Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Báo cáo thực tập : Chuyên đề : Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.58 KB, 118 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ
Khoa Thương Mại – Du Lịch
****
Đề Tài:
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY ASIAN GROUPAGE SERVICES VIETNAM
GVHD : ThS. Trần Hữu Dũng
SVTH : Châu Minh Quân
Lớp : CXN II/1
Niên khóa : 2006 - 2009
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2009
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên cho em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô trường Cao Đẳng
Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt lại cho em những kiến
thức và kinh nghiệm quý báo trong suốt ba năm học tại trường để hôm nay em có
thể vận dụng những kiến thức đó áp dụng vào thực tế và hoàn thành tốt bài báo
cáo thực tập của mình.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường đã tạo những
điều kiện tốt nhất khi học tập tại đây. Đặc biệt cảm ơn thầy Trần Hữu Dũng đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc của công ty TNHH Asian Groupage
Services Việt Nam cùng anh chị Phòng giao nhận, đặc biệt là anh Hà Huy Thắng
đã tận tình chỉ dẫn khi em thực tập tại công ty, giúp em có những kinh nghiệm
thực tế bổ ích vào những kiến thức mà em đã được học tại trường.
Do thời gian thực tập không nhiều và bước đầu đi vào thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ, kiến thức còn rất hạn chế cùng với nhiều lí do khách quan nên chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
anh, chị trong công ty trên bước đường học hỏi và tìm hiểu.


Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Châu Minh Quân
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ GIAO NHẬN
ASIAN GROUPAGE SERVICES VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ASIAN GROUPAGE SERVICES
VIETNAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của Asian Groupage services Vietnam
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH ASIAN GROUPAGE SERVICES
VIETNAM
- Tên giao dịch quốc tế: ASIAN GROUPAGE SERVICES VIET NAM
- Tên viết tắt: AGS Pte, Ltd
- Mã số thuế: 0305168222
- Trụ sở chính: số 8 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1.
- Văn phòng giao dịch và kho tại số 153 Nguyễn Tất Thành, Quận 4.
- Điện thoại:
- Fax:
- Website: www.agsvn.com.vn
Công ty TNHH ASIAN GROUPAGE SERVICES VIỆT NAM được thành
lập vào ngày 26 tháng 11 năm 2007 là công ty có vốn góp với công ty nước ngoài
ASIAN GROUPAGE SERVICES Pte, Ltd (Singapore), hoạt động trong lĩnh vực
giao nhận và vận tải quốc tế (Forwarder).
Công ty TNHH ASIAN GROUPAGE SERVICES VIET NAM được thành
lập theo giấy phép kinh doanh số 411022000108 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp
ngày 29/8/2007. Người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật là: Bà Dương Nữ
Thúy An.
Với vốn điều lệ cuả công ty là: 3,200,000,000 đồng gần bằng 200,000

USD. Bên Việt Nam góp vốn là: 1,632,000,000 đồng tương đương với 102,000
USD chiếm 51% vốn điều lệ bằng tiền mặt. Bên nước ngoài góp vốn là
1,568,000,000 đồng tương đương 90,000USD chiếm 49%.
AGS Việt nam là thành viên của Tập đoàn AGS, có trụ sở chính tại
Singapore và các văn phòng AGS tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Malaysia,
Indonesia, Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…
2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ của AGS Việt Nam
Công ty TNHH ASIAN GROUPAGE SERVICE , chuyên cung cấp các
dịch vụ giao nhận, kho vận, dịch vụ kho bãi container, dịch vụ thông quan hàng
hóa, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa, vận tải hàng hóa toàn cầu bằng đường biển và
hàng không.
Thế mạnh của AGS Việt Nam là thu gom hàng lẽ (LCL), cung cấp dịch vụ
gửi hàng trọn gói từ Việt Nam đi các nước. Trong đó Singapore, Busan, Thái Lan,
Shanghai, Port klang, là các tuyến mạnh nhất của AGS Việt Nam.
Song song với hoạt động gửi hàng, AGS Việt Nam cùng các công ty chi
nhánh, đại lý của Tập đoàn AGS, có tổ chức thêm dịch vụ tổ chức thêm nguồn
hàng thương mại hai chiều cho khách.
Các dịch vụ và lĩnh vực hoạt động của AGS Việt Nam:
- Giao nhận vận chuyển hàng đầy container quốc tế (FCL)
- Chuyên gom hàng và vận chuyển hàng lẻ quốc tế (LCL)
- Giao nhận hàng quá cảnh, giao nhận hàng phi mậu dịch, hành lý cá nhân,
đồ dùng gia đình, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, hàng quảng cáo,
- Dịch vụ giao nhận hàng Door to door,
- Đại lý hàng hải,
- Dịch vụ giao nhận hàng triển lãm công trình, dự án,
- Thực hiện các thủ tục hải quan,
- Đóng gói, dán nhãn, lưu kho hàng hóa, cho thuê kho bãi,
- Các dịch vụ chứng từ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác.
Asian Groupage Services Việt Nam đựơc thị trường biết tới với đội ngũ
nhân viên đông đảo, năng động, chuyên nghiệp cùng thái độ phục vụ tận tình, chu

đáo, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất.
Là một ngành dịch vụ, vì vậy thỏa mãn yêu cầu của khách hàng luôn là
mục tiêu hàng đầu của các công ty đại lý giao nhận xuất nhập khẩu nói chung và
AGS nói riêng. Do đó Công ty Asian Groupage Services Việt Nam luôn định
hướng tất cả các nhân viên phải cố gắng thực hiện theo phương châm : “Sự hài
lòng của khách hàng là mục tiêu của công ty”.
Và công ty cam kết:
- Giao hàng hoá đúng hẹn, giá cả luôn thấp nhất có thể.
- Luôn cải tiến chất lượng dịch vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn, phù hợp
hơn với nhu cầu của quý khách hàng.
- Luôn đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên - đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của công việc.
- Phổ biến đến tất cả nhân viên chính sách này.
Chính sách chất lượng luôn luôn được củng cố và thực hiện một cách tốt
nhất để nâng cao sự cạnh tranh, tạo tiền đề hoạt động tốt, đưa Công ty ngày càng
phát triển vững mạnh.
Vì vậy mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh
doanh luôn được ban giám đốc và toàn thể nhân viên trong Công ty TNHH
ASIAN GROUPAGE SERVICES VIET NAM đặc biệt quan tâm và thực hiện
ngày càng tốt hơn, đó là sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ mà công ty cung
cấp.
3. Nhiệm vụ của AGS Việt Nam
- Trên cơ sở kết quả hoạt động năm vừa qua, từ đó dự đoán khả năng phát
triển nhu cầu của các đối tượng phục vụ trong năm kế hoạch, xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh hằng năm, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh sau khi
đã được Giám đốc công ty phê duyệt.
- Chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
tập quán quốc tế về lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các qui
định về tài chính, tài sản cố định, tài sản lưu động của công ty.

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng cháy chữa cháy trong
khu vực triển khai hoạt động.
- Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên theo chính sách; chế độ hiện hành
của Nhà nước, không ngừng cải thiện điều kiện lao động sinh hoạt của nhân viên.
Có kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ phục vụ chuyên môn cho nhân
viên nhằm phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển của công ty.
4.Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự của công ty:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức nhân sự trong công ty
Nhận xét:
5. Vai trò của các phòng ban:
a. Giám đốc:
- Là người đứng đầu trong công ty, có chức năng điều hành cả công ty.
- Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp
luật, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày.
b. Phòng kế toán – Tài vụ
- Thực hiện nhiệm vụ hoạch toán và thanh toán các chi phí, doanh thu, bảo
đảm nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho công ty.
- Có chức năng tổng hợp số liệu về tài chính giúp cho lãnh đạo nắm rõ tình
hình hoạt động của công ty, để từ đó đề ra phương án kinh doanh thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả họat động của công ty.
- Cung cấp tài chính kịp thời đến các bộ phận khác.
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
GIAO
NHẬN
PHÒNG
HÀNG

XUẤT
PHÒNG
HÀNG
NHẬP
PHÒNG
SALE
MAR-
KETING
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI VỤ
- Lập thống kê kế toán, theo dõi thực hiện tài chính để đề xuất các biện
pháp sử dụng vốn hiệu quả. Cung cấp nhanh, chính xác các thông tin kinh tế
theo quy định của giám đốc.
c. Phòng hàng xuất:
- Với chức năng tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng, từ các bộ phận khác
hay từ ban giám đốc.
- Tư vấn và tìm kiếm khách hàng mới cho bộ phận của mình qua mối quan
hệ và các phương tiện thông tin. Báo giá các lô hàng xuất cho khách hàng dựa
trên bảng giá mẫu của công ty.
- Lưu trữ các hồ sơ liên quan đến nghiệp vụ xuất hàng của mình. Báo cáo
định kỳ hàng tháng với ban giám đốc về tình hình xuất hàng của bộ phận mình.
d. Phòng hàng nhập:
- Tiếp nhận đơn hàng từ đại lý ở nước ngoài qua mail.
- Tìm kiếm khách hàng, đại lý mới qua mail.
- Lưu trữ các hồ sơ có liên quan đến bộ phận mình.
- Báo cáo định kỳ với ban giám đốc về lượng hàng nhập khẩu trong tháng.
e. Phòng giao nhận
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuê hải quan từ các khách hàng và của chính công

ty.
- Tiếp nhận và lưu trữ các công văn, thông tư, quyết định, nghị định từ các
cấp bộ ngành liên quan như: Cơ Quan Hải Quan, Bộ Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn, Bộ Thương Mại, VCCI và các đơn vị kinh doanh khác gởi
đến công ty.
- Thực hiện các nghiệp vụ chứng từ về giao nhận hàng hoá XNK. Phổ biến
các quy định mới nhận được từ các cơ quan ban ngành có liên quan đặc biệt là
cơ quan Hải quan giúp các nhân viên bộ phận mình thực hiện tốt quá trình giao
nhận hàng hoá. Có chức năng lưu trữ hồ sơ, các tài liệu đã và đang sử dụng tại
bộ phận mình.
f. Phòng Sale và Marketing
- Tìm kiếm khách hàng mới và kí kết các hợp đồng dịch vụ.
- Thực hiện công tác quảng bá và chăm sóc khách hàng.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Thuận lợi:
Trong giai đọan cạnh tranh hiện nay, là một doanh nghiệp trẻ nhưng hoạt
động giao nhận vận tải của công ty AGS Việt Nam đang ngày càng phát triển và
tạo được niềm tin cho khách hàng trong và ngoài nước. Có được điều đó là do:
- Bộ máy họat động của công ty đang vận hành rất suôn sẻ. Đội ngũ lãnh
đạo và nhân viên của công ty có tin thần đoàn kết tốt, sẵn sàng hổ trợ nhau trong
công việc để mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ban lãnh đạo trẻ, năng
động, sáng tạo và nhạy bén trước những biến động của thị trường. đây cũng chính
là những người đứng ra thành lập công ty từ những ngày đầu, đã trãi qua những
thăng trầm của Công ty trong suốt thời gian qua, nhờ vậy đã có kinh nghiệm nhất
định trên thị trường này.
- Đội ngũ nhân viên năng động, luôn tích cực trong quá trình cung cấp dịch
vụ và khéo léo trong quá trình giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Đây là một yếu
tố đặc biệt quan trọng, do đó chất lượng của dịch vụ được thể hiện ngay trong quá
trình làm việc của nhân viên.
- Công ty có những dịch vụ với chất lượng tốt nhưng với mức giá “mềm”

hơn so với mức giá chung của những dịch vụ cùng loại do các doanh nghiệp khác
cung cấp trên thị trường.
- Công ty đã có trang web riêng, thông qua trang web này khách hàng sẽ có
được một số thông tin như: sơ lược về công ty, các chi nhánh cũng như những văn
phòng đại diện trong và ngòai nước của công ty để thuận tiện trong việc giao dịch
các dịch vụ mà công ty cung cấp.
- Công ty có trụ sở chính của Asian Groupage Services ở Singapore, cùng
các đại lý ở nhiều nơi trên thế giới giúp cho việc vận chuyển được dễ dàng và có
nguồn thu nhập nhất định từ việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu từ các đại lý bên
nước ngoài.
- Công ty có trụ sở tại TP.HCM, một trung tâm giao dịch quốc tế và công
nghiệp lớn vào bậc nhất cả nước, điều đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
mạnh mẽ trong lĩnh vực này.
- Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế gới(WTO) đã thúc dục Việt
Nam cải tiến hệ thống luật pháp, làm thông thoáng thủ tục hành chính cũng tạo
điều kiện tốt cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Việt Nam tham gia vào các khối kinh tế, các tổ chức trong khu vực và thế
giới tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam thâm nhập vào thị trường
thế giới và ngược lại. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực thương mại và vận
tải. Tham gia vào các tổ chức khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp có điều
kiện khai thác thêm lợi thế của mỗi khối, phát triển thương mại và hàng hải, thu
hut vốn đầu tư nước ngòai, tranh thủ được nguồn vốn và kỹ thuật tiên tiến cho
hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó công ty còn có những khó khăn, hạn chế, bất
cập cần khắc phục:
- Dịch vụ cung cấp của công ty tuy giá cạnh tranh nhưng trong khá nhiều
trường hợp, chỉ tiêu thời gian được đặt cao hơn chi phí. Trong những trường hợp
đó công ty gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp

có thế và lực.
- Mặc dù có trang web riêng nhưng cho đến nay công ty vẫn chưa tận dụng
tốt được trang web này để tăng hiệu quả phụ vụ khách hàng, các giao dịch chủ yếu
là qua điện, fax và email đây là vấn đề hạn chế rất lớn, trong khi các nước khác lại
đang ứng dụng rất mạnh những thành tựu của công nghệ thông tin vào lĩnh vực
này.
- Sự cạnh tranh gây gắt giữa các công ty trong nước và sự xâm nhập mạnh
mẽ của các công ty nước sắp chuẩn bị tràn ồ ạt vào khi Việt Nam chính thức cho
phép các doanh nghiệp giao nhận vận tải đầu tư vào Việt Nam.
- Tỷ giá hối đoái, giá vàng, giá ngoại tệ (chủ yếu là USD) liên tục biến
động thêm vào đó là ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu.
III. PHÒNG GIAO NHẬN
Trong công ty, phòng này có thể coi là quan trọng nhất. Phòng giao nhận
có hơn 10 người. Mỗi nhân viên của phòng được phân công thực hiện các hợp
đồng giao nhận (hàng lẻ, hàng rời, hàng nguyên container), chuyên lo thủ tục Hải
quan, kiểm hóa giao nhận hàng cho một số khách nhất định.
Sơ đồ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG GIAO NHẬN
TRƯỞNG PHÒNG
BỘ PHẬN LÀM
HÀNG NHẬP
BỘ PHẬN LÀM
HÀNG XUẤT
BỘ PHẬN LÀM
THỦ TỤC
HẢI QUAN
CUSTOMER SERVICES
Trưởng phòng giao nhận
Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của phòng, bộ phận giao
nhận. Theo dõi kế hoạch làm hàng của từng lô hàng để đảm bảo việc thực hiện
hợp đồng đúng như nội dung, tiến độ làm hàng, hạn chế thấp nhất những mất mát,

hao hụt hàng hóa xảy ra cũng như kịp thời chỉ đạo giải quyết những khiếu nại của
khác hàng. Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn hàng
hóa trong quá trình giao nhận vận chuyển. Báo cáo giám đốc Công ty về kết quả
và những vướng mắc trong quá trình hoạt động của phòng, bộ phận giao nhận
hàng tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu và chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt
động của các nhận viên trong phòng.
Có quyền hạn trực tiếp điều hành và phân công nhiệm vụ cho các nhân viên
thuộc phòng và bộ phận giao nhận. Giải quyết các công việc thuộc phòng và bộ
phận giao nhận trong phạm vi quyền hạn liên quan đến hàng hóa, giá cả, khách
hàng, tranh chấp, khiếu nại và kịp thời báo cáo lên giám đốc công ty nếu vượt qua
thẩm quyền của mình. Được quyền kí các bản báo giá gồm hàng công trình, dự án,
phương án làm hàng, các biểu mẫu, thông báo, giấy giới thiệu… liên quan đến
hoạt động của phòng và bộ phận giao nhận.
Nhân viên bộ phận customer services
Thông báo, hướng dẫn khách hàng về những nghiệp vụ cần thiết để khách
hàng tiến hành các công việc ban đầu; cho khách hàng biết tình hình hàng vào kho
khi khách hàng yêu cầu.
Nhận những yêu cầu và phản hồi khách hàng để có thể bám sát tình hình,
giúp họ giải quyết nhanh chóng những gút mắt, bất cập
Nhân viên bộ phận làm hàng xuất
Sau khi được trưởng phòng phân công giao nhiệm vụ, bộ phận làm hàng
xuất sẽ tiến hành theo dõi ngày, giờ, địa điểm đóng hàng, chuẩn bị đồ và thiết bị
cần thiết cho việc đóng hàng. Có thể liên lạc với khách hàng để hẹn ngày giờ đóng
hàng nếu đóng hàng trải bãi (chờ hàng tới đóng thẳng vào container), hoặc xem
booking note của từng khách hàng khi khách hàng đưa hàng vào kho, nhân viên
có nhiệm vụ trình danh sách hàng hóa và giấy tờ cần thiết cho kho và yêu cầu
đóng hàng dưới sự giám sát và hướng dẫn của mình. Chịu trách nhiệm về việc hư
hỏng và mất mát hàng hóa sau khi hàng được đóng hàng vào container đến khi
container được xuất đi.
Nhân viên bộ phận hàng nhập

Sau khi có công văn từ phòng hàng nhập, trưởng phòng giao nhận sẽ giao
nhiệm vụ cho bộ phận làm hàng nhập đưa hàng vào kho để chia lẻ cho khách
hàng, hoặc đưa hàng về kho riêng để rút hàng. Nhân viên bộ phận này phải làm
các thủ tục như đối chiếu manifest, lấy lệnh giao hàng và đóng dấu rút ruột hàng
hóa (nếu cần), hoặc làm thủ tục cược container, đóng tiền cho phòng thương vụ
cảng, giao giấy tờ cần thiết cho kho và chịu trách nhiệm giám sát hàng trong quá
trình rút hàng vào kho, kí nhận hoàn tất khi hàng đã được các khách hàng lấy
xong.
Nhân viên bộ phận làm thủ tục hải quan
Bộ phận này chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan khi khách hàng có nhu
cầu làm dịch vụ door to door hoặc làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa, nhập
khẩu hàng hóa. Chịu sự phân công và có trách nhiệm báo cáo về sự cố cho trưởng
phòng giao nhận.
IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ASIAN GROUPAGE SERVICES VIỆT
NAM:
Bảng 1: Tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 4 quý năm 2008
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK
I. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƯƠNG:
1. Dịch vụ giao nhận hàng hóa:
a) Khái niệm:
- Trong mậu dịch quốc tế, hàng hóa cần phải vận chuyển đến nhiều nước
khác nhau, từ nước người bán đến nơi nước người mua. Trong trường hợp đó,
người giao nhận (Forwarder, Transitaire) là người tổ chức việc di chuyển hàng và
thực hiện các thủ tục liên quan đến việc vận chuyển.
- Theo điều 163 của Luật Thương Mại Việt Nam, ban hành vào ngày
23/05/1997, “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại. Theo đó, người
làm nhiệm vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi tổ chức việc vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc

của người làm dịch vụ giao nhận khác.
- Khởi đầu, người giao nhận (A freight forwarder) là một người đại lý hoa
hồng (Commission Agent) thay mặt người xuất nhập khẩu thực hiện các công việc
thông thường như: bốc/dỡ hàng, lưu kho hàng (Storage of goods), sắp xếp việc
vận chuyển trong nước, nhận thanh toán cho khách hàng của mình…Tuy nhiên,
do việc bành trướng mậu dịch quốc tế và do việc phát triển các phương thức vận
chuyển khác nhau trong nhiều năm qua đã kéo theo việc mở rộng phạm vi hoạt
động của dịch vụ giao nhận.
- Cho nên, ngày nay người giao nhận đã đóng một vai trò quan trọng trong
mậu dịch và vận tải quốc tế. Trên bình diện quốc tế, các dịch vụ mà người giao
nhận bao gồm từ các công việc bình thường và cơ bản như : lưu khoang tàu
(Booking of space) hay khai Hải Quan ( Custums clearance) cho đến thực hiện
trọn gói các dịch vụ trong toàn bộ quá trình vận chuyển và phân phối. Không có
một định nghĩa nào về giao nhận được quốc tế thừa nhận.
- Trong nhiều nước, người giao nhận (Freight Forwarder) được gọi bằng
nhiều tên khác nhau như: “Đại lý Hải Quan” (Customs House Agent), “Đại lý
khai Hải Quan” (Cleaning Agent), “Người môi giới Hải Quan” ( Customs
Broker ), “Đại lý gửi hàng và giao nhận” (Shipping and forward agent)… Nhưng
dù có gọi bằng tên gì thì người giao nhận vẫn chỉ là người bán dịch vụ (to sell
services only).
b) Các lợi điểm của dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu
- Khi đã ký kết xong hợp đồng Ngoại Thương, hai bên xuất nhập khẩu phải
tiến hành thực hiện hợp đồng đó. Trong đó, có vấn đề rất quan trọng là làm thủ tục
giao hàng lên tàu nếu xuất khẩu và làm thủ tục nhận hàng từ tàu nếu là nhập khẩu.
- Các thủ tục liên quan đến vấn đề trên như: thuê phương tiện vận tải, đưa
hàng lên cảng, chất hàng lên tàu, hoặc làm thủ tục nhận hàng từ tàu, làm thủ tục
Hải Quan, lưu kho hàng nộp thuế, thuê phương tiện vận tải chở hàng về kho của
công ty…Trên đây là các dịch vụ phức tạp, đòi hỏi phài có trình độ chuyên môn,
nhất là kinh nghiệm. Đặc biệt, đối với hàng chở rời như phân bón, bột mì, xi măng
với số lượng lớn, chở nguyên tàu…Nhờ người giao nhận, các công ty xuất nhập

khẩu sẽ có các lợi điểm sau:
♣ Đối với người xuất khẩu
- Giảm được nhân sự trong công ty, khi việc giao nhận hàng hóa không
thường xuyên và không có giá trị lớn.
- Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng và tiết kiệm được thời gian trong
lúc thực hiện giao nhận hàng với tàu, do không có kiến thức chuyên ngành và kinh
nghiệm so với người giao nhận chuyên sống bằng dịch vụ này.
- Thực hiện việc giao hàng đúng ngày tháng do hợp đồng đã quy định,
tránh việc gây chậm trễ làm người nhập khẩu có lý do yêu cầu giảm giá hàng hoặc
không thanh toán tiền hàng.
- Nếu hàng phải chuyển tải ở một nước thứ ba, người giao nhận đảm trách
việc nhận hàng từ tàu thứ nhất nhất và tìm cách gửi hàng lên tàu thứ hai, để đi đến
cảng cuối cùng của người nhập khẩu, mà người xuất khẩu không phải đại diện tại
nước thứ ba lo việc trên nên đỡ tốn chi phí.
- Người giao nhận do thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên biết rõ
hãng tàu nào có uy tín, cước phí hợp lý, tuổi của tàu, lịch trình đi và đến bảo đảm
đúng thời hạn. Nhằm hạn chế rủi ro đối với hàng so với người xuất khẩu không
chuyên môn về lĩnh vực này.
♣ Đối với người nhập khẩu
- Tương tự như người xuất khẩu, người nhập khẩu giảm bớt được khâu
nhân sự, giảm phí.
- Tránh được nhiều rủi ro khi nhận hàng từ tàu, nhất là đối với hàng rời
như: phân bón, bột mì, xi măng…vì thủ tục nhận hàng phức tạp. Nếu không nắm
vững các thủ tục này, trong trường hợp tàu giao hàng thiếu hoặc dư do tàu bảo
quản không tốt, người nhập khẩu sẽ không biết lập các chứng từ liên hệ như: giấy
chứng nhận hàng giao thiếu; biên bản hàng đỗ vỡ và hư hỏng; mời bảo hiểm giám
định và lập biên bản giám định…sẽ khó khiếu nại đòi tàu bồi thường hoặc đòi
công ty bảo hiểm bồi thường nếu hàng được bảo hiểm.
- Nhận hàng nhanh để giải tỏa kho bãi cũng tránh bị phạt vì lưu kho bãi
cảng quá hạn, đồng thời giúp nhanh chóng có hàng để tiêu thụ trên thị trường.

c) Phạm vi hoạt động của dịch vụ
- Trừ khi chính người gởi hàng, người nhận hàng muốn trực tiếp tham gia
vào bất cứ khâu thủ tục hoặc chứng từ nào, thường người giao nhận thay mặt cho
họ thực hiện vận chuyển hàng thông qua các giai đoạn liên hệ khác nhau. Người
giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua người ký hợp đồng phụ
(sub – contractors), hay các đại lý khác mà họ sử dụng hoặc dùng các đại lý ở
nước ngoài của họ. Các dịch vụ mà người giao nhận đảm trách bao gồm:
♣ Thay mặt người gởi hàng (người xuất khẩu) (consignor / exporter)
Theo các chỉ thị gởi hàng (shipping instructions) của người xuất khẩu,
người giao nhận phải:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải thích hợp.
- Lưu khoang (book space) với hãng tàu đã chọn lựa.
- Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như : giấy chứng nhận hàng của
người giao nhận (Forwarder’s certificate of receipt), giấy chứng nhận vận chuyển
của nhười giao nhận.
- Nghiên cứu các điều khoản của tín dụng thư (Letter of credit) và các quy
định của chính quyền được áp dụng cho việc gởi hàng của nước xuất khẩu, nước
nhập khẩu, cũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào, cũng cần mọi chứng từ cần
thiết.
- Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc này do người gởi hàng thực hiện trước
khi giao hàng cho người giao nhận), có tính đến tuyến đường, phương thức vận
tải, bản chất hàng hóa và các luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, các nước
chuyển tải và nước đến.
- Sắp xếp việc lưu kho hàng hóa (nếu cần).
- Cân, đóng hàng.
- Lưu ý người gởi hàng về nhu cầu mua bảo hiểm và nếu người gởi hàng
yêu cầu, sẽ lo liệu mua bảo hiểm hàng.
- Vận chuyển hàng vào cảng, sắp xếp việc khai Hải Quan, lo các thủ tục
chứng từ liên hệ và giao hàng cho người vận tải.
- Lo việc giao dịch hoái đoái (nếu có).

- Thanh toán chi phí và các phí tổn khác, bao gồm cước phí.
- Nhận vận đơn có ký tên của hãng tàu và giao cho người nhận hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường đi (nếu cần)
- Giám sát việc dịch chuyển hàng trên đường đưa tới người nhận hàng,
thông qua các cuộc tiếp xúc với hãng tàu và đại lý của người giao nhận ở nước
ngoài đối với hàng.
- Ghi nhận các tổn thất hoặc mất mát đối với hàng (nếu có).
- Giúp đỡ người gởi hàng tiến hành việc khiếu nại với người vận chuyển về
tổn thất hàng (nếu có).
♣ Thay mặt người nhận hàng hay người nhập khẩu (On behalf of
consignee or importer)
Theo các chỉ thị giao hàng của người nhập khẩu, người giao nhận phải :
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc chuyển dịch hàng khi người
nhận hàng lo việc vận tải hàng, như nhập theo FOB chẳng hạn.
- Nhận và kiểm soát mọi chứng từ thích hợp liên quan đến việc chuyển
dịch hàng.
- Nhận hàng từ người vận tải và nếu cần, trả cước phí.
- Sắp xếp việc khai Hải Quan và trả thuế, lệ phí và các chi phí khác cho Hải
Quan và các cơ quan công quyền khác.
- Sắp xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần).
- Giao hàng đã làm thủ tục Hải Quan cho người nhận.
- Giúp đỡ người nhận hàng (nếu cần), tiến hành việc khiếu nại đối với hãng
tàu về việc mất hàng hay bất cứ hư hại nào đối với hàng.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng (nếu cần).
♣ Các dịch vụ khác
- Ngoài các dịch vụ đã nêu ở trên, tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng của
mình, người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác phát sinh trong các
nghiệp vụ quá cảnh và các dịch vụ đặc biệt khác như: các dịch vụ gom hàng hay
tập trung hàng (tập trung các lô hàng riêng lẻ lại…); liên hệ đến hàng hóa theo dự
án, các dự án chìa khóa trao tay (cung cấp thiết bị, nhà xưởng…sẵn sàng cho vận

hành) v.v…
- Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu
cầu tiêu dùng, các thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các
điều khoản thương mại thích hợp cần phải có trong hợp đồng Ngoại Thương, mọi
vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của mình.
♣ Các loại hàng hóa đặc biệt
Người giao nhận thường làm dịch vụ các hàng bách hóa bao gồm nhiều
loại rộng lớn như: thành phẩm và các hàng hóa linh tinh khác trao đổi trong mậu
dịch quốc tế. Các dịch vụ đã được phân tích ở phần trên thường được áp dụng đối
với hàng hóa đó, nhưng cũng tùy theo nhu cầu của khách hàng, người giao nhận
cũng có thể làm các dịch vụ khác có liên hệ đến hàng hóa đặc biệt và một số
người giao nhận có thể chuyên làm các dịch vụ trên. Thí dụ về các dịch vụ đó là:
Vận chuyển hàng theo dự án
- Việc này chủ yếu liên quan đến vận chuyển máy móc, thiết bị nặng…để
xây dựng các công trình lớn như: sân bay, nhà máy hóa chất, nhà máy thủy điện,
nhà máy lọc dầu…từ nơi sản xuất đến công trình xây dựng. Việc di chuyển các
hàng hóa này cần được hoạch định cẩn thận để đảm bảo việc giao đúng hạn và có
thể cần phải sử dụng cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ, các loại tàu đặc biệt.
Đây là một lĩnh vực được chuyên môn hóa của người giao nhận.
Triển lãm ở hải ngoại
- Người giao nhận thường được các người tổ chức triển lãm giao cho việc
vận chuyển hàng đến nơi triển lãm ở nước khác. Người giao nhận phải tuân theo
các chỉ dẫn đặc biệt của các người tổ chức triển lãm về hình thức vận chuyển được
sử dụng, về nơi cụ thể làm thủ tục Hải Quan ở nước đến khi giao hàng triển lãm,
về các chứng từ đó.
2. Quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người giao nhận:
a) Quyền và nghĩa vụ:
- Ðiều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và
nghĩa vụ sau đây:
- Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý

khác
- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích
của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của
khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp
đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
- Khi đảm nhận các công việc về vận chuyển hàng hóa, thì phải tuân thủ
các quy định của pháp luật, tập quán chuyên ngành hàng hải.
Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa:
- Người giao nhận có quyền cầm giữ số hàng hóa nhất định và các chứng từ
có liên quan đến hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng và thông báo
bằng văn bảng cho khách hàng.
- Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì
người giao nhận có quyền định đoạt hàng hóa hoặc chứng từ đó theo quy định của
pháp luật, mọi chi phí cầm giữ và định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu.
b) Trách nhiệm của người giao nhận:
Khi là đại lý của chủ hàng
- Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí kết và phải chịu trách nhiệm về
♦ Giao hàng không đúng chỉ dẫn.
♦ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa dù đã có chỉ định.
♦ Thiếu sót trong khi làm thủ tục Hải quan.
♦ Chở hàng đến nơi sai quy định.
♦ Giao hàng cho người không phải là người nhận hàng.
♦ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn thuế
lại.
♦ Những thiệt hại về tài sản và người của bên thứ ba mà người giao

nhận gây nên.
Khi làm đại lý, người giao nhận phải tuân thủ theo những “Điều kiện kinh
doanh tiêu chuẩn” của mình.
Khi là người chuyên chở
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu
độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng
yêu cầu.
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của
người chuyên chở, hoặc của người giao nhận khác mà họ thuê để thực hiện hợp
đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận như thế nào là do
luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng
khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà họ cung cấp chứ không phải là tiền hoa
hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường
hợp họ tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(perfoming carrier) mà còn trong trường hợp phát hành chứng từ vận tải của mình.
Nói cách khác, họ cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người
thầu chuyên chở - contracting carrier).
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng
gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như
người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương
tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ
chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn thường không được áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy
tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành.
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư
hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác

- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình.
II. GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU:
Nguyên tắc:
Việc giao nhận hàng được thực hiện giữa chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy
nhiệm) với người vận chuyển hoặc với cảng. Nếu không lưu kho bãi cảng, chủ
hàng sẽ giao nhận trực tiếp với người vận chuyển (theo các quy định tại chương
V, mục B và E, của bộ luật hàng hải Việt Nam ).
Chủ hàng phải kết toán trực tiếp với người vận chuyển và chỉ thoả thuận
với cảng về địa điểm, thanh toán cước xếp dỡ hàng và các chi phí phát sinh liên
quan đến cảng. Cần lưu ý là hàng qua cảng phải có đầy đủ ký mã hiệu hàng
(markings), trừ các hàng rời, hàng trần giao nhận theo tập quán thương mại. Cảng
không chịu trách nhiệm về việc ký mã hiệu ghi sai hoặc không rõ gây nên lầm lẫn,
chậm trễ trong giao nhận. Trường hợp hàng phải lưu kho bãi cảng, chủ hàng phải
giao trực tiếp với người vận chuyển, đồng thời giao nhận với Cảng khối lượng
hàng lưu kho bãi cảng. Nếu chủ hàng ủy thác việc giao nhận cho cảng, cảng phải
thực hiện theo hợp đồng ủy thác đã ký với chủ hàng.
Các phương thức giao nhận hàng:
Các bên được quyền lựa chọn phương thức giao nhận hàng nào có lợi nhất
và thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Sau đây là các phương thức giao nhận thông
thường:
- Giao nhận nguyên bao, kiện, gói.
- Giao nhận nguyên hầm, cặp chì.
- Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích.
- Giao nhận theo mớn nước.

Cảng giao hàng cho người nhận dựa theo các nguyên tắc sau:
- Người nhận phải trình chứng từ hợp lệ, xác nhận quyền được nhận hàng
và có chứng từ thanh toán các loại cước phí cho cảng.
- Người nhận phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định về khối
lượng hàng trong một vận đơn hoặc giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng
tương đương.
- Cảng giao nhận cho người nhận cũng theo phương thức phải có đủ ký mã
hiệu, trừ hàng rời, hàng trần giao nhận theo tập quán thương mạ. Nếu ký mã hiệu
ghi sai hoặc không rõ gây nên lầm lẫn, chậm trễ trong giao nhận, cảng sẽ được
miễn trách nhiệm.
- Người nhận phải kiểm tra hàng ngay tại kho bãi cảng trước khi đưa hàng
ra khỏi bãi cảng. Nếu hàng do cảng chuyển đến kho bãi của người nhận theo hợp
đồng ủy thác, chủ hàng phải kiểm tra hàng trước khi nhập kho. Cảng sẽ không
chịu trách nhiệm về các hàng bị hư hoặc có dấu hiệu mất mát do nhận phát hiện
khi hàng đã ra khỏi kho bãi cảng hoặc đã nhập kho của chủ hàng.
III. NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA:
- Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở
những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực
hiện việc giao hàng. Việc di chuyển hàng hóa là do người vận tải đảm nhận, đây là
khâu quan trọng nhất. Nếu thiếu nó thì hợp đồng mua bán không thể thực hiện
được
- Để cho hàng hóa đến được tay người mua, cần phải thực hiện hàng loạt
các công việc khác có liên quan đấn quá trình chuyên chở, đưa hàng ra cảng, làm
thủ tục gởi hàng, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, gởi hàng ra khỏi tàu và giao
cho người nhận ở nơi đến…Những công việc đó gọi là Giao nhận ( Forwarding).
Vậy giao nhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục
có liên quan đến quá trình vận chuyển đó.
IV. CÁC CÔNG VIỆC CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN:
- Tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu từ nơi sản xuất đến các
điểm đầu mối vận tải và ngược lại.

- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa lên xuống phương tiện vận tải tại các điểm đầu
mối vận tải.
- Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm bảo vệ
quyền lợi của chủ hàng.
- Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hóa trong quá trình giao
nhận, đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận.
CHƯƠNG III:
TỔ CHỨC GIAO NHẬN MẶT HÀNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ GIAO
NHẬN ASIAN GROUPAGE SERVICES VIETNAM
III. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XNK ASIAN GROUPAGE SERVICES VIỆT NAM.
(LÔ HÀNG CỦA MAP-PACIFIC)
1. Chuẩn bị để nhận hàng
Công ty TNHH Map Pacific Việt Nam đã ký hợp đồng dịch vụ giao nhận
với Asian Groupage Services (AGS), hàng hoá của Map Pacific(Map) nhập về
Việt Nam chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Map sau khi nhận bộ chứng từ từ nhà
xuất khẩu nước ngoài đã chuyển bộ chứng từ cho AGS để thực hiện nhận hàng.
Công ty AGS ký kết với MAP cả dịch vụ khai thuế hải quan và giao nhận hàng
hóa nên công ty đã làm cả thủ tục hải quan cho khách hàng. Phí dịch vụ và phí
khai thuê hải quan sẽ được công ty quyết toán với MAP vào mỗi cuối tháng như
hợp đồng dịch vụ đã ký.
a) Khai thác chứng từ
 Bộ chứng từ:
Bộ chứng từ được Map fax cho AGS gồm:
♦ Hợp đồng ngoại thương (Contract) số: MAP/2333/08 ngày
27/02/2009
♦ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) số: 5678 ngày 19/04/2009
♦ Bảng kê chi tiết hàng hóa( Packing list) ngày 19/04/2009

♦ Vận đơn (Bill of Lading) ESGN69674 ngày 19/04/2009
♦ Thông báo hàng đến ngày 22/04/2009
♦ Giấy chứng nhận thành phần (Certificate of Analysis)
Ngày19/04/2009
 Kiểm tra chứng từ
Kiểm tra toàn bộ chứng từ nhận được từ Map:
+ Hợp đồng ngoại thương được lược dịch:
Hợp đồng số: MAP/233/08
Ngày 27 tháng 02 năm 2009
Người bán: Map Pacific PTE LTD
Địa chỉ: số 2 đường Malacca 02-00, Malacca Singapore 048979.
Người mua: Map Pacific (Việt Nam) CO., LTD
101/06 đường số 3 KCN AMARTA, Biên Hòa, Đồng Nai.
Hai bên đồng ý giao dịch theo các điều khoản điều kiện dưới đây:
Điều khoản 1: tên hàng
Tên hàng : MAP JONO 700WP (IMIDACLOPRID 700WP)
Đóng gói : bằng drum mỗi drum 25Kg.
Số lượng : 3000Kg
Đơn giá : 17.1 USD/Kg giá CIF cảng thành phố Hồ Chí Minh
Chất lượng : theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Ký mã kiệu : Map Jono 700 (Imidacloprid 700WP)
N.W, G.W, ngày sản xuất, hạn sử dụng
Số batch, từ 1 trở lên
Map Pacific (VN)
Thời gian gửi hàng: dự kiến đến HCM giữa tháng 4-2009
Cảng bốc: Singapore
Cảng đến: một cảng tại TP Hồ Chí Minh (VN)
Điều khoản 2: Thanh Toán
Bằng T/T 100% giá trị hóa đơn 180 ngày từ ngày của vận đơn đường biển
thông qua ngân hàng United Oversea, số tài khoản 101-900-905-5 tại Singapore.

Điều 3: chứng từ gửi hàng
Hóa đơn thương mại.
2/3 chứng từ gố sạch, đã xếp hàng lên tàu có ghi “cước trả trước”
Phiếu đóng gói
Chứng chỉ thành phần (Certificate of analysis) được cấp bởi người bán
Đơn bảo hiểm
Bản copy thông báo gởi hàng thể hiện các chi tiết của lô hàng.
Điều khoản 4: khiếu nại
Nếu có, liên quan đến hàng hóa được thỏa thuận trong hợp đồng này phải
thông báo cho người bán bằng fax hoặc telex, trong vòng 30 ngày từ ngày hàng
đến cảng TP.HCM hư hỏng theo biên bản giám định của Vina Control.
Điều khoản 5: điều khoản khác
Hợp đồng này theo Incoterm 2000
Theo hợp đồng này người bán đã gởi hàng cùng chứng từ cho người mua,
và người mua có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.
Công ty AGS kiểm tra các chứng từ đã nhận:
Tên người gửi hàng (Shipper) TNHH Map Pacific Pte Ltd.
Tên người nhận (Consignee) TNHH Map Pacific Việt Nam
Địa chỉ người nhận (Address) 102/6 dường số 3, KCN Amarta,
TP.Biên
Hòa, Đồng Nai.
Tên hàng (Description) * MAP JONO 700 WP
(IMIDACLOPRID 700 WP)
Số lượng (Quantity) 3.000 Kg
Trọng lượng (Weight) 3.000 kg NW; 33.000 Kg.GW
Đơn giá 17,10 USD/KG
Tổng giá 51.300,00 USD
Số Hợp đồng ngoại thương MAP/2333/08 ngày 27/02/2009
Số Vận đơn ESGN69674, ngày19/04/2009
Hàng được xuất từ Singapore ngày 19/04/2009

Hàng đến Hồ Chí Minh ngày 22/04/2009
Tại cảng ICD phước long 2
Số Hóa đơn thương mại 5678, ngày 19/04/2009
Thanh toán bằng điện chuyển tiền (TT) trong vòng 180
ngày
Bộ chứng từ hợp lệ, không có sai sót trên chứng từ, phù hợp để tiến hành nhận
hàng.
b) Lập phương án giao nhận hàng, chuẩn bị kho bãi, phương tiện và
công nhân bốc xếp
Lập phương án giao nhận hàng
Lên kế hoạch và lập ra các phương án nhận hàng, đánh giá tính hiệu quả
của từng phương án để lựa chọn phương án khả thi nhất.
Xem xét xem quảng đường từ nơi lấy hàng đến nơi kho công ty để xác định
phương tiện vận tải sẽ chọn, tìm hiểu điều kiện thời tiết để thực hiện giao nhận
hàng hóa tốt hơn, tránh gây hư hỏng không đáng có. Vì lô hàng này về ICD Phước
Long, từ đây về Đồng Nai thì không bị hạn chế về thời gian (vì tuyến đường này
ngoài thành phố nên thời gian vận chuyển cũng thoải mái hơn). Thời điểm thực
hiện lô hàng này thời tiết đang có ảnh hưởng bão nên mưa nhiều, vì vậy cần thực
hiện lấy hàng càng sớm càng tốt để kip thời mang hàng về kho công ty để bảo
quản. Mục tiêu cho lô hàng này là lấy sớm, càng nhanh càng tốt.
Lô hàng này gồm 10,08 khối (M
3
) nên cũng phải lựa chọn xe vận tải sao
cho đỡ tốn kém nhất, và phù hợp nhất để đưa hàng về kho. Sau khi tính toán, đã
quyết định chọn xe Anh Nam, xe công ty, vừa kín có thể chắn mưa vừa có kích
thước vừa với lô hàng để vận chuyển. bên cạnh đó cũng dự phòng phương án xe
Anh Nam gặp vấn đề, chuẩn bị liên lạc các chủ xe để đề phòng trường hợp bất
trắc. Liên hệ ngay với phòng giao nhận của công ty để dặn xe, báo trước cho
trưởng bộ phận chuẩn bị xe cho lúc nhận hàng. Sắp xếp trước để thay đổi kế
hoạch nếu không điều động được xe.

×