hồ quang:
-Rút ngắn chiều dài hồ quang rồi ngắt thật nhanh.
6. Nối mối hàn
- Làm sạch xỉ hàn tại chỗ nối
- Gây hồ quang cách chỗ nối khoảng 20 mm sau đó đưa quay lại điểm
nối
- Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rãnh hồ quang sau đó di chuyển que
hàn theo hướng hàn
7. Lấp rãnh hồ quang ở cuối đường hàn
- Cuối đường hàn, rút ngắn hồ quang rồ xoay đầu điện cực thành vòng
tròn nhỏ khoảng (2 ~ 3) Lần
- Dùng phương pháp hồ quang ngắt để điền đầy rãng hồ quang
8. Kiểm tra
- Phần cuối đường hàn
- Hình dạng mối hàn (Bề rộng mối hàn, chiều cao mối hàn và vẩy hàn)
- Cháy cạnh hoặc chảy tràn
- Điểm nối mối hàn
- Kim loại bắn tóe, xỉ hàn
* Chú ý
- Chiều dài hồ quang luôn giữ ngắn và xấp xỉ bằng đưỡng kính que hàn.
Xác định chiều dài hồ quang bằng cách quan xát lớp thuốc bọc nóng chẩy
chậm hơn lõi que hàn và taọ thành phễu thuốc. Tuy nhiên chiều dài hồ quang
cũng có thể xác định bằng âm thanh do hồ quang cháy phát ra. Tiếng hồ
quang cháy êm, đều là tốt, còn tiếng hồ quang cháy mạnh có nghĩa là chiều
dài hồ quang quá dài
- Quá trình hàn, nếu đầu điện cực lên, xuống hoặc tốc độ hàn không ổn
định thì chiều rộng mối hàn nhận được sẽ không đều
5. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
bước thực hiện
công việc
1.Công tác
Theo sự chuẩn bị các dụng cụ của từng học viên có đầy
chuẩn bị
đủ không nếu đủ 90% là đạt.
2. Tư thế
Tư thế thao tác thỏai mái không gò bó thuận lợi cho quá
trình thao tác.
3. Gây hồ quang Khi gây hồ quang que hàn khong bị dính vào vật hàn, hồ
quang được mồi ngay vị trí đường hàn.
4. Tiến hành
Đánh giá kết quả theo kích thước và độ đồng đều của
hàn
đường hàn.
5. Ngắt hồ
Khi ngắt hồ quang phải ngắt dứt khoát không kéo dài hồ
quang
quang quá lâu.
6. Nối mối hàn Mối nối đảm bảo độ ngấu và kim loại bồi phải đắp đầy
rãnh hàn trước.
7. Lấp rãnh hồ
Phần rãnh hồ quang ở cuối đường hàn phải được đắp đầy
quang ở cuối
tránh ứng suất tập trung tại cuối đường hàn.
đường hàn
8. Kiểm tra
Đánh giá kết quả của công việc từ đường hàn thực tế sản
phẩm của từng học viên có đạt được theo tiêu chuẩn kĩ
thuật không nếu đạt 70% tiêu chuẩn kĩ thuật là đạt.
BÀI 4: Hàn ở vị trí sấp que hàn
chuyển động ngang
I . Mở đầu
Khi bước vào chuyển động của que hàn để hình thành chiều rộng của
mối hàn ta phải chuyển động que hàn sang hai bên nhưng để khống chế được
lượng kim loại nóng chẩy trong quá trình hàn đòi hởi người thợ phải điều
khiển được tốc độ di chuyển que hàn. Vì vậy, mối hàn này giúp ta có thể bắt
đầu tập chuyển động que hàn với hai chuyển động chính là chuyển động tịnh
tiến theo trục đường hàn và chuyển động ngang tạo ra chiều rộng mối hàn.
II . Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc
đó
1. Chuyển động cơ bản của que hàn.
Trong quá trình hàn chuyển động của que hàn gồm một số chuyển động
cơ bản để hình thành mối hàn đảm bảo chất lượng gồm các chuyển động
sau:
- Que hàn chuyển động theo chiều trục của nó, tốc độ phù hợp với tốc độ
nóng chẩy của que hàn và vật hàn tạo ra chiều dài hồ quang không đổi trong
suốt quá trình hàn và duy trì tính ổn định của hồ quang.
- Que hàn chuyển động theo chiều trục của mối hàn để hàn hết chiều dài
mối hàn. muốn đảm bảo chất lượng mối hàn que hàn cần đặt nghiêng một
góc từ (75 ~ 80) 0 so với trục đường hàn.
- Que hàn chuyển động dao động ngang để tạo ra chiều rộng mối hàn.
Phạm vi dao động càng rộng thì bề rộng mối hàn càng lớn. Bề rộng mối hàn
không quá từ (2 ~ 5) lần đường kính que hàn.
2. Các phương pháp chuyển động que hàn:
- Phương pháp đưa que hàn theo đường thẳng: Que hàn chuyển động dọc
theo trục để duy trì hồ quang ổn định với chiều dài hồ quang không đổi trong
quá trình hàn, mối hàn có độ sâu nóng chẩy lớn nhưng chiều rộng mối hàn
nhỏ do không có dao động ngang. Phương pháp này dùng trong khi hàn các
chi tiết có chiều dày nhỏ, hàn lớp thứ nhất đối với những chi tiết có sử dụng
vát mép.
- Phương pháp đưa que hàn hình răng cưa: Cho đầu que hàn chuyển động
liên tiếp theo hình răng cưa về hướng hàn, ở hai cạnh ngừng một lúc để đề
phòng khuyết cạnh. Phương pháp này dễ thao tác ứng dụng tương đối nhiều
trong sản xuất, khi hàn những tấm thép dày, có thể thích hợp ở các vị trí như
hàn bằng, hàn ngửa, hàn đứng, hàn góc.
- Chuyển động que hàn hình bán nguyệt: cho đầu que hàn chuyển động
sang trái, phải theo hình bán nguyệt về hướng hàn, tốc độ chuyển động căn
cứ vào vị trí, hình dáng, yêu cầu của mối hàn để quyết định. Phương pháp
này được sử dụng rất nhiều như trong hàn giáp mý, lấp góc nhất là đối với
hàn ở vị trí hàn đứng, hàn vát cạnh.
- Phương pháp đưa que hàn theo kiểu đường thẳng đi lại: đầu que hàn
chuyển động theo đường thẳng đi lại theo chiều dọc của hướng hàn. Kiểu
đưa que hàn này tốc độ nhanh, mối hàn hẹp, tỏa nhiệt nhanh, áp dụng đối
với các chi tiết có chiều dày nhỏ, hàn lớp thứ nhất của mối hàn vát mép, hàn
ở vị trí hàn trần.
III . Những thiết bị cần có để thực hiện công việc đó
- Máy hàn
- Vật liệu : Thép cacbon (9 x 150 x150)mm, que hàn φ 3,2
- Bảo hộ lao động
- Bộ dụng cụ làm sạch vật hàn
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. Công tác chuẩn bị
- Làm sạch bề mặt vật hàn và vạch dấu
- Tạo rãnh nhỏ trên đường hàn bằng đục bằng và búa nguội
- Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (150 ~ 160 )A
2. Tư thế:
-Tạo tư thế thoải mái trong quá trình thao tác tránh mệt mỏi
3. Gây hồ quang
- Gây hồ quang cách đầu mối hàn từ (10 ~ 20) mm, sau khi phát sinh hồ
quang đưa que hàn quay lại điểm bắt đầu để hàn
4. Tiến hành hàn
- Đầu que hàn hướng vào đường tâm của rãnh
- Điều chỉnh que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc
theo mối hàn và nghiêng với hướng hàn một góc từ (75~ 80)0°
- Di chuyển que hàn sang hai bên cạnh hàn và dừng một chút phía mép
ngoài.
+ Bề rộng chuyển động ngang que hàn khoảng 3 lần đường kính lõi que
hàn.
+ Di chuyển que hàn bằng cả cánh tay với khoảng cách bước chuyển
động không đổi.
5. Ngắt hồ quang
- Rút ngắn chiều dài hồ quang rồi ngắt thật nhanh.
6. Nối mối hàn
- Làm sạch xỉ hàn tại chỗ nối.
- Gây hồ quang cách chỗ nối khoảng 20 mm sau đó đưa quay lại điểm
nối.
- Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rãnh hồ quang sau đó di chuyển que
hàn theo hướng hàn.
7. Lấp rãnh hồ quang
- Dùng phương pháp hồ quang ngắt để điền đầy rãnh hồ quang ở cuối
đường hàn.
- Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rãnh hồ quang.
8. Kiểm tra
- Phần cuối đường hàn.
- Hình dạng mối hàn (Bề rộng mối hàn, chiều cao mối hàn và vẩy hàn).
- Cháy cạnh hoặc chảy tràn.
- Điểm nối mối hàn.
- Kim loại bắn tóe, xỉ hàn.
V. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
bước thực hiện
công việc
1. Công tác chuẩn Theo sự chuẩn bị dụng cụ của từng học viên theo bảng
bị
hướng dẫn nếu đạt 80% yêu cầu là đạt.
2. Tư thế
Tư thế thao tác thoải mái không gây mệt mỏi và khó
khăn cho quá trình thao tác.
3. Gây hồ quang
Đảm bảo bề mặt vật hàn và que hàn không dính.
4. Tiến hành hàn
Sau khi gõ xỉ bề mặt mối hàn đảm bảo kích thước
chiều rộng, chiều cao, bể hàn xếp đều nhau đạt 70%
theo yêu cầu là đạt.
5. Ngắt hồ quang Sau khi ngắt hồ quang bể hàn không bị kéo dài là đạt.
Tại vị trí nối que mối hàn không bị gồ cao, đảm bảo
6. Nối mối hàn
chiều rông mối hàn với độ dung sai cho phép là 1mm
là đạt.
7. Lấp rãnh hồ
Phần cuối đường hàn đảm bảo chiều rộng và chiều cao
quang
mối hàn, kim loại tại vị trí ngắt hồ quang không bị hụt
vở độ dung sai cho phép là 1mm là đạt.
8. Kiểm tra
Đánh giá tổng thể qua sản phẩm của từng học viên theo
yêu mục tiêu của bài.
BÀI 5: Mối hàn giáp mý không vát mép
I . Mở đầu :
- Trong quá trình chế tạo các sản phẩm bằng phương pháp hàn thì mối
hàn giáp mí không vát mép được sử dụng rất rộng rãi đối với những chi tiết
có chiều dày nhỏ, không chịu tải trọng lớn, khi gia công tiết kiệm được rất
nhiều thời vì vậy chúng được ứng dụng rất rộng rãi.
- Mối hàn giáp mý không vát mép là mối hàn mà trục đường hàn lằm ở
vị trí mặt phẳng chiếu bằng, trong quá trình hàn hồ quang luôn hướng về
phía trước của đường hàn. đây là loại mối hàn cơ bản nhất và ta thường gặp
trong thực tế.
II . Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc
1. Phương pháp chuẩn bị mép hàn trong hàn giáp mý không vát mép.
- Công việc chuẩn bị mép hàn giúp cho quá trình hàn tiến hành tốt hơn
và nó ảnh hớng rất lớn đến chất lượng mối hàn, để tiến hành chuẩn bị mép
hàn ta đối chiếu theo bảng chuẩn bị mép hàn đối với hàn giáp mý không vát
mép.
- Mép hàn phải được làm sạch hết các chất dầu mỡ, kim loại bị ôxi hoá
bằng bàn chải và dẻ lau.
2. Vật liệu, vị trí hàn.
- Các mối đính phải đảm bảo độ cứng vững trong quá trình hàn không
gây nứt mối hàn, không quá lớn làm ảnh hưởng đến chiều sâu nóng chẩy của
mối hàn.
- Khoảng cách giữa các mối đính phải phù hợp, khe hở phải đảm bảo đúng
theo yêu cầu.
3. Kỹ thuật hàn ở vị trí hàn bằng giáp mối.
- Hàn bằng giáp mý căn cứ vào chiều dày vật hàn để chuẩn bị mép
hàn(khi chiều dày < 6mm không cần vát cạnh, nếu > 6mm lên sử dụng vát
cạnh) nếu mối hàn vát cạnh có chiều dày lớn ta sử dụng phương pháp hàn
nhiều lớp.
- Góc độ que hàn với vật hàn:
+ Que hàn nghiêng so với bề mặt vật hàn theo trục mối hàn một góc từ
(75 ~ 85)0.
+ Que hàn thẳng góc với trục vật hàn (góc 900)
- Cách đưa que hàn phải căn cứ vào chiều dày vật liệu để quyết định.
III . Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc
- Thép tấm (3,2 x 125 x 150)mm, que hàn φ3,2
- Bảo hộ lao động
- Bộ dụng cụ làm sạch
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. Công tác chuẩn bị
- Tiến hành nắn phẳng phôi và chuẩn bị cạnh hàn bằng dũa.
- Làm sạch vật hàn.
2. Hàn đính
- Hàn đính ở mặt sau, tại mép ngoài cùng đường hàn.
- Hai tấm hàn đính phải thẳng mặt.
- Có thể tạo biến dạng ngược một góc khoảng 2 0 (Góc bù biến dạng khi
hàn ).
3. Tiến hành hàn.
- Gây hồ quang tại vị trí đầu của đường hàn (phía trên mối hàn đính).
- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức (80 ~ 90) A.
- Điều chỉnh cho que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn
dọc theo mối hàn và nghiêng với hướng hàn một góc từ (75 ~ 80 )0.
- Chuyển động ngang que hàn với bề rộng lớn hơn khe hở một chút.
- Dùng phương pháp hồ quang ngắt để lấp đầy rãnh hồ quang.
4 . Kiểm tra
- Hình dạng mối hàn mặt trên (Bề rông mối hàn , chiều cao mối hàn và
vẩy hàn).
- Điểm đầu và điểm cuối đường hàn.
- Khuyết cạnh và chảy tràn.
- Kim loại bắn tóe, xỉ hàn.
V. Bản hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
bước thực hiện
công việc
1. Công tác
Đối chiếu theo yêu cầu của công việc để đánh giá công
chuẩn bị
tác chuẩn bị của từng học viên nếu đạt 90% mục tiêu đề
ra là đạt.
2. Hàn đính
Đánh giá quá trình hàn đính theo mối đính đảm bảo kích
thước chiều rộng, khoảng cách giữa các mối đính, khe hở
giữa hai tấm phôi có đúng hay không nếu đạt 90% là đạt.
3. Tiến hành
Mối hàn đảm bảo đúng theo yêu cầu kĩ thuật.
hàn
4. Kiểm tra
Dựa vào mục tiêu chính của bài để đánh giá tổng quát bài
thực hành.
BÀI 6: Mối hàn giáp mý
vát mép chữ "V"
I . Mở đầu :
- Khi hàn những chi tiết có chiều dày lớn, chị tải trọng lớn hoặc làm việc ở
những vị trí quan trọng đòi hỏi kết cấu phải đảm bảo độ vững chắc trong quá
trình làm việc người ta sử dụng vát mép để đảm bảo cho độ ngấu của mối hàn
và nâng cao độ vững chắc cho kết cấu.
- Mối hàn giáp mý vát mép chữ "V" là mối hàn mà trục đường hàn lằm
ở vị trí mặt phẳng chiếu bằng, trong quá trình hàn hồ quang luôn hướng về
phía trước của đường hàn. đây là loại mối hàn thường được sử dụng khi
chiều dày vật hàn lớn, kết cấu đòi hỏi có độ cúng vững cao.
II . Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc
1. Phương pháp vát mép.
- Có thể sử dụng đục để đục bớt phần kim loại ở mép phôi hàn theo yêu
cầu thực tế (mép vát là 600).
- Có thể sử dụng máy cắt chuyên dùng hoặc máy plasma để vát mép sau
đó dùng dũa để tạo mép vát.
2. Chuẩn bị phôi và kích thước mối hàn.
- Sự chuẩn bị phôi và kích thước của mối hàn vát cạnh được thể hiện qua
bản vẽ.
III . Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc
- Tấm thép (9 x 125 x 150)mm x 2 tấm, que hàn φ 3,2
- Bảo hộ lao động
- Dụng cụ làm sạch
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. Công tác chuẩn bị
- Cắt phôi bằng máy chuyên dùng (Hoặc bằng phương pháp cắt khí,
plasma) sau đó chuẩn bị cạnh hàn bằng dũa, có thể sử dụng vát cạnh bằng
đục.
- Làm sạch bề mặt vật hàn
2 . Hàn đính
- Gá lắp vật hàn và tấm đệm trên đồ gá
- Điều chỉnh khe hở giữa hai phôi là 3 mm
- Hàn đính chắc chắn và không gây ảnh hưởng tới quá trình hàn mặt trên
- Kiểm tra và điều chỉnh góc độ biến dạng khi hàn khoảng 30 º
3. Gây hồ quang
- Gây hồ quang tại đầu tấm đệm
- Đưa hồ quang vào khe hàn sau khi hồ quang đã cháy ổn định
4. Hàn lớp thứ nhất
- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 180 A
- Điều chỉnh que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc
theo mối hàn và nghiêng với hướng hàn một góc (75 ~ 80)0º
- Không chuyển động ngang que hàn điều chỉnh cho hồ quang luôn
hướng vào phần đầu bể hàn
5. Hàn lớp thứ 2
- Gõ sạch xỉ ở lớp thứ nhất và làm sạch cẩn thận
- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 170 A
- Điều chỉnh góc độ que hàn tương tự như hàn lớp thứ nhất
- Chuyển động ngang que hàn trong quá trình hàn cho hợp lý để đạt được
mối hàn lớp thứ hai đảm bảo đúng kích thước
6. Hàn các lớp tiếp theo
- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 160 A
- Chuyển động ngang que hàn trong quá trình hàn cho hợp lý để đạt được
kích thước theo yêu cầu
- Chiều cao lớp hàn gần cuối cùng thấp hơn bề mặt vật hàn (0,5 ~ 1)mm
7. Hàn lớp cuối cùng
- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức (150 ~ 160)A
- Chuyển động ngang que hàn trong quá trình hàn
- Đưa que hàn chuyển động ngang với bề rộng bằng khoảng cách hai
mép ngoài của cạnh hàn
- Điều chỉnh cho mối hàn vượt quá mép ngoài cạnh hàn mỗi bên khoảng
1mm
- Chiều cao mối hàn không quá 1,5 mm
8 . Kiểm tra
- Hình dạng mối hàn (Bề rộng mối hàn , chiều cao mối hàn và vảy hàn)
- Điểm đầu và điểm cuối đường hàn
- Khuyết cạnh và chấy tràn
- Biến dạng vật hàn
- Kim loại bắn toé , xỉ hàn
V. Bản hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
bước thực
hiện công việc
1. Công tác
Dựa theo mục tiêu của bài để đánh giá sự chuẩn bị phôi
chuẩn bị
liệu, dụng cụ của học viên nếu đạt 90% yêu cầu là đạt.
2. Hàn đính
Mối đính đảm bảo đúng khoảng cách chiều cao, rộng và
đủ độ ngầu.
3. Gây hồ
quang
4. Hàn lớp thứ
nhất
Đảm bảo điểm gây hồ quang cách vị trí điểm bắt đầu một
khoảng từ (10 ~ 20) mm
Sau khi hàn sau lớp thứ nhất gõ xỉ và đánh giá kết quả
bằng thực tế, lớp hàn phải đảm bảo độ ngấu, đường hàn
không quá cao, nếu như chỉ hàn bằng một lớp hàn thì mối
hàn phải đều các vẩy hàn xếp liền nhau và đảm bảo chiều
rộng và chiều cao mối hàn.
5. Hàn lớp thứ Lớp thứ hai đánh giá kết quả theo các tiêu chí của lớp thứ
2
nhất.
6. Hàn các lớp Các lớp hàn tiếp theo phải đảm bảo độ ngấu và mối hàn
tiếp theo
không bị rỗ xỉ, khí.
7. Hàn lớp cuối Sau khi hàn song các lớp bên trong gõ sạch xỉ và tiến hành
cùng
hàn lớp cuối cùng. Lớp hàn phải đảm bảo chiều cao, chiều
rông và độ phẳng của mối hàn theo yêu cầu của chi tiết
cần gia công nếu đạt được 60% yêu cầu thì cho điểm 5.
8. Kiểm tra
Đây là giai đoạn cuối cùng để đánh giá lại kết của của
từng bước công việc vì vậy ta dựa vào mục tiêu của bài để
đánh giá kết quả cho bài thực hành của học viên.
BÀI 7: Hàn bằng lấp góc ở
vị trí lòng thuyền
1 . Mở đầu :
Trong quá trình gia công các chi tiết thường sử dụng rất nhiều mối ghép
góc để thực hiện các mối ghép đó người ta đưa về vị trí lòng máng để thao
tác thuận tiện hơn đảm bảo được chất lượng của mối hàn và yêu cầu của kết
cấu. Vì vậy, hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền là mối hàn lấp góc ở vị trí hàn
xấp nhưng trong quá trình hàn các thao tác của người thợ thực hiện thuận
tiện hơn, đảm bảo chất lượng cao hơn
II . Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc
1. Chuẩn bị mép hàn và kích thước của mối hàn lấp góc.
- Các kích thước và sự chuẩn bị mép hàn được biểu diễn qua bảng sau.
2. Kĩ thuật hàn lấp góc.
- Các góc độ của que hàn được biểu diễn qua hình vẽ.
- Khi hàn mối hàn lấp góc thường xẩy ra một số khuyết tật như mối hàn
không ngấu, lệch cạnh, cháy cạnh. Để khắc phục các hiện tượng trên khi
thao tác ngoài việc chọn chế độ hàn hợp lý còn phải căn cứ vào bề dày của
hai tấm thép nếu hai tấm thép có chiều dày bằng nhau thì que hàn ở vị trí
giữa của góc, nếu hai tấm có chiều dày khác nhau thì que hàn sẽ lệch về phía
kim loại có chiều dày lớn hơn để nhiệt độ phân bố đều.
III. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc
- Vật liệu : Thép tấm (9 x 100 x 300)mm x 1 tấm , (9 x 45 x 300)mm x 2
tấm , que hàn φ 4
- Thiết bị và dụng cụ: Bộ bảo hộ lao động, bộ dụng cụ lấy dấu, bộ dụng
cụ làm sạch
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. Chuẩn bị vật liệu
- Làm sạch bề mặt phôi
- Vạch dấu các đường thẳng trên cả 2 tấm vật liệu
2. Gá đính
- Đặt tấm vật liệu nhỏ lên tấm lớn theo đường vạch dấu
- Điều chỉnh góc 900 º
- Hàn đính
- Hàn tấm thứ 2, nên sử dụng đồ gá cho thích hợp
3. Tiến hành hàn
- Đặt vật hàn ở vị trí lòng thuyền
- Chọn vị trí và độ cao cho thích hợp để có thể quan xát được toàn bộ
đường hàn
* Hàn lớp đầu tiên
+ Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức 170 A
+ Kẹp que hàn vuông góc với kềm hàn
+ Giữ hồ quang ngắn sao cho lớp thuốc bọc gần như chạm vào mặt kim
loại
+ Hàn 3 đường còn lại theo cách tương tự
+ Sau khi hàn song, làm sạch xỉ hàn và kim loại bắn toé trên bề mặt vật
hàn bằng búa gõ xỉ và bàn chải sắt
* Hàn lớp thứ 2
+ Dòng điện hàn như ở lớp thứ nhất
+ Hàn với chuyển động ngang đầu que hàn, tránh mối hàn không bằng
phẳng
+ Hàn 3 đường còn lại theo cách tương tự
+ Sau khi hàn xong, làm sạch xỉ hàn và kim loại bắn toé trên bề mặt vật
hàn bằng búa gõ xỉ và bàn chải sắt
* Hàn lớp thứ 3
+ Dòng điện hàn như ở lớp thứ nhất
+ Thực hiện bằng 2 đường hàn với chuyển động ngang đầu que hàn một
chút
* Hàn các lớp còn lại
+ Tương tự như các lớp trên nhưng với mỗi một lớp thì lại tăng một
đường hàn. Lớp cuối cùng cần đảm bảo kích thước các cạnh hàn xấp xỉ nhau
V. Bản hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các bước
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
thực hiện công
việc
1. Chuẩn bị vật liệu Dựa theo mục tiêu của công việc để đánh giá sự chuẩn
bị của từng học viên nếu đạt 90% công việc là đạt.
2. Gá đính
Kiểm tra độ vuông góc và khoảng cách giữa các mối
đính để đánh giá nếu đạt 85% là đạt.
3. Tiến hành hàn
Sau khi kết thức đường hàn gõ sạch xỉ và đánh giá
tổng hợp công việc bằng kết quả thực tế trên sản
phẩm của từng học viên.
BÀI 8: Mối hàn góc ở vị trí hàn ngang
I . Mở đầu :
- Trong quá trình gia công các chi tiết thường sử dụng rất nhiều mối ghép
góc để thực hiện các mối ghép đó người ta đưa về vị trí lòng máng để thao
tác thuận tiện hơn đảm bảo được chất lượng nhưng đối với những chi tiết
không thể xoay đượng người thợ bắt buộc phải để ở vị trí hàn ngạng để hàn.
Vì vậy,
- Đây là loại mối hàn dùng khá phổ biến trong quá trình gia công kết cấu
hàn, chúng có rất nhiều ưu điểm như: Độ bền cao, đặc biệt là chịu tải trọng
tĩnh.
II . Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc
Áp dụng như đối với hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.
III . Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc
- Vật liệu : Thép tấm (9 x 40 x 150) mm x 1 tấm . (9 x 75 x 150)mm x 1
tấm, que hàn φ 4
- Thiết bị và dụng cụ : Bộ bảo hộ lao động , bộ dụng cụ làm sạch, ampe
kế, thước đo kiểm mối hàn
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. Chuẩn bị
- Làm sạch bề mặt vật hàn
- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 175 A
2 . Hàn đính
- Gá vật hàn dạng liên kết chữ T
- Hàn đính tại hai đầu vật hàn sao cho không gây ảnh hưởng tới quá trình
hàn
- Đặt vật hàn trên bàn hàn ở vị trí ngang
3. Gây hồ quang
- Gây hồ quang cách điểm đầu đường hàn (10 ~ 20)mm , sau khi phát
sinh hồ quang thì đưa quay trở lại điểm đầu đường hàn để hàn
- Bắt đầu hàn sau khi hồ quang cháy ổn định
4. Tiến hành hàn
- Điều chỉnh cho que hàn nghiêng góc 450 so với bề mặt vật hàn và
nghiêng góc (75 ~ 80)0 so với hướng hàn
- Không chuyển động ngang que hàn
- Kích thước cạnh hàn đông đều trên xuốt chiều dài mối hàn
- Điều chỉnh cho hồ quang luôn chĩa vào phía phần đầu của bể hàn
5. Ngắt hồ quang:
Rút ngắn chiều dài hồ quang và ngắt nhanh
6 . Nối mối hàn
- Làm sạch tại chỗ nối
- Gây hồ quang cách chỗ nối khoảng 20 mm sau đó đưa quay trở lại tại vị
trí nối
- Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rãnh hồ quang và hàn tiếp
7. Lấp rãnh hồ quang
- Rút ngắn chiều dài hồ quang và ngắt thật nhanh
- Dùng phương pháp hồ quang ngắt để điền đâỳ rãnh hồ quang tại điểm
cuối đường hàn
- Hàn lặp lại liên tục cho đến khi kim loại điền đầy rãnh hồ quang
8 . Kiểm tra
- Hình dạng mối hàn (Bề rộng mối hàn , chiều cao mối hàn và vảy hàn)
- Điểm đầu và điểm cuối đường hàn
- Khuyết cạnh và chấy tràn
- Biến dạng vật hàn
- Kích thước cạnh hàn (Đo bằng thước đo kiểm mối hàn)
V. Bản hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
bước thực hiện
công việc
1. Chuẩn bị
- Phôi được chuẩn bị đúng theo yêu cầu về kích thước, mép hàn
được chuẩn bị đúng theo yêu cầu kĩ thuật.
- Máy hàn và các dụng cụ bảo hộ lao động được chuẩn bị đúng
theo yêu cầu an toàn lao động.
2. Hàn đính
- Mối hàn đính đảm bảo ngấu, không quá lớn, Khoảng cách giữa
3. Gây hồ quang
4. Tiến hành hàn
5. Ngắt hồ quang
6. Nối mối hàn
7. Lấp rãnh hồ
quang
8. Kiểm tra
các mối đính đảm bảo đúng theo yêu cầu.
- Sau khi đính phôi được nắn sửa thẳng, phẳng và gõ sạch xỉ.
- Điểm bắt đầu gây hồ quang cách điểm bắt đầu hàn theo đúng yêu
cầu kĩ thuật
- Đảm bảo bề mặt kim loại vật hàn không bị ảnh hưởng.
- Sau khi kết thúc đường hàn gõ xỉ và đánh giá quá trình hàn thông
qua chất lượng mối hàn.
- Tại điểm ngắt hồ quang bể hàn không bị kéo dài.
- Tại vị trí nối mối hàn kim loại không bị gồ cao hoặc hụt, đảm
bảo kích thước chiều rộng mối hàn.
- Kim loại bồi phải điền đầy phần cuối của bể hàn.
- Gõ sạch xỉ và tiết hành đánh giá tổng thể bài thực hành của từng
học viên thông qua kết quả của bài tập đối chiếu với mục tiêu của
bài nếu đạt 60% yêu cầu là đạt điểm 5.
BÀI 9: Hàn chồng mý
I . Mở đầu :
- Trong kết cấu hàn một số chi tiết cần tăng độ cứng vững cho chi tiết tại
các vị trí mối nối người ta sử dụng mối hàn chồng mý.
- Mối hàn chồng mý thực tế cũng ít được sử dụng vì tốn kém vật tư và
tăng khối lượng của chi tiết nhưng nó được sử dụng trong những trường hợp
tại vị trí mối nối hàn cần được tăng cường.
II . Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc
1. Chuẩn bị kích thước cho mối hàn chồng mý.
Sự chuẩn bị được biểu diễn qua hình vẽ sau
2. Kĩ thuật hàn chồng mý.
Thực tế đây là một mối hàn góc, góc độ của que hàn cũng như đối với
hàn góc ở vị trí hàn ngang nó cũng phụ thuộc vào chiều dày vật hàn mỗi tấm
quyết định.
III . Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc
- Vật liệu : Thép tấm (5 x 40 x 150) mm x 2 tấm, que hàn φ3,2
- Thiết bị và dụng cụ : Bộ bảo hộ lao động , bộ dụng cụ làm sạch,
ampekế, thước đo kiểm mối hàn
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. chuẩn bị dụng cụ.
- Làm sạch bề mặt vật hàn
- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 175 A
2. Chuẩn bị phôi.
- Phôi được tiến hành làm sạch hết các tạp chất trên bề mặt.
- Phôi được nắn thẳng và phẳng.
3. Gá đính phôi.
- Khoảng cách giữa các mối đính đảm bảo yêu cầu các mối đính không
quá lớn gây ảnh hưởng đến quá trình hàn.
4. Tiến hành hàn.
- Góc độ que hàn phải đảm bảo yêu cầu.
- Chiều dài hồ quang phải ổn định trong quá trình hàn.
- Tốc độ di chuyển que hàn phù hợp với nhiệt độ và chiều dày mối hàn.
- Dao động que hàn đảm bảo đạt được chiều rông mối hàn theo yêu cầu.
V. Bản hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
các bước
thực hiện
công việc
1. chuẩn bị Dựa trên điều kiện thực tế của công việc để đánh giá sự chuẩn
dụng cụ.
bị của từng học viên.
2. Chuẩn bị Chuẩn bị được phôI đảm bảo 90% đúng theo yêu cầu của chi
phôi, chọn tiết với độ dung sai cho phép là 5mm và chọn được cường độ
chế độ hàn. dòng điện hàn theo chiều dày vật liệu.
3. Gá đính Phôi được gá đính đúng theo yêu cầu thực tế của chi tiết và
phôi.
đảm bảo độ dung sai cho phép với mức tối thiểu.
4 Tiến hành Đường hàn đảm bảo đúng kích thước chiều cao, chiều rộng với
hàn.
dung sai cho phếp là 1,5mm, các vẩy hàn xếp tương đối đều,
đầu và cuối đường hàn đảm bảo độ ngấu, không cháy cạnh.
BÀI 10: Hàn trên mặt phẳng đứng
không vát mép
I . Mở đầu :
Khi gia công lắp ráp một số chi tiết mà ta không thể đưa về vị trí hàn
bằng để hàn được người ta sử dụng hàn trên mặt phẳng hàn đứng. Mối hàn
trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép áp dụng cho những chi tiết có chiều
dày tương đối, các chi tiết chị tải trọng ở mức trung bình. Vì vậy, hàn trên
mặt phẳng hàn đứng là mối hàn mà trục đường hàn song song với mặt phẳng
hàn đứng. Loại mối hàn ở vị trí hàn đứng khó thao tác hơn do lượng kim loại
nóng chẩy luôn có xu hướng rơi theo trọng lực của giọt kim loại vì vậy
chúng phụ thuộc vào hai yếu tố sau: chế độ hàn, thao tác hàn.
II . Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc
1. Chuẩn bị mép hàn và các kích thước của mối hàn trên mặt phẳng hàn
đứng không vát mép.
Sự chuẩn bị được biểu diễn que hình vẽ:
2. Kĩ thuật trên mặt phẳng hàn đứng.
- Hàn trên mặt phẳng hàn đứng còn gọi là hàn leo, thao tác tương đối khó
khăn vì kim loại chẩy chịu tác dụng của trọng lực mà rơi xuống. Để khắc
phục hiện tượng trên ta có thể áp dụngmột số phương pháp sau:
- Khi hàn đứng giáp mối tính theo bên phải, bên trái của que hàn đều là
góc 900, với mặt phẳng đứng tạo thành một góc từ (60 ~ 80)0.
- Dùng loại que hàn có đường kính nhỏ (không quá 5mm) với vỏ bọc
mỏng, dòng điện hàn nhỏ hơn so với hàn ở vị trí hàn bằng từ (10 ~ 15) %.
- Dùng hồ quang ngắn để hàn nhằm rút bớt khoảng cách giọt kim loại
chảy vào vùng nóng chảy.
- Căn cứ vào đặc điểm loại đầu nối chọn cách đưa que hàn thích hợp. Hàn
đứng có thể vát cạnh hay không vát cạnh, cách đưa que hàn tốt nhất là theo kiểu
bán nguyệt hoặc răng cưa.
III . Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc
Vật liệu: Thép tấm (9x125 x150)mm. Que hàn φ 4
Thiết bị dụng cụ : Quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động, dụng cụ làm
sạch, dụng cụ đo
IV . Quy trình thực hiện công việc
1. Công tác chuẩn bị
- Gá vật hàn vào đồ gá hàn ở vị trí thẳng đứng
- Đặt vật hàn sao cho thấp hơn mắt người thượ hàn khoảng 50mm
- Làm sạch bề mặt kim loại bằng bàn chải sắt
2. Tư thế hàn
- Đặt dây hàn lên vai
- Chân đứng rộng bằng vai giữ tư thế ổn định
3. Gây hồ quang
- Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (110 ~ 130)A
- Giữ que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn
- Gây hồ quang cách điểm bắt đầu hàn từ (10 ~ 20)mm về phía trước, sau
đó di chuyển nhanh về điểm bắt đầu hàn để hàn
4. Thực hiện đường hàn
- Giữ que hàn tạo một góc từ (70 ~ 80)0 so với bề mặt kim loại hàn về
phía ngược với hướng hàn
- Dùng cả cánh tay để di chuyển que hàn sang hai cạnh của đường hàn
- Khi di chuyển que hàn dừng lại một chút ở hai bên cạnh của đường hàn
- Chiều rộng chuyển động ngang đầu que hàn không được vượt quá 3 lần
đường kính của que hàn
- Giữ bước tiến đều và hợp lý, sao cho đường hàn sai trùm nửa lên đường
hàn trước
- Trong quá trình hàn, luôn giữ hồ quang ở phía trước của xỉ
5. Kiểm tra
- Kiểm tra bề mặt và hình dang vảy mối hàn
- Kiểm tra chiều rộng mối hàn
- Kiểm tra sự đồng đều của chiều cao phần đắp
- Kiểm tra phần bắt đầu và phần kết thúc của mối hàn
- Kiểm tra khuyết tật, khuyết cạnh, chẩy xệ hoặc không ngấu của mối
hàn
V. Bản hướng dẫn thực hiện công việc
Trình tự các bước
Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện
thực hiện công việc
1. Công tác chuẩn bị Chuẩn bị đúng đủ đạt ít nhất 90% yêu cầu của chi tiết
cần gia công hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát
mép.
2. Tư thế hàn
Đảm bảo thao tác thoải mái thuận tiện.
3. Gây hồ quang
Đúng theo yêu cầu kĩ thuật.
4. Thực hiện đường Mối hàn không chảy xệ, các vẩy hàn xắp xếp tương
hàn
đối đều nhau.
5. Kiểm tra
Đánh giá tổng thể theo mục tiêu và yêu cầu kĩ thuật
mài bài tập cần thực hiện.
BÀI 11: Hàn trên mặt phẳng đứng
có vát mép
I . Mở đầu :
Khi hàn trên mặt phẳng hàn đứng đối với những chi tiết có chiều dày lớn,
chi tiết làm việc trong môi trường chịu tải trong lớn người ta sử dụng
phương pháp gia công vát mép. Vì vậy, hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát
mép là hàn những mối hàn nằm trong góc từ 60 0 ~ 1200 theo phương bất kĩ,
trừ phương song song với mặt phẳng hàn ngang với nhưng chi tiết có chiều
dày vật liệu lớn và đòi hỏi làm việc ở môi trường chịu lực tác dụng lớn.
II . Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc
- Phương pháp vát cạnh áp dụng phương pháp vat cạnh như đối với mối
hàn giáp mý vát cạnh chữ V.
- Chọn chế độ hàn và kĩ thuật hàn như với hàn trên mặt phẳng hàn đứng
không vát mép.
III . Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc
- Vật liệu : Thép tấm (9 x 125 x 150)mm x 2 tấm, que hàn φ 4