Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình xử lí chất thải nguy hại bằng công nghệ lò đốt tại cty môi trường xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.73 KB, 37 trang )

Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

MỤC LỤC

1

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

-

-

-

Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi
con người và mỗi quốc gia, là nền tảng của sự tồn tại và pháp triển bền vững của xã
hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng đều diễn ra trong môi trường và vì thế nó
có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn
cầu và tốc độ công nghiệp hóa – đô thị hóa đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi
trường. Những tổn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một
trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả
nhất cho môi trường của Trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan
giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết,


đòi hỏi chúng ta có những biện pháp giải quyết triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế,
mức sinh hoạt của người dân càng nâng cao thì lượng chất thải trong đó có chất thải
nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và
sức khỏe con người. Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường
trầm trọng mà quốc gia nào cũng phải tìm cách để ứng phó cũng như giải quyết. Công
tác quản lý chất thải nguy hại là mội vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang được cả thế
giới quan tâm, bởi tất cả các quốc gia đều nhận thức được rằng: nếu không có các biện
pháp quản lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả không
thể lường trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải gánh chịu.
Vì vậy,để phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường các cơ quan quản
lý nhà nước đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đã ban hành một số chính
sách cụ thể như sau:
Điều 36 trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam quy định các vấn đề bảo vệ môi
trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Ngày 9/8/2002, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra quyết định số
62/2002/QĐ-BKHCNMT về ban hành Quy chế Bảo vệ Môi trường khu công nghiệp.
quy chế bao gồm 10 chương, 53 điều, được áp dụng với tất cả các tổ chức, cá nhân
người Việt Nam hoặc Nước ngoài khi thực hiện triển khai các hoạt động liên quan đến
khu công nghiệp(KCN) ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các hoạt động tiêu
cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng do khu công nghiệp gây ra.
Ngày 14/04/2011, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường
ngày 29/11/2005 ban hành thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về Quản lý chất
thải nguy hại.
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

2

Khoa: Môi Trường



Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

Cùng với sự phát triển của xã hội, đã có rất nhiều nhà máy xử lí chất thải được
hình thành nằm đáp ứng nhu cầu xử lí rác thải của xã hội, trong đó có Công ty TNHH
Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Môi Trường Xanh đã góp phần không nhỏ trong công
tác thu gom, vận chuyển và xử lí CTNH trên toàn khu vực miền Bắc.
2. Mục đích thực tập
- Mục đích chung:
Tìm hiểu về hoạt động thu gom, phân loại, xử lý và vận chuyển CTNH của Công
ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi Trường Xanh
-

Mục đích cụ thể:
Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ đốt của Công ty TNHH Sản
xuất Dịch vụ Thương mại Môi Trường Xanh

Nội dung thực tập
Tìm hiểu chức năng, tổ chức, nhiệm vụ của công ty
Các hoạt động quản lí chất thải rắn, thu gom, vận chuyển và Xử lý tại công ty
Nhận xét đánh giá, ưu điểm, nhược điểm của hiện trạng vận chuyển và xử lý chất thải
của công ty.
4. Phương pháp thực tập
- Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu thông tin qua các tài liệu của công ty.
- Phương pháp chuyên gia: tìm hiểu thông tin qua sự hướng dẫn của nhân viên, kỹ
sư,...trong công ty.
- Phương pháp thực địa: tiếp cận thực tế mô hình vận chuyển chất thải từ các khu công
nghiệp, khu chế xuất cũng như mô hình thu gom rác ở những nơi nhỏ lẻ...đến nơi xử
lý.

- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: tập hợp xử lí thông tin và viết báo cáo.
5. Chương trình thực tập
Tìm hiểu quy trình xử lý CTNH bằng phương pháp lò đốt
- Sơ đồ công nghệ của lò đốt
- Quy trình vận hành lò đốt
- Hiểu thêm về những hệ thống nào hợp thành một lò đốt
- Sản phẩm sau khi đốt chất thải.
3.
-

Chương I:

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG XANH
1.1.

Lịch sử thành lập và phát triển của công ty
Tên công ty : Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi Trường Xanh.
+Địa chỉ văn phòng: Lô 15 – KCN Nam Sách, phường Ái Quốc, thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.
+Điện thoại: 03203751056.
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

3

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX


+Fax: 03203751250.
+E mail:
+Địa chỉ nhà máy: Lô 15 – KCN Nam Sách, phường Ái Quốc, thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.
Các hướng tiếp giáp như sau:
• Phía Bắc: giáp sông Bến Gạch
• Phía Đông: giáp lô đất 22
• Phía Nam: giáp công ty OKAMOTO
• Phía Tây: giáp đường giao thông nội khu
Quá trình xây dựng và phát triển
Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi trường Xanh được cấp giấy
phép kinh doanh 2004. Nhưng các hoạt động tiêu hủy và vận chuyển CTNH bắt đầu từ
tháng 1/2007. Trong quá trình vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại, chất
thải công nghiệp, Công ty luôn quan tâm đến vấn đề môi trường xung quanh. Công ty
đã tiến hành cộng tác với các đơn vị chuyên môn như (Trung tâm quan trắc – Phân tích
Môi Trường - Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Hải Dương; Viện Hàn lâm khoa học và
công nghệ Việt Nam - Viện Công nghệ môi trường) quan trắc chất lượng không khí,
nước thải trong khu vực sản xuất công ty, các loại chất thải cần xử lý tương ứng với
kết quả kiểm tra được. Đến nay, công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
giấy phép vận chuyển, xử lý trên địa bàn toàn quốc.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

4

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX


Cơ cấu tổ chức

1.2.

Hội đồng thành viên (chủ tịch)
(
Ban giám đốc (giám đốc)

(

Phòng
Bộ phận tái chế
Phòng đầu tư dự
án tổ chức-hành chính
Phòng kinh doanhPhòng kế toánPhòng kế hoạch-kỹ thuật

Tổ chăm sóc khách hàngĐội xe

Xưởng sản xuất

Bộ phận xử lý nước Tổ đốt lò

Bộ phận tạp vụ Tổ bảo vệ Bộ phận cấp dưỡng

Kho phế liệu

Kho chất thải

Nhiệm vụ và chức năng của công ty


1.3.

Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, chất thải công
nghiệp.
1.4.
1.4.1.

1.4.2.
+
+

Tiêu hủy hàng hóa, nguyên vật liệu, dược phẩm.
Dịch vụ lập hồ sơ báo cáo tác động môi trường.
Tư vấn về môi trường.
Cho thuê kho bãi
Các vấn đề liên quan tới môi trường từ hoạt động của nhà máy.
Tác động tới môi trường nước.
Nước thải từ hoạt động xử lý khí thải lò đốt: khi hoạt động khói lò sinh khí bụi và
các khí độc gây ô nhiễm môi trường, để đảm bảo chất lượng không khí công ty đã xây
dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo về môi trường, hệ thống thoát nước mưa và
nước thải riêng biệt.
Tác động tới môi trường không khí
Các chất gây ô nhiễm không khí:
Bụi tổng số (bao gồm cả bụi do đốt dầu và bụi kim loại…)
Các chất vô cơ.
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

5

Khoa: Môi Trường



Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

Chủ yếu do hoạt động của lò đốt sinh ra các khí thải độc hại như: CO, NOx, SO2,
bụi, … Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý khí thải hiện đại với các tháp hấp thụ hơi
axit, tháp than hoạt tính, xyclon lọc bụi,… để làm giảm tối đa nồng độ các chất ô
nhiễm, nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh.
1.4.3. Tiếng ồn.
Khi hoạt động phân loại, xử lý chất thải có phát sinh tiếng ồn, Công ty cũng đã
có biện pháp giảm thiểu khắc phục như: thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc
để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh; trang bị bảo hộ lao động cho người công nhân trực
tiếp sản xuất bao gồm: quần áo bảo hộ, giầy, găng tay, mũ, khẩu trang...
1.5.
Các hạng mục của nhà máy
Bảng 1.5.a: Các khu vực chức năng trong nhà máy
STT

Hạng mục

Chức năng

1

Khối văn phòng

Lưu trữ hồ sơ, làm các công việc văn phòng

2


Khu tiếp nhận và Tiếp nhận,phân loại và lưu trữ chất thải
lưu trữ chất thải

3

Khu xử lí chất thải

Khu vực xử lí chất thải (bao gồm các hệ
thống xử lí chất thải hiện có của công ty)

4

Kho thiết bị vật tư

Nơi lưu trữ các thiết bị vật tư phục vụ cho
quá trình hoạt động của nhà máy

5

Nhà bảo vệ

Nơi làm việc của đội bảo vệ

6

Nhà nghỉ trưa cho Nơi nghỉ trưa cho cán bộ công nhân viên của
nhân viên
nhà máy

7


Nhà ăn

Nấu ăn và phục vụ ăn uống cho toàn thể
công nhân viên.

8

Nhà để xe

Nơi để xe của nhân viên

Khu xử lí chất thải:
+
+
+

Khu đốt chất thải rắn (lò đốt 02 cấp)
Khu xử lí nước thải
Khu xử lí sắt dính dầu.
Bảng 1.5.b: Cơ sở vật chất từ nhà máy của công ty
STT

Tên thiết bị

Số lượng

Công suất

1


Lò đốt

02

1tấn/h và 200kg/h

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

6

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

+

Buồng đốt

+

Hệ thống giải nhiệt

+

Hệ thống hấp thụ rửa khói

2


Hệ thống xử lí nước thải
+

Bể điều hòa( lắng 1)

+

Bể tuyển nổi

+

Bể phản ứng

+

Xyclo phản ứng

+

Sân phơi bùn, máy ép bùn

01

3

Hệ thống xử lí sắt dính dầu

01

4


Xe tải

20 cái

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

7

6m3/h

8 tấn

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

Chương II:

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2. Lý thuyết về chất thải nguy hại
2.1.1. Định nghĩa về chất thải nguy hại
- Theo UNEP

Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tính
hóa học, hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy
hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải
khác.
Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:

+ Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại, nhưng không bao gồm trong định
nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lí và kiểm soát chất phóng xạ theo quy ước,
điều khoản, qui định riêng.
+ Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất thải nguy
hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở một số quốc gia đã sử
dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt.
- Theo luật bảo vệ môi trường
CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ
lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (khoản 11, điều 3, chương 1 Luật
Bảo vệ môi trường 2005).
QLCTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân
định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH
(khoản 1, điều 3, chương 1 thông tư 12/2011/ TT-BTNMT).
2.1.2. Đặc tính của chất thải nguy hại
- Chất thải có khả năng gây cháy: chất thải có nhiết độ bắt cháy < 60 oC, chất có thể
cháy do ma sát, tự thay đổi về hóa học. Những chất gây cháy thường gặp là xăng, dầu,
nhiên liệu, ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như benzen, etybenzen,
toluen, hợp chất hữu cơ chứa clo...
- Chất có hoạt tính hóa học cao: Các chất dễ dàng chuyển hóa hóa học; phản ứng mãnh
liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiểm năng gây nổ với nước; sinh các
khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với
môi trường axit, dễ nổ hay tiêu hủy hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị
cấm.
- Chất có tính ăn mòn: là những chất trong nước tạo môi trường pH <3 hay pH>12,5;
chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường găp là chất có tính axit hoặc bazo...
- Chất có tính độc hại: Những chất thải mà bản thân nó có tính độc đặc thù được xác
định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần trong các pha hơi, rắn
và lỏng. Khi có thành phần hóa học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì chất thải đó
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn


8

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

được xếp vào loại chất thải nguy hại. Chất độc hại gồm: các kim loại nặng như thủy
ngân, cadmium, asenic, chì và muối của chúng; dung môi hữu cơ như tuloen, benzen,
axeton, cloroform....; các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hóa chất
nông nghiệp...); Các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích lũy trong mô
mỡ thì sẽ gây bệnh ( PCBs; Poly Chlorinated Biphenyls)
- Chất có khả năng gây ung thư và đột biến gen: Dioxin (PCDD), asen, cadmium,
benzen, các hợp chất hữu cơ chứa clo...
2.1.3. Phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính
Theo phụ lục 8 kèm theo của Thông tư số Số: 12/2011/TT-BTNMT ngày 14
tháng 4 năm 2011, chất thải nguy hại phát sinh từ 19 nhóm:
1) Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.
2) Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ..
3) Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ.
4) Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.
5) Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
6) Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh.
7) Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạp hình kim loại và các vật liêu khác.
8) Chất thải từ qua trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ
(sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
9) Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10) Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11) Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).
12) Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp.

13) Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
14) Chất thải từ ngành nông nghiệp.
15) Thiết bị, phương tiên giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động
phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
16) Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
17) Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải ding môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất
đẩy (propellant).
18) Các loại bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19) Các loại chất thải khác.
2.1.4. Phân loại theo đặc tính của chất thải.
Trên thực tế, có nhiều hệ thống phân loại chất thải nguy hại. Hệ thống phân loại
theo tiêu chuẩn Việt Nam phân loại theo các đặc tính của chất thải, TCVN 6706:2009
chia thành 7 nhóm như sau:
Bảng 2.1: Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009.
ST
T


số Nhóm loại
BASEL

1

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

Mô tả tính chất nguy hại

Chất thải dễ bắt lửa, dễ
cháy.
9


Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

1.1

H3

1.2

H 4.1

Chất thải lỏng dễ cháy
Chất thải dễ cháy

Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt
cháy <60 oC
Chất thải không là chất lỏng,
dễ bốc cháy khi bị ma sát
trong điều kiện vận chuyển,
khi bị ẩm, bị ướt thì xảy ra tự
phản ứng và bốc cháy, cháy ở
nhiệt độ và áp suất khí quyển.

1.3

H 4.2


Chất thải có khả năng tự bốc
Chất thải có thể tự cháy do tự noáng lên trong
điều kiện vận chuyển bình
cháy
thường, hoặc tự nóng lên do
tiếp xúc với không khí và có
khả năng bốc cháy.

1.4

H 4.3

Chất thải khi gặp nước, tạo
Chất thải tạo khí dễ phản ứng giải phóng khí dễ
cháy hoặc khí tự cháy
cháy

2

H8

Chất thải gây ăn mòn Chất thải (bằng phản ứng hóa
(AM).
học) gây ra sự ăn mòn khi tiếp
xúc với vật dụng, bình chứa,
hàng hóa hoặc mô sống của
động vật, thự vật.

21


Chất thải lỏng có pH ≤ 2
Chất thải có tính axit.

2.2

3

Chất thải thể lỏng có thể ăn
mòn thép với tốc độ >
Chất thải có tính ăn
6,35mm/năm ở nhiệt độ 55 OC
mòn
H1

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

Chất thải dễ nổ (N)

10

Là chất rắn hoặc lỏng hoặc
hỗn hợp rắn-lỏng tự phản ứng
hóa học tạo ra nhiều khí, nhiệt
độ và áp suất có thê gây nổ

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX


4

Chất thải dễ bị oxi hóa
(OH)

4.1

H 5.1

Chất thải có chứa clorat,
Chất thải chứa tác penmanganat, peoxyt vô cơ,
nitrat và các chất oxy hóa
nhân oxy hóa vô cơ
khác khi tiếp xúc với không
khí, khi tích lũy oxy thì kích
thích cháy các chất hoặc vật
liệu khác.

4.2

H 5.2

Chất thải hữu có có cấu trúc
Chất thải chứa peoxyt phân tử - O – O - không bền
với nhiệt độ nên có thể bị
hữu cơ
phân hủy và tạo nhiệt nhanh.

5


Chất độc hại cho
người và sinh vật (Đ)

5.1

H 6.1

Chất thải có chứa chất độc có
thể gây tử vong hoạc tổn
Chất thải gây độc cấp
thương trầm trọng khi tiếp
tính.
xúc qua đường tiêu hóa, hô
hấp hoặc qua da.

5.2

H 11

Chất thải có chứa các chất gây
ảnh hưởng độc chậm hoặc
Chất thải gây độc
mãn tính, hoặc gây ung thư do
chậm hoặc mãn tính
tiếp xúc qua đường tiêu hóa,
hô hấp hoặc qua da.

5.3

H 10


Chất thải chứa các thành phần
mà khi tiếp xúc với không khí
Chất thải sinh ra khí
hoặc tiếp xúc với nước thì giải
độc
phóng ra khí độc đối với con
người hoặc sinh vật

6

H 12

Chất thải độc hại cho Chất thải chứa các thành phần

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

11

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

7

H 6.2

hệ sinh thái (ĐS)


mà có thể gây ra tác đong có
hại nhanh hoặc từ từ đối với
môi trường thông qua sự tích
lũy sinh học hoặc gây ảnh
hưởng tới hệ sinh vật.

Chất lây nhiễm bệnh.

Chất thải có chứa các vi sinh
vật sống hoặc độc tố của
chúng, được biết hoặc nghi
ngờ là có mầm bệnh có thể
gây bệnh cho người và cho
gia súc.

2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại.
a) Các đường ảnh hưởng của CTNH đến cơ thể con người.

CTNH có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, tiếp xúc
trực tiếp qua da, mắt và có thể qua đường tiêu hóa, từ đó gây tác động bất lợi đến sức
khỏe con người.
Ví dụ đối với Pb: Bản thân Pb nguyên chất thưòng khó gây độc, xâm nhập vào cơ
thể dưới dạng hòa tan và ôxit chì thăng hoa.
Gây ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp máu, làm phá vỡ hồng cầu, ức chế một số
enzim quan trọng gây xuất hiện các tụ đen ở mắt, răng lợi.
Ngoài ra khi nồng độ Pb trong máu đạt > 0,5 - 0,8 ppm sẽ cản trở sự vận chuyển
ôxy và glucoza. Khi nồng độ Pb > 0,5ppm gây hiện tưọng thiếu máu do thiếu
hêmoglobin. Khi nồng độ Pb > 0,5 - 0,8 ppm gây rối loạn các chức năng gan, thận, phá
hủy não.
- Do có tính chất ăn mòn, dễ cháy nổ nên các CTNH có thể ảnh hưởng trực tiếp

đến sức khỏe, sự an toàn và tài sản của con người.
b) Các triệu chứng khi bị nhiễm chất thải nguy hại.

- Đường tiêu hóa: Khô miệng, tăng tiết nước bọt, kích thích đường tiêu hóa, nôn,
tiêu chảy…
- Đường hô hấp: Người tím tái, thở nông, phù phổi.
- Rối loạn tim mạch.
- Thần kinh cảm giác: hôn mê nhức đầu, chóng mặt, co giãn đồng tử hoặc tăng
giảm thân nhiệt.
- Rối loạn hệ thống bài tiết.
c) Biện pháp phòng ngừa cấp/ cấp cứu

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

12

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

Khi làm việc với CTNH công nhân phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị BHLĐ như: mặt
nạ phòng độc, quần áo BHLĐ, kính an toàn, giầy BHLĐ.
- Gần khu vực làm việc phải có chai nước hoặc nguồn nước sạch dùng để rửa mắt hoặc
vệ sinh toàn bộ người trong trường hợp CTNH dây vào.
- Trong trường hợp công nhân bị nhiễm CTNH thì phải chuyển nạn nhân ra chỗ thoáng
mát để tiến hành các biện pháp sơ cứu phù hợp và chuyển đến bệnh viện.
2.2.
Quản lí CTNH.
Quản lý CTNH là một quy trình bắt đầu từ quá trình phát sinh chất thải đến thải

bỏ chất thải và cuối cùng là quá trình xử lý. Theo thứ tự ưu tiên, một hệ thống quản lý
CTNH hiện nay được sắp xếp như sau:
- Giảm thiểu chất thải, phân loại chất thải tại nguồn.
- Tái sinh, tái sử dụng.
- Xử lý chất thải
2.2.1. Giảm thiểu CTNH tại nguồn.
Giảm thiểu chất thải tại nguồn là các biện pháp cải tiến quản lý và vận hành sản
xuất, thay đổi quy trình công nghệ nhằm giảm lượng chất thải hoặc độc tính của chất
thải. Việc thay đổi quá trình sản xuất có thể là thay đổi nguyên liệu đầu vào, thay đổi
về kỹ thuật công nghệ.
Phân loại chất thải tại nguồn là một khâu quan trọng, vì nó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho những quá trình xử lý tiếp theo.
-

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

13

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

2.2.2. Tái sinh, tái sử dụng.

2.2.3.

2.3.
2.3.1.


-

-

-


-

+

+

Vấn đề tái sinh, tái chế chất thải nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ảnh
hưởng tới môi trường và con người. Về nguyên tắc các hoạt động tái sinh hoặc tái chế
có thể sắp xếp như sau:
- Tái sinh hay tái sử dụng bên trong nhà máy.
- Tái sinh bên ngoài nhà máy
- Bán cho mục đích tái sử dụng.
- Tái sinh năng lượng.
Xử lý CTNH.
Mục đích của việc xử lý CTNH là giảm thiểu độc tính, thay đổi đặc tính, giảm
khối lượng, phân hủy chất thải ra khỏi nguồn nước, không khí hay đất
Thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTNH
Bao bì, thiết bị lưu chứa CTNH.
Bao bì chuyên dụng để đóng gói CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
Toàn bộ vỏ bao bì chuyên dụng có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ,
không phản ứng hóa học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc
thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít
nhất 02 lớp vỏ.

Chịu được va chạm, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá
trình sử dụng thông thường.
Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để đảm bảo ngăn chất thải
rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài.
Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có thành phần nguy hại dễ bay hơi
phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất
cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.
Trước khi vận chuyển, bao bì phải được dán nhãn rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai
màu. Nhãn bao gồm các thông tin sau: Tên và mã CTNH, tên và địa chỉ nơi phát sinh
CTNH, ngày bắt đầu được đóng gói; dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN
6707:2009 về Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa với kích thước tối
thiểu 5 cm mỗi chiều.
Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại.
Các thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với cỡ lớn hơn các bao bì chuyên dụng thông
thường, như các bồn, bể...) để bảo quản CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chung như
sau:
Vỏ có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với
CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết
kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ.
Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng
lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

14

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX
+


-

-

2.3.2.

2.3.3.
+
+

+

+

+
-

-

Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 với
kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và
phai màu.
Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có
nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, biện pháp kiểm
soát nạp đầy tràn để đảm bảo mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu
chứa 10 (mười) cm.
Trường hợp thiết bị lưu chứa CTNH không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì
có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng,
mưa khác và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong

Vận chuyển CTNH.
Để đảm bảo hàng hóa được an toàn trong suốt quá trình vận chuyển thì quá trình
bốc xếp, vận chuyển tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Sự tương thích của hàng hóa.
- Loại phương tiện, tuyến đường và thời điểm.
- Xắp xếp hàng an toàn, bao gói chắc chắn với từng loại hàng.
Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển chất thải nguy hại.
Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chung
như sau.
Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH được
thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
Có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn,
không có khả năng phản ứng hóa học với CTNH; sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng
của lượng CTNH cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệu không
cháy.
Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH bằng vật liệu không
cháy, trừ các thiết bị lưu chứa CTNH với dung tích lớn hơn 05 (năm) m3 thì được đặt
ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH có
cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng
hóa học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp CTNH.
Có rãnh thu chất lỏng về một hố ga thấp hơn sàn để bảo đảm không chảy tràn chất
lỏng ra bên ngoài khi vệ sinh, chữa cháy hoặc có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển xây dựng theo dạng nhà kho phải đáp ứng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4317:86 - Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản thiết kế hoặc tiêu
chuẩn quốc tế tương đương hoặc cao hơn.
Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc
gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện 16 CÔNG BÁO/Số
263 + 264 ngày 12-5-2011 pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng CTNH phát tán ra
ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

15

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH dễ cháy, nổ bảo đảm khoảng cách
không dưới 10 (mười) m với lò đốt, lò hơi và các thiết bị đốt khác.
- CTNH đóng gói trong bao bì chuyên dụng phải được xếp cách tường bao quanh của
khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển ít nhất 50 (năm mươi) cm, không cao quá
300 (ba trăm) cm, chừa lối đi chính thẳng hàng và rộng ít nhất 150 (một trăm năm
mươi) cm. CTNH kỵ ẩm phải xếp trên bục hoặc tấm nâng cao tối thiểu 30 (ba mươi)
cm. Sử dụng thiết bị nâng và có biện pháp chằng buộc tránh đổ, rơi khi xếp chồng các
bao bì ở độ cao hơn 150 (một trăm năm mươi) cm.
- Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thải thuộc đối tượng
quản lý của Công ước Stockholm và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác
(vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT) phải được chứa
trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không xếp chồng
lên nhau.
- Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển phải được trang bị như sau:
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của
pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
- Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò
rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.
- Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết
bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít.

- Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới).
- Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại cố định hoặc bộ đàm).
- Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa).
- Trong từng ô hoặc bộ phận của khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển và trên
từng thiết bị lưu chứa phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH
được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi
chiều; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ hoặc phai
màu.
- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối
thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
2.4.
Các phương pháp xử lí CTNH
2.4.1. Các phương pháp hóa lý
-

Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp vật lý nhằm tách chất nguy hại ra
khỏi chất thải bằng các phương pháp tách pha.
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hóa học nhằm thay đổi tính chất hóa
học của chất thải để nó chuyển về dạng không nguy hại.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

16

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX
-


-

Lọc: lọc là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất khi qua môi trường xốp. các hạt
rắn được giữ lại ở vật liệu lọc. Quá trình lọc có thể thực hiện nhờ chênh lệch áp suất
gây bởi trọng lực, lực li tâm, áp suất chân không, áp suất dư.
Kết tủa: là quá trình chuyển chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hóa
học tạo kết tủa hay thay đổi thành phần hóa chất trong dung dịch, thay đổi điều kiện
vật lý trong môi trường để giảm độ hòa tan của hóa chất, phần không tan sẽ kết tinh.
Phương pháp kết tủa thường được dùng kết hợp với các phương pháp tách chất
rắn như lắng cặn, li tâm và lọc.

Oxy hóa khử: phản ứng oxy hóa khử làb phản ứng trong đó trạng thái oxy hóa của một
chất tăng lên trong khi trạng thái oxy hóa của một chất khác giảm xuống.
- Bay hơi: bay hơi là làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương pháp cấp
nhiệt để hóa hơi chất lỏng. phương pháp này thường dùng trong giai đoạn xử lí sơ bộ
để giảm số lượng chất thải cần xử lí cuối cùng.
- Đóng rắn và ổn định chất thải: đóng rắn là làm cố định hóa học, triệt tiêu tính lưu
động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp vỏ bền vững tạo thành một khối có
tính toàn vẹn cấu trúc cao. Phương pháp này nhằm giảm tính lưu động của chất nguy
hại trong môi trường.
2.4.2. Các phương pháp sinh học.
-

Chất thải nguy hại cũng có thể xử lý bằng phương pháp sinh học ở điều kiện hiếu
khí và yếm khí như chất thải thông thường. Tuy nhiên, bổ sung chủng loại vi sinh vật
phải thích hợp và điều kiện tiến hành được kiểm soát chặt chẽ hơn.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

17


Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

2.4.3. Phương pháp nhiệt (thiêu đốt chất thải).

Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác và áp dụng cho
chất thải có khả năng cháy được, cả chất thải nguy hại rắn, lỏng, khí...
Tùy theo thành phần của chất thải mà khí thải sinh ra có thành phần khác và nhờ
vào sự oxy hóa và phân hủy nhiệt độ, các chất hữu cơ sẽ được hủy độc tính và phá vỡ
cấu trúc, các sản phẩm cháy thông thường được tạo ra là bụi, CO 2, CO, SOx, NOx. Tuy
nhiên viêc thiêu đốt chất thải nguy hại thường tạo tạo ra tỉ lệ % không nhỏ các khí
HCl, HS, Cl2 và một số khí độc hại như dioxin và furan. Như vậy xử lý bằng phương
pháp đốt có các ưu điểm: phân hủy hầu như hoàn toàn chất hữu cơ, nhiệt độ >1500 oC
thì tỷ lệ phân hủy hữu cơ đạt đến 99,9999%; thời gian xử lý nhanh, diện tích công
trình nhỏ, gọn.
Bên cạnh đó phương pháp này có một số nhước điểm: đó là tạo ra khí dioxin và
furan nhất là trong điều kiện đốt không được giám sát chặt chẽ.
Để hạn chế dioxin và furan trong quá trình đốt chất thải nguy hại, chất thải rắn
thì chúng ta phải khống chế nhiệt độ ở lò đốt hai cấp: đối với buồng sơ cấp : 700 –
1000 oC, đối với buồng thứ cấp > 1200 oC. Sau đó khí thải lò đốt sẽ được giảm nhiệt
độ ngay lập tức trước khi cho qua hệ thống xử lí khí thải. thông thường nhiệt độ giảm
xuống còn 120 – 200 oC.
Tuy nhiên trong quá trình thiết kế, xây dựng lò đốt để đảm bảo tính kỹ thuật cũng
như hiệu quả kinh tế Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành QCVN
30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp, quy
định nhiệt độ của của buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp đối với từng loại CTNH
như sau:


GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

18

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

Bảng 2.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt chất thải công nghiệp
T
T

Thông số

Đơn
vị

Giá trị
yêu cầu

1

Công suất của lò đốt(1)

kg/giờ

≥ 100


2

Nhiệt độ vùng đốt sơ cấp(2)

°C

≥ 650

Nhiệt độ vùng đốt thứ cấp
Trường hợp thiêu đốt chất thải không nguy hại (chất
thải thông thường)
3

Trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại nhưng không
chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất
thải nguy hại(3)

≥ 1.000
°C

Trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại chứa các thành
phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại(3)

≥ 1.050

≥ 1.200

4

Thời gian lưu cháy trong vùng đốt thứ cấp


s

≥2

5

Lượng oxy dư (đo tại điểm lấy mẫu)

%

6 - 15

6

Nhiệt độ bên ngoài vỏ lò (hoặc lớp chắn cách ly nhiệt)

°C

≤ 60

7

Nhiệt độ khí thải ra môi trường (đo tại điểm lấy mẫu)

°C

≤ 180

8


Nhiệt lượng tiêu tốn trung bình của nhiên liệu sử dụng
Kcal
để thiêu đốt 01 (một) kg chất thải(4)(5)

≤ 1.000

9

Khả năng hoạt động liên tục (mà vẫn đảm bảo về độ bền
giờ
cơ khí và các thông số kỹ thuật)(5)

≥ 72

Thông thường để năng cao nhiệt độ lò thứ cấp tức năng cao hiệu suất đốt và hiệu
suất xử lý thành phần nguy hại thì cấn chú ý đến các yếu tố sau:
-

Độ kín của buồng đốt thứ cấp
Thể tích của buồng đốt thư cấp
Chế độ của quá trình cháy (tỷ lệ oxy vào) có thể đốt điện.
Việc xáo trộn rác
Hiệu ứng xoáy của buồng đốt.

2.4.4. Phương pháp chôn lấp an toàn CTNH.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

19


Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

-

Chôn lấp là công đoạn cuối cùng không thể thiếu trong hệ thống quản lý chất thải
nguy hại. Chôn lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải nhằm giảm độc tính, giảm khả
năng phát tán chất thải vào môi trường.
Các chất thải nguy hại được pháp chôn lấp vào Bãi chôn lấp cần được đáp ứng
các tiêu chuẩn sau:
Chỉ có chất thải vô cơ (ít hữu cơ).
Tiềm năng rỉ nước thấp.
Không có chất lỏng
Không có chất nổ.
Không có chất phóng xạ
Không có lốp xe
Không có chất thải lấy nhiễm.
Thông thường các chất thải nguy hại được chôn lấp bao gồm

-

Chất thải kim loại có chứa chì
Chất thải có chứa thành phần thủy ngân
Bùn xỉ mạ và bùn kim loại
Chất thải amiang
Chất thải rắn có chứa xyanua
Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại

Cặn từ quá trình thiêu đôt chất thải
Trong quá trình chôn lấp cần kiểm soát được các khả năng xảy ra phản ứng do sự
tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau, các chất khí sinh ra
và nước rò rỉ từ bài chôn lấp ra môi trường xung quanh.
Khi vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải thực hiện các biện pháp quan
trắc môi trường, công việc này cũng hải thực hiện sau khi đã đóng bãi, việc bảo trì bãi
cũng rất quan trọng. Do đó công tác quan trắc bãi chô lấp trong thời gian hoạt động và
sau khi đóng cửa cần phải thực hiện nghiêm túc.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

20

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

Chương III:

CÔNG TÁC XỬ LÝ CTNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG XANH.
Quá trình thu gom – vận chuyển – lưu giữ CTNH
- Chất thải được phân loại tại nguồn từ các công ty khác, sau khi được vận chuyển về
Công ty để xử lý thì phân loại ra làm: tái sử dụng và không sử dụng được.
Không sử dụng được, được đưa vào lò đốt 02 cấp để tiêu hủy.
- Tái sử dụng: các chất thải có dính hóa chất có thể sử dụng lại sẽ được đưa vào tẩy rửa,
vệ sinh bằng các dung dịch hóa chất. Chất lỏng đã được dùng để tẩy rửa còn lại sẽ đưa
vào trạm xử lý nước thải, chất rắn và cặn được đưa quay trở lại lò đốt 02 cấp.
3.1.1. Thu gom đóng kiện

a. Chất thải rắn.
3.1.

Các loại chất thải rắn được chứa trong các bao tải tận dụng lại, nếu các chất thải
trên ở dạng ẩm ướt thì sẽ dùng các bao tải 2 lớp (ngoài là lớp dệt làm bằng vật liệu
nhựa PP hoặc HDPE lớp trong được tráng bằng một lớp LDPE). Sau khi chứa trong
bao miệng bao sẽ được buộc kín lại để tránh mùi của chất thải phát tán ra ngoài. Các
loại chất thải khác nhau khi cho vào trong cùng một bao phải có tính tương thích nhau.
Các thùng đựng hóa chất khi cho vào thùng đựng sẽ được kiểm tra để khẳng định là đã
hết hóa chất bên trong. Nếu còn hóa chất sẽ được cho vào các can nhựa riêng biệt. Các
hóa chất bị hỏng, hết hạn sẽ được giữ nguyên trong các thùng chứa của nó, chờ xử lý
b. Chất thải lỏng.

Sử dụng thùng phi loại 200 lít và thùng 1m3 có nắp vặn chặt để đóng kiện và
được đóng kiện riêng từng loại theo số lượng quy định căn cứ phân loại của chủ nguồn
thải. Các nắp vặn phải vặn chặt bảo đảm không rò rỉ hóa chất ra môi trường, nếu chất
thải nguy hại vẫn còn trong thùng đựng của nó thì vẫn giữ nguyên. Với các chất thải
lỏng có tính ăn mòn (dung dịch HNO3) thì được chứa trong các thùng nhựa. Các loại
chất thải lỏng có số lượng nhiều sẽ được vận chuyển bằng các xe téc chuyên dụng có
nắp kèm bơm hút và bơm đẩy.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

21

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX


3.1.2. Bốc xếp – vận chuyển.
a) Bốc xếp.

Sử dụng xe nâng để nâng hạ xếp các thùng phi nên xe, sau khi sắp xếp xong các
thùng phi sẽ được đai chặt lại với nhau và với xe. Các bao tải chứa chất thải công
nghiệp thì đựơc chuyển lên xe bằng phương pháp thủ công.
Khi xắp xếp hàng hóa lên xe cũng phải chú ý tính tương thích của các loại chất
thải.
b) Vận chuyển.

Điều kiện để vận chuyển đường bộ là phương tiện có thùng kín và phải đảm bảo
đủ điều kiện để tham gia giao thông, vận chuyển CTNH và phải có đầy đủ trang thiết
bị để khắc phục trong trưòng hợp xảy ra sự cố, trên mỗi xe phải có phương tiện phòng
cháy chữa cháy, chống tràn hóa chất như giẻ lau,cát khô… Thùng xe được thiết kế
rãnh thu gom kèm theo thùng thu gom để chống thất thoát, rò rỉ chất thải trong quá
trình vận chuyển.
Dấu hiệu cảnh báo CTNH được dán ở 3 phía của thùng xe theo Tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 6707:2009. Xe chở chất thải phải di chuyển với tốc độ tối đa không hơn
50km/h đồng thời trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên dừng lại kiểm tra sau
mỗi chặng khoảng 100-200km. Tính toán lộ trình sao cho xe chở CTNH không đi qua
các khu vực dân cư vào giờ cao điểm.
Trên xe có gắn hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) để quản lý quá trình hoạt
động của xe:
- Vị trí, thời điểm hoạt động của xe.
- Tốc độ, quãng đường của xe di chuyển.
- Các thao tác vận hành xe: Dừng xe, mở máy, tắt máy...
3.1.3. Lưu giữ CTNH.

Kho lưu giữ của công ty luôn đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật, tuân thủ
theo các quy định về môi trường:

- Kho lưu giữ phải có các điều kiện thích hợp về vị trí, kết cấu và kiến trúc công
trình nhằm loại bỏ các nguy cơ về cháy nổ, có lắp đặt các bình cứu hỏa, vòi cứu hỏa ở
vị trí thuận tiện trong tất cả các kho.
- Kho được trang bị chiếu sáng, quạt thông gió, xây dựng thông thoáng.
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

22

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

- Có nền cao đảm bảo không bị ngập lụt, mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH
được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
- Có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn
mòn, không có khả năng phản ứng hoá học với CTNH.
- Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH.
- Xây tường, vách ngăn để phân chia các ô riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm
CTNH có cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng
phản ứng hoá học với nhau.
- Từng xưởng đều thiết kế rãnh thu chất lỏng để thu chất lỏng về một hố ga thấp
hơn sàn để bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi vệ sinh, chữa cháy
hoặc có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
3.2.
Các phương pháp xử lí CTNH tại công ty
Chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý. Sau đó, dựa theo
thành phần của mỗi loại chất thải, sẽ được tiến hành phân loại, lưu trữ trước khi xử lý.
Các công nghệ xử lý chất thải được áp dụng tại công ty TNHH sản xuất dịch vụ
thương mại Môi Trường Xanh:

3.2.1. Công nghệ đốt chất thải.
Dùng để đốt các chất thải nhiễm các thành phần nguy hại. Đốt là phương pháp
nhằm giảm thiểu các thành phần không cháy hết khi quá trình cháy kết thúc, những
chất vô cơ và chất phóng xạ tương tự như các chất không kiểm soát được như axit, kim
loại, dioxin và furan khi tồn tại ở ở mật độ đáng kể nên sử dụng lò đốt 2 cấp cùng với
các thiết bị như hệ thống giải nhiệt, thiết bị xử lí bụi như cyclon ướt, tháp hấp
thụ,...mục 3.3
3.2.2. Công nghệ xử lý Sắt dính dầu.
Sắt thải dính dầu khi lấy tại các đơn vị về được lưu vào kho lưu giữ riêng. Tại
kho lưu giữ có hố ga thu hồi lượng dầu thừa. lương dầu này được thu gom và đưa vào
lò đốt 2 cấp.
Tiếp theo sắt dính dầu được đựng vào các khay đưa qua bể nhúng có chứa hóa
chất tẩy rửa (gồm dung dịch kiềm...) để loại bỏ khối lượng dầu. các hóa chất có tác
dụng làm giảm độ bám đinh của dầu trên các bề mặt vật liệu. Khi qua bể nhúng hóa
chất thì hầu như toàn bộ dầu bám trên sắt đã được loại bỏ nhưng còn một phần nhỏ
bám trên bề mặt được đưa ra khu vực bơm sịt rửa áp lực cao để loại bỏ hoàn toàn
lượng dầu mỡ còn lại.
Lượng sắt thép sau khi loại bỏ dầu mỡ được đưa lên sân phơi khô và lưu kho.
Toàn bộ lượng nước hóa chất lẫn dầu và nước rửa được đưa lên bể tuyển nổi xử lí
để tách dầu và nước. thiết bị tuyển nổi có tách dụng chính là loại bỏ dầu mỡ, chất rắn
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

23

Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

lơ lửng không có khả năng lắng trong nước thải nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình

tiếp theo.
Đầu mỡ thu gom từ quá trình tẩy rửa được đưa vào lò đốt 2 cấp, nước thải được
đưa vào hệ thống xử lí nước thải.
Sơ đồ công nghệ:
Sắt lẫn dầu

Kho lưu giữ

Dầu thải

Lò đốt

Sắt dính dầu

Bể hóa chất
Nước dẫn dầu

Bể tuyển nổi

Rửa áp lực
Nước thải
Sân phơi
Khu xử lí nước
Sắt sau xử lý

Lưu kho

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

24


Khoa: Môi Trường


Đề tài: Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SXDVTM MTX

3.2.3. Công nghệ xử lí nước thải

Sơ đồ công nghệ
Nước thải lẫn dầu... Bể điều hòa

Thiết bị tuyển nổi

Axit thải, kiềm thải....

Xyclo phản ứng

Bể lắng bậcHệ
II thống xử lý nước thải c

Bùn lỏng
Nước
Dầu, váng bọt
Lò đốt CTNH

Máy ép bùn

Bùn khô

Nước thải sau khi vận chuyển từ các chủ nguồn thải về được lưu giữ riêng, lấy

mẫu phân tích sơ bộ và xử lý trong quy mô Phòng thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm
được áp dụng để xử lý ở quy mô công nghiệp. Công ty lựa chọn hệ thống xử lý nước
thải không liên tục (xử lý theo mẻ) vì tính chất, thành phần các loại nước thải công ty
thu gom về rất khác nhau, lưu lượng cũng không ổn định do phụ thuộc vào tình hình
sản xuất của chủ nguồn thải.
Đối với nước thải lẫn dầu, mỡ được đưa qua xử lý sơ bộ tại hệ thống bể tuyển
nổi. Thiết bị tuyển nổi có tác dụng chính là loại bỏ dầu mỡ, chất rắn lơ lửng không có
khả năng lắng trong nước thải nhằm nâng cao hiệu quả xử lý của quá trình tiếp theo.
Vì vậy chỉ một số loại nước thải lẫn dầu mới đưa qua hệ thống tuyển nổi tách dầu
trước khi xử lý hóa học. Các loại nước thải khác (nước thải axit, nước thải kiềm, dung
dịch thải mạ...) không cần qua thiết bị này.
Nước thải sau khi lắng sơ cấp để loại bỏ bùn cặn được bổ xung hóa chất keo tụ
và dưới tác dụng nâng của những bọt khí dầu, các chất lơ lửng không có khả năng lắng

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn

25

Khoa: Môi Trường


×